Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

3 đề thi thử TN THPT 2022 môn hóa học THPT nguyễn khuyến TP HCM lần 1 file word có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 12 trang )

SỞ GDĐT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN 1

THPT NGUYỄN KHUYẾN – TiH – LÊ

NĂM HỌC 2021-2022

THÀNH TƠNG

Mơn: HỐ HỌC

(Đề thi có 04 trang)
(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 008

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Este được tạo bởi CH3OH và CH2=CHCOOH có tên gọi là
A. vinyl axetat.

B. metyl propionat.

C. metyl acrylat.

D. etyl acrylat.

Câu 2: Số nguyên tử hiđrô trong phân tử trimetylamin là


A. 9.

B. 7.

C. 10.

D. 11.

Câu 3: Etyl axetat được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. Thủy phân etyl axetat thu được
ancol là
A. CH4O.

B. C2H6O.

C. C3H6O.

D. C3H8O.

Câu 4: Khi đun nóng triolein với chất X dư có xúc tác để nguội thu được khối chất rắn là tristearin. Chất
X là
A. NaOH.

B. HCl.

C. Br2.

D. H2.

Câu 5: Thủy phân chất nào sau đây trong dung dịch kiềm thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng
bạc ?

A. Vinyl fomat.

B. Vinyl axetat.

C. Saccarozơ.

D. Etyl fomat.

Câu 6: Glyxin không tác dụng dung dịch chất nào sau đây?
A. HCl.

B. NaCl.

C. CH3OH (có HCl).

D. KOH.

C. cacbon.

D. oxi.

C. Glixerol.

D. Axit oleic.

Câu 7: Trong phân tử amin không chứa nguyên tố
A. hiđrô.

B. nitơ.


Câu 8: Chất nào sau là hợp chất hữu cơ tạp chức ?
A. Alanin.

B. Tripanmitin.

Câu 9: Trong các chất sau, chất nào trong phân tử có hai nhóm -NH2 ?
A. Đimetylamin.

B. Axit glutamic.

C. Lysin.

D. Valin.

Trang 1/4 – Mã đề 008


Câu 10: Axit glutamic là một loại aminoaxit có trong thành phần của một số thuốc giúp phòng ngừa và
điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh gây căng thẳng mất ngủ, nhức đầu, ù tai. Tổng số nguyyên tử
nitơ và oxi trong phân tử axit glutamic là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

C. C3H7NH2.


D. (CH3)3N.

C. Metylamin.

D. Etyl acrylat.

Câu 11: Chất nào sau đây là amin bậc một ?
A. CH3NHC2H5.

B. (CH3)2NH.

Câu 12: Chất nào sau đây là amino axit?
A. Anilin.

B. Valin.

Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về alanin?
A. Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
B. Là aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất.
C. Có tính chất lưỡng tính.
D. Trong dung dịch chỉ có dạng phân tử.
Câu 14: Dung dịch chất X hòa tan Cu(OH) 2, thu được dung dịch màu xanh lam. Mặt khác, X bị thủy
phân khi đun nóng trong mơi trường axit. Chất X là
A. saccarozơ.

B. glucozơ.

C. fructozơ.

D. xenlulozơ.


Câu 15: Trong các chất sau, chất nào trong phân tử có số ngun tử oxi ít nhất?
A. Tripanmitin.

B. Axit oleic.

C. Axit glutamic.

D. Glixerol.

Câu 16: Cho dãy các chất : (1) NH3, (2) C2H5NH2, (3) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự giảm dần lực bazơ các
chất trong dãy là
A. (2), (1), (3).

B. (2), (3), (1).

C. (3), (1), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 17: Cho vào ống nghiệm 1 – 2 ml dung dịch chất X, nhỏ tiếp vài giọt phenolphtalein vào thấy dung
dịch có màu hồng. Chất X là
A. alanin.

B. etylamin.

C. anilin.

D. axit axetic.


Câu 18: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?
A. Glyxin.

B. Glucozơ.

C. Triolein.

D. Đimetylammin.

Câu 19: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất X dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Chất X là
A. chất béo.

B. xenlulozơ.

C. tinh bột.

D. Axit glutamic.

Câu 20: Trong dung dịch, biết 1 mol chất X tác dụng vừa đủ với 2 mol NaOH. Chất X là chất nào trong
các chất sau?
A. alanin.

