1
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10
để bồi dưỡng học sinh giỏi
Selection, construction and use of the system exercises in the general chemistry section 10 to
foster good student
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 115 tr. +
Phạm Văn Từ
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học;
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Trung Ninh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi Hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT). Nghiên cứu nội dung kiến thức và
bài tập phần cơ sở trong sách giáo khoa lớp 10- ban nâng cao, tài liệu giáo khoa chuyên
hóa học lớp 10 và các tài liệu hóa học khác. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận
và Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi
dưỡng học sinh giỏi trường THPT. Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phần kiến
thức cơ sở hóa học chung lớp 10 trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực nghiệm sư
phạm với hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi dưỡng học
sinh giỏi ở trường THPT.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Bài tập; Kiến thức cơ sở; Hóa học
Content
1. Lý do chọn đề tài
Nhân tài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội, lịch sử. Vì vậy, ở thời đại nào, quốc gia nào
người tài cũng được tôn trọng, việc bồi dưỡng, việc sử dụng nhân tài đều được xem là quốc sách.
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn ghi "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên
khí thịnh thì thế nước mạnh và ngày càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu và ngày càng
xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương thời xưa, chẳng có đời nào mà không chăm bón
nhân tài, bồi đáp nguyên khí cho đất nước”.
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 đã chỉ rõ "Chất lượng giáo dục mũi
nhọn đã được coi trọng thông qua việc phát triển hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu và
thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến ở nhiều trường đại học và
cao đẳng nghề".
Thực tế cho thấy công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học nói
chung và môn Hoá học nói riêng ở trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả
như mong muốn là do:
2
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu về môn Hoá
học còn thiếu, bản thân giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xác định phẩm chất và năng lực
cần có của học sinh giỏi hoá học và các biện pháp nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực đó.
- Hệ thống bài tập dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi hoá nói chung và đặc biệt là bài tập phần
kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 nói riêng chưa nhiều, đồng thời việc sử dụng hệ thống bài
tập này trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi THPT
còn ít đề cập đến hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học chung của lớp 10, đặc biệt là hệ thống bài
tập các chương về cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học,
phản ứng hóa học và đối tượng là học sinh THPT không chuyên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài " Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi dưỡng học sinh giỏi"
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 và đề xuất
cách sử dụng hệ thống bài tập đó để bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt thành tích cao trong các kỳ
học sinh giỏi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở
trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần cơ sở trong sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, tài
liệu giáo khoa chuyên hóa học lớp 10 và các tài liệu hóa học khác.
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần kiến thức cơ sở hóa học
chung lớp 10 để bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để
bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học môn hoá và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT.
- Đối tượng: Hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi dưỡng học
sinh giỏi THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 có chất
lượng tốt, đồng thời biết sử dụng nó một cách hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT.
3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận;
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp xử lí thống kê toán học các số liệu thực nghiệm.
7. Đóng góp của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10
giúp cho giáo viên có thêm nguồn tài liệu dùng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đề xuất được hướng sử dụng bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong
ba chương:
Chương 1:Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 dùng bồi
dưỡng học sinh giỏi trường THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi hóa học ở trƣờng THPT
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định " Phát triển nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong các nhân tố quyết định sự phát
triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt"
Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phải phát hiện những học sinh có tư chất thông
minh, có năng khiếu môn học. Theo các tài liệu về tâm lý học và phương pháp dạy học hóa học thì
năng khiếu hóa học được thể hiện qua một số năng lực và phẩm chất sau: Năng lực tiếp thu kiến
thức; năng lực suy luận logic; năng lực đặc biệt; năng lực lao động sáng tạo; năng lực kiểm
chứng; năng lực thực hành. Trước mắt cần xác định những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất
của một học sinh giỏi hóa học là:
- Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Chính là nắm vững bản chất hóa
học của các hiện tượng hóa học.
- Có năng lực tư duy hóa học: Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa cao, có khả
năng sử dụng phương pháp mới (qui nạp, diễn dịch, loại suy…).
4
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản và hướng nhận thức đó
vào tình huống mới, không theo đường mòn
Để phát hiện được những học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi môn Hóa học, giáo viên
cần thực hiện đối với học sinh các biện pháp sau:
- Làm rõ mức độ đầy đủ chính xác của kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình SGK.
- Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiều biện pháp và
nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của học sinh
Đối với giáo viên, khi bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Hóa học ta cần thực
hiện các biện pháp cơ bản sau:
- Hình thành cho học sinh có kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc. Đó là lý thuyết chủ đạo,
là các định luật và các qui luật cơ bản của bộ môn.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng các lý thuyết chủ đạo, các định luật, các qui luật
của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hóa học của sự vật hiện tượng.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựa vào bản chất hóa học, kết hợp với kiến thức của môn
học khác có được hướng giải quyết vấn đề một cách logic gọn gàng.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phán đoán (quy nạp, diễn dịch ) một cách độc lập sáng tạo
giúp học sinh có cách giải bài tập nhanh hơn, ngắn gọn hơn.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, giúp các em biết cách dùng thực nghiệm để kiểm
chứng lại những những dự đoán.
1.2. Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trƣờng THPT
- Trong giáo dục, theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên , thuật ngữ " bài tập" có nghĩa
là "bài ra cho học sinh để vận dụng những điều đã học".
- Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau: Dựa vào tính chất của bài tập hóa học;
dựa vào hình thức của bài tập Hóa học; dựa vào kiểu hay dạng bài tập; dựa vào nội dung kiến
thức Mỗi cách phân loại có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể
giáo viên có thể sử dụng hệ thống phân loại này hoặc hệ thống phân loại khác hay kết hợp các
cách phân loại nhằm phát huy được các ưu điểm của mỗi loại.
- Việc sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy hóa học có nhiều ý nghĩa quan trọng trong
nhiều mặt của công tác Giáo dục và Đào tạo nói chung và mục tiêu của môn Hóa học nói riêng, cụ
thể là: Ý nghĩa trí dục; ý nghĩa phát triển;. ý nghĩa giáo dục.
