Đánh giá thực trạng công tác lập và kết quả thực
hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2001-2010 tỉnh Bắc Ninh
Lã Minh Hiếu
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: TS. Mẫn Quang Huy
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch sử dụng đất. Thu thập tài liệu, số liệu về
công tác lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010. Đánh giá, phân
tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010, kết quả
thực hiện quy hoạch, làm rõ những vấn đề tích cực và hạn chế. Đề xuất một số giải pháp
khắc phục hạn chế.
Keywords: Địa chính; Quy hoạch sử dụng đất; Giai đoạn 2001-2010; Bắc Ninh
Content
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực quan
trọng của đất nước. Việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên,
phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ quan trọng
đang được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II, Điều 18
quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử
dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”; Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ Điều 21 đến
Điều 30 quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất các cấp.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong Vùng Đồng bằng sông Hồng được tái lập từ năm 1997 với
8 đơn vị hành chính cấp huyện và 126 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có truyền thống trồng lúa nước
với diện tích đất trồng lúa chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước 2 vụ. Tuy nhiên, những năm gần
đây Tỉnh có chủ trương chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang phát triển mạnh công nghiệp, thực
tế hiện nay các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy thấp trong khi các cụm công nghiệp làng nghề lại
thiếu đất.
Tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất cả ba cấp (tỉnh, huyện,
xã). Mặc dù vậy, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Tỉnh liên tục phải thay đổi,
điều chỉnh đến 3 lần.
Vì vậy nghiên cứu, đánh giá việc lập và thực hiện quy hoa
̣
ch sư
̉
du
̣
ng đất tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001-2010 s góp phần làm rõ thực trạng và hiệu quả của công tác quy hoa
̣
ch sư
̉
du
̣
ng
đất trong những năm qua của Tỉnh, tư
̀
đo
́
se
̃
đóng góp ý kiến cho việc khắc phu
̣
c một số vấn đề
liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trong việc sửa Luật Đất đai hiện nay và hoàn thiện phương
án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực
hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác lập và kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2001-2010 tỉnh Bắc Ninh” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2001 - 2010, phân tích làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trên phương diện nội dung,
chất lượng của phương án quy hoạch, kết quả của việc thực hiện. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao tính họp lý, khả năng thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của tỉnh Bắc Ninh và đóng góp ý kiến cho việc sửa Luật Đất đai năm 2003.
3. Giới hạn phạm vi, nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Nội dung nghiên cứu: Các lần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của
tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là lần điều chỉnh gần đây nhất đã được Chính phủ xét duyệt; chú trọng
vào việc đánh giá hiệu quả của việc quy hoạch và thực hiện đất công nghiệp và chuyển mục
đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp của Tỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về Quy hoạch sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về công tác lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2001 - 2010.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 -
2010, kết quả thực hiện quy hoạch, làm rõ những vấn đề tích cực và hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía; cụ
thể là tiếp cận từ tổng thể tới chi tiết; từ lý luận, phương pháp luận tới thực tiễn; từ chính sách,
pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
Thực hiện điều tra thực tế bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực
tiếp các đối tượng liên quan tới vấn đề nghiên cứu; thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, số
liệu, văn bản liên quan tới đối tượng nghiên cứu nhằm rà soát, phát hiện và hệ thống hoá các vấn
đề.
- Phương pháp thống kê:
Sử dụng để thống kê các số liệu về điều tra, tình hình thực hiện QHSDĐ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh:
Tiến hành phân lập các nhóm đối tượng và nhóm chỉ tiêu, đối chiếu các chỉ số định lượng hoặc
cấp độ định tính tương ứng để xác định mức độ giống nhau, khác nhau, từ đó xác định hoặc dự đoán,
dự báo các quy luật, diễn biến của các hiện tượng hoặc mối quan hệ hay tính chất của các đối tượng
nghiên cứu;
- Phương pháp kế thừa:
Thu thập tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan; khảo cứu tài liệu và kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, công trình, đề tài khoa học có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích:
Đánh giá làm rõ thực trạng công tác lập và kết quả thực hiện QHSDĐ, đề xuất các giải
pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện sửa Luật Đất đai và
công tác QHSDĐ ở tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong 111 trang báo cáo. Ngoài phần mở
đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo gồm 3 phần chính sau:
Chương 1. Tổng quan về Quy hoạch sử dụng đất
Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác lập quy hoạch sử dụng đất và kết quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010 của tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử
dụng đất.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái quát về cơ sở lý luận của Quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng
đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ
nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật,
các tính chất lý hoá tính ), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích
khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao
động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử
dụng đất nhất định.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng
cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình;
Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến
hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu
cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.
