Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã sông công, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.33 KB, 13 trang )

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Trần, Thị Hƣơng

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trƣờng; Mã số: 60 85 02
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH) thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Dự báo tình hình phát sinh
CTRSH trên cơ sở định hƣớng phát triển của thị xã đến năm 2020. Đề xuất
các giải pháp quản lý CTRSH của thị xã nhƣ: Xây dựng hệ thống cơ chế
chính sách, các quy định, hƣớng dẫn đồng bộ, hợp lý để đảm bảo tính thống
nhất trong triển khai công tác quản lý Chất thải rắn (CTR) tại các cấp; xây
dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho công tác quản lý CTRSH nhằm khuyến
khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác quản lý CTR;
Thành lập các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã, phƣờng nhằm huy động
nguồn lực mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ và khối lƣợng thu gom CTRSH trên
địa bàn thị xã; triển khai sớm các mô hình thí điểm thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn để nhân rộng tiến tới năm 2015 thực hiện phân loại
CTRSH trên địa bàn toàn thị xã; Xây dựng các điểm trung chuyển CTRSH
tại địa bàn các xã, bổ sung trang thiết bị thu gom, vận chuyển và cải tiến
dây chuyền xử lý CTRSH nâng công suất xử lý và tạo thêm sản phẩm là
phân compost; Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật cụ thể, định kỳ tổ chức
tập huấn cho đơn vị, cá nhân có liên quan trong hệ thống quản lý CTRSH
để thực hiện hiệu quả công tác quản lý CTRSH; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân để góp phần


nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng và thực
hiện tốt các quy định về thải bỏ CTRSH.

Keywords: Khoa học môi trƣờng; Chất thải rắn; Chất thải sinh hoạt; Quản
lý chất thải; Thị xã Sông Công

Content
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thị xã Sông Công là một trong hai trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên. Tuy nhiên, giống nhƣ các đô thị công nghiệp trong cả nƣớc đƣợc hình thành từ
những năm 70, 80 của thế kỷ 20, hiện nay thị xã cũng đã phải đối mặt với nhiều thách
thức, áp lực về ô nhiễm môi trƣờng mà một trong số đó là từ chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH). Việc đánh giá hiện trạng công tác CTRSH là rất cần thiết nhằm đề xuất các
giải pháp quản lý có hiệu quả CTRSH của thị xã Sông Công cho hiện tại và trong tƣơng
lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích thực hiện đề tài nhằm cung cấp thông tin, số liệu về thực trạng công tác
quản lý CTRSH của thị xã Sông Công; đánh giá hiện trạng, dự báo phát sinh và đề xuất
các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học hỗ trợ công tác quản lý CTRSH của UBND thị
xã Sông Công đảm bảo tuân thủ các quy định, phù hợp với quy hoạch quản quản lý chất
thải của tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch quản lý CTR của thị xã trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý
CTRSH thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Dự báo tình hình phát sinh CTRSH trên cơ
sở định hƣớng phát triển của thị xã đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp quản lý
CTRSH của thị xã.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: công tác quản lý CTRSH trên địa bàn
thị xã Sông Công.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: đề tài này đƣợc xây dựng từ kết hợp giữa kết quả khảo sát, thu
thập số liệu thực tế với tổng hợp và phân tích số liệu khoa học. Trên cơ sở đánh giá hiện
trạng CTRSH trên địa bàn thị xã và dự báo phát sinh CTRSH đến năm 2020, nghiên cứu
đã đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và bền vững CTRSH trên địa bàn thị xã Sông
Công.
Ý nghĩa thực tế: Là tài liệu tham khảo phục vụ UBND thị xã Sông Công định
hƣớng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã đến năm 2020. Ngoài ra,
mô hình đề xuất quản lý CTRSH của thị xã Sông Công có thể áp dụng triển khai tại một
số huyện khác có điều kiện tƣơng tự trong tỉnh nhƣ Đồng Hỷ, Phổ Yên.
5. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm
2020, Luận văn đã đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Sông
Công gồm:
+ Đề xuất phân loại CTRSH tại nguồn tại thị xã;
+ Đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ
môi trƣờng giai đoạn 2010 – 2020 tại thị xã;
+ Đề xuất áp dụng các mô hình tái chế, tái sử dụng CTRSH phù hợp với điều kiện
thực tế của thị xã;
+ Bổ sung nhân lực, trang thiết bị thu gom và vận chuyển CTRSH tới khu xử lý
CTRSH Tân Mỹ, xã Tân Quang;
+ Đề xuất một số văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ cần thiết.
.6. Kết cấu của văn
Luận văn gồm 77 trang đƣợc chia thành 3 chƣơng và các phần mở đầu, kết luận
kiến nghị.
Trong luận văn có 12 bảng số liệu, 11 hình, 29 tài liệu tham khảo tiếng Anh và
tiếng Việt, 02 phụ lục.
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ 29 tài liệu tham khảo, tác giả đã tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan tới
luận văn theo các nội dung sau:

1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình phát sinh CTRSH trên thế giới
1.1.2. Tình hình phát sinh CTRSH ở Việt Nam
1.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.2.1. Quản lý CTRSH trên thế giới
1.2.2. Tình hình Quản lý CTR sinh hoạt của Việt Nam
1.3. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH
1.3.1. Một số văn bản pháp lý về quản lý CTR của Việt Nam
1.3.2. Cơ sở khoa học, thực tiễn

CHƢƠNG 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Sông Công
2.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Sông Công đến năm 2020
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp hồi cứu số liệu
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng
đồng (PRA)
2.2.3. Phƣơng pháp dự báo
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích theo mô hình SWOT
CHƢƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH
3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH
Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã năm 2010 là 30,91 tấn/ngày,
trong đó khu vực nội thị là 20,96 tấn, khu vực nông thôn là 9,95 tấn. Khối lƣợng thu gom

ƣớc khoảng 15 tấn tƣơng đƣơng với khoảng 31m
3
, chiếm khoảng 70% lƣợng CTRSH
phát sinh khu vực nội thị, khu vực ngoại thị chƣa tổ chức thu gom. CTRSH hiện nay chƣa
đƣợc phân loại chính thức tại nguồn, đƣợc thu gom bởi xe gom, vận chuyển bằng xe
chuyên dụng về khu xử lý CTR để sản xuất viên đốt và gạch bloc theo công nghệ MBT-
CD 08, một phần còn lại không tái sử dụng đƣợc thì chôn lấp tại bãi hợp vệ sinh tại khu
xử lý.
3.1.2. Thành phần CTRSH
Thành phần hữu cơ trong CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình đô thị của thị xã thấp
hơn so với các đô thị khác ở Việt Nam, tuy nhiên ở các các xã nông thôn tỷ lệ này tƣơng
đối cao. Tỷ trọng CTRSH trung bình là 0,5 tấn/m
3
đối với CTRSH đô thị và 0,41 tấn/m
3

đối với CTRSH sinh hoạt vùng nông thôn.
3.1.3. Tình hình thu gom, xử lý CTRSH của thị xã Sông Công
UBND thị xã Sông Công chỉ đạo công tác quản lý CTRSH, thị xã đã thành lập đơn
vị thu gom cấp huyện, chƣa thành lập hệ thống quản lý CTRSH ở cấp xã, công tác xã hội
hóa quản lý CTRSH chƣa đƣợc triển khai thực hiện. Kinh phí duy trì công tác hoạt động
đƣợc hỗ trợ chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và một phần thu phí dịch vụ từ các hộ
gia đình theo quy định.
3.1.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý CTRSH của thị xã
Thuận lợi: Hệ thống tổ chức triển khai công tác CTRSH đã đƣợc thiết lập, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tƣơng đối đầy đủ,
kinh phí đƣợc bố trí nguồn ngân sách nhà nƣớc của thị xã hàng năm để duy trì hoạt động
thu gom, xử lý CTRSH.
Tồn tại, khó khăn: chƣa xây dựng Quy chế chung về công tác quản lý CTR trên địa bàn thị
xã, thiếu tài chính và các hƣớng dẫn cho công tác quản lý CTRSH, nguồn lực về trang thiết