1.3. Một số vấn đề sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trƣờng THPT
Hoá học là một môn khoa học tự nhiên và là môn học gắn liền với thực nghiệm, gắn liền với
các vấn đề môi trường kinh tế, xã hội .Đối với các môn học tự nhiên nói chung, môn Hóa học nói
riêng thì việc sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy hóa học cũng là nét đặc trưng trong dạy
5
học. Bài tập Hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, hướng sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy được thực hiện theo một số hình
thức sau:
- Sử dụng bài tập để giúp học sinh tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới;
- Sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học;
- Sử dụng các bài tập thực tiễn;
Với mục tiêu là sử dụng bài tập để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, ta có thể nêu ra một số
hướng sử dụng bài tập như sau:
- Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức;
- Sử dụng bài tập để mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành các qui luật hóa học;
- Sử dụng bài tập để rèn kĩ năng, rèn tư duy logic;
- Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề;
- Sử dụng bài tập để giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu;
- Sự dụng bài bài tập để hình thành kiến thức mới;
- Sử dụng bài tập để rèn trí thông minh cho học sinh;
- Sử dụng bài tập thực tiễn;
- Sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học
1.4. Nội dung phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 trong các kỳ thi học sinh giỏi
- Phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 là phần kiến thức không thể thiếu trong các kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia cũng như các kỳ thi học sinh giỏi lớp 10 theo vùng miền hay học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Tùy theo tính chất của kỳ thi và đối tượng dự thi mà yêu cầu của kỳ thi mở rộng nội dung thi.
1.5. Phân tích tình hình thực tế công tác bồi dƣỡng học sinh ở trƣờng THPT
Thực tế cho thấy, hệ thống tài liệu dùng để giảng dạy hóa học ở trường THPT nói chung và tài
liệu dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng hiện nay vẫn còn cần phải tiếp tục điểu chỉnh bổ sung.
Bên cạnh đó là hệ thống bài tập tuy có đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung nhưng số lượng
bài tập có chất lượng dùng để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn tiếp tục cần bổ sung và
chọn lọc để thích ứng với yêu cầu của đề thi học sinh giỏi hiện nay.
Bên cạnh những khó khăn về chương trình cũng như tài liêu thì đặc điểm học sinh cũng ảnh
hưởng đến công tác giảng dạy. Ở lứa tuổi lớp 10 THPT, sự phát triển trí tuệ đã bắt đầu ở vào thời kỳ
thịnh vượng nhất, sự phát triển đời sống tình cảm trở nên phong phú, đa dạng, sâu sắc hơn. Tuy vậy,
học sinh lớp 10 cũng bắt gặp nhiều khó khăn khi thay đổi môi trường học tập. Nhiều học sinh còn
chậm trong việc thích nghi với môi trường học tập mới, sự bỡ ngỡ, rụt rẽ, e ngại, có lúc còn nản
chí khi gặp khó khăn được thể hiện rõ trong trong học tập cũng như trong quan hệ giao tiếp.
6
Căn cứ số liệu điều tra, việc dự giờ thăm lớp và quá trình phỏng vấn giáo viên tại các trường
THPT Tỉnh Thái Bình chúng tôi nhận thấy việc dạy học hóa học ở lớp 10 THPT hiện nay còn có
những hạn chế như sau:
- Việc sử dụng các PPDH tích cực chưa thường xuyên hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả
chưa cao. Nhiều giáo viên tự nhận là không thường xuyên sử dụng thí nghiệm và phương tiện
trong giảng dạy, việc sử dụng này thường chủ yếu được tiến hành ở những tiết thao giảng;
- Việc sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học chưa nhiều, chưa có chất lượng, gần 70%
số giáo viên thừa nhận việc sử dụng bài tập để hình thành khái niệm mới còn chưa thường
xuyên bởi vì việc soạn hệ thống bài tập này muốn hay thường mất nhiều thời gian;
- Đặc biệt việc sử dụng bài tập thực nghiệm để giảng dạy còn rất hạn chế, rất ít số tiết có
sử dụng dạng bài tập này để phục vụ cho việc giảng dạy.
Với thực trạng giảng dạy đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và hình thành
năng lực của học sinh. Các em ít được hoạt động trong giờ học, hơn nữa lại ít được động não,
không chủ động tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Để tìm hiểu về thực trạng công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ở lớp 10 trường THPT, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho các giáo viên và học
sinh của 03 trường THPT. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra
về những khó khăn của giáo viên trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi.
TT
Nội dung điều tra
Số lƣợng
(%)
1.
Giáo viên chưa xác định được vùng kiến thức cần giảng dạy
cho học sinh.
17/20
85%
2.
Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian được phân
phối trong chương trình.
12/20
60%
3.
Giáo viên chưa tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập
phù hợp để phát hiện và bồi dưỡng Học sinh.
18/20
90%
4.
Tài liệu tham khảo còn hạn chế
15/20
75%
5.
Chưa đổi mới phương pháp học cho học sinh
15/20
75%
6.
Phương pháp sử dụng bài tập trong giảng dạy còn hạn chế
17/20
85%
7.
Nội dung kiến thức hóa học còn trìu tượng nên không gây được
hứng thú, tình cảm cho học sinh.
5/20
25%
8.
Giáo viên còn còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn học sinh
có năng khiếu hóa học.
14/20
70%
9.
Số học sinh có năng khiếu hóa học chưa nhiều.
9/20
45%
10.
Các nguyên nhân khác
7/20
35%
7
Bảng 1.2. Kết quả điều tra
về những khó khăn của học sinh trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi.
TT
Nội dung điều tra
Số lƣợng
(%)
1.
Học sinh chưa xác định được kiến thức cần học tập.
123/143
86,01%
2.
Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian học tập của
học sinh.
99/143
69,23%
3.
Học sinh chưa có hệ thống bài tập phù hợp
123/143
86,32%
4.
Tài liệu tham khảo còn hạn chế
72/143
50,35%
5.
