Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu chế tạo, đặc trưng cấu trúc vật liệu ống nano cacbon gắn trên gốm và ứng dụng để xử lý asen trong nước bị ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.09 KB, 14 trang )

Nghiên cứu chế tạo, đặc trưng cấu trúc vật liệu
ống nano cacbon gắn trên gốm và ứng dụng để
xử lý asen trong nước bị ô nhiễm


Nguyễn Tuấn Nam


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Hóa môi trường; Mã số: 60 44 41
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Tường
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tìm hiểu về vật liệu nano và phương pháp chế tạo, ống nano cacbon, vật
liệu gốm xốp; ô nhiễm asen và phương pháp xử lý. Khảo sát chi tiết các điều kiện
thích hợp để xây dựng quy trình chế tạo vật liệu gốm xốp. Sử dụng các phương pháp
vật lý và hóa lý hiện đại (SEM, BET) để xác định đặc tính của sản phẩm trước và
sau khi gắn (nano cacbon) CNT. Khảo sát khả năng hấp phụ Asen trong môi trường
nước của vật liệu chế tạo được.

Keywords. Hóa môi trường; Vật liệu nano cacbon; Xử lý asen; Ô nhiễm nước; Công
nghệ môi trường


Content

I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
1. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát chi tiết các điều kiện thích hợp để xây dựng quy trình chế tạo vật liệu gốm
xốp.


- Sử dụng các phương pháp vật lý và hóa lý hiện đại (SEM, BET) để xác định đặc tính
của sản phẩm trước và sau khi gắn CNT.
- Khảo sát khả năng hấp phụ Asen trong môi trường nước của vật liệu chế tạo được.

2. Hóa chất, dụng cụ
2.2. Dụng cụ
Máy chụp SEM: Đánh giá cấu trúc bề mặt vật liệu.
Máy chụp BET: Xác định diện tích bề mặt, kích thước lỗ mao quản.
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS: SHIMADZU 7000 (Nhật Bản) xác định hàm
lượng As.
Máy phân tích phân bố kích thước hạt bằng laze: HORIBA LA950 (Nhật Bản) xác
định kích thước trung bình của các hạt nguyên liệu.
Cân phân tích 4 số: Satorius 1801
Tủ hốt, tủ sấy, máy lắc
Máy lọc hút chân không
Và các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm
2.3. Hóa chất
- Dùng để chế tạo vật liệu:
+ Cao lanh: có công thức Al
2
Si
2
O
5
(OH)
4
.nH
2
O (n = 0, 2) với thành phần gồm SiO
2

,
Al
2
O
3
, H
2
O, ngoài ra còn có một lượng nhỏ tạp chất Fe, Ti, K và Mg. Cao lanh được sử dụng
trong đề tài này là Cao lanh Trúc Thôn.
+ Đất sét Trúc Thôn.
+ Các hóa chất khác: Ni(NO
3
)
2
.

xH
2
O, C
2
H
2
O
4
, C
6
H
8
O
4

, NH
2
CH
2
COOH dùng để chế
tạo xúc tác; chất tạo xốp là mùn cưa

3. Các phương pháp đánh giá đặc tính của vật liệu hấp phụ
+ Phương pháp tính toán dung lượng hấp phụ cực đại
+ Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS
+ Phương pháp hiển vi điện tử quét SEM
+ Phương pháp xác định diện tích bề mặt

4. Kỹ thuật thực hiện
- Thực hiện quá trình tổng hợp xúc tác theo phương pháp cháy ướt trên thiết bị liên
tục
- Kỹ thuật chế tạo các vật liệu gốm xốp (ceramic),
- Gắn CNT lên trên gốm xốp bằng phương pháp CVD sử dụng khí hidrocacbon
- Kỹ thuật sử dụng vật tư hóa chất và thiết bị thí nghiệm: lò nung, thiết bị điều chế
CNT bằng phương pháp CVD.