bị và con ngƣời còn hạn chế và CTRSH chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, nhận thức về
công tác quản lý CTR còn chƣa đầy đủ.
3.2. DỰ BÁO KHỐI LƢỢNG, THÀNH PHẦN CTRSH ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Cơ sở dự báo:
Chỉ số CTRSH bình quân đầu ngƣời (G
w
), dân số thị xã Sông Công (P), tỷ lệ thu
gom dự kiến (R)
3.2.2. Kết quả tính toán tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh và thu gom; thành
phần CTRSH
- Đến năm 2015: Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã Sông
Công là 62,2 tấn/ngày, tƣơng đƣơng với 22.670 tấn/năm, trong đó, CTRSH đô thị là 48,7
tấn/ngày, CTRSH nông thôn là 13,5 tấn/ngày. Khối lƣợng CTRSH dự kiến thu gom và xử
lý đạt 46,8 tấn, trong đó khu vực nội thị đạt 41,4 tấn, khu vực nông thôn dự kiến khoảng
5,4 tấn.
- Đến năm 2020: Khối lƣợng CTRSH phát sinh dự kiến tăng đến 80,3 tấn/ngày,
gấp 2,6 lần so với năm 2010 và 1,3 lần so với năm 2015. Khối lƣợng CTRSH đô thị ƣớc
khoảng 70,1 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 13,2 tấn/ngày. Khối lƣợng CTRSH dự
kiến thu gom và xử lý đạt 72,3 tấn, trong đó khu vực đô thị thu đạt 63,1 tấn/ngày, khu
vực nông thôn thu đạt 9,2 tấn/ngày.
- Về thành phần CTRSH: dự báo thành phần CTR sẽ thay đổi theo hƣớng tăng tỷ
lệ kim loại, giấy và các thành phần không phân hủy đƣợc nhƣ các loại bao bì nhựa PVC,
PP, PE … nhƣng giảm tỷ lệ chất thải hữu cơ, tỷ trọng riêng giảm.
3.3. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý CTRSH thị xã Sông Công
- Xây dựng Quy chế quản lý CTR trên địa bàn thị xã Sông Công
- Xây dựng hƣớng dẫn về việc thành lập tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã phƣờng
- Xây dựng một số văn bản kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý CTRSH cụ thể gồm:
- Xây dựng hệ thống giám sát, tƣ vấn và tuyên truyền

