Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.59 KB, 24 trang )

Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi
sinh vật đất trồng chè

Nguyễn Văn Tuyến

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Cự
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), Vi sinh vật (VSV) trong
đất, Tác động của hóa chất BVTV tới VSV đất và một số tính chất cơ bản của
HCBVTV sử dụng trong thí nghiệm. Khái quát về tình hình sử dụng đất và sản xuất
chè tại vùng Tân Cương, Thái Nguyên. Nghiên cứu một số tính chất cơ bản trong đất
Tân Cương, ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất BVTV hóa học Actardor 100 WP
tới khu hệ vi sinh vật đất, ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất BVTV sinh học
Reasegant 3.6EC tới VSV trong đất. Đề xuất một số khuyến nghị tích cực để duy trì
và bảo vệ hệ vi sinh vật đất tại vùng Tân Cương, Thái Nguyên.

Keywords: Ô nhiễm môi trường; Ô nhiễm đất; Hóa chất bảo vệ thực vật; Vi sinh vật;
Đất trồng chè

Content
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi
cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng tạo điều kiện tốt cho sự phát sinh, phát triển của
sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng
trừ sâu hại, dịch bệnh giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng
và chủ yếu. Cùng với phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật được kì vọng là yếu tố quan trọng để
đảm bảo cho một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, do các loại hóa chất bảo vệ thực vật thường là
các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của chúng là rất độc hại với sức khoẻ con người


và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý
chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Trên thực tế, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chỉ một
phần là tác dụng trực tiếp còn lại đến 50% là thất thoát vào môi trường, nhất là môi trường
đất. Do đó, chúng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.
Hệ vi sinh vật đất là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa và cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời thực hiện chức năng duy trì sự sống trong đất. Việc

2
nghiên cứu về sự phân bố, động thái của vi sinh vật đất, tìm kiếm những chủng mạnh, vừa có
hoạt tính sinh học cao vừa phù hợp với điều kiện sinh thái là một trong những hướng đi đúng
đắn nhằm thực hiện định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, hiện nay
vấn đề ô nhiễm đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến khu hệ vi sinh vật trong đất, làm thay đổi
theo chiều hướng tiêu cực đối với chất lượng đất.
Là một trong những nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới, nước ta có rất nhiều vùng
chè đặc sản như Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng…. Các vùng chè này không chỉ được biết
đến với hương vị chè của địa phương mà còn được biết đến vì kĩ thật thâm canh cây chè cao.
Hóa chất bảo vệ thực vật đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo năng suất chè
của các vùng thâm canh cao này. Tuy nhiên hóa chất bảo vệ thực vật là một trong những nhân
tố gây ô nhiễm môi trường do bị lạm dụng, thiếu kiểm soát hoặc dùng sai. Nhiều mặt tiêu cực
của hóa chất bảo vệ thực vật đã bộc lộ như gây ô nhiễm nguồn nước và đất; để lại dư lượng
trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất cân bằng trong tự
nhiên; làm giảm tính đa dạng sinh học, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính chống thuốc
của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây
bùng phát và tái phát dịch bệnh. Hiện nay, tình hình dịch hại ngày càng phát triển mạnh với
nhiều loài sâu bệnh đột biến kháng thuốc nên mức độ sử dụng và chủng loại hóa chất bảo vệ
thực vật ngày càng cao. Chúng ta vẫn luôn nhận thức được ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ
thực vật đối với môi trường sinh thái nói chung cũng như vi sinh vật đất nói riêng, tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng cụ thể ra sao thì chưa có nhiều nghiên cứu đặc biệt là trong các đất trồng
chè. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè”
được thực hiện.

Những nghiên cứu của đề tài góp thêm vào cơ sở dữ liệu về ảnh hưởng của một số hóa
chất bảo vệ thực vật đến tính đa dạng của vi sinh vật đất ở vùng nghiên cứu và làm cơ sở khoa
học cho việc đề xuất các biện pháp ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương.








3
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật
1.1.1. Khái niệm và phân loại hóa chất BVTV
1.1.1.1. Khái niệm hóa chất BVTV
1.1.1.2. Phân loại hóa chất BVTV
1.1.2. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
1.1.2.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới
1.1.2.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV tại Việt Nam
1.1.3. Tồn lưu và chuyển hóa của hóa chất BVTV trong môi trường
1.2. Vi sinh vật trong đất
1.2.1. Thành phần và sự đa dạng của các VSV đất
1.2.1.1. Vi khuẩn
1.2.1.2. Xạ khuẩn
1.2.1.3. Nấm
1.2.2. Vai trò của vi sinh vật đất
1.2.3. Sự phân bố của sinh vật trong đất
1.2.3.1. Sự phân bố VSV theo loại đất
1.2.3.2. Sự phân bố của sinh vật theo độ sâu


4
1.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phân bố vi sinh vật đất
1.3. Tác động của hóa chất BVTV tới VSV đất
1.4. Một số tính chất cơ bản của HCBVTV sử dụng trong thí nghiệm
1.4.1. Tính chất cơ bản của Actardor 100 WP
1.4.2. Tính chất cơ bản của Reasegant 3.6 EC
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số chỉ sinh học trên đất trồng chè tại xã Tân
Cương, Thái Nguyên. Đất nghiên cứu là đất Feralit phát triển trên nền phiến thạch sét và
mica.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm trong nhà lưới
2.2.3.1. Đất thí nghiệm
2.2.3.2. Thiết kế thí nghiệm
2.2.3.3. Theo dõi thí nghiệm
2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sử dụng đất và sản xuất chè tại vùng nghiên cứu
3.1.1. Tình hình sử dụng đất tại Tân Cương
Tổng diện tích đất tự nhiên ở Tân Cương là 1.482,91 ha, trong đó: diện tích đất nông
nghiệp là 1.023,71 ha (69,03%), diện tích đất phi nông nghiệp là 246,38 ha (16,61%) và diện
tích đất chưa sử dụng là 32,82 ha (2,21%) chủ yếu là núi đá không có khả năng khai thác và