Phương pháp học còn hạn chế
111/143
77,62%
6.
Nội dung kiến thức hóa học còn trìu tượng nên không gây
được hứng thú, tình cảm cho học sinh.
60/143
41,95%
7.
Các nguyên nhân khác
45/143
31,47%
Với kết quả điều tra như trên, có thể nhận thấy rằng chất lượng học sinh giỏi chưa cao và chưa bền
vững là do nhiều nguyên nhân. Trong các nguyên nhân đó thì việc lựa chọn, xây dựng được hệ thống bài
tập phù hợp; phương pháp sử dụng bài tập thích hợp; việc xác định được vùng kiến thức cần nghiên cứu
và phương pháp học tập của học sinh được xác định là các nguyên nhân chủ yếu.
Với thực trạng về công tác giảng dạy hóa học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 như
vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc dạy học hóa học nói chung và việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp
10 nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều việc mà mỗi giáo viên tham gia
giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiếp tục đổi mới. Nhưng dù có khó khăn thế nào thì việc bồi
dưỡng học sinh giỏi, với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó cũng luôn cần được sự quan tâm của
các cấp, các ngành, các đơn vị và các giáo viên tham gia giảng dạy.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm các
vấn đề chính sau:
- Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học
- Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
- Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT
- Một số vấn đề về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trường THPT.
Bên cạnh việc nghiên cứu về các cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đã tiến hành phân tích nội
dung kiến thức phần hóa học cơ sở lớp 10 trong các kỳ thi học sinh giỏi, đồng thời tiến hành tìm
hiểu tình hình thực tế về đặc điểm học sinh lớp 10; về công tác dạy học hóa học và bồi dưỡng học
sinh giỏi ở lớp 10 THPT hiện nay.
8
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu đạt được về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn, chúng tôi đã
tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lớp 10 để phục vụ cho công tác phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
CHƢƠNG 2
TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN
CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG LỚP 10 ĐỂ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
2.1. Phân tích chƣơng trình phần cơ sở hóa học chung lớp 10
Trong phạm vi giới hạn của đề tài chúng tôi xin trình bày nội dung chương trình hóa học 10
nâng cao, gồm:
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Chương 3: Liên kết hóa học
Chương 4: Phản ứng hóa học
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Ngoài nội dung dạy theo chương trình THPT nâng cao, chúng tôi mở rộng thêm một số kiến
thức nâng cao trọng tâm cho học sinh
- Phản ứng hạt nhân; hằng số phóng xạ; chu kì bán hủy
- Bán kính ion; các hiđrua; các oxit
- Cấu trúc phân tử.Thuyết lực đẩy các cặp electron ở lớp vỏ hoá trị (VSEPR)
- Các khái niệm, thông số đặc trưng của mạng tinh thể ( Ô cơ sở, số đơn vị cấu trúc, độ đặc khít
- Một loại nhiệt của phản ứng ; Định luật Hess
- Hằng số cân bằng K
p
; mối quan hệ giữa K
c
và và K
p
.
2.2. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học
Việc tuyển chọn và xây dựng bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú ý tới một số nguyên
tắc sau:
- Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học;
- Bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng;
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh;
- Với học sinh giỏi đặc biệt quan tâm đến bài tập ở mức độ cao đòi hỏi học sinh phải thông
minh và có suy luận logic
- Có hệ thống bài tập mở rộng kiến thức, khắc sâu kiến thức sát với yêu cầu, nội dung của đề
thi học sinh giỏi.
9
- Hệ thống bài tập phải được sắp xếp thực từ dễ đến khó, từ cơ bản đến rộng mở, nâng cao
cho mỗi dạng, mỗi chuyên đề.
- Nguồn tài liệu cung cấp bài tập phải có độ tin cậy và độ giá trị cao
Ngoài vấn đề tuyển chọn các bài tập có sẵn ở các tài liệu tham khảo, trong quá trình giảng
dạy người giáo viên hoá học cần biết cách xây dựng một số bài tập mới phù hợp với đối tượng học
sinh, đó là: Lược bớt hoặc chia nhỏ; đảo chiều cách hỏi; thay đổi hình thức của bài tập; xây dựng
các bài tập tương tự; phát triển, mở rộng bài tập.
2.3 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học lớp 10 để bồi dƣỡng học sinh
giỏi ở trƣờng THPT
Hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học chung lớp 10 dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi được
tuyển chọn, xây dựng theo nội dung kiến thức các chương, trong mỗi chương là hệ thống bài tập
tự luận theo các dạng cụ thể (có kèm theo các điểm lưu ý về phương pháp giải) và hệ thống bài tập
trắc nghiệm. Cụ thể:
Chƣơng 1: Cấu tạo nguyên tử (40 bài)
Bài tập tự luận: Gồm 20 bài được phân phân loại chi tiết theo 03 dạng: Bài tập về kích
thước, khối lượng nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị; Bài tập về hóa học
hạt nhân; Bài tập về cấu hình electron.
Bài tập trắc nghiệm: Gồm 20 bài
Chƣơng 2: Bảng tuần hoàn - định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học (40 bài)
Bài tập tự luận: Gồm 15 bài được phân phân loại chi tiết theo 03 dạng: Từ cấu hình electron
suy ra vị trí của nguyên tố và ngược lại; Qui luật biến đổi một số đại lượng vật lý và tính chất của các
nguyên tố; Xác định nguyên tố.
Bài tập trắc nghiệm: 25 bài
Chƣơng 3: Liên kết hoá học (40 bài)
Bài tập tự luận: Gồm 20 bài được phân phân loại chi tiết theo 04 dạng: Xác định loại liên kết
và giải thích sự hình thành các loại liên kết hóa học. Viết công thức electron và công thức cấu tạo;
Sự lai hóa - hình học phân tử ; Mạng tinh thể và Hóa trị và số oxi hóa
Bài tập trắc nghiệm : 20 bài
Chƣơng 4: Phản ứng hóa học (45 bài)
Bài tập tự luận: Gồm 20 bài được phân phân loại chi tiết theo 04 dạng: Cân bằng phản ứng
oxi hóa khử; Hoàn thành phản ứng oxi hóa khử; Bài toán oxi hóa khử; Nhiệt của phản ứng.
