1
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong
dạy học môn Toán cho học sinh lớp 10 – 11 Trung
học phổ thông, Ban cơ bản
Applying Project-based learning method in mathematics education for grades 10 and 11 (basic
education program )
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 114 tr. +
Nguyễn Đắc Thắng
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Toán)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trình bày lý thuyết cơ bản của phương pháp dạy học theo dự án và đưa ra các số
liệu thống kê về các phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học phổ thống cũng như
điều tra về mong muốn của học sinh trong giờ học Toán. Đề xuất một qui trình mới trong
dạy học theo dự án và các phương pháp đánh giá mới sử dụng công nghệ thông tin dùng để
đánh giá dự án. Đề xuất được 9 dự án có thể áp dụng trong dạy học lớp 10 – 11 trung học
phổ thông ban cơ bản. Hai dự án trong số 9 dự án đề xuất đã được thực hiện và đạt kết quả
tốt, gây được hứng thú học tập cho học sinh đó là các dự án: Dự án 1 - “Xây dựng học liệu
hỗ trợ học sinh học lượng giác (Đại số 11)” và Dự án 2 -“Qui hoạch cây xanh đô thị” (Đại
số 10). Tiến hành mô tả từng bước dự án, phân tích tiến trình, những khó khăn và biện pháp
giải quyết các khó khăn của nhóm Dự án. Đồng thời các dự án đã tạo ra những sản phẩm hết
sức thiết thực và có hiệu quả phù hợp với tiêu chuẩn của dạy học theo dự án: đó là bộ sản
phẩm hỗ trợ việc học lượng giác: thẻ nhớ, forum online, bài tập chuyên đề, bài tập kiểm tra
đối với dự án 1, và phần mềm giải quyết bài toán tối ưu trong Dự án 2.Đã đề xuất đưa dạy
học theo dự án vào chương trình học phổ thông nhằm góp phần đổi mới toàn diện phương
pháp dạy và học trong nhà trường.
Keywords: Phương pháp dạy học; Toán học; Dạy học dự án
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức ATC21S kết hợp với nhóm gồm hơn 250 các nhà nghiên cứu 60 viện nghiên cứu trên toàn
thế giới nghiên cứu và phân loại các kĩ năng cần có của một công dân toàn cầu trong TK21thành 4 nhóm:
Nhóm kĩ năng tư duy; Nhóm kĩ năng công việc; Nhóm kĩ năng làm việc; Nhóm kĩ năng sống.
Với những đòi hỏi ngày càng cao hơn của xã hội phát triển đối với một công dân toàn cầu, tất yếu
sẽ kéo theo việc đổi mới phương pháp dạy và học để trang bị cho người học các kiến thức và kĩ năng
cần thiết.
Rất nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được đề xuất như: phương pháp dạy học nhóm,
phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận… mỗi phương pháp có những điểm mạnh
2
để mang lại nhiều hiệu quả nhất cho mỗi giờ học trên lớp. Trong số các phương pháp đó, phương
pháp dạy học thông qua dự án (Project-based learning) nổi lên như là một trong các phương pháp
dạy học lấy người học làm trung tâm hiệu quả; phương pháp không chỉ giúp học sinh liên hệ được
kiến thức học trên lớp với tình huống thực tế ngoài lớp học, khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức
để giải quyết các vấn đề của thế giới thực từ đó hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề,
bên cạnh đó là phát triển kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông trong học tập.
Tại Việt nam, một thực tế chỉ ra rằng, Giáo Dục của Việt Nam trong những năm qua mới chỉ
dừng ở việc rèn luyện các kĩ năng tư duy cho học sinh qua các nội dung thuần tuý lý thuyết. Qua
thực tiễn dạy học môn toán tại trường Trung học phổ thông và quá trình học tập, nghiên cứu sau đại
học, tác giả rất quan tâm tới đổi mới phương pháp dạy học, đã nghiên cứu về các phương pháp dạy
học tích cực để vận dụng cho bộ môn giảng dạy là môn Toán nhằm có thể thay đổi việc dạy và học
môn Toán theo hướng tích cực, giúp đem kiến thức của học sinh gần hơn với thực tiễn đời sống,
giúp học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng cần có thông qua việc học môn Toán, và phương pháp
Dạy học theo Dự án (DHTDA) đã giúp tác giả thực hiện được mong muốn của mình.
Với các lý do trên, chúng tôi quyết định chọn dạy học theo dự án làm nội dung chính của Luận
văn với đề tài: “Áp dụng phương pháp Dạy học theo Dự án vào dạy học môn Toán cho học sinh
lớp 10 – 11 Trung học phổ thông (ban cơ bản)”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình Dạy học theo Dự án và thực hiện một số dự án Dạy học môn Toán dành cho
học sinh lớp 10, 11 THPT (ban cơ bản), bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp.
3. Đối tƣợng nghiên và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức dạy học theo dự án cho môn Toán lớp 10 – 11
THPT (ban cơ bản).
3.2. Khách thể nghiên cứu : Quá trình tổ chức dạy học môn Toán ở lớp 10 – 11 THPT (ban Cơ bản)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
i. Hệ thống một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án.
ii. Đề xuất một quy trình triển khai dạy học theo dự án đối với môn Toán THPT cho học sinh lớp
10 – 11 THPT (ban cơ bản).
iii. Xây dựng một số Dự án học tập với môn Toán lớp 10 và 11 THPT (ban cơ bản).
iv. Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp dạy học
theo dự án đã đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy
học theo dự án cho một số chủ để lớp 10 và lớp 11 THPT ban Cơ bản.
3
6. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
i. Có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Toán lớp 10, 11 THPT (ban cơ
bản) không?
ii. Phương pháp dạy học dự án có đem lại hiệu quả trong việc tăng cường kiến thức và kỹ năng cho
học sinh hay không?
7. Giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án với một số chủ đề của môn
Toán đối với học sinh lớp 10, 11 THPT ban cơ bản có thể thực hiện được và khi áp dụng một cách
hợp lý thì phương pháp sẽ mang lại sự hứng thú đối với học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
đồng thời sẽ rèn luyện năng lực học tập và các kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận : tổng hợp và phân tích tài liệu về dạy học theo dự án nói chung
và dạy học môn Toán theo dự án nói riêng.
Phương pháp điều tra, quan sát.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
9.1. Về mặt lý luận
Luận văn hệ thống hoá các lý luận về vận dụng dạy học theo dự án nói chung và trong giảng dạy
môn Toán nói riêng.
Đề xuất một số phương pháp đánh giá phù hợp với quá trình dạy học theo dự án.
