Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.88 KB, 22 trang )

Một số khó khăn trong quá trình sử dụng kỹ thuật
tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi đối với
trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm

Trần Thị Thu Hằng

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành
Người hướng dẫn: TS. Amine Pollack, ThS. Trần Thành Nam
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về “Nhận thức hành vi” liệu pháp
và 2 kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi: Đặc điểm tâm lý lâm sàng
của trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm; Can thiệp "nhận thức hành vi" và hai
kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi. Xác định những khó khăn
trong việc sử dụng 2 kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành cho trẻ vị
niên có rối loạn trầm cảm. Đề xuất các biện pháp điều chỉnh nhằm giảm thiểu,
khắc phục những khó khăn trong quá trình ứng dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận
thức và hoạt hóa hành vi.
Keywords: Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên; Rối loạn hành vi; Bệnh trầm
cảm; Liệu pháp trị liệu

Content
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một rối loạn phổ biến trong dân số, được xếp vào
một trong bốn nhóm bệnh gây thiệt hại nhiều nhất về phương diện kinh tế và con người.
Trầm cảm cũng là 1 trong 10 bệnh về sức khoẻ tâm thần phổ biến nhất là một loại bệnh lí
cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm, thích thú,
giảm năng lượng dẫn đến sự mệt mỏi.
- Trầm cảm là một trạng thái ức chế cảm xúc, đặc trưng bằng giảm khí sắc, các triệu


chứng buồn, giảm hứng thú, mệt mỏi, thay đổi trọng lượng cơ thể, rối loạn giấc ngủ, cảm
thấy không xứng đáng, giảm khả năng tập trung chú ý, ăn uống kém ngon miệng, mất dục
năng Rối loạn trầm cảm là một rối loạn mãn tính, khả năng tái phát lớn và gây ra
những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội (VD: học tập không hiệu quả, giảm năng suất
lao động; trầm cảm có thể dẫn đến tự sát ). Chi phí chẩn đoán đánh giá và điều trị cho
các bệnh nhân này cũng tốn kém (tìm thông số về chi phí điều trị )
- Điều cần thiết là phải điều trị trầm cảm nếu không trẻ vị thành niên trầm cảm dễ gặp
các vấn đề nghiêm trọng hơn. Các phương pháp can thiệp cho bệnh nhân rối loạn trầm
cảm ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dùng thuốc (Zoloft, Prozac, Paxil được VSKTT
đang dùng). Bên cạnh đó, trị liệu tâm lý cũng được áp dụng như một liệu pháp bổ trợ.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã cung cấp nhiều bằng chứng về hiệu quả của
liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị bệnh nhân có rối loạn lo âu, trầm cảm cũng như
hiệu quả kinh tế của nhóm liệu pháp này trước can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, chủ yếu
các công trình nghiên cứu về hiệu quả trị liệu nhận thức hành vi được tiến hành trên đối
tượng khách thể phương Tây. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của liệu
pháp trị liệu nhận thức hành vi trên đối tượng khách thể Việt Nam có rối loạn trầm cảm.
Đề tài nghiên cứu Những khó khăn trong sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức
và hoạt hóa hành vi đối với trẻ em vị thành niên có rối loạn trầm cảm sẽ góp phần xác
định những khó khăn, cản trở khi áp dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa
hành vi vào nhóm khách thể vị thành niên Việt Nam có rối loạn trầm cảm. Kết quả của
nghiên cứu sẽ bước đầu giúp các nhà trị liệu Việt hoá và thích nghi hoá kỹ thuật này phù
hợp với đối tượng người Việt Nam có lo âu, trầm cảm.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những điểm khó khăn khi áp dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt
hóa hành vi trên trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm, làm rõ bản chất nguyên nhân của
các khó khăn khi áp dụng hai kỹ thuật này trên trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm
đồng thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh nhằm giảm thiểu, khắc phục những khó khăn
đó trong quá trình ứng dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu

Những khó khăn khi sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi
cho trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ vị thành niên được chẩn đoán có rối loạn trầm cảm ở Viện Sức Khỏe Tâm
Thần, những bệnh nhân này được điều trị thuốc và được chỉ định sử dụng thêm các hỗ trợ
trị liệu tâm lý bởi bác sĩ.
4. Giả thiết khoa học
Dựa trên các nghiên cứu của phương Tây và nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thuý
và cộng sự (2001) chúng tôi có một số giả thuyết về những khó khăn khi áp dụng kỹ thuật
tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi cho trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm như
sau:
+ Từ phía trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm trong việc tiếp nhận và vận dụng kỹ
thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi gặp khó khăn trong việc gọi tên đúng
các cảm xúc của mình.
+ Thực hiện bài tập về nhà là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của can thiệp kỹ
thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi. Trẻ vị thành niên có rối loạn trầm
cảm không có động cơ mạnh để thực hiện các bài tập về nhà. Cần sự nhiệt tình tham
gia của các thành viên gia đình trong việc nhắc nhở, động viên và hướng dẫn để việc
thực hiện bài tập về nhà.
+ Bỏ trị liệu ngang chừng đối với bệnh nhân là vị thành niên có rối loạn trầm cảm là
rất dễ dàng.
+ Việc thách thức các suy nghĩ tiêu cực của các em gặp nhiều khó khăn bởi bản thân
các em luôn muốn trốn tránh những tình huống gây cho các em cảm giác khó chịu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về “Nhận thức hành vi” liệu pháp và 2 kỹ
thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi
5.2. Xác định những khó khăn trong việc sử dụng 2 kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt
hóa hành cho trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 . Khách thể nghiên cứu

