Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

2 đề thi thử TN THPT 2022 môn hóa học THPT thuận thành bắc ninh lần 1 file word có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.07 KB, 12 trang )

SỞ GDĐT BẮC NINH

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

THPT THUẬN THÀNH 1

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HOÁ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 001

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây
A. Dung dịch brom dư.

B. Dung dịch KMnO4 dư.

C. Dung dịch nước vôi trong.

D. Dung dịch AgNO3/NH3 dư.

Câu 2: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây
A. HCl.



B. HBr.

C. HF.

D. HI.

Câu 3: Ở điều kiện thích hợp, N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. Li.

B. H2.

C. Mg.

D. O2.

Câu 4: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3 (ở điều kiện thường)
A. Na2S.

B. NaOH.

C. CaCl2.

D. BaSO4.

Câu 5: PE là polime có nhiều ứng dụng rộng rãi (dùng làm áo mưa, khăn trải bàn, túi ni-lơng). Có thể
điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH3-CH3.

B. CH2=CH-CH3.


C. CH2=CH-Cl.

D. CH2=CH2.

Câu 6: Nhận định nào sau đây khơng đúng với CH2=CH–CHO
A. Phản ứng với H2 dư có xúc tác Ni tạo CH3–CH2–CHO.
B. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. Đốt cháy 1 mol anđehit thu được 2 mol H2O.
D. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, mỗi phân tử nhường 2 electron.
Câu 7: Cho các phản ứng sau
1) Cu + HNO3 đặc

2) Si + dung dịch NaOH

3) Fe2O3 + CO dư

4) NH4Cl + NaNO2

5) Cu(NO3)2

6) NH3 + CuO

Trong điều kiện đun nóng, số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 3.

B. 4.

C. 5.


D. 6.

Câu 8: Công thức chung của anđehit no, đơn chức, mạch hở là
Trang 1/4 – Mã đề 001


A. CnH2n+1CHO.

B. CnH2nCHO.

C. CnH2n-1CHO.

D. CnH2n-3CHO.

Câu 9: Trong phân tử HNO3, ngun tử N có
A. hố trị V, số oxi hố +5.

B. hoá trị V, số oxi hoá +4.

C. hoá trị IV, số oxi hoá +5.

D. hoá trị IV, số oxi hố +3.

Câu 10: Natri hiđrocacbonat có cơng thức là
A. Na2O.

B. NaHCO3.

C. Na2CO3.


D. NaOH.

C. CH3COOH.

D. H2O.

Câu 11: Chất nào sau đây là loại chất điện li mạnh
A. NaCl.

B. C2H5OH.

Câu 12: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm
A. chuyển thành màu xanh.

B. mất màu.

C. không đổi màu.

D. chuyển thành màu đỏ.

Câu 13: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. NH4Cl → NH3 + HCl.

B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.

C. NaHCO3 → NaOH + CO2.

D. NH4NO3 → N2O + 2H2O.

Câu 14: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH

A. Glixerol.

B. Etylen glicol.

C. Ancol etylic.

D. Ancol metylic.

C. C2H4.

D. C6H6.

Câu 15: Công thức phân tử của axetilen là
A. C2H6.

B. C2H2.

Câu 16: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây
A. NaHCO3.

B. KOH.

C. HCl.

D. NaCl.

C. Propan.

D. Benzen.


Câu 17: Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon no
A. Etilen.

B. Isopren.

Câu 18: Để phòng dịch bệnh COVID-19, mọi người nên thường xuyên dùng nước rửa tay khô để sát
khuẩn nhanh. Thành phần chính của nước rửa tay khơ là etanol. Cơng thức của etanol là
A. CH3CHO.

B. C2H5OH.

C. CH3OH.

D. C2H5COOH.

Câu 19: Cho các chất sau: C2H6, C2H4, C4H10 và benzen. Chất nào phản ứng với dung dịch brom
A. C2H6.

B. C2H4.

C. C4H10.

D. C6H6 (benzen).

Câu 20: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg.

B. Cu.

C. Zn.


D. Al.

Câu 21: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu.

