Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số CÁCH để học tốt các bài về CHÍNH SÁCH TRONG môn GIÁO dục CÔNG dân lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.66 KB, 24 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Phú Ngọc
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ CÁCH ĐỂ HỌC TỐT CÁC BÀI VỀ CHÍNH SÁCH TRONG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11

Người thực hiện: Vũ Thị Liên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD



(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)



Năm học: 2015-2016


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Vũ Thị Liên
2. Ngày tháng năm sinh: 07-10-1983
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : SN 153-phố 7-ấp 4- Phú Lợi- huyện Định Quán-tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại : (CQ)/
0613 853361 (NR); ĐTDĐ : 0985536810
6. Fax:
E-mail :
7. Chức vụ : Tổ phó Tổ Sử-Địa-CD
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):
Giảng dạy môn giáo dục công dân.
9. Đơn vị công tác : Trường THPT Phú Ngọc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : cử nhân
- Năm nhận bằng : 2009
- Chuyên ngành đào tạo : giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm :
Số năm có kinh nghiệm : 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : chưa có


2


BM03-TMSKKN

Tên SKKN:
MỘT SỐ CÁCH ĐỂ HỌC TỐT CÁC BÀI VỀ CHÍNH SÁCH
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nguyên nhân khách quan:
Trong thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người, những môn học quyết
định trực tiếp đến những bước ngoặt của học sinh (như thi tốt nghiệp, chuyển cấp,
thi đại học…) thì được coi là “chính”. Các môn ít giờ, không quyết định trực tiếp
đến các kỳ thi trên-đối với một số cá nhân nào đó-thì bị coi là “phụ”. Riêng môn
Giáo dục công dân (GDCD) được coi là rất phụ. Quan niệm chính-phụ không chỉ
có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học, thậm chí người dạy. Đó là một suy
nghĩ không đúng, cần chấn chỉnh ngay.
Môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục. Đây là môn học giáo
dục đức dục hướng các em đến các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nếu các em
làm theo đúng những chuẩn mực ấy sẽ phát triển trở thành con người toàn diện.
Đây là môn học trực tiếp giáo dục học sinh trở thành những người công dân tốt có
ích cho xã hội.
Việc dạy GDCD không chỉ đơn thuần là đọc bài trong sách giáo khoa và học
thuộc lòng, mà phải có phương pháp học tập giảng dạy đúng.
Nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân theo hướng cung cấp các
kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nguyên nhân chủ quan:
Học sinh chúng ta còn quan niệm rằng: môn GDCD là môn phụ nên các em có thái
độ coi nhẹ môn học và cảm thấy nhàm chán, không hứng thú vì nó quá khô khan,

đơn điệu.
Bản thân người dạy phải thấy yêu môn học mình sẽ dạy, từ đó đào sâu phương
pháp tìm tòi kiến thức dẫn chứng cụ thể trong thực tế đời sống để đưa vào bài học
cho phong phú, tiết dạy có hiệu quả hơn. Dạy GDCD không chỉ hoàn toàn sách vở.
Người dạy phải biết tích hợp các môn học khác, nó giúp chúng ta giáo dục các em
toàn diện hơn.
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban
Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam phát động đã trở thành phong
trào phát triển sâu rộng trong toàn xã hội, thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Đối với học sinh phổ thông, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Hồ là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, được thực hiện thông qua các môn
học, trong đó có môn GDCD, nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rèn
luyện hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3


a. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học:
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học
với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường
tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại
tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và
vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải
độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các
môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,

vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá
trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.
Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn
đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một
cách thấu đáo.
b. Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới”, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là hiện thân sáng ngời của đạo đức dân
tộc Việt Nam. Bằng cuộc đời cách mạng gắn bó với Tổ quốc và nhân dân, Người
đã để lại cho toàn Đảng toàn dân ta tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo
đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc,
của nhân loại và thời đại, để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.
Đối với học sinh phổ thông , việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Hồ là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, được thực hiện thông qua các môn
học, nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi tích cực theo
tấm gương đạo đức Bác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp 1 : Vận dụng kiến thức liên môn.
Giáo viên phải dành thời gian để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau trong các môn Địa, Sử, Sinh trong chương trình THPT (Khối 10, 11,
12). Sau đó hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu chuẩn bị kiến
thức trước một tuần khi học bài có nội dung liên quan. Hiện tại những lớp tôi dạy
có áp dụng dạy học liên môn mới ở cấp độ thấp tức là giáo viên nhắc lại tài liệu,
sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan cho học sinh.
4


Ví dụ :

A. Môn Địa lý
Lớp 10 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng trong
một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 22 : Dân số và sự gia tăng dân số
I.
II.

Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
Gia tăng dân số

Bài 23 : Cơ cấu dân số
I.
1.
2.
II.
1.
2.

Cơ cấu sinh học
Cơ cấu dân số theo giới
Cơ cấu dân số theo tuổi
Cơ cấu xã hội
Cơ cấu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Bài 24 : Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
I.
Phân bố dân cư
1. Khái niệm
2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
II. Đô thị hóa
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường
Bài 26 : Cơ cấu nền kinh tế
I.
Các nguồn lực phát triển kinh tế.
1. Khái niệm
2. Các nguồn lực
Bài 41 : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I.
Môi trường
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của
xã hội loài người.
III. Tài nguyên thiên nhiên
Bài 42 : Môi trường và sự phát triển bền vững
I. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
III.Vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển
5


1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển.
3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển

Địa lớp 10


Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau:

Bài 22, 23, 24, 26.

Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 22, 24, 26, 41, 42.

Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài 26

Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa.

Bài 24, 26

Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.

Môn Địa lý lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp
dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 1 : Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
III.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Bài 2 : Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
II.
Xu hướng khu vực hóa kinh tế
Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I.
II.
III.

Dân số
Môi trường
Một số vấn đề khác

Bài 4 : Thực hành : Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển.
Bài 11 : Khu vực Đông Nam Á
Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và xã hội
Tiết 3 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
I.

Mục tiêu và cơ chế hợp tác Asean

II. Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean
6


Địa lớp 11

Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :

Bài 1, 3, 4, 11.

Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 3, 4, 11.


Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài 1, 4, 11.

Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa.

Bài 3, 4.

Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.

Bài 2, 3, 4, 11.

Bài 15 : Chính sách đối ngoại.

Môn Địa lý lớp 12 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp
dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 14 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp bảo vệ rừng, đa
dạng sinh học, đất, tài nguyên khác.
Bài 15 : Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Bài 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
1.
2.
3.
4.

Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Phân bố dân cư chưa hợp lý

Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động

Bài 17 : Lao động và việc làm
1. Nguồn lao động
2. Cơ cấu lao động
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết.
Bài 42 : Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo,
quần đảo.
Địa lớp 12
Bài 16, 17.

Áp dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :
Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
7


Bài 14, 15.

Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài 42.

Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.

B. Môn Sinh học lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể
áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 39 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phá triển ở động vật và người.
3. Cải thiện chất lượng dân số :
Bài 47 : Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì ?
2.
Các biện pháp tránh thai
Sinh học 11

Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :

Bài 39, 47.

Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 39.

Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. Môn Lịch sử
Lịch sử lớp 10 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng
trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 19 : Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
Kháng chiến chống Tống thời Lý (Lý Thường Kiệt)
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII

8


Lời hịch của Tiết chế Trần Hưng Đạo có đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa
đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan,
uống máu quân thù ; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc
trong da ngựa cũng nguyện xin làm”
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và Khởi nghĩa Lam Sơn
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo
(Bình Ngô đại cáo)
Bài 28 : Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Trần Hưng Đạo khẳng định “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là
“thượng sách để giữ nước”.
Nguyễn Trãi “Nhớ thuở Lam Sơn đọc võ kinh; Bấy giờ chí đã ở dân lành” thì nhân
dân lao động cũng hiểu “Mến người có nhân là dân; chở thuyền, lật thuyền cũng là
dân”.
Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền
thống yêu nước Việt Nam. Giữa những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước”.
Lịch sử 10

Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :

Bài 19, 28.


Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.

Bài 19, 28.

Bài 15 : Chính sách đối ngoại.

Lịch sử lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng
trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 21 : Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỷ XIX.
Phong trào Cần Vương, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần
Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng
chiến.
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu TK XX đến chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914)
9


Lịch sử 11

Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :

Bài 21, 23.

Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.

Bài 21, 23.

Bài 15 : Chính sách đối ngoại.


