Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.93 KB, 17 trang )

Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực
cửa sông ven biển Hải Phòng

Trần Anh Tú

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Hải dương học; Mã số: 60 44 97
Người hướng dẫn: GS. TS. Đinh Văn Ưu
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điều kiện tự nhiên khu vực Hải
Phòng. Nghiên cứu tài liệu và phương pháp qua địa hình, khí tượng, thủy
hải văn, trầm tích lơ lửng, mô hình thủy động lực, mô hình lan truyền trầm
tích lơ lửng. Đánh giá hiện trạng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven
biển Hải Phòng: phân bố TTLL (Trầm tích lơ lửng) theo thời gian, đặc
điểm TTLL khu vực các sông Hải Phòng, đặc điểm TTLL khu vực xa bờ
Hải Phòng. Mô phỏng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải
Phòng bằng mô hình delft3d.

Keywords: Hải dương học; Trầm tích; Cửa sông ven biển; Hải Phòng

Content
Các hiện tượng sa bồi luồng cảng, cửa sông, xói lở-bồi tụ bờ biển, độ đục
trong nước gia tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước các bãi tắm, khu nuôi trồng thủy
sản đều liên quan đến trầm tích lơ lửng (TTLL). Ngoài ra, những khu vực có giá trị hàm
lượng TTLL cao làm ảnh hưởng tới tầm nhìn xuyên suốt của khối nước, sự quang hợp
của thực vật và sự sống của các loài sinh vật trong môi trường nước.
Thành phố cảng Hải Phòng mỗi năm đều có sự đóng góp quan trọng của hai ngành
kinh tế đặc trưng là dịch vụ cảng biển và du lịch. Tuy nhiên, do đặc thù địa lý của vùng
cửa sông, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng chịu ảnh hưởng nặng nề của dòng vật


chất từ lục địa đưa ra qua các hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng. Trong các dòng vật
chất đó, dòng trầm tích lơ lửng có cơ chế rất phức tạp do cả nguyên nhân tự nhiên (dòng
chảy, sóng, xói lở bờ) và con người (nạo vét luồng, khai hoang lấn biển, phá rừng ngập
mặn nuôi trồng thủy sản) gây ra. Sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng đang có xu hướng gia
tăng đi kèm việc chi phí cho việc nạo vét luồng lạch rất tốn kém. Theo thống kê của Cảng
vụ Hàng hải Hải Phòng (2005), khối lượng nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng năm 2003
và 2004 tương ứng là 2.394.000m
3
và 2.854.000m
3
[29]. Mặt khác, quá trình nạo vét ở
các luồng vào cảng diễn ra thường xuyên khiến cho bùn cát và các vật chất ô nhiễm đã
lắng xuống lại bị đưa lên, hòa tan trong nước làm gia tăng các nguy cơ gây ô nhiễm đến
môi trường nước và các hệ sinh thái xung quanh [2]. Mặt khác, dòng vật chất này làm
ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm Đồ Sơn và khu nuôi trồng hải sản đảo Cát Bà làm
giảm hiệu quả đáng kể về mặt kinh tế. Ngoài ra hiện nay thành phố Hải Phòng có kế
hoạch thực hiện dự án đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay Quốc tế vùng tại ven
bờ Tiên Lãng. Việc này ít nhiều sẽ làm thay đổi cơ chế dòng chảy, vận chuyển trầm tích
lơ lửng của các sông Văn Úc và Thái Bình nói riêng và vùng cửa sông ven bờ Hải Phòng
nói chung [5]. Bởi vậy, việc đánh giá TTLL vùng cửa sông ven biển Hải Phòng là điều
cần thiết. Với mục tiêu của luận văn là mô phỏng hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa
khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Học viên đã đánh giá và lựa chọn số liệu thu thập
được từ các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay về trầm tích lơ lửng làm số liệu đầu vào
cho mô hình tính.
Nội dung chính của luận văn được trình bày thành 04 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điều kiện tự nhiên khu vực Hải
Phòng
Chƣơng 2: Tài liệu và phương pháp
Chƣơng 3: Đánh giá hiện trạng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải
Phòng.

Chƣơng 4: Mô phỏng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải
Phòng bằng mô hình delft3d.
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC HẢI PHÒNG

I.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu sự phân bố trầm tích lơ lửng vùng cửa sông ven biển đã được các nhà
khoa học ngoài nước quan tâm từ hàng trăm năm nay và đạt được rất nhiều thành tựu
quan trọng. Các kết quả nghiên cứu này đã được áp dụng phục vụ cho việc bảo vệ các
công trình ven bờ và phát triển môi trường bền vững. Những nghiên cứu lý thuyết về
trầm tích (vận chuyển) đáng kể như các công trình của H.A. Einstein (1950), Krone và
Partheniades (1962, 1968), E.W. BijJker (1967, 1971), Leo C. Van Rijn (1993), J.W.
Vander Meer (1990), Richard Soulsby (1997).
Theo hướng mô hình hóa có 2 loại mô hình: Mô hình vật lý và mô hình toán.
Những trung tâm, viện hàng đầu về nghiên cứu, tính toán, dự báo các quá trình thủy-
thạch động lực, có thể kể đến là: Trung tâm Thủy lực Hà Lan (Delft Hydraulics) với bộ
các phần mềm DELFT3D, UNIBEST; Viện Thủy lực Đan Mạch (Danish Hydraulic
Instiute-DHI) nổi tiếng với các phần mềm: MIKE 21, MIKE 3, hay Trung tâm Nghiên
cứu Công trình Ven bờ thuộc Quân đội Mỹ (Coastal Engineering Research Center-
CERC) có các mô hình GENESIS, SBEACH; mô hình TELEMAC (Pháp), đều ứng
dụng tốt cho tính toán dòng chảy, sóng, vận chuyển bùn cát, biến động địa hình đáy biển,
đường bờ, bồi lấp cửa sông. Ngoài ra, một số các mô hình có mã nguồn mở như
COHERENS (Bỉ), SHYFEM (Italia) cũng phát triển không kém các phần mềm nói trên.