Bài tập trắc nghiệm : 25 bài
Chƣơng 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (40 bài)
Bài tập tự luận: Gồm 20 bài được phân phân loại chi tiết theo 02dạng: Tốc độ phản ứng ; Bài
tập về cân bằng hóa học.
Bài tập trắc nghiệm : 20 bài
10
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học lớp 10 trong việc bồi dƣỡng học simh ở
trƣờng THPT
2.4.1. Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức và rèn kỹ năng cơ bản
Bài tập theo hướng này có nội dung không quá phức tạp, quá khó. Để học sinh có thể khái
quát về phương pháp giải cho một dạng bài tập cụ thể, giáo viên nên sử dụng 2 đến 5 bài tập của
dạng đó nhưng không hoàn toàn như nhau theo kiểu chỉ khác số liệu mà có thể đảo chiều cách hỏi,
bổ sung, Trong hệ thống bài tập của đề tài này, các dạng bài đều có từ 02 bài trở lên và được lựa
chọn hợp lý nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Chẳng hạn, để rèn luyện kĩ năng
giải bài tập về sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng giáo viên có thể lựa chọn 02 bài tập
như sau: ( Trích từ luận văn của đề tài)
Ví dụ 1 : Nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng tổng hợp hiđro iotua vào nhiệt độ,
trong một khoảng nhiệt độ xác định, người ta biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10
0
C thì tốc độ của
phản ứng hóa học này tăng lên 3 lần. Hỏi:
a) Tốc độ phản ứng hóa học trên tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ tăng từ 25
0
C lên 75
0
C ?
b) Tốc độ phản ứng hóa học trên giảm bao nhiêu lần khi nhiệt độ giảm từ 135
0
C xuống 95
0
C?
Để làm được bài tập học sinh chỉ cần thay các số liệu vào biểu thức biểu diễn mối quan hệ
giữa nhiệt độ, hệ số nhiệt độ và tỉ lệ về tốc độ phản ứng là có được kết quả.
a)
24333
5
10
2575
10
25
75
0
0
T
c
c
k
v
v
(lần)
b)
8133
4
10
95135
10
95
135
0
0
T
c
c
k
v
v
(lần)
Ví dụ 2: Hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axit HCl ở 20
0
C cần 27 phút. Cũng mẫu Zn
đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 40
0
C trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết mẫu Zn đó trong
dung dịch axit nói trên ở 65
0
C thì cần thời gian bao nhiêu giây?
So với ví dụ 1, thì bài tập này đã được mở rộng hơn về nội dung và đã thực hiện đảo đảo
chiều cách hỏi. Để làm được bài tập này, HọC SINH cần thực hiện thêm bước tìm ra hệ số nhiệt
độ của phản ứng.
Giải: -
39
3
27
10
2040
10
20
40
40
20
kkk
v
v
t
t
T
-
5,1
10
4560
10
40
65
65
40
33
T
k
v
v
t
t
→ Thời gian kết thúc phản ứng ở 60
0
C là:
188,46
3
60.4
5,1
(giây)
11
2.4.2. Sử dụng bài tập để rèn luyện khả năng suy luận logic
Suy luận logic là một trong các phẩm chất quan trọng của học sinh giỏi. Có năng lực suy luận
logic, học sinh sẽ có cái nhìn tổng thể về các khả năng có thể xảy ra với với một bài toán, từ đó
tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách logic chặt chẽ.
Ví dụ 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) SO
2
+ Br
2
+ H
2
O → H
2
SO
4
+
b) NH
3
+ Cl
2
→ N
2
+
c) KMnO
4
ct
0
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+
d) MnO
2
+ HCl
đặc
→ Cl
2
+
Logic để hoàn thành được các phương trình trên là
- Từ bản chất của phản ứng oxi hóa khử để xác định được chất khử, chất oxihóa, từ đó lập
được thăng bằng electron cho chất khử chất oxihóa.
- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích và tính chất hóa học đã biết của
các chất để xác định công thức cho các chất chưa biết.
Chẳng hạn, ta xét phản ứng (d):
- Dựa vào sự biến đổi về số oxi hóa, ta xác định được Cl
-
(HCl) là chất khử, vậy chất oxi hóa
là Mn
+4
và do thực hiện trong môi trường axit nên Mn
+4
bị khử thành Mn
+2
(MnCl
2
)
Lập thăng bằng electron:
1
1
24
2
2
22
MneMn
eClCl
→ MnO
2
+ 4HCl
đặc
→ Cl
2
+ MnCl
2
+ 2H
2
O
Ví dụ 2(5.10) Cho cân bằng hoá học: 2NO
2
N
2
O
4
58,04H kJ
Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào, giải thích, khi thêm khí trơ Ar trong 2 trường hợp: áp suất
không đổi và thể tích không đổi.
- Áp suất không đổi
K
p
=
24
2
2
NO
NO
P
P
=
2
24
2
NO
NO
n
n
.
V
RT
khi thêm khí trơ Q =
2
24
2
NO
NO
n
n
.
/
V
RT
vì V
/
>V Q>K
p
vậy để Q K
p
: số mol N
2
O
4
phải giảm
cân bằng chuyển theo chiều từ phải sang trái (tạo NO
2
)
- Thể tích không đổi áp suất riêng phần của các khí không đổi cân bằng không chuyển dịch.
Để giải được bài tập này HọC SINH phải phân tích suy luận logic về mối quan hệ giữa áp
suất, thể tích và hằng số cân bằng.
