Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái hồ tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.48 KB, 11 trang )

Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của
hệ sinh thái Hồ Tây


Nguyễn Thị Thu Thủy


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Sinh thái học; Mã số: 60 42 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Thị Lan Hương
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Điều tra các đều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới đa dạng sinh học
(ĐDSH) của hồ Tây. Điều tra hiện trạng chất lượng môi trường nước. Điều tra hiện
trạng một số nhóm sinh vật trong hồ Tây. So sánh số liệu thu được qua một số năm
để đánh giá diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái Hồ Tây.
Phương hướng quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH Hồ Tây.

Keywords. Sinh vật; Sinh thái học; Đa dạng sinh học; Hệ sinh thái


Content
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trưng về danh lam thắng cảnh, các hoạt động du lịch,
văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của người dân thủ đô, cũng như người dân
Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có giá trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài
nguyên động, thực vật đa dạng và độc đáo. Với việc tham gia công ước Ramsar, Việt Nam có
nghĩa vụ sử dụng khu vực này một cách hợp lý để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ĐDSH
cũng như cảnh quan của nó. Về mặt pháp lý, thông báo số 72/TB-TW ngày 26/5/1994 của Bộ
Chính Trị về một số vấn đề quy hoạch và xây dựng thủ đô Hà Nội đã nêu rõ: “Phải hết sức


giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là vẻ đẹp
của các hồ lớn”. Qua đó có thể thấy sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong việc quy hoạch
và bảo vệ hồ Tây trước tình trạng tính bền vững của HST này đang bị đe dọa hoạt .
Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ chống úng,
phát triển du lịch, nuôi cá, không thấy bảo vệ theo hướng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn HST tự
nhiên. Với mục đích theo dõi diễn biến thành phần loài sinh vật của hồ Tây qua các năm để
tìm ra nguyên nhân biến động ĐDSH loài và phương hướng quản lý, sử dụng bền vững
ĐDSH hồ Tây, chúng tôi thực hiện đề tài: “Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của
hệ sinh thái hồ Tây”.
Đề tài gồm các mục đích chính sau:
1. Điều tra các đều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới ĐDSH của hồ Tây.
2. Điều tra hiện trạng chất lượng môi trường nước.
3. Điều tra hiện trạng một số nhóm sinh vật trong hồ Tây.
4. So sánh số liệu thu được qua một số năm để đánh giá diễn biến đa dạng thành phần
loài sinh vật của HST hồ Tây.
5. Phương hướng quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH hồ Tây.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đa dạng các loài sinh vật ở Việt Nam
1.2. Đa dạng các loài sinh vật ở Hà Nội
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng các loài sinh vật
1.4. Một số công trình nghiên cứu về hồ Tây
1.4.1. Chất lượng môi trường nước hồ Tây
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ động thực vật của hồ Tây


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật trong hệ sinh thái hồ Tây (Hà Nội).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Các mẫu được lấy tại 8 địa điểm theo sơ đồ sau:

Hình 2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại hồ Tây (Hà Nội)
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
7
8
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Điều tra các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng tới ĐDSH của hồ Tây
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thủy văn, địa chất của Hồ Tây
Hồ Tây với diện tích mặt nước trung bình khoảng 526 ha, chu vi 18767 m với dung
tích chứa nước trên 10 triệu m
3
và thay đổi theo mùa. Hồ có chiều dài gần 3 km, rộng trung
bình 2 km. Hồ Tây là một hồ tương đối nông; vào mùa cạn, chỗ sâu nhất khoảng 2 - 2,3m và
vào mùa mưa, chỗ sâu nhất khoảng 2,5 - 3m. Độ sâu trung bình của hồ về mùa mưa thường
cao hơn mùa khô. Hồ gần như được chia làm 2 phần: phần từ cống Đõ sang bán đảo Quảng
An (Phủ Tây Hồ) trở lên phía Bắc gọi là hồ trên; phần còn lại là hồ dưới. Xung quanh hồ có
12 cống chính đổ nước thải vào hồ.
Nhiệt độ nước Hồ Tây phụ thuộc vào nhiệt độ Hà Nội. Trong các tháng mùa mưa

(mùa hè) nhiệt độ trung bình năm từ 25
0
C đến 29
0
C. Các tháng mùa khô (mùa đông) nhiệt độ
biến thiên từ 16
0
C-23
0
C. Nhiệt độ không khí tại khu vực ven hồ nhìn chung thấp hơn các khu
vực khác trong thành phố. Nhiệt độ của nước hồ cao hơn nhiệt độ không khí từ 1
0
C-1,5
0
C
vào mùa đông (mùa khô) và ít biến động hơn so với nhiệt độ không khí nên ở khu vực giữa
hồ nhiệt độ không khí thường cao hơn các khu vực xung quanh hồ. Nhiệt độ của nước hồ
nằm trong khoảng 17
0
C-29
0
C tùy theo tháng. Độ ẩm không khí trung bình tháng dao động từ
80%-89% và thay đổi theo mùa.
Lượng mưa tại hồ biến đổi mạnh theo các mùa trong năm. Số liệu được trình bày ở
bảng 2. Lượng mưa bắt đầu tăng từ tháng 5 cho đến hết tháng 8 (mùa mưa). Tháng 8 có
lượng mưa cao nhất khoảng 309 mm/tháng. Trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 lượng
mưa trung bình thấp. Thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 với lưu lượng trung bình vào khoảng
18-19 mm/tháng.
Tổng xạ đo đạc và tính toán của hồ Tây có giá trị cực đại là 304,5 cal/cm
2