5

sử dụng. Đất ở Tân Cương được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan trọng
nhất là đất trồng trọt (trồng chè và trồng lúa), đất ở và đất xây dựng các công trình công cộng
phục vụ cho đời sống của nhân dân.
Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng chè chiếm tỷ lệ lớn nhất
(450 ha), đất dùng để nuôi trồng thủy sản nước ngọt chủ yếu là diện tích mặt ao chứa nước
tưới cho chè ít có giá trị kinh tế.
3.1.2. Tình hình sản xuất chè ở Tân Cương
Tân Cương, Thái Nguyên là vùng trồng chè truyền thống, có lịch sử thâm canh chè lâu
đời và là xã sản xuất chè lớn nhất của tỉnh thái Nguyên.
Tính đến cuối năm 2011, diện tích trồng chè ở xã Tân Cương là 450 ha, sản lượng búp
khô đạt 1.100 tấn/năm, tổng giá trị từ cây chè đạt trên 70 tỷ đồng, chiếm 79% GDP của xã.
Giá trị thu nhập từ cây chè đạt 120 triệu đồng/ha/năm, có nhiều hộ thu nhập từ 350 đến 400
triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,2 triệu đồng/năm.
Về cơ cấu giống, chè Trung du vẫn chiếm diện tích chủ yếu (75%), các giống khác
như TRI 777, PH1, LDP1, LDP2, Kim Tuyến, Âm Tích, Bát tiên chiếm tỷ lệ nhỏ (25%).
3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Tân Cương
Tân Cương là vùng trồng chè vùng thâm canh cao với trung bình từ 7 - 8 lần hái chè
trong 1 năm, trung bình mỗi lần hái chè cách nhau từ 30 - 35 ngày. Do điều kiện thời tiết thích
hợp, các loại sâu bệnh có khả năng xuất hiện và phát triển với mật độ cao. Các loại sâu bệnh
chủ yếu trên cây chè là sâu như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi và các loại bệnh
như nấm tóc, thối búp, thối rễ, mốc trắng, phồng lá chè, héo xanh….Vì vậy khoảng thời gian
giữa hai lần hái chè, người dân thường phun hóa chất BVTV từ 2 - 4 lần, trong đó có ít nhất
một lần phun trừ bệnh và một lần phun hóa chất diệt trừ sâu hại, các lần phun cách nhau từ 7 -
10 ngày. Tùy vào điều kiện khí hậu trong từng mùa và các loại sâu bệnh phát sinh mà người
dân sẽ sử dụng các loại thuốc BVTV khác nhau. Ví dụ như mùa xuân chủ yếu cần phòng trừ
nấm bệnh phồng lá chè do loại nấm bệnh này sẽ bùng phát rất mạnh mẽ khi gặp điều kiện ẩm
ướt đầu xuân. Thông thường, người dân hay phun thuốc BVTV với liều dùng lớn hơn 4 - 6
lần so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Một số loại dịch hại như nấm tóc cho đến nay vẫn
chưa có phương thức diệt trừ triệt để nên mỗi khi bệnh nấm tóc xuất hiện người dân thường
cào và nhổ loại nấm này đi kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cho các

khu vực lân cận. Sau đây là một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên được các hộ dân
sử dụng khi khảo sát tại vùng nghiên cứu (bảng 3.1).

6
Bảng 3.1. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Tân Cương
TT
Tên thuốc
Hoạt chất
Dạng thuốc
Trị sâu, bệnh
1
Actador 100WP
Imidacloprid >96%
Bột hòa nước
Nấm, khô vằn
2
Reasegant
3.6EC
Abamectin 3,6%
Nhũ dầu
Bọn chích hút, bọ xít
3
Secsaigon 25EC
Cypermethrin >90%
Nhũ dầu
Sâu cuốn lá, rầy
4
Alfathrin 5EC
Alpha - cypermethrin
(>90%)

Nhũ dầu
Sâu cuốn lá nhỏ
5
Javidan 100WP
Imidacloprid >96%
Bột hòa nước
Rầy
6
Chlorphos
500EC
Chlorpyrifos Ethyl 475
g/l + Lambda-
cyhalothrin 25g/l
Nhũ dầu
Rầy
7
Wavotox 585
EC
Chlorpyrifos Ethyl
530g/l + Cypermethrin
55g/l
Nhũ dầu
Sâu rầy, bọ cánh tơ
8
Serpal Super
600EC
Chlorpyrifos Ethyl
500g/l + Cypermethrin
100g/l
Nhũ dầu

Sâu đục thân
9
Anvado 100WP
Imidacloprid >96%
Bột hòa nước
Rầy, bọ cánh tơ
10
Conphai 10WP
Imidacloprid >96%
Bột hòa nước
Sâu rầy
11
Kola 700WO
Imidacloprid >96%
Bột hòa tan
Rầy xanh
12
Sokupi 0.5SL
Matrine
Dung dịch
Sâu, rầy
13
Valivithaco
5WP
Validamycin A >40%
Bột hòa nước
Sâu rầy

Tất cả 13 loại thuốc BVTV thường xuyên được sử dụng tại vùng nghiên cứu đều nằm
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam (theo Thông tư số

36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) [1]. Trong số các thuốc BVTV trên chỉ có Reasegant 3.6 EC và Sokupi 0.5
LS là dòng thuốc trừ sâu sinh học được sử dụng. Các thuốc trừ sâu hóa học được sử dụng thì
có đến 5/11 loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid và Actardor 100WP là loại thuốc được sử
dụng phổ biến nhất.
3.2. Một số tính chất cơ bản trong đất nghiên cứu
Một số tính chất cơ bản của đất nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Một số tính chất đất thí nghiệm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị trung bình

7
Dung trọng
g/cm
3
1,34
OM
%
3,62
pH
KCl

4,14
N
ts
%
0,24
P
ts

%
0,12
K
ts
%
0,37
N
dt
(NH
4
+
)
mg/100g đất
9,43
P
dt
mg/100g đất
4,60
K
dt

mg/100g đất
5,16
TPCG
Cát
%
65,2
Limon
%
3,42

Sét
%
31,38

Kết quả xác định cho thấy dung trọng của mẫu trung bình là 1,34 g/cm3, theo những
số liệu của Bondarev (1995) thì những giá trị này tương ứng với loại đất được coi là thích hợp
với đại bộ phận cây trồng.
Hàm lượng chất hữu cơ trung bình trong các mẫu phân tích khá cao (3,62 %). Theo
thang đánh giá về chất hữu cơ trong đất của Lê Văn Tiềm, 1998 cho thấy đất có hàm lượng
chất hữu cơ trung bình khá. Với kết quả này đất thì trồng chè Tân Cương có khả năng duy trì
sản xuất bền vững.
Giá trị pH trung bình là 4,14 khá phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây chè (môi
trường pH thích hợp cho trồng chè là 4,5 đến 5,0).
Hàm lượng N và P tổng số (N tổng số trung bình là 0,24 %; P tổng số trung bình là
0,12 %) trong đất nghiên cứu ở mức giàu (theo thang đánh giá của Hội khoa học đất Việt
Nam, 2000). Tuy nhiên, hàm lượng K tổng số trong đất nghiên cứu ở mức nghèo do điều kiện
khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều quá trình phong hóa các khoáng có chứa K xảy ra
mạnh, K rất dễ bị rửa trôi.
Hàm lượng N dễ tiêu tại đất nghiên cứu đều ở giàu (9,43 mg/100g). Tuy nhiên, hàm
lượng P và K dễ tiêu (P dễ tiêu là 4,06 mg/100g; K dễ tiêu là 5,16 mg/100g) lại ở mức nghèo.
3.3. Ảnh hƣởng của việc sử dụng hóa chất BVTV hóa học Actardor 100 WP tới khu hệ
vi sinh vật đất
Actardor 100WP là hóa chất BVTV hóa học với hoạt chất Imidacloprid (>96%) được
thương mại hóa năm 1991 và được sử dụng rộng rãi cho mục đích bảo vệ thực vật. Mặc dù