2. Giải pháp 2: Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh của bài học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp,
từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh), tích hợp bộ phận (chỉ một phần của bài học, hoạt động
thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh), đến tích hợp
toàn phần (cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh).
Ví dụ :
Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Liên hệ :
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mặc dù bận trăm công,
nghìn việc, lo lãnh đạo nhân dân chống thù trong giặc ngoài, lo xây dựng đất nước,
đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, song Chủ tịch Hồ Chí Minh
vẫn không quên bảo vệ môi trường. Với tầm nhìn chiến lược và nhận thức được
vai trò và tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống của con người, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó việc bảo vệ
rừng. Bởi, rừng giữ vai trò điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, cân bằng môi
trường tự nhiên. Người từng nói: “rừng vàng, biển bạc”, “nếu rừng kiệt thì không
còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán”.
Vì vậy, “chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ và tu bổ rừng, khai thác rừng phải đi đôi
với bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng;
chú ý trồng cây gây rừng...”. “Trồng cây sẽ có gỗ để làm nhà. Cây cối còn làm cho
đất nước tươi đẹp, người đi đường có cây cao bóng mát để nghỉ ngơi. Cây cối còn
ảnh hưởng tốt đến khí hậu và sức khỏe của nhân dân”. Việc làm này, theo Người,
“tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý
nghĩa chính trị, xã hội, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống nhân dân,
bảo vệ mùa màng, xóm làng, bảo vệ môi trường, hạn chế được những thiệt hại do

mưa bão gây ra.(Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H2002,t9, tr 453)
10


Nhận thức được ích lợi của việc bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, Tại lớp học
chính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc 13-9-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”.(Đăng trên báo Nhân dân số 1645, ngày 14-9-1958).
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát động “Tết trồng cây” -“Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng
ngày càng xuân” (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 9, tr 222) và
những lời căn dặn của Người về giữ gìn, bảo vệ môi truờng sinh thái thân thiện,
bền vững với đời sống con người càng có ý nghĩa lớn lao và thiết thực. Tấm gương
sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tư tưởng, triết lý sống tiến bộ về bảo vệ cảnh
quan môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam hành động cho các thế hệ hôm
nay và mãi về sau.
Hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết về Bản di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh :
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều phương diện, chứa đựng
những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn cao cả và giá trị
lịch sử cho muôn đời sau. Một trong những phương diện mà Di chúc đề cập là ý
nguyện của Người về xây dựng một đời sống văn hóa mới, trong đó có vấn đề bảo
vệ môi trường.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa
táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ
sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp
cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả
đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1

ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng
có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm
thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho
phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”. (Trích bản Di chúc của Bác sửa chữa năm
1968) theo Tài Thành-Vũ Thành (2015), Hướng dẫn học tập chuyên đề năm 2015
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Hồng Đức,
tr 264.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ biết đến Người ở tấm lòng yêu
nước, thương dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân, mà còn học ở Người một tấm gương đạo đức mẫu mực,
một tình cảm gần gũi, chân thành, gắn bó với con người, với thiên nhiên.
Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
Liên hệ :
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
11


do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".(Hồ Chí Minh:
toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr161-162)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (5-9-1945), Người khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.(Hồ Chí Minh: toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H,1995,
tr32).
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người
cũ, xây dựng con người mới. Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” ở bài “ Nửa đêm”
Người viết: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục
mà nên".(Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính Trị Quốc Gia, H.2002, tập3, tr383).

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học
vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết
thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri
thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ...
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Ngày
1/2/1942 trên báo “Việt Nam độc lập”, phát hành tại chiến khu, Bác viết bài “Nên
học sử ta”, Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”. Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lột
cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta”.
Người phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hoá ngoại. Theo Người, càng thấm
nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống
văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu. Người đòi hỏi phải giữ gìn và phát huy
những vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời
sống tinh thần của nhân dân vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán,
loại bỏ các tập tục cổ hủ lạc hậu. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là một nền
văn hoá “mở”. Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thống
dân tộc, mặt khác nó tự làm giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn
hoá nhân loại, làm cho nền văn hoá mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưng
phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, vừa bắt nhịp được với
hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn
minh mà nhân loại đã đạt được.
Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.
Liên hệ :
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của lực
lượng vũ trang nhân dân luôn chăm lo đến sự trưởng thành, vững mạnh của Quân
đội nhân dân. Với đường lối chính trị đúng đắn, sự mềm dẻo, linh hoạt trong chỉ
đạo, Người đã thực hiện thành công việc tập hợp toàn dân vào các hình thức mặt
12