/ngày (tháng
4) và giá trị cực tiểu là 137,2 cal/cm
2
/ngày (tháng1). Chế độ bốc hơi nhìn chung phụ thuộc
vào gió, nhiệt độ và bức xạ. Lượng bốc hơi trung bình qua các tháng là gần như nhau, nằm
trong khoảng từ 51mm (tháng 3) đến 86 mm (tháng 7). Số liệu được trình bày ở bảng 3.
Tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo các vị trí quan trắc, số liệu được thể hiện ở bảng
4. Vào mùa đông thường có hướng gió là Bắc và Đông Bắc. Vào mùa hè thường có hướng
gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió dao động từ 1,6 m/s-2,3 m/s theo các tháng, mạnh hơn
các khu vực xung quanh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực xung quanh hồ Tây
3.1.2.1. Dân cư và đất đai
Hồ Tây có diện tích đất nông nghiệp xung quanh chiếm 26,24 ha [9]. Diện tích đất
nông nghiệp này được sử dụng chủ yếu để trồng rau màu, đặc biệt là các loại cây cảnh như
đào, quất và các loại hoa ở Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng An. Hàng năm có một số lượng khá
lớn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật từ các hoạt động nông nghiệp đổ xuống hồ. Theo
kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở đây cho thấy có nhiều loại thuốc
diệt côn trùng được sử dụng như Monitor, Wofatox, Bassa, Pulichin… và các loại phân bón
hóa học thường dùng là CO(NH
2
)
2
(phân Urê), phân tổng hợp NPK (là loại phân bón chứa cả
Nitơ, Photpho và Kali), chính vì vậy gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước hồ.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của vùng xung quanh Hồ Tây không đồng đều và đang có biến đổi
mạnh mẽ qua các năm [8].
- Khu vực phía Tây Nam Thụy Khê - Bưởi: đã có hệ thống cơ sở hạ tầng như điện,
nước, thoát nước nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, cống thoát nhỏ
và tiêu thoát nước kém. Cống Tàu Bay và cống Đõ là cống thoát nước lớn nhất trong khu vực

này. Các hộ sống sát hồ thường xả trực tiếp nước thải xuống hồ.
- Khu vực Bưởi đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ.
Trong khu vực này có cống Trích Sài là lớn nhất, ngoài ra các hộ xung quanh đều xả nước
thải thẳng xuống hồ.
- Khu vực phía Tây Bắc thuộc địa phận Xuân La, Nhật Tân có hệ thống thoát nước
vẫn chưa hoàn thiện. Hầu hết các hộ quanh hồ cũng xả trực tiếp nước thải xuống hồ nên ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng nước hồ.
- Khu vực phía Đông có hệ thống cống rãnh của các cụm dân cư đều chảy trực tiếp ra hồ,
các cống này thường do dân tự làm lấy nên chất lượng kém.
3.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
3.2.1. Đặc tính thủy lý

Nhiệt độ
Nhiệt độ nước hồ dao động theo mùa, trong mùa đông, nhiệt độ của nước dao động từ
22
0
- 24,5
0
C, vào mùa hè nhiệt độ dao động từ 25
0
C đến 30
0
C. Tại các trạm có độ sâu trên
1,5m, nhiệt độ tầng đáy thấp hơn tầng mặt trên dưới 1
0
C.
Về mùa hè, nhiệt độ nước tăng dần lên, trung bình từ 25
0
C - 31
0