12
2.4.3. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
Ví dụ 1: Cân bằng các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) FeS
2
+ O
2
o
t
Fe
2
O
3
+ SO
2
b) FeS + HNO
3
→ Fe(NO
3
)
3
+ H
2
SO
4
+ NO + H
2
O
c) CuS + HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ H
2
SO
4
+ NO+ H
2
O
d) Cu
2
S + HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ H
2
SO
4
+ N
2
O+ H
2
O
Với bài tập này nhiều học sinh thường viết riêng từng quá trình oxi hóa, sau đó viết gộp lại và
tiến hành cân bằng. Đối với học sinh giỏi các em phát hiện được các phân tử (FeS
2
, FeS, ) trung
hòa về điện và đều là chất khử nên có thể viết gộp ngay quá trình oxi hóa (theo bảo toàn điện tích)
mà không nhất thiết phải dựa vào từng quá trình oxi hóa riêng rẽ.
Chẳng hạn, ta xét phản ứng: a) FeS
2
+ O
2
o
t
Fe
2
O
3
+ SO
2
Lập thăng bằng electron:
11
4
2
2
4
3
24
112
OeO
eSFeFeS
Ta có: 4FeS
2
+ 11O
2
o
t
2Fe
2
O
3
+ 8SO
2
.
Ví dụ 2: Cho X, Y, Z là ba nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của X, Y, Z bằng
72. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các ion X
+
, Y
2+
, Z
3+
có cùng cấu hình electron
1s
2
2s
2
2p
6
B. Bán kính các nguyên tử giảm: X > Y > Z.
C. Bán kính các ion tăng: X
+
< Y
2+
< Z
3+
.
D. Bán kính các ion giảm: X
+
> Y
2+
> Z
3+
Để giải quyết bài tập này, học sinh thường chú ý đến lời dẫn của bài toán, và tiến hành đặt ẩn, lập
hệ để suy ra số hiệu nguyên tử. Tiếp theo đó là suy ra đáp án cần lựa chọn. Với học sinh thông minh,
ngay sau khi đọc bài đã phát hiện được đáp án cần lựa chọn là C hoặc D bởi 2 đáp án này loại trừ
nhau. Do X, Y, Z cùng chu kì theo theo tăng điện tích hạt nhân → C là đáp án được lựa chọn.
2.4.4. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực kiểm chứng và kỹ năng giải quyết những vấn đề
thực tiễn
Ví dụ: Có cân bằng sau: N
2
O
4
(k)
2 NO
2
(k).
a) Cho 18,4g N
2
O
4
vào bình dung tích 5,904 lít ở 27
0
C. Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong
bình là 1 atm. Tính áp suất riêng phần của NO
2
và N
2
O
4
lúc cân bằng.
13
b) Nếu giảm áp suất của hệ cân bằng xuống bằng 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO
2
và
N
2
O
4
lúc này là bao nhiêu? Kết quả tìm được có phù hợp với nguyên lí Lơ Sactơlie không?
a) N
2
O
4(k)
2NO
2(k)
Cân bằng: p
0
- x 2x
Tại thời điểm cân bằng: p = p
0
+ x
Số mol ban đầu của N
2
O
4
:
92
4,18
n
= 0,2 (mol)
→
atmp
6
5
904,5
100.082,0.2,0
0
x = 1-
6
5
=
6
1
(atm)
Áp suất của N
2
O
4
và NO
2
lúc cân bằng:
atmPatmP
NOON
3
1
6
1
.2;
3
2
6
1
6
5
242
b) Ta có: K
p
=
42
2
2
ON
NO
P
P
atm
6
1
→
42
2
2
ON
NO
P
P
2
2
5,0
2
NO
NO
p
p
6
1
→
atmPatmP
ONNO
283,0;217,0
422
Nhận xét: Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tức là chiều làm tăng áp
suất phù hợp nguyên lí Lơ Sactơlie.
Với các bài tập này vừa có tác dụng giúp các em học sinh làm quen với việc nghiên cứu khoa học,
tin tưởng vào khoa học vừa tác động đến sự hứng thú học tập của các em học sinh.
2.4.5. Sử dụng bài tập đánh giá khả năng tự học và năng lực tiếp thu kiến thức
Với các phần kiến thức mới không có nhiều thời gian để giảng dạy thì khả năng tự học của học
sinh là rất cần thiết, đồng thời cũng đánh giá được năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh. Để phát
hiện khả năng và năng lực này của học sinh, giáo viên có thể dùng hai phương án sau đây:
Phương án 1: Sử dụng kiểu bài tập mà trong đề bài có cung cấp một số kiến thức mới, học
sinh tiếp cận kiến thức mới khi nghiên cứu đề bài.
Ví dụ: Tinh thể CsCl có cấu tạo dạng lập phương như hình vẽ. Biết r
+
= 1,69
0
A
và r
-
= 1,81
0
A
.
Hãy xác định số đơn vị cấu trúc; hằng số mạng (cạnh a) theo bán kính nguyên tử (r); độ đặc khít
)(
Ta có: - Số đơn vị cấu trúc: n
CsCl
= 1Cs
+
+ 1Cl
-
= 1CsCl
- Hằng số mạng:
04,4
3
)(2
Rr
a
0
A
14
- Độ đặc khít:
683,0
]
3
4
3
4
.[1
3
33
CsCl
a
Rr
Khi giải bài tập này, học sinh đã gián tiếp được cung cấp kiến thức về cấu trúc mạng tinh thể
của CsCl.
Phương án 2: Học sinh tự nghiên cứu lý thuyết và trên cơ sở đó tự giải quyết các bài tập theo
sự hướng dẫn của giáo viên. Để thực hiện được theo phương án này, giáo viên có thể biên soạn
nội dung tự nghiên cứu theo hướng sau đây (lấy dạng bài tập về phản ứng hạt nhân làm ví dụ).
- Cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh bằng cách trích dẫn phần kiến thức có trong đề tài (in,
photo phát cho học sinh) và các tài liệu cần tham khảo khác.
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập (trích dẫn từ đề tài);
- Đánh giá kết quả việc tự học của học sinh, bổ sung các nội dung các em chưa biết, chưa
hiểu hay chưa biết vận dụng.