I.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghiên cứu trầm tích lơ lửng và các quá trình động lực bằng mô hình hóa ở
Việt Nam đã được bắt đầu phát triển từ khoảng đầu năm 1980 [10] và được tiếp tục chú
trọng trong Chương trình Biển KT.03 (1991-1995); KHCN.06 (1996-2000); TTLL liên
quan đến xói lở bờ biển còn được đặt ra trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước và

trong chương trình biển giai đoạn 2001-2005. Ngoài ra nhiều đề tài, dự án liên quan đến
TTLL được thực hiện tại các cấp. Các tác giả Trần Hồng Thái [18], Đinh Văn Ưu [28],
Nguyễn Thọ Sáo [16] đã ứng dụng và phát triển một số phương pháp và mô hình tính
toán động lực và vận chuyển trầm tích cho một số vùng cửa sông ven biển (Cửa Ông-
Quảng Ninh, Cửa Tùng-Quảng Trị, Hải Phòng) Việt Nam. Các tác giả thuộc Viện Hải
dương học, Nha Trang, tiêu biểu Bùi Hồng Long đã nghiên cứu vùng Phan Rí, Hàm Tiến,
Phước Thể với mục tiêu cung cấp các thông số kỹ thuật, đưa ra các phương án thiết kế và
thi công đê, kè chống xói lở [14]. Trong những năm gần đây Nhà nước đã cho triển khai
nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng về các quá trình thủy-thạch động lực và xói lở, bồi tụ
chẳng hạn như: Ứng dụng các mô hình WAM, STWAVE để dự báo sóng trong đề tài
KC.09.04; Các đề tài KT.03.14, KHCN.06.08 (1996-2000), KC.09.05 (2001-2005) tiến
hành nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở-bồi tụ bờ biển và cửa sông Việt Nam; dự án
Việt Nam-Thụy Điển (2004-2007): nghiên cứu xói lở bờ biển Hải Hậu, Nam Định, dự án
đã ứng dụng nhiều mô hình về sóng, vận chuyển bồi tích; Đề tài cấp nhà nước KHCN-06-
10. ”Cơ sở khoa học và các đặc trưng đới bờ phục vụ yêu cầu xây dựng công trình biển
ven bờ” do Viện Cơ học chủ trì. Các đề tài trên ngoài việc đo đạc thực địa đã xây dựng
và áp dụng các mô hình nhằm tính toán các quá trình sóng, dòng chảy, vận chuyển trầm
tích, biến đổi địa hình bãi, đường bờ, nhằm lý giải các nguyên nhân gây ra các tác động
môi trường trên. Các tác giả thuộc Viện TN&MTB đã ứng dụng mô hình DELFT3D để
nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến TTLL ở các khu vực khác nhau như Quảng Ninh
[20], Hải Phòng [1], Thái Bình và Nam Định [23]. Các nghiên cứu này đã giúp cho các
nhà quản lý địa phương nói trên có cách nhìn một cách tổng thể về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế - xã hội, quản lý tổng hợp dải ven bờ và bảo vệ môi trường biển. Vấn đề
nghiên cứu trầm tích lơ lửng vùng cửa sông Hải Phòng cũng đã có một số kết quả nhất
định [21, 26, 28]. Tuy nhiên những kết quả này được nhận định của các chuyên gia về
đặc trưng trầm tích lơ lửng ở một phạm vi hẹp mà chưa có cách nhìn một cách tổng quan
về phạm vi không gian cũng như biến đổi theo thời gian (hàng chục năm).

I.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Thành phố Hải Phòng nằm ở bờ tây vịnh Bắc Bộ thuộc phía đông vùng duyên hải

Bắc Bộ. Chế độ khí hậu khu vực về cơ bản có thể chia thành hai mùa: mùa đông có đặc
điểm lạnh, khô và mưa ít trong khi mùa hè có đặc điểm nóng, ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ
không khí trung bình năm ở khu vực này dao động trong khoảng từ 22,5-30,0
0
C. Lượng
mưa trung bình nhiều năm ở vùng ven biển Hải Phòng khá lớn với giá trị từ 1.600 -
2.000mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều mà chủ yếu tập trung vào các tháng
mùa hè, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 200mm.Chế độ gió khu vực ven biển Hải Phòng
thể hiện rõ rệt sự ảnh hưởng hoàn lưu chung của khí quyển và thay đổi theo mùa. Về mùa
đông thịnh hành gió hướng bắc và đông bắc, vận tốc gió trung bình dao động trong
khoảng 3,2-3,7m/s, mạnh nhất có thể đạt tới 25-30m/s. Vào mùa hè, chế độ gió ở khu vực
này chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa tây nam, hướng gió chủ yếu là đông nam và
nam, tốc độ gió trung bình khoảng 3,5-4,0 m/s, cực đại đạt 20 - 25m/s. Khu vực Hải
Phòng trong giai đoạn 1945-2007, có 53 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và các tỉnh/thành
lân cận.
Khu vực nghiên cứu chịu tác động trực tiếp từ nguồn cung cấp nước và trầm tích
của các sông chính chảy vào. Các sông này đều là phần hạ lưu cuối cùng trước khi đổ ra
biển của hệ thống sông Thái Bình, gồm các sông Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc
và Thái Bình. Thủy triều vùng ven biển Hải Phòng là nhật triều thuần nhất, với biên độ
dao động mực nước từ 2 - 4 m. Dòng chảy ven bờ Hải Phòng là dòng chảy tổng hợp, gồm
các thành phần dòng chảy triều, gió, sóng, dòng chảy sông và cả những tính chất của
dòng chảy vịnh Bắc Bộ. Dòng chảy ở các khu vực cửa sông thường chịu ảnh hưởng mạnh
của sông, trong khi ở phía ngoài biển dòng chảy tầng mặt chủ yếu do gió gây ra. Trong
trường gió đông bắc, dòng chảy tầng mặt dọc bờ có hướng thống trị là từ bắc xuống nam
còn trong trường gió đông nam, dòng chảy tầng mặt dọc bờ thể hiện nhiều hướng khác
nhau tùy thuộc vào cươ
̀
ng đô
̣
do

̀
ng cha
̉
y các sông và đ ịa hình của bờ biển. Sóng ven biển
Hải Phòng chủ yếu là sóng truyền từ ngoài khơi đã bị khúc xạ và phân tán năng lượng do
ma sát đáy. Độ cao sóng chiếm tần suất lớn nhất trong khoảng 0,25 - 1,0m, chủ yếu là
sóng hướng đông và đông bắc. Sóng có độ cao từ 3-4m chiếm tần suất nhỏ 0,15% [1, 2,
12]. Trầm tích lơ lửng ở khu vực cửa sông ven biển khu vực nghiên cứu do nhiều nguồn
cung cấp khác nhau nhưng nguồn chủ yếu là từ các sông đưa ra. Hàm lượng trầm tích lơ
lửng trong các sông biến thiên trong khoảng rất rộng, từ 10 đến 1.000g/m
3
trong năm.