C, những tháng có
nhiệt độ cao là tháng 5,6,7,8. Vào các tháng mùa mưa nhiệt độ nước hồ Tây dao động từ 25,1
- 25,6
0
C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình từ 18 - 25
0
C, những tháng có nhiệt độ thấp là
12,1,2,3 do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc, làm cho nhiệt độ tầng nước mặt thường
thấp.
Nhiệt độ nước ở tầng mặt thường thấp hơn nhiệt độ không khí từ 1 - 2
0
C trong
các tháng nóng, nhưng lại cao hơn 1 - 1,5
0
C trong những tháng lạnh.
Độ pH
Độ pH của hồ Tây dao động ở mức kiềm nhẹ (7,5-9,0) đây là mức thích hợp cho sự
phát triển của thủy sinh vật và không chênh lệch nhau nhiều giữa 2 mùa. Sự chênh lệch pH
giữa 2 mùa không có sự khác biệt lớn: trong mùa khô pH nước hồ dao động từ 7,2 đến 8,5
trong mùa mưa pH từ 7 đến 9,0.
Độ pH nước hồ có khuynh hướng giảm dần từ mặt nước xuống đáy, tuy nhiên sự sai
khác ở đây không đáng kể. Sự sai khác này có thể giải thích bằng quá trình trao đổi chất ở lớp
nước tầng mặt mạnh hơn lớp nước ở tầng đáy của thủy vực.
Độ đục
Độ đục trong mùa khô dao động từ 23 - 33 mg/l thấp hơn so với thời kì mùa mưa (15-
72mg/l). Độ đục tầng đáy cao hơn tầng mặt. Độ đục của nước hồ Tây khá cao là do mật độ
của tảo trong nước cao và rất nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, chất lơ lửng từ chất thải của
thành phố đổ trực tiếp vào hồ mà chưa được xử lý.
Độ dẫn
Độ dẫn tại các điểm nghiên cứu tại hồ Tây tương đối thấp và khác nhau theo mùa,

mùa mưa độ dẫn trung bình tại các điểm nghiên cứu trong toàn hồ là 50,48 mS/m, mùa khô
độ dẫn trung bình tại các điểm nghiên cứu là 37,53 mS/m.
Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước (DO)
Hàm lượng ô xy hòa tan trong nước hồ Tây có sự khác biệt khá rõ ràng giữa 2 mùa
(mùa mưa và mùa khô). Trong mùa mưa hàm lượng ô xy tan trong nước dao động từ 4,75 -
8,16 mg/l tại các điểm nghiên cứu khác nhau thì hàm lượng ô xy hòa tan khác nhau, hàm
lượng ô xy hòa tan thường thấp hơn các khu vực gần cống thải.
3.2.2. Đặc tính thủy hoá
3.2.2.1. Nhóm các yếu tố vô cơ
Nhu cầu ôxy

sinh học (BOD)
BOD
5
khá cao, dao động tại các điểm từ 11 - 187mg/l, giá trị trung bình giữa các đợt
từ 20 - 140 mg/l. Ở các điểm cách xa cống thải, hàm lượng này so với tiêu chuẩn nước mặt
đều vượt quá và gấp 2 - 3 lần. Tại các điểm cống xả thải vào hồ, hàm lượng này so với tiêu
chuẩn nước thải sinh hoạt cũng vượt quá gấp 2 - 4 lần. Nếu so sánh với các kết quả nghiên
cứu trước đây, hàm lượng BOD
5
ở thời điểm hiện đại là cao hơn nhiều cả về giá trị cực tiểu
cũng như cực đại.
Nhu cầu ôxy

hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong HST hồ Tây khác nhau giữa các mùa
trong năm. Kết quả phân tích năm 2011 cho thấy, COD từ 29 - 370mg/l, giá trị trung bình
trong các đợt (30 - 250 mg/l), cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây: 45 - 110mg/l
(Nguyễn Quốc Hùng, 2001). So với giới hạn cho phép, tại các điểm khảo sát đều vượt quá
giới hạn cho phép.

Hàm lượng nitơ trong nước
Hàm lượng Amoni NH
4
Hàm lượng Amoniac có sự chênh lệch khá lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Hàm lượng
NH
4
trong các đợt khảo sát dao động từ 0,01 - 2mg/l, thường ở mức độ cao và vượt giới hạn
cho phép, nhất là thời kì mùa khô (tháng 4), có xu hướng giảm xuống trong các tháng mùa
mưa. Các điểm đo ở cống thải có hàm lượng amoni rất cao, vượt rất nhiều lần giới hạn cho
phép như khu vực cống Đõ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hồ Tây đang bị ô nhiễm
amoniac đặc biệt vào mùa khô, khi mà lượng chất thải hữu cơ vào hồ nhiều trong khi đó
lượng mưa thấp, do đó hàm lượng các chất thải hữu cơ trong nước tăng cao, đây là điều kiện
thuận lợi góp phần vào sự phát triển của tảo trong hồ, gây ra hiện tượng nở hoa.