Để sử dụng hệ thống bài tập này có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý với mỗi một bài tập có thể
có nhiều mục đích khác nhau tùy theo từng thời điểm mà giáo viên sử dụng. Chẳng hạn, với một
số bài nếu giáo viên sử dụng ngay trong giờ học thì nó có tác dụng phát hiện được năng lực phát
hiện vấn đề của học sinh, nhưng nếu sử dụng nó khi đã làm các bài tương tự thì nó lại có tác dụng
để củng cố và rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, chúng tôi đã thực hiện được các vấn đề sau:
- Đề xuất một số phương pháp lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập;
- Phân tích nội dung chương trình hóa học 10, xác định các kiến thức mới cần mở rộng cho phù
hợp với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10.
- Xây dựng và tuyển chọn được 95 bài tập tự luận (theo các dạng bài) và 110 câu hỏi trắc
nghiệm để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10.
- Đề xuất được một số phương hướng sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát hiện và bồi dưỡng các
năng lực cần thiết cho học sinh giỏi (có các ví dụ từ các bài tập trong hệ thống bài tập của đề tài).
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm
- Khẳng định mục đích của đề tài là thiết thực, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng
học sinh giỏi THPT.
- Xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập hoá học phần cơ sở
hóa học chung lớp 10 trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
15
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
- Sử dụng hệ thống bài tập đã tuyển chọn, xây dựng để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
- Xây dựng bài kiểm tra chung cho cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm để đánh giá hiệu
quả, tính khả thi của hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học đã tuyển chọn và xây dựng.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Khách thể nghiên cứu
- Chúng tôi chọn 03 trường THPT tại tỉnh Thái Bình có những điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm sư
phạm: THPT Nguyễn Đức Cảnh; Chu Văn An; Lê Quý Đôn.
- Mỗi trường chọn hai lớp có trình độ tương đương, một lớp thực nghiệm, lớp còn lại là lớp đối
chứng. Các cặp thực nghiệm – đối chứng do cùng một giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
giỏi và là giáo viên phụ trách đội tuyển học sinh giỏi tham gia giảng dạy.
3.3.2. Thiết kế thực nghiệm
Chúng tôi đã dùng bài kiểm tra chất lượng đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của các lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi căn cứ phép kiểm chứng T-
Test để xác định các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng của các trường (giá trị p của các cặp lớp đều >
0,05 chứng tỏ sự chênh lệch về điểm trung bình của các cặp lớp là không có ý nghĩa), đồng thời lựa chọn
giáo viên giảng dạy.
Bảng 3.1. Kiểm chứng để xác định các lớp tƣơng đƣơng
Chu Văn An
Lê Quý Đôn
Nguyễn Đức Cảnh
10A1(46)
TN
10A4(45)
ĐC
10A2(45)
TN
10A2(46)
ĐC
10A10(45)
TN
10A11(45)
ĐC
ĐTB
6,652
6,400
6,556
6,311
6,544
6,711
Giá trị p
0,150
0,125
0,211
Giáo viên
Vũ Thị Phượng
Bùi Thị Vân
Nguyễn Thị An
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
a) Thời gian thực nghiệm: Tiến hành theo đúng kế hoạch giảng dạy của nhà trường, bao gồm các
buổi học chính khóa ( theo đúng phân phối chương trình) và học tự chọn; học thêm nâng cao (phần kiến
thức mở rộng và nâng cao).
b) Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Đối với lớp đối chứng: Tiến hành dạy theo thiết kế bài học không sử dụng hệ thống bài tập
và hướng sử dụng hệ thống bài tập trong đề tài.
- Nhóm dạy lớp thực nghiệm: Tiến hành dạy theo thiết kế bài học sử dụng hệ thống bài tập tập và
hướng sử dụng hệ thống bài tập trong đề tài. Các điều kiện cần thiết khác như phương tiện dạy học, kĩ thuật
dạy học ở 2 lớp là tương đương nhau.
16
c)Tiến hành đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chất lượng đầu năm môn Hóa học, do Sở Giáo
dục và Đào tạo Thái Bình ra chung cho các trường THPT.
- Bài kiểm tra sau tác động gồm 02 bài (phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm: 7 câu
hỏi trắc nghiệm (3,5 điểm) và 3 câu tự luận (6,5 điểm).
- Sau khi thực hiện xong việc kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.4.1. Các tham số thống kê đặc trưng.
a) Giá trị trung bình: - Công thức tính: =Average(number1,number2 ).
- Ý nghĩa: Cho biết giá trị điểm trung bình.
b) Độ lệch chuẩn (SD): - Công thức tính: =Stdev(number1,number2 ).
- Ý nghĩa: Cho biết mức độ phân tán điểm của HS.
c) Giá trị p độc lập: - Công thức tính: =ttest(array1,array2,tail,type);
+ Có định hướng: tail =1; Biến không đều: Type =3
- Ý nghĩa: Kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị trung bình của hai nhóm
khác nhau xẩy ra ngẫu nhiên hay không.
+ p ≤ 0,05 có ý nghĩa (không có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên)
+ p > 0,05 không có ý nghĩa (có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên)
d) Mức độ ảnh hưởng (SMD)
- Công thức tính:
DC
ĐCTN
SD
ĐTBĐTB
SMD
- Ý nghĩa: Cho biết mức độ ảnh hưởng của tác động.
Giá trị SMD
Ảnh hƣởng
> 1
Rất lớn
0,80 – 1,00
Lớn
0,5 – 0,79
Trung bình
0,2 – 0,49
Nhỏ
< 0,2
Rất nhỏ
e) Hệ số biến thiên V: - Công thức tính:
%100.
x
S
V
- Ý nghĩa: Để so sánh 2 tập hợp có điểm trung bình khác nhau
+ Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có
độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.
17
+ Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của
các số liệu bằng hệ số biến thiên V.
Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn
thì có trình độ cao hơn.
+ Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.
+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình.
+ Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.
Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao
động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.
g) Độ tin cậy Spearman - Brown (r
SB
)
- Công thức tính: r
SB
=
hh
hh
r
r
1
.2
; Trong đó r
hh
là hệ số tương quan chẵn lẻ được xác định bằng
công thức trong phần mềm Excel)
- Ý nghĩa: Tính độ tin cậy của dự liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu
+ Nếu: r
SB
≥ 0,7 - Dự liệu đáng tin cậy.
+ Nếu : r
SB
< 0,7 - Dự liệu không đáng tin cậy
3.3.4.2. Kết quả các bài kiểm tra (phần phụ lục)
3.3.4.3. Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 3.2. Các tham số thống kê bài kiểm tra số 1(sau tác động)
Chu Văn An
Lê Quý Đôn
Nguyễn Đức Cảnh
10A1(46)
TN
10A4(45)
ĐC
10A2(45)
TN
10A2(46)
ĐC
10A10(45)
TN
10A11(45)
ĐC
ĐTB
7,587
6,556
7,333
6,422
7,489
6,711
SD
1,066
1,139
1,087
1,128
0,819
1,026
Giá trị p
1,22.10
-5
1,04.10
-4
3,39.10
-4
SMD
0,905
0,807
0,720
Giá trị V
0,140
0,174
0,148
0,175
0,135
0,160
r
SB
0,722
0,732
0,700
0,720
0,734
0,742
18
Bảng 3.3. Các tham số thống kê bài kiểm tra số 2(sau tác động)
Chu Văn An
Lê Quý Đôn
Nguyễn Đức Cảnh
10A1(46)
TN
10A4(45)
ĐC
10A2(45)
TN
10A2(46)
ĐC
10A10(45)
TN
10A11(45)
ĐC
ĐTB
7,652
6,622
7,489
6,608
7,622
6,889
SD
1,079
1,134
1,100
1,125
0,936
1,005
Giá trị p
1,31.10
-5
1,45.10
-4
2,80.10
-4
SMD
0,908
0,782
0,723
Giá trị V
0,141
0,171
0,146
0,170
0,122
0,146
r
SB
0,706
0,754
0,702
0,743
0,767
0,731
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy
bài kiểm tra số 1(sau tác động)
Điểm
Số HS đạt điểm x
i
% HS đạt điểm x
i
% HS đạt điểm x
i
trở xuống
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
0
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
1
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
2
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
3
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
4
0
2
0,00
1,47
0,00
1,47
5
4
24
2,94
17,65
2,94
19,12
6
18
37
13,24
27,20
16,18
46,32
7
48
46
35,29
33,82
51,47
80,14
8
47
23
34,56
16,92
86,03
97,06
19
9
15
4
11,03
2,94
97,06
100,00
10
4
0
2,94
0,00
100,00
Tổng
136
136
100,00
100,00
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm xi
%HS đạt điểm xi trở xuống
ĐC
TN
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn lũy tích bài kiểm tra số 1
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy
bài kiểm tra số 2(sau tác động)
Điểm
Số HS đạt điểm x
i
% HS đạt điểm x
i
% HS đạt điểm x
i
trở xuống
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
0
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
1
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
2
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
3
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
4
0
0
0,00
0,00
0,00
0,00
5
1
21
0,74
15,44
0,74
15,44
6
19
38
13,97
27,94
14,71
43,38
7
43
45
31,62
33,09
46,33
76,47
8
49
26
36,03
19,12
82,36
95,59
20
9
19
6
13,97
4,41
96,33
100,00
10
5
0
3,67
0,00
100,00
Tổng
136
136
100,00
100,00
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm xi
%HS đạt điểm xi trở xuống
ĐC
TN
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn lũy tích bài kiểm tra số 2
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư
phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao
hơn ở các lớp đối chứng. Cụ thể :
* Dựa vào kết quả thống kê bảng 3.2 và 3.3. cho thấy :
- Điểm trung bình cộng của HS các lớp thực nghiệm đều cao hơn học sinh các lớp đối chứng, có
thể kết luận việc sử dụng hệ thống bài tập của luận văn có kết quả, giả thuyết đạt ra là đúng.
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực
nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng.
- Thông số p độc lập cho ta thấy: Sự khác biệt giữa lớp đối chứng và thực nghiệm trước tác
động là không có ý nghĩa, tức là 2 lớp có trình độ tương đương. Nhưng sự khác biệt giữa lớp đối
chứng và thực nghiệm sau tác động là có ý nghĩa. Lớp thực nghiệm được sử dụng hệ thống bài tập
của luận văn đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng.
- Mức độ ảnh hưởng (SMD) của các cặp lớp đối chứng và thực nghiệm đều nằm trong mức
độ trung bình và lớn.
- Với kết quả r
SB
về bài kiểm tra của các lớp đều ≥ 0,7. Như vậy càng khẳng định dữ liệu
mà chúng tôi thu được là đáng tin cậy.
21
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng đã chứng minh độ phân tán
quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều
hơn lớp đối chứng. Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ
dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, nó phù hợp với kết quả đánh giá
theo độ tin cậy Spearman - Brown (r
SB
).
* Dựa vào bảng 3.4 và 3.5; Hình 3.1 và 3.2 cho thấy :
- Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm trong hai bài kiểm tra đều luôn nằm bên
phải và phía dưới so với đường lũy tích của lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học
tập của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả hệ
thống bài tập phần kiến thưc cơ sở hóa học chung lớp 10 trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tiến hành thực nghiệm ở 03 trường THPT với 03 cặp lớp; 272 HS tham gia thực nghiệm;
- Thiết kế 02 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi minh họa có sử dụng hệ thống bài tập đã xây
dựng trong luận văn
- Tổng hợp kết quả 02 bài kiểm tra của các lớp tham gia thực nghiệm;
- Sử dụng các tham số đặc trưng để phân tích đánh giá kết quả khi sử dụng hệ thống bài tập
của đề tài.