CHƢƠNG II. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
II.1. Tài liệu
- Địa hình: số liệu độ sâu và đường bờ của khu vực ven biển thành phố Hải Phòng được
số hoá từ các bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1: 50.000 do Cục Đo đạc Bản đồ xuất bản, đây
là những bản đồ mới xuất bản trong những năm gần đây với hệ tọa độ nhà nước VN-
2000.
- Khí tượng: trong quá trình tính toán, đã sử dụng số liệu gió của tháng 3 năm 2010 và
tháng 8 năm 2010 được quan trắc tại trạm Khí tượng Thủy văn Hòn Dấu.
- Thủy hải văn: những số liệu về lưu lượng sông được lấy từ chuỗi quan trắc từ các trạm
cố định trên các sông Hải Phòng, ngoài ra số liệu dòng chảy đã được tham khảo từ các
kết quả khảo sát và đánh giá của các đề tài [4, 23, 24, 25]. Học viên đã sử dụng chương
trình dự báo thuỷ triều của Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản NAO (National
Astronomical Observatory) để tính cho vùng vịnh Bắc Bộ, sau đó trích xuất mực nước tại
biên lỏng của khu vực nghiên cứu để tính trường dòng chảy.
- Trầm tích lơ lửng: số liệu quan trắc và phân tích về trầm tích lơ lửng của các đề tài [1,
3, 4, 6, 11, 12] đã được sử dụng để đánh giá hiện trạng và làm tư liệu tham khảo cho sự
mô phỏng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng.


II.2. Phƣơng pháp
II.2.1. Mô hình thủy động lực
Cơ sở toán học của mô hình thuỷ động lực là giải phương trình Navier Stokes với
chất lỏng không nén được trong nước nông và phương pháp xấp xỉ Boussinesq. Sự biến
đổi của thành phần vận tốc thẳng đứng trong phương trình động lượng được bỏ qua. Với
mô hình 3 chiều, thành phần vận tốc thẳng đứng được tính toán từ phương trình liên tục
[30].
Theo phương nằm ngang, tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể tại mỗi khu vực tính,
một trong các hệ toạ độ chủ yếu sau có thể được sử dụng:
- Hệ toạ độ Đề các (Cartesian): (x,y). Dùng cho các vùng tính có địa hình và đường bờ
đơn giản.
- Hệ toạ độ cong trực giao: (

,
). Sử dụng cho những khu vực có địa hình và đường bờ
phức tạp như các vùng cửa sông, ven biển, các vũng vịnh v.v.
- Hệ toạ độ cầu: (

,
). Áp dụng cho những khu vực rộng lớn, trải dài trên nhiều kinh - vĩ
độ khác nhau.
Phương trình liên tục (viết trong hệ toạ độ cong trực giao):
   
Q
GVd
GG
GUd
GG
t



















)(
1
)(
1
(1)
Với Q thể hiện sự thêm vào hay mất của nguồn nước, sự bốc hơi và mưa trên một
đơn vị diện tích:
EPdqqHQ
outin





0
1
)(

trong đó:

,
lµ c¸c hÖ sè trong hÖ to¹ ®é cong trùc giao.

GG ,
là các hệ số chuyển đổi từ hệ toạ độ Đề Các sang hệ tạo độ cong trực
giao.
d là độ sâu tại điểm tính (độ sâu của nước dưới đường chuẩn (0 hải đồ))


là mực nước tại điểm tính (mực nước trên một đường chuẩn)
U, V lần lượt là các thành phần vận tốc theo các hướng

,

q
in
và q
out
lần lượt là nguồn nước đưa vào và ra trên 1 đơn vị thể tích
H là độ sâu tại điểm tính (H=d +

)
P, E lần lượt là lượng mưa và bốc hơi.

Phương trình bảo toàn động lượng theo hướng



( toạ độ cong trực giao):
fv
G
GG
v
G
GG
uvu
d
u
G
vu
G
u
t
u




























2




M
u
v
d
FP
G
v














2
0
)(
11
(2)
fu
G
GG
u
G
GG
uvv
d
v
G
vv
G
u

t
v



























2






M
v
v
d
FP
G
v













2
0
)(
11
(3)

Phương trình viết cho thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng:
   
)(
)(
1
)(
1
outin
qqH
Gvd
GG
Gud
GG
t
























(4)

II.2.2. Mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng
Cơ sở toán học của mô hình vận chuyển trầm tích là phương trình lan truyền và
khuyếch tán vật chất:









































Cu
z
C
D
z
Cu
y
C

D
y
Cu
x
C
D
xt
C
zzyyxx
(6)
Nếu tính cả nguồn đưa từ ngoài vào thì:
),( tCFCu
z
C
D
z
Cu
y
C
D
y
Cu
x
C
D
xt
C
zzyyxx











































(7)
Trong các phương trình (6, 7) trên: D
x
, D
y
, D
z
là các hệ số khuyếch tán theo các
phương x, y, z ; F(C, t) là nguồn vật chất thêm vào hoặc mất đi; C: hàm lượng vật chất.
Đối với mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng, giả thiết rằng hàm lượng trầm tích lơ
lửng trong cột nước giảm khi xảy ra quá trình lắng đọng trầm tích. Mặt khác quá trình xói
(tái lơ lửng-resuspension) xảy ra khi hàm lượng trầm tích lơ lửng trong cột nước tăng lên.
Quá trình lắng đọng trầm tích phụ thuộc vào ứng suất xung quanh bề mặt (ambient shear
stress-Tau) và ứng suất tới hạn cho quá trình lắng đọng (Tau
cr
sed
). Nếu ứng suất xung
quanh thấp hơn ứng suất tới hạn, thì diễn ra quá trình lắng đọng trầm tích.
Dòng trầm tích lắng đọng (Sedimentation flux)= P
sed
x V

sed
x (IM1) (g/m
2
/ngày)
Trong đó : V
sed
là : vận tốc lắng đọng trầm tích
IM1 là : nồng độ vật chất vô cơ
P
sed
là : khả năng lắng đọng và được tính theo công thức :
P
sed
=









sed
cr
Tau
Tau
1,0max
(8)
Ngược lại, quá trình xói xảy ra khi ứng suất xung quanh cao hơn ứng suất tới hạn cho

quá trình tái lơ lửng (Tau
cr
res
):
Dòng tái lơ lửng (Ressuspension flux) = P
res
x Z
res