trận, phát huy đến cao độ khả năng của dân trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn
diện, trường kỳ để rồi bằng chính sức mạnh của mình giành thắng lợi.
Tư tưởng quốc phòng toàn dân của Hồ Chí Minh được biểu hiện trước tiên bằng
việc phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng sức mạnh của toàn dân để
đánh thắng kẻ thù.
Kế thừa truyền thống "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của dân tộc, vận dụng quan
điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân là chủ, kháng chiến kiến quốc là sự nghiệp
của dân; có dân là có tất cả; khởi nghĩa toàn dân để giành lại nền độc lập cho dân
tộc, kháng chiến toàn dân để giữ vững nền độc lập ấy. Trong Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất
kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp để cứu nước”. (Hồ Chí Minh: toàn tập, tập
4,tr480, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội- 1995)
Trong quá trình kháng chiến, Người đã nhiều lần khẳng định: 20 triệu đồng bào
Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn quân thực dân phản động. Bước vào cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, Người kêu gọi toàn dân với tinh thần: mỗi làng xóm là
một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, quyết tâm "đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào".
Bài 15 : Chính sách đối ngoại.
Liên hệ :
Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ rõ ràng không hướng tới sự đơn độc, biệt lập,
mà trái lại theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ
phải đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế. Tăng cường đoàn kết quốc tế, gắn mình
với xu thế bên ngoài là mục tiêu mà đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nhằm vươn
tới.
Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". (Hồ Chí

Minh: toàn tập, tập 6, tr522, NXB Chính Trị Quốc Gia, H-2002). Từ lâu Người coi
việc "lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta" là phương thức, là nguồn động lực chủ
yếu để phát triển cách mạng nước ta. Hợp với logic đó, chính sách đối ngoại độc
lập tự chủ cũng như các chủ trương và chính sách đối nội khác đều dựa vào sức
mình, trí tuệ của mình là chính. Người coi tự lập, tự cường là "cái gốc", là "cái
điểm mấu chốt"của mọi chính sách và sách lược. Căn dặn cán bộ làm công tác
ngoại giao, Người nói: "Về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta
là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo lắm vấn đề này, không thì sẽ đi xiêu vẹo
ngay đấy!".(Bộ Ngoại Giao: Bác Hồ và Hoạt động ngoại giao-Một vài kỷ niệm về
Bác, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008). Chân lý trên cũng được Người suy
nghĩ sâu sắc và khái quát một cách cô đọng qua những câu thơ sau:
13


Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Cay đắng chi bằng mất tự do.
Mỗi việc, mỗi lời không tự chủ,
Để cho người dắt tựa trâu bò.
Trích trong bài “Cảnh binh khiêng người lợn cùng đi”, tập Thơ “Nhật ký trong tù”Hồ Chí Minh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 2 năm áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy mình tự tin và hứng thú
hơn khi dạy các bài về chính sách trong môn GDCD lớp 11 (Trước đó mỗi lần qua
phần học kỳ II lớp 11, tôi cảm thấy rất nặng nề, nhàm chán không biết làm sao để
dạy hết chương trình này phần lớn là đọc chép, cứ lặp đi lặp lại mục tiêu, phương
hướng, trách nhiệm…y trong sách giáo khoa). Đối với học sinh cũng hứng thú, tích
cực hơn rất nhiều. Đặc biệt kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
Ngoài ra thông qua các bài học này các học sinh có thể củng cố hay mở rộng kiến
thức ở các môn khoa học khác. Đồng thời việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh không còn là cái gì đó quá “cao siêu” đối với các em, giúp các
em hiểu hơn về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí

Minh một con người vĩ đại nhưng rất đỗi gần gũi, thân thương. Là tấm gương sáng
để cho các thế hệ trẻ học tập và làm theo.
Tôi xin được trao đổi với các đồng nghiệp một số giải pháp trên để nâng cao
chất lượng dạy và học đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, do kinh nghiệm và thực tiễn chưa nhiều nên rất mong sự đóng góp, chia sẻ
của các thầy cô giáo.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Không có đề xuất, khuyến nghị.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lý 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Địa lý 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Địa lý 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Lịch sử 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Lịch sử 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Trần Văn Thắng-Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), Dạy học tích hợp nội dung
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn Giáo dục công dân
Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
8. Sách Kể chuyện Bác Hồ-Tập bốn, tám, NXB giáo dục Việt Nam.
14


9. Tài Thành-Vũ Thành (2015), Hướng dẫn học tập chuyên đề năm 2015 “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Hồng Đức.
10. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 4, Hà Nội-1995, NXB Chính trị quốc gia.
11. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 3, 6, 9, Hà Nội-2002, NXB Chính trị quốc gia.
12. Bộ Ngoại Giao: Bác Hồ và Hoạt động ngoại giao-Một vài kỷ niệm về Bác,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008).
VII. PHỤ LỤC
Một số bài giảng minh họa trong quá trình thực nghiệm.


