Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

(SKKN CHẤT 2020) thiết kế chủ đề dạy học sống chủ động, sáng tạo trong môn giáo dục công dân lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.72 KB, 33 trang )

UBND THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Thiết kế chủ đề dạy học “Sống chủ động, sáng tạo” trong
môn Giáo dục công dân lớp 8
Tác giả sáng kiến: Cao Thu Hường
Chức vụ: Giáo viên
Mã số: 05/2019/VY

Vĩnh Yên, năm 2019

download by :


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 1 năm 2013 - Nghị
quyết Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, với mục tiêu hình
thành phẩm chất, năng lực cơng dân. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống…. đào tạo những
chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người chủ động, tích cực, sáng
tạo. Có như vậy mới tạo ra một thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọng
trách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế tri
thức giữ vai trò chủ đạo.
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội


dung chương trình, phương pháp và cách thức dạy học, nhằm phát huy tính tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quá trình dạy học đang chuyển từ
định hướng nội dung sang định hướng hình thành năng lực cho học sinh. Đặc
biệt đối với bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) học sinh không chỉ dừng lại ở
việc ghi nhớ và hiểu kiến thức mà quan trọng là các em biết vận dụng kiến thức
đó vào thực tiễn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, diện mạo đời sống xã hội không hiện diện đầy
đủ ở bất cứ bài nào trong chương trình học. Nói cách khác, khơng thể gom hết
toàn bộ xã hội sinh động vào nội dung chương trình của bất kì một môn học nào
như một dạng kim chỉ nam xuyên suốt, kinh điển, giáo điều.
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm
cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc
liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng
tích hợp đa chiều, liên môn. Mặt khác, trong chương trình học ít nhiều cũng có
nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng lặp.
Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học.
Dạy học theo chủ đề chính là bước chuẩn bị phù hợp cho đổi mới chương
trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.
Cũng trong đời sống xã hội hiện nay, một bộ phận không nhỏ người Việt
Nam ta có lối sống thụ động, chịu sự chi phối, chỉ biết nghe theo, làm theo người
khác, thiếu sự chủ động, sáng tạo. Sống thụ động đã và đang là một trong những
ngun nhân chính kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Theo
báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2017, năng suất lao động Việt
Nam chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia, 36,2% của Thái Lan,
43% của Indonesia và bằng 55%của Philippin.
1

download by :



Trong khi đó, cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hố đất nước, cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0, đi liền với nó là xu thế tồn cầu hóa đang đòi hỏi
những con người chủ động, sáng tạo. Hơn ai hết, thanh niên học sinh sẽ là lực
lượng nòng cốt, lực lượng chủ yếu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nên cần phải rèn luyện phẩm chất đó.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn viết đề tài: Thiết kế chủ
đề dạy học “Sống chủ động, sáng tạo” trong môn Giáo dục công dân lớp 8.
2. Tên sáng kiến:
Thiết kế chủ đề dạy học “Sống chủ động, sáng tạo” trong môn Giáo dục
công dân lớp 8.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên : Cao Thu Hường
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tâm - Đồng Tâm - Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0989260182. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Đồng Tâm
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Bộ môn Giáo dục công dân lớp 8 trong nhà trường trung học cơ sở.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 3/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Thực trạng môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở
Trong chương trình giáo dục phở thơng thì mơn GDCD có một vị trí rất
quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi,
góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của người
cơng dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng
lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây
là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng khơng hề đơn
giản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị

trường. Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết,
bộ môn GDCD giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, không
chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn
luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp,
ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
2

download by :


Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay thì môn GDCD vẫn bị nhìn
nhận đánh giá là môn học phụ, không quan trọng, ai dạy cũng được. Học sinh thì
chỉ cần học qua loa cốt có điểm để được lên lớp.
Giáo viên giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu việc đầu tư vào chuyên
môn, ít tìm tòi tư liệu chủ yếu là dạy lý thuyết, bám vào SGK, thiếu liên hệ thực
tiễn vào bài học cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài chưa cao. Hơn nữa
thời lượng dành cho mơn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khá
nhiều, không chỉ riêng nội dung chính của bộ môn mà nhiều nội dung giáo dục
khác được tích hợp vào môn GDCD nên việc dạy học mang nặng tính khái qt,
giáo viên khơng có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học sinh những nội
dung, vấn đề nào đó mà học sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn.
Mặt khác, do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, sự phối kết hợp giữa gia đình
nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc quan tâm giáo dục đạo đức cho các
em chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhỏ học sinh
chấp hành chưa nghiêm túc nội quy nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập
yếu, thiếu lễ phép với người lớn, giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa…Thái độ học
tập của các em chưa tốt các em còn rất lười học, lười ghi chép bài.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề mơn GDCD có
những thuận lợi bởi vì bản thân nhiều bài học trong chương trình mơn GDCD có
mối quan hệ chặt chẽ, được sắp xếp theo từng chủ đề từ lớp 6 đến lớp 9. Kiến
thức môn học gần gũi, gắn liền với thực tiễn.
Tuy nhiên, bất kì môn học nào hiện nay không chỉ riêng môn GDCD, khi
đối diện với vấn đề dạy học theo chủ đề cũng gặp khó khăn nhất định, vì đây là
cách tiếp cận mới.
Giáo viên chưa có kinh nghiệm nắm bắt các thao tác, quy trình xây dựng
chủ đề và kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học cho từng chủ đề như thế nào
cho phù hợp.
Nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn
chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn
cho GV vì thay đởi một thói quen thực hiện bao đời là điều khơng dễ.
Khơng có sẵn chương trình từ sách giáo khoa, sách giáo viên mà giáo
viên tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần
tích hợp vào, tự giáo viên quyết định.
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng cách phân
bổ các tiết học như thế nào cho hợp lý để trong quá trình dạy có sự xâu chuỗi
kiến thức giữa các tiết trong chủ đề khơng có sự thống nhất cụ thể và rất khó,
mất thời gian cho giáo viên.
Tỉ lệ học sinh tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự
học hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
3

download by :


Dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Do đó, việc
đưa ra những định hướng trong quá trình xây dựng chủ đề, bao gồm cách thức,
quy trình và những nguyên tắc xây dựng chủ đề chỉ là những gợi mở, tham khảo

và chờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trực
tiếp tham gia thực hiện mô hình này để đề tài có tính khả dụng.
7.1.2.Dạy học theo chủ đề là gì?
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những
khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao
thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của mơn học đó (tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, mơn học có liên
hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận
dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên khơng dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến
thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến
thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế
cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những
hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng
những nội dung học tập có tính tởng qt, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với
trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề,
những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề ở bậc THCS là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến
thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào
nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học
có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ, đó là việc “thởi hơi thở” của
cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật”
trong các bài học. Nên cần hiểu dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học
chứ không phải là phương pháp dạy học. Nhưng chính nó lại tác động trở lại làm
thay đởi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp, hoặc cải biến
các phương pháp sao cho phù hợp với nó.

7.1.3. Căn cứ thiết kế chủ đề dạy học
Có 4 căn cứ thiết kế chủ đề dạy học:
+ Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hoặc chuẩn đầu ra (chuẩn
kiến thức, kĩ năng). Thực chất là cấu trúc lại chương trình, sách giáo khoa
Ví dụ: Trên cơ sở nghiên cứu chương trình, SGK, giáo viên có thể chọn
những bài có nội dung kiến thức gần nhau để tập hợp thành chủ đề bao quát kiến
thức của các bài đó.
4

download by :


+ Căn cứ mạch nội dung xuyên suốt chương trình.
Các mạch nội dung này là định hướng cơ bản để xây dựng các chủ đề dạy
học môn Giáo dục công dân. Dựa vào các mạch nội dung môn GDCD ta có thể
xây dựng các chủ đề:
Chủ đề theo các mạch nội dung cốt lõi, xuyên suốt nội bộ môn học
GDCD.
Chủ đề kết nối nội dung từ nhiều môn học khác nhau liên quan đến các
mạch nội dung cốt lõi GDCD.
Ví dụ:
Một số chủ đề giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức: Truyền thống dân
tộc Việt Nam, Sống có kỉ luật, Sống có văn hóa, Sống yêu thương...
Một số chủ đề giáo dục pháp luật thường gặp: An toàn giao thhơng, Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Trách nhiệm của công dân với tài nguyên môi
trường..
Một số chủ đề giáo dục kĩ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn:
Sống khỏe, Gia đình văn hóa, Em là công dân nhỏ tuổi....
+ Căn cứ vào bối cảnh địa phương.
Chủ đề các nội dung cụ thể/ minh chứng địa phương liên quan đến mạch

