Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TRẮC NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.81 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nước Mĩ
1.1. Về kinh tế
a. Giai đoạn 1945 - 1973
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai: phát triển mạnh mẽ:
+ công nghiệp của Mĩ tăng hơn 56%, chiếm hơn mộtnửa tổng sản lượng cơng nghiệp tồn thế
giới.
+ nơng nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nôngnghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức,
Italia, Nhật Bản.
+ Mĩ nắm hơn 50% sốtàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở
Mĩ(1949).
+ Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
→ Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớnnhất
trên thế giới
- Nguyên nhân phát triển:
+Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
+ Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
+ áp dụng thànhcơng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật
+ các tập đồn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước
b. Giai đoạn 1973 - 1991
- khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982.
- vẫn là nước đứngđầu thế giới về kinh tế - tài chính
c. Giai đoạn 1991 - 2000
- trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩvẫn đứng hàng đầu thế giới:
- Mĩ tạo ra được 25% giá trị tổng sản phẩm trên tồn thế giới
- có vai trị chi phối hầuhết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.
1.2. Khoa học – kĩ thuật
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiềuthành tựu


to lớn:
+ Đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự
động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệthạch),
chinh phục vũ trụ (đưa người lên mặt Trăng năm 1969) và đi đầu cuộc “cách mạngxanh” trong nơng
nghiệp…
+ Là nước có đội ngũ chun gia về khoa học - kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tínhchung Mĩ
chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về sốlượng người được
nhận giải Nơ-ben.
1.3. Chính sách đối ngoại
a. Thời kì (1945 - 1973)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào tiềm lực của mình, Mĩ triển khai Chiến lượctoàn cầu
với tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lượctoàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều
chiến lược cụ thể, dưới tên gọi cáchọc thuyết khác nhau nhưng đều nhằm 3 mục tiêu chủ yếu:
+Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế
giới.
+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sảnquốc tế,
phong trào chống chiến tranh, vì hịa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
- Năm 1972, Mĩ điều chỉnh chiến lược tồn cầu, thực hiện sách lược hịa hỗn với hainước lớn
(Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dântộc.
- 1979 Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập
b. Thời kì (1973 - 1991)


- Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chính quyền Mĩ tiếp tụctriển khai
“chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp hầu hết các địa bànchiến lược và điểm
nóng trên thế giới.
- Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hồ hỗn ngày càng
chiếm ưu thế trên thế giới, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Tháng 12 -1989, hai
nước chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trườngquốc tế

c. Thời kì (1991 - 2000)
- Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tanrã
(1991), chính quyền Mĩ đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng :
+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khơi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nướckhác.
- Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêucường
duy nhất, đóng vai trị lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, trong tương quan lực lượng giữacác cường quốc,
Mĩ khơng dễ gì thực hiện được tham vọng đó.
- Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố quan trọng khiếnMĩ phải
thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.
- 11/7/1995 Mĩ bình thường hố quan hệ ngoại giao với VN
* Kiến thức nâng cao
1. Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.
Một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở giai đoạn này.
*. Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào tiềm lực của mình, Mĩ triển khai Chiến lượctoàn cầu
với tham vọng bá chủ thế giới. Tham vọng này được tuyên bố công khai trong diễnvăn của Tổng thống
H.Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3 -1947), coi chủ nghĩa cộng sản làmột nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh
lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó. Chiến lượctồn cầu của Mĩ được thực hiện và điều
chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi cáchọc thuyết khác nhau nhưng đều nhằm 3 mục tiêu
chủ yếu:
+ Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hồn tồn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân và cộng sản quốctế,
phong trào chống chiến tranh, vì hịa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
- Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
+ Thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, khởi xướng cuộc Chiến tranh
lạnh, gây tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính lật đổ ở nhiều nơi,tiêu biểu

là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) và dính líu vào cuộc chiếntranh ở Trung Đơng.
+ Năm 1972, Mĩ điều chỉnh chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hịa hỗn với hainước lớn
(Liên Xơ và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dântộc.
- Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chính quyền Mĩ tiếp tụctriển khai
“chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp hầu hết các địa bànchiến lược và điểm
nóng trên thế giới.
- Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hồ hỗn ngày càng
chiếm ưu thế trên thế giới, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Tháng 12 -1989, hai
nước chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trườngquốc tế
* Thời kì sau Chiến tranh lạnh
- Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tanrã
(1991), chính quyền Mĩ đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu:
+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nướckhác.
- Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêucường
duy nhất, đóng vai trị lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, trong tương quan lực lượng giữacác cường quốc,
Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó.


- Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố quan trọng khiến
Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.
* Mĩ đã đạt được những thành công:
- Thành lập những khối quân sự, các tổ chức kinhtế qua đó khống chế các nước tư bản đồng
minh; thúc đẩy sự khủng hoảng và sụp đổ của chủnghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô…
* Mĩ cũng vấp phải những thất bại nặng nề như thành công của cách mạng Trung
Quốc (1949), cách mạng Cuba (1959), đặc biệt là thất bại trong chiến tranh xâm lược ViệtNam (1954 –
1975).
2. Những chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam và 3 nước Đông Dương từ sauCTTG2
đến năm 2000

* Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ sau CTTG2 đến năm 2000
Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có Đảng Cộngsản lãnh
đạo quần chúng đấu tranh cách mạng nên ĐQ Mĩ rất muốn xâm lược Việt Nam.
- Từ 1945-1954
+ Mĩ hậu thuẫn cho quân đội Trung Hoa dân quốc dưới danh nghĩa đồng minh vào VNgiải giáp
phát xít Nhật(1945-1946). Sau đó dính líu can thiệp vào chiến tranh Đông Dươngcủa Pháp. Mĩ muốn
thông qua viện trợ kinh tế, quân sự để điều khiển rồi hất cẳng Pháp độcchiếm Đông Dương.
+ Tháng 7-1946, nội chiến Quốc-Cộng ở Trung Quốc bùng nổ, Mĩ tạm gác chú ý tớiViệt Nam
để tập trung lực lượng vào Trung Quốc.
+ Từ 1949, sau khi thất bại ở Trung Quốc, Mĩ tăng cường dính líu và can thiệp vào
chiến tranh Đông Dương của Pháp. Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế, quân sự điều khiểnrồi hất
cẳng Pháp chiếm Đông Dương
+ Tháng 5-1949, Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve. Tháng 5-1950 Mĩ công
nhận chính phủ Bảo Đại. Tháng 12-1950, Mĩ kí với Pháp hiệp định phịng thủ chung ĐơngDương.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ.
+ Tháng 5-1953, Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava. Viện trợ của Mĩ chiếm từ
19% đến 73% chiến phí của Pháp ở Đơng Dương. Tháng 1-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và LiênXô quyết
định triệu tập Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Từ tháng 7-1954 – 5-1975:
+ Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ (1954) được kí kết, Mĩ đã thay
thế Pháp ở Đơng Dương, dựng CQ tay sai Ngơ Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưuchia cắt
Việt Nam, biến MN Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ởĐông Dương và
ĐNÁ. Mĩ lấy đó làm bàn đạp để tấn cơng miền Bắc Việt Nam. Lập phòngtuyến để ngăn chặn CNXH
tràn xuống ĐNÁ.
+Từ 1954-1960, Mĩ và chính quyền tay sai ra sức chống cộng, đả thực, bài phong, mởcác chiến
dịch tố cộng, diệt cộng.
+ Từ 1961-1965, Mĩ tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt, dùng người Việt trị
người Việt với quốc sách dồn dân lập ấp chiến lược
+Từ 1965-1968, Mĩ tiến hành Chiến tranh cục bộ, đưa quân viễn chinh và quân đồngminh trực
tiếp tham chiến ở MN, gây chiến tranh phá hoại MB lần thứ nhất.

+ Từ 1969-1973, Mĩ tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, dùng người việtđánh
người Việt và mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương thực hiện Đơng Dương hóachiến tranh, dùng
người Đơng Dương đánh người Đông Dương. Mĩ gây chiến tranh phá hoạiMB lần thứ hai.
+ Đến tháng 1-1973, Mĩ phải kí HĐ Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở ViệtNam và
rút qu ân về nước.
+ Từ 1973-1975. Mĩ tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Nhưng đến tháng5-1975,
Mĩ đã thất bại hoàn toàn. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của ĐQMĩ, nó ảnh hưởng
lớn đến chính sách đối ngoại của Mĩ và nội tình nước Mĩ.
- Từ 1975-2000
+ Mĩ bao vây cấm vận kinh tế, chống phá về chính trị đối với Việt Nam. Trong bối
cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam đổi mới.
+ Năm 1994 Mĩ đã bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
+ Năm 1995 bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam. Từ đó Mĩ vừa hợp tác vừacan thiệp
“dân chủ” vào VN./.


* Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với 3 nước Đơng Dương
- Đơng Dương có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài ngun thiên nhiên, đơng dân.Mĩ có
thạm vọng bá chủ tồn cầu, trong đó có Đơng Dương.
- Từ 1945-1954, Mĩ hậu thuẫn cho quân đội Trung Hoa Dân quốc vào giải giáp quânNhật ở
Bắc Đông Dương (1945-1946), sau đó dính líu can thiệp vào chiến tranh Đơng Dươngcủa Pháp. Mĩ
muốn thong qua viện trợ kinh tế, quân sự để điều khiển rồi hất cẳng Pháp độcchiếm Đông Dương.
- Từ 1954-1975, Mĩ tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới. Mĩ cùng đồng minh lậpkhối
SEATO, Mĩ lôi kéo đồng minh tham chiến ở Đông Dương, nhưng vẫn bị thất bại.
- Từ 1975-1991, Mĩ và đồng minh giải thể SEATO (1977), nhưng bao vây, cấm vận,chống phá
Đông Dương. Từ 1989-1991, Mĩ tham gia q trình hịa giải Campuchia.
- Từ 1991-2000, Mĩ bỏ lệnh cấm vận, bình thường hóa quan hệ. Mĩ vừa hợp tác vừa canthiệp
“dân chủ” vào ba nước Đông Dương./.
2. Tây Âu
2.1. Kinh tế, khoa học - kĩ thuật

a. Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề (nhiều
thành phố, nhà máy, bến cảng, khu công nghiệp bị tàn phá; hàng triệu người chết hoặc bị tànphế…).
Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của“Kế hoạch Mácsan”,
đến khoảng năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phụchồi và đạt mức trước chiến tranh
- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế các nướcTây Âu ổn
định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trởthành nước công
nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tưbản chủ nghĩa (sau Mĩ và
Nhật Bản).
- Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong batrung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế
giới.
- Các nước Tây Âu có trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
- Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồngkinh tế
châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.
- Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Tây Âu:
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nângcao năng
xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn viện trợ Mĩ,tranh thủ
giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển, sự hợp tác có hiệu quả trong Cộngđồng châu Âu (EC)
b. Từ năm 1973 đến năm 1991
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nhiều nước Tây Âu lâm vào tìnhtrạng
suy thối, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90
- Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh
tế Tây Âu gặp khơng ít khó khăn: suy thối, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Tây Âuluôn vấp
phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước cơng nghiệp mới(NICs). Q trình
“nhất thể hóa” Tây Âu trong khn khổ Cộng đồng châu cịn nhiều khókhăn trở ngại.
c. Từ 1991 đến năm 2000
- Bước vào thập kỉ 90, sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, nềnkinh tế
bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.

- Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thậpniên 90
(thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm cơng nghiệp tồn thế giới. Có nền
khoa học - kĩ thuật hiện đại.
2.2. Chính sách đối ngoại
a. Giai đoạn 1945 - 1950
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO doMĩ đứng
đầu, nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ
thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm
thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại


b. Giai đoạn 1950 - 1973
- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, một số nước tiếp tục liên minhchặt chẽ
với Mĩ (Anh, Đức…), một số nước khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đốingoại, dần thoát khỏi
sự lệ thuộc của Mĩ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan…). Chính phủ một sốnước đứng về phía Mĩ trong
cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong cáccuộc Chiến tranh Trung Đông.
- Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới
c. Giai đoạn 1973 - 1991
- Năm 1972, hai nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và TâyĐức.
- Tháng 8 - 1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âuvà hai
nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căngthẳng ở châu
Âu dịu đi rõ rệt.
- Cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: Bứctường
Béclin bị phá bỏ (tháng 11 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiếntranh lạnh (tháng
12 - 1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10 - 1990).
d. Từ năm 1991 đến năm 2000
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trởnên chặt
chẽ hơn.
- Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành đốitrọng

