Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện nga sơn giai đoạn 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.11 KB, 14 trang )

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2001-2010

Mai Đình Tứ

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Địa chính; Mã số: 60.44.80
Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Đức Phúc
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu tổng quan về cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất huyện Nga
Sơn. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn 2001 –
2010. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lập và thực hiện quy hoạch sử
dụng đất của huyện Nga Sơn giai đoạn 2011 – 2020: phương hướng và mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội cho 20 năm tới và những năm tiếp theo; định hướng phát triển
các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề xuất các giải pháp thực hiện
trên địa bàn nghiên cứu; định hướng sử dụng đất cho 20 năm tới và những năm tiếp
theo.

Keywords: Địa chính; Quy hoạch sử dụng đất; Huyện Nga Sơn; Giai đoạn 2001-2010

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, là địa bàn để phân
bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; là nguồn vốn, nguồn nội lực
để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể chuyển
mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu
chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại
càng tốt hơn. Trong những năm gần đây, dưới tác động của sự phát triển nhanh về kinh tế


cũng như sự gia tăng nhanh về số dân, nhu cầu về đất đai theo đó mà tăng mạnh. Từ đó, đòi
hỏi các cấp quản lý phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, nhằm thích ứng với tình hình mới,
huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất. Trong những năm
qua, quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn đã có tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các

2
hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Với nhiệm vụ chủ yếu là thiết lập cơ cấu và sử
dụng hợp lý các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) và các
loại hình cụ thể của từng loại đất trên phạm vi toàn huyện, quy hoạch sử dụng đất huyện Nga
Sơn được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh giai đoạn 2011 - 2020.
Với mục đích đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn
giai đoạn 2001 - 2010, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng
đất của địa phương giai đoạn 2011 - 2020; Do vậy tôi chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2010 ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn 2001 – 2010.
- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 - 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn 2001 – 2010.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
huyện Nga Sơn giai đoạn 2011 – 2020.
4. Giới hạn phạm vi
4.1. Giới hạn phạm vi
- Phạm vi nghiên cứu: Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

- Một số quy hoạch đại diện cho các chỉ tiêu quy hoạch bị thay đổi so với phương án được
duyệt.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn.
- Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn 2001 – 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.
- Phương pháp phân tích, khảo sát tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kế thừa.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn

3
- Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản dưới
luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Các báo cáo của các cấp: huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
- Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương
7. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được cấu trúc thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của quy hoạch sủ dụng đất đai cấp huyện.
- Chương 2: Đánh giá quy hoạch sủ dụng đất đai huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2001 – 2010.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai theo
hướng phát triển bền vững của huyện Nga Sơn giai đoạn 2011 – 2020.

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và bản chất của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất quy hoạch sử dụng đất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận
thức: đất đai là đối tượng của tất cả các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất và
việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với sự phát triển của nền
kinh tế – xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể
hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.
Tính kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây
dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
Tính pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch
nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.

1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất

4
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là quĩ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả nước,
tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực.
1.1.3. Các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây
[16]
:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương.
- Phải dân chủ và công khai.
1.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.2.1. Lợi thế
- Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Nga Sơn phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng giao
lưu với bên ngoài, tiếp thu nhanh những tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí.
- Địa hình Nga Sơn có 3 vùng rõ rệt với 3 chế độ canh tác khác nhau, điều kiện canh
tác thuận lợi, đất đai không ngừng được mở rộng ra phía biển; khí hậu, thời tiết, nguồn nước,
thổ nhưỡng phù hợp với các cây con hiện có; có điều kiện để nuôi trồng thuỷ sản và vươn ra
biển để khai thác hải sản. Đây là những thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá,
tạo công ăn việc làm cho người lao động.
1.2.2. Hạn chế:
- Nga Sơn là huyện nông nghiệp, trong tương lai do biển lấn dần và diện tích bồi đắp
lại thuộc về tỉnh bạn, huyện bạn nên nghề ra khơi đánh bắt hải sản bị hạn chế.
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, rét đậm và sương muối, sương giá ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống.
1.3. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn
1.3.1. Lợi thế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ
sở hạ tầng được chú ý đầu tư phát huy tác dụng.