3.3.2. Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTRSH
- Cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
- Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ
nhân tích cực tham gia quản lý CTRSH:
3.3.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý CTRSH
Mô hình quản lý CTR của thị xã cần bổ sung sự tham gia và trách nhiệm của
UBND các phƣờng, xã và các tổ vệ sinh môi trƣờng của các xã, phƣờng nhằm mở rộng
phạm vi thu gom tại các khu vực nội thị chƣa đƣợc cung cấp dịch vụ Kinh phí hoạt động
của tổ vệ sinh môi trƣờng sẽ đƣợc hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nƣớc và một phần từ
phí thu gom rác của các hộ gia đình.
3.3.4. Đề xuất các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ
a) Đề xuất tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn
* CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, cơ quan, trƣờng học đƣợc phân loại tại
nguồn thành hai loại:
- Chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn
thừa,…đựng bằng xô màu xanh, thể tích trên 10 lít (chứa 3,5-5 kg).
- Các thành phần còn lại: sử dụng xô màu đỏ thể tích trên 10 lít.
* CTRSH phát sinh tại các khu vực công cộng: bố trí các thùng rác công cộng loại
120 lít hoặc 240 lít để thu gom CTRSH lắp thành từng cụm, mỗi cụm 2 thùng với 2 màu,
màu xanh cho chất hữu cơ có khả năng phân hủy và màu vàng cho CTR còn lại. Sau đó
hàng ngày sẽ có xe đi thu gom vào sáng và chiều.
* CTRSH phát sinh từ các chợ: đặt xe đẩy tay để thu gom CTR gồm 2 loại xe để
chứa chất hữu cơ và CTR khác có gắn biển hoặc phân biệt bằng màu sắc.
b) Đề xuất hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
- Đề xuất phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH: Đối với khu vực trung tâm
thị xã sử dụng hệ thống thu gom thông qua các điểm tập kết, còn đối với khu vực các xã
nông thôn áp dụng hệ thống thu gom trung chuyển. Cần bổ sung 04 điểm tập kết mới và
03 điểm trung chuyển ở 03 xã.
- Đề xuất bổ sung trang thiết bị chính, nhân lực thu gom và vận chuyển CTRSH:
dự báo số xe thu gom, vận chuyển CTRSH cần cho năm 2015 là 130 xe gom và 4 xe vận

tải chuyên dụng; năm 2020 là 201 xe gom và 05 xe vận tải chuyên dụng; số lao động cần
vào năm 2020 là 144 công nhân thu gom và 10 công nhân vận tải.
c) Đề xuất xử lý CTRSH thị xã Sông Công
- Xử lý CTRSH tại khu xử lý tập trung kết hợp các phƣơng pháp xử lý cơ và sinh
học theo công nghệ MBT-CD08.
+ Giai đoạn 2011-2015: Toàn bộ lƣợng CTR thu gom về khu xử lý đƣợc xử lý tại
nhà máy xử lý CTR theo công nghệ MBT-CD08 với công suất 50 tấn/ngày. Tuy nhiên,
ngoài sản xuất viên đốt công nghiệp từ chất thải hữu cơ nhƣ hiện nay nên bổ sung thêm
quy trình sản xuất phân compost khi CTRSH đƣợc phân loại tại nguồn.
+ Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục sử dụng công nghệ MBT-CD08 để xử lý CTRSH
thu gom trên địa bàn thị xã Sông Công nhƣng nâng công suất nhà máy lên 90 tấn/ngày để
xử lý hết lƣợng CTRSH đƣợc thu gom.
- Mô hình xử lý CTRSH quy mô hộ gia đình bằng cách xây dựng các hố rác di
động đƣợc cấu tạo gồm hai phần: thùng và nắp, thùng rác là hố đất đào với độ sâu 2,5 -
3m. Nắp thùng đƣợc làm bằng vật liệu compost không phân hủy kích thƣớc bề mặt của
hố rác tuỳ thuộc vào kích thƣớc của nắp hố.
3.3.5. Đề xuất xã hội hóa công tác quản lý CTRSH
- Phát triển hệ thống thu gom 100% theo chủ trƣơng xã hội hóa, trong đó UBND
thị xã chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức xây dựng các hƣớng dẫn và chỉ đạo các phòng
liên quan, UBND các xã, phƣờng triển khai thực hiện; xây dựng các chế tài nhằm khuyến
khích mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn.
- Đề xuất các hoạt động xã hội hóa công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thông
qua phân loại CTRSH tại nguồn, xã hội hóa công tác thu gom CTRSH thông qua các tổ
VSMT tại các phƣờng, xã, khuyến khích ngăn ngừa phát sinh CTR thông qua các hoạt
động tái chế, tái sử dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác xử lý
CTRSH, tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi
trƣờng và quản lý CTR.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã Sông Công năm 2010