+ 5 khách thể là trẻ vị thành niên đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV về trầm
cảm, không có loạn thần kèm theo.
+ Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ để cập đến những khó khăn từ phía bệnh
nhân trong việc tiếp nhận và vận dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành
vi để đương đầu với những tình huống, suy nghĩ tiêu cực.
6.2 . Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 5 trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm tại Viện
Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia – Bệnh viện Bạch Mai.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp tác động trị liệu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)
8. Đóng góp nghiên cứu
8.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
- Đặc điểm tâm lý lâm sàng của trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm
- Can thiệp “nhận thức hành vi” và 2 kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa
hành vi
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Tìm ra những khó khăn trong việc sử dụng 2 kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và
hoạt hóa hành vi cho trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm cảm đồng thời đề xuất các
biện pháp điều chỉnh nhằm giảm thiểu, khắc phục những khó khăn đó trong quá trình ứng
dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi. Từ kết quả nghiên cứu cho
thấy:
+ Từ phía trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm trong việc tiếp nhận và vận dụng kỹ
thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi gặp khó khăn trong việc gọi tên đúng
các cảm xúc của mình.
+ Thực hiện bài tập về nhà là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của can thiệp kỹ
thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi. Trẻ vị thành niên có rối loạn trầm
cảm không có động cơ mạnh để thực hiện các bài tập về nhà. Cần sự nhiệt tình tham gia

của các thành viên gia đình trong việc nhắc nhở, động viên và hướng dẫn để việc thực
hiện bài tập về nhà.
+ Đưa ra mô hình trị liệu cho trẻ vị thành niên có rối loạn trầm cảm góp phần thích
nghi hóa kĩ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi cho trẻ vị thành niên có rối
loạn lo âu – trầm cảm.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm
1.1.1. Khái niệm và dịch tễ học
1.1.1.1. Khái niệm
Trầm cảm được đặc trưng bởi một quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần
thể hiện qua cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
- Cảm xúc bị ức chế
- Tư duy bị ức chế
- Vận động bị ức chế
- Khí sắc trầm
- Mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày
- Cuồng ăn hoặc chán ăn
- Rối loạn giấc ngủ
- Dễ trở nên cáu gắt và tình trạng bồn chồn không yên
- Mất năng lượng
- Căm thù bản thân
- Những vấn đề liên quan đến nhận thức
- Có những cơn đau mỏi mà không giải thích được

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của tổ chức Y tế thế giới, trầm
cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu
chứng phổ biến. Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 2 tuần.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm và thích thú,
giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.
Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Giảm sự tập trung chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Xuất hiện những ý tưởng tội lỗi và không xứng đáng
- Nhìn tương lai ảm đạm bi quan
- Ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ: bệnh nhân thường mất ngủ vào cuối giấc
- Ăn ít ngon miệng
Các triệu chứng sinh học: sút cân, rối loạn giấc ngủ, táo bón, mất ngon miệng,
giảm dục năng, dao động khí sắc trong ngày, và nhiều phụ nữ có rối loạn kinh
nguyệt.
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nhẹ:
- Có 2/3 triệu chứng đặc trưng
- Có 2/7 triệu chứng phổ biến
- Không có triệu chứng sinh học
- Kéo dài ít nhất 2 tuần
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm vừa
- Có 2/3 triệu chứng đặc trưng
- Có 3/7 triệu chứng phổ biến
- Gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt gia đình, xã hội, và nghề nghiệp
- Kéo dài ít nhất 2 tuần
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo triệu chứng loạn thần.
- Có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán ở giai đoạn trầm cảm nặng
- Có sự hiện diện thêm các hoang tưởng, ảo giác, hoặc sững sờ trầm cảm. Các hoang
tưởng thường bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc những tai họa sắp xảy ra,

trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu.
Ngoài ra bệnh nhân còn biểu hiện của mất hoặc giảm khả năng tình dục, các triệu
chúng của lo âu, rối loạn thần kinh thực vật. Trong những trường hợp trầm cảm nặng
bệnh nhân có thể xuất hiện hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng về những tai họa sắp
xảy ra hoặc ảo thanh với những lời kết tội, ảo khứu với mùi thịt bị thối rữa.
Còn theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV thì định nghĩa một giai đoạn trầm cảm
chủ yếu có sự xuất hiện ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau, trong thời gian tối thiểu 2
tuần:
- Khí sắc trầm
- Giảm rõ rệt hứng thú và ưa thích trong hầu hết các hoạt động
- Giảm hoặc tăng cân đáng kể, tăng hay giảm khẩu vị
- Kích động về mặt cơ thể
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực
- Cảm thấy vô giá trị hoặc tội lỗi qua mức
- Giảm sút khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc không quyết đoán
- Kiệt sức và suy nhược rõ rệt
1.1.1.2. Dịch tễ học
 Trên thế giới
 Trong nước
1.1.2. Nguyên nhân của trầm cảm
1.1.2.1. Yếu tố di truyền
Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu
tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm
1.1.2.2.Cơ chế sinh học
Các chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm
cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất DTTK này có
ảnh hưởng đến khí sắc.
1.1.2.3.Yếu tố văn hoá - xã hội
Những sang chấn tâm lí - xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.
1.1.3. Các trường phái giải thích nguyên nhân của trầm cảm