B. lysin.

C. axit glutamic.

D. vinyl axetat.

Trang 2/4 – Mã đề 008



Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam glyxin trong O 2 thu được CO2, H2O và 448 ml khí N2. Giá trị của m

A. 3,00.

B. 1,50.

C. 2,23.

D. 3,56.

Câu 22: Từ khí X và hơi nước, tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ q trình quang hợp. Khí X
gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là
A. O2.

B. CH4.

C. CO2.

D. CO.

Câu 23: Trong các chất sau, chất nào sau đây có số liên kết pi (π) trong phân tử nhiều nhất ?
A. Anilin.

B. Tristearin.

C. Alanin.

D. Triolein.


Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một este E no, mạch hở, đơn chức và có khả năng tráng bạc, cần dùng 0,7
mol O2, thu được H2O và 26,4 gam CO2. Chất E là
A. vinyl fomat.

B. etyl fomat.

C. metyl fomat.

D. metyl axetat.

Câu 25: Cho 4 chất sau: metylamin, anilin, glyxin, H2NCH2COONa. Có bao nhiêu chất tác dụng được
với dung dịch HCl?
A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Alanin là β-aminoaxit.

C. Anilin là amin bậc hai.

D. Glyxin tham gia được phản ứng este hóa.

Câu 27: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất của quá trình lên men là 80% thu được 7,36 gam

C2H5OH. Mặt khác, m gam glucozơ tác dụng hết dung dịch AgNO 3 trong NH3 (dư), thu được bao nhiêu
gam Ag ?
A. 21,6.

B. 10,8.

C. 16,2.

D. 17,28.

Câu 28: Cho 2,790 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được
5,053 gam muối. Tổng số các nguyên tử trong phân tử X là
A. 7.

B. 10.

C. 13.

D. 9.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
B. H2N[CH2]5COOH tham gia được phản ứng trùng ngưng.
C. Xenlulozơ không tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch xanh lam.
D. Metylamin là chất khí và rất ít tan trong nước.
Câu 30: Thí nghiệm nào sau đây khơng xảy ra phản ứng?
A. Dẫn khí H2 (Ni xúc tác) vào dung dịch fructozơ đun nóng.
B. Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin.
Trang 3/4 – Mã đề 008



C. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoniclorua.
D. Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Câu 31: Đun nóng m gam tristearin với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 18,36 gam muối. Giá trị của
m là
A. 21,48.

B. 13,00.

C. 17,80.

D. 53,40.

Câu 32: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2
mol KOH, thu được 20,9 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 9.

B. 5.

C. 7.

D. 8.

Câu 33: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch HCl dư, lắc đều.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết thúc thí nghiệm 1 trong ống nghiệm thu được dung dịch đồng nhất.
B. Ở thí nghiệm 2 nếu thay anilin là dung dịch metyl amin thì hiện tượng xảy ra và tương tự.
C. Thí nghiệm 1 chứng minh anilin có tính bazơ.

D. Kết thúc thí nghiệm 2 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 34: Cho 1,78 gam alanin vào dung dịch chứa 0,04 mol KOH, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng
tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,13.

B. 5,49.

C. 6,21.

D. 5,14.

Câu 35: Hợp chất hữu cơ X là đồng phân cấu tạo của valin. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun
nóng thu được muối natri của α-amino axit và ancol bậc một. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp E gồm một este đơn chức, mạch hở X và một amino axit Y
(có một nhóm NH2), thu được 26,88 lít CO 2 (đktc) và 22,5 gam H 2O. Biết số nguyên tử cacbon trong Y
nhiều hơn số nguyên tử cacbon trong X. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 51,90%.

B. 43,73%.

C. 30,03%.


D. 49,72%.

Câu 37: Cho các phát biểu sau
(a) Glyxin và lysin có cùng cơng thức đơn giản nhất.
(b) a mol muối đinatriglutamat tác dụng vừa đủ với 3a mol HCl trong dung dịch.
(c) N-metylmetanamin cùng bậc với propan-2-ol.
(d) Alanin và valin đều có mạch cacbon phân nhánh.
(e) Chỉ có một este mạch hở ứng với công thức phân tử C3H4O2.
Trang 4/4 – Mã đề 008


Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + NaOH → Y + Z
F + 2NaOH → 2Z + T
Biết E, F đều là este mạch hở lần lượt có cơng thức phân tử là C 4H6O2 và C4H6O4. Biết Z là muối của axit
cacboxylic, Y và T chứa cùng một loại chức. Cho các phát biểu sau:
a. Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
b. Chất Y là hợp chất hữu cơ khơng no.
c. Dẫn khí etylen vào dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra chất T.
d. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được số mol CO2 = số mol Na2CO3.
e. Có một cơng thức cấu tạo thoả mãn tính chất của F.

Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 39: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C mH2m+4O2N2) là muối amoni
của amino axit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E gồm X và Y cần vừa đủ 0,39 mol O 2 thu được N2, CO2 và
6,84 gam H2O. Mặt khác, cho 0,05 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được hai amin no có
cùng nguyên tử cacbon, không là đồng phân của nhau (số C của mỗi amin lớn hơn 1) và a gam hai muối
đều không tráng bạc được. Giá trị của a gam là
A. 6,19.

B. 7,67.

C. 6,86.

D. 7,14.

Câu 40: Hỗn hợp T gồm ba este đều no, mạch hở (1 este đơn chức và 2 este đa chức, số nguyên tử C
trong phân tử mỗi este đều nhỏ hơn 10). Đốt cháy hoàn toàn a gam T thu được H 2O và 0,9 mol CO2. Cho
a gam T tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của axit có
mạch khơng phân nhánh và 11,32 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol (có cùng số ngun tử cacbon và đều
khơng hịa tan Cu(OH)2). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3; 0,225 mol H2O và 0,27 mol CO2. Khối
lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong T là
A. 3,52.


B. 1,02.

C. 2,64.

D. 2,55.

Trang 5/4 – Mã đề 008


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1C

2A

3B

4D

5A

6B

7D

8A

9C

10D


11C

12B

13C

14A

15B

16A

17B

18C

19A

20C

21A

22C

23D

24B

25B


26D

27A

28B

29D

30B

31C

32C

33B

34B

35B

36C

37D

38A

39D

40B


Câu 13:
Trang 6/4 – Mã đề 008


A. Sai, dung dịch Ala trung tính
B. Sai, cịn amino axit nhỏ hơn (Gly)
C. Đúng, tính axit (-COOH) và tính bazơ (-NH2)
D. Sai, Ala tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực trong dung dịch

Câu 14:
Dung dịch chất X hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh lam —> X có tính chất của ancol đa
chức.
X bị thủy phân khi đun nóng trong mơi trường axit —> Chọn X là saccarozơ.

Câu 15:
A. Tripanmitin (6 oxi).
C. Axit glutamic (4 oxi).

B. Axit oleic (2 oxi).
D. Glixerol (3 oxi)

Câu 16:
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ của amin
—> (2), (1), (3).

Câu 17:
Chất X là etylamin (C2H5NH2) có tính bazơ.
Cịn lại Alanin trung tính, axit axetic có tính axit và anilin có tính bazơ nhưng rất yếu.


Câu 19:
X là chất béo:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH —> 3RCOONa + C3H5(OH)3
(R- là gốc axit béo)

Câu 20:
X là axit glutamic:
NH2-C3H5(COOH)2 + 2NaOH —> NH2-C3H5(COONa)2 + 2H2O
Trang 7/4 – Mã đề 008


Các chất cịn lại chỉ có 1COO nên tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1

Câu 21:
nN2 = 0,02 —> nGly = 0,04 —> mGly = 3 gam

Câu 22:
Khí X là CO2:
6nCO2 + 5nH2O quang hợp —> (C6H10O5)n + 6nO2
Hàm lượng CO2 trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà
kính.

Câu 23:
A. Anilin có 3C=C
B. Tristearin có 3C=O
C. Alanin có 1C=O
D. Triolein có 3C=C + 3C=O

Câu 24:
nH2O = nCO2 = 0,6

Bảo toàn O —> nE = 0,2
—> Số C = nCO2/nE = 3: E là C3H6O2
E có tráng bạc —> HCOOC2H5 (etyl fomat)

Câu 25:
Cả 4 chất đều tác dụng với HCl:
CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl
C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
NH2-CH2-COOH + HCl —> ClH3N-CH2-COOH
NH2-CH2-COONa + 2HCl —> ClH3N-CH2-COOH + NaCl
Trang 8/4 – Mã đề 008


Câu 27:
2C2H5OH <— C6H12O6 —> 2Ag
nC2H5OH = 0,16 —> nAg = 0,16/80% = 0,2
—> mAg = 21,6 gam

Câu 28:
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,062
—> MX = 45: X là C2H7N —> Tổng 10 nguyên tử

Câu 30:
A. Fructozơ + H2 —> Sobitol
B. Không phản ứng
C. C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + NaCl + H2O
D. HCOOCH3 + AgNO3 + NH3 + H2O —> (NH4)2CO3 + CH3OH + Ag + NH4NO3

