Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

16 đề thi thử TN THPT 2022 môn hóa học sở GDĐT nam định (học kỳ 1 đợt 2) file word có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.71 KB, 13 trang )

SỞ GDĐT NAM ĐỊNH

THI HẾT HỌC KỲ 1 – ĐỢT 2

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Mã đề 019

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của
fructozơ là
A. C12H22O11.

B. (C6H10O5)n.

C. C6H12O6.

D. C2H4O2.

C. Xenlulozơ.



D. Glucozơ.

Câu 42: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Saccarozơ.

B. Fructozơ.

Câu 43: Cơng thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. (C17H33COO)3C3H5.

B. (CH3COO)2C2H4.

C. (HCOO)3C3H5.

D. CH3COOC2H5.

Câu 44: Trong các polime: tơ tằm, tơ axetat, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những loại polime có nguồn
gốc xenlulozơ là
A. tơ visco và tơ nilon-6.

B. tơ tằm và tơ nitron.

C. tơ visco và tơ nilon-6.

D. tơ axetat và tơ visco.

Câu 45: Axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4.


B. HCl.

C. NaCl.

D. NaNO3.

Câu 46: Chất nào sau đây không phải là este
A. CH3COOC6H5.

B. HCOOC2H5.

C. CH3COOH3NCH3.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 47: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là
A. HCOOC2H5.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOCH3.

D. CH3COOCH3.

Câu 48: Do phân tử của glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau, nên dung dịch glucozơ phản ứng
được với
A. H2SO4 đặc nóng.

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.


C. H2 có mặt Ni đun nóng.

D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 49: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
Trang 1/4 – Mã đề 019


A. Tinh bột.

B. Saccarozơ.

C. Xenlulozơ.

D. Glucozơ.

Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch có màu xanh lam?
A. Fructozơ.

B. Ancol propylic.

C. Propan-1,3-điol.

D. Anbumin.

Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn m gam X gồm vinyl axetat và metyl acrylat, thu được 8,96 lít khí CO 2 ở
đktc. Giá trị của m là
A. 7,2.

B. 7,4.


C. 8,6.

D. 8,8.

Câu 52: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Alanin.

B. Valin.

C. Lysin.

D. Glyxin.

Câu 53: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phương pháp trùng hợp
A. CH2=CHCOOCH3.

B. CH2=CHCOOC2H5.

C. C2H5COOCH=CH2.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 54: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Poli(metyl metacrylat).

B. Nilon-6.

C. Tinh bột.


D. Polistiren.

Câu 55: Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men cho X và khí cacbonic. Cơng thức hóa
học của X là
A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. CH3OH.

D. C3H5(OH)3.

Câu 56: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 1.

B. 1 và 2.

C. 2 và 2.

D. 2 và 1.

Câu 57: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.


Câu 58: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng khơng tạo ra hai muối?
A. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

B. CH3OOC-COOCH3.

C. CH3COOCH2CH2OOCCH2CH3.

D. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).

Câu 59: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polietilen.

B. poli(vinyl clorua).

C. polistiren.

D. polipropilen.

Câu 60: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Anilin.

B. Metylamin.

C. Etylamin.

D. Trimetylamin.

C. etyl fomat.

D. metyl axetat.


Câu 61: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là
A. etyl axetat.

B. metyl fomat.

Câu 62: Chất nào sau đây khơng có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly-Ala.

B. Gly-Gly-Ala.

C. Gly-Ala.

D. Gly-Ala-Gly.
Trang 2/4 – Mã đề 019


Câu 63: Từ 1 tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất
của quá trình sản xuất là 81%.
A. 648 kg.

B. 630 kg

C. 720 kg.

D. 800 kg

Câu 64: Thủy phân hoàn toàn 21,7 gam đipeptit mạch hở Lys-Ala trong dung dịch HCl dư thu được dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,45.


B. 30,90.

C. 30,80.

D. 34,55.

Câu 65: Xà phịng hóa hồn tồn 26,52 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol NaOH. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 28,50.

B. 27,36.

C. 31,02.

D. 30,12.

Câu 66: Cho 1,38 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng
hết với dung dịch HCl (dư), thu được 2,84 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. CH3NH2 và (CH3)3N.