1.1.3.1. Giải thích theo trường phái phân tâm học
1.1.3.2. Giải theo trường phái hành vi
1.1.3.3. Giải thích của tâm lí học nhận thức
1.2. Vị thành niên và trầm cảm vị thành niên
1.2.1. Vị thành niên
1.2.1.1. Khái niệm
Vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10 -19 tuổi là độ tuổi chuyển tiếp
giai đoạn thiếu niên sang thành niên và có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lí.
1.2.1.2. Đặc điểm tâm lý của VTN
- Về mặt giải phẫu, sinh lý và thể chất.
- Sự phát triển nhận thức, trí tuệ của thiếu niên.
- Những đặc điểm tình cảm – ý chí của tuổi VTN
- Sự phát triển nhân cách của tuổi VTN:
1.2.2. Trầm cảm ở vị thành niên
Đối với một số trẻ vị thành niên, trầm cảm do một sự kiện trong cuộc sống gợi ra dẫn
đến những củng cố kém tích cực hơn. Chính những cảm giác thờ ơ, bơ phờ sầu muộn, làm
cho trẻ vị thành niên rút lui khỏi tương tác xã hội đồng thời bỏ qua các cơ hội có được kinh
nghiệm bổ ích. Tình huống này nhanh chóng xuống cấp rơi vào vòng luẩn quẩn trong đó trẻ
VTN bị trầm cảm thì ngày càng trầm cảm hơn và có nhiều khác năng tránh khỏi tương tác có
thể giúp đứa trẻ thoát khỏi trầm cảm.
1.2.3. Nguyên nhân của trầm cảm vị thành niên
Nguyên nhân của trầm cảm VTN cũng không nằm ngoài những nguyên nhân đã
nêu trong phần điểm luận trên, tuy nhiên đối với VTN, có hai yếu tố được đặc biệt nhấn
mạnh đó là (a) những sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống và (b) mô thức nhận thức
tiêu cực.
1.3. Liệu pháp trị liệu cho trầm cảm
1.3.1. Các liệu pháp
1.3.1.1. Liệu pháp sinh học
Can thiệp trầm cảm bằng các loại thuốc chống trầm cảm được xem là một liệu
pháp có hiệu quả và được chấp nhận rộng rãi.

1.3.1.2. Các điều trị tâm lí
Các điều trị tâm lí đóng vai trò quan trong điều trị trầm cảm đặc biệt ở trẻ em và
tuổi VTN. Tri liệu tâm lí còn có ý nghĩa phòng ngừa tái phát trầm cảm và phục hồi chức
năng học tập, xã hội cho trẻ.
1.3.1.3. Liệu pháp gia đình
1.3.1.4. Trị liệu nhóm
1.3.1.5. Liệu pháp vẽ tranh
1.3.1.6. Sốc điện
1.3.1.7. Các liệu pháp điều trị toàn diện
1.3.1.8. Một số liệu pháp khác
1.3.2. Liệu pháp nhận thức hành vi
1.3.2.1. Khái niệm liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp này liên quan đến nhiều chiến lược bao gồm các giai đoạn như (a) tư
vấn tâm lý giáo dục giúp bệnh nhân nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tố nhận thức, cảm
xúc và hành vi; (b) hoạt hoá hành vi để tăng cường các hoạt động thể chất đồng thời cảm
nhận được sự thoải mái khi thành công trong một công việc nào đó; (c) tái cấu trúc nhận
thức với mục tiêu giúp cá nhân hình thành các chiến lược nhận thức hợp lý để đương đầu
với những tình huống khó khăn trong tương lai; (d) kiểm tra các giả thuyết là bước cuối
cùng của kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức giúp cho bệnh nhân kiểm nghiệm những giả
thuyết mới trong đời sống thực từ đó thay đổi sơ cấu nhận thức tiêu cực.
1.3.2.2. Liệu pháp nhận thức hành vi được chứng minh là một liệu pháp hiệu quả
trong điều trị rối loạn trầm cảm nói chung và điều trị trầm cảm VTN nói riêng
Các bằng chứng chỉ ra rằng trị liệu nhận thức hành vi có hiệu quả nhất định trong
điều trị rối loạn trầm cảm ở VTN. Trị liệu nhận thức hành vi kết hợp với thuốc chống
trầm cảm được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị các dạng bệnh trầm cảm
nặng ở VTN, liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi đơn lẻ có hiệu quả cao hơn trong điều
trị các dạng trầm cảm nhẹ và vừa. Ngoài ra tỉ lệ tái phát sau khi kết thúc trị liệu bằng hoá
dược rất cao trong khi đó với trị liệu nhận thức hành vi, tỉ lệ tái phát bệnh nhỏ hơn rất
nhiều và các nhà nghiên cứu cho rằng trị liệu nhận thức hành vi có tác động lâu dài ngay
cả sau khi kết thúc trị liệu 1-2 năm.

1.3.2.3. Các thành tố của trị liệu nhận thức hành vi
Trị liệu nhận thức hành vi cũng được xem là một dạng trị liệu có cấu trúc vì mỗi
một phiên trị liệu tập trung giải quyết những vấn đề nhất định và có bài tập về nhà để cá
nhân thực hành các kỹ năng mới học.
1.3.2.4. Kỹ thuật hoạt hóa hành vi và tái cấu trúc nhận thức
 Kỹ thuật hoạt hóa hành vi:
Hoạt hoá hành vi tập trung vào điều chỉnh các hành vi thu mình, thụ động, mất
năng lực tương tác và giao tiếp bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất
 Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức
Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức tập trung vào điều chỉnh những niềm tin không hợp
lý, sự tuyệt vọng, cảm giác tội lỗi, vô giá trị. Kỹ thuật này thường được tiến hành sau khi
thân chủ đã trải qua một vài tiến bộ về mặt năng lượng, khí sắc hưng phấn hơn và có
động cơ để ra khỏi giường.
- Những kiểu suy nghĩ bị méo mó hoặc không đúng. Các rối loạn gây ra bởi nhận thức
vấn đề trong thực tế một cách không đúng hoặc thái quá.
- Những kiểu suy nghĩ không thực tế
- Những kiểu suy nghĩ không hữu ích
Quá trình tái cấu trúc nhận thức thường gồm 4 giai đoạn như sau:
(a) Nhận diện các cảm xúc và suy nghĩ tương ứng với cảm xúc tại thời điểm hiện tại
(b) Ghi lại các suy nghĩ tự động
(c) Xác định những sai lầm trong suy nghĩ tự động
(d) Phát triển các suy nghĩ mới hợp lý và đánh giá khả năng xảy ra

CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hoá hành vi cũng
như những khó khăn khi áp dụng những kỹ thuật này trên VTN trầm cảm
2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành (a) phỏng vấn 5 chuyên gia
có kiến thức về trị liệu tâm lý nói chung và liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi nói riêng
cho VTN có rối nhiễu trầm cảm; (b) can thiệp trực tiếp trên 5 bệnh nhân tuổi từ 10 đến 19
tuổi (có sử dụng hai kỹ thuật đã nêu trên), đến từ các địa phương trong nước, được bác
sỹ Tâm thần chẩn đoán RLTC, Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, trầm cảm sau sang
chấn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn và được phỏng vấn lâm sàng
bởi nhà trị liệu tâm lý. Tất cả các bệnh nhân này được khám và điều trị nội ngoại trú tại
Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.3. Tiêu chuẩn bệnh nhân để thực hiện hai kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và
hoạt hóa hành vi
Bệnh nhân được chọn vào nhóm thực nghiệm phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
RLTC của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi của Tổ
chức Y tế Thế giới ( ICD- 10) năm 1992.
2.1.4. Tiêu chuẩn đoán rối loạn trầm cảm
Ba triệu chứng đặc trưng:
- Khí sắc trầm
- Mất quan tâm, hứng thú và sở thích
- Giảm rõ rệt các hoạt động, dễ trở nên mệt mỏi
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sút tập trung chú ý
- Giảm sút lòng tự trọng và tự tin
- Có ý tưởng buộc tôi và không xứng đáng
- Bi quan về tương lai
- Có ý tưởng và hành vi tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn ăn uống
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.6. Yêu cầu đối tượng nghiên cứu
2.2. Quy trình can thiệp
Dựa trên việc tham khảo nội dung các chương trình can thiệp nhận thức hành vi

cho bệnh nhân trầm cảm nói chung và VTN bị trầm cảm nói riêng chúng tôi tự thiết kế
một quy trình can thiệp cho nghiên cứu này. Tuy rằng thời gian trung bình của một quy
trình trị liệu nhận thức hành vi cho VTN bị trầm cảm thường kéo dài từ 14 đến 16 buổi
nhưng do giới hạn về thời gian thu thập số liệu cho luận văn không đủ, chúng tôi đề xuất
một quy trình can thiệp cho VTN trầm cảm gồm 8 buổi với nội dung từng buổi được mô
tả ngắn gọn trong bảng 2.1 trong luận văn
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Giai đoạn 1: Thu thập số liệu
2.3.2. Giai đoạn 2: Thiết kế bảng hỏi
2.3.3. Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát
2.3.4. Giai đoạn 4: Thực nghiệm tác động
2.4. Những thang đo sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1. Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Để xác định trước những khó khăn tiềm năng khi tiến hành thực hiện các kỹ thuật
tái cấu trúc nhận thức và hoạt hoá hành vi trên VTN trầm cảm. Chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn sâu một số chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân trầm cảm và đã
từng sử dụng các kỹ thuật trị liệu nhận thức hành vi.
2.4.2. Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (Reynolds Adolescent Depression
Scale – RADS)
Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (xem phụ lục 2) là thang tự đánh giá
nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Reynolds
xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được dịch Việt hoá và thích nghi bởi các bác sỹ
của Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai và đưa vào sử dụng tại viện từ năm
1995. RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời
của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm
cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ
thể.
RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho
thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20. Hoàn thành trắc nghiệm RADS thường mất
từ 5 đến 10 phút. Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức độ của các triệu chứng trầm cảm ở

thanh thiếu niên trên lâm sàng (bình thường, nhẹ, vừa và nặng).
Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu. Riêng các câu 1, 5,
10, 12, 23, 25, 29 tính điểm ngược lại.Mức (1) chuyển mức (4) và ngược lại; mức (2)
chuyển mức (3) và ngược lại. Cộng tổng điểm của tất cả các câu sau khi điều chỉnh. Dựa
theo RADS, những bệnh nhân có tổng số điểm từ 31 – 40 là trầm cảm nhẹ, 41 – 50 là
trầm cảm vừa, và trên 51 điểm là trầm cảm nặng.

2.4.3. Thang đánh gia trầm cảm của Beck ( Beck Depression Inventory –BDI)
Thang đánh giá này được A.T. Beck ( Mỹ) và cộng sự giới thiệu năm 1974 gợi ý từ
những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, nhất là từ liệu pháp phân tâm. Test này nằm
trong đánh giá lâm sàng và thực nghiệm cường độ trầm cảm, dự đoán tiến triển của hội
chứng trầm cảm. Test Beck được tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận để đánh giá trạng
thái trầm cảm và hiệu quả của phương pháp điều trị. Thang này đã được việt hóa và sử dụng
khá phổ biến ở các bệnh viện Tâm thần ở Việt Nam nhằm đánh giá mức độ trầm cảm của
bệnh nhân ở các lứa tuổi. Trắc nghiệm này gồm có 21 mục, ghi từ 1 đến 21, bao gồm 95 mục
nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ mẫu 0 đến 3.
Dựa trên kết quả của trắc nghiệm BDI, những người có số điểm 14 – 19 là trầm cảm nhẹ, từ
20 – 29 là trầm cảm vừa và từ 30 trở lên là trầm cảm nặng.
Trắc nghiệm Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm được sử
dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần học, trong thực hành đa khoa và
dịch tễ học, mang lại những dữ liệu về tình trạng trầm cảm.
Thang RADS và BDI được sử dụng trong đánh giá đầu vào, đánh giá đầu buổi thứ
5 và trước khi kết thúc trị liệu buổi thứ 8.
2.4.4. Các thang đánh giá khác
2.5. Phƣơng pháp xử lí kết quả
- Phỏng vấn chuyên gia
- Phân tích những khó khăn
- Đưa ra mô hình trị liệu.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Thông báo rõ mục đích nghiên cứu với bệnh nhân và gia đình, chỉ đưa vào danh

sách nghiên cứu khi được sự đồng ý của họ.
- Các thông tin cá nhân thu nhận được từ bệnh nhân và gia đình chỉ được sử dụng vào mục
đích nghiên cứu khoa học. Các thông tin này được đảm bảo bí mật, chỉ được công bố khi có sự
đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất, giải pháp can thiệp được sử dụng vào
mục đích nâng cao chất lượng và bảo vệ sức khỏe trẻ em và VTN.