B. Cu(OH)2.

C. Na2CO3.

D. Br2.

Câu 22: Có các phát biểu sau:
Trang 2/4 – Mã đề 001


(1) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hidro.
(2) Các hidrocacbon thơm đều có cơng thức chung là CnH2n+6 với (n ≥ 6).
(3) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(4) Penta-1,3-đien có đồng phân hình học cis - trans.
(5) Isobutan tác dụng với Cl2 chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ thu được 1 sản phẩm hữu cơ.
(6) Hidrocacbon không no, mạch hở, có cơng thức phân tử C4H8 có 4 đồng phân.
(7) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 5.

C. 6.


D. 7.

Câu 23: Axit cacboxylic X có trong giấm ăn. X có cơng thức cấu tạo thu gọn là
A. HCOOH.

B. CH3CH(OH)COOH.

C. CH3COOH.

D. HOOC-COOH.

Câu 24: X là một ancol có cơng thức phân tử C 3H8On, X có khả năng hịa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ
thường. Số chất X phù hợp là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C 2H4, C3H6, C4H8, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá
trị của m là
A. 1,15 gam.

B. 1,25 gam.

C. 0,95 gam.

D. 1,05 gam.


Câu 26: Hòa tan hết 50 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị
V là
A. 44,80 lít.

B. 1,12 lít.

C. 22,40 lít.

D. 11,20 lít.

Câu 27: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của
sản phẩm là
A. CH3Cl.

B. CCl4.

C. CH2Cl2.

D. CHCl3.

Câu 28: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thốt ra 0,56 lít khí H 2 (đktc), giá trị m
của là
A. 4,7 gam.

B. 9,4 gam.

C. 7,4 gam.

D. 4,9 gam.


Câu 29: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm x mol FeO, x mol Fe 2O3 và y mol Fe3O4 bằng dung dịch HNO3
đặc nóng, thu được 6,72 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 48,0 gam.

B. 35,7 gam.

C. 46,4 gam.

D. 69,6 gam.

Câu 30: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl
0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là
Trang 3/4 – Mã đề 001


A. 0,063 lít.

B. 0,125 lít.

C. 0,15 lít.

D. 0,25 lít.

Câu 31: Cho 2,46 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400ml dung
dịch NaOH 0,1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 5,32 gam.

B. 11,26 gam.


C. 3,54 gam.

D. 3,34 gam.

Câu 32: Khi cho 5,5 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol etylic tác dụng hết với kali, thu được
1,68 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 41,03%.

B. 41,82%.

C. 51,18%.

D. 58,97%.

Câu 33: Cho 8,8 gam anđehit axetic (CH3CHO) tham gia phản ứng tráng gương trong dung dịch
AgNO3/NH3 thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,6 gam.

B. 4,32 gam.

C. 10,8 gam.

D. 43,2 gam.

Câu 34: Hịa tan hồn tồn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư, thu được x mol NO2 (là sản
phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,6 mol.

B. 0,5 mol.


C. 0,2 mol.

D. 0,25 mol.

Câu 35: Hấp thụ hồn tồn 2,24 lít CO2 (đktc) vào cốc đựng 210 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung
dịch X. Khối lượng chất tan có trong X là
A. 11,31 gam.

B. 12,80 gam.

C. 10,60 gam.

D. 11 gam.

Câu 36: Để trung hòa 40 ml giấm ăn cần 25 ml dung dịch NaOH 1M. Biết khối lượng riêng của giấm là 1
g/ml. Vậy mẫu giấm ăn này có nồng độ là
A. 3,75%.

B. 3,5%.

C. 4%.

D. 5%.

Câu 37: Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có cơng thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất).
Cho 5,52 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khơ thì thu được hơi nước, phần
chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 8,88 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối
này trong oxi thì thu được 3,18 gam Na 2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng
của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35%.


B. 30%.

C. 40%.

D. 45%.

Câu 38: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đều no, mạch hở A, B (B hơn A một nhóm chức). Hóa hơi
hồn tồn m gam M thu được thể tích hơi bằng thể tích của 7 gam nitơ đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất. Nếu cho m gam M tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam M
thu được 28,6 gam CO2. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH2O2 và C4H6O2.

B. CH2O2 và C3H4O4.

C. C2H4O2 và C3H4O4.

D. C2H4O2 và C4H6O4.

Trang 4/4 – Mã đề 001


Câu 39: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, no (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140°C. Sau phản
ứng thu được hỗn hợp Y gồm 21,6 gam nước và 72 gam ba ete có số mol bằng nhau. Công thức của 2
ancol là.
A. C2H5OH và C3H7OH.

