Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

4 chuyên đề CMTS can dai1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 13 trang )

TIẾT 39,40, 41,42: CHUYÊN ĐỀ:
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)
(4 tiết)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Sau các cuộc phát kiến địa lý, nền sản xuất ở Tây Âu được đẩy mạnh. Bắt đầu quá trình hình
thành mầm mống của CNTB và của giai cấp tư sản. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thời hậu
kì trung đại dẫn đến bước chuyển sâu sắc trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tư sản ngày càng phát
triển có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị, vì vậy họ ln bị chế độ phong kiến tìm mọi
cách để kìm hãm, ngăn cản bước phát triển. Mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến (đại diện cho quan hệ
sản xuất cũ) với tư sản (đại diện cho lực lượng sản xuất mới đang lên) trở nên sâu sắc. Do đó, cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản đánh đổ quý tộc phong kiến lạc hậu lỗi thời tất yếu sẽ nổ ra nhằm thiêt lập nền
thống trị của giai cấp mình và thúc đẩy nền sản xuất TBCN phát triển. Đây là cuộc đấu tranh phù hợp
với quy luật phát triển của lịch sử loài người.
Từ giữa thế kỉ XVI, nhân dân Hà Lan đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban
Nha, thiết lập nền cộng hòa tư sản đầu tiên. Tiếp đó, cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là trận tấn
cơng lớn vào thành trì của chế độ cũ, lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho lực
lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách
mạng xã hội sâu rộng. Nó đã xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp
phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu.
1. NGUYÊN NHÂN
* Hà Lan: Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
* Ở Anh: Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều
công trường thủ cơng như luyện kim, làm sứ, len dạ,... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. Tư sản trở thành một giai cấp có thế lực về kinh tế.
Ở nơng thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách
"rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy
lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, cịn nơng dân mất đất thì nghèo khổ.
Trong khi đó, chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ
phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm
lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.


* Ở Bắc Mĩ: Sau khi Cơ-lơm-bơ tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày một nhiều. Đến
thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai trị, bóc lột nhân dân bản địa (người
Indian).
Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhiều công
trường thủ công ra đời (công trường sản xuất rượu, dệt, làm đồ thuỷ tinh…). Nhiều ngành công nghiệp
cạnh tranh được với chính quốc như luyện kim, đóng tàu... Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa trở
thành nơi cạnh tranh đối với Anh. Giai cấp tư sản thuộc địa hình thành và trở thành đối thủ cạnh tranh
với tư sản chính quốc. Do đó, Anh tìm mọi biện pháp để cản trở: cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều hàng công
nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm việc tự do buôn bán với các nước khác, tăng thuế… Đặc biệt năm
1763, vua Anh cấm nhân dân thuộc địa khai hoang các vùng đất phía Tây.


Tất cả chính sách trên đã xâm hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa. Mâu thuẫn giữa chính
quyền và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến chiến tranh.
* Ở Pháp: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác
rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra,
đời sống nông dân rất khổ cực. Thủ công nghiệp bị quy chế phường hội phong kiến ràng buộc. Công
nghiệp dệt, luyện kim xuất hiện một số cơ sở công nghiệp sử dụng máy móc nhưng lại bị chế độ phong
kiến cản trở. Ngoại thương phát triển mạnh nhưng nội thương bị kìm hãm, đơn vị đo lường và tiền tệ
chưa có sự thống nhất.
Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu có quyền
lực tuyệt đối nhưng đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc
và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. Đẳng cấp Tăng lữ và Q tộc có trong tay mọi
quyền lợi, khơng phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nơng dân và dân nghèo
thành thị khơng có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế trong đó nông dân chiếm 90% dân số,
là giai cấp nghèo khổ nhất. Họ khơng có đặc quyền và phải chịu mọi thứ thuế và bị lệ thuộc vào những
đẳng cấp có đặc quyền. Xã hội Pháp mâu thuẫn sâu sắc đặc biệt giữa đẳng cấp thứ ba với chế độ
chuyên chế và đòi hỏi được giải quyết. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái
tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
Trên lĩnh vực tư tưởng, xuất hiện tư tưởng Triết học Ánh sáng, đại diện tiêu biểu là Mông-te-xkiơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ

chuyên chế của Lu-i XVI và đòi hỏi phải thay đổi nó. Cuộc đấu trên lĩnh vực tư tưởng đã thức tỉnh mọi
người và là bước dọn đường cho cách mạng sớm bùng nổ.
Vào cuối thế kỷ XVIII nước Pháp có những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng.
2. TÓM TẮT TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG
a. Cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1642 – 1648): Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm
phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đốn của mình. Quốc
hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại
Quốc hội. Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng từ khi Ơli-vơ Crơm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại
quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
- Giai đoạn 2 (1649 – 1688): Ngày 30 – 1 – 1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua
Sác-lơ I đã bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao. Tuy nhiên,
chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. Vì vậy, nhân dân tiếp tục đấu tranh. Để đối
phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem
Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến.
Cách mạng tư sản Anh kết thúc.
b. Chiếntranh giành độc lập.
Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu
thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp Hội
nghị lục địa Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xố bỏ các luật cấm vơ lí, nhưng không đạt kết quả.
Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa-sinhtơn, quân 13 thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Ngày 4 – 7 – 1776, bản Tuyên ngôn


Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực
dân Anh vẫn không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tháng 10 – 1777, quân thuộc địa
giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm cho quân Anh suy yếu. Năm 1883, thực dân Anh phải kí Hiệp
ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.
c. Cách mạng tư sản Pháp

Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng: Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị
ba đẳng cấp để tăng thuế. Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và tuyên bố lập Quốc hội lập hiến, tự soạn
thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội
để uy hiếp. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc cách mạng nổ ra.
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính:
Ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Baxti. Đại tư sản tài chính (phái lập hiến) lên nắm chính quyền, thơng qua Tun ngơn nhân quyền và dân
quyền (1791). Ban hành Hiến pháp (9 – 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Tháng 4 – 1792, liên
minh hai nước Áo – Phổ (được vua Lu-i XVI cầu viện) cùng bọn phản động ở Pháp chống phá cách
mạng, kéo vào xâm lược. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất nước trở nên lâm nguy.
* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh ( tầng lớp tư sản công thương) đứng lên lật đổ phái Lập
hiến và lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng. Chế độ phong kiến bị lật đổ, phái Gi-rông-đanh bầu
ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn cơng nước
Pháp. Trong khi đó, phái Gi-rơng-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố chính
quyền. Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng
nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
* Nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh. Đỉnh cao của cách mạng
Phái Gia-cơ-banh lên nắm chính quyền, ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội qn cách
mạng
hùng
mạnh,
nhờ
đó
đánh
bại
ngoại
xâm

nội phản. Đây là thời kì cách mạng đạt đến đỉnh cao. Sau đó, nội bộ phái Gia –cô-banh lục đục và bị

chia rẽ nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và tiến hành xử tử vào
ngày 27 – 7 – 1794.
* Thời kì thối trào
Sau cuộc đảo chính ngày 27 − 7 − 1794, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu, cách mạng bước
vào thời kì thối trào. Để bảo vệ quyền lợi của mình, giai cấp tư sản đã đưa Na-pơ-lê-ơng lên nắm
chính quyền tháng 11 − 1799. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
3. TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA.
∗ Cách mạng Anh:
Cuộc cách mạng tư sản Anh do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông
đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường tư
bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng khơng triệt để vì vẫn cịn
ngơi vua. Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân
khơng được hưởng gì.
∗ Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:


Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc
Mĩ được ra đời. Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hoà liên bang, đứng đầu
là Tổng thống nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp.
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất cuộc cách mạng tư
sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc : lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
∗ Cách mạng tư sản Pháp:
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất cuộc cách mạng tư
sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc : lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai
cấp tư sản, chủ nơ được hưởng quyền lợi, cịn nhân dân lao động nói chung khơng được hưởng gì.
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền,

xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực
lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô - banh. Tuy Cách
mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được
đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn khơng hồn tồn xố bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư
sản là được hưởng lợi.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái quát sự chuyển biến kinh tế xã hội dẫn đến các cuộc CMTS đầu tiên. Nguyên nhân sâu xa, duyên
cớ trực tiếp của các cuộc CM.
• Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII
• Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
• Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
- Trình bày tóm tắt diễn biến chính của các cuộc cách mạng, phân tích được ý nghĩa và rút ra tính chất.
Từ đó HS rút ra được thế nào là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
- Nắm chắc được khái niệm: quý tộc mới, nền quân chủ lập hiến, chế độ đốc chính, chế độ độc tài quân
sự, cách mạng tư sản, cộng hòa liên bang
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện, so sánh, tường thuật, rút ra khái
niệm, nhận xét kết luận.
3.Thái độ:
- Nhận thức về quy luật phát triển tất yếu của lịch sử
- Nhìn nhận và đánh giá đúng về các cuộc cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt
tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức
bóc lột khác. Một chế độ bóc lột một mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.
4. Định hướng các năng lực hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp;
Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện hiện thực, sự kiện lịch sử về diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản.



+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử, biểu đồ liên quan
đến nội dung chuyên đề.
+ Năng lực giải quyết mối liên hệ giữa các cuộc cách mạng tư sản.
+ So sánh, phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc cách mạng tư sản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Tư liệu tham khảo: Chuẩn kiến thức kĩ năng; Lịch sử thế giới cận đại
- Tranh ảnh, lược đồ liên quan
2. Học sinh:
- Sưu tầm lược đồ và tranh ảnh về các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại.
- Sưu tầm các tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu của giáo viên
Giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XV-XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong. Giai
cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế của mình. Cuộc đấu tranh
của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến trước hết thể hiện ở lĩnh vực tôn giáo, văn hóa tư tưởng,
nghệ thuật…Là bước dọn đường cho các cuộc cách mạng tư sản không thể tránh khỏi ở châu Âu, đầu
tiên là Hà Lan sau đó là Anh, và nhanh chóng tạo thành làn sóng ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy cho
cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ bùng nổ. Trong đó đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp được đánh
giá là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ cận đại.
2. Tở chức các hoạt động học tập:
HOẠT ĐỢNG 1: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI
- GV cung cấp cho học sinh các đoạn tư liệu kết hợp quan sát lược đồ (đọc và tìm hiểu ở nhà)
Tư liệu 1:
* Ở Anh: Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều
công trường thủ cơng như luyện kim, làm sứ, len dạ,... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm
công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. Tư sản trở thành một giai cấp có thế lực

về kinh tế.
Ở nơng thơn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng
cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi
cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nơng dân mất đất
thì nghèo khổ.
Trong khi đó, chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản
họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với
nhau nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Lược đồ nước Anh trước cách mạng
Tư liệu 2:
* Ở Bắc Mĩ: Sau khi Cơ-lơm-bơ tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày một nhiều.
Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai trị, bóc lột nhân dân bản địa
(người Indian).
Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa có bước phát triển, nhiều
cơng trường thủ công ra đời (công trường sản xuất rượu, dệt, làm đồ thuỷ tinh…). Nhiều ngành
công nghiệp cạnh tranh được với chính quốc như luyện kim, đóng tàu... Sự phát triển kinh tế của
các thuộc địa trở hành nơi cạnh tranh đối với Anh. Giai cấp tư sản thuộc địa hình thành và trở thành
đối thủ cạnh tranh với tư sản chính quốc. Do đó, Anh tìm mọi biện pháp để cản trở: cấm Bắc Mĩ
sản xuất nhiều hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm việc tự do buôn bán với các nước
khác, tăng thuế… Đặc biệt năm 1763, vua Anh cấm nhân dân thuộc địa khai hoang các vùng đất
phía Tây.
Tất cả chính sách trên đã xâm hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa. Mâu thuẫn giữa chính
quyền và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến chiến tranh.

