Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC TÀI CHÍNH TIỀN TỆ đề TÀI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ COVID 19 doanh nghiệp lựa chọn công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.99 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
THỜI KỲ COVID -19
Doanh nghiệp lựa chọn: Công ty cổ phần Kinh Đơ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Hà Thu
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Hồ Thị Thảo - 23A4020351
2. Phạm Đình Phú - 23A4010514
3. Nguyễn Hồng Quân - 23A4010534
4. Nguyễn Mai Trang - 23A4010670
5. Đỗ Hồng Hạnh - 23A4010203
6. Trần Thùy Trang - 23A4010686
Hà Nội, tháng 12 năm 2021


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
NỘI DUNG ...............................................................................................................2
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp ..................................................................2
2. Quyết định tài chính của doanh nghiệp và nhân tố ảnh hưởng ..........................2
2.1. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp .....................................................2


2.1.1. Quyết định đầu tư .........................................................................................2
2.1.2. Quyết định nguồn vốn ..................................................................................5
2.1.3 Quyết định phân phối lợi nhuận ....................................................................5
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các quyết định tài chính ..............................7
B. THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
KIDO TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19. ...........................................8
I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp. ................................................................8
II. Quyết định tài chính của Công ty.......................................................................9
1.1 Quyết định đầu tư ngắn hạn ..............................................................................9
1.2. Quyết định đầu tư dài hạn ..............................................................................13
1.3. Quyết định cơ cấu tài sản ngắn và dài hạn ....................................................15
III. Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của KIDO trong bối cảnh đại dịch
COVID-19.............................................................................................................17
IV. So sánh Công ty cổ phần Kido với doanh nghiệp khác và toàn ngành. .........18
1. So sánh CTCP KIDO với CTCP Hữu Nghị. ....................................................18
2. So sánh Công ty cổ phần Kido với toàn ngành ................................................19
C. MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ CƠNG TY CĨ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG BỐI CẢNH COVID-19 ..........................................................................21
D. BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỂ DOANH NGHIỆP KIDO CÓ THỂ TỒN
TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DỊCH COVID-19. ..........................................21
KẾT LUẬN .............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................24


lOMoARcPSD|9242611

1

LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra tác động nghiêm trọng đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy
thoái. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết
các lĩnh vực và đặc biệt là tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường tài chính. Theo
khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), từ khi đợt dịch
thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4/2021 đã có 35,4% doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời,
tỷ lệ doanh nghiệp đang ngừng hoạt động do dịch và chỉ còn dòng tiền giúp duy trì hoạt
động ít hơn 1 tháng chiếm gần 40% gấp 2,5 lần (17,7%) so với ở các doanh nghiệp đang
duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tài chính doanh
nghiệp tại Việt Nam thời kỳ Covid-19 ngay lúc này là vấn đề hết sức quan trọng. Thơng qua
việc nghiên cứu có thể phân tích được hiệu quả của các quyết định tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh trước những biến động của thị trường. Bên cạnh đó, việc phân tích thực
trạng tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19 còn giúp làm rõ những điểm mạnh,
điểm yếu trong cách thức hoạt động hiện nay của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải
pháp phù hợp giúp doanh nghiệp có thể ổn định và phát triển trong giai đoạn khó khăn.
Cơng ty cổ phần tập đoàn KIDO là một trong số ít doanh nghiệp đứng vững, ghi nhận
mức tăng trưởng khả quan trong đợt dịch diễn biến phức tạp vừa qua. Doanh nghiệp này đã
có những bước đi sáng suốt để giảm thiểu tác động của Covid-19 và tận dụng tối đa cơ hội
của mình trước đại dịch. Do đó, nhóm đã lựa chọn Công ty cổ phần Kinh Đô để tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tài chính doanh nghiệp Việt Nam thời kì COVID 19”, với mục tiêu
nghiên cứu các quyết định tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua, đồng thời
đưa ra lý giải các quyết định đầu tư của cơng ty, từ đó đề xuất một số giải pháp để KIDO
tiếp tục tận dụng các lợi thế đã đạt được để thúc đẩy ngày càng phát triển.


lOMoARcPSD|9242611

2
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Khái qt về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính gắn liền với quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gắn với hoạt động tài chính doanh nghiệp thường hướng đến hai mục
tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận địi hỏi doanh nghiệp ln phải hoàn thiện bản thân, thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển, mang lại lợi ích cho tồn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu lợi
nhuận cũng phải đi kèm với các trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp mới có thể phát triển
bền vững. Mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu thường gắn với các cơng
ty cổ phần bởi vì tài sản của cổ đông được quyết định bởi số lượng cổ phiếu và giá cả thị
trường của cổ phiếu. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải áp dụng các chiến lược
lâu dài để không ngừng tăng giá trị tài sản.
2. Quyết định tài chính của doanh nghiệp và nhân tố ảnh hưởng
Quyết định tài chính của doanh nghiệp là những cân nhắc, tính tốn của doanh
nghiệp đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ
nhất định.
2.1. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp
Các quyết định tài chính của doanh nghiệp có liên quan nhiều đến các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có ba quyết định quan trọng nhất.
2.1.1. Quyết định đầu tư
2.1.1.1. a, Khái niệm
Quyết định đầu tư là tất cả các quyết định về sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện
mua sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được thể hiện trên phần Tài sản của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư bao gồm các
quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn và dài hạn, các quyết định cơ cấu tài sản ngắn hạn và