Hàm lượng nitrat NO
3

Trong các chất dinh dưỡng, hàm lượng NO
3
trong các đợt khảo sát thường dưới giới hạn
cho phép, ngoại trừ một vài điểm vượt giới hạn cho phép trong các tháng mùa khô. Đánh giá theo
giá trị trung bình trong toàn đợt nghiên cứu thì hàm lượng nitrat đạt giới hạn cho phép của tiêu
chuẩn nước mặt Việt Nam (10 - 15mg/l) (TCVN 5942, 1995). Tuy nhiên hàm lượng nitrat trong
nước ở tầng đáy cao hơn tầng mặt. Vào mùa khô, tại cùng một địa điểm nghiên cứu thì hàm
lượng nitrat cao hơn so với mùa mưa. Hàm lượng nitrat cao nhất tại ao Và gần khách sạn Thắng
Lợi, ngoài ra tại ao Và thì các thông số về độ đục, độ dẫn, độ muối, phospho tổng số đều cao hơn
so với các địa điểm khác nghiên cứu trong hồ. Nguyên nhân do diện tích ao nhỏ và tương đối
tách biệt so với hồ Tây (ao chỉ thông với hồ Tây một phần nhỏ), lượng chất thải vào ao lớn, khả
năng trao đổi nước với hồ Tây thấp do đó các thông số thu được đều cao hơn so với các chỉ tiêu
khác tại các địa điểm khác trên hồ Tây.

Hàm lượng nitơ tổng số (chưa có quy định trong TCVN)
Hàm lượng nitơ tổng tại các thời điểm nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt nhau rất
lớn. Hàm lượng nitơ tổng có trị số trung bình khoảng 4,07mg/l, biến đổi trong khoảng từ
0,491 đến 72,75. Điểm có nitơ tổng cao nhất tại cống Đõ và điểm hồ Trúc Bạch có hàm
lượng cao nhất. Theo Viện chất lượng nước Đan Mạch thì khi nước bị phú dưỡng, hàm lượng
tổng N > 0,10 mg/l. Nếu so với giới hạn cho phép của Đan Mạch thì hàm lượng tổng N ở các
điểm trên hồ vượt quá 4 lần, giá trị tính trung bình của hàm lượng này vượt quá 40 lần và tại
các điểm cống thải còn cao hơn nữa.
Hàm lượng phốt pho
Hàm lượng phốt pho dưới dạng muối phốt phát PO
4
hòa tan
Hàm lượng phốt pho dưới dạng muối phốt phát PO
4
hòa tan khá đồng đều tại các
điểm nghiên cứu.
Hàm lượng Phốt pho tổng
Tại hồ Tây hàm lượng phốt pho tổng có trị số trung bình khoảng 0,18 - 24,2 mg/l,
điều này chứng tỏ nước tại hồ Tây bị ô nhiễm yếu tố này khá trầm trọng.
3.2.2.2. Nhóm các độc tố hữu cơ
Nhóm các độc tố hữu cơ bao gồm dư lượng thuốc trừ sâu (Monitor, Wofatox, Bassa).
Trong mùa khô trong hồ, còn thấy tồn tại một dư lượng nhỏ dưới mức cho phép của một số
loại thuốc trừ sâu như Monitor và Bassa, thì trong mùa mưa không thấy xuất hiện cả 3 loại
này tại các trạm thu mẫu ở phần hồ gần lưu vực có diện tích thâm canh cây cảnh lớn, nơi sử
dụng thuốc hóa học cao. Tuy nhiên, các chỉ số này còn rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép.
Do vậy có thể kết luận nước hồ Tây chưa bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.
3.2.3. Nhóm các kim loại nặng
Điều đặc biệt là trong những nghiên cứu gần đây về hàm lượng kim loại nặng tại hồ
Tây, cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong một số thành phần của HST bao gồm trai, ốc và
cá chép hồ Tây cho thấy mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe của người sử dụng các

sản phẩm thủy sản từ hồ. Hàm lượng kim loại nặng trung bình trong trai, ốc và cá chép vượt
quá 60 lần tiêu chuẩn của cơ quan thực phẩm Úc - Newzealand (ANZFA), hàm lượng chì
vượt quá 6,2 - 60 lần tiêu chuẩn của ANZFA [8].
3.3. Đa dạng các loài sinh vật của hệ sinh thái hồ Tây
3.3.1. Diễn biến đa dạng nhóm thực vật nổi trong hồ tây (Phytoplankton)
Thành phần loài TVN ở hồ Tây đã phản ánh tính đa dạng phong phú đặc trưng cho
thủy vực nước đứng và dạng hồ vùng đồng bằng. Ở đây, số loài tảo Lục luôn chiếm ưu thế
tuyệt đối, sau đó là tảo Lam.
Từ năm 2007 đến 2011, số lượng TVN hồ Tây sụt giảm đáng kể, chỉ còn khoảng trên
70 loài với 5 ngành. Trong đó, giảm số lượng nhiều nhất là ngành tảo Lục (giảm từ trên 70
loài xuống còn hơn 20 loài), 3 ngành: tảo Lam, tảo Silic, tảo Mắt số lượng tăng lên và khá ổn
định. Các nghiên cứu không thấy xuất hiện tảo Giáp có thể là do số lượng tảo ít mà tác giả
thu mẫu ở địa điểm tảo Giáp không phân bố, chưa đúng thời điểm xuất hiện, hoặc sau khi đội
vệ sinh môi trường đã vệ sinh mặt hồ.
Điều tra của chúng tôi về TVN (Phytoplankton): trong 2 đợt khảo sát tại hồ vừa qua đã
phát hiện được 68 loài tảo thuộc 4 ngành, trong đó tảo lam (Cyanophyta) có 14 loài.
Các loài tảo Silic bắt gặp trong quá trình khảo sát chủ yếu là các loài thích nghi với điều
kiện giàu dinh dưỡng hay ô nhiễm hữu cơ, thành phần loài tảo Silic khá đồng nhất giữa các
điểm nghiên cứu.
Tảo mắt, tảo lam thường chỉ thị cho những thủy vực giàu chất dinh dưỡng. Thành
phần loài của ngành tảo mắt và tảo lam tăng, nhưng của tảo Silic lại giảm so với trước đây,
chứng tỏ chất lượng nước đã thay đổi theo chiều hướng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên về số
lượng thành phần loài thì tảo lục vẫn chiếm ưu thế với 23 loài chứng tỏ hồ Tây vẫn chưa bị ô
nhiễm nặng.
Nhìn chung số lượng loài TVN của hồ không biến đổi nhiều từ năm 2007 đến nay,
không khác nhau nhiều theo thời gian nghiên cứu, tuy nhiên thành phần loài có sự biến đổi
theo mùa.
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy mật độ TVN ở hồ Tây khá cao từ 56.000 -
81.000 tb/l, trung bình khoảng 65.000 tb/l, tảo lam có mật độ nhiều nhất chiếm khoảng 60%
mật độ tảo trong hồ, rồi đến tảo lục, tảo mắt có số lượng ít nhất. Điều đó thể hiện nước hồ