MA XA
CHU XET

1

3

PEN XIN
VA NI A

6
VIẾC GI NI A
CA RÔ LAI NA BẮC
CA RÔ LAI NA
NAM

GIOOC GI A

2

1.NIU HĂM
XAI
2. RỐT AILEN

NI
3. CON NET TI CUT
4
4. NIU GIÕ XI
U
5 5. ĐÕ LA OA
OO
6. MÊ RI LEN
C

C.Tr thủ công


N.M đóng tàu
Đồn điền
Chăn ni

Lược đồ Bắc Mĩ trước cách mạng
Tư liệu 3:
* Ở Pháp: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, công cụ và phương thức canh
tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên


xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực. Thủ công nghiệp bị quy chế phường hội phong kiến ràng
buộc. Công nghiệp dệt, luyện kim xuất hiện một số cơ sở cơng nghiệp sử dụng máy móc nhưng lại
bị chế độ phong kiến cản trở. Ngoại thương phát triển mạnh nhưng nội thương bị kìm hãm, đơn vị
đo lường và tiền tệ chưa có sự thống nhất.
Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu có
quyền lực tuyệt đối nhưng đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là Tăng lữ,
Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong
tay mọi quyền lợi, khơng phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và
dân nghèo thành thị khơng có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế trong đó nơng dân
chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. Họ khơng có đặc quyền và phải chịu mọi thứ thuế
và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Xã hội Pháp mâu thuẫn sâu sắc đặc biệt giữa đẳng
cấp thứ ba với chế độ chuyên chế và đòi hỏi được giải quyết. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản,
nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
Trên lĩnh vực tư tưởng, thời kì này xuất hiện tư tưởng Triết học Ánh sáng, đại diện tiêu biểu
là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và
lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI và địi hỏi phải thay đổi nó. Cuộc đấu trên lĩnh vực
tư tưởng đã thức tỉnh mọi người và là bước dọn đường cho cách mạng sớm bùng nổ.
Vào cuối thế kỷ XVIII nước Pháp có những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng.
Sau đó giáo viên phân tích ngắn gọn những điểm cần làm sáng tỏ và cho học sinh trả lời các câu

hỏi:
Câu 1: Qua các tư liệu trên, em hãy cho biết những nét nổi bật về tình hình kinh tế của các nước
Anh, Bắc Mĩ, Pháp trước khi cách mạng bùng nổ? Qua đó hãy rút ra điểm chung nhất về đặc điểm kinh
tế của các nước trong thời kì này.
Câu 2: Nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị và xã hội của Anh, Bắc Mĩ và Pháp trước cách
mạng.
Câu 3: Từ những đặc điểm đó, hãy rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng
tư sản và chỉ rõ mục tiêu của các cuộc cách mạng này.
Giáo viên sử dụng các lược đồ trên và tranh ảnh để phân tích và chốt ý:
* Ở Hà Lan:
+ Giữa thế kỷ XVI, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng bị thực dân Tây Ban Nha
kìm hãm
=> mâu thuẫn giữa nhân dân Hà Lan với chính quyền TBN ngày càng gay gắt là nguyên nhân chính
bùng nổ cách mạng.
- Ở Anh:
+ Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh trong công thương
nghiệp và thâm nhập cả vào nông nghiệp nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm
+ Chính trị: chế độ qn chủ chuyên chế đứng đầu là Sac-lơ I đang lâm vào khủng hoảng, kìm hãm
sự phát triển.
+ Xã hội có bước chuyển biến:
• Giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng.
• Xuất hiện tầng lớp Q tộc mới (Q tộc tư sản hóa). GV hướng dẫn HS nắm khái niệm
• Do bị phong kiến kìm hãm, xã hội mâu thuẫn gay gắt, để tự do phát triển tư sản và quý tộc


mới đã lãnh đạo thực hiện một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
* Ở Bắc Mĩ:
+ Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa có bước phát triển mạnh, tư sản
Bắc Mĩ đã trở thành đối thủ cạnh tranh với tư sản chính quốc Anh.
=> Anh tìm mọi biện pháp để cản trở. Mâu thuẫn giữa chính quyền và thuộc địa ngày càng gay gắt

=> tất yếu sẽ nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất thị trường.
* Ở Pháp:
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, mầm mống TBCN bắt đầu nảy sinh
trong công, thương nghiệp nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm
+ Về chính trị: chế độ qn chủ chuyên chế đứng đầu là Lu-i XVI đang lâm vào khủng hoảng, kìm
hãm sự phát triển.
+ Xã hội: mâu thuẫn gay gắt đặc biệt giữa Đẳng cấp Quý tộc, Tăng lữ với Đẳng cấp thứ ba (gồm tư
sản, bình dân, thợ thủ cơng nơng dân...) địi hỏi cần được giải quyết => nước Pháp tiến gần tới một
cuộc cách mạng lật đổ.
* HOẠT ĐỘNG 2: KHÁI QUÁT NGẮN GỌN VỀ DIỄN BIẾN CÁC CUỘC CÁCH MẠNG.
- Giáo viên cho học sinh quan sát các lược đồ, hình ảnh kết hợp đọc thông tin qua các tư liệu sau (đã
cho học sinh đọc trước ở nhà).
* Tư liệu 1:
Diễn biến cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1642 – 1648: Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần
lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đốn của mình. Quốc hội
được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại
Quốc hội. Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng từ khi
Ơ-li-vơ Crơm-oen lên làm chỉ huy qn đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật đã liên tiếp
đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
- Giai đoạn 2 (1649 – 1688): Ngày 30 – 1 – 1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sáclơ I đã bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao. Tuy nhiên, chỉ
có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. Vì vậy, nhân dân tiếp tục đấu tranh. Để đối
phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến, đưa Vinhem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân
chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc.


Lược đồ cách mạng tư sản Anh
* Tư liệu 2:
Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu
thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp

Hội nghị lục địa Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xố bỏ các luật cấm vơ lí, nhưng khơng đạt
kết quả.
Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn,
quân 13 thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Ngày 4 – 7 – 1776, bản Tuyên ngôn
Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng
thực dân Anh vẫn không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tháng 10 – 1777, quân
thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm cho quân Anh suy yếu. Năm 1883, thực dân Anh
phải kí Hiệp ước Véc-xai, cơng nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

Lược đồ chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ
* Tư liệu 3:
Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng: Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội
nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và tuyên bố lập Quốc hội lập
hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc
dùng quân đội để uy hiếp. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc cách mạng nổ ra.
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính:
Ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục
Ba-xti. Đại tư sản tài chính (phái lập hiến) lên nắm chính quyền, thơng qua Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền (1791). Ban hành Hiến pháp (9 – 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Tháng 4 –
1792, liên minh hai nước Áo – Phổ (được vua Lu-i XVI cầu viện) cùng bọn phản động ở Pháp
chống phá cách mạng, kéo vào xâm lược. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất nước
trở nên lâm nguy.
* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh ( tầng lớp tư sản công thương) đứng lên lật đổ phái
Lập hiến và lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng. Chế độ phong kiến bị lật đổ, phái Gi-rôngđanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội
phản quốc.
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước
Pháp. Trong khi đó, phái Gi-rơng-đanh khơng lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố



chính quyền. Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie,
quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rơng-đanh.
* Nền chun chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của cách mạng
Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền, ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội qn
cách
mạng
hùng
mạnh,
nhờ
đó
đánh
bại
ngoại
xâm

nội phản. Đây là thời kì cách mạng đạt đến đỉnh cao. Sau đó, nội bộ phái Gia –cô-banh lục đục và
bị chia rẽ nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rơ-be-spie và tiến hành xử tử
vào ngày 27 – 7 – 1794.
* Thời kì thối trào
Sau cuộc đảo chính ngày 27 − 7 − 1794, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu, cách mạng bước vào
thời kì thối trào. Để bảo vệ quyền lợi của mình, giai cấp tư sản đã đưa Na-pơ-lê-ơng lên nắm chính
quyền tháng 11 − 1799. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ.
* Nhóm 1: Quan sát lược đồ cách mạng tư sản Anh (HS đã chuẩn bị sẵn) và đọc tư liệu thứ nhất (do
giáo viên cung cấp), sau đó tìm hiểu về ngun nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Anh và hồn
thành bảng thống kê diễn biến.
Giai đoạn
Thời gian
Sự kiện chính
Giai đoạn I:

1642 - 1648

Giai đoạn II
1649 - 1688

* Nhóm 2: Quan sát lược đồ diễn biến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (HS
đã chuẩn bị sẵn) và đọc tư liệu thứ hai (do giáo viên cung cấp), sau đó tìm hiểu về ngun nhân trực
tiếp bùng nổ chiến tranh và hoàn thành bảng thống kê diễn biến.
Thời gian
Sự kiện chính
10/1773
9/1774
4/1775
5/1775
4/7/1776
17/10/1777
1781
1783


* Nhóm 3: Đọc tư liệu thứ ba (do giáo viên cung cấp), sau đó tìm hiểu về ngun nhân trực tiếp bùng
nổ cách mạng và hoàn thành bảng thống kê diễn biến. Biểu thị diễn biến cuộc cách mạng này bằng sơ
đồ.
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Kết quả
5/5/1789
Giai đoạn 1:
14-07-1789
8 – 1789

9 – 1791
Giai đoạn 2:
10-08-1792
21-09-1792
21-01-1793
Giai đoạn 3:
31/0502/06/1793
1793
27/7/1794
- GV sử dụng các bảng biểu đã chuẩn bị sẵn để chốt nhanh diễn biến cho HS củng cố kiến thức
cần đạt
- Câu hỏi chốt: Qua những kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là cách mạng tư sản?
* HOẠT ĐỢNG 3: TÌM HIỂU VỀ TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC CUỘC CÁCH
MẠNG TƯ SẢN ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI
+ Chuẩn bị: GV thực hiện giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện từ cuối tiết hai
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao bài tập cho các nhóm về nhà tự tìm hiểu theo câu hỏi sau:
Câu hỏi: Tìm hiểu về ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh; chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ; cách mạng tư sản Pháp từ đó rút ra tính chất của cuộc cách mạng này. Lập bảng
thống kê về cuộc cách mạng này theo các yêu cầu sau: Mục tiêu; Hình thức; Động lực cách mạng; Thể
chế chính trị; Tính chất cách mạng; Xu hướng phát triển sau CM.
- Yêu cầu mỗi nhóm đều phải thực hiện 3 bài tập trên
- HS các nhóm tự nhận nhóm nhỏ, phân cơng nhiệm vụ để thực hiện, hoàn thành và báo cáo ở
tiết học sau (Yêu cầu HS làm bài tập trên PP hoặc trên bảng phụ)
HS báo cáo bài tập. Các nhóm khác góp ý, bổ sung cho nhau. GV hướng dẫn HS nắm kiến thức
cơ bản về ý nghĩa của các cuộc cách mạng và rút ra tính chất theo bảng hệ thống kiến thức sau:
Nội dung
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản Pháp
Anh

Bắc Mĩ
Mục tiêu, nhiệm Lật đổ chế độ phong Lật đổ thực dân Lật đổ chế độ phong kiến tạo
vụ
kiến, tạo điều kiện Anh thống trị tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản
cho chủ nghĩa tư bản điều kiện cho chủ phát triển
phát triển
nghĩa tư bản Bắc
Mĩ phát triển
Hình thức
Nội chiến
Chiến tranh giành
Chống ngoại xâm nội phản


độc lập
Tư sản và Quý tộc Tư sản, Chủ nô
Tư sản
mới
Lực lượng
Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân
Quần chúng nhân dân
dân
Kết quả
Thiết lập nền Quân
Thành lâp Hợp Đưa đất nước phát triển theo con
chủ lập hiến, đưa đất Chúng quốc Hoa đường TBCN,đưa đất nước phát
nước phát triển theo
Kì, lập thể chế cộng triển theo con đường TBCN
con đường TBCN
hòa Liên bang, đưa

đất nước phát triển
theo con đường
TBCN
Tính chất
CMTS khơng triệt để CMTS khơng triệt CMTS triệt để vì
vì:
để vì:
- Đã xóa bỏ hồn tồn chế độ
- Tàn dư phong kiến - Còn tồn tại chế độ phong kiến và tàn dư của nó, mở
vẫn cịn.
nơ lệ.
đường cho CNTB phát triển
- Ruộng đất cho nông - Quyền lợi nhân
- Nhiệm vụ cách mạng đã hồn
dân khơng được giải dân chưa được giải thành, đặc bệt ở thời Gia-cơquyết.
quyết.
banh.
Qua đó HS rút ra được thế nào là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
3. Sơ kết bài học
4. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học ở nhà.
IV. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Lãnh đạo

(Mô tả yêu cầu

cần đạt)
1. Cách mạng -Trình bày được
diễn biến cách
tư sản Anh
mạng tư sản
Anh

2. Cách mạng -Trình bày được
diễn biến cuộc
tư sản Bắc Mĩ
chiến
tranh
giành độc lập ở
Bắc Mĩ

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

(Mô tả u cầu cần

(Mơ tả u cầu cần

đạt)
đạt)
- Phân tích được nguyên Lập được bảng thống Rút ra được mặt tích
nhân bùng nổ, ý nghĩa kê diễn biến chính cực và hạn chế của
cách mạng tư sản Anh
của cuộc cách mạng cuộc cách mạng tư
- Lí giải được tại sao cách tư sản Anh
sản Anh.
mạng tư sản Anh là cuộc

cách mạng tư sản khơng
triệt để.
- Phân tích được ngun -Lập được bảng Rút ra được mặt
nhân bùng nổ và ý nghĩa thống kê diễn biến tích cực và hạn chế
của cuộc chiến tranh giành chính của cuộc chiến của cuộc chiến tranh
độc lập ở Bắc Mĩ.
tranh giành độc lập ở giành độc lập của
- Giải thích được cuộc Bắc Mĩ.
Bắc Mĩ.
chiến tranh giành độc lập -So sánh được cuộc
mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản
cách mạng tư sản.
Bắc Mĩ với cuộc cách
mạng tư sản Anh


3.Cách

mạng -Nêu
được
những nét chính
tư sản Pháp
về tình hình
nước
Pháp
trước
cách
mạng.
-Trình bày được
tiến trình của

cách
mạng
Pháp.

-Phân tích được ngun
nhân bùng nổ và ý nghĩa
của cuộc cuộc cách mạng
tư sản Pháp.
- Giải thích được thời kỳ
chuyên chính Giacobanh
là đỉnh cao của cuộc cách
mạng tư sản Pháp.

-Lập được bảng
thống kê diễn biến
chính của tiến trình
cách mạng tư sản
Pháp.
-So sánh được cuộc
cách mạng tư sản
Pháp vơí CMTS Bắc
Mĩ và cách mạng tư
sản Anh

-Đánh giá được
cuộc cách mạng tư
sản Pháp là cuộc
cách mạng tư sản
điển hình nhất thời
kỳ cận đại.

-Rút ra được ảnh
hưởng của cuộc
cách mạng đối với
nước Pháp và thế
giới.

Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mơ tả.
* Nhận biết
Câu 1: Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản Anh.
Câu 2: Trình bày diễn biến chính cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình nước Pháp trước cách mạng.
Câu 4: Trình bày tiến trình của cách mạng Pháp.
* Thơng hiểu
Câu 1: Phân tích ngun nhân bùng nổ, ý nghĩa cách mạng tư sản Anh.
Câu 2: Tại sao cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản khơng triệt để?
Câu 3: Phân tích ngun nhân bùng nổ và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
Câu 4: Tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản?
Câu 5: Phân tích nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của cuộc cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ
XVIII.
Câu 6: Tại sao nói thời kỳ chun chính Giacobanh là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Pháp?
* Vận dụng
- Vận dụng cấp độ thấp
Câu 1: Lập bảng thống kê diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản Anh.
Câu 2: Lập bảng thống kê diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
Câu 3: So sánh cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ với cuộc cách mạng tư sản Anh
Câu 4: Lập bảng thống kê diễn biến chính của tiến trình cách mạng tư sản Pháp.
Câu 5: So sánh được cuộc cách mạng tư sản Pháp với CMTS Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Anh theo
những nội dung sau: nhiệm vụ, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, hình thức, tính chất, kết quả
* Vận dụng cấp độ cao:
Câu 1: Rút ra mặt tích cực và hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Anh.

Câu 2: Rút ra mặt tích cực và hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập của Bắc Mĩ.
Câu 3: Đánh giá cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ cận đại.
Rút ra ảnh hưởng của nó đối với nước Pháp và thế giới.



×