khoảng 31 tấn/ngày, trong đó tại khu vực nội thị khoảng 21 tấn/ngày, khu vực nông thôn
là 10 tấn/ngày. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH chủ yếu đƣợc hỗ trợ từ
ngân sách nhà nƣớc. Tỷ lệ thu gom CTRSH của thị xã đạt thấp, khoảng 50%, trong đó tại
khu vực đô thị đạt 70%, khu vực nông thôn hầu nhƣ chƣa đƣợc thu gom. Hầu hết CTRSH
đã đƣợc tái chế, tái sử dụng tại khu xử lý CTR của thị xã để tạo ra các sản phẩm là viên
đốt và gạch không nung, tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng còn hạn
chế.
2. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công còn tồn tại nhiều hạn
chế nhƣ: cơ chế chính sách, các quy định về quản lý CTR còn thiếu; nguồn lực tài chính
đầu tƣ cho công tác quản lý CTRSH chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc, công tác xã hội hóa
quản lý CTRSH chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh, chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của
các thành phần kinh tế khác; việc xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn do chƣa có hệ
thống phân loại CTRSH tại nguồn, công nghệ chƣa ổn định và hạn chế về kinh phí vận
hành.
3. Kết quả dự báo diễn biến CTRSH trên địa bàn thị xã đến năm 2020 đã cho thấy
khối lƣợng CTRSH tại thị xã Sông phát sinh ngày càng cao (năm 2020 tăng 2,6 lần so với
năm 2010). Để đảm bảo nguồn lực bền vững cho công tác quản lý CTRSH, vấn đề xã hội
hóa quản lý CTRSH cần đƣợc đẩy mạnh để huy động sự tham gia của các thành phần
kinh tế và cộng đồng.
4. Để hỗ trợ triển khai công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công đạt
hiệu quả, đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp sau:
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, các quy định, hƣớng dẫn đồng bộ, hợp lý
để đảm bảo tính thống nhất trong triển khai công tác quản lý CTR tại các cấp; xây dựng
cơ chế hỗ trợ tài chính cho công tác quản lý CTRSH nhằm khuyến khích sự tham gia của
các thành phần kinh tế vào công tác quản lý CTR.
- Thành lập các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã, phƣờng nhằm huy động nguồn
lực mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ và khối lƣợng thu gom CTRSH trên địa bàn thị xã; triển
khai sớm các mô hình thí điểm thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để nhân rộng tiến
tới năm 2015 thực hiện phân loại CTRSH trên địa bàn toàn thị xã.
- Xây dựng các điểm trung chuyển CTRSH tại địa bàn các xã, bổ sung trang thiết

bị thu gom, vận chuyển và cải tiến dây chuyền xử lý CTRSH nâng công suất xử lý và tạo
thêm sản phẩm là phân compost.
- Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật cụ thể, định kỳ tổ chức tập huấn cho đơn vị, cá
nhân có liên quan trong hệ thống quản lý CTRSH để thực hiện hiệu quả công tác quản lý
CTRSH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho
ngƣời dân để góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng
và thực hiện tốt các quy định về thải bỏ CTRSH.
5. Mô hình tổ chức quản lý CTRSH đề xuất cho thị xã Sông Công có thể áp dụng
trực tiếp cho một số huyện có điều kiện tƣơng tự trong tỉnh nhƣ huyện Phổ Yên, huyện
Đồng Hỷ. Cần có các nghiên cứu về mô hình quản lý CTRSH phù hợp đối với các khu
vực nông thôn, miền núi nhƣ huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình.
6. Các dữ liệu liên quan đến hệ thống tái chế CTR trên địa bàn thị xã chƣa đƣợc đề
cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Hiện nay, hoạt động tái chế CTR trên địa bàn
thị xã nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung đều do các thành phần kinh tế tƣ
nhân hoạt động một cách tự phát. Các nghiên cứu và số liệu khảo sát về công tác tái chế
CTR chƣa đƣợc thực hiện trên địa bàn thị xã và cũng nhƣ trong phạm vi toàn tỉnh. Do
vậy, tác giả đề xuất cần có các nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý tái chế CTR trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên để đề xuất các biện pháp quản lý CTR của tỉnh một cách tổng thể
và có hiệu quả.
References
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Báo cáo môi trƣờng Quốc gia 2011 Chất thải
rắn, Hà Nội.
2. Chính phủ (2007), Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/4/2007 về quản lý CTR, Hà
Nội.
3. Hoàng Kim Cơ (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
4. Nguyễn Đình Hƣơng (2007), Giáo trình Kinh tế chất thải, Nhà Xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Liêm (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình thích hợp quản lý CTR

