Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ghiên cứu tình hình lạm phát và thấtnghiệp tại Việt Nam. Chỉ ra mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.92 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|11424851

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THUONGMAI UNIVERSITY

THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MƠ
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
NHĨM 9-LỚP HỌC PHẦN: 22114MAEC011.

1


lOMoARcPSD|11424851

Hà Nội, ngày 16/3/2022

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Nghiên cứu tình hình lạm phát và thất
nghiệp tại Việt Nam. Chỉ ra mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này.

Mục lục
CHƯƠNG I - Nghiên cứu đề tài........................................3
A.Mục tiêu nghiên cứu:...................................................3
B.Cơ sở dữ liệu:...............................................................3
CHƯƠNG II-Thất nghiệp..................................................4
1. Định nghĩa thất nghiệp:............................................4
2. Điều tra dân số và thu thập dữ liệu giai đoạn 20182021..................................................................................4
3. Đánh giá chung:........................................................5
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là:...5
Chương III-Lạm phát.........................................................6
1. Khái niệm lạm phát...................................................6
2. Tỉ lệ lạm phát qua các năm (2018 – 2021)...............7


Chương IV: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.. .15
1. Mối quan hệ trong ngắn hạn..................................15
2. Mối quan hệ trong dài hạn.....................................16

2


lOMoARcPSD|11424851

CHƯƠNG I - Nghiên cứu đề tài

A.M

ục tiêu nghiên cứu:

- Thất nghiệp:
+ Định nghĩa, phương pháp đo lường thất nghiệp.
+ Thu thập dữ liệu.
+ Nhìn nhận về thất nghiệp.
+ Những nguyên nhân của thất nghiệp.
- Lạm phát:
+ Định nghĩa, các chỉ tiêu lạm phát.
+ Số liệu lạm phát tại Việt Nam.
+ Tình hình lạm phát của Việt Nam.
+ Những nguyên nhân gây ra lạm phát.
- Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:
+ Đường Phillip, quá trình dựng đường Phillip.
+ Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu trong ngắn hạn.
+ Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu trong dài hạn.


B.Cơ sở dữ liệu:
* Lý thuyết về hai chỉ tiêu lạm phát và thất nghiệp.
* Lý thuyết về đường Phillip và mối quan hệ hai chỉ tiêu trên.
* Nghiên cứ từ các tài liệu:
- Giáo trình trường Đại Học Thương Mại soạn bởi TS. Trần Việt Thảo
và TS. Lê Mai Trang.
- Trang chủ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
- Macroeconomic by N.Gregory Mankiw.
- Cùng một số tìm hiểu từ nguồn khác.

3


lOMoARcPSD|11424851

CHƯƠNG II-Thất nghiệp
1. Định nghĩa thất nghiệp:
Theo quan điểm của tác giả tổng hợp được: “Thất nghiệp là những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc
làm, sẵn sàng lao động và đang đi tìm việc làm”.
Từ định nghĩa đó người ta xây dựng được cơng thức tính tỉ lệ thất
nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số
lực lượng lao động xã hội:
Tỉ lệ thất nghiệp = x 100%.
Trong đó :
U là số người thất nghiệp.
L là lực lượng lao động.

2. Điều tra dân số và thu thập dữ liệu giai đoạn 2018-2021.
Đơn vị

Triệu người
Lực
Số người
lượng
có việc
lao
làm
động
(E)
(L)
55,35
54,25

Năm

Dân số
VN

Dân số
người
lớn
(POP)

2018

95,55

72,06

2019


96,46

73,18

55,77

2020

97,34

74,37

2021

98,51

75,22

Phần
trăm
Số người Tỉ lệ thất
bị thất
nghiệp
nghiệp
(U)
1,1

1,98


54,66

1,0

1,79

54,84

53,61

1,2

2,19

50,5

49

1,4

2,77

Dữ liệu ở bảng trên được thu thập và tính tốn dựa trên trang chủ chính thức của Tổng
Cục Thống Kê Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn từ năm 2018-2021.

4


lOMoARcPSD|11424851


3. Đánh giá chung:
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lực lượng lao động, số người có
việc làm giảm; số người thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của năm 2020
và 2021 cao hơn năm 2018 và 2019. Trong 2 năm 2018 và 2019 tỷ lệ
thất nghiệp giữ mức ổn định (2%). Trong năm 2021, tình hình dịch kéo
dài và phức tạp hơn khiến hơn 1,5 triệu người thất nghiệp, tăng 267.000
người so với năm trước, lao động trong các ngành liên tục giảm. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động 3%, tăng 0,7% so với năm trước.
Tính chung cả năm 2020 và 2021, thị trường lao động vẫn gặp nhiều
khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp cao.