9.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đưa ra được phương án tổ chức dạy học dự án và phương pháp đánh giá cho một số
chủ đề trong chương trình lớp 10 và 11. Qua đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong việc phát
triển nhận thức, kĩ năng học tập và kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng được yêu cầu
của thời đại mới
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của DHTDA
Chương 2: Đề xuất qui trình DHTDA môn Toán THPT ban cơ bản
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1.1. Khái niệm dạy học theo dự án
1.1.1. Dự án và dự án học tập
Dự án: Thuật ngữ “Dự án” trong tiếng Việt nghĩa là “một quá trình gồm các công tác, nhiệm
vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện rằng buộc
về thời gian, nguồn lực và ngân sách”.
Dự án học tập: DAHT là một dự án trong đó người học phải thực hiện các nhiệm vụ học tập
phức hợp để chiếm lĩnh nội dung kiến thức môn học.
1.1.2. Quan niệm về dạy học theo dự án: Theo chúng tôi “DHTDA là phương pháp dạy học mà
người GV xây dựng ra tình huống có vấn đề từ thực tiễn cuộc sống xung quanh liên quan đến nội
dung học tập, từ đó đặt người học vào nhiệm vụ phải tự tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết tình
huống với sự hỗ trợ của GV. Thông qua quá trình tìm giải pháp người học sẽ chiếm lĩnh được các
nội dung học tập cùng các kĩ năng TK21 ”
1.2. Những đặc điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án
- Định hướng thực tiễn và nghề nghiệp
- Định hướng hứng thú người học
- Định hướng hành động:
- Tính tự lực cao của người học
- Cộng tác làm việc
- Định hướng sản phẩm
- Có khả năng tích hợp cao
- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian
- Tạo ra môi trường học tập tương tác
1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án: Nhằm phát triển kiến thức và thái độ học tập cũng như là
phát triển các kỹ năng nghề nghiệp
1.4. Câu hỏi định hƣớng trong dạy học theo dự án
Câu hỏi khái quát là câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các khái niệm
xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn. Câu hỏi khái quát giúp giới thiệu khái quát,
đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt của DA. Câu hỏi khái quát cung cấp cầu nối giữa các bài, phạm vi
môn học, thậm chí cả khóa học trong một năm.
Câu hỏi bài học: Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời
giải cho câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự
án của HS.
Câu hỏi nội dung: Các câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn
và mục tiêu đề ra.
5
1.5. Những tiêu chuẩn của dạy học theo dự án
i. Dự án phải được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, thông qua các hoạt động của dự
án người học tiếp cận và chiếm lĩnh được các tri thức cốt lõi của nội dung học tập.
ii. Xuyên suốt dự án phải có các câu hỏi định hướng, là cái sẽ hướng người học đến việc phát
hiện ra các vấn đề, các nội dung cốt lõi của môn học. Câu hỏi định hướng sẽ giúp dự án tập trung vào
những hoạt động dạy học trọng tâm.
iii. Phải thách thức người học tạo ra “cái mới”, đó là các kĩ năng mới, những hiểu biết mà người
học chưa từng có trước đó và họ đã tự mình tìm ra các tri thức đó để giải quyết các công việc của
mình.
iv. DHTDA phải tăng khả năng tự chủ, khả năng tự đưa ra quyết định, tăng thời gian tự làm việc
và tăng trách nhiệm của mỗi cá nhân.
v. DHTDA phải “thực”, tức là đề tài cần gắn với đời sống thực tế xung quanh chứ không phải
là các tình huống giả định.
vi. DHTDA cần có bước nghiệm thu dự án, chứng thực dự án đạt đủ các tiêu chuẩn đề ra ban đầu.
1.6. Vai trò của học sinh trong phƣơng pháp dạy học theo dự án
- Tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập sao cho phù hợp với khả năng và hứng thú của từng cá
nhân qua đó khuyến khích được tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của HS;
- HS làm việc với các thành viên trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết
những nội dung học tập phức hợp;
- HS hệ thống kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức của môn học và được tạo
điều kiện học tập trong môi trường hợp tác;
- HS phải tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học,
kinh tế do đó khơi gợi sự tò mò và óc sáng tạo của người học qua việc cho phép chủ động, tự do
tưởng tượng trong quá trình học tập
1.7. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo dự án
Khi bắt đầu dự án, các nguồn tài liệu tham khảo ban đầu là rất quan trọng để giúp người học có
thêm kiến thức và định hướng các công việc cần làm vì vậy giáo viên cần cung cấp các nguồn tài liệu
tham khảo đa dạng cho người học: websites; giáo trình; những tư vấn viên cho dự án; các phần mềm
tin học
Dành thời lượng thích hợp trên lớp để người học thực hiện các công việc cần thiết như: thảo luận
nhóm; viết đề cương dự án; viết - chỉnh sửa - kiểm tra các bản báo cáo. GV cần đưa ra các phản hồi
sớm nhất liên quan đến dự án để người học kịp điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
Quan trọng hơn nữa, người GV phải truyền cảm hứng được cho người học. Với đặc điểm
DHTDA, đặc biệt với những dự án kéo dài, người học thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố và khi
thực hiện dự án sẽ có những thời điểm người học bị bế tắc và chán nản dễ dẫn đến việc từ bỏ. Khi
6
đó, người GV bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh, truyền đạt kiến thức giúp học sinh giải quyết
được vấn đề cần phải tạo ra động lực cho người học, giúp họ tái tạo hứng thú và thực hiện tiếp dự án.
1.8. Phân loại dự án học tập
i. Phân loại theo chuyên môn
ii. Phân loại theo sự tham gia của người học
iii. Phân loại theo sự tham gia của GV
iv. Phân loại theo quỹ thời gian
v. Phân loại theo nhiệm vụ
1.9. Các giai đoạn của dạy học theo dự án
Mỗi một DAHT thường bao gồm ba giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1 - Giai đoạn hình thành dự án
Giai đoạn 2 - Thực hiện dự án
Giai đoạn 3 – Đánh giá và nghiệm thu dự án.
1.10. Phƣơng pháp đánh giá kết quả trong dạy học theo dự án
Đánh giá quá trình là loại hình đánh giá được tiến hành trong quá trình dạy và học một nội dung
nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về kết quả học tập của SV về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho
việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn.