B. CH3NH2 và C2H5NH2.

C. C2H5NH2 và C3H7NH2.

D. C3H7NH2 và C4H9NH2.

Câu 67: Trong một phân tử tripeptit Gly-Ala-Glu (mạch hở), số nguyên tử oxi là
A. 6.


B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 68: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri
stearat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
B. X có 57 ngun tử C trong một phân tử
C. Phân tử X có 5 liên kết π.
D. 1 mol X làm mất màu tối đa 1 mol Br2 trong dung dịch.
Câu 69: Trùng hợp 1680 m3 vinyl clorua (đo ở đktc) với hiệu suất phản ứng là H, thu được 3,75 tấn
poli(vinyl clorua). Giá trị của H là
A. 65%.

B. 75%.

C. 80%.

D. 70%.

Câu 70: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen
C. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 71: Cho dãy các chất: vinyl fomat, axit stearic, tinh bột, metylamin, glyxin, anbumin. Số chất tác
dụng dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là
A. 5.


B. 4.

C. 3.

D. 2.
Trang 3/4 – Mã đề 019


Câu 72: Thủy phân polisaccarit X trong môi trường axit thu được monosaccarit Y. X là chất rắn, ở dạng
bột vơ định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. X, Y lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ.

B. xenlulozơ và frutozơ.

C. xenlulozơ và glucozơ.

D. tinh bột và fructozơ.

Câu 73: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen trong
phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O 2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88
gam H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng với tối đa với 2,80 gam NaOH trong dung dịch đun nóng, thu
được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp 2 muối. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T

A. 1,02 gam.

B. 2,72 gam.

C. 2,04 gam.


D. 1,36 gam.

Câu 74: Chất hữu cơ X no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Thủy phân hồn tồn X trong
dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được ancol Y và muối của hai axit cacboxylic Z, T. Các
chất Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Phân tử khối nhỏ nhất của X là
A. 262.

B. 234.

C. 176.

D. 288.

Câu 75: Thuỷ phân 51,3 gam saccarozơ với hiệu suất đạt 80% trong dung dịch H 2SO4 lỗng, đun nóng,
thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần:
Phần 1: làm mất màu vừa hết dung dịch chứa m gam Br2 (trong nước).
Phần 2: cho dung dịch NaOH dư vào thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa 8,82 gam
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Giá trị của m là
A. 8,0.

B. 12,8.

C. 4,8.

D. 6,4.

Câu 76: Hợp chất X mạch hở có cơng thức phân tử là C 10H10O5. Từ X thực hiện các phản ứng theo
phương trình hóa học sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(3) nX3 + nX2 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O
Phát biểu nào sau đây khơng chính xác?
A. X2 và X3 đều tác dụng được với Cu(OH)2.
B. X tác dụng được với NaHCO3.
C. X1 và X2 có cùng số nguyên tử hiđro.
D. X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
Câu 77: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Trang 4/4 – Mã đề 019


Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Nước brom

Kết tủa trắng

Y

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh


Z, T

Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

Z

Cu(OH)2

Dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.

B. Anilin, lysin, etyl fomat, glucozơ.

C. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.

D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

Câu 78: Hỗn hợp M chứa ba peptit mạch hở Ala-Lys-Gly, Ala-Gly, Lys-Gly-Ala-Lys. Trong hỗn hợp M,
nguyên tố oxi chiếm 21,302% về khối lượng. Cho 0,12 mol M tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản
ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp gồm 3 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 69.

B. 68.

C. 72.


D. 70.

Câu 79: Có các phát biểu sau:
(1) Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
(2) Saccarozơ có khả năng phản ứng với H2 đun nóng khi có mặt xúc tác Ni.
(3) Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(4) Công thức chung của các cacbohiđrat thường là Cn(H2O)2n.
(5) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(6) Phân tử saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 80: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch
chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C 17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam
X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là
A. 17,96.