5. Chế tạo xúc tác
Xúc tác để chế tạo nano cacbon được sử dụng là các oxit kim loại hoặc hỗn hợp oxit
kim loại. Có nhiều phương pháp có thể sử dụng để điều chế xúc tác như: Phương pháp đồng
kết tủa, phương pháp thủy nhiệt Trong bản luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp
cháy ướt trên thiết bị liên tục (phương pháp này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của
Viện Hóa học Vật liệu/Viện khoa hoc và công nghệ quân sự).
Bản chất của phương pháp cháy ướt là chất xúc tác được đưa lên chất mang là các
oxit kim loại như: Al
2

O
3
, MgO, SiO
2
Các chất có hoạt tính xúc tác là những kim loại như
Fe, Co, Ni…có kích thước nano. Để chế tạo xúc tác theo phương pháp cháy ướt, đầu tiên
chuẩn bị dung dịch muối nitrat của các kim loại chuyển tiếp (Fe, Co, Ni…), muối nitrat của
kim loại sử dụng làm chất mang (Ca, Mg, Al…) và các chất khử thường được sử dụng:
(NH
2
CH
2
COOH, C
6
H
8
O
7
, (NH
2
)
2
CO, C
2
H
2
O
4
). Phản ứng diễn ra tức thì ở nhiệt độ cao 500-
550

o
C, khí và hơi nước được thoát ra một cách nhanh chóng. Bằng phương pháp này cho
phép thu được chất xúc tác với kích thước đồng nhất, diện tích bề mặt riêng lớn và tỉ trọng
thấp. Mấu chốt của phương pháp là chuẩn bị dung dịch của các muối nitrat và dung dịch chất
khử phù hợp với các tỉ lệ được xác định. Hỗn hợp dung dịch được đưa vào trong khu vực
phản ứng một cách liên tục, tại khu vực phản ứng nhiệt độ luôn được duy trì trong khoảng
300-400
o
C. Phản ứng diễn ra rất mãnh liệt và kèm theo lượng khí thoát ra, sản phẩm thu hồi
một cách liên tục. Xúc tác cho quá trình tổng hợp ống nano cacbon thường được sử dụng là
Co/MgO, Ni/MgO, Fe/MgO hoặc phức của nhiều oxit kim loại như Co,Mo/MgO;
Fe,Mo/MgO, sản phẩm tạo thành là dung dịch rắn với kích cỡ nano.
Để chế tạo xúc tác tiến hành như sau: cân chính xác các lượng hóa chất để chế tạo xúc
tác cũng như chất mang, hòa tan trong một lượng nước vừa đủ (có thể tăng khả năng hòa tan
của hỗn hợp bằng cách gia nhiệt <100
o
C). Sau khi tan hết, hỗn hợp được đưa vào lò phản ứng
dưới sự hỗ trợ của áp lực để hỗn hợp phản ứng được đưa vào lò ở dạng sương mù. Ống thủy
tinh thạch anh được thiết kế với hệ thống mô tơ có thể quay với tốc độ 20 - 30 vòng /phút. Để
thu được sản phẩm tạo thành và đuổi hết khí do quá trình phân hủy của nguyên liệu đã sử
dụng thiết bị thu hồi dạng cyclone có gắn hệ thống quạt hút. Sản phẩm tạo thành được sa lắng
xuống nhờ tự trọng và được thu trong bình chứa.
Sản phẩm tạo thành được kiểm tra đo đạc một số tính năng và chỉ tiêu như: tỉ trọng;
diện tích bề mặt; kích thước hạt.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chất xúc tác là: kích thước hạt, tỉ trọng,
diện tích bề mặt, tỉ lệ thành phần của các oxit kim loại. Một trong những yếu tố đánh giá sơ
bộ chất lượng của chất xúc tác là tỉ trọng.
Diện tích bề mặt được xác định theo phương pháp đo BET, m
2
/g; kích thước hạt được

đo theo phương pháp laser, xác định đường kính trung bình (µm). Với phương pháp liên tục
có thể chế tạo một lượng lớn xúc tác đủ đáp ứng cho chế tạo nano cacbon phục vụ cho thí
nghiệm.