BÀI 12 : CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nêu được tình hình tài nguyên môi trường và những phương hướng cơ bản
nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền, thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá thái độ và hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực
hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của
nhà nước.
- Đấu tranh chống lại các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường.
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tài nguyên và môi trường ở Việt
Nam.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề về tình huống liên quan đến chính sách tài nguyên và
môi trường.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo về trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực, hợp tác.
15



III.PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ
DỤNG
- Thảo luận lớp
- Thảo luận nhóm
- Bản đồ tư duy
- Phòng tranh
- Xử lý tình huống
- Động não
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV GDCD 11.
- Tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ.
V.QUÁ TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước
ta hiện nay ?
3. Bài mới:
Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người
và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trên thế giới, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Cứu lấy trái đất đã là mệnh lệnh
hành động của mỗi người. Ở nước ta hiện nay tình hình tài nguyên-môi trường như
thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương chính sách như thế nào
về vấn đề này và trách nhiệm của mỗi công dân chúng ta phải làm gì để góp phần
giữ gìn bảo vệ tài nguyên-môi trường, bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 :đàm thoại để tìm hiểu mục 1. Tình hình tài nguyên, môi
tiêu cơ bản của chính sách TN và BVMT

trường ở nước ta hiện nay :
GV : gợi ý cho hs vận dụng những kiến thức (đọc thêm)
về MT và TNTN đã được trang bị ở các môn
khoa học khác và thông tin SGK để tự nêu
lên nhận xét chung về tình hình tài nguyên,
môi trường ở nước ta hiện nay với 2 ý chính
sau :

GV hướng dẫn đọc thêm, giới
thiệu tài liệu tham khảo để hs đọc
thêm...(cho hs tìm hiểu thêm tiềm
năng và tầm quan trọng của biển
Việt Nam : khoáng sản, thủy sản,
Thứ nhất : MT và TNTN ở nước ta rất phong hải sản, giao thông biển, du lịch,
phú và đa dạng góp phần tạo nên nét tươi năng lượng từ thủy triều, gió, biển)
đẹp, phong phú của đất nước.
Thứ hai : MT và TNTN ở nước ta hiện nay
16


đang đứng trước những thách thức đáng lo
ngại chưa từng có, đó là sự ô nhiễm MT và
sự cạn kiệt TNTN.
Hoạt động 2 :
GV : chuyển ý
Mục tiêu chính sách bảo vệ tài nguyên-môi
2. Mục tiêu, phương hướng cơ
trường ở nước ta là gì ?
bản của chính sách tài nguyên
HS : Trình bày.

và bảo vệ môi trường
GV : nhận xét, bổ sung, chốt ý
Mục tiêu :
- Đối với mục tiêu “Sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên” : sử dụng hợp lý tức là
khai thác TNTN phải tiết kiệm đối với các
tài nguyên không thể phục hồi, tăng cường
khai thác tài nguyên vô tận, chuyển đổi
nguồn nhiên liệu từ tài nguyên không thể
phục hồi sang tài nguyên vô tận; đặc biệt chú
trọng đến công tác cải tạo, phục hồi đối với
tài nguyên có thể tái sinh, tận thu và tái sử
dụng các nguyên liệu phế thải. Tất cả nhằm
khai thác tối đa giá trị cũng như lợi ích kinh
tế-xã hội của tất cả các loại TNTN trên đất
nước ta;vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
nguyên cho xã hội hiện tại, đồng thời đảm
bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các
thế hệ mai sau.
- Đối với mục tiêu “Bảo vệ môi trường” :
Môi trường là toàn bộ những nhân tố bao
quanh và tác động trực tiếp đến đời sống và
sinh hoạt của con người. Khái niệm môi
trường trong bài học này chủ yếu đề cập đến
môi trường tự nhiên bao gồm : không khí,
đất đai, nguồn nước và động thực vật. Bảo
vệ môi trường chính là giữ vững, không làm
xâm hại, không làm các nhân tố tự nhiên trên
bị ảnh hưởng, hư hại nhằm đảm bảo vững
chắc cho nhu cầu tự nhiên, sinh học của con

người.
Ví dụ : bảo vệ môi trường, trong đó môi
trường nước chính là bảo vệ sự sống của
nhân loại.
17

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nâng cao chất lượng môi
trường.
- Phát triển kinh tế-xã hội bền
vững.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
nhân dân.