8
ứng dụng hoạt chất Imidacloprid đã được phổ biến trong canh tác nông nghiệp nhưng tác
động của chúng với cộng đồng vi sinh vật đất đã không được đánh giá đầy đủ. Một vài nghiên
cứu về ảnh hưởng của Imidacloprid trên cộng đồng vi sinh vật đất đã cho thấy tác dụng phụ
của thuốc trừ sâu này tới các nhóm khác nhau của các vi khuẩn đất.


9
3.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng Actardor 100WP tới thành phần vi sinh vật tổng số
3.3.1.1. Ảnh hưởng của Actardor 100WP tới số lượng vi khuẩn tổng số
Kết quả phân tích số lượng vi khuẩn được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Số lượng vi khuẩn tổng số trong các mẫu đất TN1
(10
6
CFU/g đất)
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
7,96
7,74
7,35
6,73
6,54
6,12
CT1
7,96
6,93
6,97
7,05
7,13
6,44

CT2
7,96
6,80
6,51
6,96
6,25
6,31
CT3
7,96
6,07
6,13
6,72
6,33
5,71

Trong mẫu đối chứng CT0 sự suy giảm vi khuẩn tổng số có thể do sự suy giảm của
hàm lượng các chất hữu cơ trong đất (chỉ bổ sung phân bón và chất hữu cơ khi bắt đầu thí
nghiệm).
Trong CT1 vi khuẩn giảm trong 10 ngày đầu thí nghiệm do tác động của hoạt chất
Imidacloprid và có tăng lên trong ngày thứ 20 đến 30. Đến ngày thứ 60 thì vi khuẩn trở về
mức khá cân bằng với mẫu đối chứng. Điều này chứng tỏ với mức sử dụng hóa chất BVTV
Actardor 100WP ở mức khuyến cáo chỉ ức chế vi khuẩn trong thời gian ngắn, sau đó có tác
động kích thích vi khuẩn sau 20-30 ngày và ổn định sau 60 ngày sử dụng.
Trong CT2 với liều lượng cao gấp 5 lần mức khuyến cáo thì vi khuẩn tổng số giảm so
với mẫu đối chứng trong 20 ngày đầu thí nghiệm do tác động ức chế của Imidacloprid ở nồng
độ cao có thể kéo dài hơn, ngày thứ 30 đến 60 tăng không đáng kể so với mẫu đối chứng.
Trong CT3 với liều lượng cao 100ml/360 m
2
, thể hiện rõ ràng hơn mức độ ảnh hưởng
của hóa chất BVTV Actardor 100WP đối vi khuẩn. Điều này chứng tỏ ở liều lượng cao hoạt

chất Imidacloprid có thể gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn (vi khuẩn tổng số đều giảm so
với mẫu đối chứng). Sau 60 ngày thí nghiệm, vi khuẩn tổng số vẫn giảm và chưa trở lại trạng
thái cân bằng so với mẫu đối chứng (xuống còn 5,71x10
6
CFU/g đất). Tuy nhiên, trong ngày
thí nghiệm thứ 20 vi khuẩn tổng số vẫn có giảm so với mẫu đối chứng nhưng lại tăng so với
các ngày còn lại trong thí nghiệm. Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của Actardor 100WP
ở liều lượng cao khá phức tạp, khó xác định.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của Actardor 100WP tới số lượng xạ khuẩn tổng số

10
Sự biến động số lượng quần thể xạ khuẩn tổng số tại các mẫu đất thí nghiệm được
trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số lượng xạ khuẩn ở các mẫu đất TN1
(10
5
CFU/g đất)
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
6,82
6,74
6,53
6,46
6,40

6,32
CT1
6,82
6,77
6,96
7,15
8,26
8,94
CT2
6,82
6,85
7,14
7,54
8,10
8,03
CT3
6,82
6,57
6,32
6,15
5,45
6,13

Trong mẫu đối chứng CT0 cũng tương tự như vi khuẩn tống số xạ khuẩn cũng có xu
hướng giảm theo thời gian thí nghiệm, tuy nhiên mức biến động không lớn.
Trong mẫu thí nghiệm CT1 với mức sử dụng liều lượng Actardor 100WP 10ml/360
m
2
, ta thấy xạ khuẩn có xu hướng tăng theo thời gian thí nghiệm so với mẫu đối chứng và vẫn
chưa có dấu hiệu suy giảm sau 60 ngày thời gian thí nghiệm (tăng liên tiếp từ 6,77 x10

5
đến
8,94 x10
5
CFU/g đất). Điều này có thể khẳng định Actardor 100WP ở liều lượng khuyến cáo
có khả năng kích thích sự phát triển của xạ khuẩn.
Trong mẫu thí nghiệm CT2 với mức liều lượng Actardor 100WP 50ml/360 m
2
, vẫn
thấy tác động tương tự như trong CT1, tuy nhiên mức độ tăng có xu hướng chậm hơn so với
CT0 (tăng từ 6,85 x10
5
đến 8,03 x10
5
CFU/g đất).
Trong mẫu thí nghiệm CT3 với mức sử dụng 100ml/360 m
2
, lại cho thấy một diễn
biến trái ngược lại so với CT1 và CT2, số lượng xạ khuẩn tổng số có xu hướng giảm dần theo
thời gian thí nghiệm so với mẫu đối chứng (giảm từ 6,57 x10
5
xuống còn 5,45 x10
5
CFU/g
đất). Điều này chứng tỏ hóa chất BVTV Actardor 100WP chỉ có tác dụng kích thích sự phát
triển của xạ khuẩn ở một khoảng nồng độ xác định, ngoài khoảng nồng độ đó lại có tác dụng
ngược lại, ức chế xạ khuẩn phát triển.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của Actardor 100WP tới số lượng nấm tổng số
Kết quả phân tích số lượng nấm tổng số trong các mẫu đất thí nghiệm 1 được trình bày
trong bảng 3.5.