- Đánh giá việc hình thành DAHT
- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT
- Đánh giá việc thực hiện DAHT
Đánh giá tổng kết là loại hình đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi giai đoạn đào tạo; Trong đánh
giá tổng kết, song song với việc đánh giá dựa vào kết quả điểm số của các bài kiểm tra, các bài thi
hết môn, chúng ta cần đánh giá chất lượng, số lượng của các sản phẩm của DAHT như đã đề ra trong
kế hoạch thực hiện DAHT, đánh giá hoạt động hợp tác trong làm việc của các thành viên trong từng
nhóm học tập (đánh giá việc tham gia đề xuất ý kiến của các cá nhân trong nhóm học tập, khả năng
cộng tác trong công việc, trách nhiệm trong công việc, mức độ hiệu quả trong các công việc ) và
đánh giá năng lực của từng thành viên trong nhóm học tập (đánh giá khả năng lập kế hoạch, khả năng
hợp tác, khả năng tổ chức, khả năng giao tiếp ).
1.11. Ƣu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án
1.11.1. Ưu điểm
- Đối với GV: Góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác với đồng nghiệp trong quá
trình dạy học; tạo cơ hội xây dựng các mối quan hệ với người học; đưa ra các mô hình triển khai, cho
phép hỗ trợ các đối tượng người học đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn trong dạy học.
- Đối với người học: Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập; lượng kiến
thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác do khi được tham
gia vào DAHT người học sẽ trách nhiệm hơn trong học tập so với các hoạt động trong mô hình dạy
7
học truyền thống; có cơ hội phát triển những kỹ năng như: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
Người học cũng học được các kỹ năng nghiên cứu và các kỹ năng quan sát mà họ khó có được từ
các bài giảng theo những PPDH, những hình thức dạy học truyền thống.
- Đối với dạy học: Góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và
xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật, cùng một
nội dung những người học khác nhau sẽ học theo những cách khác nhau.
1.11.2. Nhược điểm
- Về nội dung chương trình: Không phải nội dung nào trong chương trình cũng có thể tổ chức
DHTDA được hiệu quả. Vì vậy, GV cần phải nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu và nội dung chương
trình của môn học để lựa chọn, xây dựng các nội dung kiến thức để có thể tổ chức DHTDA được
hiệu quả.
- Về GV: GV cần nhiều thời gian để chuẩn bị các vấn đề liên quan đến DAHT; GV đã quen
với các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học truyền thống nên ngại không muốn thay đổi trong quá
trình dạy học của mình Đặc biệt với phương pháp DHTDA, các kiến thức đòi hỏi phải có sự liên hệ
với thực tiễn và ứng dụng được CNTT, điều này thực sự sẽ gây khó khăn cho các giáo viên lớn tuổi.
- Về người học: Người học cần nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành DAHT;
người học đã quen với vai trò thụ động trong những PPDH, những hình thức tổ chức dạy học truyền
thống nên những thói quen cũ sẽ là những cản trở chính khi vận dụng DHTDA.
1.12. Áp dụng công nhệ thông tin vào dạy học theo dự án
Thứ nhất, CNTT giúp người học tiếp cận với nền tri thức khổng lồ của toàn nhân loại nên
người học có thể tìm kiếm ý tưởng để hình thành dự án.
Thứ hai, CNTT giúp người học trao đổi ý tưởng, tìm kiếm thông tin để xử lý các vấn đề và
kiểm tra công việc mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian di chuyển và rút ngắn khoảng cách địa lý. Các
hình thức họp online càng ngày càng phổ biến giúp cho người học có thể họp bàn công việc mọi lúc,
mọi nơi.
Thứ ba, một đặc điểm quan trọng của DHTDA là phải có sản phẩm kết thúc mang tính khả thi
để giải quyết vấn đề đặt ra của dự án. Việc tuyên truyền sản phẩm và giới thiệu sản phẩm đến những
địa chỉ cần thiết là rất quan trọng.
1.13. Phân tích nội dung kiến thức môn Toán THPT ban cơ bản
Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
(2002, tr.14) đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương
trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo,
năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội
cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học-công nghệ và triển
khai ứng dụng.” Những nhận định này được chứng minh qua khung phân phối chương trình chuẩn
của GD Việt Nam
8
1.14. Thực trạng giảng dạy môn Toán tại Trƣờng THPT
1.14.1. Thực trạng việc dạy của Giáo Viên
Từ những nội dung kiến thức môn Toán được nêu ở trên, như hệ quả tất yếu, một chương
trình học nặng về lý thuyết và thi cử sẽ kéo theo phương pháp dạy của GV cũng phải đáp ứng được
mục tiêu “thi cử” của chương trình. Tiến hành điều tra 100 GV về các phương pháp thường được sử
dụng trong giờ dạy môn Toán cho kết quả như sau
Câu hỏi 1: Trong quá trình giảng dạy ở Trường Phổ Thông, Thầy, Cô thưòng sử dụng phương pháp
dạy học nào và mức độ sử dụng các phương pháp đó như thế nào?
Bảng 1.2: Các phương pháp giảng dạy tại trường THPT
Tên phƣơng pháp
Thƣờng
xuyên
Thình
thoảng
Ít khi
sử
dụng
Chƣa sủ
dụng bao
giờ
Phương pháp thuyết trình
100%
0%
0%
0%
Phương pháp vấn đáp
82%
12%
6%
0%
Phương pháp làm việc
nhóm
14%
22%
31%
33%
Dạy học dựa trên vấn đề
3%
5%
2%
90%
Phương pháp DHTDA
0%
2%
5%
93%
Như vậy, phần lớn các Thầy, Cô giáo vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết
trình, vấn đáp. Nguyên nhân các giáo viên không áp dụng phương pháp dạy học tích cực nói chung
và DHTDA nói riêng là rất nhiều tuy nhiên nếu các phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương
pháp phải thực hiện trong một khoảng thời gian, được thiết kế một cách cẩn thận và có một qui trình
rõ ràng để GV và HS thực hiện thì vẫn khả thi.
1.14.2. Thực trạng việc học của Học sinh
Qua điều tra mong muốn của học sinh trong giờ học toán chúng tôi thu được các kết quả như sau:
Câu hỏi 2: Em mong muốn trong một giờ học toán sẽ được tham gia vào những hoạt động nào nhiều?
Bảng 1.6: Mong muốn của học sinh về các hoạt động học tập trong giờ học Toán
Các hoạt động
Tỉ lệ
A. Lên lớp nghe giảng lý thuyết và làm bài tập.
72%
B. Thảo luận
70%
C. Thực hành vận dụng toán học vào đời sống
thực tiễn.