(g.m
2
/ngày)
Trong đó: Z
res
là: tỷ lệ tái lơ lửng ban đầu
P
res
là: khả năng tái lơ lửng và được tính theo công thức:
P
res
=








1,0max

Tau
Tau
res
cr
(9)
Trong đó: IM1 là hàm lượng trầm tích lơ lửng; P
sed
- xác suất xảy ra quá trình lắng
đọng trầm tích; V
sed
- Vận tốc lắng đọng; Tau-ứng suất xung quanh; Tau
cr
sed
-ứng suất tới
hạn cho quá trình lắng đọng trầm tích; Tau
cr
res
-ứng suất tới hạn cho quá trình tái lơ lửng;
P
res
-xác suất xảy ra quá trình tái lơ lửng; Z
res
- tốc độ tái lơ lửng từ bề mặt đáy. Ứng suất
xung quanh (Tau) phụ thuộc vào các quá trình động lực sóng, gió, dòng chảy, mực nước,
độ nhám đáy.

CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU
VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
III.1. Phân bố TTLL theo thời gian
Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc trong giai đoạn 1996-2010 (15 năm), học viên đã

phân tích và đánh giá sự biến đổi của TTLL khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng: giá trị
TTLL trung bình năm của các năm 1996, 1997, 2001, 2006, 2007, 2008, 2009 vượt từ
1,04 đến 2,54 lần cho phép so với QCVN10: 2008/BTNMT. Trong 10 năm trở lại đây
nồng độ TTLL trung bình của khu vực Đồ Sơn cho thấy: tầng mặt có giá trị xấp xỉ GHCP
và tầng đáy vượt GHCP so với QCVN10: 2008/BTNMT. So với các khu vực khác ven
bờ biển Bắc Bộ như Trà Cổ, Cửa Lục, Sầm Sơn, Cửa Lò, khu vực nghiên cứu có giá trị
TTLL trung bình lớn hơn, chỉ thấp hơn khu vực cửa Ba Lạt. Về giá trị trung bình của
tầng đáy lớn hơn tầng mặt, giống xu thế chung của các khu vực khác.

III.2. Đặc điểm TTLL khu vực các sông Hải Phòng
Theo [4] cho thấy TTLL trung bình ngày đêm tại các sông đều có giá trị tầng mặt
lớn hơn tầng đáy trong cả hai mùa (mưa và khô). Tuy nhiên, khu vực cửa sông Thái Bình
có xu thế ngược lại, tầng đáy có giá trị TTLL lớn hơn tầng mặt. Tại cửa sông Văn Úc giá
trị TTLL trung bình ngày đêm giữa tầng đáy và tầng mặt chênh nhau không đáng kể. Giá
trị TTLL trung bình ngày lớn nhất là 133 mg/l quan trắc được tại tầng đáy khu vực sông
Cấm và nhỏ nhất là 18 mg/l tại tầng mặt khu vực sông Bạch Đằng. Các sông (Bạch Đằng,
Cấm, Lạch Tray) phía bắc bán đảo Đồ Sơn giá trị TTLL tầng đáy lớn hơn tầng mặt, trong
khi đó các sông khu vực phía nam bán đảo Đồ Sơn có đặc điểm ngược lại tầng mặt lớn
hơn tầng đáy.
Vào mùa mưa cho thấy giá trị trung bình tại tầng mặt khu vực sông Bạch Đằng và
cửa sông Thái Bình lớn hơn tầng đáy. Tuy nhiên tại các khu vực cửa sông Cấm, Lạch
Tray và Văn Úc có xu thế ngược lại, giá trị TTLL tầng đáy lớn hơn tầng mặt. Giá trị
TTLL trung bình ngày lớn nhất là 427 mg/l quan trắc được tại tầng đáy khu vực sông
Cấm và nhỏ nhất là 36 mg/l tại tầng đáy khu vực sông Thái Bình.

III.3. Đặc điểm TTLL khu vực xa bờ Hải Phòng
Trong khuôn khổ Dự án [12] hợp tác giữa thành phố Hải Phòng và thành phố Brest-
Pháp có tiến hành thu mẫu và phân tích TTLL tại khu vực xa các cửa sông ven bờ biển
Hải Phòng. Theo số liệu này cho thấy hàm lượng TTLL trong nước còn thấp hơn GHCP
so với QCVN10: 2008/BTNMT. Hàm lượng TTLL trung bình trong nước ven biển Hải

Phòng trong đợt khảo sát năm 2009 dao động từ 28,05 - 99,1 mg/l trong mùa mưa và từ
20,26 - 68,34mg/l trong mùa khô. Hàm lượng TTLL trong nước biển năm 2009 khu vực
Hải Phòng có xu hướng tăng cao trong nước tầng đáy, mùa mưa lớn hơn mùa khô. Xét
theo các mặt cắt, nhận thấy sự phân bố hàm lượng TTLL theo các mặt cắt khá phức tạp,
không tuân theo quy luật chung là giảm từ bờ ra khơi. Điều này cho thấy sự vận chuyển
trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng khá phức tạp, ngoài nguồn do sông đưa ra còn
chịu ảnh hưởng của chế độ triều, chế độ dòng chảy sông và các chế độ thuỷ động lực
khác. Theo bảng 3.2 cho thấy vào mùa mưa mặt cắt 3 có giá trị TTLL trung bình lớn nhất
(62,14 mg/l) sau đó đến các mặt cắt 5, mặt cắt 4, mặt cắt 1, mặt cắt 2 (34,78 mg/l). Vào
mùa khô mặt cắt 5 có giá trị TTLL trung bình lớn nhất (43,08 mg/l) sau đó đến các mặt
cắt 1, mặt cắt 4, mặt cắt 3, mặt cắt 2 (26,41 mg/l).
Khu vực phía bắc quần đảo Long Châu có giá trị TSS trung bình tầng mặt bằng
26,15 mg/l và trung bình tầng đáy bằng 27,25 mg/l trong mùa mưa. Khu vực bãi tắm Cát
Cò I (đảo Cát Bà) có giá trị TSS tầng mặt và tầng đáy lần lượt bằng 27,8 và 30,2 mg/l.
Phía tây nam đảo Cát Bà có giá trị TSS tầng mặt và tầng đáy lần lượt bằng 37,6 và 38,3
mg/l. Nhìn chung, giá trị hàm lượng TTLL khu vực xa bờ Hải Phòng còn thấp hơn GHCP
so với QCVN10: 2008/BTNMT.
Dựa trên các số liệu quan trắc trung bình tầng đáy và tầng mặt, bức tranh về phân
bố TTLL theo không gian trong mùa khô khu vực trung tâm có giá trị 30 mg/l, phía
đông bắc có giá trị trong khoảng 35-40 mg/l, các vùng cửa sông (Cấm Bạch Đằng) phía
bắc mũi Đồ Sơn có giá trị trong khoảng 35-80 mg/l và phía nam (cửa sông Văn Úc, Thái
Bình) mũi Đồ Sơn có giá trị trong khoảng 35-60 mg/l. Trong mùa mưa, khu vực trung
tâm có giá trị 30-35 mg/l, phía đông bắc có giá trị trong khoảng 40-45 mg/l, khu vực cửa
sông Cấm-Bạch Đằng có giá trị trong khoảng 45-120 mg/l (Hình 3.10). Đây là những giá
trị làm cơ sở cho việc tiến hành mô phỏng TTLL (chương IV) khu vực nghiên cứu theo
đặc trưng mùa.