lOMoARcPSD|9242611

3

dài hạn. Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, từ đó làm
tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Đây có thể xem là quyết định quan trọng nhất trong
các quyết định tài chính của doanh nghiệp.
b, Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định của tài chính doanh nghiệp:
- Nhân tố bên ngoài: điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh (tác động trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp), sự phát triển tiến bộ
của khoa học - kĩ thuật (tạo ra những điều kiện cạnh tranh cũng như lợi thế cạnh tranh),
chính sách kinh tế tài chính của nhà nước (chính sách thuế, xuất nhập khẩu,...), sự phát
triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính (tạo ra nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp sử dụng và huy động vốn hiệu quả).
- Nhân tố bên trong: hình thái tổ chức doanh nghiệp (ví dụ: sự khác nhau giữa
doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần), ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế - kĩ thuật (ảnh
hưởng đến hình thức đầu tư và phương thức thanh toán chi trả), chủ thể ra quyết định
(can thiệp và chi phối đến q trình ra quyết định tài chính của doanh nghiệp).
2.1.1.2: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư
a. Vòng quay tổng tài sản:
- Khái niệm: Vòng quay tài sản là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào
tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Công thức tính:
Vịng quay tổng tài sản=

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉

- Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này
ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
b. Vòng quay hàng tồn kho:



lOMoARcPSD|9242611

4
- Khái niệm: Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số thể hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho
quay được mấy vòng, phản ánh hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.
- Cơng thức tính:
Vịng quay hàng tồn kho =

𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏

𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

- Ý nghĩa: Xác định khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp qua việc so
sánh giữa các năm. Xác định khả năng rủi ro của doanh nghiệp qua từng năm.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
- Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ
sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
- Công thức tính:
ROE =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

x 100

- Ý nghĩa: Thước đo này để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi
nhuận của một cơng ty. Chỉ số này rất hữu ích khi so sánh các công ty trong cùng một
ngành.

d. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
- Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
- Công thức tính:
ROS =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖

×100

- Ý nghĩa: Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta có thể thấy rằng cứ một đồng
doanh thu được tạo ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:


lOMoARcPSD|9242611

5
- Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ 100 đồng tài sản bình
quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Cơng thức tính:
ROA=

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ

×100


- Ý nghĩa: Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan
tâm đến cấu trúc tài chính.
2.1.2. Quyết định nguồn vốn
2.1.2.1. Khái niệm.
Quyết định nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp và những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn
tài trợ. Do đó, khi đưa ra các quyết định nguồn vốn cần gắn với quyết định đầu tư để đảm
bảo cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.
2.1.2.2. Mục đích.
Đảm bảo cấu trúc, cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tối thiểu hoá chi phí
sử dụng vốn trong điều kiện an toàn tài chính.
2.1.2.3. Nội dung.
Quyết định nguồn vốn bao gồm:
- Quyết định nguồn vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn từ trung gian tài chính
hay sử dụng tín dụng thương mại, vay ngắn hạn ở ngân hàng hay phát hành tín phiếu
công ty, …
- Quyết định nguồn vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần,
vay dài hạn từ trung gian tài chính hay thông qua phát hành trái phiếu,…
2.1.3 Quyết định phân phối lợi nhuận
2.1.3.1. Khái niệm.


lOMoARcPSD|9242611

6
Trong quyết định này nhà quản sẽ phải lựa chọn sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia
cho các chủ sở hữu vốn hay giữ lại tái đầu tư, hình thức chia, cách thức chi trả…
2.1.3.2. Mục đích.
- Quyết định phân phối lợi nhuận hợp lý có thể làm các nhà đầu tư hài lòng.

- Làm tăng cường khả năng tập trung của doanh nghiệp để tích lũy thêm vốn cho tái
sản xuất.
2.1.3.3. Lợi nhuận.
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ
ra để đạt được doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của
doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
Lợi nhuận (P) = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động
kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu
hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính so với chi phí hoạt động kinh
doanh và chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí
hoạt động khác.
Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Vậy, tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác chính là
lợi nhuận thuần hay lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp


lOMoARcPSD|9242611

7
Lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, do đó, để đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần xem
xét lợi nhuận trong mối tương quan với doanh thu, với tài sản và với vốn chủ sở hữu,
thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tương đối.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các quyết định tài chính

3.1 Chỉ tiêu thường dùng
Có 3 chỉ tiêu thường dùng để phản ánh vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả tài chính
doanh nghiệp. Bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu : Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài
sản.
ROS =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖

x100

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần
thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực
tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.
ROA =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ

x100

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của
vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả
năng đảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
ROE =


𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

x100

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Tuy các chỉ tiêu này có những ý nghĩa khác nhau, nhưng đều phản ánh về lợi nhuận
trong kỳ. Từ đó, các chỉ tiêu giúp đánh giá được hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
3.2 Một số chi tiêu khác.


lOMoARcPSD|9242611

8
Ngoài 3 chỉ tiêu thường dùng, cũng có thể dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu
quả của các quyết định tài chính của doanh nghiệp: khả năng thanh tốn hiện hành, vịng
quay tổng tài sản, vịng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân.

B. THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
KIDO TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19.
I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp.
Công ty cổ phần tập đoàn KIDO được thành lập 2/10/2015, có tiền thân là cơng ty
TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô (thành lập năm 1993) và từ đó trở
thành một trong những cơng ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 22 năm đầu
của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các
sản phẩm bánh kẹo, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh quy và kem dưới thương hiệu
Kinh Đơ. Nếu nhìn trên tổng thể thì kể từ năm 2003 – thời điểm mua lại kem Wall’s và
thành lập công ty cổ phần KIDO đến nay doanh thu bình qn ln tăng từ 30-40%; lợi
nhuận tăng từ 40-60% mỗi năm. Tính riêng năm 2010, doanh thu của KIDO tăng 61%;

lợi nhuận tăng 50%. Vốn điều lệ từ 69 tỉ đồng nhưng doanh thu đạt đến 463 tỉ; lợi nhuận
là 74 tỉ, KIDO đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong tập đoàn Kinh Đô. Năm 2015,
hướng đến mở rộng và phát triển bền vững, tập đoàn đã chính thức chuyển mình, đặt dấu
chân trên thị trường “Thực phẩm và Gia vị”. Phát huy các nền tảng sẵn có, KIDO tiếp tục
duy trì và phát triển vị thế trong ngành hàng lạnh với các sản phẩm Kem, Sữa, các sản
phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh vực thiết yếu với thực phẩm đơng
lạnh, gia vị, cà phê, thực phẩm đóng gói tiện lợi... nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt
và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015,
KDC ghi nhận 6.582 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - vượt hơn 1% kế hoạch cả năm. Tổng
tài sản của KDC tăng mạnh 76% lên 13.894 tỷ đồng mà chủ yếu từ các khoản phải thu
(tăng từ 784 tỷ lên 8.583 tỷ đồng). Trong khi đó, tiền và tương đương tiền giảm còn
1.764 tỷ đồng, hàng tồn kho cũng giảm từ 345 tỷ xuống còn 94 tỷ đồng.


lOMoARcPSD|9242611

9
KIDO là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thực phẩm xây dựng nhà máy
theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices), các biện pháp, thao tác thực hành
bảo đảm sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng VSATTP. Sở hữu nguồn lực
tài chính vững mạnh cùng lợi thế về kênh phân phối, năng lực sản xuất, quảng bá và kinh
doanh sản phẩm, KIDO đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm
hàng đầu Việt Nam và vươn tầm Đông Nam Á.
Hiện tại, KIDO đã trở thành doanh nghiệp với số vốn lớn, lọt top 91 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam (năm 2020 theo VietNam Report JSC). Mặc dù bệnh dịch Covid 19 ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên thị
trường nhưng KIDO vẫn có những bước phát triển vượt bậc và thu lợi nhuận đáng kể trong
giai đoạn 2020 đến nay. Năm 2020, KIDO tăng vốn điều lệ từ 2.566 tỷ đồng lên 2.797 tỷ
đồng sau đợt phát hành để hốn đổi cổ phiếu KDF qua KDC. Cơng ty cổ phần tập đoàn
KIDO (KDC) công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần đạt 8.322 tỷ đồng,
hoàn thành 101,1% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 418 tỷ đồng, tăng 47,4% so với

năm 2019. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu thuần đạt 4.898 tỷ
đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 42,6% kế hoạch năm. Doanh thu tăng
trưởng mạnh chủ yếu nhờ mảng dầu ăn và thực phẩm đông lạnh ( Kido foods).
II. Quyết định tài chính của Cơng ty
1.1 Quyết định đầu tư ngắn hạn
1.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền
1200
1116

1000
800
729
663

600
475
400

373

200
0

49
Năm 2019

Năm 2020
Tiền


Các khoản tương đương tiền

Qúy 2/2021


lOMoARcPSD|9242611

10
Biểu đồ trên “Tiền và CKTĐ tiền” của Kido giai đoạn 2019 – 6/2021
Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, Cuối T6/2021
Theo báo cáo tài chính từng năm ta thấy lượng vốn tiền của doanh nghiệp tăng là do
năm 2019 cơng ty đã đẩy được nhiều hàng hóa ra thị trường để tiêu thụ, thu tiền trực tiếp
được nhiều nên chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang trên giai đoạn
phát triển. Đến năm 2020, hoạt động kinh doanh của KIDO tăng lên khoảng 39,14% so
với cùng kì năm ngoái. Và đến T6/2021, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh
so với năm 2019, tăng đến khoảng 77,09% - một con số khá ấn tượng trong tình hình dịch
bệnh Covid-19. Điều đó cũng nói lên trong tình hình khủng hoảng và khan hiếm lương
thực thì KIDO đã có một chiến lược kinh doanh thơng minh là nắm bắt cơ hội đẩy mạnh
các đồ ăn nhanh như bánh mì mềm ăn liền, bánh AFC, Cosy,……. Và tiền gửi ngân hàng
từ đầu năm 2019 đến T6/2021 tăng khoảng 500 tỷ đồng một con số lớn khi thu hút được
khách hàng.
1.1.2 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Nguyên vật liệu
Thành phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang
Khác
Dự phịng giảmgiá