5
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, sự
nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Người dân được chăm sóc sức khoẻ, được chữa
bệnh, con em được phổ cập giáo dục đạt 100%, cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt
nông thôn đang đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển
nhằm thu hút lượng khách du lịch tới làm tăng nguồn thu cho huyện nâng cao đời sống cho nhân dân
quanh vùng du lịch. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp mở ra thúc đẩy sự

phát triển kinh tế, đảm đương vai trò là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại.
1.3.2. Hạn chế
+ Là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu, phụ thuộc rất nhiều
vào thiên nhiên. Do đó cần có chiến lược giải quyết nước ngọt phục vụ cho cây trồng do mặn xâm
thực sâu vào hệ thống sông, kênh, việc tiêu úng cục bộ ở các đồng trũng của huyện cần được quan
tâm.
+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc nhất là chỉ tiêu công nghiệp gần
đây hầu như không thay đổi, có mặt còn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu
thụ, sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến nên chưa nâng
cao được giá trị về kinh tế cho các sản phẩm.
+ Hoạt động văn hoá thông tin chưa đồng đều giữa các vùng, hình thức nội dung chưa
phong phú và hấp dẫn. cơ sở vật chất giáo dục ở một số xã đã xuống cấp. Môi trường sinh thái
ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư.
Chương 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
2.1.1. Tình hình quản lý đất đai
a, Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Riêng năm 2009, toàn huyện đã cấp giấy CNQSD đất: tổng 1.839 GCNQSD đất. Còn
lại 1.170 GCNQSD đất cấp theo quyết định giao đất và chuyển đổi, chuyển nhượng QSD đất
ở theo nhu cầu giao dịch của nhân dân. Nâng tỷ lệ cấp GCNQSD đất trên địa bàn lên 81%
[11 ]
.
b, Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Năm 2010 công tác kiểm kê đất đai được thực hiện trên toàn quốc, vì vậy được sự chỉ
đạo của sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tổ chức trao
đổi về chuyên môn nghiệp vụ cho 27 cán bộ địa chính xã, thị trấn. Kết quả, đến đầu tháng
3/2010 huyện hoàn thành cơ bản kiểm kê cấp xã.


6
c, Công tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất
Hiện nay huyện đang thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất 2005 - 2010, còn
hiện nay cùng với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đây thì huyện đang
chuẩn bị cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015, và định hướng sử
dụng đất đến năm 2020. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng đầy đủ và được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d, Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo về đất đai.
Công tác thanh tra: Năm 2009 UBND huyện đã tổ chức kiểm tra rà soát việc sử dụng
và thu hồi diện tích đất quy hoạch “treo”, đất ở sai thẩm quyền. Thanh tra huyện và ban phòng
đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện. Hoạt
động tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ năm 2009 được đẩy
mạnh; các cán bộ đại chính đã được tập huấn, tiếp thu 3 lớp tuyên truyền luật đất đai, luật
khoáng sản, luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước được nâng lên rõ rệt.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Nga Sơn năm 2010
Năm 2010 diện tích tự nhiên 15.829,15 ha, được chia thành các loại đất theo mục đích
sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp diện tích 9.227,15 ha chiếm 58,29% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp diện tích 4.927,55 ha chiếm 31,13% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng diện tích 1.674,45 ha chiếm 10,58% diện tích tự nhiên
[11 ]
.
Trong đó, diện tích tự nhiên được phân bố theo các đối tượng sử dụng, quản lý đất như
sau: Khu kinh tế hộ gia đình, cá nhân sử dụng 9.692,37 ha, chiếm 61,23% diện tích đất tự
nhiên. UBND xã, thị trấn 5.659,23 ha, chiếm 35,75% diện tích đất tự nhiên. Tổ chức kinh tế
64,05 ha, chiếm 0,40% diện tích đất tự nhiên. Cơ quan đơn vị của nhà nước 26,23 ha, chiếm
0,17 diện tích đất tự nhiên. Tổ chức khác 387,27 ha, chiếm 2,45% diện tích đất tự nhiên.
2. Kết quả điều tra điểm về tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện
Nga Sơn giai đoạn 2001 – 2010.