B. CH3OH và C2H5OH.

C. CH3OH và C4H9OH.


D. CH3OH và C3H7OH.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Hòa tan m gam X trong 400 ml dung dịch HCl 2M,
thấy thốt ra 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 2,8 gam Fe duy nhất chưa tan. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp
X trên vào dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí NO 2 (đktc). Giá trị của m và V lần lượt
là:
A. 14,8 gam và 20,16 lít.

B. 24,8 gam và 4,48 lít.

C. 30,0 gam và 16,8 lít.

D. 32,6 gam và 10,08 lít.

Trang 5/4 – Mã đề 001


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1D

2C

3D

4B

5D


6A

7C

8A

9C

10B

11A

12A

13C

14C

15B

16B

17C

18B

19B

20D


21A

22A

23C

24C

25D

26D

27D

28A

29D

30B

31D

32B

33D

34A

35D


36A

37A

38C

39B

40C

Câu 1:
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 —> C2Ag2 + 2NH4NO3
Trang 6/4 – Mã đề 001


C2H2 bị giữ lại, khí thốt ra là C2H4 sạch.

Câu 2:
Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit HF:
SiO2 + 4HF —> SiF4 + 2H2O

Câu 3:
Ở điều kiện thích hợp, N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với O2:
N2 + O2 —> 2NO (t° cao, số oxi hóa của N tăng từ 0 lên +2 nên N2 là chất khử).
Khi N2 phản ứng với Li, H2, Mg thì số oxi hóa của N giảm từ 0 xuống -3 (N2 là chất oxi hóa)

Câu 4:
Dung dịch NaOH tác dụng được với NaHCO3 (ở điều kiện thường):
NaOH + NaHCO3 —> Na2CO3 + H2O


Câu 6:
A. Sai, CH2=CH–CHO + H2 dư —> CH3-CH2-CH2OH
B. Đúng:
+ Tính oxi hóa:
CH2=CH–CHO + H2 dư —> CH3-CH2-CH2OH
+ Tính khử:
CH2=CH–CHO + Br2 + H2O —> CH2Br-CHBr-COOH + HBr
C. Đúng
CH2=CH–CHO + 3,5O2 —> 3CO2 + 2H2O
D. Đúng: CH2=CH–CHO nhường e để tạo 2Ag.

Câu 7:
1) Cu + HNO3 đặc —> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
2) Si + H2O + NaOH —> Na2SiO3 + H2
Trang 7/4 – Mã đề 001


3) Fe2O3 + CO dư —> Fe + CO2
4) NH4Cl + NaNO2 —> NaCl + N2 + H2O
5) Cu(NO3)2 —> CuO + NO2 + O2
6) NH3 + CuO —> Cu + N2 + H2O

Câu 9:
Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có hố trị IV (xung quanh N có 4 liên kết), số oxi hoá +5.

Câu 19:
Chất phản ứng với dung dịch brom là C2H4:
C2H4 + Br2 —> C2H4Br2


Câu 21:
Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với Cu.
Các chất còn lại:
CH2=CH-COOH + Cu(OH)2 —> (CH2=CH-COO)2Cu + H2O
CH2=CH-COOH + Na2CO3 —> CH2=CH-COONa + CO2 + H2O
CH2=CH-COOH + Br2 —> CH2Br-CHBr-COOH

Câu 22:
(1) Sai, có thể khơng có H như CCl4, (COONa)2…
(2) Sai, là CnH2n-6 với (n ≥ 6).
(3) Đúng, tính oxi hóa (với H2), tính khử (với Br2/H2O, O2…)
(4) Đúng: CH2=CH-CH=CH-CH3 có đồng phân hình học ở nối đơi thứ 2.
(5) Sai, thu được 2 sản phẩm hữu cơ là (CH3)2CH-CH2Cl (phụ) và (CH3)3C-Cl (chính)
(6) Đúng: CH2=CH-CH2-CH3, CH3-CH=CH-CH3 (Cis – Trans) và CH2=C(CH3)2
(7) Đúng: CH3COOH + Cu(OH)2 —> (CH3COO)2Cu + H2O

Câu 24:
X có khả năng hịa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường —> X có ít nhất 2OH kề nhau.
Trang 8/4 – Mã đề 001


