Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.22 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐÀM NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC VỐN
VAY QUA HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên – 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐÀM NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC
VỐN VAY QUA HỘI NƠNG DÂN TỈNH THÁI NGUN

Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 86.20.115

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận

THÁI NGUYÊN - 2021



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Xuân Luận.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày là trung thực. Luận văn
của tơi có tham khảo một số sách, báo, tạp chí và đã được trích dẫn, ghi chú đầy
đủ.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Đàm Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, học viên đã nhận được sự giúp đỡ của các khoa, bộ môn và
các giảng viên.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nơng lâm Thái
Ngun, Phịng Đào tạo và Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn cao học.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Đỗ Xuân Luận, đã tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Hội Nơng dân tỉnh
Thái Ngun, Lãnh đạo các phòng, Ban, chức năng của tỉnh Thái Nguyên, các tổ
chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp đã hết sức quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho tơi tìm hiểu, nghiên cứu để hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Với hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, luận văn sẽ cịn
có những hạn chế, thiếu sót, tơi xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp từ
Q Thầy, Cơ, đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, và các đồng nghiệp đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2021
Học viên

Lê Đàm Ngọc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ....................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm tín dụng.............................................................................................. 5
1.1.2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường ............... 5
1.1.3. Tín dụng nơng thơn ............................................................................................. 9
1.1.4. Khái niệm về hoạt động ủy thác tín dụng ......................................................... 14
1.1.5. Hoạt động uỷ thác tín dụng của NHCSXH ....................................................... 15
1.1.6. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT .............................................. 23
1.1.7. Hoạt động cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân .................................................. 24
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 38
1.2.1. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Nam Định ......................................................... 38
1.2.2. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Tây Ninh ........................................................... 39
1.2.3. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai ............................................................. 40
1.2.4. Bài học cho tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 42
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 44
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 44


iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 44
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 44
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ....................................................................... 44
2.3.2. Hệ thống thông tin cần thu thập từ các nhóm đối tượng .................................. 45
2.3.3. Một số phương pháp khác ................................................................................. 46
2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................................. 47
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 48
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 49
3.1 Giới thiệu về mơ hình tổ chức, hoạt động của Hội nông dân ............................... 49
3.2. Thực trạng ủy thác cho vay qua hội nông dân tỉnh Thái Nguyên ........................ 50

3.2.1 Ủy thác cho vay từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội ............................ 50
3.2.2. Ủy thác cho vay từ nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn ... 57
3.2.3 Ủy thác cho vay từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân của tỉnh ................................... 63
3.3. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên 67
3.3.1. Bộ máy Tổ chức Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên ........................................... 68
3.3.2. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân tỉnh Thái Nguyên .......... 79
3.4. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nông dân .............................................. 86
3.4.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng .......................................... 86
3.4.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra .............................................................. 90
3.5. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nơng dân .............. 94
3.51. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay ............................................................... 94
3.5.2. Nhận thức người dân......................................................................................... 96
3.6. Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển nơng thơn ........100
3.7. Giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................109
1. Kết luận .................................................................................................................109
2. Kiến nghị ...............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................112


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa

Từ viết tắt
BCH

: Ban Chấp hành


BĐD-HĐQT

: Ban đại diện Hội đồng quản trị

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CT-XH

: Chính trị - xã hội

DTTS DBKK

: Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

GQVL

: Giải quyết việc làm

HSSV

: Học sinh, sinh viên

HTTDND

: Hệ thống tín dụng nhân dân

HTX


: Hợp tác xã

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN & PTNT

: Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

: Ngân hàng thương mại

SXKD

: Sản xuất kinh danh

TD

: Tín dụng

TDND

: Tín dụng nhân dân


TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng và tỷ trọng số hội viên nông dân được vay vốn qua các năm .... 51
Bảng 3.2. Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.................... 52
Bảng 3.3. Số lượng và tỷ trọng số hội viên được vay vốn qua các năm .................... 59
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ trọng số hội viên được vay vốn qua các năm .................... 64
Bảng 3.4: Tình hình dư nợ qua các năm 2017 – 2019 ................................................ 79
Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn ........................................................................ 81
Bảng 3.6: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay NHCSXH ........................... 82
Bảng 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay.............................................. 83
Bảng 3.8: Diễn biến nợ quá hạn NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND ............... 86