Gía trị thuần
TỔNGCỘNG

Đầu 2019

2019

2020

T6/2021

687
193
111

445
205
122

482
349
164

624
319
285

(2.006.133.059)
1.196
1.198


139
(3.373.896.142)
908
911

219
(2.468.755.941)
1.211
1.214

152
(3.335.901.128)
1.377
1.380

Bảng “Hàng tồn kho” của Kido trong giai đoạn 2019 – 6/2021(Tỷ đồng)
Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, T6/2021
Trên bảng cho thấy thị trường có tổng số hàng tồn kho biến đổi liên tục trong vòng 3
năm trở lại đây, theo đó vào năm 2020 đã tăng mạnh hơn 30% so với 2019 nên xu hướng
thị trường và việc kinh doanh đã hiệu quả hơn. Từ đầu năm 2019 nguyên vật liệu đã tăng
mạnh vì Covid-19 nhằm cung ứng kịp thời cho việc sản xuất khi có nhu cầu cũng như
đảm bảo cung cấp hàng hóa. Đến cuối năm 2019 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên
nguyên vật chất đã giảm 200 tỷ đồng, chính sách bán chịu của KIDO cũng bị ảnh hưởng,


lOMoARcPSD|9242611

11
dẫn đến hàng tồn kho tăng. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa có dấu hiệu giảm

và tăng kỷ lục với hơn 74% trong 6 tháng đầu năm 2021, đây cũng là dấu hiệu cần điều
chỉnh lại việc kiểm sốt năng suất, chất lượng sản phẩm. KIDO có chính sách đảm bảo
cho khách hàng khi hết hạn, cho thấy dự phòng giảm giá KIDO tăng lên để ủng hộ khách
hàng muốn mua.
1.1.3 Các khoản thu ngắn hạn

Biểu đồ trên “Các khoản phải thu ngắn hạn” trong giai đoạn từ 2019- 6/2021
Nguồn: BCTC CTCP Kido các năm 2019, 2020, Quý 2/2021
Thống kê trên cho chúng ta thấy sự sụt giảm trong năm 2020 là 30 tỷ và tăng mạnh trong
quý 2/2021 452 tỷ. Cùng với đó, khoản phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng các khoản thu ngắn hạn, Kido tập trung phân bổ vào các khoản tạm ứng để đầu
tư là nhiều nhất. Các khoản phải thu tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ tăng dần qua ba năm, các
khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng giảm trong năm 2020 và tăng trở lại năm
2021. Do đến năm 2020 thì dịch Covid 19 cũng trở lại bình thường nên hoạt động doanh
nghiệp vẫn tích cực sản xuất, bước sang 2021 thì dịch đã bùng phát mạnh nên hoạt động của
doanh nghiệp trở nên chậm, sinh nợ.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

12
1.1.4 Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn

Đầu 2019

Cuối 2019


2020

T6/2021

Chứng khốn kinh doanh

0.401

0.401

0.401

0.401

Dự phịng giảmgiá chứng
khốn kinh doanh
Đầu tư nắmgiữ đến ngày
đáo hạn

0.154

0.076

0.000708

0.000382

2.079

598


687

635

2.080

598

687

635

TỔNGCỘNG

Bảng “Đầu tư tài chính ngắn hạn” của Kido giai đoạn 2019 – 6/2021 (tỷ đồng)
Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, Quý 2/2021
Theo BCTC về tình hình đầu tư tài chính ngắn hạn của KIDO có thể nhận thấy danh
mục đầu tư nắm giữ tiền gửi đến ngày đáo hạn chiếm con số cao nhất trong bảng. Đến năm
2019, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu và tiền gửi tại ngân hàng là 598 tỷ, giảm sâu 30% so
với cùng kỳ năm kia vì do dịch. Từ đó nhận ra rằng doanh nghiệp có xu hướng tập trung đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường hơn là đầu tư tài chính ngắn hạn. Tuy
nhiên năm 2020 khoản đầu tư này đã tăng nhẹ và đạt đến giá trị khoảng 687 tỷ. Từ doanh
thu trên đã cho ta thấy rằng trong đại dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động sản xuất,
buôn bán hàng hóa chủ yếu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nên doanh nghiệp đã tìm các
giải pháp mới hướng tới các khoản đầu tư mang tính an toàn hơn so với năm ngoái. Ngay
thời điểm hiện tại này đã trải qua 2 quý của năm 2021, chúng ta đã thấy giá trị của mục đầu
tư này đã giảm còn 635 tỷ, do đầu năm dịch bùng pháp mạnh và áp dụng phong tỏa nhiều
khu vực nên đã xảy ra hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh, KIDO đã sáng suốt để
tung ra những chiến lược, tầm nhìn cho riêng mình trong bối cảnh đại dịch Covid 19 này.

Việc đầu tư chứng khoán kinh doanh từ năm 2018 tới năm 2021 giữ nguyên ở mức tiền hơn
400 triệu. Cùng với bảng thống kê trên, mục dự phòng giảm giá chứng khốn kinh doanh có
xu hướng xuống dốc, tuy nhiên riêng khoản dự phòng trong năm 2020 giảm hơn 100% so
với cùng kỳ năm ngoái; năm 2021 lại giảm sâu hơn 50% so với cùng kì năm ngối. Dự
phịng giảm giá chứng khốn kinh doanh là dự phịng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra
do giảm giá các loại chứng khốn doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

13
Vậy nên, sự sụt giảm giá trị dự phòng giảm giá kinh doanh qua các năm với giá trị
chứng khoán kinh doanh khơng đổi nên nói rằng KIDO có quyết định nhìn nhận việc đầu tư
dài hạn là rất thơng minh và đúng đắn.
1.2. Quyết định đầu tư dài hạn
1.2.1 Các khoản phải thu dài hạn