6. Chế tạo gốm xốp
Có 2 phương pháp chế tạo vật liệu xốp.
- Chế tạo vật liệu xốp trên cơ sở chất tạo xốp.
- Chế tạo xốp trên cơ sở vật liệu tạo khung xốp có sẵn.
Gốm xốp tạo thành bằng các phương pháp này có hình dạng và kích thước phù hợp
cho từng loại thiết bị và công nghệ chế tạo.
Để chế tạo gốm xốp tiến hành như sau: Lấy cao lanh, đất sét và xúc tác rồi trộn đều
với thể tích xác định của hỗn hợp chất tạo xốp (Trong luận văn này dùng mùn cưa). Tỷ lệ
chất tạo xốp có thể thay đổi. Sau đó, trộn với nước vừa đủ để tạo ra hỗn hợp hơi nhão rồi tạo
hình. Tạo hình xong, đưa vật liệu vào lò nung đến nhiệt độ trong khoảng 1100
o
C và 1400
o
C
trong các khoảng thời gian từ 4 – 8 h.
Thay đổi tỷ lệ chất tạo xốp lên 30 – 50% theo thể tích với cách thức thực hiện thí
nghiệm như trên.

 Sơ đồ công nghệ chế tạo:































































Hình 2.8. Sơ đồ quy trình chế tạo vật liệu gốm xốp có gắn CNT

Chất lượng của gốm xốp phụ thuộc vào các yếu tố: nguyên vật liệu; hóa chất tạo xốp;
chế độ công nghệ.
Nguyên vật liệu: trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn vật liệu để tạo gốm xốp trên
là cao lanh với hàm lượng oxit nhôm cao, thành phần thứ 2 được lựa chọn là đất sét với độ

dẻo cao, chất tạo xốp được sử dụng là mùn cưa hoặc xốp Poliuretan (PU).
Thành phần của xúc tác: xúc tác được chế tạo trên cơ sở các oxit kim loại Ni hoặc hỗn
hợp oxit kim loại Ni và Mg trên các chất mang là MgO.
Trong phạm vi của luận văn này chỉ nghiên cứu phương pháp chế tạo xúc tác trên cơ
sở chất tạo xốp.
Chất tạo xốp
Cao lanh
Sét
Xúc tác
Nước
Nghiền ướt
Ngâm trong xốp
PU
Trộn
Sấy khô
Nung 1100-
1400
o
C
Sản phẩm
gốm xốp
Tạo hình
Sấy khô
Nung 1100-1400
o
C
Tạo hình
Nhiệt phân hydrocacbon
700
o

C; 15 phút
Gốm xốp/CNT
7. Chế tạo Gốm/CNT
7.1. Chế tạo CNT trên gốm
Để đưa nano cacbon lên bề mặt của gốm xốp có 2 phương pháp:
- Phân tán nano cacbon đã biến tính hoặc sử dụng nano cacbon với chất hoạt động bề
mặt và tẩm vào vật liệu gốm xốp
- Gắn hạt xúc tác trên bề mặt của gốm xốp, sau đó tiến hành nhiệt phân và phát triển
sợi cacbon trên lỗ xốp của gốm.
Tùy theo yêu cầu thực tế mà có thể chọn phương pháp đưa nano cacbon lên. Trong
luận văn này sử dụng phương pháp gắn hạt xúc tác trên bề mặt của gốm xốp, sau đó tiến hành
nhiệt phân và phát triển sợi cacbon trên lỗ xốp của gốm. Cụ thể, gốm xốp đã được tẩm các
hạt kim loại xúc tác (Ni, Mg) vào thiết bị tạo CNT theo phương pháp CVD sử dụng khí hydro
cacbon. Các nguyên tử cacbon này khuếch tán xuống đế, và lắng đọng lên các hạt kim loại
xúc tác (Ni, Mg), và CNT được tạo thành. Nhiệt độ để vào khoảng 750
o
C. Và như vậy CNT
đã được hình thành và bám luôn vào gốm xốp.
Sau khi có được CNT gắn trên gốm xốp, tiến hành xác định lượng CNT có trên vật
liệu mới này bằng cách đem cân để xác định khối lượng m
3
. Và ( m
3
– m
1
) chính là khối
lượng của CNT bám vào gốm xốp với m
1
là khối lượng gốm xốp chưa có CNT ban đầu. Khi
đó ta sẽ có:

%m
CNT
= (m
3
– m
1
)/m
3

Đồng thời độ xốp của vật liệu gốm xốp có CNT cũng được khảo sát bằng phương
pháp giống như gốm xốp khi chưa có CNT. Hình thái học của vật liệu cũng được thể hiện qua
hình ảnh SEM và diện tích bề mặt của vật liệu được xác định thông qua phương pháp đo
BET.
* Vật liệu tạo thành được khảo sát cấu trúc và một số tính năng vật lý. Cụ thể, tiến
hành chụp SEM, xác định độ xốp tương đối.
Cách xác định độ xốp tương đối: cân chính xác 1 lượng gốm xốp để xác định trọng
lượng (m
1
) rồi ngâm vào nước cho đến khi không thấy sủi bọt khí thì lấy ra cân lại. Khối
lượng tăng lên sẽ chính là khối lượng nước ngấm vào gốm xốp (m
2
). Từ đó xác định được tỷ
lệ xốp một cách tương đối:
% xốp = m
2
/m
1

7.2. Khảo sát khả năng hấp phụ As của vật liệu
Vật liệu gốm xốp có gắn nano cacbon ngoài sử dụng làm vật liệu hấp phụ bản thân

chúng cũng được sử dụng như là vật liệu lọc. Để khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu đã
tiến hành nghiên cứu thời gian đạt cân bằng hấp phụ và tính dung lượng hấp phụ của vật liệu
đối với Asen. Cụ thể:
+ Khảo sát thời gian cân bằng hấp phụ của vật liệu đối với Asen.
Cân chính xác một lượng vật liệu là 2,5 g rồi cho vào 50 ml dung dịch Asen có nồng
độ ban đầu C
0
= 500 ppb. Đặt hệ thí nghiệm vào máy lắc lắc liên tục trong vòng 6 h. Trong
khoảng thời gian đó, tại các thời điểm 0,5 h; 1 h; 2 h; 3 h; 4 h; 5 h và 6 h lấy mẫu và xác định
nồng độ Asen còn lại C
t
trong dung dịch.
+ Xác định dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu.
Cân chính xác các lượng vật liệu m = 2 g rồi cho vào các bình có chứa V = 100 ml
dung dịch Asen với các nồng độ ban đầu tăng dần C
0
= 10 ppm; 20 ppm; 50 ppm; 100 ppm;
200 ppm; 300 ppm; 400 ppm; 500 ppm. Đặt hệ thí nghiệm vào máy lắc lắc liên tục. Sau đó
lấy mẫu và xác định nồng độ Asen còn lại C
t
trong dung dịch ở các bình.


II. KẾT QUẢ
1. Vật liệu
Vật liệu sau khi chế tạo được đo đạc khảo sát và kết quả được đưa ra ở bảng sau:
Bảng 3.10. Kết quả đo mức độ xốp và hàm lượng CNT trên gốm xốp
Mẫu
4h
5h

6h
7h
8h
Mức độ xốp (%)
29,5
28
28,8
29,2
28,7
Hàm lượng CNT (%)
9,0
9,5
10,5
9,9
9,3

Thấy rằng mức độ xốp và khả năng cấy CNT lên trên bề mặt của gốm xốp không phụ
thuộc nhiều vào thời gian nhiệt phân và khối lượng xúc tác. Với hàm lượng xúc tác 5 g và vật
liệu gốm xốp có độ xốp 29%, trong thời gian 15 phút có thể gắn 9 - 10% CNT.
Hình thái học của vật liệu gốm xốp/nano cacbon được xác định bằng ảnh SEM, kết
quả hình 3.6 và 3.7.