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Những khó khăn tiềm năng khi thực hiện các kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức
và hoạt hoá hành vi
Qua việc phỏng vấn những chuyên gia có sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi,
một số khó khăn tiềm năng được các chuyên gia đề cập đến. bệnh nhân và bố mẹ của
bệnh nhân không hiểu về trầm cảm và quy trình trị liệu trầm cảm. Thứ 2 là, thiếu sự hỗ
trợ của gia đình trong việc giúp các em thực hiện hoạt hóa hành vi và tái cấu trúc nhận
thức. Khó khăn tiếp theo mà các chuyên gia đề cập đến là: động cơ thực hiện những thay
đổi trong các em còn rất yếu, hầu như không có, mơ mộng có những thành quả tốt đẹp
nhưng không muốn thay đổi. Khó khăn thứ 4 là: các chuyên gia cho rằng thói quen của
bệnh nhân nếu NTL không tạo cho họ cảm giác an toàn và thành công cao thì họ sẽ
không tiếp tục tham gia. Khó khăn khi có sự khác nhau về trình độ phát triển, trình độ
văn hóa trong việc thách thức suy nghĩ không hợp lý là khó khăn thứ 5 mà các chuyên gia
đề cập đến. Cuối cùng thì các chuyên gia cho rằng, NTL thường bỏ qua các điểm mạnh
cũng như ưu điểm của bệnh nhân
3.2. Những vấn đề cần lƣu ý khi áp dụng kỹ thuật nhận thức hành vi trong điều
trị trầm cảm
Những khó khăn từ thực tế trị liệu rút ra cho thấy từ phía bệnh nhân, gia đình, ứng
dụng hai kĩ thuật cũng như từ phía trị liệu như sau: bệnh nhân bỏ trị liệu ngang chừng,
không có động cơ cũng như nhìn thấy sự cần thiết phải thực hiện hoạt động, bệnh nhân
cũng như gia đình quá kì vọng vào sự thay đổi tình trạng bệnh chỉ sau một hai buổi trị
liệu hay chấm dứt hoàn toàn tình trạng trầm cảm bằng trị liệu tâm lí.

3.3. Khó khăn qua từng buổi trị liệu
Thông qua các buổi xuất hiện những khó khăn trong khi sử dụng 2 kỹ thuật. Từ
phía bệnh nhân, hầu hết họ không có động cơ để thực hiện các bài tập cũng như các yêu
cầu của NTL cũng như yêu cầu của kĩ thuật. Từ phía kĩ thuật, bệnh nhân cảm thấy mình
phải làm được nhiều hơn yêu cầu của kĩ thuật nhưng thực chất thì họ không muốn làm
những việc vì thấy quá đơn giản. Cấu trúc nội dung các buổi của kĩ thuật chưa cân
xứng. Bài tập đơn giản, nhất là phần bài tập đánh giá tâm trạng nhanh trong tuần làm
các em cảm thấy nhàm chán. Nếu bệnh nhân bỏ làm nhiệm vụ của tuần trước, nhà trị
liệu vẫn phải dành thời gian để yêu cầu họ làm lại trong phiên trị liệu sau. Vì nếu họ bỏ
được 1 tuần thì tuần tiếp theo họ cũng có xu hướng không làm vì cho rằng yêu cầu của
nhà trị liệu không phải điều bắt buộc. Từ phía nhà trị liệu, kinh nghiệm thực tế của nhà
trị liệu chưa nhiều nên sử dụng kỹ thuật còn dễ bị dẫn dắt theo những vấn đề mới của
bệnh nhân mang đến làm ảnh hưởng đến thời gian trị liệu. Chỉ kết thúc phiên trị liệu khi
đã có được một kế hoạch rõ ràng cho tuần tiếp theo và đạt được sự đồng thuận trong
việc phân công những ai kiểm tra, đôn đốc để chắc chắn các nhiệm vụ được thực hiện.
Nhất là phải cung cấp các mẫu bảng theo dõi hành vi và cấu trúc nhận thức cho gia đình
trước khi họ ra về. Nhà trị liệu luôn cần ghi lại những kết luận của buổi làm việc và một
số nhiệm vụ cho gia đình. Nên ghi nhiệm vụ cho gia đình vào giấy để họ cầm về như
một điều nhắc nhở họ thực hiện. Thậm chí cung cấp số điện thoại và sắp xếp thời gian
để kiểm tra 1 lần trong tuần trước thời điểm của phiên trị liệu tiếp theo.
3.4. Trƣờng hợp điển hình
Trường hợp H. H. 19 tuổi, đến khám Viện sức khỏe Tâm thần với các triệu chứng,
lo lắng, buồn chán, các hoạt động hàng ngày hầu như không còn, học tập sa sút nghiêm
trọng, dễ nổi cáu, cãi láo với người lớn, có ý định tự sát Kiểm tra tình trạng của H bằng
thang đánh giá trầm cảm Beck và Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên ban đầu cho
kết quả BDI = 29, RADS = 50. Sau khi tiến hành sử dụng 2 kĩ thuật Hoạt hóa hành vi và
Tái cấu trúc nhận thức cho H, đến buổi thứ 5 đánh giá lại cho kết quả BDI = 26, RADS=
32. Sau 8 buổi tham gia trị liệu H đã có những cải thiện đáng kể về tình trạng của mình.
H đã tự ở được một mình và vẫn duy trì công việc học tập của mình. Có thêm nhiều hoạt
động cũng như bạn bè đặc biệt là người bạn nam đang quan tâm tới H. Không còn những