1.1.2. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi
quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy
hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp
vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống
quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình
thức quy hoạch ) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan
hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
1.1.3. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về không gian),
nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là
rất khác nhau.
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính khả thi và hiệu quả của QHSDĐ
1.2.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất
- Đề nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng hợp hay theo từng
yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng;
- Còn để xếp loại (phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là một chuẩn mực
hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho phép, đơn giá hoặc quy ước nào đó
được chấp nhận
1.2.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án quy hoạch sử
dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính toán, cũng
như trong thực tiễn.
1.2.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất
Hiệu quả là tổng hoà các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường mà quy hoạch sử dụng
đất s đem lại khi có thể triển khai thực hiện phương án trong thực tiễn (với phương án đã được
đảm bảo bởi các yếu tố khả thi).
1.3 Khái quát về QHSDĐ một số nƣớc trên thế giới
Nói tóm lại bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có khác nhau
nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo vệ được tài
nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ
môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai sau.
1.4. Tình hình Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Việt Nam là nước có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp (thuộc diện nước "đất chật người
đông”), vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho có hiệu quả, hợp lý, ổn định, bền vững
luôn là một đòi hỏi khách quan. Quá trình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta có
thể phân theo các giai đoạn như sau:
1.4.1. Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993
1.4.4. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay
1.5. Kết quả thực hiện QHSDĐ cấp tỉnh ở Việt Nam
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật, cả nước đã có 61/61 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh đã góp phần từng
bước cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, đặc biệt trong đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô thị, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, làm
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, xây dựng quy hoạch sử dụng đất của các huyện trên
cả nước.
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP QHSDĐ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QHSDĐ GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 CỦA TỈNH BẮC NINH
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng và kinh tế - xã hội của
tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 1994) ổn định, luôn đạt ở mức cao, bình quân 5
năm 2006 - 2010 đạt 15,3%/năm cao hơn giai đoạn 2001-2005 (năm 13,9%). Cơ cấu kinh tế theo
ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chuyển dịch đó khá rõ
nét: Năm 2006, tỷ trọng trong GDP khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 21,3%,
Công nghiệp và xây dựng đạt 49,5%; Dịch vụ đạt 29,2%, đến năm 2010 các tỷ trọng đạt được
là: nông nghiệp - thủy sản 10,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 66,1% % và dịch vụ đạt 23,4%;
2.2. Đánh giá về thực trạng công tác lập quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001 – 2010
2.2.1. Công tác tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh
Bắc Ninh
Công tác lập QH, KHSDĐ của Tỉnh giai đoạn này đã được quan tâm đúng mức và
nghiêm túc tổ chức thực hiện; làm cơ sở để Tỉnh thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Sở TN&MT của Tỉnh đã chủ động mở các lớp tập huấn về
công tác lập QH, KHSDĐ cho các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã; cán
bộ phòng TN&MT các huyện, thành phố, thị xã và cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn.
2.2.2. Đánh giá về công tác lập quy hoạch sử dụng đất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001 - 2010
Diện tích đất công nghiệp theo phương án quy hoạch đến năm 2010 được duyệt tại Nghị
quyết số 09/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ là 3.885,4 ha, gồm 7 KCN
tập trung, diện tích 2.407,0 ha, 47 cụm công nghiệp vừa và nhỏ diện tích 1.359,9 ha và công
nghiệp rời 118,5ha. Sau khi điều chỉnh tại phương án quy hoạch được duyệt tại Nghị quyết số
18/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ
2.2.3. Đánh giá về việc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010
Hiện trạng đất trồng lúa năm 2000 của Tỉnh là 45.519,08 ha, theo QHSDĐ của Tỉnh được
duyệt tại Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ (Điều chỉnh
lần 3) thì chỉ tiêu đất trồng lúa đến năm 2010 là 31.648,06. Như vậy là trong 10 năm, Tỉnh quy
hoạch chuyển mục đích 13.871,02 ha đất trồng lúa sang các mục đích khác (chiếm 30,5% diện
tích đất lúa hiện trạng) trong đó có 6.770 ha sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất công
nghiệp, đất ở, ). Diện tích đất lúa bị chuyển mục đích theo quy hoạch là rất lớn.