11
Bảng 3.5. Số lượng nấm ở các mẫu đất thí nghiệm 1
(10
3
CFU/g đất)
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
6,97
6,34
5,33
4,65
4,10
3,97
CT1
6,97
7,58
9,56
7,05
6,11
5,24
CT2
6,97
7,02

7,84
6,54
5,03
4,13
CT3
6,97
6,98
7,12
4,15
3,45
3,17

Kết quả phân tích cho thấy, tại mẫu đối chứng CT0 quần thể nấm cũng giảm dần theo
thời gian thí nghiệm.
Trong mẫu thí nghiệm CT1 quần thể nấm có xu hướng tăng nhanh theo thời gian thí
nghiệm so với mẫu đối chứng trong thời gian 20 ngày đầu (cao nhất là ngày thứ 10 thí nghiệm
là 9,56 x10
3
CFU/g đất), rồi có xu hướng giảm và dần cân bằng với mẫu đối chứng CT0.
Trong mẫu thí nghiệm CT2 quần thể nấm tăng từ từ trong 10 ngày đầu thí nghiệm
(tăng đến 7,84 x10
3
CFU/g đất trong ngày thứ 10) rồi giảm dần về đến mức cân bằng với mẫu
đối chứng CT0 ở ngày thứ 60 (tại 4,13 x10
3
CFU/g đất).
Trong mẫu thí nghiệm CT3 quần thể nấm cũng có xu hướng tăng nhẹ trong 10 ngày
đầu thí nghiệm, tuy nhiên lại có xu hướng giảm liên tục ở các ngày thí nghiệm tiếp theo so với
mẫu đối chứng (giảm xuống đến 3,17 x10
3

CFU/g đất thấp hơn 3,97 x10
3
CFU/g đất so với
mẫu đối chứng).
Có thể nói rằng ở giai đoạn đầu, với nồng độ 10ml/360 m
2
thì Actardor có khả năng
kích thích một số loài nấm phát triển, nhưng ở các giai đoạn tiếp theo, khu hệ sinh vật sẽ trở
về đúng trạng thái cân bằng của nó sự phát triển chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện môi
trường. Kết quả này phản ánh sự tác động khá mạnh của Actardor đến quần thể vi nấm trong
đất. Nó có tác động kích thích sự tăng trưởng của các vi nấm, đặc biệt là ở liều dùng 10ml hóa
chất /360 m
2
. Ở liều dùng cao hơn (50 và 100 ml /360 m
2
), các ảnh hưởng này là nhỏ hơn rất
nhiều.
3.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng Actardor 100 WP tới sinh khối vi sinh vật
3.3.2.1. Ảnh hưởng của sử dụng Actardor 100WP đến C trong sinh khối VSV

12
Vi sinh vật trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ và
đặc biệt VSV chuyển hóa các hợp chất của Cacbon để khép kín chu trình C trong tự nhiên.
Trong quá trình chuyển hóa các hợp chất, vi sinh vật sẽ hấp thụ một phần nhỏ để tạo ra sinh
khối cho cơ thể. Do đó C trong sinh khối VSV sẽ đánh giá khả năng phân hủy các hợp chất
hữu cơ trong đất thông qua hoạt động của các VSV.
Xu hướng biến đổi về tổng C trong sinh khối VSV cũng diễn ra tương tự như sự biến
động số lượng VSV tổng số trong đất ở các công thức thí nghiệm.
Kết quả phân tích C trong sinh khối VSV được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tổng C trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 1

(µg.g
-1
đất)

Trong mẫu đối chứng (CT0) sự giảm C trong sinh khối VSV tương ứng với mức giảm
VSV tổng số trong đất mà nguyên nhân là do sự suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Mẫu CT1 (sử dụng liều lượng hóa chất BVTV theo khuyến cáo 10ml/360 m
2
) tổng C
trong sinh khối VSV hầu như ít thay đổi. Trong 10 ngày đầu thí nghiệm giá trị C trong sinh
khối VSV thấp hơn mẫu đối chứng CT0 nhưng từ ngày 20 trở đi giá trị này lại lại cao hơn so
với đối chứng có thể do sự kích thích tăng trưởng của hóa chất BVTV Actardor 100WP đến
nhóm nấm và xạ khuẩn.
Trong mẫu CT2 và CT3 C trong sinh khối VSV thay đổi cũng không đáng kể trong 60
ngày thí nghiệm, hầu hết đều thấp hơn so với mẫu đối chứng CT0 (tương ứng với sự suy giảm
của vi sinh vật tổng số trong đất).
3.3.2.2. Ảnh hưởng của sử dụng Actardor 100WP đến N trong sinh khối VSV
Vi sinh vật đất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khép kín các chu trình sinh địa
hóa trong tự nhiên, trong đó có chu trình nitơ. Vi sinh vật một mặt giúp trong quá trình
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
406,5
384,6

374,9
343,3
333,6
312,1
CT1
406,5
353,5
355,5
359,6
363,7
328,5
CT2
406,5
346,8
332,1
354,9
318,8
321,8
CT3
406,5
309,6
312,6
342,8
322,9
291,2

13
chuyển hoá N hữu cơ, mặt khác lại hấp thụ một lượng N vô cơ để tổng hợp thành protein (N
hữu cơ). Tất cả các nhóm vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn đều cần N để sinh trưởng và
sinh sản. Số lượng VSV tổng số ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa N trong đất, từ

đó ảnh hưởng đến quá trình cũng cấp N dễ tiêu cho cây trồng. Sinh khối N đánh giá tốc độ
cũng như khả năng cung cấp N cho cây trồng thông qua sự khoáng hóa và cố định N.
Kết quả phân tích tổng N trong sinh khối VSV được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tổng N trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 1
(µg.g
-1
đất)

Trong mẫu đối chứng CT0 tổng N trong sinh khối VSV giảm theo thời gian tương ứng
với mức giảm của C trong sinh khối VSV trong đất.
Trong mẫu CT1 tổng N trong sinh khối VSV tăng trong 5-10 ngày đầu thí nghiệm
(cao nhất trong ngày thứ 10) rồi giảm từ từ trong các ngày thí nghiệm tiếp theo nhưng đều cao
hơn so với mẫu đối chứng.
Trong mẫu CT2 cũng tương tự như mẫu CT1 nhưng mức tăng N trong sinh khối VSV
nhỏ hơn so với mẫu CT1.
Mẫu CT3 tổng N trong sinh khối VSV tăng so với mẫu đối chứng trong 10 ngày đầu
thí nghiệm nhưng sau đó giảm nhanh và thấp hơn mẫu đối chứng trong các ngày thí nghiệm
tiếp theo.
Lượng N cần thiết cho vi sinh vật sử dụng, có thể tính theo tỉ số C/N. Vi khuẩn có tỉ số
C/N = 5/1, nấm là 10/1 và xạ khuẩn là 5/1. Nhìn chung trong một quần xã với nhiều nhóm vi
sinh vật khác nhau, vi khuẩn có khả năng phân hủy 5-10% chất hữu cơ, nấm là 30-40% và xạ
khuẩn 15-30%. Do đó khi bón chất hữu cơ chứa nhiều C vào đất thì trong quá trình phân giải
chất hữu cơ, vi sinh vật cũng cần lượng N tương ứng cho tỉ lệ C/N cần thiết trên.
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày

CT0
68,8
62,6
52,6
45,9
40,5
39,2
CT1
68,8
74,8
94,4
69,6
60,3
51,7
CT2
68,8
69,3
77,4
64,6
49,7
40,8
CT3
68,8
68,9
70,3
40,9
34,1
31,3

14

Kết quả phân tích cho thấy, N trong sinh khối VSV tăng chứng tỏ hóa chất BVTV
Actardor 100WP có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp N hữu cơ của vi sinh vật. Tuy
nhiên, mức tăng N trong sinh khối VSV của vi sinh vật có thể làm giảm N vô cơ cung cấp cho
cây trồng.
Tóm lại, hóa chất BVTV Actardor 100WP có tác động mạnh đến C và N trong sinh
khối VSV. Tác động này có 2 chiều trái ngược tùy vào liều lượng hóa chất BVTV được sử
dụng, một là kích thích quá trình phân hủy các hợp chất chứa C và N để tạo sinh khối cho
VSV trong đất, một chiều lại làm giảm quá trình phân hủy và tích lũy C, N của VSV trong
đất. Với mức liều lượng hóa chất sử dụng 10ml/360 m
2
(công thức CT1) và gấp 5 lần
50ml/360 m
2
(công thức CT2) tỉ lệ sinh khối C/N của vi sinh vật đất có sự dao động lớn (giảm
C trong sinh khối VSV và tăng N trong sinh khối VSV) có thể là do sự thay đổi thành phần
VSV trong đất. Nếu sử dụng lâu dài loại hóa chất BVTV này có thể ảnh hưởng lớn đến sinh
khối VSV trong đất, làm thay đổi lớn tỉ lệ sinh khối C/N trong đất dẫn đến sự thiếu hụt N vô
cơ cung cấp cho cây trồng nếu không bổ sung phân N vô cơ.
3.4. Ảnh hƣởng của việc sử dụng hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC tới VSV
trong đất
3.4.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới thành phần vi sinh vật
tổng số
3.4.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới vi khuẩn tổng số
Kết quả phân tích vi khuẩn tổng số trong thí nghiệm 2 được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Số lượng vi khuẩn tổng số trong mẫu đất thí nghiệm 2
(10
6
CFU/g đất)
Công thức
0 ngày

5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
7,96
7,54
7,35
6,73
6,54
6,12
CT4
7,96
7,43
7,27
6,65
6,43
6,10
CT5
7,96
5,80
7,11
6,56
6,35
6,06
CT6
7,96
4,97
6,57

6,32
6,05
5,81


15
Trong 5 ngày đầu thí nghiệm ở công thức CT4 có sự giảm nhẹ so với đối chứng của vi
khuẩn tổng số, tuy nhiên ở các công thức CT5 và CT6 có sự giảm đáng kể của vi khuẩn tổng
số. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của vi khuẩn với nồng độ cao của hoạt chất Abamectin
trong thuốc trừ sâu sinh học Reasegant 3.6 EC.
Ngày thí nghiệm thứ 10, vi khuẩn tổng số có xu hướng trở về cân bằng với mẫu đối
chứng hơn (với mẫu CT4), các mẫu CT5 và CT6 do hoạt chất Abamectin ở nồng độ cao nên
vi khuẩn chưa kịp phục hồi so với mẫu đối chứng.
Từ ngày thí nghiệm 20 trở đi, vi khuẩn tổng số ở cả 3 mẫu CT4, CT5 và CT6 khá cân
bằng với mẫu đối chứng (do hoạt chất Abamectin có khả năng phân hủy nhanh trong môi
trường có ánh sáng). Tuy nhiên với mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất gấp 10 lần khuyến
cáo cho thấy khả năng phục hồi cân bằng chậm hơn so với các mẫu sử dụng hóa chất thấp.
Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC có tác dụng mạnh đến sinh trưởng
và phát triển của vi khuẩn trong những ngày đầu thí nghiệm do độc tính cấp của hoạt chất
Abamectin trong thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn trong đất cũng có khả năng phục hồi khá nhanh
sau khi sử dụng loại hóa chất này (đối với mẫu CT4 chỉ 10 ngày, mẫu CT5 là 20 ngày và CT6
là 60 ngày) do khả năng phân hủy nhanh của Abamectin trong môi trường.
3.4.1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới xạ khuẩn tổng số
Kết quả xác định số lượng xạ khuẩn tổng số trong các mẫu đất bổ sung hóa chất bảo
vệ thực vật sinh học được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Số lượng xạ khuẩn ở các mẫu đất trong TN2
(10
5
CFU/g đất)
Công thức

0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
6,82
6,74
6,53
6,46
6,40
6,32
CT4
6,82
5,75
6,57
6,25
5,87
5,75
CT5
6,82
4,11
4,23
6,50
5,39
5,18
CT6
6,82
2,21

3,34
4,67
5,78
6,20

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm mạnh của xạ khuẩn tổng số ở cả 3
công thức thí nghiệm và giảm mạnh nhất ở công thức CT6 (mức sử dụng 150mg/360m2).