87%
D. Làm việc nhóm
91%
E. Làm bài tập lớn (nghiên cứu toán học)
30%
9
Như vậy, từ các phân tích trên chúng tôi nhận xét thấy: nguyện vọng được hiểu và vận dụng cái
mình học vào giải quyết đời sống thực tế của các em là rất lớn và là nguyện vọng hoàn toàn chính
đáng. Hơn thế nữa, nền giáo dục Việt Nam đang cố gắng để giáo dục và phát triển toàn diện các em
học sinh và trang bị cho các em các kiến thức và kĩ năng cơ bản để các em có thể sử dụng ngay sau
khi rời ghế nhà trường phổ thông. Và ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ xây dựng một quy trình DHTDA
với mong muốn là đáp ứng được nhu cầu về kiến thức cơ bản của môn học và cả những mong muốn
của các em về việc được vận dụng toán học trong đời sống hay được phát triển các kĩ năng khác
trong quá trình học tập.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 này, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về lý luận làm cơ sở cho đề tài.
Từ các căn cứ khoa học được trình bày, chúng tôi đã chỉ rõ được những tiêu chuẩn để một tiến
trình dạy và học thực sự được gọi là một DAHT từ đó giúp phân biểt phương pháp này với các
phương pháp dạy học khác. Chúng tôi cũng làm rõ được quy trình chung của DHTDA để làm cơ sở
cho việc đề xuất ra một quy trình phù hợp với thực tế dạy học ở Việt Nam đem lại hiểu quả hơn cho
quá trình dạy và học.
Bên cạnh đó, trong chương 1, chúng tôi cũng đưa ra những vấn đề về thực tiễn liên quan đến
chương trình giáo dục môn Toán THPT, các phương pháp giảng dạy tại trường THPT và nguyện
vọng của các em HS đối với môn Toán.
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
2.1 Lập kế hoạch cho dự án học tập
Về cơ bản, khâu lập kế hoạch DA bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn nội dung và những kĩ
năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi định hướng
Bước 3: Lập kế hoạch đánh giá
Bước 4: Thiết kế các hoạt động
10
2.2. Đề xuất qui trình dạy học theo dự án
2.3. Đề xuất các phƣơng án đánh giá với quy trình dạy học môn Toán theo dự án
- Đánh giá việc hình thành DAHT và kế hoạch thực hiện DAHT của nhóm Dự án(A1)
- Đánh giá các kĩ năng cá nhân trong quá trình thực hiện DAHT (A2)
+ ) Đánh giá trên sự phát triển kỹ năng của từng cá nhân
+) Đánh giá của nhóm về cá nhân
- Đánh giá trên báo cáo và bảo vệ sản phẩm của dự án (A3)
- Đánh giá kiến thức môn học thu nhận được sau khi hình thành dự án của mỗi cá nhân (A4)
Tính điểm quy đổi trên thang điểm 10 dành cho dự án học tập
A = (A1)*20% + (A2)*30% + (A3)*20% + (A4)30%
2.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong đánh giá dự án
Với sự ra đời của các phần mềm và chương trình cung câp miễn phí trên mạng, việc đánh giá
một Dự án sẽ trở nên dễ dàng và chi tiết hơn, cập nhật hơn rất nhiều. Trong phạm vi Luận Văn này,
chúng tôi sử dụng chương trình của Google là Google Docs và Facebook để đánh giá Nhóm Dự án
với lý do khá phổ biến và rất thân thiện với lứa tuổi học sinh.
2.5. Đề xuất một số dự án trong dạy học môn Toán
2.5.1. Đề xuất một số tiêu chí lựa chọn nội dung dạy học theo dự án
Những nội dung được lựa chọn cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành dạy học môn
Toán và gắn với những vấn đề thực tiễn của cuộc sống
Giai đoạn 1 : Hình thành dự án
Ý tưởng hình thành dự án
Câu hỏi định hướng
Cấu trúc dự án
Giai đoạn 3
Bảo vệ dự án dự án
Giai đoạn 4
Triển lãm dự án
Giai đoạn 5
Đánh giá và nghiệm thu dự án
Giai đoạn 2
Thực hiện dự án
11
Nội dung của các DAHT phải mang tính tích hợp cao
Đề tài có tính khả thi trong việc phát huy ứng dụng CNTT
Đề tài mang ý nghĩa xã hội, có tính thời sự
2.5.2. Thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung chương trình Toán lớp 10 và 11,
ban cơ bản
2.5.2.1. Dự án “Xây dựng học liệu hỗ trợ việc học lượng giác 11”, chương trình Toán 11
THPT, ban cơ bản
Ý tƣởng dự án: Lượng giác là một đơn vị kiến thức chiếm một lượng thời gian tương đối lớn
trong chương trình THPT kéo dài từ học kì 2 lớp 10 đến hết học kì I lớp 11, bên cạnh đó trong các
đơn vị kiến thức khác, các kiến thức lượng giác luôn được tích hợp. Từ việc khảo sát ý kiến học sinh
cho thầy 70% học sinh đều gặp khó khăn trong việc ghi nhớ công thức lượng giác từ đó dẫn đến khó
khăn trong việc biến đổi và giải toán lượng giác. Xuất phát từ suy nghĩ làm sao để lượng giác trở nên
gần gũi hơn và dễ học dễ nhớ hơn đối với học sinh phổ thông dẫn tới ý tưởng xây dựng một hệ thống
các học liệu từ đơn giản đến nâng cao để nhằm giúp đỡ người học tiếp cận với lượng giác dễ dàng
và đơn giản hơn.
Loại dự án:
Dự án học tập trong một môn học.
Dành cho nhóm HS
DAHT dưới sự hướng dẫn của một GV
Thời gian dự án: 3 tuần (DAHT loại trung bình)
Số tiết qui đổi: 14 tiết (10 tiết bài học + 2 tiết thực hành + 2 tiết tự chọn)
Xác định mục tiêu học tập:
Về kiến thức:
Nhận dạng được các dạng phương trình lượng giác cơ bản
Nêu được các bước giải đối với từng dạng phương trình lượng giác cơ bản.
Nhớ được các bước để thực hiện một website hoặc một forum
Nhớ được tiến trình sản xuất và PR sản phẩm
Về kĩ năng:
Giải được các phương trình lượng giác cơ bản
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng tự học
Kĩ năng thuyết trình
Kĩ năng CNTT
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng tổ chức và thông tin liên lạc
12
Về thái độ: Nhận thức được vai trò của cá nhân đối với tập thể. Sử dụng kiến thức để tiến hành các
công việc có ích cho cộng đồng.
Về sản phẩm:
Thiết kế các sản phẩm giúp người học ghi nhớ công thức lượng giác dễ dàng hơn.