Bảng 3.9: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ................................................. 88
Bảng 3.10: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra ......................................................... 89
Bảng 3.11: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ................................................. 89
Bảng 3.12: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra ................................................... 91
Bảng 3.13: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay ........................................... 91
Bảng 3.14: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay............................................ 92
Bảng 3.15: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn ................................................... 94
Bảng 3.16: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng .................................. 97
Bảng 3.17: Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử dụng
vốn hiệu quả ................................................................................................................ 98
Bảng 3.18: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ khi được vay vốn ....................101


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Nguồn vốn ủy thác các nguồn vốn Quỹ HTND ......................................... 68
Biểu đồ 3.1: Tình hình dư nợ qua các năm ................................................................. 80
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn .................................................................... 82
Biểu đồ 3.3: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn .................................. 96


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nơng nghiệp đang trở thành một định hướng ưu tiên Đảng
(Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn), của
Chính phủ thì tín dụng dành cho lĩnh vực này ngày càng giữ vai trò quan trọng.
Ngày 23.6.2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Chương trình hợp tác thực hiện chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số
55/2015/NĐ-CP (Nay là nghị định 116/2018 thay thế, sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định 55/2015). Tiếp đó, ngày 29.6.2016, Agribank và Hội Nơng
dân tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục tổ chức ký kết thỏa thuận phối hợp số 670 về
thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo
Nghị định 55 của Chính phủ. Theo thỏa thuận, đối với hộ gia đình là hội viên
Hội Nơng dân được tạo điều kiện thuận lợi vay vốn và sử dụng các dịch vụ tại
Agribank để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống. Ngân hàng và Hội Nông dân các cấp thực hiện cho
vay thông qua Tổ liên kết.Việc liên kết này không chỉ giảm tải công việc cho
cán bộ ngân hàng, mà còn giúp Ngân hàng quản lý tốt nguồn vốn, giảm tỷ lệ nợ
xấu. Cho vay vốn qua Tổ liên kết giúp cho người dân tiết kiệm được thời gian,
đồng thời giúp ngân hàng chuyển tải vốn nhanh, tiết kiệm chi phí. Thơng qua
vay qua tổ, các hội viên nơng dân có điều kiện chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, kinh doanh, góp phần tăng cường tính đồn kết trong cộng đồng.
Tại Thái Nguyên, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ
chính trị, đổi mới, sáng tạo, chỉ đạo có hiệu quả chương trình cơng tác Hội và
phong trào nơng dân, góp phần phát triển nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới,
thúc đấy q trình đơ thị hóa nơng thơn, phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chỉ tiêu
đề ra đã đạt và vượt kế hoạch. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã kết nạp mới trên


2

31.000 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn tỉnh lên 160.046 hội viên; Thực hiện
Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐTTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nơng dân Việt Nam
trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội nơng thơn giai đoạn 2011-2020” Quỹ Hỗ trợ nông dân
cấp tỉnh được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên tạo điều kiện tăng trưởng bình

quân 47,3%/năm, nâng tổng nguồn Quỹ toàn tỉnh hiện nay đạt trên 30 tỷ đồng
với 84 dự án và 993 hộ được vay. Bình quân hằng năm, số hộ đạt danh hiệu sản
xuất, kinh doanh giỏi các cấp là gần 54.000 nghìn hộ, đạt 61,9% so với tổng số
hộ đăng ký…Các cấp Hội phát huy vai trò, trách nhiệm trong thời kỳ mới; tập
trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên,
nơng dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; gắn các hoạt động
của Hội với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tiếp tục đổi mới nội dung
và phương thức hoạt động, gắn với cơ sở, sát với hội viên; kịp thời nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội
viên, nơng dân; tổ chức phát động, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước
và phong trào của Hội; chú trọng những hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân tiếp
cận tín dụng để đầu tư, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi hợp lý; phát
triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật;
tăng cường sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên,
hoạt động kết nối cung cầu tín dụng của Hội Nơng dân cịn nhiều khó khăn thách
thức và cần được cải thiện trong thời gian tới. Để đẩy mạnh phương thức cho vay
qua tổ nhằm giảm tải cho cán bộ tín dụng, thời gian triển khai đồng bộ các giải
pháp khắc phục những hạn chế, củng cố việc tổ chức cho vay qua tổ vay vốn, tăng
cường mối quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức Hội. Xuất phát từ thực tiễn đó
tơi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt đợng ủy thác vốn vay qua Hội Nông
dân tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu với mong muốn đưa những kiến thức lý
luận vào thực tiễn, tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận


3

ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho các
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

- Phân tích thực trạng ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong q trình ủy thác cho vay
qua Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ủy thác qua Hội nông dân
trên địa bàn tỉnh
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và nhận ủy thác tín dụng để
thấy rõ vai trị của tín dụng trong phát triển kinh tế nơng thôn.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nơng
dân tỉnh Thái Ngun giai đoạn 2017-2019.
- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong
hoạt động ủy thác tín dụng tại tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động
nhận ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân trong những năm tới.
3. Ý nghĩa đề tài
Đề tài chỉ ra mối quan hệ giữa Hội Nông dân với các tổ chức tín dụng trong
hệ thống tín dụng chính thức hiện nay. Đề tài là cơ sở để có những giải pháp thúc
đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân,
đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng và nhằm
góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa về lý luận
Luận văn là cơng trình khoa học có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
quý trong quá trình nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng. Mặt
khác luận văn còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến vấn
đề ủy thác tín dụng cho các tổ chức đồn thể trong nông thôn.


4

- Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động ủy thác tín
dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 và việc
chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động ủy thác tín dụng của địa bàn nghiên
cứu, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nguồn tài liệu quý cho lãnh đạo tỉnh
Thái Nguyên trong chỉ đạo cơng tác hoạt động ủy thác tín dụng qua các tổ chức
chính trị - xã hội nói chung và Hội Nơng dân tỉnh Thái ngun nói riêng góp
phần phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thúc đấy quá trình đơ thị
hóa nơng thơn, phát triển kinh tế xã hội.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.
Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ. Khi một chủ thể kinh tế cần
một lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất trong khi chưa có tiền
hoặc số tiền hiện có chưa đủ họ có thể sử dụng hình thức vay mượn để đáp ứng
nhu cầu. Tín dụng là mối quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
(dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để
sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị
ban đầu.
Tín dụng là “phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và
người đi vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền
sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong thời gian nhất định, khi tới

thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hồn trả số tiền hoặc hàng hố cho
người cho vay kèm theo một khoản lãi” (Lê Hữu Ảnh, Vũ Hồng Quyết, 1997).
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Tín dụng là những hành động cho
vay, bán chịu hàng hoá và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng
không phải là hoạt động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện,
tức là phải bồi hồn thanh tốn lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động
giá trị khác với lưu thông hàng hoá đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn tới
phương thức mượn tài khoản, bồi hoàn và giá trị thanh tốn”.

1.1.2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
a. Bản chất của tín dụng:
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất kỳ
phương thức sản xuất nào, tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngồi như là sự vay


6

mượn tạm thời tài sản, hàng hoá hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta
có thể sử dụng được giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
trao đổi. Để hiểu rõ bản chất của tín dụng cần phải nghiên cứu mối liên hệ kinh
tế trong q trình hoạt động của tín dụng và mối liên quan của nó với q trình
tái sản xuất (Đỗ Xuân Luận, 2017).
Tín dụng rất đa dạng và phong phú về hình thức. Bản chất của tín dụng
được thực hiện ở các điểm sau:
-Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử
dụng trong một thời gian nhất định.
-Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được chuyển quyền sử dụng
để thoả mãn một hay một số mục đích nhất định.
-Đến thời gian do hai bên thoả thuận, người vay hoàn trả lại người cho vay
giá trị lớn hơn số vốn vay ban đầu, phần tăng thêm này gọi là tiền lãi.

Các-Mác viết về bản chất của tín dụng như sau: Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi
tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay
người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra
để thanh tốn, cũng khơng phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại
với điều kiện là nó sẽ quay về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định.
Có nhiều cách diễn đạt về tín dụng nhưng đều phản ánh một bên là người
cho vay, bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng
thuộc về bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các
phạm trù khác.
b. Chức năng của tín dụng:
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trên nguyên tắc
hồn trả: Đặc điểm tuần hồn vốn ln dẫn đến tình trạng thừa và thiếu vốn tạm
thời. Thừa vốn khi các chủ thể có thu nhập nhưng chưa cần chi tiêu và thiếu vốn
khi họ cần chi tiêu nhưng lại chưa có thu nhập. Đây là mâu thuẫn vốn có và nảy












×