Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số sai phạm trong quá trình cổ phần hóa.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.45 KB, 12 trang )

Bài tập Kinh tế vi mô
BÀI KIỂM TRA
Câu 1:
Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần được đánh giá là hình thức
tiên tiến nhất đối với doanh nghiệp xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lý mà
pháp luật qui định và được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, Công ty cổ phần là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập:
Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của công ty cổ phần với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực
và tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty.
Trong quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng
chính tài sản của mình; với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của
mình theo qui định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân
sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Khi công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài
sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc
này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong
trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của
cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của
công ty cổ phần như:quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền
được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể
… Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn
các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu
nào đối với tài sản của công ty.
Thứ hai, Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn:
Xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty
cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu
tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu
tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ rủi
ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư
đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác
mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi


mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì
không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần
nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư
1
Bài tập Kinh tế vi mô
nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào. Chính lợi thế này mà các công ty
cổ phần có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động
sản xuất – kinh doanh của mình .
Thứ ba, Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự
do:
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép
chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát
hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của
công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi
cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện
bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của
các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông
khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ
đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút
lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ
thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định
của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên
đó phải chuyển nhượng trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được
chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành
viên còn lại không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều
người muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh
nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát
triển thị trường chứng khoán.
Thứ tư, Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt:

Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là
yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với
các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của
quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ phần
sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên
ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty.
Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng động
nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu
thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ
lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong
2
Bài tập Kinh tế vi mô
công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh
hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải
tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận
động linh hoạt của vốn. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu
cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ
phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch
các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự
chuyển nhượng đó mà bị thay đổi.
Thứ năm, Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về
thời gian tồn tại:
Với các loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, sự tồn tại của các
doanh nghiệp này luôn luôn gắn liền với tư cách của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các
thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể sẽ bị
kết thúc cùng với cái chết, sự rút lui hay sự khánh tận của chủ doanh nghiệp tư nhân hay
của một trong các thành viên hợp danh của công ty. Nhưng đối với công ty cổ phần thì
hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì có thể
xảy ra đối với các cổ đông trong công ty; bởi vì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân
độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với

các cổ đông thì công ty cổ phần vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không hề
bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty
diễn ra một cách liên tục và ổn định. Mặt khác, các luật công ty hiện đại của một số
nước đều không hạn chế thời gian tồn tại của công ty cổ phần trừ những trường hợp như:
công ty phá sản hoặc các cổ đông cùng thỏa thuận chấm dứt hoạt động hay vì một lý do
nào khác mà điều lệ công ty qui định. Chính sự ổn định trong kinh doanh và thời gian
hoạt động lâu dài đã tạo cho các công ty cổ phần có được sự thu hút mạnh mẽ và được
ưa chuộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ sáu, Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao:
Với tư cách là một pháp nhân độc lập, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban
giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ
phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc
quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh.. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu
và việc quản lý còn được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui
định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám
đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các
3
Bài tập Kinh tế vi mô
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một mặt
thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác quản
lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho công ty cổ
phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề nên
rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh
nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một
cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam:
Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam
thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được

đẩy mạnh từ năm 1996, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010.
Giai đoạn đẩy mạnh
Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm, Chính phủ Việt Nam quyết định chính
thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban
hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp
được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được
phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp
mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp
nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh
nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được
phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại
lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà
nước khác.
Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm
2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
[1]
Giai đoạn tiến hành ồ ạt
Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương
4
Bài tập Kinh tế vi mô
Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước. Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số
04/2002/CT-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính phủ ra Nghị định số
64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành
công ty cổ phần. Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa
- giai đoạn tiến hành ồ ạt.
Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau:

1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút
thêm vốn.
Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua
không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%.
Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước.
[3]
Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của
các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước
không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng
nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng
hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên
10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại
công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá cổ phiếu
phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn
thu rất lớn cho Nhà nước. Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được
cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà
máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt
Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng.
[1]
Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của
các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị
5

×