16
Ngày thí nghiệm thứ 10 đã thấy sự phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng của công
thức CT4, ở các công thức CT5 và CT6 cho thấy sự phục hồi chậm do tác động độc tính của
Abamectin vẫn còn hiệu lực.
Ở ngày thứ 20 và 30 đã thấy sự phục hổi của mẫu CT5 với mức sử dụng hóa chất gấp
5 lần khuyến cáo (phục hồi vào ngày thứ 20 và có xu hướng giảm dần do nguồn hữu cơ
giảm), tuy nhiên mẫu CT6 vẫn chưa có khả năng phục hồi so với đối chứng.
Tuy nhiên ở ngày thứ 60 số lượng xạ khuẩn đã được phục hồi của mẫu CT6 với mức
sử dụng hóa chất sinh học cao. Điều đó chứng tỏ Reasegant 3.6EC đã bị phân hủy và không
còn tác dụng độc đối với sinh vật đất.
3.4.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới nấm tổng số
Số lượng nấm ở các mẫu đất bổ sung hóa chất BTVT sinh học được trình bày ở bảng
3.10.
Bảng 3.10. Số lượng nấm ở các mẫu đất trong TN2
(10
3
CFU/g đất)
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày

30 ngày
60 ngày
CT0
6,97
6,34
5,33
4,65
4,10
3,97
CT4
6,97
4,95
5,27
4,63
4,07
3,95
CT5
6,97
4,11
4,33
4,58
4,05
3,94
CT6
6,97
2,23
3,14
3,67
3,87
3,89


Các mẫu đất bổ sung hóa chất BVTV loại sinh học nhóm nấm tổng số có diễn biến trái
ngược hoàn toàn so với nhóm hóa chất BVTV loại hóa học và tương tự như tác dụng của
chúng đối với vi khuẩn và xạ khuẩn.
Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm của nhóm nấm ở cả 3 công thức thí
nghiệm và giảm mạnh khi nồng độ hóa chất sinh học sử dụng tăng lên.
Ngày thí nghiệm thứ 10 đến 20 đã thấy sự phục hồi so với đối chứng của các mẫu CT4
và CT5.
Đến ngày thí nghiệm 30, công thức thí nghiệm CT6 cũng đã phục hồi cân bằng so với
mẫu đối chứng.

17
Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học dùng tại thí nghiệm, gây ức chế nhóm nấm, và sự
tác động này tỉ lệ thuận với nồng độ chất ô nhiễm bổ sung vào mẫu đất phân tích. Thời gian
phục hồi của nhóm nấm cũng tương tự như vi khuẩn và xạ khuẩn, tuy nhiên chúng có khả
năng phục hồi nhanh hơn ở nồng độ cao hóa chất BVTV sinh học sử dụng so với vi khuẩn và
xạ khuẩn.
Nhìn chung, hóa chất BVTV sinh học có tác dụng ức chế vi sinh vật tổng số trong thời
gian ngắn, làm giảm số lượng vi sinh vật tổng số trong đất tỉ lệ thuận với liều lượng hóa chất
được sử dụng nhưng không làm biến động nhiều đến thành phần của chúng. Tác động của hóa
chất BVTV sinh học dễ xác định diễn biến theo chiều hướng nhất định không như tác động
của hóa chất BVTV hóa học.
3.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng Reasegant 3.6 EC tới sinh khối vi sinh vật
3.4.2.1. Ảnh hưởng tới C trong sinh khối VSV
Kết quả phân tích C trong sinh khối VSV được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng C trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 2
(µg.g
-1
đất)


Kết quả phân tích C trong sinh khối VSV cho thấy sự biến động không lớn của các vi
sinh vật phân hủy C trong đất.
Trong 5 ngày đầu thí nghiệm, C trong sinh khối VSV giảm mạnh ở 2 công thức CT5
và CT6 do sự giảm của vi sinh vật tổng số gây ức chế quá trình tổng hợp C hữu cơ của vi sinh
vật.
Tổng C trong sinh khối VSV ở các mẫu thí nghiệm vào các ngày tiếp theo gần như cân
bằng hơn do sự phục hồi nhanh của vi sinh vật tổng số trong đất, mức độ cân bằng phụ thuộc
vào liều lượng hóa chất BVTV được sử dụng. Với công thức CT4 sử dụng hàm lượng hóa
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
406,5
384,6
374,9
343,3
333,6
312,1
CT4
406,5
382,7
374,4
342,5
331,2
314,2
CT5

406,5
298,7
366,2
337,8
327,1
312,1
CT6
406,5
256,0
338,4
325,5
311,6
299,2

18
chất theo khuyến cáo khả năng cân bằng với mẫu đối chứng có thể đạt ngay trong ngày thứ
10, với các hàm lượng cao gấp 5 và 10 lần trạng thái cân bằng đạt được chậm hơn (trong
khoảng 20 đến 60 ngày).
3.4.2.2. Ảnh hưởng tới N trong sinh khối VSV
Kết quả phân tích N trong sinh khối VSV được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tổng N trong sinh khối VSV ở thí nghiệm 2
(µg.g
-1
đất)
Tác động của hóa chất BVTV sinh học đến N trong sinh khối VSV có xu hướng tăng
khi nồng độ hóa chất được sử dụng tăng lên. Các tác động này theo cùng 1 xu hướng, không
giống như tác động của hóa chất BVTV hóa học.
Các tác động của hóa chất BVTV đối với N trong sinh khối VSV tương đồng đối với
sinh khối C, mức giảm sinh khối N tương ứng với mức giảm của N trong sinh khối VSV.
Trong 5 ngày đầu thí nghiệm N trong sinh khối VSV giảm so với mẫu đối chứng CT0,

mức giảm tỉ lệ thuận với liều lượng hóa chất Reasegant 3.6EC được sử dụng. Mức giảm nhỏ
nhất ở công thức CT4 và giảm mạnh nhất là CT6.
Đến ngày thí nghiệm thứ 10, N trong sinh khối VSV trong công thức CT4 cân bằng so
với mẫu CT0, trong khi đó N trong sinh khối VSV ở các công thức CT5 và CT6 vẫn nhỏ hơn
mẫu đối chứng CT0.
Từ ngày thí nghiệm thứ 20 trở đi, N trong sinh khối VSV của cả 2 công thức CT5 và
CT6 đã gần như cân bằng so với mẫu đối chứng CT0. Điều này chứng tỏ sự phục hồi của vi
sinh vật tổng số trong đất.
Tóm lại, ảnh hưởng của hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC có tác động làm
giảm C và N trong sinh khối VSV tương ứng với mức giảm vi sinh vật tổng số trong đất trong
Công thức
0 ngày
5 ngày
10 ngày
20 ngày
30 ngày
60 ngày
CT0
68,8
64,5
61,9
57,3
53,6
52,1
CT1
68,8
60,0
63,9
56,8
54,9