CHƢƠNG IV. MÔ PHỎNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA
SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG BẰNG MÔ HÌNH DELFT3D
IV. 1. Triển khai mô hình thủy động lực

Phạm vi miền tính của mô hình
 Mô phỏng dao động mực nước khu vực vịnh Bắc Bộ:
- Số liệu đường bờ được sử dụng từ bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1: 25000 (Cục Đo
đạc Bản đồ), đây là những bản đồ với hệ tọa độ nhà nước VN-2000. Những bản đồ đó đã
được quét vào máy tính, số hoá và xử lý bằng các phần mềm Acview, MapInfo.
- Số liệu độ sâu được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu địa hình ETOPO5 (Earth
Topography - 5 Minute) của Trung tâm Tư liệu Địa vật lí Quốc gia Mỹ NGDC (National
Geophysical Data Center) và GEBCO -1 (General Bathymetric Chart of the Ocean
(GEBCO) one minute) của Trung tâm tư liệu hải dương học vương quốc Anh (British
Oceanographic Data Centre-BODC).
- Số liệu đầu vào tính toán cho khu vực vịnh Bắc Bộ được lấy từ bộ hằng số điều
hòa toàn cầu FES2004 của dự án Topex/ Poseidon với độ phân giải 1/8 độ và tham khảo
tài liệu của Takashi TAKANEZAWA, 2000 [17].
 Mô phỏng trường dòng chảy khu vực nghiên cứu:
Mô hình thuỷ động lực cho khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng sử dụng hệ lưới
cong trực giao. Phạm vi vùng tính của mô hình bao gồm các vùng nước của các cửa sông
Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray và phần phía ngoài các cửa sông này mở rộng ra phía ngoài
biển đến độ sâu khoảng 11 đến 12 mét. Miền tính được chia thành 185 x 356 ô lưới (M =
185, N = 356), trải dài từ 106
o
68E - 106
o
98 E, 20
o
65N - 20
o
948N (Hình 4.1b). Kích
thước các ô lưới biến đổi từ 48,24 đến 158,3 mét.
Thời gian tính toán
- Mùa khô (từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 3 năm 2010)

- Mùa mưa (từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 8 năm 2010)
Bước thời gian chạy của mô hình thủy động lực là 0,5 phút.
Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm các kết quả của mô hình
Sau lần hiệu chỉnh cuối, các kết quả tính toán cho thấy sai số bình phương trung bình
của mực nước tính từ mô hình và bảng dự báo thủy triều trong mùa mưa và khô lần lượt
là 0,29 m và 0,37 m.
Dao động mực nước tính từ mô hình với mực nước thực đo cho thấy có sự phù hợp
nhất định cả về pha triều và độ lớn (Hình 4.1). Các kết quả sau lần hiệu chỉnh cuối cùng
cũng đã cho thấy sự phù hợp tương đối giữa tính toán và số liệu quan trắc thực tế.

a) Tháng 3 năm 2010

b) Tháng 8 năm 2010
Hình 4.1. Đƣờng quá trình mực nƣớc giữa thực đo và kết quả tính từ mô hình tại
Trạm Hòn Dấu
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
thời gian
mực nước (m)
mô hình thực đo
0
0.5

1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
thời gian
mực nước (m)
mô hình thực đo
Vận tốc dòng chảy tính toán và quan trắc có sự khác biệt, tuy nhiên số liệu quan trắc
được tiến hành đo tại tầng mặt (cách mặt 0,5 mét), còn kết quả từ mô hình là tính cho
trung bình cả cột nước. Đây cũng là một hạn chế trong quá trình tính toán nên ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

IV.2. Triển khai mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng
Phạm vi miền tính của mô hình
Mô hình mô phỏng lan truyền trầm tích lơ lửng dùng các kết quả của mô hình thủy
động lực làm điều kiện nền cho việc tính toán. Vì vậy, tất cả các kết quả của mô hình
thủy động lực đã được chuyển đổi sang các định dạng đầu vào để sử dụng cho các tính
toán của mô hình lan truyền TTLL.
Thời gian tính toán
- Mùa khô (từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 3 năm 2010)
- Mùa mưa (từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 8 năm 2010)
Điều kiện biên và các tham số tính
Trên biển lỏng các cửa sông và biển sử dụng số liệu TTLL trung bình mùa và kết quả
tính toán từ mô hình được so sánh với số liệu quan trắc (Hình 4.1). So sánh giá trị TTLL
giữa kết quả tính từ mô hình và số liệu quan trắc có xu thế như nhau, về giá trị có sự khác
biệt đáng kể. Tuy nhiên số liệu quan trắc được tiến hành đo tại tầng mặt (cách mặt 0,5

mét), còn kết quả từ mô hình là tính cho trung bình cả cột nước. Đây cũng là một hạn chế
trong quá trình tính toán nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