2.2. Về phương án quy hoạch chiến lược phát triển vùng cói huyện Nga Sơn
2.2.1. Quy hoạch phát triển
Vùng cói huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) gồm 8 xã (Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga
Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy), có tổng diện tích tự nhiên là 6.197,8ha
(chiếm 39,29% toàn huyện),
Với những lợi thế có được trong việc sản xuất cói, Nga Sơn đã quy hoạch phát triển
vùng cói như một quy hoạch chiến lược của huyện, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cũng
như diện tích của vùng cói. Tuy nhiên, trong kỳ quy hoạch 2001 – 2010, diện tích vùng cói,

7
dưới tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, đã suy giảm mạnh mẽ về diện tích, kéo
theo sự suy giảm mạnh mẽ về sản lượng.
2.2.2. Quá trình thực hiện quy hoạch
Từ năm 2000, do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, nước biển dâng cao và nước mặn
xâm thực sâu, độ mặn tăng lên từ 15 – 20%. Thị trường xuất khẩu thuận lợi cho nên nông dân
đã mở rộng diện tích và tập trung thâm canh chủ yếu là bón phân vô cơ để nâng năng suất và
sản lượng cói dài, có năm cắt 2 – 3 vụ ở một số diện tích, sản lượng năm cao nhất là 27.600
tấn (năm 2002).
Từ năm 2003 trở lại đây vùng cói xuất hiện một số loại sâu bệnh như: bọ cánh cứng,
sâu đục thân, rầy nâu mật độ lớn và trên diện rộng.
Năm 2005 chỉ còn 20 ngàn tấn (riêng Nga Tân giảm từ 2.995 tấn/năm 2002 xuống còn
779 tấn/năm 2005, đời sống nhân dân hết sức khó khăn).
Trước tình hình đó, đầu năm 2006, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo làm
các trạm bơm dã chiến cho Nga Tân, Nga Tiến (hỗ trợ kinh phí hạ thấp mặt bằng ; cho 1 năm
tiền điện bơm nước), động viên nhân dân các xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy khai hoang
phục hoá. Chỉ đạo ngăn mặn, quyết tâm đưa nước ngọt phục vụ thâm canh, góp phần nâng sản
lượng cây cói toàn huyện năm 2007 đạt 26 ngàn tấn/năm.
Tuy nhiên năm 2008 đến nay tình hình xuất khẩu chiếu cói gặp nhiều khó khăn. Năm
2007, 2008 là thời kỳ cây cói bị tác động mạnh do bất lợi về thị trường xuất khẩu, các sản
phẩm từ cây cói sụt giá nghiêm trọng, nhiều kho hàng chất đống nằm chờ cả năm trời, hàng

trăm lao động bỏ quê đi tìm việc
2.2.3. Nguyên nhân và giải pháp
* Ảnh hưởng bởi các loại thiên tai do tác động của BĐKH gây ra như: lũ lụt, nắng
nóng, hạn hán thiếu nước, nước biển dâng và xâm nhập mặn.
* Kỹ thuật canh tác cói của người dân còn hạn chế, theo kết quả điều tra: 39,5% có
hiểu biết trung bình, 55,3% hiểu biết tốt hơn và chỉ có 5,2% hiểu biết rất tốt về kỹ thuật thâm
canh cây cói từ lúc trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch.
* Chất lượng các công trình thủy lợi vùng cói chưa được cải tạo và nâng cấp phù hợp
với điều kiện thâm canh cây cói.
* Sâu bệnh đối với cây cói ngày một phát triển: Rầy nâu, bọ vòi voi (bọ cánh cứng),
sâu róm, sâu đục thân, cào cào, bệnh đốm và cả chuột đồng.
* Thiếu nguồn lực cho sản xuất (chủ yếu là vốn và lao động), trong khi giá cả thị
trường cói lại có nhiều biến động.
2.3. Về phương án quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh huyện Nga Sơn

8
2.3.1. Quy hoạch phát triển
Năm 2000, đất cơ sở kinh doanh toàn huyện là 4.93 ha. Phương án quy hoạch được
đưa ra cho năm 2010 là 7.43 ha.
Như vậy, chỉ tiêu quy hoạch của cả kỳ được xác định là tăng 2.5 ha.
2.2.2. Quá trình thực hiện quy hoạch
Trong thời gian qua, để thúc đẩy công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp phát triển, huyện
Nga Sơn đã tăng cường củng cố và phát triển các ngành nghề hiện có, đồng thời du nhập thêm
những ngành nghề mới, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn; thành
lập các hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp.
Nhờ đó, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện Nga Sơn đã tăng từ 4.93 ha
(năm 2000) lên 11.07 ha (2010). Như vậy, đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch được
duyệt tăng 2.5 ha, thực hiện đến năm 2010 tăng 6.14 ha, vượt chỉ tiêu 3.64 ha.
3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2001 – 2010.