Các khoản phải thu dài hạn

75

48

45

44

16


15

13

13

ĐẦU 2019

CUỐI 2019

NĂM 2020

QÚY 2/2021

Trả trước cho người bán dài hạn

Phải thu dài hạn khác

Biểu đồ “Các khoản phải thu dài hạn” trong giai đoạn từ 2019- 6/2021 (tỷ đồng)
Nguồn: BCTC CTCP Kido các năm 2019, 2020,T6/2021
Từ năm 2019 khoản phải thu dài hạn là cực cao, nhưng đến cuối năm đã xuống dốc
và các năm tiếp theo lên một cách chập chững. Đến quý 2/2021 KIDO đã có dấu hiện
tăng nhẹ trở lại do thu từ thanh lý khoản đầu tư nhiều nhất và trả trước tiền thuê văn
phòng cho Công ty TNHH Hoàng Triều.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


14
1.2.2 Tài sản cố định dài hạn.

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1438

1355

1253

1495

2217

2210

2201
ĐẦU 2019

2246

Gía trị hao mịn lũy kế

Ngun Giá

CUỐI 2019

NĂM 2020


QÚY 2/2021

Tài sản cố định vơ hình
2500

2339

2334

2339

2339

2000
1500
1000
500

237

342

440

492

0
Đầu 2019


Cuối 2019
Ngun Giá

Năm 2020

Qúy 2/2021

Gía trị hao mịn lũy kế

Biểu đồ “Tài sản cố định dài hạn” trong giai đoạn từ 2019- 6/2021 (tỷ đồng)
Nguồn: BCTC CTCP Kido các năm 2019, 2020, Quý 2/2021
TSCĐ theo từng năm của KIDO thống kê cho thấy tỉ lệ tăng lên từ năm đầu 2019
trong đó TSCĐ hữu hình đang chiếm 3/4 trong tổng số cơng ty của từng năm và 1/4 là do
TSCĐ vơ hình vì do chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
tăng dần từ đầu năm 2019 lên đến quý 2/2021 và giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng lên, từ

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

15
đó ta thấy cơng ty đã có xu hướng đầu tư cho các năm tiếp thành công hơn nữa cũng tạo
ra hệ thống kinh doanh thật nhanh giúp phục vụ khách hành một cách tốt nhất. Đi đôi với
việc thành cơng trong kinh doanh vẫn cịn xảy ra các rủi ro lớn.
1.2.3. Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư TCDH

Cuối năm
2019


Đầu năm
2019

Cuối năm
2020

Đầu năm
2020

Cuối quý
2/2021

Đầu quý
2/2021

ĐT vào các CT liên kết, CT liên
doanh đồng kiểm sốt

3.675

3.548

3.728

3.675

3826

3728


Đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác

19

19

19

19

19

19

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
hạn

21

-

6,37

21

6,37

6,37


Tổng Cộng

3.716

3.568

3.754

3.716

3.852

3.758

Bảng “Đầu tư TCDH” của Kido giai đoạn 2019 – 6/2021 (tỷ đồng)
Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, Quý 2/2021
Theo bảng thống kê cho thấy việc mà KIDO đầu tư vào các công ty liên kết và các
công ty liên doanh đồng kiểm sốt đã có tỷ số cao nhất. Theo Báo cáo tài chính từ năm
2019- 2021, đầu tư trên sẽ có xu hướng tăng đồng đều, sự quan hệ giữa KIDO và các
công ty liên doanh nhằm tạo ra bước ngoặt quan trọng và thành công trong lĩnh vực phân
phối cũng như quảng bá, xây dựng thương hiệu. Độ tăng trưởng đầu tư qua các năm sẽ
đáp ứng được kỳ vọng của cả hai bên, mối quan hệ hợp tác của hai doanh nghiệp ngày
càng phát triển và là tiền đề, cơ sở vững chắc cho KIDO mở rộng, đa dạng hóa các dịng
sản phẩm phục vụ cho thị trường Việt Nam. Trong đầu tư góp vốn thì CTCP Dầu Thực
vật Tân Bình và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có trái phiếu của BIDV.
Cũng nói đến năm 2018 đến quý 2/2021, KIDO đã giữ lại với giá trị đầu tư vốn góp
vào CTCP Dầu Thực vật Tân Bình ở giá trị hơn 19 tỷ đồng, trong đó cơng ty KIDO đã
bắt đầu mua trái phiếu từ ngân hàng BIDV ở mức giá hơn 21 tỷ vào cuối năm 2019, nhận
xét thấy ngay từ cuối năm 2020 đã chứng tỏ tỷ lệ mua trái phiếu giảm mạnh hơn 3.5 so

với cùng kì năm ngối và đến q 2/2021 vẫn đứng yên với mức giá hơn 6 tỷ. Do năm
2020 tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài KIDO cần nguồn vốn lớn để duy trì và phát
triển hoạt động kinh doanh sản xuất, nhưng trái phiếu dài hạn không cao nên cần thời
gian dài để thu hồi vốn nên giá trị đầu tư này đã giảm 1 cách kinh khủng.
1.3. Quyết định cơ cấu tài sản ngắn và dài hạn