IV.3. Kết quả tính toán
IV.3.1. Dòng chảy
 Mùa khô: vào mùa khô, sự biến đổi mùa của trường gió và suy giảm đáng kể lưu
lượng nước từ các sông đưa ra cũng đã tạo ra sự khác biệt tương đối của trường dòng
chảy so với mùa mưa. Ở thời kỳ cuối pha triều lên và nước lớn, vận tốc dòng chảy khá
nhỏ, sự ảnh hưởng của khối nước sông vào thời điểm này rất hạn chế nên khối nước biển
xâm nhập sâu hơn vào phía trong các cửa sông. Thời gian chuyển pha giữa nước lớn và
thời điểm triều xuống khá nhỏ, trong khoảng 2 giờ. Trong thời điểm nước ròng, trường
dòng chảy khu vực ven biển Hải Phòng có vận tốc khá nhỏ - khoảng 0,1 đến 0,2 m/s và
phân tán mạnh về hướng chảy. Cũng do tải lượng nước của các sông nhỏ nên thời gian
dừng chảy vào thời điểm nước ròng ngắn hơn, trường dòng chảy nhanh chóng chuyển
trạng thái từ dừng chảy thành chảy lên. Khu vực sông Bạch Đằng có vận tốc 0,7-0,8 m/s
và giảm dần đến Đình Vũ với vận tốc dòng chảy là 0,2-0,4 m/s. Phía Đông Bắc khu vực
nghiên cứu do lượng nước từ Quảng Ninh đưa sang ít và lưu lượng từ sông Chanh chảy
ra thấp nên tốc độ dòng chảy trong mùa khô chỉ đạt từ 0,1-0,2 cm/s.
Kết quả mô phỏng trường dòng chảy trong pha triều lên vào mùa khô cho thấy sự
ảnh hưởng sâu hơn vào lục địa của các khối nước biển, đặc biệt là khu vực cửa Bạch
Đằng. Hướng dòng chảy ở vùng phía ngoài các cửa sông khá đồng nhất và định hướng về
phía trong các sông. Tuy nhiên cũng chỉ đến khu vực Đình Vũ với vận tốc 0,2-0,3 m/s,
vào sâu hơn là ảnh hưởng của dòng chảy sông Bạch Đằng với vận tốc 0,5-0,7 m/s.
Với hình dạng đường bờ, trong mùa khô xu hướng di chuyển của các khối nước ở
khu vực nghiên cứu vẫn là về phía nam và tây nam bán đảo Đồ Sơn nhiều hơn. Mặc dù
tải lượng nước từ sông đưa ra trong mùa khô giảm mạnh nhưng sự tăng cường của gió
đông bắc làm cho xu hướng này trong mùa khô cũng được thể hiện rõ rệt.
 Mùa mưa: vào mùa mưa do lưu lượng nước sông lớn nên trong pha triều lên, vận tốc
của dòng chảy từ biển hướng vào phía các cửa sông có giá trị nhỏ. Trong pha triều này,
hướng dòng chảy chủ yếu là nam - đông nam với giá trị vận tốc biến đổi từ 0,2-0,7m/s. Ở

khu vực cửa sông Cấm-Bạch Đằng, nơi lưu lượng nước từ sông lớn nhất trong các sông
đưa ra vùng ven biển Hải Phòng thì hầu như không có dòng chảy ngược từ biển vào. Ở
thời điểm nước lớn, hướng dòng chảy ở khu vực ven biển Hải Phòng phân tán mạnh mẽ
với giá trị vận tốc khá nhỏ, đặc biệt là vùng nước giữa Hòn Dấu, Cát Bà và Cát Hải. Một
số nơi do lòng dẫn hẹp như khu vực cửa Lạch Huyện, cửa Nam Triệu vận tốc dòng
chảy có thể đạt đến giá trị trên 1,0m/s.
Ở thời điểm nước ròng, khối nước từ sông có điều kiện phát triển mạnh mẽ ra phía
biển, tuy nhiên do giới hạn vốn có của lưu lượng nước sông nên dòng chảy có hướng ra
phía biển chỉ tồn tại trong phạm vi khoảng 10-20 km từ bờ ra phía ngoài. Khi đó trường
dòng chảy tại khu vực sông Bạch Đằng rất lớn, biến thiên từ 0,9-1,4 m/s.
Các kết quả tính toán cho thấy xu hướng dịch chuyển về phía nam và tây nam bán
đảo Đồ Sơn của các khối nước trong các trạng thái biến đổi khác nhau của pha triều (trừ
pha triều lên). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự dồn ép của các khối nước
trong khi sự trao đổi nước nên phía bắc rất hạn chế do địa hình phía đông bắc khu vực
nghiên cứu khá nông.

IV.3.2. Trầm tích lơ lửng
 Mùa khô: đặc điểm vận chuyển và lan truyền của trầm tích lơ lửng (TTLL) có liên
quan chặt chẽ đến chế độ thủy động lực và nguồn cung cấp trầm tích. Vào mùa khô có
đặc điểm bởi sự suy giảm mạnh mẽ của nguồn cung cấp trầm tích từ các cửa sông khiến
cho vào thời điểm nước lớn, dòng TTLL phát tán rất hạn chế ra vùng ven biển khu vực
nghiên cứu so với mùa mưa. Chỉ một vùng nước nhỏ ở phía ngoài cửa Nam Triệu có hàm
lượng TTLL tương đối cao (từ 20-40mg/l) còn lại các khu vực khác đều có hàm lượng
TTLL nhỏ. Vào pha triều xuống dòng trầm tích lơ lửng từ lục địa có điều kiện thuâ
̣
n lới
để phát tán ra phía ngoài. Vùng nước có hàm lượng TTLL tương đối cao (khoảng 30-
50mg/l) cũng chỉ tập trung ngay sát các cửa Nam Triệu, Lạch Tray.
Cơ chế lan truyền và biến đổi của TTLL ở vùng cửa sông ven biển khu vực nghiên
cứu trong trường hợp triều lên của mùa khô cũng tương tự như trong mùa mưa. Mặc dù