Căn cứ kết quả của phương án thực nghiệm, chúng tôi bước đầu có thể kết luận rằng việc sử
dụng hệ thống bài tập của chúng tôi đã làm chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn so với
lớp đối chứng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi dưỡng học sinh giỏi" đến nay, luận văn đã
thực hiện được các nhiệm vụ chính sau:
1- Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn về tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi;
2- Xây dựng và tuyển chọn được 95 bài tập tự luận (theo các dạng bài) và 110 câu hỏi trắc
nghiệm để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10;
3- Đề xuất được một số phương hướng sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát hiện và bồi
dưỡng các năng lực cần thiết cho học sinh giỏi;
4- Thiết kế 02 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi minh họa có sử dụng hệ thống bài tập đã xây
dựng trong luận văn.
22
5- Tổ chức thực nghiệm với 03 cặp lớp (gồm 272 HS) của 03 trường THPT ở tỉnh Thái
Bình;Kết quả thực nghiệm sau khi xử lý thống kê cho thấy sự đúng đắn của giả thuyết khoa học,
tính hiệu quả và khả thi của đề tài; hệ thống bài tập của đề tài là tài liệu tham khảo tốt, góp phần
nâng cao chất lượng học sinh giỏi của các trường THPT.
2. Khuyến nghị
- Để đề tài thực sự trở thành một tài liệu tốt cho giáo viên và học sinh chúng tôi rất mong
được sự góp ý của các thày, cô giáo, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp.
- Để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần linh hoạt trong
việc lựa chọn bài tập và lựa chọn hướng sử dụng phù hợp với từng thời điểm và với từng đối
tượng học sinh.
References
1. Nguyễn Duy Ái - Nguyễn Tinh Dung - Trần Thành Huế - Trần Quốc Sơn - Nguyễn Văn
Tòng. Một số vấn đề chọn lọc của hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
2. Ban tổ chức kỳ thi olympic 30-4. Tuyển tập đề thi olympic 30 tháng 4, lần thứ XVII –
2011, Hóa học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2011.
3. Ban tổ chức kỳ thi olympic các trƣờng THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng
Bắc bộ. Đề thi chính thức và đề thi đề nghị môn Hóa học 10 lần thứ II-2009.
4. Ban tổ chức kỳ thi olympic các trƣờng THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng
bằng Bắc bộ. Đề thi chính thức và đề thi đề nghị môn Hóa học 10 lần thứ III-2010.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Hóa học năm
2007,2008,2009,2010,2011.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo
khoa lớp 10 nâng cao THPT, 2006.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, 2010.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề kiểm tra học kì cấp THPT lớp 10 nâng cao. Nhà xuất bản
giáo dục, 2007.
9. Hoàng Chúng. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nhà xuất bản
Giáo dục, 1993.
10. Nguyễn Tinh Dung - Hoàng Nhâm - Trần Quốc Sơn - Phạm Văn Tƣ. Tài liệu nâng cao
và mở rộng kiến thức hóa học THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI.
12. Vũ Đăng Độ. Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
13. Vũ Đăng Độ - Trịnh Ngọc Châu - Nguyễn Văn Nội. Bài tập cơ sở lí thuyết các quá
trình hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
23
14. TS.Cao Cự Giác. Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tập 1- hóa đại cương. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011.
15. Nguyễn Đức Hà. Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo của HS qua hệ
thống bài tập phần kim loại lớp 12 nâng cao. Luận văn thạc sĩ sư phạm
hóa học, 2011.
16. Lê Văn Hoàn. Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập lí thuyết phản ứng hóa
học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp 10 chuyên hóa. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa
học, 2006.
17. Nguyễn Thanh Hƣng - Nguyễn Thị Hồng Thúy. Bài tập chọn lọc hóa học 10, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.
18. Nguyễn Thị Lan Hƣơng. Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học để
bồi dưỡng và hỗ trợ tự học cho học sinh giỏi lớp 11 THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
2010.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Đặng Hoàng Minh- Trần Văn Tính - Vũ
Phƣơng Liên. Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ
thông. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.
20. Hoàng Thị Thúy Nga. Hệ thống hóa kiến thức, xây dựng và tuyển chọn bài tập về hóa
học hữu cơ dùng cho học sinh chuyên hóa - THPT. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2011.
21. Nguyễn Thị Ngà. Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến
thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho
học sinh. Luận án tiến sĩ, 2009.
22. Nguyễn Thị Lan Phƣơng. Hệ thống lý thuyết-Xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại
dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
2007.
23. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh. Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ VII –
năm 2011, môn Hóa học 10. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
24. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình. Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn Hóa học năm
2009, 2010, 2011.
25. Quan Hán Thành. Câu hỏi giáo khoa hóa đại cương và vô cơ lớp 10-11-12. Nhà xuất
bản Giáo dục, 1996.
26. Lâm Ngọc Thiềm -Trần Hiệp Hải. Bài tập Hóa học đại cương. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 2007.
27. Lê Xuân Trọng - Từ Ngọc Ánh - Lê Mậu Quyền - Phan Quang Thái. Hóa học 10
nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
28. Lê Xuân Trọng - Từ Ngọc Ánh - Lê Kim Long. Bài tập Hóa học 10 nâng cao. Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006.
24
29. Thủ tƣớng chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020.
30. PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng – ThS Phạm Thị Anh. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Hóa học THPT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011.
31. PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng – TS Trần Trung Ninh. Bài tập chọn lọc hóa học 10.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
32. Nguyễn Xuân Trƣờng - Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh - Trần Trung Ninh. Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ III (2004-2007). Nhà xuất bản Đại học sư phạm,
2005.
33. Vũ Anh Tuấn. Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. Luận án tiến sĩ, 2006.
34. Vũ Anh Tuấn. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Hóa học lớp 10. Nhà
xuất bản Giáo dục, 2008.
35. Thái Duy Tuyên. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nhà xuất bản giáo dục,
2008.
36. Nguyễn Minh Tuyển - Lê Sỹ Phóng - Trƣơng Văn Ngà - Nguyễn Thị Lan. Hóa học
đại cương. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2001.
37. Đào Hữu Vinh (chủ biên) - Nguyễn Duy Ái. Tài liệu chuyên hóa học 10, tập 1. Nhà xuất
bản Giáo dục, 2010.