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

16

Tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0

Năm 2019

Năm 2020
Tài sản ngắn hạn

Năm 2021


Tài sản dài hạn

Biểu đồ “Tỷ lệ giữa TSNH và TSDH” của KIDO giai đoạn 2019,T6/2021
Nguồn: BCTC CTCP KIDO năm 2019,2020, T6/2021
Tình hình trên cho ta thấy, xét về cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn luôn chiếm số lượng
lớn trong tổng tài sản của công ty, cũng là điều dễ hiểu cho việc công ty sở hữu một khối
lượng bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn rất ổn định và hiệu quả cao. Tuy nhiên tỷ
trọng tài sản ngắn hạn của công ty đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và vượt lên trên
tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Cho thấy quyết tâm của KIDO trong mở rộng sản xuất, đa
dạng sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường vì KIDO đã triển khai việc cho những chi phí phát
sinh kinh doanh về sau. Các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm con số lớn nhưng đang có
xu hướng giảm, và tỷ lệ cơ cấu của tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên. Vì dịch
Covid-19 đã làm cho cơng ty KIDO có nhiều rủi ro của các dự án đầu tư lên cao, hơn thế
nữa đầu tư của cơng ty cịn nhiều hạn chế vì phải giữ lại tài chính để có thể vượt qua giai
đoạn này. Mặt khác, KIDO vẫn có sự kín kẽ trong việc xảy ra các trường hợp bất ổn định,
và chính sự đầu tư tài chính dài hạn của KIDO theo phương án đầu tư vào các công ty nhỏ
lẻ, và các cơng ty liên kết. Vẫn nói lên tầm quan trọng của công ty đem lại một lợi nhuận
lớn trong tổng cơ cấu tài sản dài hạn, và biết thay đổi đi lên theo từng năm tháng. Nói chung
kia cũng là những quyết định đầu tư mạnh mẽ của công cty KIDO đang đem lại.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

17
III. Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của KIDO trong bối cảnh đại dịch COVID19

ROS

9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
Năm 2019

Năm 2020
Doanh thu thuần

Qúy 2/2021

Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ “Doanh thu và lợi nhuận sau thuế” của Kido giai đoạn 2019 – 6/2021
Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, Quý 2/2021
Tính ROS 2019 =
ROS 2020 =

𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


ROS Qúy 2/2021 =

× 100% =

× 100% =

𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

330

8323

207

7210

× 100% = 2.9%

× 100% = 3.9%

× 100% =

362

4888

× 100% = 7.4%

Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần giảm là do công ty đã chủ động hạn chế bán

sản phẩm phân khúc thấp không hiệu quả. Kết quả, doanh thu thuần của Tập đoàn KIDO
năm 2019 là một năm thấp nhất chỉ đạt khoảng 2,9% so với năm 2020, T6/2021. Năm
2020 đã đạt doanh thu thuần khoảng 8.323 tỷ đồng, hoàn thành 1,1% kế hoạch năm và lợi
nhuận sau thuế năm 2020 đạt 330 tỷ đồng tăng 59,3% so với 2019. Còn trong quý 2/2021
đầu năm, doanh thu thuần đã tăng cao so với cùng kì năm ngối vì do năm 2021 dịch
bệnh tăng lên KIDO đã thành cơng trong việc bán bánh mì ăn liền để phục vụ người dân
trong khu cách ly, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đã tăng 7,4% so với các năm

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

18
2019,2020. Doanh nghiệp đã có sự chủ động từ phịng tránh dịch nên KIDO đã tăng
trưởng trở lại từ năm 2020 và với sự đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp. Từ đó, KIDO đã
có những biện pháp giúp cơng nhân đẩy nhanh sản xuất và tập trung làm những cái mà
người dân cần trong thời điểm Covid-19 như bánh mì, bánh ăn liền…. và KIDO cũng liên
kết với các hãng sữa nhằm đem đến cho người dân trong bối cảnh này.
IV. So sánh Công ty cổ phần Kido với doanh nghiệp khác và toàn ngành.
1. So sánh CTCP KIDO với CTCP Hữu Nghị.
Năm

2019

2020

T9/2021

Tổng Tài Sản (Tỷ Đồng)


1472,046

1770,186

1841.116

Tổng doanh thu(Tỷ Đồng)

1852,365

1564,718

1193,330

Tài sản Ngắn Hạn (Tỷ
Đồng)

904,736

812,527

758,727

Tài sản Dài Hạn (Tỷ Đồng )

522,310

957,658


1082,388

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ
Đồng)

40,845

31,633

37,311

Lợi nhuận/Doanh Thu(%)

2,2%

2.0%

3.2%

TSNH/TS (%)

61,46%

45,9%

41,2%

TSDH/TS(%)

38,54%


54,1%

58,8%

Bảng Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tài sản của CTCP Thực Phẩm Hữu Nghị và các
công ty con giai đoạn 2019 –T9 /2021..
Trong giai đoạn 2019-T9/2021, tài sản, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KIDO
đều có sự chênh lệch rất lớn so với Hữu Nghị . Xét về lợi nhuận trên doanh thu thì cả 2
cơng ty trong giai đoạn này đang có biến động nhẹ. Ta thấy tỷ trọng lợi nhuận trên doanh
thu của KIDO đang dần tăng trưởng trở lại ở năm 2019 và năm 2020 với tỷ trọng lần lượt
2.8% và 3.9% .CTCP Hữu Nghị cũng không khả quan hơn trong tỷ trọng lợi nhuận trên