Câu 31:
(C17H35COO)3C3H5 —> 3C17H35COONa

0,02…………………………….. ⇐ 0,06
—> m = 0,02.890 = 17,8 gam

Câu 32:
nKOH = 2nX nên X có 2COOH
X dạng R(COOH)2 và muối là R(COOK)2 (0,1 mol)
M muối = R + 166 = 20,9/0,1 —> R = 43: NH2-C2H3
X là NH2-C2H3(COOH)2 —> X có 7H

Câu 33:
A. Đúng, do tạo muối tan:
Trang 9/4 – Mã đề 008


C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
B. Sai, anilin tạo kết tủa trắng, metyl amin thì khơng
C. Đúng, anilin nhận proton (H+) nên có tính bazơ
D. Đúng, tạo 2,4,6-tribrơm anilin (kết tủa trắng)

Câu 34:
nAla = 0,02
Muối gồm AlaHCl (0,02) và KCl (0,04)
—> m muối = 5,49 gam

Câu 35:
Các cấu tạo phù hợp:
NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
CH3-CH(NH2)-COO-CH2-CH3
CH3-CH2-CH(NH2)-COO-CH3
(CH3)2C(NH2)-COO-CH3


Câu 36:
nCO2 = 1,2 < nH2O = 1,25 —> Amino axit có 1COOH
Số C = nCO2/nE = 2,4 —> X là HCOOCH3
nY = 2(nH2O – nCO2) = 0,1 —> nX = 0,4
nCO2 = 0,4.2 + 0,1CY = 1,2 —> CY = 4
%C4H9NO2 = 30,03%

Câu 37:
(a) Sai, CTĐGN của Gly là C2H5NO2, của Lys là C3H7NO
(b) Đúng:
NH2-C3H5(COONa)2 + 3HCl —> ClH3N-C3H5(COOH)2 + 2NaCl
(c) Đúng, chúng là amin bậc 2 và ancol bậc 2
Trang 10/4 – Mã đề 008


(d) Sai, Ala có mạch khơng nhánh, Val có nhánh
(e) Đúng, chỉ có HCOOCH=CH2.

Câu 38:
Z là muối của axit cacboxylic, Y và T chứa cùng một loại chức nên:
E là HCOO-CH2-CH=CH2
Y là CH2=CH-CH2OH
Z là HCOONa
F là (HCOO)2C2H4
T là C2H4(OH)2
(a) Đúng, do có gốc HCOO- nên E và F đều tráng gương
(b) Đúng, Y là ancol không no, đơn chức, mạch hở.
(c) Đúng:
C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2

(d) Đúng:
2HCOONa + O2 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
(e) Đúng.

Câu 39:
Đặt nX = x và nY = y
nE = x + y = 0,05
nO2 = x(1,5n – 1) + y.1,5m = 0,39
nH2O = x(n + 2) + y(m + 2) = 0,38
—> x = 0,03; y = 0,02; nx + my = 0,28
—> 3n + 2m = 28
Với n ≥ 6, m ≥ 4 —> n = 6 và m = 5 là nghiệm duy nhất.
X là (CH3COONH3)2C2H4; Y là NH2-C2H4-COONH3-C2H5
Muối gồm CH3COONa (0,06) và NH2-C2H4-COONa (0,02)
Trang 11/4 – Mã đề 008


—> m muối = 7,14

Câu 40:
Muối không nhánh nên tối đa 2 chức. Quy đổi muối thành HCOONa (a), (COONa)2 (b) và CH2 (c)
nNaOH = a + 2b = 0,24
nH2O = 0,5a + c = 0,225
nC = a + 2b + c = 0,27 + 0,24/2
—> a = 0,15; b = 0,045; c = 0,15
—> Muối gồm CH3COONa (0,15) và (COONa)2 (0,045)
nC(Z) = nC(T) – nC(muối) = 0,51
nO(Z) = nNaOH = 0,24
—> nH(Z) = (mZ – mC – mH)/1 = 1,36
—> nZ = nH/2 – nC = 0,17

Số C = nCO2/nZ = 3
Hai ancol cùng C, khơng hịa tan Cu(OH)2 —> C3H7OH (0,1) và CH2(CH2OH)2 (0,07)
T gồm:
(CH3COO)2C3H6: 0,07 mol
CH3COOC3H7: 0,15 – 0,07.2 = 0,01 mol
(COOC3H7)2: 0,045 mol
—> mCH3COOC3H7 = 1,02 gam

Trang 12/4 – Mã đề 008



×