sinh hoạt tại thành phố Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý môi trƣờng, Trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý CTR, NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý CTR và CTR, Nhà Xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Phƣớc (2008) Giáo trình quản lý và xử lý CTR, NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trƣờng
(12/2011), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái
Nguyên năm 2011, Thái Nguyên.
10. Thủ tƣớng Chính phủ (1999), Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 phê
duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020, Hà
Nội.
11. Thủ tƣớng Chính phủ (12/2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 phê
duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050,
Hà Nội.
12. UBND thị xã Sông Công (2005), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu
chôn lấp CTR thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, thị xã Sông Công.
13. UBND thị xã Sông Công (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Quản lý CTR thị xã
Sông Công đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sông Công.
14. UBND thị xã Sông Công (02/2012), Niên giám thống kê thị xã Sông Công năm 2011,
Thị xã Sông Công.
15. UBND thị xã Sông Công (3/2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thị xã Sông Công giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thị
xã Sông Công.
16. UBND tỉnh Bình Định, Ban Quản lý dự án Cấp nƣớc và Vệ sinh (3/2011), Quy hoạch
Quản lý CTR huyện Tây Sơn, Tây Sơn.
17. UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (12/2010), Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 05 năm (2006 – 2010), Thái Nguyên.
18. UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (10/2011), Báo cáo tổng hợp
dự án Xây dựng mô hình thí điểm quản lý CTR sinh hoạt tại một số xã, phường trên

địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
19. UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo đánh giá
tác động môi trường dự án đầu tư Xây dựng công trình nhà máy xử lý và tái chế CTR
công suất 50 tấn/ngày, Thái Nguyên.
20. UBND tỉnh Thái Nguyên (5/2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.
21. UBND tỉnh Thái Nguyên (11/2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Quản lý CTR vùng
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên.
22. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh
(2011), “Quản lý tổng hợp CTR - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trƣờng”,
Tạp chí Khoa học (2011:20a), 39-50.
23. Trần Nhật Vy (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững
CTR trên địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý môi
trƣờng, Viện Môi trƣờng và Tài nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
24. DANIDA, Project of Intergrated Environmental management in Thai Nguyen
Province (2002), Intergrated Solid Waste Management in Song Cong town and Song
Cong Industrial Zone, Thai Nguyen.
25. George Tchobanoglous, Hilary Theisen and Samuel Vigil (1993), Integrated solid
waste management - Engineering principles and management issues, McGraw-Hill,
Singapore.
26. Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ (1992), Solid Waste Management Engineering.
27. The U.S. Environmental Protection Agency (2007), Municipal Solid Waste
Generation, Recycling, and Disposal in the United States: Facts and Figures for
2007, Washington, DC 20460.

Tài liệu internet
28. />en.html
29. Tổng cục Môi trƣờng (2010), Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt đô thị tại Việt Nam,
Truy cập tại trang Web:

/>8CNHPH%C3%81TSINHCH%E1%BA%A4TTH%E1%BA%A2IR%E1%BA%AEN
SINHHO%E1%BA%A0T%C4%90%C3%94TH%E1%BB%8A%E1%BB%9EVI%E
1%BB%86TNAM.aspx




×