- Đối với mục tiêu “bảo tồn đa dạng sinh
học” là làm cho tổng số các loài động thực
vật ở nước ta không chỉ được giữ vững mà
ngày càng phong phú, giàu có hơn. Mục tiêu
này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi
gần đây, nhiều loài động vật quý hiếm của
Việt Nam đã đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng.
- Đối với mục tiêu “Từng bước nâng cao
chất lượng môi trường” để hướng tới cuộc
sống tốt đẹp hơn cho cá nhân và xã hội,
chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường mà

còn phải làm cho các nhân tố của môi trường
ngày càng tốt đẹp, tiến bộ và có giá trị hơn.
Ví dụ : tăng độ che phủ rừng, nâng cao sự đa
dạng sinh học, cải tạo nguồn nước, chất
lượng không khí...đó là một trong những
phương hướng lâu dài để nâng cao chất
lượng cuộc sống cho con người.
Hoạt động 3 : thảo luận nhóm để làm rõ
phương hướng cơ bản của chính sách TN
và BVMT
GV : Chia lớp thành nhiều nhóm, trao phiếu
học tập có ghi câu hỏi thảo luận (8 phút)
Câu 1 : khi bàn về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế-xã hội và khai thác TNTN, bạn
An cho rằng giữa hai yếu tố này không thể
kết hợp chặt chẽ và hài hòa với nhau.
Nguyên nhân là do, để phát triển kinh tế,
chúng ta phải khai thác tài nguyên mới có
thể đem bán và thu ngoại tệ. Do đó, để phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế, những mục
tiêu trên đây là không thể thực hiện được.
Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không ?

Phương hướng :
Gợi ý trả lời : ý kiến của bạn An đã nói lên
được một trong khó khăn, thách thức về bảo
vệ môi trường và TNTN trong điều kiện
nước ta còn nghèo và đang thực hiện CNH,
HĐH đất nước. Tuy nhiên, không thể đồng ý
với ý kiến của bạn An. Bởi vì chúng ta hoàn - Tăng cường công tác lãnh đạo

toàn có thể phát triển KT-XH trong khi vẫn và quản lý của nhà nước về bảo
18


khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Vấn vệ MT.
đề là phải triển khai và thực hiện tốt các - Thường xuyên giáo dục, tuyên
phương hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. truyền, xây dựng ý thức trách
Câu 2 : đọc sgk và tóm tắt các phương nhiệm bảo vệ tài nguyên-thiên
hướng cơ bản của chính sách TN và BVMT. nhiên cho nhân dân.
Giải thích và tìm một số hoạt động, hành vi, - Coi trọng công tác nghiên cứu
việc làm phản ánh phương hướng đó. (mỗi khoa học và công nghệ, mở rộng
nhóm tìm ví dụ cho 2 phương hướng)
hợp tác quốc tế, khu vực về bảo
Câu 3 : em có nhận xét gì về những phương
hướng kể trên và thử cho biết ý kiến của
mình về mức độ thực hiện các phương
hướng trên trong thực tế hiện nay ?
Gợi ý trả lời :

vệ MT.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn ô nhiễm, cải thiện môi
trường.

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
- Các phương hướng trên là khá đầy đủ, toàn kiệm tài nguyên thiên nhiên.
diện và nếu thực hiện tốt chắc chắn sẽ khắc - Áp dụng công nghệ hiện đại để
phục được những thách thức và thực hiện khai thác TN và xử lý chất thải,
mục tiêu đã đặt ra.
rác, bụi, tiếng ồn.

- Hiện nay, những phương hướng trên đã ít
nhiều được thực hiện trong thực tế và đạt
được kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế, đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn nữa
trong thời gian sắp tới.
HS : phát biểu
GV : nhận xét, bổ sung, chốt ý
Hoạt động 4 : đàm thoại để liên hệ với
trách nhiệm của công dân đối với chính
sách TN và BVMT
GV: em hiểu nội dung bảo vệ môi trường là
gì ?
HS: (là những hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường,
bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên).
GV: Chia lớp theo từng đôi một, 2 hs một
nhóm cùng thảo luận để trả lời các bài tập
19


sau :
1. Liệt kê những việc làm, hành vi cần ủng
hộ và những việc làm, hành vi cần phê
phán liên quan đến MT và TNTN.
2. Kể tên những hình thức, phong trào mà
em có thể tham gia góp phần bảo vệ MT 3. Trách nhiệm của công dân

đối với chính sách tài nguyên và
và TNTN.
bảo vệ môi trường :
(- Dọn rác trên bãi biển,
- Đạp xe vì môi trường

- Chấp hành tốt chính sách, pháp
luật về bảo vệ tài nguyên và môi
trường.

- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới.
- Chiến dịch “giờ trái đất” hàng năm
- Làng xã xanh-sạch –đẹp
- Cuộc thi ý tưởng về bảo vệ môi trường.
- Đội tình nguyện xanh
GV: Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu
cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và
của Việt Nam nói riêng; có ý nghĩa đối với
cả hiện tại và tương lai; là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
GV: liên hệ tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường :
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng
(năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
động “Tết trồng cây” và những lời căn dặn
của Người về giữ gìn, bảo vệ môi truờng
sinh thái thân thiện, bền vững với đời sống
con người càng có ý nghĩa lớn lao và thiết
thực. Tấm gương sống giản dị, gần gũi với
thiên nhiên, tư tưởng, triết lý sống tiến bộ về

bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và tài
nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim
chỉ nam hành động cho các thế hệ hôm nay
và mãi về sau.
Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Mùa Xuân là Tết
trồng cây – Làm cho đất nước càng ngày
càng Xuân”
GV: Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ghi
20

- Tích cực tham gia các hoạt động
bảo vệ tài nguyên, môi trường ở
địa phương và nơi mình hoạt
động.
- Vận động mọi người cùng thực
hiện, đồng thời chống các hành vi
vi phạm pháp luật về tài nguyên và
bảo vệ môi trường.


rõ trong Điều 6: “Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải
có trách nhiệm
bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo
vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm
phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường”.
4. Củng cố
GV : hướng dẫn hs trả lời câu hỏi và làm bài tập sgk/101.

Câu 3 : Ở nước ta, do bị chiến tranh tàn phá, do con người săn bắt động vật quý
hiếm, do khai hoang, chặt phá rừng một cách bừa bãi nên đã làm cho nơi cư trú của
voi bị thu hẹp, chia cắt và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hướng dẫn trả lời : con người là vốn quý nhất nên phải cứu lấy con người, nhưng
voi rừng đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong, mỗi công dân có trách nhiệm và
tìm cách bảo vệ chúng. Muốn vậy, chúng ta phải học cách chung sống với voi,
phối hợp các tổ chức quốc tê để hình thành khu bảo tồn voi. Trước mắt, chúng ta
không được khai thác rừng một cách bừa bãi…
Câu hỏi :
Hãy chọn đáp án đúng trong các gợi ý sau :
Bảo vệ tài nguyên, môi trường có nghĩa là :
a. Giữ nguyên tình trạng hiện hành.
b. Chỉ khai thác, sử dụng tài nguyên có thể phục hồi được.
c. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường.
d. Sử dụng hợp lý tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại
nghiêm trọng tài nguyên, môi trường đang diễn ra chỉ vì lợi ích trước mắt.
Đáp án đúng : d
Đáp án a không đúng vì nếu giữ nguyên tình trạng hiện hành, không khai thác thì
con người không thỏa mãn được nhu cầu cần thiết, xã hội không phát triển. Đáp án
b không đúng, vì đối với tài nguyên không thể phục hồi được, con người vẫn có
thể khai thác, nhưng phải khai thác có kế hoạch, tiết kiệm, từng bước tìm nguyên
vật liệu khác thay thế, bảo đảm cho sự phát triển bền vững và vì lợi ích chính đáng
của con người. Đáp án c không đúng, vấn đề ở chỗ : phải tiết kiệm và có hệ thống
xử lý chống ô nhiễm.
5. Dặn dò
- Học bài cũ và chuẩn bị bài 13

21



Bài 14 : CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH.
I.

Mục tiêu tích hợp

Học xong bài này, học sinh cần đạt được :
1.

Về kiến thức

Hiểu được trách nhiệm của công dân HS qua lời dạy của Bác Hồ về trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
2.

Về kỹ năng

Biết thực hiện và tham gia tuyên truyền thực hiện lời dạy của Bác Hồ về trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân.
3.

Về thái độ

Làm theo lời dạy của Bác Hồ trong các hoạt động giữ gìn trật tự, an ninh và
bảo vệ Tổ quốc.
II.