Có 2 chất X thỏa mãn:
CH3-CHOH-CH2OH và CH2OH-CHOH-CH2OH

Câu 25:
Quy đổi hỗn hợp thành CH2.
—> nCH2 = nCO2 = 0,075 —> m = 0,075.14 = 1,05

Câu 26:
CaCO3 + H2SO4 —> CaSO4 + CO2 + H2O

—> nCO2 = nCaCO3 = 0,5
—> V = 11,2 lít

Câu 27:
Sản phẩm dạng CH4-xClx
%Cl = 35,5x/(34,5x + 16) = 89,12%
—> x = 3: CHCl3

Câu 28:
C6H5OH + Na —> C6H5ONa + 0,5H2
nH2 = 0,025 —> nC6H5OH = 0,05 —> m = 4,7 gam

Câu 29:
nFeO = nFe2O3 —> Quy đổi hỗn hợp thành Fe3O4
Bảo toàn electron —> nFe3O4 = nNO2 = 0,3
—> m = 0,3.232 = 69,6 gam

Câu 30:
nKOH = 0,2V; nBa(OH)2 = 0,1V
nH2SO4 = 0,01; nHCl = 0,03
Trang 9/4 – Mã đề 001


Khi trung hòa vừa đủ: nOH- = nH+
⇔ 0,2V + 2.0,1V = 0,01.2 + 0,03
—> V = 0,125 lít

Câu 31:
nH2O = nNaOH = 0,04
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m muối + mH2O

—> m muối = 3,34

Câu 32:
Đặt a, b là số mol CH3OH và C2H5OH
mX = 32a + 46b = 5,5
nH2 = 0,5a + 0,5b = 0,075
—> a = 0,1; b = 0,05
—> %C2H5OH = 41,82%

Câu 33:
nCH3CHO = 0,2 —> nAg = 0,4 —> mAg = 43,2 gam

Câu 34:
nAl = 0,2
Bảo toàn electron —> nNO2 = 3nAl = 0,6

Câu 35:
nCO2 = 0,1 và nNaOH = 0,21 —> X chứa Na2CO3 (0,1) và NaOH dư (0,01)
—> m chất tan = 11 gam

Câu 36:
nCH3COOH = nNaOH = 0,025
Trang 10/4 – Mã đề 001


—> C%CH3COOH = 0,025.60/40.1 = 3,75%

Câu 37:
Khi mX = 2,76 gam thì m muối = 4,44 gam
nNa2CO3 = 0,03; nCO2 = 0,11; nH2O = 0,05

Bảo toàn C: nC(X) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,14
nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,06
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m muối + mH2O
—> nH2O = 0,04
Bảo toàn H: nH(X) + nH(NaOH) = nH(muối) + nH(H2O)
—> nH(X) = 0,12
—> mO(X) = mX – mC – mH = 0,96
—> %O = 0,96/2,76 = 34,78%

Câu 38:
nM = nN2 = 0,25
nH2 = 0,2 —> Số COOH = 2nH2/nM = 1,6 —> CnH2nO2 (a mol) và CmH2m-2O4 (b mol)
nM = a + b = 0,25
nH2 = 0,5a + b = 0,2
—> a = 0,1 và b = 0,15
nCO2 = 0,1n + 0,15m = 0,65
—> 2n + 3m = 13
Do n ≥ 1 và m ≥ 2 nên n = 2 và m = 3 là nghiệm duy nhất
Cặp axit là C2H4O2 và C3H4O4

Câu 39:
nH2O = 1,2 —> nX = 2,4
mX = mH2O + mEte = 93,6
Trang 11/4 – Mã đề 001


—> MX = 39
Các ete có cùng số mol nên các ancol cũng có cùng số mol —> Trung bình cộng phân tử khối 2 ancol là
39.
—> CH3OH và C2H5OH.


Câu 40:
nHCl = 0,8; nH2 = 0,1
Bảo toàn H —> nH2O = 0,3 —> nO = 0,3
Có Fe dư nên muối chỉ có FeCl2 (0,4 mol, tính theo bảo tồn Cl)
—> m = 0,4.56 + mO + mFe dư = 30
Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45) và O (0,3).
Bảo toàn electron: 3nFe = nNO2 + 2nO
—> nNO2 = 0,75 —> V = 16,8 lít

Trang 12/4 – Mã đề 001



×