vậy sự suy giảm của nguồn trầm tích lơ lửng và tải lượng nươ
́
c t ừ các sông đưa ra làm
cho ảnh hưởng của các khối nước biển có hàm lượng TTLL thấp trở lên mạnh mẽ, vùng
nước có hàm lượng TTLL thấp tiến khá sâu vào các lòng sông trong khu vực nghiên cứu,
nhất là các sông có tải lượng nước thấp như Lạch Tray.
Ở khu vực phía tây nam đảo Cát Bà, hàm lượng TTLL ở khu vực này khá nhỏ với
giá trị dao động dưới 10mg/l. Điều này có thể giải thích như sau, đây là nơi ít chịu ảnh
hưởng do các nguồn trầm tích từ lục địa đưa ra so với các khu vực còn lại trong phạm vi
tính toán và trong cả hai mùa giá trị TTLL đều ổn định.
Ở khu vực phía nam và tây nam đảo Cát Hải, do vị trí gần các cửa sông của phía bắc
bán đảo Đồ Sơn hơn nên hàm lượng TTLL trong nước giảm dần từ các cửa sông đó cho
đến khu vực này còn dao động trong khoảng 5-30mg/l. Biến thiên theo thời gian của hàm
lượng TTLL phụ thuộc chặt chẽ vào dao động mực nước và thể hiện vai trò của dòng
trầm tích từ lục địa. Giá trị hàm lượng TTLL thường đạt cực đại khi nước ròng và giảm
dần khi thủy triều tăng lên đến khi cực tiểu hàm lượng vào gần các thời điểm nước lớn.
Biến thiên của hàm lượng TTLL cũng mạnh hơn vào những ngày triều cường. Vào ngày
tính toán cuối cùng khu vực phía nam đảo Cát Hải TTLL có giá trị trong khoảng 40-45
mg/l, khu vực vụng Cát Bà (các khu nuôi trồng thủy sản, bãi tắm) có giá trị 25-30 mg/l.
 Mùa mưa: vào mùa mưa hàm lượng TTLL trong các sông của khu vực nghiên cứu
đều có giá trị lớn hơn 100 mg/l. Khu vực sông Cấm có hàm lượng trầm tích cao hơn các
sông khác. Với những đặc điểm đó các kết quả mô phỏng phân bố TTLL trong mùa mưa
2010 cho thấy vùng nước có hàm lượng TTLL cao chủ yếu xuất hiện ở khu vực cửa Nam
Triệu và sông Cấm với sự ảnh hưởng lần lượt từ các nguồn trầm tích từ phía thượng
nguồn. Do ảnh hưởng của trường dòng chảy nên phân bố và biến động TTLL ở vùng cửa
sông ven biển khu vực nghiên cứu chủ yếu theo pha dao động của mực nước triều. Sự
phát tán tán của TTLL từ các sông ra vùng ven biển bị hạn chế nhất và chỉ tập trung ngay
sát ở các cửa sông. Trong khi đó các khu vực còn lại bị các khối nước biển với hàm
lượng TTLL khá nhỏ (< 30mg/l).
Biến đổi theo thời gian của hàm lượng TTLL: ở khu vực phía tây nam đảo Cát Bà,

biến động của hàm lượng TTLL theo thời gian cho thấy ở khu vực này không chịu ảnh
hưởng do các nguồn trầm tích từ lục địa. Hàm lượng TTLL ở khu vực này khá nhỏ với
giá trị dao động đều nhỏ hơn 20mg/l. Ở khu vực phía nam và tây nam đảo Cát Hải, do vị
trí gần các cửa sông của phía bắc bán đảo Đồ Sơn hơn nên hàm lượng TTLL trong nước
giảm dần từ các cửa sông đó cho đến khu vực này còn dao động trong khoảng 15 -
60mg/l. Biến thiên theo thời gian của hàm lượng TTLL phụ thuộc chặt chẽ vào dao động
mực nước và thể hiện vai trò của dòng trầm tích từ lục địa. Giá trị hàm lượng TTLL
thường đạt cực đại khi thủy triều xuống và giảm dần khi thủy triều lên đến khi cực tiểu
hàm lượng vào gần các thời điểm nước lớn. Biến thiên của hàm lượng TTLL cũng mạnh
hơn vào những ngày triều cường. Vào ngày tính toán cuối cùng cho thấy ven bờ phía tây
khu vực nghiên cứu hàm lượng TTLL có giá trị trong khoảng 100 mg/l (từ cửa sông
Cấm-Bạch Đằng đến bán đảo Đồ Sơn). Khu vực vực vụng Cát Bà (các khu nuôi trồng
thủy sản, bãi tắm) có giá trị khoảng 40 mg/l. Do nước sông trong mùa mưa từ lục địa đưa
ra lớn hơn nhiều so với mùa khô nên phạm vi không gian lan truyền TTLL của khối nước
có giá trị > 100 mg/l vượt qua đảo Hòn Dấu.
KẾT LUẬN

 Luận văn đã thu thập được số liệu trầm tích lơ lửng thay đổi theo thời gian (1996-
2010), không gian (các cửa sông, các đảo) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng một cách
có hệ thống từ trước đến nay.
 Kết quả phân tích, đánh giá số liệu quan trắc cho thấy bức tranh tổng thể về đặc điểm
trầm tích lơ lửng có đặc trưng mùa rõ rệt và sự phân bố của chúng chịu ảnh hưởng mạnh
của các quá trình tương tác lục địa-biển.
 Mô đun thủy động lực và chất lượng nước trong mô hình delft3d đã được sử dụng để
tính toán các trường thủy động lực, sự lan truyền trầm tích lơ lửng từ các cửa sông Hải
Phòng ra biển. Kết quả tính toán cho thấy, xu thế lan truyền, hàm lượng TTLL có sự biến
đổi theo mùa, theo pha triều khá rõ. Vào mùa khô, hướng lan truyền chính là phía đông
nam (qua đảo Cát Bà) với hàm lượng có thể đạt 42 mg/l (pha triều xuống), đôi khi phạm
vi lan truyền TTLL có giá trị trong khoảng 40 mg/l đến tận mũi Đồ Sơn-sát với khu vực
đảo Hòn Dấu. Vào mùa mưa, lưu lượng các sông đưa ra lớn hơn nhiều so với mùa khô,

hướng lan truyền chính là hướng đông nam với hàm lượng có thể đạt 120 mg/l (pha triều
xuống). Phạm vi lan truyền TTLL có giá trị > 100 mg/l qua khu vực đảo Hòn Dấu, tuy
nhiên trong suốt quá trình tính toán, khu vực Bến Gót không có hiện tượng này xảy ra và
đặc biệt khu vực phía tây đảo Cát Bà giá trị lớn nhất cũng chỉ đạt 30 mg/l.
 Trong thời gian tiếp theo, học viên sẽ tiến hành nghiên cứu sự phân tầng của trường
dòng chảy khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng và tính toán trầm tích lơ lửng có tính
đến các hoạt động kinh tế-xã hội (nguồn thải).