Tài liệu và phương tiện

- Sách Kể chuyện Bác Hồ-Tập bốn, tám của NXB giáo dục Việt Nam.
- Các mẩu chuyện về sự quan tâm đến quốc phòng và an ninh của Bác Hồ.

- Tranh ảnh về Bác Hồ với sự nghiệp quốc phòng và an ninh của đất nước.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1 :
Động não, thảo luận về vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.
Hoạt động 2 : Đàm thoại nhóm về những phương hướng cơ bản nhằm tăng
cường quốc phòng và an ninh.
Hoạt động 3 : Thảo luận lớp về trách nhiệm của công dân đối với chính sách
quốc phòng và an ninh.
*Mục tiêu
HS hiểu được lời dạy của Bác Hồ về trách nhiệm của công dân đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
*Cách tiến hành
- HS đọc truyện Bác Hồ với bộ đội đền Hùng :
“Ngày 19-9-1954, tại đền thờ vua Hùng, Bác Hồ giao nhiệm vụ và căn dặn Đại
đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô. Bác hỏi :
- Các chú có mệt không ?
22


Mọi người đáp ran :
- Thưa Bác, không ạ !
Theo hiệu của Bác, tất cả cán bộ, chiến sĩ đều nhất loạt ngồi xuống bậc thềm,
vây quanh lấy Bác.
Mở đầu câu chuyện, Bác chỉ tay lên đền, thân mật hỏi :
- Các chú có biết đây là nơi nào không ? Đây chính là đền thờ vua Hùng, tổ
tiên chúng ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây, tuy tình cờ nhưng lại rất ý nghĩa.
Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới

giữ được Thủ đô. Tám, chin năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên
mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ
giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn.
Sau đó, Bác nhắc nhở : “Quân đội ta không được vì sống trong hòa bình mà lơi
lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam, còn đế quốc trên thế giới thì còn phải
xây dựng Quân đội mạnh mẽ”.
Ai nấy đều nhớ lời khuyến khích, dặn dò ân cần của Bác. Lúc câu chuyện kết
thúc, Bác nói :
- Đồng bào Hà Nội chờ mong các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang mong
cờ đỏ sao vàng, chờ đợi hoan hô các chú. Hãy xứng đáng với vinh dự đó, trách
nhiệm đó.
Vô cùng phấn khởi, mọi người vội đứng cả dậy, xúm xít vây quanh Bác Hồ hô
lớn : “Hồ Chủ Tịch muôn năm ! Chúc Bác vui khỏe, sống lâu !”
Bác cười hiền hậu, nói :
- Được, muốn Bác vui khỏe, sống lâu, các chú hãy làm đúng lời Bác dặn.
Những lời căn dặn của Bác Hồ với bộ đội đền Hùng ngày ấy đã đặt ra cho thế
hệ chúng ta hôm nay trách nhiệm nặng nề và rất vẻ vang”.
(Theo Kể chuyện Bác Hồ-Tập bốn, NXB giáo dục, H., 2008)
- GV nêu lời dạy của Bác “ Các vua Hùng…”, sau đó nêu câu hỏi thảo luận
cho cả lớp :
1. Bác Hồ nói câu này trong dịp nào ?
2. Lời dạy này của Bác nói về điều gì ?
3. Là HS trung học, em có suy nghĩ gì sau khi đọc lời dạy của Bác Hồ ?
- HS trả lời.
*GV kết luận
Bác Hồ nói câu trên nhân dịp Bác đi thăm đền Hùng (Phú Thọ), trước một đơn
vị quân đội. Sau khi ôn lại truyền thống dựng nước của cha ông ta, Bác đã nói,
23



thể hiện lời dạy, lời nhắc nhở bộ đội ta về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc ; đó cũng
là trách nhiệm chung của mọi công dân Việt Nam.
- GV : yêu cầu HS hiểu kỹ nội dung sgk và kết hợp vấn đề này được đề cập
trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực tế địa phương mình.
- GV nêu câu hỏi :
1. Trách nhiệm của công dân nói chung trong việc xây dựng chính sách quốc
phòng, an ninh ?
2. Trách nhiệm của HS trung học phổ thông đối với nhiệm vụ này là gì ?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và kết luận : Dựng nước đi đôi với
giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Kế thừa truyền thống
của cha ông, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ thực tiễn cách
mạng nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của quốc phòng và
an ninh.
Là một thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần học tập tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, phải có bổn phận rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, học tập
tốt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân với luật Nghĩa vụ quân sự, góp
phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Luyện tập, củng cố

24



×