3.1. Những ưu điểm
3.1.1. Tính hợp lý của việc sử dụng đất.
Cơ cấu sử dụng đất :
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2010 là 15.829,15 ha, trong đó: Tổng quỹ đất
đang sử dụng của toàn huyện là 14.154,70 ha, chiếm 89,42% diện tích tự nhiên, đã sử dụng
vào các mục đích: Đất nông nghiệp: 9.227,15 ha, chiếm 65,19% diện tích đất đang sử
dụng; Đất phi nông nghiệp : 4.927,55 ha, chiếm 34,81% diện tích đất đang sử dụng; Đất chưa sử
dụng là 1.674,45 ha chiếm 10,58% diện tích tự nhiên.
Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đất giành cho nông nghiệp là 9.227,15 ha đã đủ đáp ứng cho nhu cầu lương thực trên
địa bàn huyện. Đất cho các mục đích công ích như đất trụ sở, đất giao thông, đất cơ sở giáo
dục, đất cơ sở y tế, đất cơ sở văn hoá trên địa bàn 27 xã thị trấn đã được bố trí tương đối đầy
đủ đáp ứng được nhu cầu cũng như cuộc sống của nhân dân trên địa bàn từng xã. Nguồn đất
cho các khu công nghiệp 16,15 ha chiếm 0,10 % so với diện tích tự nhiên, đất sản xuất kinh
doanh 11,07 ha chiếm 0,07 % so với diện tích tự nhiên, đất cho hoạt động khai thác khoáng
sản 6,00 ha chiếm 0,04 % so với diện tích tự nhiên, đất sản xuất vật liệu xây dựng 18,03 ha
chiếm 0,11 % so với diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng tại huyện còn nhiều
1.674,45 ha, nguồn đất này đang còn lãng phí chưa khai thác đưa vào sử dụng cho các mục
đích thích hợp.
Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại huyện.

9
Trong thời gian qua huyện đã mở các lớp tập huấn triển khai chuyển giao các công
nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến cho các cán bộ trong xã để tập huấn cho người dân trên địa
bàn các xã. Nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản đã được phân bổ hợp lý giữa các ngành
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại và ngày càng tăng.
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất.
Hiệu quả kinh tế, xã hội :
Quỹ đất đai của huyện được sử dụng tương đối triệt để, phù hợp với tiềm năng của đất.
Diện tích đất đưa vào sử dụng cho các mục đích là 14.154,70 ha chiếm 89,72% diện tích tự

nhiên.Huyện có diện tích đất nông nghiệp là 9.227,15 ha, chiếm 58,29% diện tích đất tự
nhiên. Là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp trên 80% nông dân sống dựa vào nông
nghiệp, trong khi các giá trị của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế.
Hiệu quả môi trường :
Công tác quản lý đất đai của huyện đang được quản lý chặt chẽ nên việc khai thác, thăm
dò các mỏ khoáng sản đá, làm vật liệu xây dựng không có tình trạng khai thác bừa bãi nên tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các mỏ không có.
Việc sử dụng, phân bổ đất đai hiệu quả đã làm cho môi trường trên địa bàn huyện
ngày càng được bảo vệ, cùng với ý thức của người dân được nâng cao nên hiện nay Nga Sơn
chưa có tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nào xảy ra.
3.2. Những hạn chế
3.2.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện, vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhất định.
Cụ thể: Một số xã làm quy hoạch nhưng không thực hiện đúng vị trí quy hoạch nên
hiện trạng đất năm 2010 một số xã đang còn lộn xộn chưa theo một trật tự nhất định.
3.2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phương án được duyệt
Diện tích đất dành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn ít, đất khu
công nghiệp chưa tập trung.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tại các xã chưa được phân bố hợp lý, các khu buôn bán,
làng nghề chưa tập trung mà đang nhỏ lẻ do tính tự phát của nhân dân.
Đất khai thác khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng khai thác chưa có sự quản
lý của chính quyền nên khai thác đang còn dở dang, nguồn đất sau khi khai thác chưa được
cải tạo nên diện tích đất hoang hoá nhiều.
Diện tích các loại đất phục vụ mục đích công ích đã có vùng và tạm thời đáp ứng đủ
cho nhu cầu nhân dân trong huyện. Đất chưa sử dụng hiện nay vẫn còn nhiều.