References
1. Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh (2010). Nghiên cứu đánh giá lan truyền
các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học.
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Thành phố Hải Phòng. Mã số: ĐT.MT.2008.500.
2. Đỗ Đình Chiến, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú (2005). Mô phỏng quá trình vận
chuyển và phân bố trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô
hình delft-3D. Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ cơ sở năm 2005. Lưu trữ tại Viện
TN&MTB.
3. Cục Môi trường, 1999-2008. Báo cáo quan trắc môi trường biển hàng năm. Trạm
Quan trắc và phân tích môi trường biển miền Bắc, từ năm 1999 đến 2008. Lưu trữ
tại Viện tài nguyên và Môi trường biển.
4. Nguyễn Đức Cự (2011). Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình hồ chứa
thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông
ven biển đồng bằng Bắc Bộ . Báo cáo tổng hợp Đề tài độc lập cấp Nhà nước (Mã số:
ĐTĐL. 2009T/05).
5. Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Văn Thảo, Vũ Duy Vĩnh (2011). Nghiên cứu đánh giá tác
động thủy thạch - động lực của hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay
quốc tế tại khu vực ven bờ Tiên Lãng - Hải Phòng. Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ cấp
thành phố Hải Phòng.
6. Lưu Văn Diệu, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn T. P. Hoa (2001). Đánh giá mức độ ô
nhiễm do nguồn thải từ lục địa, đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý ô nhiễm nguồn
lục địa đưa ra một số khu vực cửa sông ven biển phía bắc (từ Quảng Ninh đến

Thanh Hóa). Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ cấp Viện KH&CNVN.
7. Lưu Văn Diệu (2010). Đánh giá biến động các thông số độ đục, nồng độ chất rắn lơ
lửng (TTLL), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
) và nhu cầu oxy hóa học (COD) trong
nước biển ven bờ phía Bắc qua kết quả quan trắc của trạm quan trắc và phân tích
môi trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1998-2008. Tuyển tập Tài nguyên và môi
trường biển, tập XV; Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; tr. 321-334.
8. Nguyễn Minh Hải (2010). Nghiên cứu hiện tượng nước dâng ở vùng ven biển Hải
Phòng. Báo cáo tập sự.
9. Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng (1990). Địa chí Hải Phòng
10. Phạm Sỹ Hoàn (2009). Nghiên cứu vận chuyển trầm tích từ cửa sông ra biển ở vịnh
Bình Cang-Nha Trang bằng mô hình toán. Luận văn Thạc sỹ.
11. Trần Đình Lân, Lê Xuân Sinh (2008). Dự báo nguy cơ ô nhiễm và đề xuất giải pháp
bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bến Rừng, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đề tài cấp
thành phố Hải Phòng (Mã số: ĐT.MT.2006.446).
12. Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn T. T. Hà (2010). Đánh giá hiện trạng
môi trường và xác định các vấn đề ưu tiên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển
Hải Phòng. Báo cáo Tổng hợp Đề tài cấp thành phố Hải Phòng. Mã số:
ĐT.MT.2008.498.
13. Leo C. VanRijn (1993). Principles of sediment transport in rivers, estuaries and
coastal seas. AQUA Publacations.
14. Bùi Hồng Long (2004). Một số kết quả khảo sát, nghiên cứu hiện tượng xói lở bồi tụ
khu vực ven biển Bình Thuận. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập XIV, Nxb KHKT.
15. Mulla D. J and Addiscott T. M. (2005). Calibration and Validation of Water shed-
Scale Models
16. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá (2010). Biến
động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ Cửa Tùng, Quảng
Trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S
(2010); tr. 427-434.

17. Takashi TAKANEZAWA (2000). NAOTIDE User manual.
18. Trần Hồng Thái, Lê Vũ Việt Phong, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Văn Hải (2010).
Mô phỏng, dự báo quá trình vận chuyển bùn cát lơ lửng khu vực Cửa Ông. Tuyển
tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học KTTV&MT; tr. 332-341.
19. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến (2001). Nghiên
cứu dự báo, phòng chống sạt lở biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá. Báo
cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nước (Mã số: KHCN.5A).
20. Trần Đức Thạnh, Đỗ Đình Chiến, Trần Anh Tú, Nguyễn T. Kim Anh (2007). Xây
dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long. Báo
cáo tổng hợp Dự án cấp tỉnh Quảng Ninh.
21. Trần Đức Thạnh, Vũ Duy Vĩnh, Yoshiki Saito, Đỗ Đình Chiến, Trần Anh Tú
(2008). Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của đập Hòa Bình đến môi trường trầm tích
ven bờ châu thổ sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển (Phụ trương 3
(T.8)/2008); tr. 01-17.
22. Trần Đức Thạnh, Nguyễn T. P. Hoa, Cao T. T. Trang (2008). Đánh giá tình trạng ô
nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng và đề xuất các
giải pháp bảo vệ. Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ cấp Viện KH&CNVN.
23. Cao T. T. Trang, Vũ Thị Lựu (2007). Đánh giá khả năng tích tụ và phân tán các
chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Viện
KH&CNVN.
24. Cao T. T. Trang, Nguyễn T. P. Hoa, Dương Thanh Nghị (2009). Đánh giá sức tải
môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Báo cáo tổng
hợp Đề tài cấp Thành phố Hải Phòng (Mã số: ĐT.MT.2006.442).
25. Cao T. T. Trang, Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Xuân Sinh (2009). Thử nghiệm đánh giá
sức tải môi trường của sông Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Viện KH&CNVN.
26. Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh (2011). Mô phỏng sự lan truyền các chất gây ô nhiễm
khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Hội nghị Khoa học và công nghệ biển toàn
quốc lần thứ V, Hà Nội. Tập Quyển 2, tr. 163-170.
27. U.S. Army Corps of Engineers (2002). Coastal Engineering Manual. EM 1110-2-

1100, Part III.
28. Đinh Văn Ưu (2009). Mô hình vận chuyển trầm tích và biến động địa hình đáy áp
dụng cho vùng biển cửa sông cảng Hải Phòng. Tạp chí Khoa học ĐH QG Hà Nội,
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, số 1S (2009); tr. 133-139.
29. Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ T. T. Hương, Cao T. T. Trang (2007). Nạo
vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi trường và hệ sinh thái
biển. Tuyển tập các bài báo khoa học Hội nghị KHCN&MT (Kỷ niệm 10 năm thành
lập Trung tâm đào tạo và TT KHCN Bảo vệ Môi trường thủy, Trường ĐH Hàng hải
Việt Nam); tr. 202-208.
30. WL/Delft Hydraulics (1999). Delft3D-FLOW User Manual Version 3.05, Delft3D-
Waq User Manual Version 3.01. Delft, Netherlands.


×