với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
- Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, cácđang phát
triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
2.3. Liên minh châu Âu (EU)
a. Quá trình hình thành
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kếtkhu vực
diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 4 - 1961, sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lanvà
Lúcxămbua) cùng thành lập “Cộng đồng Than - Thép châu Âu” (ECSC).
- Tháng 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rơma, thành lập “Cộng đồng năng lượngnguyên
tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
- Tháng 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).Từ tháng 1- 1993
đổi tên là Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. EU ra đời không chỉ nhằmhợp tác giữa các
nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà cịn liên minh trong lĩnhvực chính trị, đối ngoại và
ninh chung.
b. Quá trình phát triển
- Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. Năm 2004, kếtnạp thêm
10 nước Đông Âu, đến năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27nước. Sự kiện này đánh
dấu bước đột phá trong quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.
- Tháng 6 - 1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên( Đây là một liênkết khu
vực có tổ chức chặt chẽ nhất so với các khu vực khác)
- Tháng 3 - 1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân cácnước
này qua biên giới của nhau.
- Tháng 1 - 1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO), và ngày 1 - 1 - 2000,chính thức
sử dụng đồng tiền chung EURO ở nhiều nước EU..
- Quan hệ Việt Nam - EU được thiết lập năm 1990.
- Ngày nay, Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về chính trị, kinh tế lớn nhất
hànhtinh.
* Kiến thức nâng cao về liên minh Châu âu
* Lí do ra đời: muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, tăng cường khả năng cạnh tranhvới các

nước ngoài khu vực…
* Mục tiêu: nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế,tiền tệ và
chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
* Quá trình phát triển
- Năm 1951, sáu nước Tây âu đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”


- Năm 1957, thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tếchâu Âu
(EEC)
- Năm 1967, 3 tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Năm 1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Ma-xtrích (Hà Lan), có hiệu lực từngày
1/1/1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. Mục tiêu: nhằmhợp tác liên
minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị, đốingoại, an ninh chung
* Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU
- Tháng 10.1990, EU thiết lập qhệ ngoại giao với VNam
- Tháng 7.1995, EU và VN kí Hiệp định hợp tác toàn diện
* Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới
Sau CTTG2, cùng với xu thế tồn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ramạnh
mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châuÂu (EU)
Từ lúc mới thành lập Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1993, EU đãphát triển thành
15 nước thành viên. Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thànhviến lên 25 nước. Năm
2007 thêm 2 nước thành 27 nước.
EU ra đời ko chỉ nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinhtế, tiền
tệ mà cịn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung
3. Nhật Bản
3.1. Kinh tế
a. Giai đoạn 1945 - 1952
- Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hếtsức
nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu ngườithất nghiệp;
thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật).

- Sau Chiến tranh, từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóngvới danh
nghĩa lực lượng Đồng minh, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại vàhoạt động.
- Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: Thủtiêu chế
độ kinh tế tập trung; cải cách ruộng đất; dân chủ hoá lao động. Dựa vào viện trợ Mĩ,đến khoảng năm
1950 - 1951, Nhật Bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
b. Giai đoạn 1952 - 1973
- Từ năm 1952 đến năm 1960, có bước phát triển nhanh,
- Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”,tốc độ
tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 - 1969 là 10,8%). NhậtBản trở thành một
siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
- Tới năm 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Từ đầu
những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhấtthế giới
(cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
+ Con người được coi là vốnquí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trị lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
+ Các công ty Nhật Bản, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranhcao.
+ Luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao
năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phịng ít nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho phát triển kinhtế.
+ Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranhTriều Tiên
(1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu.
- Hạn chế và khó khăn:
c. Giai đoạn 1973 - 1991
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự pháttriển kinh
tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từnửa sau những năm
80 Nhật Bản, đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới vớitrữ lượng vàng và ngoại tệ gấp
3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. NhậtBản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.
d. Giai đoạn 1991 - 2000



Từ đầu thập kỉ 70, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thối, nhưng vẫn là mộttrong ba
trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới
3.2. Khoa học - kĩ thuật
- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sựphát triển
bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnhvực sản xuất dân
dụng.
- Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tơ…), các tàuchở dầu có
tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liềnhai đảo Hôn-su và
Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hơnsu vàSicơcư…
- Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quảvới Mĩ,
Liên Xơ trong các chương trình vũ trụ quốc tế
3.3. Chính sách đối ngoại
a. Giai đoạn 1945 - 1952
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện
ở việc ký Hiệp ước hịa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (tháng 9 1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ơ” bảohộ hạt
nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
b. Giai đoạn 1952 - 1973
- Nhật Bản vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ
- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hố quan hệ với Liên Xô, trở thành thành viên củaLiên hợp
quốc.
c. Giai đoạn 1973 - 1991
- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- Tháng 8 - 1977, với “Học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của
Nhật Bản.
- Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyếtPhucưđa”
trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội với các
nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN
d. Giai đoạn 1991 - 1920
Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4 - 1996, Hiệp ước An ninh Nhật - Mĩ đượctái khẳng