Hình 3.6. Ảnh SEM gốm xốp/nano cacbon

Hình 3.7. Ảnh SEM gốm xốp/nano cacbon
Nano cacbon được hình thành và phủ trên khoảng trống của lỗ xốp trên gốm xốp với
đường kính trung bình ~ 50 nm và chiều dài khoảng 2 µm
Vật liệu gốm xốp/CNT được xác định diện tích bề mặt. Kết quả như sau:

Hình 3.8. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của N

2
trên vật liệu gốm xốp

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn theo tọa độ BET của N
2
trên gốm xốp

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn theo tọa độ Langmuir của vật liệu hấp phụ N
2

trên gốm xốp



Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn diện tích bề mặt riêng của vật liệu hấp phụ N
2

trên gốm xốp



Hình 3.12. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của N
2
trên gốm xốp/CNT




Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn theo tọa độ BET của vật liệu hấp phụ N
2

trên gốm
xốp/CNT

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn theo tọa độ Langmuir của vật liệu hấp phụ N
2
trên
gốm xốp/CNT


Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn diện tích bề mặt riêng của vật liệu gốm xốp/CNT

+ Từ đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của N
2
trên gốm xốp, tại p/p
o
= 0 thì
lượng N
2
hấp phụ của vật liệu chỉ khoảng 0,15 cm
3
/g nhưng khi p/p
o
tăng từ 0,85 đến 1 thì
lượng N
2
hấp phụ của vật liệu tăng đột biến từ 0,7 đến 3,1 cm
3
/g.
Tuy nhiên, cũng từ đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của N
2

trên gốm xốp có gắn
CNT, tại p/p
o
= 0 thì lượng N
2
hấp phụ của vật liệu đã là 2 cm
3
/g và khi p/p
o
tăng từ 0,85 đến
1 thì lượng N
2
hấp phụ của vật liệu tăng đột biến từ 12 đến 47 cm
3
/g. Như vậy, sau khi gắn
CNT, lượng N
2
hấp phụ của vật liệu đã tăng ~ 17 lần.
+ Ngoài ra kết quả đo diện tích bề mặt của vật liệu gốm xốp có gắn ống nano cacbon
theo BET diện tích tăng lên ~ 16 lần (12,6 m
2
/g) so với vật liệu gốm xốp khi chưa gắn ống
nano cacbon (0,8 m
2
/g).
+ Không chỉ vậy, từ đồ thị biểu diễn diện tích bề mặt riêng của gốm xốp, đối với các
mao quản có đường kính từ 1 - 5 nm thì diện tích lớn nhất là ~ 0,13 m
2
/g.nm nhưng cũng từ
đồ thị của gốm xốp đã gắn CNT, với các mao quản có đường kính từ 1 – 5 nm thì diện tích đã

là ~ 1,7 m
2
/g.nm. Như vậy, diện tích bề mặt riêng của các mao quản từ 1 – 5 nm là các mao
quản có khả năng tốt hấp phụ các ion kim loại nặng đã tăng ~ 13 lần. Điều này đồng nghĩa
với khả năng hấp phụ của gốm xốp sau khi gắn CNT tăng lên nhiều.

2. Khảo sát khả năng hấp phụ As của vật liệu
Vật liệu gốm xốp có gắn nano cacbon mục đích được sử dụng trong nghiên cứu này
làm nhiệm vụ lọc thô, tuy nhiên ngoài khả năng lọc vật liệu còn đóng vai trò là chất hấp phụ.
Để khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dung lượng hấp
phụ của vật liệu đối với Asen, kết quả nghiên cứu được đưa ra ở các số liệu dưới đây.
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát thời gian hấp phụ của vật liệu đối với Asen
Thời gian (h)
C
0
(ppb)
C
t
(ppb)
Hiệu suất (%)
0
500
500
0
1
500
380
24,0
2
500

292
41,6
3
500
230
54,0
4
500
190
62,0
5
500
187
62,6
6
500
183
63,4

0
10
20
30
40
50
60
70
0 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian (h)
Hiệu suất (%)


Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Asen của vật
liệu
Từ đồ thị ta thấy 3 h đầu tốc độ hấp phụ tăng rất nhanh, nhưng sau h thứ tư thì tốc độ
hấp phụ tăng chậm và hầu như không thay đổi. Có thể nói sau 4 h tiếp xúc, quá trình hấp phụ
đã đạt cân bằng. Trong quá trình khảo sát tiếp theo chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong 4 h.
Dung lượng hấp phụ kết quả thu được như sau:
Bảng 3.12. Các giá trị tính cho cân bằng hấp phụ theo Langmuir
STT
C
o
(ppm)
C
t
(ppm)
q (mg/g)
C
t
/q
1
10
1,23
0,43
2,80
2
20
3,7
0,81
4,53
3

50
12,8
1,86
6,88
4
80
22,9
2,85
8,02
5
100
34,9
3,25
10,72
6
150
62,1
4,39
14,12
7
200
89,2
5,54
16,10



Hình 3.15. Đồ thị để tính dung lượng hấp phụ cực đại theo Langmuir



Hình 3.16. Đường cong cân bằng hấp phụ đẳng nhiệt theo Langmuir

Từ kết quả khảo sát trên dung lượng hấp phụ cực đại tính theo cân bằng hấp phụ đẳng
nhiệt Langmuir của vật liệu đối với Asen là:
q = 1/0,146 = 6,85 (mg As/g).
III. KẾT LUẬN
Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu trong luận văn có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Đã chế tạo xúc tác trên cơ sở các oxit kim loại NiMgO
2. Đã đưa ra phương pháp chế tạo vật liệu xốp có chứa xúc tác với tỷ lệ xốp 30% trên
cơ sở chất tạo xốp đồng thời khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo
vật liệu: nhiệt độ, tỷ lệ chất tạo xốp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể chế
tạo vật liệu ở nhiệt độ ~ 1100
o
C , thời gian nung mẫu 4-5 giờ.
3. Đã tiến hành gắn CNT trên gốm xốp bằng phương pháp CVD. Kết quả nghiên cứu
thành phần, chụp SEM, phân tích nhiệt, BET cho thấy lượng CNT bám trên gốm
xốp khoảng 9%, nano cacbon được hình thành trên và phủ trên khoản trống của lỗ
xốp trên gốm xốp với đường kính trung bình ~ 50 nm và chiều dài khoảng 2 µm.
Diện tích bề mặt của vật liệu gốm xốp có gắn ống nano cacbon theo BET diện tích
tăng lên ~ 20 lần (12,5 m
2
/g) so với vật liệu gốm xốp khi chưa gắn ống nano
cacbon (0,6 m
2
/g). Khi đó, vật liệu bền vững để có thể xử lý nước ô nhiễm Asen.
4. Khảo sát thời gian hấp phụ của vật liệu gốm xốp/CNT đối với Asen ở nồng độ đầu vào
của dung dịch Asen là C
0
= 500 ppb, 2,5g vật liệu với thể tích dung dịch hấp phụ là 50
ml ở các điểm thời gian hấp phụ: 0,5; 1; 2; 3; 4;5 và 6 h. Kết quả là sau 4 h tiếp xúc,

quá trình hấp phụ đã đạt cân bằng.
5. Xác định dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu với các dung dịch Asen có nồng
độ tăng dần là: 10 ppm, 20 ppm, 50 ppm, 100 ppm, 200 ppm, 300 ppm, 400 ppm,
500 ppm. Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại tính theo cân bằng hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir của vật liệu đối với Asen là 6,85 mg As/g.



References
Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ. Tập 3, NXBGD.
2. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước và nước thải,
Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
3. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXBGD.
Tài liệu tiếng Anh
4. A. Borrell, V.G. Rocha, R.Torecillas, A. Fernánder (2011),“ Surface coating on
carbon nanofibers with alumina precursor by different synthesis routes ”, Composites
Science and Technology, pp 18-22.
5. Arnold Greenberg (1985), “Standard Methods for the Examination of Water and
Wastewater 16
th
Edition”, American Public Health Association, Washington, DC.
6. B.Xing, K.Yang, L.Zhu (2006), “Pollution prevention and treatment using
nanotechnology”, Environ.Sci.Technol, 40, pp.18-55.
7. Do Trong Su (1997), “Assessment of Underground water Pollution in Bac Bo Delta
Plain and Proposal Solutions for Water Source Protection”, Geological Archives,
Hanoi.
8. H. S. Nalwa. “Handbook of Nanostructure Materials and Nanotechnology, Volume 5:
Organics Polymers, and Biological Materials”, Copyright 2000 by Academic Press.
9. H.E. Eguez, E.H. Cho (1987), “ Adsorption of arsenic on activated charcoal”, J.