Hệ thống bài tập offline từ đơn giản đến phức tạp theo từng chủ đề.
Xây dựng một forum online để trao đổi kiến thức và cung cấp các bài trắc nghiệm kiểm
tra và củng cố kiến thức.
Lập kế hoạch đánh giá
Nội dung đánh giá
Hình thức đánh giá
1.
Đánh giá kiến thức môn
học
Bài kiểm tra giấy trắc
nghiệm và tự luận
2.
Kĩ năng CNTT
Dựa trên so sánh đánh
giá tiền nhiệm và hậu
nhiệm
3.
Kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng giải quyết vấn
đề
Đánh giá đồng đẳng,
Đánh giá quá trình
4.
Kĩ năng thuyết trình
Trong buổi bảo về và
buổi giới thiệu sản
phẩm
5.
Kĩ năng tự học
Chất lượng sản phẩm cá
nhân
6.
Kĩ năng tổ chức và
thông tin
Quá trình thực hiện dự
án
Câu hỏi định hƣớng
Câu hỏi khái quát: Chúng ta có thể xây dựng những loại học liệu dạng nào để giúp HS học
lượng giác?
Câu hỏi bài học:
i. Để giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng các công thức lượng giác, chúng ta nên làm gì?
ii. Để giúp học sinh tăng cường kĩ năng nhận dạng nhanh những dạng toán và tăng tốc độ tính
toán ta có thể thiết kế các bài tập dạng gì?
iii. Để hệ thống lý thuyết và luyện tập Lượng giác tốt nên có tài liệu gì?
iv. Để giúp HS có thể học mọi lúc, mọi nơi ta nên thiết kế các hệ thống học liệu như thế nào?
13
Thiết kế các hoạt động
Hoạt
động
Nội dung
Phƣơng pháp tiến hành
1.
Giới thiệu nội dung và kiến thức cốt
lõi phần Lượng giác
Giảng dạy thuyết trình, vấn đáp
2.
Gợi mở vấn đề của Dự án
Vấn đáp, đóng vai, thống kê.
3.
Hình thành Dự án
Hoạt động nhóm, phân vai.
4.
Thực hiện Dự án
Tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
5.
Bổ túc kĩ năng sang tạo bài toán và
thiết kế bài toán phần Lượng giác
Gặp gỡ chuyên gia
6.
Bổ túc kĩ năng CNTT thiết kế
forum; kĩ năng giới thiệu sản phẩm
thương mại
Gặp gỡ chuyên gia
7.
Triển lãm Dự án và bảo vệ Dự án
Hội đồng bảo vệ Dự án và triển lãm cộng đồng
8.
Đánh giá và Nghiệm thu Dự án
Thực hiện đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm
Nghiệm thu dựa trên Hồ sơ Dự án và phản hồi từ
sản phẩm của Dự án.
2.5.2.2. Dự án “Quy hoạch cây xanh đô thị” (Planning trees in urban area), chương trình Đại Số
10 THPT, ban cơ bản.
Ý tƣởng dự án: Khi quan sát việc trồng các loại cây trong khu vực dân cư, các khu vực
trường học, chúng tôi nhận thấy có sự liên hệ giữa bài toán môi trường và bài toán kinh tế. Mỗi loại
cây có một độ che phủ khác nhau và mỗi loại cây có một giá trị khác nhau. Vậy nếu chúng ta quan
tâm đến việc có nhiều bong dâm che phủ cho khu vực trường học thì liệu có thể tối thiểu hoá chi phí
để mua cây về trồng mà vẫn đảm bảo diện tích bong dâm che phủ đạt chuẩn của khu vực trường
học? Có một thuật toán nào giúp các nhà quản lý quyết định việc bỏ ra bao nhiêu tiền để mua các loại
cây về trồng trên các khu vực đó? Sau khi tìm hiểu chúng tôi thấy 2 bài toán đề cập trên có thể giải
quyết một phần bằng kiến thức lớp 10, đó là bài toán tối ưu với hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Loại dự án:
Dự án học tập liên môn
Dành cho nhóm HS
DAHT dưới sự hướng dẫn của nhiều GV và chuyên gia.
Thời gian dự án: 3 tuần (DAHT loại trung bình
Số tiết qui đổi: 8 tiết (2 tiết bài học + 2 tiết thực hành + 4 tiết tự chọn)
Xác định mục tiêu học tập:
14
Về kiến thức:
Ghi nhớ các bước để giải bài toán bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Chuyển đổi được ngôn ngữ đời sống sang ngôn ngữ toán học.
Nhận ra được sự liên hệ của bài toán tối ưu hoá với bài toán môi trường.
Nhớ được các quy tắc thuyết trình và bảo về ý kiến.
Về kĩ năng:
Giải được các hệ bất phương trình hai ẩn bậc nhất.
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng tự học
Kĩ năng thuyết trình
Kĩ năng CNTT
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Về thái độ: Hiểu được ứng dụng của Toán học trong đời sống nói chung và trong vấn đề phát triển
bền vững nói riêng, từ đó ý thức được vai trò của cá nhân đối với xã hội.
Về sản phẩm:
Một bản báo cáo về tối ưu hoá diện tích che phủ của cây xanh trong khu vực trường học
Phần mềm để tính toán chi phí tối thiểu cần chi để diện tích che phủ của cây xanh trong
khu vực trường học đạt mức tiêu chuẩn.
Một bản tóm tắt trình bày trước hội nghị khoa học.
Lập kế hoạch đánh giá
Nội dung đánh
giá
Hình thức đánh giá
1.
Đánh giá kiến
thức môn học
Bài kiểm tra giấy trắc nghiệm
và tự luận
2.
Kĩ năng CNTT
Dựa trên so sánh đánh giá tiền
nhiệm và hậu nhiệm
3.
Kĩ năng làm việc
nhóm
Đánh giá đồng đẳng, Đánh giá
quá trình
4.
Kĩ năng thuyết
trình
Trong buổi bảo về và buổi giới
thiệu sản phẩm
5.
Kĩ năng tự học
Chất lượng sản phẩm cá nhân
6.
Kĩ năng giải quyết
vấn đề
Hiệu quả của đề xuất trong quá
trình thực hiện dự án.
15
Các câu hỏi định hƣớng
Câu hỏi khái quát: Hãy tìm cách để trong việc Quy hoạch cây xanh đô thị phải thoả
mãn tiêu chuẩn môi trường và vẫn đạt được cả hai tiêu chuẩn: Tối thiểu hoá chi phí trồng
cây và tối đa hoá lợi ích cây xanh mang lại.