2.2.4. Đánh giá về việc quy hoạch khu tái định cư
Hiện nay còn có tình trạng quy hoạch sử dụng đất xây dựng khu tái định cư chưa hợp lý,
còn dùng nhiều đất chuyên trồng lúa (như: Khu đất ở tái định cư tại thị trấn Chờ có diện tích 29
ha trong đó lấy vào đất chuyên trồng lúa 26,1 ha, chiếm 90,1%; Khu đất ở tái định cư xã Song
Liễu, Xuân Lâm, Ngũ Thái huyện Thuận Thành có diện tích 42,7 ha, trong đó lấy vào đất chuyên
trồng lúa 38,4 ha, chiếm 89,9%, ), mặc dù giải pháp này giảm vốn đầu tư hạ tầng nhưng lại ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp đã được hình thành trong nhiều năm và tạo nên những hậu quả
xã hội không dễ giải quyết được ở khu vực nông thôn.
2.2.5. Một số vấn đề khác tồn tại trong công tác lập QHSDĐ giai đoạn 2001 – 2010 của
tỉnh Bắc Ninh
- Trong danh mục công trình, dự án của báo cáo thuyết minh QHSDĐ đến 2010 của Tỉnh
có ghi tên dự án, công trình và diện tích cụ thể gây khó khăn cho thực tế triển khai khi có sự thay
đổi đổi chủ đầu tư dự án hoặc điều chỉnh diện tích dự án. Theo thống kê có 72% số dự án có sự
thay đổi chủ đầu tư hay điều chỉnh diện tích trong giai đoạn 2001 – 2010 đến nay vẫn chưa hoàn
thành xong thủ tục.
- Trong năm 2010, Tỉnh đã tiến hành tổ chức lập QHSDĐ cho kỳ tiếp theo (đến năm
2020) nhưng hiện nay vẫn chưa được Chính phủ xét duyệt. Như vậy là trong năm 2011 và 2012
đối với công tác quy hoạch, khi kỳ quy hoạch trước đã kết thúc mà kỳ tiếp theo chưa được xét
duyệt dẫn đến “khoảng trống về quy hoạch”, dẫn đến thiếu căn cứ pháp lý để thực hiện việc thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
2.3. Đánh giá về kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010 của
tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010
Số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010 tỉnh Bắc Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên
là 82.271,12 ha, phân bổ theo 8 đơn vị hành chính cấp huyện:
- Đất nông nghiệp: 48.716,09 ha, chiếm 59,21%;
- Đất phi nông nghiệp 33.554,92 (bao gồm: 32.975,47 ha đất phi nông nghiê
̣
p va
̀
579,45
ha đất chưa sư
̉
du
̣
ng ).
2.3.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.
Hàng năm các loại đất đai đều có biến động, chủ yếu là đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp.
Biến động tổng diện tích đất tự nhiên: Theo tài liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Ninh, diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2000 có 80.933,67 ha, đến năm 2005 có
8.2271,12 ha, tăng 1.337,45 ha so với năm 2000, diện tích này ổn định đến năm 2010.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất:
Sản xuất nông, lâm nghiệp từng bước đã có chính sách hợp lý, khuyến khích việc khai
hoang cải tạo đất chưa sử dụng, để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bảo vệ diện tích
đất trồng lúa nước, diện tích đất rừng ổn định, môi trường từng bước cải thiện;
2.3.4. Đánh giá về kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001
– 2010 của tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Quyết định số 1214/QĐ-TTg ngày 7/11/2003 của Thủ tướng Chính về việc
phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001-2005; Nghị quyết số 09/2006/NQ-CP ngày
26/5/2006 của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và
kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 của Tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày
11/8/2008 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh
Bắc Ninh
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Giải pháp đối với đất công nghiệp
Để tăng hiệu quả sử dụng đất công nghiệp, chúng tôi đưa ra các giải pháp sau:
- Cần chuyển đổi diện tích đất công nghiệp không sử dụng (bị “treo”) lấy vào đất nông
nghiệp đã quy hoạch ở giai đoạn 2001 – 2010 sang đất nông nghiệp ở kỳ tới như tỉnh Long An
đã làm trong thời gian qua hoặc cho tạm thời sử dụng làm đất nông nghiệp khi chưa thực hiện
được dự án công nghiệp.
- Cần chuyển bớt diện tích đất khu, cụm công nghiệp không sử dụng sang cụm công
nghiệp làng nghề.
- Cần xem xét sửa đổi, bổ sung các điều kiện thành lập, mở rộng các khu công nghiệp
theo hướng hạn chế “phong trào” với quy mô lớn, dẫn đến tình trạng mất đất nông nghiệp (trong
đó có đất trồng lúa bị chuyển mục đích), tình trạng dàn trải về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh.