10
3.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Hiệu quả kinh tế - xã hội: Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.927,55 ha chiếm 31,13%

diện tích tự nhiên. Huyện chưa có các cơ sở công nghiệp lớn làm chỗ dựa vững chắc cho kinh
tế. Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống của nhân dân chưa hoàn thiện nên chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của huyện. Nguồn nguyên liệu khoáng sản, lâm sản hạn chế nên chưa
đáp ứng được nguồn nguyên liệu để các nhà máy hoạt động.
Hiệu quả về môi trường: Công tác quản lý đất đai của huyện đang được quản lý chặt
chẽ, tuy nhiên, đang có những dấu hiệu gây ra những tác động làm ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí; từ việc khai thác, thăm dò các mỏ khoáng sản đá,
làm vật liệu xây dựng ở các mỏ.
3.3. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
Các chỉ tiêu quy hoạch huyện được duyệt năm 2000 – 2010, có những chỉ tiêu không
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung tại thời kỳ mới của huyện. Nền kinh tế của cả
tỉnh đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế huyện Nga Sơn cũng có
những bước tiến đáng kể.
4. Các giải pháp thực hiện
4.1. Giải pháp về chính sách.
- Thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất.
- Có chính sách cụ thể để kiểm soát thị trường đất đai đang hình thành và phát triển trong
giai đoạn mới.
- Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo
đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh
doanh, công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, thể
dục - thể thao; thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với
người có đất bị thu.
4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư.
- Huy động nguồn vốn của huyện: Nguồn vốn trong huyện được hiểu bao gồm nguồn
vốn từ ngân sách huyện, vốn từ thu phí quyền sử dụng đất, vốn của các doanh nghiệp và nhân
dân trong địa bàn.
- Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
Tạo môi trường thuận lợi (giá thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt
bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính ) cho các nhà đầu tư trong và

ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn.

11
Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra bên ngoài về các tiềm năng thế
mạnh của huyện nhà. Phối hợp với Trung ương và tỉnh xúc tiến các hoạt động đầu tư, kêu gọi
đầu tư bên ngoài vào các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Xây dựng các dự án có căn cứ khoa học để tranh thủ triệt để các nguồn vốn viện trợ
của nước ngoài thông qua các chương trình và dự án Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, y tế,
giáo dục, nước sạch, môi trường
4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ.
Nâng cấp, tu bổ hệ thống thuỷ lợi đã có, xây dựng thêm đập và trạm bơm để đảm bảo
tưới tiêu chủ động; Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống giao thông
Tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những cây có giá trị kinh
tế, đặc biệt là loại cây có giá trị hàng hoá xuất khẩu.
Tích cực đầu tư phân bón cân đối theo tính chất của đất và từng loại cây trồng, chú
trọng phân hữu cơ.
4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Cần đưa những giống có năng suất cao, ổn định, phù hợp với điều kiện đất đai của xã,
đưa các giống ngắn ngày có năng suất cao vào sản xuất.
Đồng thời lựa chọn các giống có khả năng kháng sâu bệnh cao để giảm tối đa phun
thuốc trừ sâu, đảm bảo cho môi trường, sức khoẻ con người.
4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
- Quản lý đất đai chặt chẽ theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm. Có chế độ thưởng
phạt nghiêm minh đối với người thực hiện tốt và vi phạm đất đai.
- Đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình để giảm tỷ lệ
tăng dân số như đã đề ra.
4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại đất
Đối với đất nông nghiệp thì tiến hành thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi hợp lý; đảm bảo an ninh lương thực.
Cần nâng cao hệ số sử dụng đất phi nông nghiệp, sử dụng đất một cách tiết kiệm, hợp

lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện và bảo vệ môi trường sinh
thái.
Áp dụng các biện pháp cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong giai đoạn 2001 – 2010, việc sử dụng đất đai của huyện Nga Sơn có nhiều biến
động, với mức độ và tính chất biến động khác nhau qua mỗi giai đoạn; nhưng xu thế biến động