Câu hỏi bài học:
i. Dựa vào địa chất của vùng đất, có thể trồng những loại cây nào phù hợp, với giá thành
bao nhiêu?
ii. Tham số hoá các giả thiết và các yêu cầu, phát biểu bài toán.
iii. Có những phương pháp nào để đếm được số điểm nguyên trong miền chấp nhận được
của bài toán quy hoạch tuyến tính?
Thiết kế các hoạt động
Hoạt
động
Nội dung
Phƣơng pháp tiến hành
1.
Giới thiệu nội dung và kiến thức cốt lõi
phần Bất phương trình và Hệ bất phương
trình bậc nhất hai ẩn.
Giảng dạy thuyết trình, vấn đáp
2.
Gợi mở vấn đề của Dự án
Vấn đáp, đóng vai, thống kê.
3.
Hình thành Dự án và lập đề cương
Hoạt động nhóm, phân vai và gặp gỡ
chuyên gia.
4.
Thực hiện Dự án
Tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
5.
Bổ túc kiến thức về môi trường và các vấn
đề tối ưu để phát triển bền vững
Gặp gỡ chuyên gia
6.
Bổ túc kĩ năng sử dụng phần mềm Pascal
Gặp gỡ chuyên gia
7.
Bổ túc kĩ năng thuyết trình và PR sản phẩm
Gặp gỡ chuyên gia
8.
Triển lãm Dự án và bảo vệ Dự án
Hội đồng bảo vệ Dự án và triển lãm cộng
đồng
9.
Đánh giá và Nghiệm thu Dự án
Thực hiện đánh giá cá nhân và đánh giá
nhóm
Nghiệm thu dựa trên Hồ sơ Dự án và phản
hồi từ sản phẩm của Dự án.
2.5.2.3. Một số Dự án đề xuất khác
Ngoài hai Dự án nêu trên, khi nghiên cứu chương trình học môn Toán THPT – ban cơ bản,
dựa trên những tiêu chí lựa chọn đề tài của DHTDA, chúng tôi đề xuất một số sự án sau để áp dụng
vào giảng dạy một số chuyên đề Toán.
16
STT
Gợi ý Dự Án
1.
“Khi đi mua quần, để khách hàng không phải thử nhiều, người bán hàng thường đề
nghị khách đo cạp quần có vừa vòng cổ hay không? Nếu vừa vòng cổ thì khách nên thử,
nếu không vừa vòng cổ thì khách nên chọn cỡ quần khác”. Bằng kiến thức về thống kê,
hãy kiểm tra nhận định trên và từ đó đưa ra các kết luận về mối quan hệ tương quan
giữa các bộ phận trên cơ thể?
2.
Đóng vai các kiến trúc sư và thiết kế một trung tâm mua sắm với các gian hang đa dạng
với hình thù khác nhau và tối ưu về không gian, có tính thẩm mĩ
3.
HS đóng vai trò là các nhà sử học nghiên cứu một kết quả nổi tiếng các nhà toán học
nào đó và từ các vấn đề thực tế nào mà các nhà toán học đó đưa ra được các kết quả nổi
tiếng của họ.
4.
Các học viên đóng vai là các nhà đầu tư. Họ nghiên cứu các loại hình đầu tư khác nhau
và các công thức để tính lãi gửi tiết kiệm.
5.
Giới thiệu về các địa danh nổi tiếng trong nội thành Hà Nội và thiết kế một tour du lịch
bằng ôtô để đi qua tất cả các địa điểm đó một cách hợp lý nhất. Đồng thời, xây dựng lộ
trình đi đó trên google maps.
6.
“Trong hội hoạ và mỹ thuật của Việt Nam và thế giới cổ đại và đương đại, các phép
biến hình trong toán học xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm”. Qua nghiên cứu các
tác phẩm hội hoạ và mỹ thuật, hãy đưa ra khẳng định của bạn về ý kiến trên và hãy sáng
tạo ra một số tác phẩm sử dụng phép biến hình.
7.
Thiết kế bộ sản phẩm trực quan để dựng được các hình không gian trong chương trình
hình học 11.
Kết luận chƣơng 2
Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã xác định trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra các đề
xuất cho các công việc khi tiến hành DHTDA. Đề xuất đầu tiên là đối với công việc GV cần làm khi
lập kế hoạch cho các DAHT; Đề xuất tiếp theo chúng tôi đưa ra là về xây dựng quy trình tổ chức
DHTDA gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành dự án; Giai đoạn thực hiện dự án; Giai đoạn bảo vệ
dự án; Giai đoạn triển lãm dự án; Giai đoạn đánh giá và nghiệm thu Dự án. Với quy trình này chúng
tôi thiết kế 2 Dự án trong chương trình Toán lớp 10 và 11 THPT, ban cơ bản là: Dự án “Xây dựng
hệ thống học liệu hỗ trợ học lượng giác, Đại số 11, ban cơ bản” và Dự án “Quy hoạch cây xanh đô
thị”, Đại số 10, ban cơ bản. Đề xuất thứ ba là về các nội dung đánh giá khi tiến hành DHTDA và
việc sử dụng CNTT vào quá trình kiểm tra và đánh giá dự án.
Ngoài ra, để dành cho các bạn Sinh viên hay Đồng nghiệp tham khảo, chúng tôi cũng đề xuất
thêm 7 Dự án khác với các phân môn như Hình học và Giải tích THPT.
17
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích cơ bản sau:
- Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu của của những nội dung sau:
Việc tổ chức DHTDA môn Toán 10, 11 THPT , ban cơ bản có khả thi và hiệu quả hay
không?
Quy trình tổ chức DHTDA đã được xây dựng trong Luận Văn có thể áp dụng trong thực
tiễn để tổ chức dạy học môn Toán hay không?
Tổ chức DHTDA theo qui trình đề xuất có mang lại hứng thú trong học tập, phát triển các
kĩ năng cho học sinh hay không?
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. DỰ ÁN HỌC TẬP 1
Tên Dự án: Xây dựng hệ thống học liệu hỗ trợ học sinh học lượng giác
Nhóm kiến thức: Lượng giác lớp 11
Thời gian: 3 tuần
Nhóm dự án: 11P2 - Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Diễn biến Dự án
Buổi 1
4: GV giới thiệu các kiến thức cơ bản phần Phương trình Lượng Giác
Buôi 3: Thảo luận về vấn đề “Lượng giác có phải là môn học khó đối với học sinh?” và Hình thành
nhóm Dự án.