định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, với 2 học thuyết: Miyadaoa (1993) và Hasimôtô(1997), Nhật Bản
vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại vớicác đối tác khác trên phương
diện toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với cácnước Đông Nam Á.
*. Kiến thức nâng cao
1. Những điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây âu, Nhật bản
- Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sảnphẩm
và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết, quản lý của nhà nước
- Có điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi
2. Những khác biệt về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây âu, Nhật bản
-Mỹ:Lãnh thổ nước rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú….không bị thiệt hại bởi chiến
tranh.
- Tây âu: Hợp tác có hiệu quả trong liên minh Châu âu
- Nhật bản: Con người là yếu tố quyết định hàng đầu, chí phí cho quốc phịng thấp
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú
B. tập trung vào sản xuất và tư bản cao
C. buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến
D. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỉ 70 của thế
kỉ XX là gì?
A. Kinh tế phát triển nhanh chóng


B. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn
C. Vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên thế giới
D. Mĩ bị các nước phương tây và Nhật bản cạnh tranh quyết liệt.
Câu 3. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới

thứ hai?
A. Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào với trình độ
cao.
B. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, lôi kéo các
nước đồng minh Tây Âu và Nhật Bản để phát triển kinh tế.
C. Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành
quản lí, hạ giá thành sản phẩm.
D. Kinh tế có khả năng cạnh tranh lớn và hiệu quả, các chính sách và biện pháp điều tiết của Chính
phủ Mĩ có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất.
Câu 4. Năm 1973, nguyên nhân chủ yếu nào làm suy thoái nền kinh tế Mĩ?
A. Mĩ phải viện trự cho các nước Tây âu
B. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới
C. Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam
D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới.
Câu 5. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu lớn nhất về kinh tế nước Mĩ đạt
được là gì?
A. Mở rộng hợp tác kinh tế với các nước phát triển
B. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
C. Đầu tư kinh tế mạnh mẽ vào các nước đang phát triển
D. Trở thành trung tâm kinh tế , khoa học – kĩ thuật lớn nhất thế giới
Câu 6. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm tấc độ tăng
trưởng của nền kinh tế Mĩ?
A. Tham vọng bá chủ thế giới
B. Viện trợ cho các nước Tây âu
C. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây âu và Nhật bản
D. Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong các tầng lớp xã hội
Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng nông nghiệp.
B. Cách mạng công nghiệp.
C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. Cách mạng công nghệ thông tin.
Câu 8. Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ
hai là
A. Sản xuất được vũ khí hiện đại.
B. Chinh phục vũ trụ, đưa người lên mặt trăng.
C. Thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
D. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới.
Câu 9. Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
A. Nước Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
B. Nước Mĩ là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.
C. Nước Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
D. Nước Mĩ có điều kiện hịa bình, có cơ sở tốt cho các nhà khoa học đến làm việc.
Câu 10. Mĩ dựa trên cơ sở nào sau đây để đề ra “Chiến lược toàn cầu”?
A. Sự giúp đỡ của các nước tư bản đồng minh.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt của Tây âu, Nhật bản.
C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học kĩ thuật vượt trội.
Câu 11. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ
A. tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. ham muốn mở rộng thuộc địa của mình.
C. muốn nơ dịch các nước Đồng minh.
D. muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.