nội dung môn học GDCD
Chủ đề giáo dục đặc trưng truyền thống, lịch sử địa phương.
+ Căn cứ vào năng lực của giáo viên và khả năng của học sinh.
Đây là cơ sở quan trọng để xác định nội dung kiến thức, phương pháp và
hình thức thực hiện trong thiết kế chủ đề học tập để đảm bảo tính thực tiễn, tính
vừa sức với người học, người dạy.
7.1.4. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quy
trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề. Trong thực tế, chưa có sự
thống nhất cuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việc
tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm.
Theo nghiên cứu tìm hiểu bước đầu của cá nhân tôi, để xây dựng một chủ
đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành
tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích chương trình, SGK, chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình môn học để lựa chọn, xác định nội dung cốt lõi của chủ đề và đặt
tên cho chủ đề.
Bước 2: Xác định mục đích, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, những
năng lực, phẩm chất dự kiến có thể hình thành cho học sinh.
Bước 3: Xác định nội dung chủ đề
5

download by :


Bước 4: Xây dựng bảng mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng theo 4 mức độ
nhận thức.
Bước 5: Xây dựng các câu hỏi, bài tập tương ứng với bảng mô tả chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học theo nhóm hoạt động:

- Đặt vấn đề/khởi động
- Hình thành kiến thức mới/ bài mới
- Luyện tập/củng cố
- Vận dụng, tìm tịi, mở rộng/vận dụng, nâng cao.
7.1.5. Vận dụng thiết kế chủ đề dạy học “Sống chủ động, sáng tạo” trong môn
Giáo dục công dân lớp 8
Tên chủ đề: SỐNG CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Về kiến thức
- HS hiểu được thế nào là tự lập, thế nào là động tự giác, sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập, những biểu hiện của
sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập, lao động tự giác và sáng tạo.
2. Về kĩ năng
- Học sinh biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản
thân, trong học tập, lao động, sinh hoạt.
- Hình thành ở học sinh một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh
vực hoạt động.
- Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện
pháp, cách thức thực hiện đề đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
- Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…
- Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời
sống.
- Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.
3. Về thái độ
- Hình thành ở HS ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỉ lại, phụ thuộc
vào người khác, ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết
quả đã đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi các mới trong học tập và lao động.

- Tích cực sống tự lập, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
6

download by :


- Quý trọng, cảm phục những người tự lập, tự giác sáng tạo trong học tập
và lao động, học hỏi những người xung quanh.; phê phán những biểu hiện lười
nhác trong học tập và lao động.
4. Năng lực có thể hướng tới
- Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng
ngôn ngữ, giao tiếp, quản lí.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực nhận thức các yếu tố tự giác, sáng tạo có tác động đến bản
thân.
+ Biết đánh giá và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo
đức,với bản thân trong cuộc sống hàng ngày.
+ Đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình.
+ Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân.
II. Nội dung chủ đề
A. BÀI 1: TỰ LẬP
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
2.2. Hoạt động 2: Tự lập và những biểu hiện của tự lập
2.3. Hoạt động 3: Ý nghĩa của tự lập
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao
B. Bài 2: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
1. Hoạt động khởi động

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống
2.3. Hoạt động 3: Khái niệm lao động tự giác, lao động sáng tạo. Biểu hiện
của lao động tự giác và sáng tạo
2.4. Hoạt động 4: Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo
2.5. Hoạt động 5: Sự cần thiết phải lao động tự giác và sáng tạo trong thời
đại 4.0
2.6. Hoạt động 6: Rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao
7

download by :


III. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực hình thành
1. Bảng mơ tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung/chủ
đề/chuẩn

Nhận biết

Thơng hiểu

Vận dụng

Vận dung cao

Hiểu thế nào là tự Hiểu

thế
lập; lao động tự giác, nào là tự
sáng tạo
lập;
lao
động
tự
giác, sáng
tạo
Nêu được những
biểu hiện của tự lập,
sự tự giác, sáng tạo
trong lao động, học
tập

Nhận dạng
được những
biểu
hiện
củatính tự
lập, sự tự
giác, sáng
tạo
trong
lao
động,
học tập

Lựa
chọn

đúng những
việc làm lao
động tự giác,
sáng tạo trong
tình huống cụ
thể.