52,1
CT2
68,8
54,6
52,5
56,0
54,2
51,7
CT3
68,8
46,8
47,7
53,9
51,62
49,6

19
những ngày đầu thí nghiệm. Tỉ lệ C/N trong sinh khối của vi sinh vật khá ổn định không có
mức chênh lệch lớn do sự ổn định trong thành phần của vi sinh vật tổng số trong đất.
3.5. Đề xuất sau nghiên cứu
Vi sinh vật trong đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì thực hiện các
chức năng của đất, các tác động tiêu cực đến hệ VSV trong đất có thể làm thay đổi chất lượng
đất. Do đó việc duy trì số lượng cũng như đa dạng về thành phần của VSV trong đất là vô
cùng quan trọng để đảm bảo canh tác bền vững.
Trong nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của hai loại hóa chất BVTV
đối với thành phần và số lượng hệ vi sinh vật đất. Từ các kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể
đưa ra một số đề xuất tích cực để duy trì và bảo vệ hệ vi sinh vật đất tại vùng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hóa chất BVTV sinh học có tác động theo chiều hướng
nhất định đến VSV đất trong thời gian ngắn, quá trình phục hồi của VSV nhanh. Ngược lại,
các tác động của hóa chất BVTV hóa học khó xác định, ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thành

phần của VSV trong đất và ở mức sử dụng cao khả năng phục hồi của VSV là chậm. Do đó
khuyến cáo các hộ dân sử dụng hóa chất BVTV sinh học sẽ tốt cho hệ VSV đất trồng chè hơn
so với sử dụng hóa chất BVTV hóa học.
Trong đề tài nghiên cứu ở 3 mức sử dụng HCBVTV khác nhau là theo khuyến cáo nhà
sản xuất, cao gấp 5 lần và 10 lần mức khuyến cáo. Kết quả cho thấy đối với cả hai loại hóa
chất BVTV nghiên cứu, ở mức sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hầu như ít tác động
đến hệ VSV trong đất, các mức còn lại đều ảnh hưởng rõ rệt đến VSV. Dựa trên kết quả điều
tra thực tế, các hộ dân đều sử dụng ở mức cao gấp 4-6 lần theo chỉ dẫn, do đó cần khuyến cáo
các hộ dân giảm liều lượng sử dụng xuống mức nhà sản xuất khuyến cáo để hạn chế tối đa các
ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Nghiên cứu tuy chưa đầy đủ nhưng đã phần nào đánh giá được mức độ ảnh hưởng của
HCBVTV hóa học Actardor 100 WP ở các mức sử dụng khác nhau lên hệ VSV đất trồng chè.
Mặc dù ở các nồng độ thấp hoạt chất Imicloprid có khả năng kích thích sự sinh trưởng và phát
triển của nhóm nấm và xạ khuẩn, nhưng nếu sử dụng liên tục và lâu dài loại thuốc này có thể
làm thay đổi cơ bản thành phần VSV tổng số trong đất, dẫn đến thay đổi các tính chất của đất.
Vì vậy, cần khuyến cáo các hộ dân không nên sử dụng lâu dài Actardor 100WP nói riêng và
các loại hóa chất BVTV hóa học nói chung để hạn chế mức độ ảnh hưởng tới hệ VSV trong
đất.

20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đất trồng chè Tân Cương, Thái Nguyên có các tính chất phù hợp cho cây chè sinh
trưởng và phát triển. Hệ vi sinh vật trên đất trồng chè cũng khá phong phú với số
lượng vi khuẩn lớn nhất (7,96 x 10
6
CFU/g đất), tiếp đến là xạ khuẩn (6,82 x 10
5

CFU/g đất) và thấp nhất là nấm (6,97 x 10

3
CFU/g đất).
2. Mức độ sử dụng HCBVTV tại vùng nghiên là rất cao với nhiều loại hóa chất được sử
dụng nhưng chủ yếu vẫn là các nhóm thuốc trừ sâu hóa học Actardor 100WP và thuốc
trừ sâu sinh học Reasegant 3.6EC.
3. Hóa chất BVTV hóa học Actardor 100WP có tác động mạnh, phức tạp đến số lượng
và thành phần các nhóm VSV trong đất nghiên cứu. Ở các mức sử dụng trong thí
nghiệm Actardor 100WP ít có ảnh hưởng đến nhóm vi khuẩn trong đất, tuy nhiên lại
có ảnh hưởng mạnh đến nhóm xạ khuẩn và nấm. Ở liều dùng 10ml/360m
2

50ml/360m
2
Actardor 100WP có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển của xạ
khuẩn và nấm. Tuy nhiên, ở liều dùng cao 100ml/360m
2
lại kìm hãm sinh trưởng và
phát triển của chúng.
4. Hóa chất BVTV hóa học Actardor 100WP cũng ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp C
và N trong sinh khối VSV đất. Mức độ ảnh hưởng đến C trong sinh khối VSV là
không rõ ràng, sự thay đổi là không lớn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Actardor
100WP lên N trong sinh khối VSV là rõ ràng hơn, ở liều lượng thấp (nhỏ hơn
50ml/360m
2
) có tác dụng kích thích tổng hợp N hữu cơ ở VSV, ngược lại ở liều dùng
cao (100ml/360m
2
) lại hạn chế quá trình này.
5. Hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC cũng có tác động làm giảm số lượng VSV
tổng số trong đất, đặc biệt là nhóm nấm, tuy nhiên sự phục hồi của VSV trong đất là

nhanh chóng, ở liều dùng 15mg/360m
2
số lượng VSV có khả năng phục hồi sau 10
ngày, ở liều dùng 75mg/360m
2
phục hồi sau 20 ngày và ở 150mg/360m
2
phục hồi sau
60 ngày sử dụng. Mức độ ảnh hưởng của hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC
lên C và N trong sinh khối VSV cũng tương tự như ảnh hưởng đối với VSV tổng số.

KIẾN NGHỊ

21
Vì nghiên cứu chỉ mới được thực hiện trong điều kiện nhà lưới, do vậy cần có những
nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là trong điều kiện tự nhiên để có đầy đủ cơ sở để kết luận về ảnh
hưởng của hai loại hóa chất BVTV đã nghiên cứu nói riêng và các hóa chất BVTV khác nói
chung đến hệ VSV đất ngoài đồng ruộng.