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

19
doanh thu qua từng năm một từ 2019-2020 từ 2.2%-2.0% trong vòng 2 năm. Đến Quý 3
năm 2021 lên được 3.2%.
Về tài sản ngắn hạn, KIDO đầu tư cao gấp nhiều lần so với Hữu Nghị trong gần 3
năm 2019-T9/2021 cho dù KIDO đang có chút biến động nhưng tỷ lệ tài sản ngắn hạn
trên tổng tài sản nhận thấy sự trái chiều giữa 2 cơng ty này đó là Tài sản ngắn hạn chiếm
tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn đến năm 2020 điều này được thay đổi.
Về tài sản dài hạn, nhìn chung trong toàn bộ giai đoạn, đầu tư tài sản dài hạn của
KIDO đều vượt trội HỮU NGHỊ dù có một sự giảm sút nhẹ vào năm 2020. Trong khi
CTCP HỮU NGHỊ ngày càng chú trọng đến tài sản dài hạn hơn thì KIDO lại càng chú
trọng đến tài sản ngắn hạn .Nhưng tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn của KIDO luôn lớn hơn
tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn liên tục trong gần 3 năm.

2. So sánh Công ty cổ phần Kido với toàn ngành
Ở Việt Nam, FMCG trong năm 2020 tăng trưởng 10%. FMCG chứng kiến sự gia
tăng bất thường trong chi tiêu FMCG cho tiêu dùng nội địa 6 tháng đầu năm 2020. Chi
tiêu của người tiêu dùng vào FMCG tăng mạnh, đặc biệt trong tháng ba, tháng tư chủ yếu
do tác động của Lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, thị trường FMCG được kỳ vọng sẽ trở
lại “mức tăng trưởng một con số” khi tình hình lắng xuống. Trong đó, thực phẩm đóng
gói là lĩnh vực thành công nhất và là động lực chính dẫn đến tăng đột biến bất thường lên
tới 26%. Cách ngành hàng FMCG thiên hướng tiêu dùng tại nhà đánh dấu một năm đáng
chú ý, đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19,
được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản lượng tiêu thụ với lý do hành vi người tiêu dùng thay
đổi. Trong ngắn hạn, nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng tạp hóa đang trở lại mức
trước đại dịch, mang lại cuộc chơi ngang bằng với các đối thủ khác.Thực phẩm đóng gói
là lĩnh vực thành công nhất và là động lực chính dẫn đến sự tăng đột biến bất thường của
thị trường FMCG Việt Nam trong suốt năm 2020. CTCP Tập đoàn Kido (KDC) cũng ghi
nhận những con số cực kỳ khởi sắc. Cụ thể, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021
với doanh thu thuần đạt 4.898 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu
thuần ngành dầu ăn tăng 36% (chiếm tỷ trọng 83% tổng doanh thu), ngành hàng thực

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

20
phẩm tăng 22% (chiếm 17% tổng doanh thu). Doanh thu tăng mạnh kéo theo lợi nhuận
gộp của KDC tăng 21%, đạt 953 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
lãi gộp ngành dầu ăn tăng 24,5%, ngành hàng thực phẩm tăng 16,7%. Sau khi khấu trừ
chi phí, lợi nhuận sau thuế của KDC đạt 351 tỷ đồng (tăng 163%). Các ngành hàng
FMCG tiêu dùng tại nhà đánh dấu một năm đáng chú ý, đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ
vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản

lượng tiêu thụ do hành vi người tiêu dùng thay đổi .
Sự bùng phát của dịch COVID19-đã ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực và ngành hàng
không phải là ngoại lệ khi mà ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng trưởng. Mặc dù
ghi nhận con số ấn tượng trong năm 2019, tăng trưởng FMCG hai tháng đầu năm 2020 có
sự chậm lại ở mức 5.2%. Thức uống là ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa
dịch trong khi các ngành hàng khác đều tăng trưởng hai con số. Cụ thể, tiêu dùng thức uống
giảm 14,1%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng 10,3%; thực phẩm đóng gói tăng 26,2%; sản
phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%; sản phẩm chăm sóc gia đình tăng 11,4%. Trong thời
điểm đại dịch, qua khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tháng 8/2020 cho thấy:
41,7% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19; 50,0% doanh
nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải và 8,3% doanh nghiệp bị tác động ít, khơng
đáng kể. Có thể thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang trải qua một sự chuyển đổi
đáng kể. Đại dịch COVID 19 đang diễn ra đã thúc đẩy một cuộc cách mạng kỹ thuật và thay
đổi hoàn toàn trải nghiệm mua sắm của NTD. Để ứng phó với những tình huống khó lường,
tập đoàn KIDO đã triển khai nhiều biện pháp với phương châm vừa sống chung với đại
dịch, vừa phát triển kinh tế, đồng thời tận dụng những lợi thế trong ngành thực phẩm thiết
yếu để chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Cụ thể, KIDO tiến hành các hoạt động dịch chuyển
bán hàng, bố trí phương án bán hàng phù hợp, đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến, tăng
cường công tác vận chuyển… để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho người dân trong thời
gian giãn cách toàn xã hội.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

21
C. MỘT VÀI GỢI Ý ĐỂ CƠNG TY CĨ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG BỐI CẢNH COVID-19
Đại dịch COVID-19 vẫn đang có diễn biến rất phức tạp và khó lường tại Việt Nam.