Buổi 4: Thành lập nhóm Dự án và xây dựng đề cương cho Dự án
Buổi 5 + 6 + 7: Nhóm dự án thực hiện công việc đề ra
Buổi 8: Giao ban kiểm tra tiến độ công việc
Buổi 9: Hoàn thành Dự án
Buổi 10: Bảo vệ Dự án trước Hội đồng GV
Buổi 11: Triển lãm Dự án cho HS khối 11
Buổi 12: Đánh giá và nghiệm thu dự án
Kết quả thực nghiệm Sƣ phạm
Bảng 3.1 : Thống kê điểm bài kiểm tra Lượng giác của nhóm dự án học tập 1
18
TT
Thành viên
Điểm
1.
Trần Trịnh Bình Thành
9,5
2.
Phi Lê Diệu Hà
8
3.
Ngô Tuấn Anh
9
4.
Trịnh Đình Bách
9
5.
Nguyễn Đinh Hưng
8
6.
Nguyễn Thuỳ Linh
9
7.
Bùi Trần Thành Sơn
9,5
Bảng 3.2: Tổng hợp kĩ năng mềm của học sinh trước và sau dự án của nhóm dự án học tập 1
Đánh giá Dự án và nghiệm thu Dự án
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá của nhóm dự án học tập 1
Thành viên
A1
A2
A3
A4
Điẻm
DA
Trần Bình Thành
9
8,4
9
9,5
8,97
Phi Lê Diệu Hà
9
8,3
9
8
8,49
Ngô Tuấn Anh
9
7,7
9
9
8,61
Trịnh Đình Bách
9
7,2
9
9
8,46
Nguyễn Đinh Hưng
9
7,4
9
8
8,22
Nguyễn Thuỳ Linh
8
7,0
9
9
8,2
Bùi Thành Sơn
7
7,2
9
9,5
8,24
Kết quả nghiệm thu Dự án:
- 100% HS tham gia Dự án đạt yêu cầu về kiến thức môn học.
- 100% HS tham gia Dự án đã được tăng cường thêm kiến thức ngoài môn học.
Kiến thức và kĩ năng có đƣợc
Trƣớc DA
Sau DA
1. Tổng chức seminar và các buổi triển lãm công cộng.
X
2. Quy tắc thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm
X
3. Sử dụng phần mềm mindmap
X
4. Cách viết và tổng kết kiến thức.
X
5. Sử dụng phần mềm photoshop
X
6. Sử dụng phần mềm Mathtype và Latex
X
7. Thiết kế các phiếu điều tra và phân tích phiếu điều tra
X
8. Xây dựng forum online
X
9. Tìm kiến thông tin bằng Internet
X
10. Kỹ năng làm việc hợp tác
11. Kĩ năng thuyết trình
X
12. Kĩ năng PR sản phẩm
X
19
- 83% HS ủng hộ bộ sản phẩm giúp ghi nhớ công thức lượng giác (chủ yếu là HS học lượng
giác chưa tốt).
- 100% HS sử dụng chuyên đề lượng giác và các bài kiểm tra của nhóm để tự học.
- 100% HS ủng hộ việc thành lập forum và 60% đã được giải đáp các thắc mắc.
- 100% HS tham gia DA bày tỏ nguyện vọng muốn tiếp tục tham gia các DAHT
Như vậy, đối chiếu với mục tiêu ban đầu, nhóm Dự án đã hoàn thành xuất sắc các công việc và
tạo ra các phương án khả thi để giúp học sinh học lượng giác lớp 11 tốt hơn.
Dự án đƣợc nghiệm thu!
3.2.2. DỰ ÁN HỌC TẬP 2
Tên Dự án: Quy hoạch cây xanh đô thị (Planning trees in urban area)
Nhóm kiến thức: Đại số 10: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất nhiều ẩn
Thời gian dự án: 3 tuần
Nhóm dự án: 11L1 - Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
Diễn biến Dự án
Buổi 1: GV giới thiệu các kiến thức cơ bản phần giải hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn và bài toán
tối ưu hoá. HS tiếp nhận các kiến thức về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn và
cách giải.
Buôi 2: GV tổ chức cho HS gặp gỡ chuyên gia về môi trường và tìm hiểu về nguyên tắc trồng cây
trong khu vực trường học, các loại cây và giá thành của chúng. HS được hướng dẫn quan sát và phát
hiện vấn đề về tối ưu hoá trong môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững.
Kết thúc buổi trao đổi, HS đã xác định được những loại cây phù hợp với địa chất khu vực trường Hà
Nội – Amsterdam, dùng để thực nghiệm trong Dự án:
Buổi 4: Toán học hoá bài toán tối ưu Qui hoạch cây xanh đô thị.
Sau buổi làm việc thứ 4, các em đã tham số hoá các dữ kiện và yêu cầu, chuyển từ bài toán thực tế
sang bài toán lý thuyết. Sau đây là bảng các tham số của bài toán Qui hoạch cây xanh đô thị Buổi 6:
Bảo vệ Dự án trước Hội đồng GV và chuyên gia về Môi trường.
Buổi 7: Triển lãm Dự án cho HS khối 10 và các chuyên gia Môi trường
Buổi 8: Đánh giá và nghiệm thu dự án
Kết quả thực nghiệm Sƣ phạm
i. Bài kiểm tra chuyên môn
Bảng 3.5: Thống kê điểm bài kiểm tra Bất phương trình bậc nhất hai ẩn của nhóm dự án học tập 2
Thành viên
Điểm (thang điểm 10)
Hoàng Lê Thành
9,5
Lê Minh Đức
8
20
ii. Bảng tổng hợp kĩ năng
Bảng 3.6: Tổng hợp kĩ năng mềm của học sinh trước và sau dự án
iii. Đánh giá Dự án và nghiệm thu Dự án
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá của nhóm dự án học tập 2
Thành viên
A1
A2
A3
A4
Điẻm
DA
Hoàng Lê Thành
9
9,2
9
9,5
9,21
Lê Minh Đức
9
7,3
9
8
8,19
Nghiệm thu Dự án:
- 100% HS tham gia Dự án đạt yêu cầu về kiến thức môn học.
- 100% HS tham gia Dự án đã được tăng cường thêm kiến thức ngoài môn học.
- 100% HS bày tỏ nguyện vọng muốn tiếp tục được tham gia các DAHT.
- Chuyên gia đánh giá Dự án có ý nghĩa về mặt xã hội, phần mềm xây dựng được hoàn toàn sử
dụng được với các yêu cầu đơn giản và có thể tiếp tục phát triển để đáp ứng được các yêu cầu
phức tạp hơn.