Tây đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, nhưng mức độ chưa cao. So với những kết quả điều tra
từ những năm 1996 trở về trước thì mật độ TVN giảm đáng kể. Có lẽ dịp lấy mẫu của chúng
tôi không vào thời điểm tảo nở hoa. Và cũng nhiều khả năng trong những năm gần đây, công
ty môi trường đô thị đó tích cực dọn sạch lòng hồ, vớt rác bẩn rong rêu và cả TVN hàng
ngày, nên mật độ TVN giảm hẳn.
3.3.2. Diễn biến đa dạng nhóm ĐVN hồ Tây (Zooplankton)
Điều tra của chúng tôi về ĐVN (Zooplankton) ở hồ Tây hiện nay có 50 loài.
Nhóm trùng bánh xe Rotatoria phong phú về thành phần loài chứng tỏ hồ Tây đang có
xu hướng ô nhiễm hữu cơ.
Theo mặt rộng của hồ sự phân bố ĐVN có thể phân biệt làm các khu vực: các điểm
khảo sát về phía Bắc hồ (phần hồ nhỏ) mật độ thường thấp hơn các điểm khảo sát về phía
Nam hồ (phần hồ lớn). Các khu vực gần các cống thải mật độ ĐVN thường cao hơn hẳn so
với vùng ven và giữa hồ, nguyên nhân chắc chắn có liên quan đến hiện trạng chất lượng nước
hồ.
Theo kết quả khảo sát cho thấy lượng mưa trong khu vực có ảnh hưởng rất lớn tới chế
độ thủy văn của hồ, đến các yếu tố hóa lý môi trường nước hồ và từ đó tác động đến sự phát
triển của quần xã ĐVN hồ Tây. Thông thường sau mỗi đợt mưa lớn, nước hồ được pha loãng,
mật độ ĐVN thường có xu hướng giảm. Tuy nhiên sau mưa khoảng 5 - 7 ngày, ĐVN tăng
nhanh do có điều kiện thuận lợi về môi trường sống.
Từ số liệu thu được theo các đợt khảo sát, nhìn chung mật độ ĐVN dao động không
lớn và ở mức vừa phải, không cao lắm. Mật độ ĐVN cao nhất vào khoảng 3.000 con/m
3
,
trung bình đạt 2.500 con/m
3

và thấp nhất là 2.100 con/m
3
. Trong cấu trúc thành phần loài ưu
thế về mật độ thuộc về nhóm Copepoda, tiếp đến là Cladocera và Rotatoria, nhóm Ostracoda