Metals 39, pp 38-41.
10. Kim Phuong Nguyen, Ryuichi Itoi (2009), “Source and release mechanism of arsenic
in aquifers of the Mekong Delta, Vietnam”, Journal of Contaminant Hydrology, 103,
pp 58–69.
11. King Lee (2002), “ Arsenic removal by reverse osmosis”, Desalination 143, pp 237-
241.
12. L. Lorenzen, J.S.J. Van Deventer, W.M Landi (1995), “ Factors affecting the
mechanism of the adsorption of arsenic species on activated carbon”, Miner. Eng.8
(45), pp 557-569.
13. M. Daenen(N), R.D. de Fouw (ST), B. Hamers (ST, Treasurer), P.G.A. Janssen(ST),
K. Schouteder (N), M.A.J. Veld (ST, Project Manager). The Wondrous Warld of
Carbon Nanotubes, 2003.
14. Michael Berg, Hong Con Tran, Thi Chuyen Nguyen, Hung Viet Pham, Roland
Schertenleib, and Walter Giger (2001), “Arsenic Contamination of Groundwater and
Drinking Water in Vietnam: A Human Health Threat”, Environmental Science &
Technology, 35 (13), pp 2621 – 2626.
15. Poinern (2010), “Preparation, characterization and As (V) adsorption behaviour of
CNT-ferrihydrite composites”, International Journal of Engineering, Science and
Technology, pp. 13-24.
16. R.Q.Long, R.T.Yang (2001), “Carbon nanotubes as superior sorbent for dioxin
removal”, J.Am.Chem.Soc, 123, pp. 20-58.
17. Renata S. Amais, Juliana S.Ribeiro, Mariana G.Segatelli, InezV.P.Yoshida, Pedro
O.Luccas, Cesar R.T.Tarley (2007), “Aseessment of nanocomposite alumina
supported on multi-wall carbon nanotubes as sorbent for on-line nikel
preconcentration in water samples”, Separation and Purification Technology 58, pp
122-128.
18. S. Iijima (2002). Phiscal B 323, pp. 1-5.
19. Shu Guang Wang (2007), “Removal of lead (II) from aqueous solution by adsorption
onto manganese oxide coated carbon nanotubes”, Separation and Purification
Technology, 58, pp. 17-23.

20. Tran Thi Ngoc Dung, Nguyen Thuy Phuong, Nguyen Manh Tuong (2011), “Studies
on preparation of nanosilver- and carbonnanotubes- coated porous ceramic material
used for waterpurification”, Proceedings of IWNA 2011
21. Virender K. Sharma, Mary Sohn (2009), “Aquatic arsenic: Toxicity, speciation,
transformations, and remediation”, Environment International, 35, pp 743–759.
22. X.G. Meng, G.P Korfitis, M. Dadachov, C. Christodoulatos (2003), “Method of
Preparing a Surface-activated Titanium Oxide Producr and of Using the Same in Water
Treatment Processes”, Patent pending, application no. 20030155302.
23. X.L.Wang, B.S.Xing, K.Yang, L.Z.Zhu (2006), “Competitive sorption of pyrene,
phenanthrene, and naphthalene on multiwalled carbon nano tubes”, Environ.Sci.Technol,
40, pp. 58-04.
24. Yunfei Xi, Megharaj Mallavarapu, Ravendra Naidu (2010), “ Reduction and
adsorption of Pb
2+
in a queous solution by nano-zero-valent-A SEM, TEM and XPS
study”, Material Research Bullentin 45, pp 1361-1367.








×