References
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ NN & PTNT (2011), “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam”, Thông tư số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng
05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và cộng sự (2004), “Dư lượng hóa chất BVTV trong đất
và nước”, Tạp chí Y học thực hành, tập XIV.
3. Nguyễn Lân Dũng (1983), “Thực tập VSV học”. NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp - Hà Nội.
4. Lê Đức (2006), “Hóa học đất”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Đức (2004), “Một số phương pháp phân tích môi trường”, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.
6. Ngô Thanh Hà, Nguyễn Minh Trang (tài liệu dịch 2007), “Hóa chất bảo vệ thực vật và
sức khỏe con người”, trích báo cáo "What’s Your Poison? Health Threats Posed by
Pesticides in Developing Countries", Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice
Fund).
7. Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Hoá chất dùng trong
nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng”, NXB Lao động & Xã hội, Hà Nội.
8. Đỗ Văn Hoè (2005), “Thực hiện, Giám sát và chấp nhận Quy tắc ứng xử quốc tế về
phân phối và sử dụng Thuốc trừ sâu”, Báo cáo trình bày tại hội nghị Hội thảo khu vực
Châu Á ngày 26 -28/7/2005, Bangkok, Thái Lan.
9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), “Đất Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), “Thực trạng sử dụng và sự tồn lưu hoá chất bảo vệ thực
vật trong đất và rau tại tỉnh Bắc Ninh”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và
Vệ sinh Môi trường lần thứ III, Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ
VII, Hà Nội, tr. 241.
11. Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu (2010), truy cập tại website


22
12. Lê Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân
(2000), “Đất và môi trường”, NXB Giáo dục.
13. Bạch Phương Lan (2004), “Hoạt tính của VSV đất”, Đại Học Đà Lạt.
14. Nguyễn Đình Mạnh (2000), “Hoá chất dùng trong nông nghiệp ô nhiễm môi trường”,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 60 - 78.
15. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thuỷ (2007), “Giáo trình sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
16. Lương Đức Phẩm (2009), “Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường. Tập
2: Cơ sở vi sinh trong công nghệ bảo vệ môi trường”, NXB Giáo Dục Việt Nam.
17. Bùi Thanh Tâm và CS (2002), “Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc

BVTV tại 1 huyện đồng bằng và 1 huyện miền núi phía Bắc”, Đề tài cấp Bộ, Trường
Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
18. Trần Kông Tấu (2005), “Vật lý thổ nhưỡng môi trường”, Nhà xuất bản Đại học Quốc
Gia, tr. 21, 83 – 85, 119.
19. Nguyễn Xuân Thành (2009), “Giáo trình sinh học đất”, NXB Giáo dục.
20. Trần Viết Thắng, Phạm Thị Ngọc (2004), “Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật
đến sức khoẻ cộng đồng tại Yên Bái”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 4(67) phụ
bản, tr. 96.
21. Tổng cục thống kê (2010), “Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 2010”, Báo cáo
Tổng cục thống kê – Hà Nội.
22. Tổng luận khoa học kỹ thuật - kinh tế (1997), “Ô nhiễm môi trường do hoá chất dùng
trong nông nghiệp Việt Nam và định hướng giải pháp”, Bộ Khoa học - Công nghệ -
Môi trường, số 5 (111), Hà Nội tr. 2-16.
23. Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), “Báo cáo ngành thuốc
bảo vệ thực vật Việt Nam quý II/2009 và triển vọng”, Bộ Nông nghiệp - PTNT, Hà
Nội.
24. Trần Văn Tùng, Ngô Tiến Dũng (2003), “Nghiên cứu mối liên quan giữa liều độc -
thời gian - hiệu quả và tác dụng của thuốc trừ sâu trong môi trường không khí, đất và
nước”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ I,
Hà Nội, tr. 762-765.
25. Nguyễn Thị Vân (2005), “Nghiên cứu phương pháp phân tích siêu vi lượng một số
hóa chất BVTV”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Tài liệu Tiếng Anh

23
26. Abid Subhani, Ayman M. El-ghamry, Huang Chang Yong and Xu Jianming (2000),
“Effects of Pesticides on Soil Microbial Biomass”, College of Natural Resources and
Environmental sciences, Zhejiang University, Hangzhou 310029, China.
27. Anamai Theskatuek et al (2005), “Association between PON1 activity and toxicity
among farm workers exposed to chlorpyrifos pesticide in Rayong province, Thailand”,

The 2nd International scientific conference on occupational and environmental health,
Ha Noi, pp. 296-302.
28. Behera N., U. Sahani (2002), “Soil microbial and activity in response to Eucalyptus
plantation and natural regeneration on tropical soil”, School of Life sciences,
Sambalpur University, Jyoti Vihar, Sambalpur 768 019, Orissa, India.
29. Bosshard E. (1992), “Abamectin”, Federal office of Public Health, Schwerzenbach,
Switzerland.
30. Clive Pankhurst (2006), “Effects of pesticides used in sugarcane cropping systems on
soil organisms and biological functions associated with soil health”, Sugar Yield
Decline Joint Venture. Adelaide.
31. Fred Fishel (1997), “Pesticides and the environment”, University extension,
University of Missouri- Columbia.
32. Gregorich, E. G. et al (1994), “Towards a minimum data set to assess soil organic-
matter quality in agricultural soils”, Canadian Journal of Soil Science 74:367-385.
33. Jenkinson, D. S. (1988), “Determination of microbial biomass carbon and nitrogen in
soil, In: Advances in Nitrogen Cycling in Agricultural Ecosystems”. Wilson, J. R.
(eds.), CAB International, pp. 368-386.
34. Jill Clapperton, Montana Regen (2009), “Pesticide effects on Soil Biology”, No-till on
the Plans leading Edge, volume 8, Number 1.
35. Matthew Fossen (2006), “Environment fate of Imidacloprid”, Department of pesticide
regulation.
36. Nicole Seymour (2006), “Impact of pesticides and fertilizers on soil biota”,
Department of primary industries and fisheries.
37. Pesticides Pollution Issues (2008), Available at: .
38. Royer P. A., I. Simpson, R. Oficial, S. Ardales and R. Jimenez (1994), “Effect of
pesticides on soil and water microflora and mesofauna in wetland ricefields: a
summary of current knowledge and extra polation to temperate environments”.
Autralian Journal of Experimental Agriculture, 1994, 34, 1057-68.

24

39. Schimdt E.L., A.C. Caldwell, R.E.Carlyle, M.I. Timonin, R.C. Dawson (1967), “A
practical manual of soil microbiology laboratory methods”, Food and Agriculture
Organization of the united nation (FAO), Rome.
40. Smith, J. L. and Paul, E. A. (1990), “The significance of soil microbial biomass
estimations”, In: Soil Biochemistry 6, Bollag, J M. and Stotzky, G. (eds.). Marcel
Dekker, Inc., New York, pp. 357-396.
41. The Future of Pesticide in China 2009-2015 (2009), CCM International This Industry
Analysis Report is.
42. Turco, R. F., Kennedy, A. C., and Jawson, M. D. (1994), “Microbial indicators of soil
quality”, In: Defining Soil Quality for a Sustainable Environment, Doran, J. W.,
Coleman, D. C., Bezdicek, D. F., and Stewart, B. A. (eds.), Soil Science Society of
America, Inc., Madison, pp. 73-90.
43. United States Department of Agriculture (2001), Guidelines for Soil Quality
Assessment in Conservation planning, p. 3.
44. WHO (1990), “Public Health impact of Pesticides used in Agriculture”, Geneva,
Switzerland.
Tài liệu từ Website
45.
46.
47.
48.
49.
50.

×