12
chung vẫn là: diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, đất phi nông nghiệp tăng và đất chưa sử
dụng có xu hướng giảm.
Xu thế biến động này là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn liền
với việc mở rộng đô thị của huyện Nga Sơn. Đô thị hóa và xu thế phát triển đô thị có hướng
tích cực đang tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện, là hạt nhân để
phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của toàn huyện. Tuy nhiên, việc chuyển một phần đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng và thận trọng để không
làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của toàn huyện.
Đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường tích cực tuyên truyền và phổ
biến pháp luật về đất đai cho người dân để họ hiểu được lợi ích từ việc quản lý và sử dụng đất
đúng mục đích, đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như các phòng ban
chức năng khác, cần có những quy hoạch ngắn hạn, dài hạn phù hợp với từng giai đoạn cụ
thể, để đảm bảo việc sử dụng đất của huyện được hiệu quả và bền vững.

References
01. Vũ Thị Bình (2006), Bài giảng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
02. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Luật đất đai năm 2003, NXB Bản đồ.
03. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08
năm 2007.
04. Hoàng Anh Đức, Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai, Khoa Tài nguyên & Môi trường

– Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
05. Nghị định của Chính phủ (2003), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng
dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.
06. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn, Biểu thống kê đất đai của huyện Nga
Sơn năm 2008, 2009.
07. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn, Biểu kiểm kê, thống kê đất đai của
huyện Nga Sơn 2000, 2005, 2010.
08. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn (2007), Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất
đai huyện Nga Sơn năm 2007.
09. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn (2009), Báo cáo kết quả công tác quản
lý Nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường năm 2009, kế hoạch năm 2010.

13
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn (2010), Báo cáo thuyết minh sơ bộ công
tác kiểm kê đất đai năm 2010.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất
đai huyện Nga Sơn giai đoạn 2000 – 2010.
12. Đặng Anh Quân, Quản lý đất đai theo quy hoạch và vấn đề đảm bảo quyền lợi của người
sử dụng đất, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Đoàn Công Quỳ (2006), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Khoa Tài nguyên & Môi
trường, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
14. Tổng cục Địa chính (2001), Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử
dụng hợp lý quỹ đất đai.
15. Tổng cục quản lý đất đai (2010), Một số nội dung đổi mới về công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được thể hiện trong nghị định số 69/2009/NĐ-CP và thông tư
19/2009/BTNMT.
16. Lê Quang Trí (2005), Giáo trình qui hoạch sử dụng đất đai, Đại học Cần Thơ.
17. UBND huyện Nga Sơn (2000, 2008, 2009, 2010, 2011), Niên giám thống kê huyện Nga
Sơn.
18. UBND huyện Nga Sơn (2000), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2000 - 2010.
19. UBND huyện Nga Sơn (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga
Sơn, thời kỳ 2001 - 2010 và 2015.
20. UBND huyện Nga Sơn (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội năm 2009.
21. UBND huyện Nga Sơn (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội năm 2010 .
22. UBND huyện Nga Sơn (2010), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nga Sơn
khóa XX tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010 – 2015.
23. UBND huyện Nga Sơn (2010), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010.
24. UBND huyện Nga Sơn (2010), Quyết định số 458/QĐ – UBND ngày 16/04/2010 của chủ
tịch UBND huyện Nga Sơn về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
25. UBND huyện Nga Sơn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn,
thời kỳ 2001 – 2010 và 2015.
25. Đặng Hùng Võ – Nguyễn Đức Khả (2007), Cơ sở địa chính.
73

14
26. Nguyễn Thị Vòng, Bài giảng quy hoạch vùng lãnh thổ, Khoa Tài nguyên & Môi trường -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

×