có mật độ thấp với tỷ lệ không đáng kể.
Trong thành phần các nhóm ĐVN hồ Tây có sự phát triển rất mạnh của các nhóm ăn
lọc hữu cơ trong nhóm Trùng bánh xe đó làm cho mật độ chung của nhóm ĐVN tăng lên rất
cao. Trong khi đó tổng số loài trong thủy vực lại không lớn, vì vậy tính đa dạng về thành
phần loài của ĐVN ở hồ Tây là thấp. Đặc điểm này thể hiện tình trạng phú dưỡng ở Hồ Tây
và quần xã thủy sinh vật của hồ có sự phát triển mạnh về số lượng của một số nhóm loài ưu
thế thích nghi với môi trường phú dưỡng.
Mức độ biến động về thành phần loài theo mặt rộng và theo thời gian khảo sát của hồ
là không lớn phản ánh đặc điểm về hình thái học và chế độ thủy văn, thủy lý, hóa học của hồ
khá đồng nhất.
Do tổng số loài trong thủy vực không lớn, vì vậy tính đa dạng về thành phần loài của
ĐVN ở hồ Tây là thấp.
3.3.3. Diễn biến đa dạng nhóm ĐVĐ hồ Tây
Theo số liệu khảo sát thực tế tại hồ Tây tháng 3/2012, ĐVĐ Zoobenthos ở hồ Tây
hiện có 50 loài
Hiện nay một số loài ĐVĐ sống trong Hồ Tây không phải là những loài nội tại của hồ
mà là loài ngoại lai như ốc bươu vàng, một số loài trai, ốc được thả vào hồ làm thức ăn cho cá
hay động vật phóng sinh hàng năm. Như vậy, thành phần và số loài ĐVĐ hiện tại biến đổi
nhiều so với năm 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thành phần loài giữa
vùng ven bờ và vùng giữa hồ, đáy hồ. Tại vùng ven bờ, mực nước thấp và có nhiều giá thể
bám như cọc, đá và các cây thủy sinh (bèo, sen), thường xuất hiện nhiều loài động vật thân
mềm như trai, trùng trục, hến, ốc và một số giáp xác như cua. Vùng giữa hồ và đáy hồ hầu
như chỉ thấy các loài giun ít tơ và ấu trùng muỗi lắc.
Nhìn chung, số lượng loài thu được tại mỗi điểm thu mẫu là rất thấp, kh«ng có sự
khác biệt về số lượng loài giữa các điểm thu mẫu, giữa các điểm gần cống thải và các điểm
thu mẫu khác cũng như giữa các tháng thu mẫu. Tại các cống thải của hồ, nơi chất lượng
nước bị ô nhiễm rất nặng và nền đáy chủ yếu là rác thải mới, ĐVĐ thường không xuất hiện
nên phải tiến hành thu mẫu cách cống thải ít nhất 20m. Điều này cũng giải thích tính đồng
đều về sè lượng loài cũng như thành phần loài giữa các điểm thu mẫu định lượng trong hồ.
Mật độ dao động trong khoảng 120 - 200 cá thể/m

2
, trung bình là 160 cá thể/m
2
. Giun
ít tơ (55,21%) và ấu trùng muỗi (44,76%) là những loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về
mật độ, các nhóm khác như ốc có mật độ thấp hơn nhiều (0,03%). Có sự biến động về ĐVĐ
tại các điểm thu mẫu và giữa các tháng thu mẫu. Nhìn chung ĐVĐ có xu hướng tăng từ tháng
4 đến tháng 11, tăng theo thời gian từ mùa mưa đến mùa khô.
3.3.4. Diễn biến đa dạng khu hệ cá hồ Tây
Theo điều tra năm 2012, khu hệ cá hồ Tây hiện có 48 loài thuộc 13 họ, Như vậy, so
với các nghiên cứu trước đây, thành phần loài cá ở hồ Tây có sự tăng lên, nhưng chủ yếu là
do các loài cá nhập nội được nuôi thả, hoặc các loài cá được di nhập từ vùng khác đến và
cũng có một số loài mới.
So sánh với danh sách ở trên, các loài cá bổ sung cho danh sách của GS. Mai Đình
Yên năm 1999 được trình bày ở bảng 9.
Bảng 9. Danh sách bổ sung các loài cá có mặt ở hồ Tây
(Thời gian 3/2012)
TT
Tên Việt Nam
Tên Khoa học (Taxon)

Họ Cá chép
Cyprinidae
1
Cá Vàng
Carassius auratus auratus
2
Cá Ngão mắt to
Ancherythroculter daovantieni
3

Cá Chép vàng
Cyprinus carpio carpio
4
Cá Chép kính
Cyprinus sp.
5
Cá Dầu sông gai dài
Hainania serrata
6
Cá Thè be thường
Acheilognathus tonkinensis

Họ cá rô phi
Cichlidae
7
Cá rô phi xanh
Oreochromis aureus

Họ cá nheo
Siluridae
8
Cá cọ bể
Hypostomus punctatus

Họ cá bống trắng
Gobiidae
9
Cá bống trắng
Glossogobius giuris
Khu hệ cá hồ Tây có 3 loài cá được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là cá vền , cá trắm

đen va
̀
ca
́
lo
́
c. Vào năm 2000 và 2007 thì 2 loài cá trắm đen và cá lóc đã không còn được ghi
trong sa
́
ch Đo
̉