Trong đó, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4/2021 đã tác động nghiêm trọng
đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vì
vậy KIDO nên chủ động chuyển đổi mơ hình kinh doanh để thích nghi với tình hình dịch
bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa thúc đẩy doanh số của công ty tăng trưởng
mà vẫn đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh khác thì đại dịch cũng đem đến cơ
hội, đây là thời cơ cho KIDO tái cấu trúc mạnh mẽ hơn, đổi nguy thành cơ bằng cách mở
rộng phân phối qua các kênh thương mại điện tử, tiếp xúc trực tuyến,… để đảm bảo tiêu chí
“giãn cách không xa cách” đối với doanh nghiệp và khách hàng, từ đó bước vào kỷ nguyên
số hóa nhanh hơn, thay đổi nhìn nhận đâu là giá trị thực phát triển bền vững.
Từ xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu của người dân hiện nay, các chuyên gia kinh
tế cho rằng, doanh nghiệp nào còn khả năng chuyển đổi thì phải mạnh dạn chuyển đổi sang
các sản phẩm mà xã hội đang cần, vừa duy trì hoạt động vừa tạo việc làm cho người lao
động. Trong đại dịch, người tiêu dùng sẽ có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của bản thân
và gia đình hơn, sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn để đáp ứng nhu cầu. Do đó, để bắt kịp với thị
trường, KIDO cần có những sự chuẩn bị, tham khảo từ các tập đoàn lớn trên thế giới để sản
xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất hữu cơ, để đáp ứng đúng nhu
cầu khách hàng. Từ đó, khẳng định vị thế của cơng ty trong ngành thực phẩm tại Việt Nam.

D. BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỂ DOANH NGHIỆP KIDO CÓ THỂ TỒN
TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DỊCH COVID-19.


Tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản.
Trước mắt, doanh nghiệp cần xác định "sống chung với dịch" trong thời gian tới.

Doanh nghiệp cần cân đối dịng tiền, theo dõi cơng nợ, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa
cần thiết để duy trì lượng tiền mặt dự phòng.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

22


Đưa ra các quyết định hỗ trợ khách hàng, một mặt giúp cho các đối tác của Công ty
vượt qua giai đoạn khủng hoảng, mặt khác cân đối nguồn thu trên cơ sở chia sẻ khó
khăn chung.



Đẩy mạnh digital marketing và e-commerce (Thương mại điện tử): KIDO nên nắm
bắt cơ hội đổi mới bằng cách mở rộng phân phối qua các sàn thương mại điện tử như
dịch vụ đặt hàng qua các Fanpage, Website…,mở thêm gian hàng kinh doanh thực
phẩm ở sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,….Chú trọng dịch vụ hỗ trợ, tư
vấn và chăm sóc khách hàng, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin.



Xây dựng các kịch bản sản xuất kinh doanh, ứng phó được trong điều kiện đại dịch
vẫn cịn rình rập trỗi dậy. Doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng trong việc tích trữ nguyên
vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất.



Chuyển đổi hoặc tái lập chuỗi cung ứng, lựa chọn các nguồn cung đa dạng nhằm
tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh tiêm chủng, thực hiện 5k cho
người lao động trong chuỗi cung ứng như lái xe, người làm thủ tục giao nhận.




Ln ln kín kẽ vào mục tiêu ngắn hạn, khi sản xuất ra các sản phẩm thì doanh
nghiệp nên thu hồi vốn ngay, cắt bớt nhiều bước để giảm chi phí.
Từ năm 2019 - Qúy 2/2021 khi xảy ra đại dịch Covid-19 cịn nhiều cái khơng ổn địch,

thay vì tập trung nhiều vào tải sản dài hạn, tài sản ngắn hạn chính là thứ mang lại nguồn
thu sớm nhất. Theo thống kê cho thấy việc hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn và cắt
giảm chi phí thừa phải cần được doanh nghiệp ra quyết định sớm.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

23
KẾT LUẬN
Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một thách thức lớn
cho Công ty cổ phần KIDO nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối
cảnh hiện nay. Đứng trước tình hình đó, để có thể tồn tại và phát triển là một vấn đề mà
hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm. Chính vì vậy, KIDO cần nhìn vào thực trạng cụ
thể của chính doanh nghiệp mình và thận trọng, tỉ mỉ trong từng quyết định đầu tư để đưa
ra những phương án hợp lý, hạn chế rủi ro, đồng thời cần lập kế hoạch để xác định các
kịch bản nhằm phát triển và ứng phó trong tương lai. KIDO được coi là minh chứng cho
việc đã khắc phục và tìm ra hướng đi đúng đắn trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, tập đoàn
KIDO luôn đề cao mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, quan tâm đến nhu cầu của
khách hàng từ đó khai thác sâu vào thị trường tiềm năng giữa hàng ngàn những bất ổn
phải đối mặt.
Qua phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và thực trạng về quyết định đầu tư của
công ty cổ phần KIDO, dựa trên những cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp đặc biệt

đi sâu vào nghiên cứu các quyết định đầu tư tài chính đảm bảo được sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp ta thấy được tầm quan trọng của các quyết định đầu tư: một quyết
định đầu tư đúng đắn sẽ làm tăng giá trị lợi nhuận cho chủ sở hữu và ngược lại nếu đầu tư
sai thì sẽ gây tổn thất, thiệt hại giá trị tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp, đồng thời đề
xuất ra những biện pháp cho doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 cho các doanh
nghiệp nói chung và Cơng ty Cổ phần KIDO nói riêng.

Downloaded by tran quang ()


×