Hiểu được ý nghĩa
của tính tự lập, của
lao động tự giác,
sáng tạo.

Từ việc làm cụ
thể khái quát
được ý nghĩa
của tự lập, của
lao động tự
giác, sáng tạo.

Biết lập kế hoạch
học tập, lao động.
Biết điều chỉnh, lựa
chọn các biện pháp,
cách thực hiện để đạt
kết quả cao trong lao
động, học tập

Lựa
chọn
được những

hành vi, việc
làm có tính tự
lập, lao động
tự giác, sáng
tạo và chưa tự
giác sáng tạo
trong
một
trường hợp cụ
thể.

Tích cực tự giác và
sáng tạo trong lao
động, học tập

Đề xuất được cách
ứng xử mới phù
hợp trong một tình
huống cụ thể.

Ưa thích sống Đồng tình ủnh hộ
tự lập. Sẵn những việc làm có
sàng lao động tính tự lập, lao

8

download by :


tự giác và

sáng tạo trong
học tập và lao
động.

động tự giác, sáng
tạo và phê phán
những việc làm
chưacó tính tự lập,
chưa lao động tự
giác, sáng tạo.

Quý trọng, cảm phục
những người sống tự
lập, tự giác, sáng tạo
trong học tập và lao
động. Phê phán
những biểu hiện lười
nhác trong học tập,
lao động.

Định hướng năng lực được hình thành
- Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngơn ngữ, giao tiếp, quản
lí.
- Năng lực nhận thức các yếu tố tự giác, sáng tạo có tác động đến bản thân.
- Biết đánh giá và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức,với bản
thân trong cuộc sống hàng ngày.
- Đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân.
2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết.

* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Em hiểu thế nào là tự lập?
Câu 2. Em hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Lao động sáng tạo là:
A. Tự giác học bài, làm bài

B. Cải tiến phương pháp học tập

C. Đi học và về đúng giờ quy định
D. Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp
Câu 2: Nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập
A. Đem lại kết quả học tập kém.
B. Sống ỷ lại vào bố mẹ
C. Bản thân sẽ trở thành con người hiểu biết
D. A,B,C đúng
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là lao
động sáng tạo.
9

download by :


Lao động sáng tạo là quá trình lao động luôn ln…… cải tiến để……….,
tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao chất lượng,……lao động.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập?
A. Khơng bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác
B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, khơng trơng chờ vào người khác.
C. Không hợp tác với ai trong công việc.
D. Ln làm theo ý mình, khơng nghe ý kiến của ai cả.

Câu 5: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự lập?
A. Cây ngay khơng sợ chết đứng.
B. Ăn chắc mặc bền.
C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
D. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 1. Nêu một số biểu hiện của tính tự lập và một số biểu hiện trái với tự lập
trong cuộc sống.
Câu 2. Biểu hiện của thiếu tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động. Lao
động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tự giác trong học tập và lao động. Hậu
quả ?
Câu 4. Để trở thánh người có tính tự lập học sinh phải rèn luyện như thế nào?
3. Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu 1. Hãy kể một tấm gương tự giác, sáng tạo trong học tập hoặc lao động mà
em biết.
Câu 2. Em hãy kể lại một tấm gương tự lập trong cuộc sống mà em biết.
Câu 3.Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta phải biết tự lập? Nếu khơng có
tính tự lập, con người sẽ ra sao?
Câu 4. Theo em thế nào là cách giải quyết tối ưu? Thế nào là chất lượng, hiệu
quả công việc?
Câu 5. Có người cho rằng những người có hồn cảnh gia đình kinh tế khó khăn
dễ có tinh thần tự lập hơn. Có đúng như vậy khơng? Có thể rút ra kết luận gì?
Câu 6. Giang là con út trong gia đình nên bố mẹ rất chiều chuộng. Vì thế dù đã
học lớp 8, Giang chưa bao giờ tự giác làm việc nhà. Có lần mẹ nhờ nhặt rau để
làm cơm đãi khách, Giang vùng vằng, tỏ vẻ khó chịu, đến khi mẹ khơng để ý,
Giang bỏ lên phịng bật nhạc nghe.
- Theo em, sự thiếu tự giác trong lao động của Giang có thể dẫn đến
những hậu quả gì?
- Nếu ở hoàn cảnh được chiều chuộng như Giang, em sẽ làm gì để mình

vẫn có ý thức tự giác trong lao động?
10

download by :



×