Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 10 trang )

Lời nói đầu
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu
thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các
sự vật với nhau. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách
quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Xác định đúng từng
loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu
để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển. Từ lí luận mâu
thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập
kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay,
xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc
gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực,
vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng
cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở
trình độ kém phát triển như Việt Nam. Vì toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình
khách quan cho nên không thể đảo ngược. Trong điều kiện thế giới ngày nay, các
quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn
cầu hoá. Vấn đề đối với các quốc gia là, phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan
để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng thời phải có ý thức giữ vững chủ
quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc
mình đến chỗ phát triển và phồn vinh. Tức là phải tìm ra các giải pháp phù hợp để
giải quyết tốt mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế.
Trước yêu cầu thực tế đặt ra như vậy, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
"Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng
kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế".
Kết cấu bài viết gồm hai phần:
Phần I là lí luận phép biện chứng về mâu thuẫn, trong đó đưa ra định nghĩa
về mâu thuẫn, các loại mâu thuẫn và mối quan hệ giữa chúng.
Trang 1
Phần II là phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội


nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị để giải quyết một cách tốt
nhất các mâu thuẫn đó.
Chọn đề tài phù hợp với bản thân, em lập kế hoạch nghiên cứu và đã trải qua
quá trình nghiên cứu khoa học thực sự, từ thu thập, xử lý thông tin đến tổng hợp và
viết báo cáo. Bài tiểu luận đã phản ánh một nhãn quan khoa học của người viết về lí
luận mâu thuẫn và xử lý mâu thuẫn trong thực tiễn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự
chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và trình độ
nhận thức, bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô và những người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn.
Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Quang Thọ và TS
Phạm Văn Sinh, những người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận
này!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2003
Phần I
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN
1. Khái niệm về mâu thuẫn
Trang 2
Mâu thuẫn của sự vật, của thế giới đã được rất nhiều nhà triết học trong lịch
sử bàn đến. Chẳng hạn, thuyết âm dương ngũ hành của Trung Hoa đã đề cập tới các
mâu thuẫn Âm – Dương, mâu thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thuỷ,
Hoả và Thổ. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclít cũng nhẫn mạnh mâu thuẫn của
các hiện tượng, quá trình khách quan. Hêghen đề cập tới mâu thuẫn của tư duy. Nói
chung, các quan niệm trên đều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõ
được sự chuyển hoá biện chứng của các mặt đối lập. Vì thế, khái niệm mâu thuẫn
còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt đối lập.
Đến triết học Mác - Lênin đã đưa ra một khái niệm khoa học về mâu thuẫn:
Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Như vậy, có hai điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng: Thứ nhất là, các
xu hướng đối lập nhau. Thứ hai là, các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển

của nhau.
Tuy nhiên, theo cách hiểu biện chứng, cần lưu ý không phải mọi cái đối lập
đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướng đối lập nào là tiền đề tồn tại của
nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
2. Các loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và đa dạng. Dưới đây là một số loại
mâu thuẫn:
* Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành một sự vật nhất
định. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự vật này với mặt đối
lập của sự vật khác. Việc phân chia mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
cần có quan điểm lịch sử cụ thể, tuỳ phạm vi phân tích.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ. Mâu thuẫn bên
ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò của mình, mà phải thông qua mâu thuẫn
bên trong để phát huy tác dụng nhất định. Tuy nhiên, giữa mâu thuẫn bên trong và
mâu thuẫn bên ngoài có sự tác động qua lại với nhau. Giải quyết mâu thuẫn này
cũng là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kia.
* Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Trang 3
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi sinh
ra cho đến khi sự vật kết thúc.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự vật. Mâu thuẫn
cơ bản là cơ sở hình thành và chi phối các mâu thuẫn khác trong quá trình phát triển
của sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất.

Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại bao giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản, và
trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thể làm nảy sinh mâu thuẫn không
cơ bản.
* Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và
mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển
của mọi sự vật. Nó có tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác tồn tại trong
cùng sự vật ở giai đoạn đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với quá
trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong
đó, mâu thuẫn chủ yếu là biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn
nhất định. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu chính là từng bước giải quyết
mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu cũng có thể chuyển hoá cho nhau trong
quá trình phát triển của sự vật.
* Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn người,
những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Trang 4
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh
hướng xã hội mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau.
Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn
đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua các cuộc cách mạng
xã hội. Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển đặc thù của nó ngày
càng dịu đi. Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là thông
qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hoà bình.

Như vậy, hiểu bản chất các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp
là điều rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay,
trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ồ ạt, kinh tế Việt Nam muốn không bị tụt
hậu, muốn khởi sắc thì cần phải can đảm hoà mình vào trào lưu kinh tế chung toàn
thế giới, đồng thời phải phát huy nội lực để tự đứng vững trước mọi tác động tiêu
cực từ bên ngoài.
Phần II
MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong tương lai xa hơn, hội nhập kinh tế
quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam phải tham gia các tổ chức kinh tế
quốc tế và khu vực như AFTA, APEC, WTO,…, phát triển các quan hệ thương mại
và đầu tư rộng rãi với mọi quốc gia, đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới, mở
rộng sự hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. Phát triển các mối quan hệ này sẽ
dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu
theo các nguyên tắc của các tổ chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào
Trang 5

×