3.2. Giải pháp đối với đất xây dựng khu tái định cư
Để giải quyết được nhu cầu sử dụng đất của nhân dân phục vụ công tác tái định cư; góp
phần thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh, theo chúng tôi,
Tỉnh cần phải quy hoạch khu tái định cư một cách hoàn chỉnh và đồng bộ. Ngoài ra:
- Để giải quyết tốt vấn đề tái định cư thì UBND tỉnh phải lập quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng chi tiết, quy hoạch tổng thể và thực hiện xây dựng các khu tái định cư tập trung,
đồng bộ về hạ tầng trước khi quyết định thu hồi đất nhằm đảm bảo ổn định nơi ở và đời sống của
người dân bị thu hồi đất ở, tuy nhiên thực hiện vấn đề này không phải đơn giản vì thực tế quỹ
nhà đất phục vụ cho việc bố trí tái định cư còn thiếu; ở địa phương không có đủ quỹ nhà đất để
phục vụ tái định cư tương xứng với kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các dự án tại địa bàn. Để
lấy tiền hỗ trợ cho việc xây dựng các khu tái định cư thì có thể lấy một phần quỹ đất dành cho
quy hoạch xây dựng nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất ở hoặc các dự án nhà ở, bởi vậy muốn
giải quyết tốt vấn đề trên thì phương án tái định cư phải công khai lấy ý kiến nhân dân, trước khi
phê duyệt và xây dựng tái định cư.
3.3. Giải pháp đối với việc chuyển mục đích đất trồng lúa
Ngoài việc hạn chế phát triển đất phi nông nghiệp trong đó có đất công nghiệp lấy vào
đất trồng lúa, chúng tôi nhận thấy cần có thêm những giải pháp như sau:
- Cần khoanh vùng chỉ ra những phạm vi đất nông nghiệp không được vi phạm trong
chuyển mục đích, các chỉ tiêu sử dụng đất hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
- Có phương án bóc, di chuyển lớp đất mặt đối với những vùng chuyên canh đất lúa phải
chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp.
3.4. Giải pháp để nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất
Để nâng cao chất lượng của công tác QHSDĐ, theo chúng tôi, cần phải có các quy định
như sau để giải quyết các vấn đề:
- Đảm bảo năng lực, trình độ của đơn vị và cá nhân hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Khắc phục tình trạng đăng ký kinh doanh mà không có điều kiện hành nghề dẫn đến các
đơn vị quản lý thì lúng túng, đơn vị tư vấn thì “tự do” hành nghề.
3.5. Giải pháp đối với việc có sự chồng chéo, không thống nhất giữa QHSDĐ và các
loại QH khác
- Theo chúng tôi, trước hết cần sửa Luật đất đai theo hướng: những nội dung về QH,
KHSDĐ phải phù hợp với các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội và các loại quy hoạc khác.
- Cần có sự thống nhất về phân loại đất đai giữa QHSDĐ và QH xây dựng.
- Theo Báo cáo số 48-BC/TU ngày 09/02/2012 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về Tổng kết Nghị quyết
Trung ương 7 khóa IX, đề nghị trên một địa bàn chỉ thực hiện một loại quy hoạch” (quy hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng) để tránh gây lãng phí và chồng chéo, thiếu thống nhất vì bản
thân trong quy hoạch xây dựng cũng đã có nội dung quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có lý
do như sau:
3.6. Các giải pháp khác
Để nâng cao hiệu quả của công tác QHSDĐ, ngoài các giải pháp đã nêu trên, theo chúng
tôi cần có thêm các giải pháp như sau:
- Đối với việc trong danh mục công trình, dự án của báo cáo thuyết minh QHSDĐ có ghi
tên dự án cụ thể gây khó khăn cho thực tế triển khai khi có thay đổi chủ đầu tư hay diện tích dự
án; điều này có thể khắc phục bằng cách quy định chỉ cần xác định tổng diện tích các chỉ tiêu để
địa phương chủ động phân bổ diện tích cho từng dự án và cho phép chủ đầu tư có năng lực tham
gia trong cả kỳ quy hoạch chứ không ghi tên dự án cụ thể, không xác định chủ đầu tư dự án ngay
từ đầu kỳ; Chính phủ chỉ cần quản lý bằng chỉ tiêu đối với mỗi loại đất, Tỉnh giao đất không
được vượt chỉ tiêu là được.
- Đối với vấn đề kỳ quy hoạch trước đã kết thúc mà kỳ quy hoạch kế tiếp chưa được xét
duyệt tạo ra “khoảng trống về quy hoạch” dẫn đến thiếu căn cứ pháp lý để thực hiện việc thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội; giải pháp cho vấn đề này cần quy
định cho phép Tỉnh được tiếp tục thực hiện quy hoạch kỳ trước cho đến khi quy hoạch mới được
xét duyệt, vì thực tế Tỉnh thường không thực hiện được hết các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp của
kỳ trước và nhiều dự án của kỳ trước chưa thực hiện được lại được tiếp tục chuyển sang quy
hoạch của kỳ kế tiếp.
- Tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương thực hiện nghiêm quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt; loại bỏ các dự án "treo"; điều
tra tổng kết đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010
các cấp;
KÊ
́
T LUÂ
̣
N VA
̀
KIÊ
́
N NGHI
̣
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001. Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 19/6/2001, đến năm 2002
tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 06/11/2003.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 09/2006/NQ-CP
ngày 26/5/2006; đến năm 2007 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2008-2010 đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số
18/2008/NQ-CP ngày 11/8/2008. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích
cực vào công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
Khi lập và duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, các cơ quan tư vấn, thẩm định
và phê duyệt chưa dự báo hết được nhu cầu sử dụng đất, do vậy phải thường xuyên lập điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp. tính thống nhất giữa các chỉ tiêu về diện tích đất của quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa cao do phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tiến độ điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới chưa theo kịp với việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất của cấp trên; việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện, tuy
nhiên hình thức công khai còn đơn giản, phạm vi công khai còn hẹp nên người dân và các nhà
đầu tư chưa được tiếp cận đầy đủ các phương án quy hoạch sử dụng đất.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2008-2010 được
lập trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và khu vực cũng như trên thế giới bắt đầu bước vào
khủng hoảng, nhiều dự báo về chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội, cũng như khả năng phát triển
kinh tế của các ngành, lĩnh vực chưa lường hết được những phát sinh sau này. Trong những năm
gần đây, nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích xây dựng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ của
các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước của Tỉnh bị mất
nhiều trong khi tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn thấp. Mặt khác các cụm công nghiệp làng
nghề của Tỉnh hoạt động khá hiệu quả nhưng lại thiếu đất; việc quy hoạch và thực hiện các khu
tái định cư cho người dân bị mất đất do quy hoạch, thực hiện các dự án trong đó có nhiều dự án
công nghiệp còn nhiều bất cập.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới Tỉnh cần có những
giải pháp cụ thể
References
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004
của về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai,
Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 09/2007/CT-
TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả
nước, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo về tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2006-2010) và tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông
nghiệp của cả nước, Hà Nội.
5. Võ Tử Can (2006), Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu
quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/200/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai,
Hà Nội.
7. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1983), Chỉ thị số 212 - CT ngày 4/8/1983 của Lập Tổng sơ
đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986 -2000, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (2003), Về tài nguyên đất đai và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
9. Ninh Văn Lân (1994), Quy hoạch phân bố sử dụng đất đai cấp tỉnh, Hà Nội.
10. Trương Phan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế, Hà Nội.
11. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
12. Nguyễn Dũng Tiến (1998), Tính khả thi xây dựng mức sử dụng đất của Việt Nam thời kỳ
1996 - 2010, Hà Nội.
13. Nguyễn Dũng Tiến (2005) “Quy hoạch sử dụng đất - Nhìn lại quá trình phát triển ở nước ta
từ năm 1930 đến nay”, Tạp chí Địa chính, Số 3 tháng 6/2005, Hà Nội.
14. Hà Ngọc Trạc (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng dài hạn đến năm 2020, Hà
Nội.
15. Đại từ điển Tiếng việt (1998), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
16. Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương (1986), Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu
khoa học trọng điểm nhà nước 70- 01 Lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất Việt Nam thời kỳ 1986 - 2000, Hà Nội.
17. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của 64 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
18. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo cáo kết quả thống kê diện
tích đất đai năm 2007 của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (1999), Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc
Ninh thời kỳ 1997- 2010, Bắc Ninh.
20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2006), Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất đai năm
2007, Bắc Ninh.
22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 09/2007/CT-
TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Bắc Ninh.
24. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Tổng cục Địa chính (1998), Cơ sở lý luận khoa học của
quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội.
Tiếng Anh
25. Azizi bin Haji Muda (1996) “Issues and Problems on Rural Land Use Policy and Measures
and the Actual trends of Rural Land Use in Malaysia”, Seminar on Rural Land Use
Planning and Management, 24/9 - 04/10/1996, Janpan.
26. Lu Xinshe (2005) “Land use and planning in China”, Seminar on Land Use Planning and
Management, 20/8 -28/8/2005, China.
27. Western Australian Planning Commission and Ministry for Planning (1996), Introduction
“Planning for people”, Australia.
28. Yohei Sato (1996) “Current Status of Land Use planning System in Janpan”, Seminar on
Rural Land Use Planning and Management, 24/9 - 04/10/1996, Janpan.