Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu quy hoạch sinh thái lưu vực sông đa dâng thuộc thượng nguồn sông đồng nai – bước đầu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.49 KB, 23 trang )

Nghiên cứu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông
Đa Dâng thuộc thƣợng nguồn sông Đồng Nai –
Bƣớc đầu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định

Nguyễn Thị Mai

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận án TS Chuyên ngành: Sinh thái học; Mã số: 62 42 60 01
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Mai Đình Yên, PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Tổng hợp và phân tích các quan điểm về quy hoạch sinh thái ở
các lƣu vực sông trên thế giới và tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá hiện
trạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và những vấn đề cấp bách trong
công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn lƣu vực nghiên cứu.
Đề xuất định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng trên cơ sở
xác định ảnh hƣởng của một số yếu tố chính nhằm hỗ trợ các nhà quy
hoạch, hoạch định chính sách và ra quyết định trong quản lý lƣu vực. Trên
cơ sở dữ liệu về môi trƣờng và đa dạng sinh học hiện có, áp dụng mô hình
SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định kết hợp với hệ thống thông tin địa lý để
đề xuất các phƣơng án quy hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng.

Keywords: Sinh thái học nƣớc; Sông Đa Dâng; Sông Đồng Nai

Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lƣu vực sông Đa Dâng thuộc thƣợng nguồn hệ thống sông Đồng Nai, một lƣu vực
đóng vai trò rất quan trọng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị lớn về
kinh tế và khoa học, nhất là về mặt sinh thái, môi trƣờng. Tuy nhiên, lƣu vực sông Đa


Dâng hiện đang chịu sức ép rất lớn do sự phát triển kinh tế và xã hội, do chặt phá rừng
đầu nguồn và chuyển đổi đất rừng thành đất trồng các loại cây công nghiệp, Các hoạt
động này đã ảnh hƣởng rất lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên trong lƣu vực sông và từ đó
gây nên hiện tƣợng suy thoái đa dạng sinh học trong toàn lƣu vực. Vì vậy, đề tài đã chọn
lƣu vực sông Đa Dâng thuộc tỉnh Lâm Đồng làm đối tƣợng nghiên cứu. Mặc dù tại khu
vực này đã có một số nghiên cứu trƣớc đây nhƣng những nghiên cứu này hoặc chỉ tập
trung vào các vấn đề môi trƣờng nƣớc hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh hay một vấn đề
sinh thái, môi trƣờng riêng biệt hay chỉ tập trung về các dạng tài nguyên chung của cả hệ
thống sông Đồng Nai, mà chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ về các khía
cạnh sinh thái trên toàn bộ lƣu vực sông Đa Dâng. Vì vậy, nhằm phục vụ cho công tác
quy hoạch sinh thái, quản lý và duy trì hiệu quả đa dạng sinh học cũng nhƣ bảo vệ tốt các
hệ sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững cho mỗi địa phƣơng trong lƣu vực
sông, luận án đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, mang tính toàn diện
những vấn đề về sinh thái, tài nguyên của toàn lƣu vực, đồng thời kết hợp với các kết quả
thu đƣợc từ việc áp dụng mô hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định để từ đó đƣa ra các
phƣơng án lựa chọn quy hoạch phù hợp nhất với tên đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch sinh
thái lưu vực sông Đa Dâng thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai – Bước đầu ứng dụng
hệ hỗ trợ quyết định”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học:
 Cung cấp đầy đủ các dẫn liệu cập nhật về hiện trạng đa dạng sinh học của lƣu vực
sông Đa Dâng nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sinh thái và quản lý,
bảo vệ đa dạng sinh học.
 Kết quả của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong phƣơng pháp
luận quy hoạch sinh thái lƣu vực sông (xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan, mô
hình toán), hỗ trợ cho quản lý các hệ sinh thái theo hƣớng phát triển bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Những phân tích, đánh giá của luận án về đa dạng sinh học và tài nguyên, môi
trƣờng sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả, đồng thời nâng
cao nhận thức cộng đồng địa phƣơng về bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên tiếp cận

sinh thái.
 Kết quả quy hoạch sinh thái và các phƣơng án lựa chọn dựa trên hệ hỗ trợ ra quyết
định có thể giúp cho những nhà hoạch định chính sách, nhà ra quyết định đƣa ra
các giải pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững trên toàn lƣu vực.
 Phƣơng pháp quy hoạch sinh thái đã áp dụng cho lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm
Đồng có thể đƣợc áp dụng cho việc quản lý và quy hoạch sinh thái chung trên toàn
hệ thống sông Đồng Nai.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác lập đƣợc cơ sở khoa học cho việc định hƣớng và thiết lập quy hoạch sinh thái ở
lƣu vực sông Đa Dâng nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và quản lý, bảo vệ
đa dạng sinh học.
- Bƣớc đầu ứng dụng mô hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định để đề xuất các phƣơng
án lựa chọn phục vụ cho quy hoạch sinh thái.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng hợp và phân tích các quan điểm về quy hoạch sinh thái ở các lƣu vực sông
trên thế giới và tại Việt Nam.
 Phân tích, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và những vấn đề
cấp bách trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn lƣu vực
nghiên cứu.
 Đề xuất định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng trên cơ sở xác định
ảnh hƣởng của một số yếu tố chính nhằm hỗ trợ các nhà quy hoạch, hoạch định
chính sách và ra quyết định trong quản lý lƣu vực.
 Trên cơ sở dữ liệu về môi trƣờng và đa dạng sinh học hiện có, áp dụng mô hình
SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định kết hợp với hệ thống thông tin địa lý để đề xuất
các phƣơng án quy hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng.
5. GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Giới hạn không gian: khu vực nghiên cứu là lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
thuộc thƣợng nguồn sông Đồng Nai.
 Phạm vi nghiên cứu: với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở các vấn đề sau:

 Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học (gồm đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái) thuộc lƣu vực sông Đa Dâng.
 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học lƣu vực sông Đa Dâng,
tỉnh Lâm Đồng (các nhân tố hình thành nên sinh thái cảnh quan và tác động của
con ngƣời).
 Áp dụng mô hình SWAT để đánh giá lƣu lƣợng nƣớc và lƣợng bồi lắng lƣu vực
sông nhằm tạo cơ sở khoa học có tính định lƣợng phục vụ cho định hƣớng quy
hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng.
 Định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở
kết hợp hài hòa giữa bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, đồng thời đề xuất
các phƣơng án sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho nhà ra quyết
định lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Tổng hợp, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những khái niệm, định nghĩa, bản chất và
nội dung của quy hoạch sinh thái.
- Trên cơ sở kế thừa các tài liệu hiện có, kết hợp với các kết quả điều tra, khảo sát ngoài
thực địa và phân tích, xử lý trong phòng thí nghiệm, luận án đã cung cấp đƣợc các dẫn
liệu đầy đủ, cập nhật nhất từ trƣớc đến nay về đa dạng sinh học và các nhân tố hình
thành cảnh quan tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch sinh
thái cho một lƣu vực sông ở thƣợng nguồn của một hệ thống sông lớn là hệ thống
sông Đồng Nai.
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam áp dụng tiếp cận mới là hệ hỗ trợ quyết
định, với sự kết hợp giữa GIS và mô hình SWAT để định hƣớng quy hoạch sinh thái
cho lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng.
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 146 trang, 26 bảng số liệu, 31 hình, 10 bản đồ, 103
tài liệu tham khảo tiếng việt và tiếng anh, 18 phụ lục. Bố cục Luận án gồm: mở đầu (6
trang), tổng quan tài liệu (20 trang), đối tƣợng và phƣơng pháp (28 trang), kết quả và thảo
luận (79 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), công trình nghiên cứu (1 trang) và tài liệu
tham khảo (10 trang).
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch
1.1.2. Khái niệm về quy hoạch môi trƣờng
1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sinh thái
1.2.TỔNG QUAN VỀ HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
1.2.1. Định nghĩa về hệ hỗ trợ quyết định (DSS)
1.2.2. Lịch sử phát triển của DSS
1.2.3. Thành phần của DSS
1.2.4. Vai trò của DSS
1.2.5. Sử dụng DSS vào quá trình quản lý lƣu vực
1.3.TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LƢU
VỰC SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng thuộc thƣợng nguồn
sông Đồng Nai. Lƣu vực sông Đa Dâng nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bắt đầu từ hồ
Đan Kia ở xã Lát thuộc huyện Lạc Dƣơng, sông Đa Dâng chảy qua phƣờng 5, phƣờng 7
và xã Tà Nung của Thành phố Đà Lạt, rồi tiếp tục chảy qua các xã Phi Tô, Mê Linh, Nam
Hà, Nam Ban, Đạ Đờn, Đông Thanh, Gia Lâm, Tân Văn, Tân Hà, Đan Phƣợng và thị trấn
Đình Văn của huyện Lâm Hà, để cuối cùng chảy qua xã Tân Thành, Tân Hội, Bình Thạnh
và N’Thôn Hạ thuộc huyện Đức Trọng và sau đó nhập với sông Đa Nhim đổ vào sông
Đồng Nai.
Lƣu vực sông Đa Dâng có tọa độ địa lý vào khoảng:
11
0
41’45” đến 11
0
59’55” vĩ độ Bắc
108

0
10’00’’ đến 108
0
25’15” độ kinh Đông
2.2.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.Quan điểm nghiên cứu (gồm các quan điểm như: quan điểm hệ thống, đánh giá
tổng hợp, lịch sử và thực tiễn).
2.2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1.Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
2.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, phân tích vật mẫu
2.2.2.3.Phương pháp phân tích tổng hợp
2.2.2.4.Phương pháp bản đồ và GIS
2.3. Nội dung quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng
2.3.1.Nội dung
Một số nội dung cơ bản của quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng. Có thể khái quát
nhƣ sau:
- Xác định đƣợc vấn đề sinh thái học then chốt của khu vực trong tập hợp nhiều vấn đề
trên cơ sở xem xét các điều kiện tự nhiên đặc trƣng, đánh giá tổng quan hiện trạng và
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng các hệ sinh thái và tác động từ các hoạt động của
con ngƣời lên chúng.
- Xác định các mục tiêu chiến lƣợc trong bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái địa
phƣơng.
- Xây dựng bản đồ phân bố hiện trạng các hệ sinh thái của lƣu vực, mô tả chi tiết hiện
trạng sử dụng các hệ sinh thái này. Đề xuất phƣơng án tổ chức không gian hợp lý phát
triển và bảo vệ các hệ sinh thái.
- Quy hoạch định hƣớng các hợp phần của hệ sinh thái trong các khoanh vi cảnh quan,
đáp ứng đƣợc mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp với bản đồ phân
bố hiện trạng các hệ sinh thái để có sự lựa chọn phù hợp thông qua các kết quả đạt
đƣợc từ các kịch bản, từ đó xây dựng bản đồ quy hoạch sinh thái cho lƣu vực nghiên

cứu phù hợp nhất, giúp ngƣời ra quyết định có phƣơng án lựa chọn hợp lý, nhằm phục
vụ cho công tác quản lý, giám sát và quan trắc các hệ sinh thái tự nhiên trong vùng
mình quản lý.
2.3.3. Nguyên tắc chung của quy hoạch sinh thái lưu vực Đa Dâng
2.3.4. Các bước trong nghiên cứu quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng
- Giai đoạn 1: giới hạn chính xác vùng nghiên cứu, xác định đƣợc các vùng đồng nhất
hoặc các vùng có tiềm năng và các vùng chịu tác động qua lại với lƣu vực sông. Các
vùng này đƣợc thể hiện trên bản đồ hành chính với tỷ lệ 1:100.000 bằng phƣơng pháp
bản đồ gắn với điều tra thực địa.
- Giai đoạn 2: tiến hành khảo sát thực địa kết hợp với sự tham khảo các tài liệu đã công
bố nhằm tổng hợp và kiểm kê về đa dạng loài, đa dạng HST, đồng thời xây dựng các
bản đồ thành phần tỷ lệ 1:100.000, bao gồm các bản đồ: thảm thực vật (hay hiện
trạng rừng), đất, hiện trạng sử dụng đất, địa chất.
- Giai đoạn 3: theo mục đích quy hoạch, tiến hành chồng chập các bản đồ thành phần
của lƣu vực sông. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng mắt thƣờng kết hợp với máy
tính để tìm ra các vị trí tối ƣu và cho ra các bản đồ quan trọng là bản đồ sinh thái cảnh
quan và bản đồ phân bố các hệ sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1:100.000.
- Giai đoạn 4: so sánh và kết hợp giữa bản đồ phân bố các hệ sinh thái, bản đồ sinh thái
cảnh quan với bản đồ hiện trạng sử dụng đất lƣu vực sông Đa Dâng (biên tập từ bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh năm 2005 và đƣợc điều chỉnh năm 2010), đồng thời
kết hợp với kết quả đánh giá lựa chọn từ 3 kịch bản đƣợc sử dụng qua mô hình SWAT
để từ đó đƣa ra định hƣớng quy hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng, làm cơ sở
khoa học cho nhà ra quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.
Quy trình nghiên cứu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng thực hiện theo các
bƣớc trong sơ đồ thành lập bản đồ STCQ, bản đồ phân bố các HST và theo sơ đồ quy
trình nghiên cứu quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng (Hình 2.5).

















2.3.5. Ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định cho quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa
Dâng
2.3.5.4. Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch sinh thái lưu vực Đa Dâng
Quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng theo 2 kịch bản giả thiết đƣợc phân
tích và đánh giá thông qua mô hình thông số phân bố SWAT là lƣu lƣợng nƣớc và lƣợng
bồi lắng kết hợp với bản đồ phân bố các hệ sinh thái, bản đồ sinh thái cảnh quan và hiện
trạng đa dạng sinh học trong lƣu vực có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho
ngƣời ra quyết định trong các chính sách sử dụng đất, quản lý và bảo tồn DSH, đồng
thời dự đoán cƣờng độ của phản ứng thủy văn. Mục tiêu của luận án là khảo sát tác
động của quy hoạch sinh thái theo các kịch bản đối với dòng chảy ở lƣu vực sông Đa
Dâng, tỉnh Lâm Đồng, đi sâu đánh giá biến đổi dòng chảy và bồi lắng
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC LƢU VỰC
SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1.1. Đa dạng loài
Để có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch sinh thái lƣu vực sông, cần
tiến hành khảo sát, phân tích hiện trạng các HST và tìm ra những đặc trƣng cơ bản về

ĐDSH trong mỗi HST, mà trƣớc hết là điều tra tính đa dạng loài và độ phong phú của
chúng. Trên cơ sở phân tích số liệu từ các đợt khảo sát thực địa kết hợp với kế thừa, hồi

cứu các tài liệu khoa học đã công bố có liên quan đến vùng nghiên cứu, luận án đã thống
kê đƣợc ở lƣu vực sông Đa Dâng có tổng số 1.202 loài sinh vật, với 720 loài thực vật và
482 loài động vật (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Thống kê đa dạng loài thuộc lƣu vực sông Đa Dâng
Nhóm sinh vật
Ngàn
h
Bộ
Họ
Loài
Thực vật bậc cao có
mạch
4
-
106
664
Thực vật nổi
5
10
12
56
Động vật nổi
2
3
17
59
Động vật đáy

3
-
27
63

-
7
22
81
Lƣỡng cƣ
-
1
7
23
Bò sát
-
2
12
34
Chim
-
15
50
161
Thú
-
9
22
61
Tổng cộng:

14
47
275
1.202
3.1.2. Đa dạng hệ sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng
Dựa theo kết quả khảo sát thực tế kết hợp với bản đồ hiện rạng rừng, hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ sinh thái cảnh quan tại lƣu vực, luận án đã phân ra làm 10 kiểu hệ sinh
thái chính, đó là: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh; Hệ sinh thái rừng thứ sinh; Hệ sinh thái
rừng trồng; HST ruộng lúa; HST cây hoa màu, cây cảnh; HST cây trồng lâu năm; HST
trảng cỏ, cây bụi; HST khu dân cƣ; HST sông, suối; HST ao, hồ.
3.2. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐDSH LƢU VỰC SÔNG
ĐA DÂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
3.2.1. Các nhân tố hình thành cảnh quan trong lƣu vực sông Đa Dâng: Luận án đã
nghiên cứu gồm các yếu tố: Đặc điểm sinh khí hậu; Thủy văn; Địa hình; Tác động của
con ngƣời và thành lập các bản đồ thành phần: Địa chất; Đất; Hiện trạng sử dụng đất;
Hiện trạng rừng; Hiện trạng phân bố các hệ sinh thái.
3.2.2.Cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Đa Dâng
3.2.2.1.Hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nƣớc,
cùng với kết quả nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu
vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan cho khu vực nghiên
cứu, hệ thống gồm 7 cấp:




Chỉ tiêu của 7 cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan lƣu vực sông Đa Dâng đƣợc thể
hiện rỏ trong bảng 3.9.
3.2.2.2.Bản đồ sinh thái cảnh quan và bảng chú giải
Bản đồ sinh thái cảnh quan là sự thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết các đặc trƣng

của các tổng thể tự nhiên theo hệ thống phân loại. Trên bản đồ sinh thái cảnh quan khu
vực nghiên cứu thể hiện 7 cấp. Sự tác động tƣơng hỗ giữa các yếu tố thành tạo cảnh quan
đã tạo nên 65 loại cảnh quan khác nhau, thuộc 1 kiểu cảnh quan chính: kiểu cảnh quan
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới với 1 lớp cảnh quan núi và đƣợc chia thành 2
phụ lớp cảnh quan là phụ lớp cảnh quan núi thấp và núi trung bình.
Bảng 3.9. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu

Cấp
Chỉ tiêu
Lưu vực sông
Đa Dâng
Hệ
cảnh
quan
Theo quy mô đới tự nhiên, quy
định bởi nền bức xạ mặt trời
vùng nội chí tuyến. Chế độ
nhiệt ẩm quyết định cƣờng độ
của các chu trình vật chất và
năng lƣợng
Nhiệt đới gió
mùa
Phụ
hệ
cảnh
quan
Sự biến đổi của gió lƣợng mƣa
khi đến lãnh thổ đã quyết định
sự phân bố nhiệt ẩm, gây ảnh
hƣởng tới các chu trình vật chất

Nhiệt đới có
mùa mƣa và
mùa khô rỏ rệt
Lớp
cảnh
quan
Các đặc trƣng hình thái phát
sinh của địa hình lãnh thổ quyết
định các quá trình thành tạo và
thành phần vật chất mang tính
chất phi địa đới
Lớp cảnh quan
núi

Phụ
hệ
cảnh
qua
n
Phụ
lớp
cảnh
qua
n

Hạng
cảnh
quan

Loại

cảnh
qua
n

Hệ
cảnh
qua
n

Lớp
cảnh
qua
n

Kiểu
cảnh
qua
n

Phụ
lớp
cảnh
quan
Các đặc trƣng hình thái trong
phạm vi của lớp. Sự phân tầng
theo độ cao của núi và cao
nguyên. Thể hiện ảnh hƣởng
của quy luật đai cao.
2 phụ lớp:
- Núi trung

bình (1200-
2600m)
- Núi thấp
(700-1200m)
Kiểu
cảnh
quan
Những điều kiện sinh khí hậu
chung quyết định đến sự thành
tạo thảm thực vật trong điều
kiện khí hậu hiện tại.
1 kiểu
- Rừng kín
thƣờng xanh,
mƣa ẩm nhiệt
đới
Hạng
cảnh
quan
Các kiểu địa hình phát sinh
8 hạng
Loại
cảnh
quan
Đặc trƣng bởi mối quan hệ
tƣơng hỗ giữa các nhóm quần
xã thực vật và loại đất, quyết
định mối cân bằng vật chất của
cảnh quan qua các điều kiện khí
hậu, thổ nhƣỡng, cộng với tác

động của con ngƣời.
65 đơn vị

* Hạng cảnh quan: Dựa trên sự phân chia đƣợc 8 hạng cảnh quan nhƣ sau:
- Hạng cảnh quan núi thấp phát triển trên đá bazan
- Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn trên trầm tích cát, cuội kết
- Núi thấp bóc mòn, xâm thực trên đá granit
- Núi thấp phát triển trên hỗn hợp các lớp đá mẹ biến chất
- Núi trung bình bóc mòn trên đá bazan
- Núi trung bình bóc mòn phát triển trên trầm tích cát, cuội kết
- Núi trung bình bóc mòn, xâm thực trên đá granit
- Núi trung bình phát triển trên các lớp đá mẹ hỗn hợp
* Loại cảnh quan
Loại cảnh quan là đơn vị cơ sở của cảnh quan lƣu vực sông Đa Dâng với tỉ lệ
1/100.000, sự hình thành liên quan chặt chẽ với quy luật tự nhiên mang tính địa phƣơng,
nó thể hiện qua mối tƣơng tác giữa các đặc điểm hình thái nhƣ độ dốc mức độ chia cắt,
các đặc điểm dòng chảy, các loại đất các kiểu thảm thực vật. Những hoạt động khai thác
lãnh thổ đã tạo nên các hệ sinh thái khác nhau trong lƣu vực, các hệ sinh thái này tồn tại
phụ thuộc vào cƣờng độ tác động của con ngƣời, dƣới tác động của con ngƣời các hệ sinh
thái rừng nguyên sinh bị biến đổi thành rừng thứ sinh, rừng trồng và trảng cỏ. Trên cơ sở
sự tƣơng tác đó, tác giả đã xác định đƣợc 65 đơn vị cảnh quan, phân bố ở 105 khoanh vi,
tần suất lặp lại của đơn vị cảnh quan cao nhất là 5 lần (cảnh quan số NT4) rồi đến 4 lần
(cảnh quan số NT5, NT32), một số cảnh quan lặp lại 3 và 2 lần còn lại thấp nhất là 1 lần
(đa số các cảnh quan). Trong đó, HST cây trồng trên đất có tiềm năng cây công nghiệp
lâu năm chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đó HST rừng nguyên sinh trên đất có tiềm năng
lâm nghiệp. Các loại cảnh quan phân bố trên phụ lớp cảnh quan núi thấp (47 đơn vị cảnh
quan) nhiều hơn so với phụ lớp cảnh quan núi trung bình (18 đơn vị cảnh quan).
3.3. ỨNG DỤNG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SINH THÁI LƢU VỰC SÔNG ĐA DÂNG, TỈNH LÂM
ĐỒNG

3.3.1. Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sinh thái lƣu vực Đa Dâng
3.3.1.1. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH tại các hệ sinh thái
của lưu vực sông Đa Dâng
Trong những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm đến bảo tồn ĐDSH. Tỉnh
đã xây dựng Chƣơng trình hành động bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2008-2020, với các mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn các HST tự nhiên; bảo tồn, phát triển
bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền theo Kế hoạch hành động quốc gia về
bảo tồn ĐDSH và Luật ĐDSH. Tuy nhiên, có thể nói rằng, đối với lƣu vực sông Đa
Dâng, công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đến (trong kế
hoạch của tỉnh, chỉ đề xuất bảo tồn ĐDSH tại hồ Đan Kia – Suối Vàng, một khu vực
thuộc lƣu vực, nhƣng đến nay vẫn chƣa thực hiện). Thƣợng nguồn hệ thống sông Đồng
Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng gồm 2 nhánh sông là sông Đa Nhim và sông Đa Dâng, nhƣng
công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH trong tỉnh chỉ mới quan tâm đến sông Đa Nhim. Cũng
vì vậy, cho đến nay, hầu nhƣ chƣa có bất cứ công trình nào tập trung nghiên cứu về
ĐDSH trên toàn lƣu vực sông Đa Dâng. Mặt khác, địa phƣơng cũng chƣa có kiểm tra,
đánh giá, giám sát việc khai thác sử dụng tài nguyên hoặc có chính sách nào cụ thể về
bảo tồn ĐDSH và chia sẽ lợi ích trong vùng.
3.3.1.2. Những vấn đề ưu tiên trong quy hoạch sinh thái và các giải pháp bảo tồn
ĐDSH và đa dạng HST trong lưu vực
- Những vấn đề ưu tiên trong bảo tồn ĐDSH và đa dạng HST trong lưu vực
+ Bảo tồn ĐDSH lƣu vực sông Đa Dâng là bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ
môi trƣờng sống thƣờng xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã, đặc biệt là các loài
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.
+ Điều tra, nghiên cứu về ