Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu các phương pháp phân lập zerumbone có chất lượng cao từ thân rễ cây gừng gió (zingiber zerumbert sm ) và chuyển hóa zerumbone thành các hợp chất có hoạt tính sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385 KB, 12 trang )

Nghiên cứu các phương pháp phân lập
Zerumbone có chất lượng cao từ thân rễ cây
gừng gió (zingiber zerumbert sm.) và
chuyển hóa Zerumbone thành các hợp chất
có hoạt tính sinh học

Lê Thị Thùy

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Hóa học
Luận văn ThS Chuyên ngành : Hóa hữu cơ; Mã số: 60 44 27
Người hướng dẫn: PGS.TS. Văn Ngọc Hướng
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Khái quát về chi Gừng (Zingiber), cây Gừng gió (Zingiber
zerumbet. Sm), công dụng và các hoạt chất sinh học của Gừng gió
(Zingiber zerumbet Sm). Trình bày các phương pháp thực nghiệm:
phương pháp phân lập zerumbone từ thân rễ cây gừng gió; điều chế các
dẫn xuất của Zerumbone; khảo sát hoạt tính chống ung thư của các dẫn
xuất của Zerumbone. Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận: điều chế
Zerumbone chất lượng cao (> 99%);tTổng hợp một số dẫn xuất của
zerumbone và khảo sát hoạt tính chống ung thư của chúng; khảo sát
hoạt tính chống ung thư của 3-isopropylaminozerumbone.

Keywords: Hóa hữu cơ; Hoạt tính sinh học; Hóa học; Cây gừng

Content

Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm) là cây thuốc dân tộc nổi tiếng từ lâu đời
không chỉ ở nước ta mà còn ở rất nhiều nước Đông Nam Á như Indonexia, Thái
Lan, Miến Điện…


Gừng gió là cây mọc hoang dại phổ biến ở nước ta từ Bắc tới Nam, đặc biệt
là ở các tỉnh miền núi nước ta.
Hợp chất có hoạt tính sinh học chính của gừng gió là Zerumbone- nó là chất
có hoạt tính phòng ngừa và chống ung thư mạnh trên 10 loại ung thư khác nhau,

2
đặc biệt là ung thư gan và ung thư vú. Vì vậy, gần 20 năm trở lại đây, Zerumbone
nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các
nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra những nghiên cứu gần đây của các nhà
khoa học đã chứng minh rằng dẫn xuất của zerumbone cũng có hoạt tính phòng
ngừa và chống ung thư mạnh. Chính vì vậy mà chúng tôi đặc biệt quan tâm tới
việc điều chế zerumbone có chất lượng cao từ cây gừng gió để chuyển hóa
zerumbone thành các chất khác nhau nhằm tạo ra được những hợp chất có hoạt
tính sinh học phục vụ cho ngành y dược. Đấy cũng chính là lí do mà chúng tôi
chọn đề tài:“ Nghiên cứu các phương pháp phân lập zerumbone có chất lượng cao
từ thân rễ cây gừng gió( Zingiber zerumbet Sm) và chuyển hóa zerumbone thành
các hợp chất có hoạt tính sinh học.”

Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm) là cây thuốc dân tộc, mọc hoang và phổ
biến ở nước ta. Như trong tổng quan đã trình bày, trong 20 năm trở lại đây các
kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước về hoạt tính chống ung thư của
Zerumbone đã khẳng định rằng: Zerumbone là một tác nhân chống ung thư
mạnh, nó ức chế sự phát triển của 10 loại ung thư khác nhau. Cơ chế chống ung
thư của Zerumbone đã được chứng minh rõ ràng, nó thúc đẩy quá trình tự chết
(apoptosis) của tế bào ung thư làm cho ung thư không phát triển được, nó ức chế
NF- kB hoạt động nên ngăn ngừa sự tạo thành ung thư và phát triển ung thư.
Zerumbone lại không độc, nguyên liệu cho điều chế zerumbone là cây gừng gió
(Zingiber zerumbet Sm)- nước ta lại có nhiều và chất lượng tốt, hơn nữa gần đây
người ta phát hiện ra rằng một số dẫn xuất của zerumbone có hoạt tính chống ung
thư túi mật mạnh hơn zerumbone nhiều. Chính vì vậy mà điều chế Zerumbone có

chất lượng cao để tổng hợp các dẫn xuất của zerumbone có hoạt tính sinh học là
mục tiêu và nội dung của đề tài này.
1. Điều chế zerumbone có chất lượng cao
Đề tài của chúng tôi là một phần của đề tài nghiên cứu khoa học quốc gia
mã số CNHD- ĐT- 018/10-11 thuộc chương trình KHCN trọng điểm quốc gia
phát triển CN hóa dược đến năm 2020. Trong đề tài này người ta đã xác định
nguyên liệu cho sản xuất zerumbone là củ gừng gió (rhizomer of Zingiber

3
zerumbet Sm) thu mua tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc vào cuối tháng 11 dương
lịch, do ThS Nguyễn Quốc Bình thu mua, phân loại, giám định và cung cấp.
Điều chế zerumbone có thể đi từ củ gừng gió tươi hay củ gừng gió khô.
Khảo sát sinh lý củ gừng gió của chúng tôi cho thấy từ lúc thu hoạch cuối tháng
11 đầu tháng 12 dương lịch, bảo quản đến tháng 3 tháng 4 năm sau thì củ gừng
gió mọc mầm và biến chất, hàm lượng Zerumbone rất thấp. Chính vì lí do này
nên chúng tôi đã nghiên cứu điều chế zerumbone từ bột củ gừng gió khô, hiệu
suất chuyển đổi được từ củ khô là 14,28%, hơn nữa nguyên liệu khô cho phép
sản xuất được quanh năm nên thuận tiện cho việc công nghiệp hóa quá trình sản
xuất.
Để thu được phần không phân cực này chúng tôi chiết tổng các chất trong
bột củ gừng gió khô bằng EtOH 96%, loại bớt EtOH còn 1/5 thể tích, rồi pha
thêm 4/5 nước muối 10% và chiết bằng n-hexan, sau đó làm khô và loại n-hexan
được phần không phân cực hiệu suất đạt 4% tính theo nguyên liệu khô.
Từ phần không phân cực tiến hành điều chế zerumbone tinh khiết bằng 3
phương pháp: Sắc ký cột (CC), sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC) và phương
pháp kết tinh phân đoạn (FCr). So sánh chất lượng và hiệu suất zerumbone của 3
phương pháp này được số liệu trên bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hiệu suất zerumbone thu được từ 3 phương pháp phân lập khác
nhau
Phương pháp

CC
PTLC
FCr
Hiệu suất (%)
0,10
0,08
0,35
Điểm chảy
66-67%
66-67%
66-67%
Rf
0,75
0,75
0,75

Kết quả trên cho thấy phương pháp tối ưu để điều chế Zer tinh khiết từ thân rễ
gừng gió là kết tinh phân đoạn ở nhiệt độ thấp.
Từ các kết quả trên chúng tôi đề xuất quy trình công nghệ sản xuất
zerumbone tinh khiết như ở sơ đồ 3.1. Thực hiện quá trình này một cách nghiêm
chỉnh chúng tôi thu được zerumbone 99,5% đạt hiệu suất 0,35% tính theo nguyên
liệu tươi. Trong khi đó cũng bằng cách chiết phần không phân cực rồi qua

4
phương pháp sắc ký cột Abdul và cộng sự trong bằng phát minh của mình số
US2009/0239953 A1 công bố Sep.24,2009 chỉ thu được zerumbone với hiệu suất
0,062% tính theo nguyên liệu tươi. Trong các tài liệu khác chúng tôi cũng chưa
tìm thấy quy trình điều chế zerumbone từ củ gừng gió có hiệu suất cao. Sự trình
bày trên cho thấy quy trình điều chế zerumbone 99,5% từ củ gừng gió vùng Tam
Đảo có nhiều ưu điểm và cho hiệu suất cao, tuy nhiên hiệu suất sản phẩm còn

phụ thuộc chất lượng nguyên liệu.
























Bột củ gừng gió khô
1. Chiết bằng EtOH 96%
2. Loại bớt EtOH còn 1/5V
3. Thêm 4/5V nước muối,
chiết bằng n-hexan

4. Làm khô, loại n-hexan
Dầu Zerumbone
Zerumbone thô
Zerumbone tinh
khiết
Công đoạn I
Điều chế dầu Zerumbone
Công đoạn II
Điều chế Zerumbone thô
Công đoạn III
Điều chế Zerumbone tinh
khiết


1. Kết tinh chậm ở nhiệt độ thấp
2. Lọc qua phễu thủy tinh xốp G4

1. Kết tinh phân đoạn ở nhiệt độ
thấp và dung môi thích hợp
2. Lọc butne qua giấy lọc

5



Sơ đồ 3.1 : Quy trình công nghệ sản xuất Zerumbon tinh khiết từ bột củ
gừng gió khô

Độ tinh khiết của sản phẩm được kiểm tra bằng UPLC- MS trên máy sắc phổ chỉ
cho 1 pic duy nhất (phụ lục 1 trang 62)

Cấu trúc của Zerumbone đã được chứng minh bằng các phương pháp phổ :
+ Phổ khối của Zerumbone cho pic M
+
H =219,19 nghĩa là phân tử lượng
Zer-1 là 218 đv (xem phụ lục 2).
+ Phổ IR cho thấy trong phân tử Zerumbone có liên kết đôi 2 nhóm thế dạng
trans có 
H
= 965,18cm
-1
và liên kết đôi ba nhóm thế có 
H

= 831,33cm
-1
(xem phụ
lục 3 trang 63).
+ Phổ
1
H-NMR cho thấy phân tử Zer-1 có 2H của liên kết đôi loại E dạng pic
AB, dd ở 5,96ppm và 5,88ppm, J = 16,40Hz. Hai nhóm metyl có 
H
= 6,00; J =
11,12Hz và 
H
= 5,25 và J = 10,63, một nhóm metylen có 
H
= 1,90; J = 12,72.
Một nhóm gemdimetyl có 
H

= 1,07 và 1,20ppm dạng singlet và 2 metyl singlet
khác có 
H
= 1,79 và 1,54ppm (xem phụ lục 4).
+ Phổ
13
C-NMR cho thấy trong phân tử Zerumbone có 15 nguyên tử cacbon,
trong đó có một nhóm >C=O, 
C
= 204,33 ppm. 6 cacbon olefin có độ chuyển dịch
hóa học từ 124ppm đến 160ppm và 8 cacbon ở vùng trường mạnh có
C
từ 11ppm
đến 42ppm (phụ lục 5).
+ Phổ DEPT cho thấy phân tử Zerumbone có 4 nhóm CH
3
, 3 nhóm CH
2
, và 4
nhóm CH (phụ lục 6).
Dựa trên những dữ liệu phổ, công thức phân tử của Zerumbone được xác
định là C
15
H
22
O , công thức cấu tạo như trong hình 3.1 và các dữ liệu phổ được
thể hiện trong bảng 3.2.


6


Hình 3.1: Công thức cấu tạo của Zerumbone

Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của Zerumbone
13
C-NMR
1
H-NMR
Số C

C
ppm

H
ppm
Số H
Độ bội
J.Hz
1
42.38
2.45; 1.90
2H
d,d
11.39;
12.72
2
127.14
2.50
1H
t

10.60
3
136.26
6.01



4
39.42
2.34
2H
t
12.55
5
29.61
2.22
2H
q
12.00
6
148.80
6.01
1H
t
11.32
7
137.93





8
204.33




9
124.97
5.97
1H
d
16.37
10
160.72
5.87
1H
d
16.40
11
37.84




12
15.19
1.54
3H
s


13
11.76
1.79
3H
s

14
24.38
1.07
3H
s

15
24.17
1.20
3H
s



7
2. Tổng hợp một số dẫn xuất của zerumbone và khảo sát hoạt tính chống
ung thư của chúng
Zerumbone là một serquyterpen xeton vòng lớn, ,  không no, có công
thức chung C
15
H
22
O, cấu tạo phân tử ở hình 3.1, tên gọi hóa học là 2,6,9,9-

tetramethyl- (E,E,E)- 2,6,10- cycloundecatrien-1- on. Hợp chất cacbonyl , 
không no trong tự nhiên là loại hợp chất có hoạt tính sinh học rất lý thú và đã
được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Zerumbone là một ví dụ
điển hình và đã được trình bày trong phần tổng quan, hoạt tính sinh học nổi bật
của zerumbone là ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư theo cơ chế
apoptosis, loại trừ NF- kB hoạt động. Nhóm chức sinh học của zerumbone là
nhóm cacbonyl ,  không no.
Vào năm 2010 Uraiwan Songsiang và cộng sự đã chỉ ra rằng dẫn xuất 3-
amino, 3- amino thế có hoạt tính chống sự phát triển của 5 dòng ung thư túi mật
khác nhau ở nồng độ IC
50
 75 M trong khi đó ở nồng độ này zerumbone không
có tác dụng- đây là một kết quả thú vị [42]. Theo hướng này người ta tổng hợp
rất nhiều dẫn xuất của zerumbone nhằm nâng cao hiệu quả của zerumbone. Cấu
tạo phân tử của Zerumbone cho thấy có nhiều khả năng tổng hợp các dẫn xuất
của Zerumbone như: dẫn xuất của nhóm cacbonyl, dẫn xuất của liên kết đôi liên
hợp với nhóm C=O, dẫn xuất của liên kết đôi độc lập (C
6
=C
7
) và các dẫn xuất
của oix hoá mở vòng. Đứng đầu trong chuyển hoá Zerumbone là các nhà khoa
học Nhật Bản [25].
Theo hướng chuyển hóa Zerumbone thành các hợp chất có hoạt tính sinh học
chúng tôi amin hóa zerumbone bằng amoniac và isopropylamin.



3. Khảo sát hoạt tính chống ung thư của 3-isopropylamino-Zerumbone
Nhằm làm rõ hiệu quả về hoạt tính chống các ung thư: ung thư gan -

HepG2; ung thư phổi- Lu và ung thư cơ tim RD của dẫn xuất 3-isopropylamino-
zerumbone so với zerumbone chúng tôi khảo sát hoạt tính chống ung thư của 2
hợp chất này đối với 3 dòng ung thư kể trên.Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

8

Bảng 1: Khả năng gây độc tế bào của 3-isopropylamino-Zer và Zer

Ký hiệu mẫu
IC
50
(g/mL)
HepG2
Lu
RD
Zerumbone
0,31
1,00
0,36
3-isopropylamino-Zerumbone
2,23
>5
>5

Kết quả trên cho thấy hoạt tính chống ung thư của dẫn xuất 3-isopropylamino-
zerumbone yếu hơn nhiều so với Zerumbone đối với 3 dòng ung thư đã thử. Điều
này cũng cho thấy nếu hệ thống liên kết đôi liên hợp với nhóm cacbonyl trong
phân tử zerumbone bị giảm thì hoạt tính chống ung thư của zerumbone đối với 3
dòng ung thư HepG2,Lu và RD cũng bị giảm.


References
TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tổng kết đề tài QGTD0309-2006 tháng 2
2. Báo cáo kỉ niệm 45 năm thành lập Viện Dược liệu TW 9-5-200
3. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc việt nam. Trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu,
tr 291-292, NXB nông nghiệp, Hà nội
4. Võ văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt nam, tr 536, NXB Y học.
5. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1987), Phân loại thực vật. Thực vật bậc cao, tr
461-464, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà nội
6. Trịnh Đình Chính (1995), Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu một số
cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt nam, Luận án PTS Khoa học và
Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà nội I.
7. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt nam, quyển 3, tr 553, NXB Trẻ Hà Nội.
8. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, in lần thứ mười ba, tr
368- 369, NXB Y học Hà Nội.

9
9. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Củ, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản
(2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt nam, tập 2, tr 94-119, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Thạch (2009), Cơ sở công nghệ sinh học tập 3, Công nghệ sinh
học tế bào, trang 343-344, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
11. Văn Ngọc Hướng, Đỗ Thị Thanh Thúy (2006), Gừng gió (Zingiber zerumbet.
Sm) vùng Tam Đảo, một nguyên liệu quý cho điều chế Zerumbone, Tạp chí
Khoa học và công nghệ, tập 44, số 3, trang 65-69.

TIẾNG ANH
12. A. Hoffman, L. M. Spetner and M. Burke (2002), “Redox-regulated
mechanism may account for zerumbone’s ability to suppress cancer-cell
proliferation”, Carcinogenesis 23 (11): 1961-1962.

13. Abdul, A.B.H., A.S. Al-Zubairi, N.D. Tailan, S.I.A. Wahab, Z.N.M. Zain, S.
Ruslay and M.M. Syam (2008), “Anticancer activity of natural compound
(zerumbone) extracted from Zingiber zerumbet in human HeLa cervical
cancer cells”, International Journal of Pharmacology 4, (3), 160 168
14. Ahmad Bustanmam Abdul (2009), US2009/0239953
15. Bokyung Sung, Sonia Jhurani, Kwang Seok Ahn, Yoichi Mastuo, Tingfang Yi,
Sushovan Guha, Mingyao Liu, and Bharat B. Aggarwal (2008),
“Zerumbone Down-regulates Chemokine Receptor CXCR4 Expression
Leading to Inhibition of CXCL12-Induced Invasion of Breast and
Pancreatic Tumor Cells”, Cancer Res, 8938-8944.
16. Buckingham J (1982), “Dictionary of Organic compounds”, New York-
London-Toronto, Chapman and Hall, 5, 5763.
17. Dai.J.R., Cadellina II.J.H., Mc Mahon.J.B., and Boyd.M.R (1997),
“Zerumbone, an HIV-inhibitory and cytotoxic sesquiterpene of Zingiber
aromaticum and Z. zerumbet”, Natl. Prod. Lett, 10, 115-118.
18. Dae Sik Jang, Ah-Reum Han, Gowooni Park, Gil-Ja Jhon, Eun-Kyoung Seo
(2004), “Flavonoids and aromatic compounds from the Rhizomes of
Zingiber zerumbet”, Arch Pharm Res 27, (4), 386-389.

10
19. Dai J.R. et al (1997), Nat. Prod. Lett 10, 115-118.
20. Dev S. (1960), Tetrahedron 8, 171-180.
21. Dung.N.X., chinh.T.D., Piet A.Leclereq (1995), “Chemical investigation of the
acrial part of Zingiber zerumbet (L.) Sm. from Vietnam”, Jour. Essent. Oil
Res.(USA), 7 (2), 153-157
22. Huang.G.C., Chien.T.Y., Chen.L.G., Wang.C.C (2005), “Antitumor effects of
zerumbone from gingiber zerumbet in P-388D1 cells in vitro and in vivo”,
Planta Med, 71 (3), 219-224
23. Kirana C, McIntosh GH, Record IR, Jones GP. (2003), “Antitumor activity of
extract of Zingiber aromaticum and its bioactive sesquiterpenoid

zerumbone”, Nutr Cancer.45(2):218-25.
24. Matthes.H.W.D., Luu.B., Ourisson.G (1980), “Cytotoxic components of Zingiber
zerumbet, curcuma zedoaria and C. domestica”, Phytochemistry, 19, 2643-2650.
25. Masuda.T., Jitoe.A., Kato.S., Nakatani.N (1991), “Acetylated flavonol glycosides
from Zingiber zerumbet”, Phytochemistry, 30, 2391-1392.
26. M. Golam KADER, M. Rowshanul HABIB, Farjana NIKKON, Tanzima
YEASMIN, Mohammad A. RASHID, M. Mukhlesur RAHMAN, Simon
GIBBONS (2010), “Zederone from rhizomes of Zingiber zerumbet and
staphylococus activity”, Boletín Latinoamericano y del Caribe de Plantas
Medicinales y Aromáticas, 9 (1), 63 – 68.
27. Mohamed Yousif Ibrahim , Ahmad Bustamam Hj Abdul, Tengku Azmi
Tengku Ibrahim, Siddig Ibrahim AbdelWahab, Manal Mohamed Elhassan
and Syam Mohan (2010), “Attenuation of cis platin- induced nephrotoxity
in rats using Zerumbone”, African Journal of biotechnology Vol 9, 4434-
4444.
28. Murakami.A, Takahashi.M., Jiwajinda.S., Koshimizu.K., Ohigashi (1999),
“Identification of zerumbon in Zingiber zerumbet Smith as Potent inhibitor
of 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate induced Epstein-Barr virus
activation”, Biosci Biotechnol Biochem, 63 (10), 1811-2.
29. Murakami.A., Takahashi.D., Kinoshita.T., Koshimizu.K., Kim. H.W.,
Yoshihiro.A., Kakamura.Y., Jiwajindo.S., Terao.J., Ohigashi.H (2002),

11
“Zerumbone, a southeast Asian ginger sesquiterpene, markedly suppresses free
radical generation, proinflammatory protein production, and cancer cell
proliferation accompanied by apoptosis the alpha, beta-unsatureted carbonyl
group is a prerequisite”, Carcinogenesis, 35 (5), 795-802

30. Nakamura.Y., Yoshida.C., Murakami.A., Ohigashi.H., Osawa.T., Uchida.K
(2004), “Zerumbone, a tropical ginger sesquiterpene, activates phase II

drug metabolizing enzymes”, FEBS Letters, 13, 572 (1-3), 245-250
31. N.P. Damodaram and Sukh Dew (1965), “Stereochemistry of Zerumbone”,
Tetrahedron Letters, 24, 1977-1981.
32. Ozaki.Y., Kawahara.N., and Harada.M (1991), “Anti-inflammatory effect of
Zingiber cassumunar.Roxb. and its active principles”, Chem.Pharm. Bull,
39, 2353-2356.
33. Samir Kumar Sadhu, Amina Khatun, Takashi Ohtsuki, Masami Ishibashi
(2007), “First isolation of sesquiterpenes and flavonoids from Zingiber
spectabile and identification of Zerumbone as the major cell groth
inhibitory component”, Natural product research, 21, (14), 1242-1247.
34. Sal S.R. et al (1981), Aust J Chem. 34, 243-247.
35. SA Sharifah Sakinah, S Tri Handayani and LP Azimahtol Hawariah (2007),
“Zerumbone induced apoptosis in liver cancer cells via modulation of
Bax/Bcl-2 ratio”, Cancer Cell International 7, 1186.
36. Takahashi.S et al (2002), Japanese Journal of cancer and chemotherapy, 27, 70.
37. Takashi Kitayama et al (2001), “ Chemistry of Zerumbone, part 2 Regulation
of Ring bond Cleavage and unique antibacterial activities of Zerumbone
derivatives”, Biosci, Biotechnol. Biochem. 65, 2193-2199.
38. Takashi Kitayama et al (2003), “ The chemistry of Zerumbone part 5
Structural transformation of the dimethylamine derivatives”, Tetrahedron
59, 4857-4866.
39. Takashi Kitayama et al (2002), “ The chemistry of Zerumbone IV. Asymetric
Synthesis of Zerumbol”, Journal of Molecular Catalysis 17, 75-79.

12
40. Takashi Kitayama et al (2007), “ Synthesis of a novel inhibitor against MRSA
and VRE: preparation from Zerumbone ring opening material showing
histidine-kinase inhibition”, Bioorganic and Medicinal chemistry Letter 17,
1098-1101.
41. Takada Y, Murakami A, Aggarwal BB. (2005), “ Zerumbone abolishes NF-

kappaB and IkappaBalpha kinase activation leading to suppression of
antiapoptotic and metastatic gene expression, upregulation of apoptosis,
and downregulation of invasion”.
42. Uraiwan Songsiang et al. (2010), “ Cytotoxicities against cholagiocarcinoma
cell lines of Zerumbone derivatives”, European Journal of Medicinal
Chemistry 45, 3794-3802.
43. Vimala.S., Norhanom.A.W., Yada.M (1999), “ Anti-tumour promoter activity
in Malaysian ginger rhizobia used in traditional medicine”, British Journal
of cancer, 80, 110-116.

















×