Câu 12.Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ
A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. 
D. Khống chế, chi phối các nuớc tư bản đồng minh phụ thuộc Mĩ.
D. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
Câu 13.Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ

hai?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hồn tồn chủ nghĩa phát xít.
B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.
Câu 14. Mục tiêu nào dưới đây không thuộc chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ?
A. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng Quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
C. Tăng cường khơi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
D. Sử dụng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Câu 15. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là
A. ngăn chặn và tiền tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.
B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
D. xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân quốc tế.
Câu 16. Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Thúc đẩy dân chủ.
C. Ủng hộ độc lập dân tộc
D. Chống chủ nghĩa khủng bố
Câu 17.Năm 1972, vì lí do nào sau đây Mĩ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên
Xơ?
A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.
B. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.
D. Mĩ muốn hịa hỗn với Liên Xơ và Trung Quốc để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 18.Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, chính sách đối ngoại của Mĩ với Liên Xô chuyển
sang đối thoại, hồ hỗn vì lí do chủ yếu nào?
A. Địa vị kinh tế của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

B. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành thắng lợi.
C. Kinh tế Tây Âu và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào khủng hoảng.
Câu 19.Nhận xét nào phản ánh đúng sự phát triển nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
A. Tương đối ổn định, hầu như khơng có sự tăng trưởng của nền kinh tế.
B. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
C. Tăng trưởng liên tục Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới .
D. Giảm sút nghiêm trọng, khơng cịn là là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
Câu 20.Sự kiện nào đánh dấu thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong thực hiện “Chiến lược toàn cầu”?
A. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959
B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
D. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.
Câu 21.Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 đã tác động gì đến chính sách ngoại giao của Mĩ?
A. cấm vận tất cả các nước có chủ nghĩa khủng bố
B. tiến hành tiêu diệt các nước có chủ nghĩa khủng bố
C. khơng can thiệp vào các nước có chủ nghĩa khủng bố
D. tăng cường chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới
Câu 22. Ngày 11-7-1995 đánh dấu sự kiện nào trong quan hệ đối ngoại của Mĩ?
A. Xô - Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh.        


B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.      
C. Bình thường hóa quan hệ với Cuba.
D. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Câu 23. Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là :
A. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.
B. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.
C. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế – tài
chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.

D. Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu
tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.
Câu 24. Nội dung nào khơng phản ánh đúng tình hình các nước Tây âu sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Các nước đề bị tàn phá nặng nề.
B. Thu lợi nhuận khổng lồ từ bn bán vũ khí.
C. Hàng triệu người chết, mất tính hoặc bị tàn phế.
D. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng
Câu 25. Trong những năm 1945 - 1950, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phục hồi nền kinh tế Tây
âu?
A. Sự nỗ lực của bản thân mỗi nước.
B. Sự viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mácsan (1947)
C. Sự cung cấp nguyên, nhiên liệu từ thuộc địa.
D. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)
Câu 26. Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là :
A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.
B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ
nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.
D. Thông qua viên trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản
đồng minh.
Câu 27. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để nhận viện trợ của Mĩ các nước Tây âu phải thực hiện thoả
thuận nào?
A. Hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ.
B. Để hàng hoá của Mĩ tràn ngập thị trường Tây âu.
C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
D. Liên minh chống Liên xô và các nước Đông âu.
Câu 28. Đến năm 1950, Tây âu đạt được thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mác san?
A. Kinh tế phục hồi đạt mức chiến tranh.
B. Kinh tế phát triển cạnh tranh với Nhật bản.

C. Làm cho Tây âu ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
D. Tây âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
Câu 29. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến nền kinh tế các nước Tây
âu phát triển nhanh chóng?
A. Yếu tố con người được coi là quyết định hàng đầu.
B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Áp dụng những thành tựu của khoa học – kĩ thuật.
D. Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các cơng ty có sức cạnh tranh lớn
Câu 30. Từ sự phát triển kinh tế Tây âu trong những năm 1950-1973 Việt Nam có thể học tập kinh
nghiệm chủ yếu nào cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước hiện nay?
A. Khai thác tài nguyên có giá trị phục vụ nền kinh tế.
B. Tìm kiếm trị trường đầu tư ở các nước đang phát triển
C. Xuất khẩu hàng nông, thuỷ sản để tăng cường nguồn thu ngoại tệ.
D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng xuất lao động.
Câu 31. Chính sách đối ngoại chủ yếu của các nước Tây âu từ 1950 đến 1973 là gì?
A. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.


B. Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
C. Bình thường hố quan hệ ngoại giao với Liên xô.
D. Chấp nhận ưới ô bảo trợ hạt nhân của Mĩ
Câu 32. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và suy thoái về kinh tế của các nước Tây âu những
năm 1973-1991?
A. Sự vươn lên của nền kinh tế Nhật bản.
B. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ.
C. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới đầu năm 1973.
D. Sự cạnh tranh từ các nước công nghiệp mới
Câu 33. Từ sau năm 1973, nền kinh tế Tây âu luôn phải cạnh tranh quyết liệt với?
A. Mĩ, Nhật bản, Singapo.
B. Mĩ, Nhật bản, Hàn Quốc

C. Mĩ, Nhật bản, Trung Quốc
D. Mĩ, Nhật bản, các nước công nghiệp mới
Câu 34. Thực trạng nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Tây âu từ năm 1994 đến năm 2000?
A. Phục hồi chậm.
B. Tiếp tục khủng hoảng, suy thoái
C. Phục hồi và phát triển
D. Phát triển vượt Mĩ, Nhật bản
Câu 35. Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối
cảnh lịch sử như thế nào ?
A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. Cuộc các mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
D. “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
Câu 36. Liên minh Châu âu (EU) thành lập nhằm mục đích gì ?
A. Hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực quân sự.
B. Hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực văn hoá.
C. Hợp tác giữa các nước thành viên trong bảo vệ moi trường
D. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh
Câu 37. Liên minh Châu âu (EU) thành lập mang lại lợi ích gì cho các nước thành viên ?
A. Mở rộng thị trường.
B. Tránh sự chi phối từ bên ngoài.
C. Hợp tác cùng phát triển
D. Tăng sức cạnh tranh
Câu 38. Các nước Tây âu liên kết với nhau dựa trên cơ sở nào?
A. Chung nền văn hố, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
B. Tương đồng nền văn hố, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
C. Chung ngơn ngữ, đều nằm ở phía Tây Châu âu, cùng thể chế chính trị
D. Tương đồng ngơn ngữ, nằm ở phía Tây Châu âu, cùng thể chế chính trị
Câu 39. Thiết lập năm 1990 quan hệ Việt nam – EU diễn ra trên cơ sở nào?
A. Hợp tác toàn diện.

B. Hợp tác trên một số lĩnh vực.
C. Trao đổi kinh nghiệm toàn diện
D. Thoả thuận ở một số lĩnh vực
Câu 40. Khác với hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) mục tiêu hoạt động của liên minh Châu
âu EU là gì?
A. Liên kết về kinh tế và quân sự.
B. Liên kết về kinh tế - văn hoá.
C. Liên kết về tiền tệ và chính trị
D. Liên kết về kinh tế - chính trị
Câu 41. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật bản là gì?
A. Nhân dân nổi dậy nhiều nơi.
B. Gánh chịu hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề.
C. Kinh tế phát triển nhanh chóng
D. Các đảng phái tranh giành quyền lực
Câu 42. Sau chiến tranh thế giới thứ hai khó khăn lớn nhất của Nhật bản là
A. bị mất thuộc địa.
B. bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
C. bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.
D. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
Câu 43. Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thư hai có ý
nghĩa như thế nào?
A. Đưa Nhật Bản ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.


B. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.
C. Đặt nền móng cho Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
D. Giúp cho kinh tế Nhật Bản được khôi phục nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ
Câu 44. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào được xem là “ Chìa khố” thúc đẩy nền kinh tế
Nhật bản phát triển?
A. Con người được coi là vốn quí nhất

B. Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngồi.
C. Vai trị quản lý, lãnh đạo của nhà nước.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật
Câu 45. Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong khoa học – công nghệ, Nhật
bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Công nghệ thông tin
B. Hàng tiêu dùng nội địa.
C. Thông tin tuyên truyền
D. Sản xuất, ứng dung, dân dụng.
Câu 46. Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, để rút ngắn khoảng cách, chênh lệc
với các nươc tư bản, Nhật bản đã thực hiện chính sách nào?
A. Tập trung vào sản xuất dân dụng
B. Mua các bằng phát minh sáng chế.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên
D. Thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Câu 47. Giai đoạn 1945 -1952 chính sách đối ngoại của Nhật bản là?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
B. Liên minh với Mĩ và Liên xô.
C. Giao lưu với các nước Đông Nam Á
D. Mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới.
Câu 48. Khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 1952-1973 là
A. bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người thất nghiệp, đói rét.
B. bị Mĩ với vai trị đồng minh chiếm đóng theo chế độ quân quản.
C. nghèo tài nguyên và là nước bại trận sau chiến tranh thế giới thứ 2.
D. sự cạnh tranh của các nước Mĩ, Tây Âu và các nước công nghiệp mới.
Câu 49. Nhật bản đã lợi dụng yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế trong giai đoạn 1952-1973?
A. Nguồn viện trợ của Mĩ.
B. Chiến tranh Triểu Tiên, chiến tranh Việt Nam.
C. Phát minh, sáng chế mua từ các nước tư bản đồng minh
D. Nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam.