̃
a, chỉ còn loài cá vền Megalobrama terminalis.
Sự ô nhiễm môi trường nước ở hồ Tây những năm gần đây ngày càng tăng, đặc biệt
vào mùa khô. Ô nhiễm nước là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cá chết ở hồ Tây. Số
lượng cá chết ngày càng nhiều và càng tăng vào mùa nước cạn. Loài cá bị chết nhiều nhất là
cá mè trắng, cá trôi rô hu, cá rô phi. Vào mỗi buổi sáng sớm, lượng cá chết trong đêm được
gió thổi dạt vào bờ, tập trung lại một chỗ hàng chục cá thể. Nhiều khu vực cá chết đã bị phân
hủy gây mùi rất khó chịu.
Thành phần cá tự nhiên của hồ Tây ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó thành phần cá
nuôi ngày một tăng lên.
Nguồn lợi thuỷ sản của hồ theo thống kê ngày càng giảm
3.3.5. Diễn biến đa dạng nhóm động vật khác (chim, bò sát) Hồ Tây
3.3.5.1. Khu hệ chim
Không thấy xuất hiện 14 loài chim so với năm 2002 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 12: Danh sách các loài chim không xuất hiện năm 2011 ở hồ Tây
STT
Tên tiếng việt
Tên

khoa học
STT
Tên tiếng việt
Tên
khoa học
1
Cò bợ
Ardeola bacchus
8
Cú lợn
Tyto capensis
2
Cò trắng
Egretta garzeta
9
Cú muỗi lông
xám
Caprimulgus
monticolus
3
Cò lửa
Ixobrychus
cinnamomeus
10
Nhạn bụng
trắng
Hirundo rustica
4
Ưng ấn độ
Accipiter

trivigatus
11
Nhạn bụng xám
Hirundo daurica
5
Cắt lưng hung
Falco
tinnunculus
12
Chào mào đít đỏ
Pycnonotus jocorus
6
Cuốc ngực trắng
Amauronis
phoenicurus
13
Chim lam
Irena puella
7
Sơn cầm
Fulica atra
14
Chiền chiện đầu
nâu
Prinia rufescens
3.3.5.2. Khu hệ bò sát
Đã xác định được 8 loài thuộc 4 họ. Số lượng loài không nhiều và cũng không có sự
thay đổi về thành phần loài theo thời gian. So với trước có sự xuất hiện của loài ngoại lai là:
Rùa tai đỏ.
3.3.6. Diễn biến đa dạng khu hệ thực vật thủy sinh ở Hồ Tây

Khu vực các loài thực vật thuỷ sinh còn tồn tại không nhiều, tập trung ở phần phía
Bắc hồ nơi không bị tác động mạnh của dòng nước thải của các khu dân cư đổ ra. Như trên
đã nêu cây Sen chỉ còn tồn tại ở khu vực phủ Tây hồ và khu vực gần Công viên nước trong
diện tích không lớn. Các nghiên cứu đã cho thấy thực vật ngập nước là một thành phần tự
dưỡng trong HST thuỷ vực nước đứng dạng đầm, hồ, ao.
3.4. Phƣơng hƣớng quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH Hồ Tây
Nghỉ dưỡng
Thể thao giải trí
Nghiên cứu, giáo dục


KẾT LUẬN

1. Hồ Tây hiện nay tuy đã được quan tâm nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường,
nhưng vẫn ở trạng thái ô nhiễm nhẹ. Đây chính là yếu tố quyết định vấn đề cần phải theo dõi
liên tục, đánh giá và dự báo chất lượng nước cẩn thận để đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn
tài nguyên quí giá, nhất là bảo vệ nguồn gen, bảo vệ ĐDSH của HST này.
2. Hồ Tây là một HST đất ngập nước đặc biệt với sự đa dạng về động thực vật, được
coi là điển hình nhất của các HST nước ngọt, nước đứng đồng bằng Bắc Bộ. Diễn thế sinh
thái và sự biến đổi thành phần đa dạng loài sinh vật trong vài chục năm qua là không lớn (trừ
TVN).
Kết quả điều tra thành phần các loài TVN ở hồ Tây cho thấy: TVN có sự giảm sút loài
lớn nhất từ 115 (1996) đến nay chỉ còn khoảng 60 - 70 loài. Như vậy, số loài đã giảm sút gần
một nửa.
Thành phần loài ĐVN hầu như ít biến động (dao động từ 35 -50 loài), hầu hết là
những loài thích nghi với môi trường giàu muối hữu cơ, thủy vực bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên,
hồ Tây vẫn chưa bị ô nhiễm nặng. Tính đa dạng về thành phần loài của ĐVN ở hồ Tây là
thấp.
Hiện nay một số loài ĐVĐ sống trong Hồ Tây không phải là những loài nội tại của hồ
mà là loài ngoại lai. Nhóm ốc hiện còn rất ít.