suy nghĩ tiêu cực về bản thân mà ngược lại H còn thấy mình may mắn. Kiểm tra bằng 2
thang đánh giá BDI= 13 và RADS= 28 cho thấy sự tiến triển rõ rệt tình trạng bệnh của H.
Đây là một trong những trường hợp trị liệu thành công trong quá trình tiến hành
trị liệu. Chúng tôi muốn đưa ra một trường hợp điển hình và cũng là mô hình trị liệu
cho trầm cảm tuy nhiên, qua trường hợp này một số khó khăn xuất hiện trong quá
trình trị liệu với bênh nhân H: Động cơ để bệnh nhân thực hiện các hoạt động có lợi
cho sức khỏe rất yếu và thiếu. Thứ hai là cần phải có sự hỗ trợ của gia đình. Bản thân
bệnh nhân rất nghèo nàn trong trong các hoạt động cũng như trong các cách để tìm ra
cách thức giải quyết vấn đề. Cha mẹ của H là nguồn động lực lớn giúp cho H vượt qua
trầm cảm đồng thời cũng là rào cản vì họ luôn sợ con mình không làm được nên
không tạo cho H có những trải nghiệm thực tế.
3.5. Mô hình trị liệu





Buổi 1
Giáo dục chung về
trầm cảm
Thực hiện hoạt động
có ích để cải thiện
tâm trạng
- Giúp bệnh nhân có cái nhìn tổng quát về các
liệu pháp trong chương trình
- Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và tâm
trạng
- Chọn một hoạt động mà bệnh nhân vẫn có thể
thực hiện được
- Sử dụng thang đo: BDI và RADS

Buổi 2
Thực hiện hoạt động
mới để cải thiện tâm
trạng
- Tìm cách để thực hiện các hoạt động ngay cả
khi bệnh nhân không thích các hoạt động
- Đưa ra một số lí do tại sao bệnh nhân có thể
thích hoạt động đó
- Bệnh nhân cam kết thực hiện một số hoạt động
mới
Buổi 3
Vượt qua trở ngại để
thực hiện hoạt động
có lợi cho sức khỏe
- Xác định các trở ngại khi bệnh nhân bắt đầu
thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe
- Học cách làm thế nào để vượt qua trở ngại
Buổi 4
Vượt qua trở ngại để
thực hiện hoạt động
có lợi cho sức khỏe
(tiếp)
- Học cách làm thế nào để tạo cân bằng trong
cuộc sống với rất nhiều các hoạt động khác
nhau
- Hiểu được sự khác biệt giữa dự đoán sự thích
thú trước khi thực hiện hoạt động với cảm nhận
thích thú khi hoạt động
Buổi 5
Nhận diện các loại

cảm xúc
- Sử dụng thang BDI và RADS đanh giá quá
trình trị liệu
- Nhận diện được các kiểu cảm xúc của con
người
- Hiểu được cảm xúc của mình
Buổi 6
Giáo dục về mối quan
hệ giữa nhận thứ tiêu
cực và trầm cảm
- Hiểu về Niềm tin cốt lõi
- Đưa ra một số lí do vì sao chúng ta lại tập trung
vào suy nghĩ tiêu cực
- Giúp bệnh nhân ý thức về suy nghĩ tiêu cực

Buổi 7
Tái cấu trúc nhận
thức
- Dạy cho bệnh nhân hiểu về các lỗi tư duy
thông thường
- Sửa lỗi tư duy

Buổi 8
Tiến hành các hoạt
động có lợi cho sức
khỏe, suy nghĩ tích
cực, định hướng
tương lai
- Xác định khả năng vượt qua trầm cảm của bản
thân bệnh nhân

- Vượt qua tình huống nguy cơ cao gây trầm cảm
- Kết thúc trị liệu
- Sử dung thang BDI và RADS để đánh giá toàn
bộ quá trình trị liệu
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Bằng phương pháp tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình, có theo dõi dọc
dài ngày, sử dụng các trắc nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị 5 bệnh
nhân tuổi vị thành niên (10- 19 tuổi), đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn
trầm cảm theo ICD- 10 tại Viện sức khỏe tâm thần Trung ương – Bệnh viện Bạch Mai.
Tôi rút ra kết luận sau:
1. Kết luận
Các chuyên gia sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi đều cho rằng vai trò của cha
mẹ là vô cùng quan trọng trong việc tiến hành trị liệu cho trẻ vị thành niên có rối loạn
trầm cảm. Không chỉ các em mà bản thân cha mẹ cũng phải hiểu các yếu tố cấu thành
trầm cảm và phương thức trị liệu cho con em họ.
Các chuyên gia cho rằng trị liệu nhận thức hành vi cho VTN đặc biệt cần sự hỗ trợ
của gia đình trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà nhà tâm lý đưa ra. Để có thể có được
sự hỗ trợ từ gia đình, trong buổi gặp gỡ đầu tiên nhà tâm lý cần phải được gặp cả VTN và
cha mẹ các em
Các em không có động cơ mạnh mẽ để thay đổi, luôn muốn trì hoãn né tránh
những tình huống hay cảm xúc khó chịu làm mất đi cơ hội trải nghiệm cũng như vượt
qua trầm cảm của mình.
Bỏ trị liệu ngang chừng là một trong những khó khăn lớn nhất mà NTL gặp phải
trong quá trình tiến hành trị liệu với từng trường hợp
Các em đang trong độ tuổi đi học, hoạt động chính là học nên các hoạt động làm
cho các em vui vẻ hơn, hoạt động được nhiều hơn lại nghèo nàn và không có nhiều hứng
thú.
Bệnh nhân có xu hướng không làm các nhiệm vụ cũ khi chuyển sang một kỹ năng
mới và phải thực hiện các nhiệm vụ mới. Cản trở chính là cha mẹ cảm thấy quá tải với
những trách nhiệm thêm của họ. Bên cạnh đó nhà trị liệu do cũng bị giới hạn về thời gian