Câu 50. Một nguyên nhân chung của sự phát triểu kinh tế Tây âu, Mĩ và Nhật bản trong những năm
1950 – 1973?
A. Sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân
B. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngồi để phát triển
C. Nhà nước đóng vai trò trong quản lý, điều tiết nền kinh tế
D. Áp dụng. thành công thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật
Câu 51. Từ năm 1991 đến năm 2000 Nhật bản muốn xác định vị trí trong quan hệ quốc tế nhằm mục
tiêu gì?
A. Trở thành cường quốc kinh tế và chính trị
B. Trở thành cường quốc kinh tế và quân sự
C. Trở thành cường quốc quân sự và chính trị
D. Trở thành cường quốc công nghệ và kinh tế
Câu 52. Để đẩy nhanh sự phát triển khoa học – kĩ thuật, điểm khác biệt của Nhật bản so với các nước
khác là gì?
A. Sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân
B. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngồi để phát triển
C. Nhà nước đóng vai trị trong quản lý, điều tiết nền kinh tế
D. Áp dụng. thành công thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật
Câu 53. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A. Tạo thế cân bằng về mọi mặt giữa Mĩ và Nhật
B. Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự
C. Muốn lợi dụng vốn và kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế


D. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 54. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, so với các nước Tây âu, khó khăn khác biệt mà Nhật bản phải
đối mặt là gì?
A. Phải nỗ lực để khôi phục kinh tế
B. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh
C. Thiếu vốn, lương thực, thực phẩm

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ
Câu 55. Sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế, Nhật bản
coi trọng yếu tố nào?
A. Đầu tư ra nước ngoài
B. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật
C. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
D. Bán các bằng phát minh, sáng chế
Câu 56. Trong thời kì chiến tranh lạnh điểm khác biệt về đường lối quân sự của Nhật bản với các nước
Tây âu là gì?
A. Khơng có lực lượng phịng vệ
B. Khơng có quân đội thường trực
C. Không nhận đơn đặt hàng sản xuất vũ khí cho Mĩ
D. Khơng tham bất cứ tổ chức quân sự nào của Mĩ
Câu 57. Nguyên nhân nào giúp Nhật bản hạn chế chi phí cho quốc phịng?
A. Nhật nằm trong “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ
B. Dân cư đơng khơng thích hợp đầu tư vào quốc phòng
C. Nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
D. Tài ngun ít, nợ nước ngồi do bồi thường chi phí chiến tranh
Câu 58. Trong phát triển kinh tế, điểm khác biệt của Nhật bản so với Mĩ là gì?
A. Đi sâu vào các ngành cơng nghiệp dân dụng
B. Trú trọng xây dựng các cơng trình giao thông
C. Phát triển các ngành sản xuất, quân trang, quân dụng.
D. Coi trọng đầu tư cho các phát minh khoa học – kĩ thuật
Câu 59.Từ sự phát triển kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh thế giới thưa hai, bài học nào Việt Nam
có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay?
A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài
B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng
C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lưc có chất lượng cao
Câu 60. Từ chính sách đố ngoại mềm dẻo của Nhật bản những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ XX,

bài học nào Việt Nam có thể rút ra để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện nay ?
A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước lớn
B. Coi trọng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
C. Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tơn trọng nguyện vọng hồ bình
D. Giải quyết theo ngun tắc hồ bình thơng qua các diễn đàn quốc tế
Hết
ĐÁP ÁN (MĨ, T.ÂU, NB)
1D

21 D

41 B

2A

22 D

42 D

3B

23 B

43 D

4D

24 B

44 A


5B

25 B

45 D


6C

26 D

46 B

7C

27 D

47 A

8D

28 A

48 D

9D

29 C


49 B

10 D

30 D

50 D

11 A

31 A

51 A

12 D

32 C

52 D

13 B

33 D

53D

14 B

34 C


54C

15 A

35 D

55B

16 B

36 D

56D

17 D

37 C

57A

18 A

38 B

58A

19B

39A


59C

20B

40D

60D



×