Kết quả: Dự án đƣợc nghiệm thu
Kêt luận chƣơng 3
Trong chương này, chúng tôi đã mô tả lại diễn biến của 2 thực nghiệm sư phạm đã tiến
hành khi thực hiện luận văn này. Ở mỗi thực nghiệm, chúng tôi đều trình bày mục đích, diễn biến,
khó khăn và phưong pháp giải quyết, kết quả, phân tích và bình luận cho mỗi thực nghiệm.
Mỗi thực nghiệm đã cho chúng tôi những luận cứ là thực tiễn, là cơ sở của thực tiễn cho các
luận điểm khoa học, qua đó chúng tôi có thể khẳng định tính khả thi và đúng đắn cho giả thuyết khoa
học của luận văn này đưa ra.
Kiến thức và kĩ năng có đƣợc
Trƣớc DA
Sau DA
1. Tổng chức seminar và các buổi triển lãm công
cộng.
X
2. Bài toán nghiệm nguyên của hệ phương trình
bậc nhất hai ẩn.
X
3. Tìm kiến thông tin bằng Internet
X
4. Kỹ năng làm việc hợp tác
x
5. Kĩ năng thuyết trình và hung biện tiếng Anh
X
6.Kĩ năng lập trình trên C++
X
7.Vận dụng Toán học trong môi trường
X
21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Sau khi hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp Dạy học Dự trong dạy học
môn Toán cho học sinh lớp 10 – 11 Trung học phổ thông (ban cơ bản)” chúng tôi rút ra được những
kết luận sau:
Thực trạng giáo dục cấp trung học phổ thông ở nước ta còn nhiều bất cập, trong đó vấn đề
then chốt là chưa chú ý phát triển năng lực thiết yếu cho học sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu về đào
tạo công dân, người lao động trong thời đại ngày nay. Toàn ngành đang tích cực đổi mới giáo dục,
trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng một vai trò quan trọng, đang được các nhà quản lý giáo
dục quan tâm, các nhà khoa học giáo dục và các thầy cô giáo nghiên cứu. DHTDA là phương pháp
dạy học đang phát triển mạnh mẽ ngày nay với ưu điểm rất riêng là gắn việc học tập với việc phát
triển các kĩ năng nghề nghiệp và cuộc sống xung quanh.
Qua các DAHT, HS không chỉ tiếp thu được các kiến thức Toán học mà bên cạnh đó còn thấy
được những ứng dụng của Toán học trong đời sống xung quanh hay sử dụng những kiến thức mình
có để giải quyết các vấn đề thực tiễn hay mang tính xã hội. Bên cạnh đó, HS còn có được các cơ hội
tương tác, làm việc nhóm một cách thực sự từ đó phát triển các kĩ năng thiết yếu của một công dân
TK 21 và qua đó cũng dần định hướng nghề nghiệp tương tai cho bản thân khi lần lượt được trải
nghiệm qua các vị trí và công việc khác nhau của các DAHT.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài và tổ chức thực nghiệm trong thực tế. Kết quả của
các nghiên cứu và thực nghiệm cho phép chúng tôi khẳng định lại giải thuyết ban đầu đã đặt ra: “Áp
dụng phương pháp dạy học theo dự án với một số chủ đề của môn Toán đối với học sinh lớp 10, 11
THPT ban cơ bản có thể thực hiện được và khi áp dụng một cách hợp lý thì phương pháp sẽ mang lại
sự hứng thú đối với học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức đồng thời sẽ rèn luyện năng lực học
tập và các kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.”
Khuyến nghị
Các nhà Quản lý giáo dục, các nhà khoa học giáo dục và các đồng nghiệp (giáo viên THPT)
tiếp tục nghiên cứu về Phương pháp DHTDA, vận các đặc tính ưu việt của DHTDA vào cải cách
giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
Trong năm 2015, Đảng và Nhà nước xác định sẽ đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học,
các chương trình mới được viết cần dành một lượng thời gian nhiều hơn cho việc đưa các Dự án
trong môn Toán nói riêng và trong các môn học khác trong chương trình học, từ đó Đề tài này cần
tiếp tục được nghiên cứu và khai thác, đặc biệt là thiết kế thêm các Dự án phù hợp với chương trình
Toán bậc THPT ở Việt Nam. Các phương pháp đánh giá cũng cần thay đổi không chỉ dừng lại ở việc
đánh giá các kiến thức môn học mà còn cần đánh giá các kĩ năng mềm hay các kĩ năng TK21 cần
đạt được qua mỗi Dự án.
22
Đề tài cần tiếp tục được triển khai thí điểm tại nhiều vùng, trường trên cả nước để đánh giá
chính xác hơn tính khả thi và hiệu quả của đề tài
Các đồng nghiệp có thể vận dụng trong quá trình công tác, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, tạo diện mạo mới cho quá trình dạy học ngay từ cơ sở giáo dục.
References.
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2004), Định hướng và các giải pháp đổi mới PPDH ở trường Trung
học phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán, NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
cho cán bộ quản lý cốt cán cấp trung ương, Dự án Việt – Bỉ.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục Toán ở trường phổ
thông, NXB Giáo dục Viêt Nam.
5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb
Giáo Dục.
6. Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn (2004), Phương pháp, phương tiện kỹ thuật
và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP.
7. Nguyễn Hữu Châu (1996), Các phương pháp daỵ học tích cực, Tạp chí Khoa học Xã hội.
8. Nguyễn Hữu Châu (2004), Cơ sở lí luận của lí thuyết Kiến tạo trong dạy học, Tạp chí Thông
tin KHGD
9. Nguyễn Hữu Châu (2005), Dạy học Hợp tác , Tạp chí Thông tin KHGD.
10. Nguyễn Văn Cƣờng, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), DHTDA - một phương pháp có chức
năng kép trong đào tạo GV, Tạp chí Giáo Dục, số 80.
11. Trần Việt Cƣờng (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần phương pháp dạy học môn
Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán, Luận án Tiến sĩ Giáo Dục
học.
12. Wiggins, G. & McTighe, J. (2001), Thấu hiểu thông qua thiết kế, New Jersey: Prentice-Hall,
Inc.
13. David Moursund (2003), Project-based learning using with ICT, Eugene, Oregon -
Washington, DC.
14. Des Matejka, Project - Based learning in online postgraduate education, Australian Catholic
University, Australia.
15. Website dạy học Intel
16. Website dạy học theo dự án của BIE
17.
18. Quỹ Giáo dục George Lucas
23
19. Dự án Nghiên cứu The Assessment and Teaching of 21st-Century Skills (ATC21S),
20. Website Dạy học tích cực, Dự án Giáo dục Việt - Bỉ,
21. Website của UNESCO