nên chưa kiểm tra sát sao việc này dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu.
Cấu trúc các phiên trị liệu chưa thực sự cân đối và hấp dẫn để thu hút sự tham gia
của bệnh nhân, chưa tạo ra được nhiều nhu cầu cảm thấy cần phải làm nơi các em.
Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, các bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt hóa
hoành vi. Để tìm lại những hoạt động mà bệnh nhân từng yêu thích trong môi trường
bệnh viện là rất khó, đặc biệt là trong tình trạng quá tại ở tuyến trung ương như hiện nay.
2. Khuyến nghị
Chỉ kết thúc phiên trị liệu khi đã có được một kế hoạch rõ ràng cho tuần tiếp theo
và đạt được sự đồng thuận trong việc phân công những ai kiểm tra, đôn đốc để chắc chắn
các nhiệm vụ được thực hiện. Nhất là phải cung cấp các mẫu bảng theo dõi hành vi và
cấu trúc nhận thức cho gia đình trước khi họ ra về.
Nhà trị liệu luôn cần ghi lại những kết luận của buổi làm việc và một số nhiệm vụ
cho gia đình. Nên ghi nhiệm vụ cho gia đình vào giấy để họ cầm về như một điều nhắc
nhở họ thực hiện. Thậm chí cung cấp số điện thoại và sắp xếp thời gian để kiểm tra một
lần trong tuần trước thời điểm của phiên trị liệu tiếp theo.
Nhiều gia đình có con trầm cảm là do hoàn cảnh gia đình (nghèo đói, stress trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày) nhưng họ không thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Nhà
tâm lý thậm chí cần giúp họ tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ từ họ hàng và những người
xung quanh nếu muốn giúp con họ cải thiện tình hình và giảm gánh nặng kinh tế cho họ
nếu có thể.
Nếu bệnh nhân bỏ làm nhiệm vụ của tuần trước, nhà trị liệu vẫn phải dành thời
gian để yêu cầu họ làm lại trong phiên trị liệu sau. Vì nếu họ bỏ được 1 tuần thì tuần tiếp
theo họ cũng có xu hướng không làm vì cho rằng yêu cầu của nhà trị liệu không phải điều
bắt buộc.
Nhà tâm lý cần phải theo dõi việc thay đổi các loại thuốc (trong trường hợp bệnh
nhân dùng) để tư vấn cho bác sỹ về tiến triển của bệnh nhân để sớm có những điều chỉnh
nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc và không thực hiện được các nhiệm vụ nhà
tâm lý giao cho.
Nhiều trường hợp cha mẹ mất niềm tin khi con họ tái phát sẽ lơ là các nhiệm vụ và
lời khuyên của nhà trị liệu. Vì vậy, trong phiên trị liệu đầu tiên giáo dục cha mẹ về bệnh

trầm cảm cần bình thường hoá việc tái phát của trẩm cảm và nếu có thể nên gửi cho họ
một tờ rơi những kiến thức về bệnh trầm cảm để họ ghi nhớ điều đó.
Nhà trị liệu phải xác định mục tiêu chung cho buổi làm việc và phải đảm bảo cha
mẹ và thân chủ đều hiểu và đồng ý với nhà tâm lý về mục tiêu này.Tạo ra nguyên tắc
chung cho buổi gặp gỡ và thảo luận để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra của buổi trị
liệu.
Phải cân nhắc đến những vấn đề giá trị và văn hoá của gia đình.

References
TIẾNG VIỆT
1. Trần Dị Ái (1994), Đặc điểm tâm lý trẻ em qua các lứa tuổi, Trung tâm nghiên
cứu tâm lý trẻ em (N- T), Nhà xuất bản Thế Giới.
2. Võ Văn Bản (2007) “Đặc điểm lâm sàng và điều trị các rối loạn tâm bệnh ở trẻ vị
thành niên”. Hội nghị tâm thần Việt Pháp 2007, Bệnh viện Việt Pháp.
3. Võ Văn Bản (2002) “Các liệu pháp tâm lí”, Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
4. Bệnh viện Nhi Trung ƣơng (2006) “Trầm cảm”, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị
bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ môn Nhi (2006) “Nhi khoa đại cương”, Bài giảng Nhi khoa - Tập 1, Trường
Đại học Y Hà Nội, tr.5 -113.
6. Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2003), Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và
Thanh niên Việt Nam, website:
mid=4&ItemID=4150.
7. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Xiêm (1991) “Rối loạn trầm cảm”, Bách khoa
thư bệnh học tập 1, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.
8. Nguyễn Bá Đạt (2002) Chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học phổ
thông Hà Nội, Luận án Thạc sĩ khoa học Tâm lí học, Đại học Quốc gia Hà Nội –
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
9. Nguyễn Phú Đạt (2002) Nghiên cứu tuổi dậy thì của trẻ em và một số yếu tố ảnh
hưởng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà

Nội, Hà Nội.
10. Cao Vũ Hùng (2010) Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị
tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Hƣơng (2000) “Một số nét tâm lí đặc trưng của tuổi thanh niên” Tạp chí tâm lý
học, Số 2.4/2000.
12. Kecbicôp O.V., Cockina M.V., Natgiarop R.A., A.V. Xnhegiơnhepxki (1980),
“Bệnh loạn thần hưng – trầm cảm”. Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, Tài liệu
dịch.
13. Đặng Phƣơng Kiệt (1999) Trẻ em và gia đình những nghịch lý, Nhà xuất bản Phụ
nữ.
14. Đặng Phƣơng Kiệt (1997), Tuổi chưa thành niên: những vấn đề tâm lí xã hội, Tài
liệu lớp đào tạo bác sĩ tâm lí trẻ em, Trung tâm N-T.
15. Ngô Tích Linh (2005), “Rối loạn trầm cảm nặng” Tâm thần học, Bộ môn Tâm
thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Thanh Mai (1997), Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn,
Luận án Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
17. Rey J.M., Hazell P., Patton G., Tonge B. (2003), “Tâm thần học trẻ em và vị
thành niên” Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản
Y học.
18. Ritzen P.D., Messerchmitt P., Golse B. (1992) “ Những trầm cảm của trẻ em”,
Tâm bệnh học trẻ em, Trung tâm nghiên cứu trẻ em (N-T), Bản dịch tiếng Việt,
Nhà xuất bản Y học.
19. Robert V.Kail., John. Cavanaugh (2006) “Nghi thức chuyển sang đầu tuổi
thanh niên” Nghiên cứu về sự phát triển con người, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin.
20. Nguyễn Văn Xiêm (2007), “Cơ sở khoa học của Tâm bệnh học trẻ em và thanh
thiếu niên” Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Đại học Quốc gia Hà Nội –
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội.
21. Đào Trần Thái (2005), “Rối loạn lưỡng cực”, Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Viết Thiêm (1999) Rối loạn trầm cảm, Bài viết cho bác sĩ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Cao Vũ Hùng, Trần Thành Nam, Đặng Hoàng Minh
(2007) “Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cho trẻ em có
rối loạn lo âu” Giáo dục, tâm lí và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: Một số vấn
đề lí luận và thực tiễn liên ngành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Tổ chức Y tế thế giới (1992), “Rối loạn khí sắc (cảm xúc)”, Phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10 (ICD – 10) về các rối loạn tâm thần và hành vi, Geneve.
25. Hoàng Cẩm Tú (1999) Tìm hiểu nguyên nhân rối loạn hành vi và ngược đãi ở trẻ
em và vị thành niên, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ.
26. Hoàng Cẩm Tú (2002), Trầm cảm và tự tử ở tuổi vị thành niên, Bài giảng dành cho
bác sĩ sau đại học, Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
27. Nguyễn Khắc Viện (1995), Trầm nhược, Tài liệu tập huấn chăm sóc sức khỏe
tâm thần trẻ em và vị thành niên. Viện bảo vệ Sức khỏe Trẻ em, Tháng 8 – 1995
28. Nguyễn Kim Việt (2006), Một số tiến bộ mới trong điều trị trầm cảm, Hội thảo
chuyên đề Trầm cảm, Viện sức khỏe Tâm thần – Bộ môn Tâm thần – Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội.

TIẾNG ANH
29. Allan Josephon (2007) “Depression and Suicide in chilren and Adolesscents: A
Spiritual Perspective”, South Med J. Volum 100(7). July 2007. P. 744 – 745.
30. American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and Statistical Manual of
Mental Disorders, ed4 (DSM –IV –R), Washington, DC, APA.
31. Axelson D.A., Birmaher B. (2001), “ Relation between anxiety and depressive
disorders in chilhood and adolescence” Depression and anxiety, p. 67-78, Wiley -
Liss, INC.
32. Birmather B., Ryan N.D., Williamson D.E., Brent D.A and al (1996),
“Childhood and Adolescent Depression: A view of the past 10 years – Part I”
Child Adolesc. Psychiatry, Now 1996, P1427- 1439.
33. Boland R. (2006), “Depreesion in Medical Illness”, Textbook of Mood Disorders,

American Psychiatric Publishing. disorders in
34. Brent D.A., Kolko D.J. (1990), “Suicide and Suicidal Behavior in Children and
Adolescent” Psychiatric disorders in children and adolescents.
35. Graham E, Christopher K., Benedetto V., Susan S. et al (2006), Treatment for
Adolescents with Depression Study ( TADS): Safety Results”, Jounal of the
American Academy of Child &Adolescent Psychiatry, Volume 45 (12) Dec 2006,
p 1440 – 1455.
36. Jackson B., Lurie S. (2006), “Adolescent Depression: Challengges and
Opportunities A Review and Current Recommendations for Clinical Pratice”
Advances in Pediatrics 53, p. 111- 163
37. Kaplan S.J., Pelcovitz D., Salzinger S., Weiner M., Mandel F.S. et al (1998),
“Adolescent Physical Abuse : Risk for Adolescent Psychiatric Disorder”, The
American Journal of Psychiatry, Vol 155, Jul 1998, P. 954 – 959.
38. Kathyryn Geldard., David Geldard (2007) Counselling Adolescents The
proactive approach
39. Klei J.B., Jacobs R.h., Reinecke M.A. (2008), “Cognitive- behavioral therapy
for adolescent depression: a meta- analylic investigation of changes in effect-size
estimates”, Journal Ameriacan Academy of Child and Adolescent Psychiatry,
2007 No, Vol 46(11), p.1403- 1413.
40. Kornstein S.G., Sloan M.E. (2006) “Depression and Gender”. Textbook of Mood
Disorders, American Psychiatric Publishing, p.687-698.
41. Madden Sloane (2003), “Depression”, Psychopic Prescribing in Children and
Adolescents, Graphics Pty Ltd – Australia, p.184-190.
42. Tran,T.N, “ Cultural Variations in Parenting Behavior and Their Relations to
Child Psychopathology” Major Area Paper submitted to the Faculty of Peabody
School of Education and Human Development, Vanderbilt University
43. Ryan N.D (2005), “Treatment of deprresion in children and adolescents” Lancet
Vol 366: 933 – 40.
44. Rush A.J, (2006), “Guidelines for the Treatment of Major Depression”,
Textbook of mood Disorders, American Psychiatric Publishing, p.439-462.

45. Shashi K. Bhatia, Subhash C. Bhatia (2007), “Chilhood and Adolescent
depression”, American Family Physican 2007: 75:73-80.
46. Stone K., Viera A.J., Parman C.I (2003),Off- label Applications for SSRIs”
American Family Physican, Vol 68, No3, Aug 2003, P. 498-504.



×