B. 16,12.

C. 19,56.

D. 17,72.

Trang 5/4 – Mã đề 019



ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41C

42A

43A

44D

45B

46C

47A

48B

49D

50A

51C

52C

53D


54C

55A

56B

57A

58B

59D

60A

61A

62C

63C

64A

65B

66B

67A

68D


69C

70D

71B

72A

73B

74B

75D

76C

77B

78B

79C

80D

Câu 41:
Công thức phân tử của fructozơ là C6H12O6

Câu 43:
Trang 6/4 – Mã đề 019



Chất béo là trieste của glyxerol và axit béo —> (C17H33COO)3C3H5 có thể là cơng thức của chất béo.

Câu 44:
Những loại polime có nguồn gốc xenlulozơ là: tơ axetat và tơ visco.

Câu 45:
Axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch HCl:
HCl + H2N-CH2-COOH —> ClH3N-CH2-COOH

Câu 46:
Chất CH3COOH3NCH3 không phải là este, đây là muối metyl amoni axetat.

Câu 47:
Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic:
C2H5OH + HCOOH ⇔ HCOOC2H5 (X) + H2O

Câu 48:
Do phân tử của glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau, nên dung dịch glucozơ phản ứng được với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, đây là tính chất của ancol đa chức có OH kề nhau.

Câu 49:
Glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân trong mơi trường axit.

Câu 50:
Dung dịch fructozơ hịa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch có màu xanh lam, do fructozơ có các nhóm
OH kề nhau.

Câu 51:
nCO2 = 0,4 —> nC4H6O2 = 0,1

—> mC4H6O2 = 8,6 gam

Trang 7/4 – Mã đề 019


Câu 52:
Dung dịch Lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh vì Lysin có 2NH2 và 1COOH:
NH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 53:
Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phương pháp trùng hợp CH3COOCH=CH2:
nCH3COOCH=CH2 —> (-CH(OOCCH3)-CH2-)n

Câu 54:
Tinh bột là polime thiên nhiên, được tạo ra từ phản ứng quang hợp:
6nCO2 + 5nH2O —> (C6H10O5)n + 6nO2

Câu 55:
Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men cho C2H5OH và khí cacbonic:
C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2

Câu 56:
Axit glutamic: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2-COOH
—> 1NH2 và 2COOH

Câu 57:
C3H6O2 có 2 đồng phân este: HCOOC2H5 và CH3COOCH3

Câu 58:
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat) + NaOH —> C6H5COONa + C6H5ONa + H2O

B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3 —> CH3COONa + C2H5COONa + C2H4(OH)2
C. CH3OOC−COOCH3 + NaOH —> (COONa)2 + CH3OH
D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat) + NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O

Câu 63:
Trang 8/4 – Mã đề 019


(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
—> mGlucozơ = 1000.80%.81%.180/162 = 720 kg

Câu 64:
nLys-Ala = 0,1
Lys-Ala + H2O + 3HCl —> Lys(HCl)2 + AlaHCl
0,1…………..0,1……..0,3
—> m muối = mLys-Ala + mH2O + mHCl = 34,45

Câu 65:
nC3H5(OH)3 = nNaOH/3 = 0,03
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3
—> m muối = 27,36

Câu 66:
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,04
—> MX = 34,5
—> Chọn CH3NH2 và C2H5NH2.

Câu 67:
Số O = 2 + 2 + 4 – 2 = 6


Câu 68:
A. Đúng, đồng phân có gốc C17H35COO- nằm C1 và C2
B. Đúng, các muối đều 18C nên X có 18.3 + 3 = 57C
C. Đúng, gốc stearat có 1 pi và gốc oleat có 2 pi
D. Sai, 1 mol X + 2 mol Br2

Câu 69:
nCH2=CHCl ban đầu = 75 kmol
Trang 9/4 – Mã đề 019


nCH2=CHCl phản ứng = 3750/62,5 = 60 kmol
—> H = 60/75 = 80%

Câu 70:
A. Đúng
B. Đúng: CH2=CH2 —> (-CH2-CH2-)n
C. Đúng, trùng hợp CH2=C(CH3)-COOCH3
D. Sai, tơ nitron điều chế từ trùng hợp CH2=CH-CN

Câu 71:
Các chất tác dụng dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là:
vinyl fomat, axit stearic, glyxin, anbumin.