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là:
-Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp
 Kinh tế Việt Nam từng bước áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến trên thế giới nên đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ
chun mơn cao, thành thạo tay nghề.
 Trong khi đó đội ngũ lao động ở nước ta chỉ một số ít lao động có
trình độ, tay nghề. Tác phong công nghiệp của lực lượng lao động nước
ta cịn non yếu,thiếu tính chun nghiệp; trong khi nền kinh tế đòi hỏi
một đội ngũ lao động năng động.
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu
 Suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải
thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không
tiêu thụ được. Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cịn
thấp khơng sánh kịp với các sản phẩm chất lượng cao của các quốc gia
có trình độ phát triển cao. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cắt
giảm nguồn lao động dẫn đến lao động mất việc làm.
 Đây là nguyên nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều
vào đầu tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền
kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn và hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ

tăng cao.
 Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường lao động
Việt Nam trong suốt hai năm cuối giai đoạn nghiên cứu, với hàng triệu
5


lOMoARcPSD|11424851

người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thất nghiệp, phải nghỉ phép/
luân chuyển, giảm giờ làm, giảm thu nhập, v.v. Đây là lần đầu tiên
trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng về số
lượng người tham gia thị trường lao động và việc làm. Thu nhập bình
quân của người lao động cũng bị thâm hụt. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc
làm và tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức đều tăng mạnh so với xu
hướng giảm của những năm gần đây. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của
chính quyền và sự chung sức, đồng lịng của người dân, tình hình lao
động, việc làm trong những tháng cuối năm 2020 đã được cải thiện rõ
rệt. Thành tựu này không chỉ giúp đạt được mục tiêu phịng chống dịch
mà cịn góp phần bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất
nước. Kết quả của Điều tra Lao động và Việc làm cho quý 2020 cho
thấy sự bùng phát của Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến sự tham
gia của người lao động vào thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc
làm. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là các biến thể
mới của virus hiện đang lây lan nhanh, ảnh hưởng của dịch đến đời
sống và sản xuất trong thời gian tới là điều khó lường.

Chương III-Lạm phát
1. Khái niệm lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng giá chung của hàng hóa hoặc dịch
vụ và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,

một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn hàng hóa và dịch vụ so với trước đây.
Khi so sánh với nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu
cực khác nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí
cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự khơng chắc chắn về tình hình lạm phát
trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm
phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu
dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Lạm phát được chia làm 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên: 0- <10%
- Lạm phát phi mã: 10%- <1000%
6


lOMoARcPSD|11424851

- Siêu lạm phát: >1000%

2. Tỉ lệ lạm phát qua các năm (2018 – 2021)
2.1. Năm 2018: THÀNG CÔNG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
CPI bình qn năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so
với tháng 12 năm 2017. Như vâ ̣y, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI
bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được
gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đă ̣t ra trong năm 2018.
Đối với yếu tố thị trường, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với
cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao
trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất
khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường Trung Quốc và thị trường các
nước Đông Nam Á. Năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm

trước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2018, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh đến đầu
tháng 10/2018, sau đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho đến
thời điểm cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, bình quân giá dầu Brent từ thời
điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở mức 71,6USD/thùng, cao hơn
nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017, tăng 31,3%.
Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5 và 2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ
năm trước. Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng
tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên chỉ số giá nhập
khẩu năm 2018 so cùng kỳ tăng 2,09%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,44%;
chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 2,8%; chỉ số giá sản xuất
sản phẩm nông nghiệp tăng 4,38%.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có
những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI. Đó là: giá dịch vụ y tế điều
chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế
về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y
tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên tồn quốc, theo đó chỉ số giá dịch vụ y
tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung 0,29%.

2.2. Năm 2019: LẠM PHÁT THẤP NHẤT TRONG 3 NĂM
Số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức cơng bố, CPI tháng 12/2019 đã
tăng tới 1,4% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của các tháng
12 trong vòng 9 năm qua. Giá thực phẩm tăng cũng đã làm cho nhóm ăn
7


lOMoARcPSD|11424851

uống ngồi gia đình tăng 2,44% so với tháng trước, khiến CPI chung tăng
khoảng 0,22%.