Thành phần cá tự nhiên của hồ Tây ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó thành phần cá
nuôi ngày một tăng lên.
Hiện trong lòng hồ chỉ còn lại một lượng rất ít thực vật thủy sinh lớn, số lượng thất
thường khó định lượng.
Thành phần loài chim đã và đang có mặt tại hồ Tây đã xác định được 43 loài thuộc 26
họ và 10 bộ, giảm sút đi so với trước đây.
Thành phần nhóm bò sát - ếch nhái tại khu vực nghiên cứu ở hồ Tây có số lượng
loài không nhiều và cũng không có sự thay đổi về thành phần loài theo thời gian



References
Tiếng Việt
1. Đỗ Kim Anh (2007),Dự báo sự biến động của một số nhóm sinh vật trong hồ Tây
- Hà Nội,Luận văn thạc sỹ Sinh học,Trường ĐHKH Tự Nhiên Hà Nội.
2. Nguyễn Việt Anh, Lê Hiền Thảo và CTV (2000), Đánh giá chất lượng nước hồ Tây
qua các năm, Dự án "nâng cao chất lượng nước hồ Tây", Uỷ ban Nhân dân Thành
Phố Hà Nội cùng Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Xây Dựng Hà Nội, Hà Nội.
3. Báo cáo trắc quan môi trường các hồ phía Bắc. Cục môi trường - Trạm quan trắc
môi trường phía Bắc (từ năm 1997-2002).
4. Nguyễn Thị Ngọc Chi (2011),Tìm hiểu về đa dạng sinh học và đề xuất các biện
pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Sinh
học,Trường ĐHKH Tự Nhiên Hà Nội.
5. Lê Trọng Cúc, Nguyễn Hữu Dụng, Đặng Thị Sy và nnk, (1997), Báo cáo kết quả
điều tra thuỷ hoá và thuỷ sinh vật hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Tài liệu Trường Đại học
KHTN, Đại học QG Hà Nội, 35tr.
6. Hồ Thanh Hải, Nguyễn Khắc Đỗ, Phan Văn Mạch (2001), Các nguồn dinh dưỡng
ngoại lai từ vùng lưu vực đến hồ Tây, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội : 446-455.
7. Hồ Thanh Hải, Nguyễn Khắc Đỗ, Phan Văn Mạch, Cao Thị Kim Thu (2001), Chất

lượng môi trường nước hồ Tây. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: 437-445.
8. Lưu Lan Hương (2007), Mô hình hóa hệ sinh thái hồ Tây - Hà Nội nhằm bảo vệ và
phát triển bền vững, Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG, Mã số: QG - 06-35.
9. Lưu Lan Hương (2010), Xác định năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp cho hồ
Tây, Hà Nội (bằng mô hình toán). Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG, mã số: QG-09-19.
10. Vũ Đăng Khoa (1996), Cơ sở sinh thái học để bảo vệ môi trường phát triển nguồn
lợi thuỷ sản ở hồ Tây - Hà Nội, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Sinh học, Viện sinh
thái tài nguyên vi sinh vật.
11. Trần Nghi và nnk (2000), Lịch sử hình thành và tiến hoá địa chất - môi trường hồ Tây
trong mối quan hệ với hoạt động sông Hồng, Dự án "nâng cao chất lượng nước hồ
Tây", Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội cùng Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học
Xây Dựng Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Quýnh (1996), Nghiên cứu về động vật không xương sống trong các
thuỷ vực có nước thải vùng Hà Nội, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Sinh học,
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
13. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên, (2002), Thuỷ
sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản KH&KT Hà Nội.
14. Dương Đức Tiến và nnk (1991), Hiện trạng nước và vi tảo (Microalgae) trong các thuỷ
vực ở Hà Nội, Tạp chí Sinh học, tập 15, số 4.
15. Trần Anh Tuấn (2002), Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan nhân sinh phục vụ định
hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khu vực hồ Tây và phụ cận, Luận văn Thạc sỹ
Khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Dương Tùng (2004), Sử dụng cụng cụ toán học đánh giá khả năng chịu tải ô nhiễm
của Hồ Tây làm cơ sở xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển Hồ Tây trong tương
lai, Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Viết (1997), Xây dựng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm nước ở
Hồ Tây. Viện khí tượng thủy văn.
18. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2011) Đề án ''Điều tra đánh giá hiện trạng ô
nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng hồ Tây; đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô

nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý hồ Tây" do UBND quận Tây Hồ và Ban quản lý hồ
Tây quản lý và thực hiện.
19. Mai Đình Yên (2001), Tổng quan các điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học của
hồ Tây, Báo cáo Hội thảo KH Dự án Nâng cao chất lượng nước hồ Tây. (3 trang).
Tiếng Anh
20. CEETIA, 1995. Pollution situation of water quality of West lake and Technical
recommendation to protect water environment about lake area. Workshop on Env.
protection West lake area in Hanoi, AN IDIRC - CIDA Joint Programme - Canada.
21. Jorgensen S.E. (editor) et al, Guidelines of lake management, Volum 1, 3. ILEC,
UNEP.
22. Ryding S.O., Rast W., 1989. The control of Eutrophication of lakes and Reservois.
Man and the Biosphere series. The Parthenon Publishing Group.
Các trang web
23. o
24.
25.
26.
27.
28.







×