Câu 72:
X là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang
hợp —> X là tinh bột.
Thủy phân X trong môi trường axit thu được monosaccarit Y —> Y là glucozơ

Câu 73:

nCO2 = 0,32 —> nC = 0,32
nH2O = 0,16 —> nH = 0,32
Bảo toàn khối lượng —> m = 5,44
—> nO = 0,08
—> C : H : O = 4 : 4 : 1
Do E đơn chức nên E là C8H8O2
nE = 0,04 và nNaOH = 0,07
—> Trong E có 1 este của phenol (0,03 mol) và 1 este của ancol (0,01 mol)
nH2O = nEste của phenol = 0,03
Bảo toàn khối lượng —> m ancol = mE + mNaOH – mT – mH2O = 1,08
Trang 10/4 – Mã đề 019


n ancol = 0,01 —> M ancol = 108: C6H5-CH2OH
Xà phịng hóa E chỉ thu được 2 muối và ancol trên nên E chứa:
HCOO-CH2-C6H5 (0,01)
HCOO-C6H4-CH3 (0,03)
Muối nhỏ nhất là HCOONa (0,04 mol)
—> mHCOONa = 2,72 gam

Câu 74:
Các chất Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức và X chỉ có 1 loại nhóm chức nên:
Y là C2H4(OH)2; Z là HCOONa; T là (COONa)2
X nhỏ nhất là HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-CH2-CH2-OOC-H
—> MX = 234

Câu 75:
nC12H22O11 = 0,15
H = 80% —> X gồm Glucozơ (0,12), Fructozơ (0,12) và saccarozơ dư (0,03)
Phần 2 chứa Glucozơ (0,12k), Fructozơ (0,12k) và saccarozơ dư (0,03k)

—> nCu(OH)2 = (0,12k + 0,12k + 0,03k)/2 = 0,09
—> k = 2/3
—> nBr2 = nGlucozơ phần 1 = 0,12 – 0,12k = 0,04
—> mBr2 = 6,4

Câu 76:
(2)(3) —> X3 là p-C6H4(COOH)2
X2 là C2H4(OH)2
(2) —> X1 là p-C6H4(COONa)2
(1) —> X là p-HOOC-C6H4-COO-CH2-CH2-OH
Trang 11/4 – Mã đề 019


A. Đúng:
C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 —> (C2H5O2)2Cu + H2O
C6H4(COOH)2 + Cu(OH)2 —> C6H4(COO)2Cu + H2O
B. Đúng:
HOOC-C6H4-COO-CH2-CH2-OH + NaHCO3 —> NaOOC-C6H4-COO-CH2-CH2-OH + CO2 + H2O
C. Sai, X1 có 4H, X2 có 6H
D. Đúng:
HOOC-C6H4-COO-CH2-CH2-OH —> (-OC-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n + nH2O

Câu 77:
X + Br2 tạo kết tủa trắng ---> Chọn B

Câu 78:
Công thức chung của M là (Ala)(Gly)(Lys)x
—> %O = 16(x + 3)/[75 + 89 + 146x – 18(x + 1)] = 21,302%
—> x = 1,5
(Ala)(Gly)(Lys)x + (x + 1)H2O + (2x + 2)HCl —> Muối

0,12……………………..0,3…………..0,6
Bảo toàn khối lượng:
—> m muối = 67,86

Câu 79:
(1) Đúng, glucozơ có tráng gương, saccarozơ thì khơng
(2) Sai, saccarozơ khơng phản ứng với H2
(3) Đúng, fructozơ có nhiều OH kề nhau nên có tính chất của ancol đa chức
(4) Sai, cơng thức thường là Cx(H2O)y
(5) Đúng
(6) Đúng
Trang 12/4 – Mã đề 019


Câu 80:
Từ số C của các muối —> X có 55C
X là C55HxO6
C55HxO6 + (0,25x + 52)O2 —> 55CO2 + 0,5xH2O
…………………..1,55………………..1,1
—> x = 102
nX = 1,1/55 = 0,02
—> mX = 17,16
nC3H5(OH)3 = 0,02 và nNaOH = 0,06
Bảo toàn khối lượng —> m muối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 17,72

Trang 13/4 – Mã đề 019




×