Ngoài ra, việc giá xăng, dầu điều chỉnh tăng ngày 30/11/2019 và giảm vào
ngày 16/12/2019, bình quân tháng 12/2019 giá xăng dầu tăng 1,27% so với
tháng trước, cũng làm CPI chung tăng khoảng 0,05%.
Tuy CPI tháng 12 tăng cao, song tính bình qn cả năm, CPI chỉ tăng
2,79% so với 2018. Đây là mức tăng thấp nhất trong vịng 3 năm qua. Và
điều đó có nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có một năm thành công
khi ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát cịn dưới cả mục tiêu
Quốc hội đề ra (khoảng 4%). Như vậy là đã 3 năm liên tiếp, Việt Nam kiểm
soát được lạm phát dưới 4%. Năm 2017, lạm phát là 3,53%, năm 2018 là
3,54%, còn năm nay, là 2,79%.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao
trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở
lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng
vào các tháng cuối năm. Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường,
CPI các tháng cũng tăng/ giảm theo xu hướng của thị trường. CPI tăng cao
nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%.

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2019

8


lOMoARcPSD|11424851

2.3. Năm 2020: KIỂM SỐT THÀNH CƠNG LẠM PHÁT,
ĐẠT MỤC TIÊU QUỐC HỘI ĐỀ RA
Nhìn chung, mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm
trước, ngay từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý,
điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2020, dịch

COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra
những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI
được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm
soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra
trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020
tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 20182020.

Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%)
Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng
0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020
tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê cho biết, GDP năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là
mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong
9


lOMoARcPSD|11424851

bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi
lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức
tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Ở góc độ điều hành vĩ mơ, Chính phủ ln chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm
khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm. Cụ thể, Chính phủ triển khai hàng
loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tác động tiêu
cực của dịch COVID-19 như giảm giá điện; bảo đảm cung – cầu thịt lợn,
kiềm chế đà tăng giá… góp phần đáng kể vào mục tiêu khống chế lạm phát.


2.4. Năm 2021: KIỂM SOÁT LẠM PHÁT THẤP – THÀNH
CÔNG CỦA NĂM 2021 VÀ ÁP LỰC TRONG NĂM 2022
Giá xăng dầu, giá gas trong tháng 12/2021 giảm theo giá nhiên liệu thế
giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí
học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa
phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng
12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước đấy, mức
tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.

Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016 - 2021 (%)
Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá
nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục
tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam
10


lOMoARcPSD|11424851

chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu
Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm sốt lạm phát thành cơng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn.
Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên
nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển.
Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên
cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, một số giải pháp đề

xuất như sau:
Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn
biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh
hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận
định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay
trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.
Thứ hai, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp
tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực
phẩm, xăng dầu, gas…) có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn
bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết để hạn chế tăng giá. Đặc biệt, đối với
mặt hàng xăng dầu, Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn
biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn
chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung. Bộ Công Thương
cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
bảo đảm nguồn cung và lưu thơng hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc
biệt, thơng tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị
trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.
Thứ ba, đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng các tháng
có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý
nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà
nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm do các tháng cuối năm
thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm
phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành
lạm phát cho năm sau.
Thứ tư, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do
đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo
11



lOMoARcPSD|11424851

nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các
nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu
nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành
sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Thứ năm, chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số; cải thiện mạnh mẽ,
thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh; nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nền
kinh tế, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả của nền kinh tế, từ đó giảm áp lực lạm phát trong trung –
dài hạn.

3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Trong năm 2018, nguyên nhân chính là do các cú sốc cung như giá xăng
dầu, giá thịt lợn, tỷ giá đều tăng mạnh. Lạm phát so với cùng kỳ năm trước
và lạm phát so với tháng trước có những diễn biến đồng điệu.
Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2018, sự tăng tốc của lạm phát theo tháng
(0,5% và 0,7%) đã khiến cho lạm phát cùng kỳ tăng theo, từ mức 2,6% vào
tháng 12/2017 lên mức 3,15% vào tháng 2/2018. Mặc dù, lạm phát có xu
hướng chững lại trong các tháng 3, tháng 4 nhưng sự tăng tốc nhanh trong
tháng 5 và tháng 6 đã khiến cho lạm phát cùng kỳ tăng cao, đạt tới mức
4,67% vào giữa năm 2018.
Năm 2019, do cầu về hàng hóa thế giới giảm, giá các nhóm hàng hóa
trên thị trường thế giới đều tăng chậm hơn so với năm 2018. Giá hàng hóa
thế giới giảm tác động ngay đến giá trong nước thông qua kênh nhập khẩu,
với giá nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng mức 0,8%
so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2018 tăng 1,4%). Do đó, giá
nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong nước cũng tăng chậm hơn so
với năm 2018, thậm chí giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho nơng, lâm
nghiệp và thủy sản cịn giảm. Nhờ đó, tính chung 9 tháng đầu năm 2019,

giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo
chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng tương ứng
1,2% và 2,3%). Trong khi đó, giá sản xuất dịch vụ (vốn ít chịu ảnh hưởng
của giá hàng hóa thế giới) tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2019, cao hơn
mức tăng 2,95% của cùng kỳ năm 2018.
Ngồi yếu tố giá hàng hóa thế giới giảm, giá dịch vụ y tế trong nước tăng
khơng nhiều cũng góp phần kiểm sốt lạm phát. Giá dịch vụ y tế trong năm
2019 ước tăng bình quân 4,8% (theo số liệu 11 tháng đầu năm 2019), thấp
hơn nhiều mức tăng bình quân 13,9% của năm 2018. Song song với những

12

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

yếu tố thuận lợi về giá, chính sách tín dụng thận trọng trong những năm
gần đây cũng góp phần kiểm sốt lạm phát.
CPI bình qn năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và
nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng;
- Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung
chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến
tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa
bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm
cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng,
cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng;

- Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao;
Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm
2020:
- Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước
(làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong
nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới;
- Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá
cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm.
Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá
nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục
tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam
chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu
Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành cơng.
CPI bình qn năm 2021 tăng do giá của các mặt hàng thiết yếu tăng
cao, góp phần tác động trực tiếp vào sự gia tăng mức giá chung như:
- Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38
điểm phần trăm);
- Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm
phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu
13

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của
người dân trong thời gian giãn cách xã hội;

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi
măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI
chung tăng 0,14 điểm phần trăm);
- Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước (làm CPI chung tăng
0,1 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 20202021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của
Chính phủ

4. Đánh giá lạm phát và mức độ ảnh hưởng
Năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này
phản ánh biến động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá
xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y
tế và giáo dục. Mức tăng lạm phát cơ bản trong năm 2018 so với cùng kỳ
có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18% đến 1,72%, lạm phát cơ bản
bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%, cho thấy chính
sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định
Đánh giá về diễn biến giá cả thị trường năm 2019, Tổng cục Thống kê cho
biết, có hai yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát CPI cả năm:
- Thứ nhất là điều hành của Chính phủ, liên quan đến việc điều chỉnh giá
điện, giá dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí.
- Thứ hai là yếu tố thị trường. Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống
kê cho biết, nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi tăng cao vào
hai tháng đầu năm và các tháng cuối năm 2019, làm tăng giá một số mặt
hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ
giao thông công cộng, dịch vụ du lịch…
Bức tranh kinh tế - xã hội 2020 được Tổng cục Thống kê chỉ rõ cũng
đã cho thấy rõ Việt Nam đã có sức chống chịu tốt và thành quả này sẽ làm
các nhà đầu tư thế giới và Việt Nam lạc quan hơn vào triển vọng tương lai.
Nền kinh tế đã sớm trở lại trạng thái bình thường mới và sự phục hồi kinh
tế theo chữ V đã được khẳng định.
Năm 2021, thậm chí, rủi ro lạm phát nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn

biến phức tạp, một số khu vực, tỉnh thành phố phải áp dụng các biện pháp
giãn cách xã hội ở cấp độ cao khiến sản xuất, lưu thơng hàng hóa gián
đoạn, tình trạng thiếu hụt cục bộ. Tuy nhiên, tình trạng này ít khả năng xảy
ra và sẽ sớm được khắc phục theo tinh thần chung của Chiến lược phòng,
14

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

chống dịch giai đoạn tới. Mặc dù vậy, tình trạng khan hiếm, mất cân đối
cung cầu lao động khiến một số doanh nghiệp phải tăng lương, tăng phúc
lợi cho nhân viên, cũng sẽ là một tác nhân khác của lạm phát.
Để giữ lạm phát ở mức ổn định trong những năm tới, đặc biệt là khi dịch
bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng nền kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư và kinh doanh, giảm thiểu hơn nữa thủ tục hành chính. Đặc
biệt là cần có thêm các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ
chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực
đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cần kích
cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động
nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận
dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Và nhanh chóng phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ, gồm cả ngành sản xuất sản phẩm phải nhập khẩu hiện
nay và ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao để giảm
áp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào.

Chương IV: Mối quan hệ giữa lạm phát

và thất nghiệp.
1. Mối quan hệ trong ngắn hạn.
Sơ lược: Nghiên cứu mối quan hệ của hai tác nhân kinh tế là thất nghiệp và lạm phát. Giả thuyết lần
đầu được đưa ra năm 1958 bởi nhà kinh tế học William Phillips, ông đã vẽ được đường cong
Phillips nổi tiếng và dựa vào đó cho rằng hai tác nhân này có sự biến đổi ngược chiều. Sau nhiều
năm, các nghiên cứu được rất nhiều nhà kinh tế học khác nhau quan tâm, phân tích và đưa ra những
luận điểm khác nhau. Cho đến cuối thập niên 1960, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp
và lạm phát khi hai nhà kinh tế học Milton Friedman and Edmund Phelps mới chỉ ra điểm khác biệt
về sự thay đổi trong tổng cầu của một nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, khi tổng cầu trong dân tăng lên thì sản lượng hàng
hóa cũng tăng lên kéo theo là nhu cầu về lực lượng lao động cũng gia
tăng nhanh theo, đồng nghĩa với việc tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Ngược lại, tỉ lệ lạm phát thấp đồng thời tỉ lệ thất nghiệp sẽ cao. Ví
dụ, khi muốn giảm lạm phát, thốt khỏi tình trạng tăng trưởng nóng,
Chính phủ áp dụng chính sách tài khố và chính sách tiền tệ thu hẹp,
dẫn đến giảm tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế, việc thu hẹp sản
xuất khiến thất nghiệp tăng.
15

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Để hình dung rõ ràng hơn về mối quan hệ ngắn hạn này, ta xét số liệu
thực tế hai năm 2018 và 2019 ở trên. Với năm 2018, tỉ lệ thất nghiệp
ở Việt Nam là 1,98% và tỉ lệ lạm phát là 3,54% so với năm 2017,
bước sang năm 2019, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống cịn 1,79% trong
khi đó tỉ lệ lạm phát tăng 2,79% so với 2018. Một minh chứng thực

tế cho ta thấy góc nhìn thực tiễn của mối quan hệ này trong ngắn
hạn, nó đúng với lý thuyết của Phillip trong ngắn hạn.
Qua đó thấy được, mối quan hệ trong ngắn hạn của lạm phát và thất
nghiệp là mối quan hệ nghịch biến, đánh đổi. Một quốc gia có thể
giảm tỉ lệ thất nghiệp nếu sẵn sàng trả giá là chấp nhận tăng tỉ lệ lạm
phát.

2. Mối quan hệ trong dài hạn.
Xét thực tế dài hạn trong cả giai đoạn 2018-2021, tỉ lệ thất nghiệp
năm 2018 là 1,98% tuy nhiên thất nghiệp năm 2021 tăng mạnh lên
đến 2,77% cũng với đó là sự gia tăng lạm phát từ 3,54% của 2018 và
11,89% của 2021 với năm cơ sở là năm 2017.
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có nền kinh tế ln tăng trưởng
dương bất kể trong thời kì covid bùng phát suốt 2 năm cuối của giai
đoạn và sự gia tăng lạm phát - một tác nhân kinh tế luôn được nhắc
đến như là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế tăng trưởng.
Cũng chính điều này làm cho người lao động mong muốn được
hưởng mức lương cao hơn do họ dần nhận thấy sức mua của đồng
tiền lương ngày càng giảm đi bởi lạm phát gia tăng, cũng từ nguyên
nhân này mà nhu cầu về hàng hóa của người lao động phải có sự điều
chỉnh xuống để phù hợp với giá trị của đồng tiền lúc đó. Lúc này, các
doanh nghiệp cũng phải chấp nhận một thực tại rằng họ buộc phải
hạn chế sản xuất xuống để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người
dân nếu khơng muốn hàng hóa của mình bị dư thừa dẫn đến nguồn
cung hàng hóa trên thị trường giảm xuống khiến nhu cầu về lao động
của doanh nghiệp cũng giảm theo, từ đây dẫn đến hiện tượng tăng trở
lại của tỉ lệ thất nghiệp

Bài thảo luận trên tìm hiểu về hai thành tố kinh tế là lạm phát và thất
nghiệp cùng với đó bài cũng làm rõ mối quan hệ hai thành tố trên

theo cả mặt lý thuyết và minh chứng thực tế. Qua đó, ta thấy được
mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát theo cả hai khía cạnh dài
hạn và ngắn hạn, việc chỉ ra được mối quan hệ này có sự khác nhau
16

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

giữa hai giai đoạn ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng và có các tác
dụng lớn đối với các đơn vị kinh doanh và chính phủ trong việc đưa
ra các quyết định kinh doanh, các chính sách tài khóa đúng đắn để tối
thiểu hóa những tác động xấu đến nền kinh tế.

17

Downloaded by nhung nhung ()



×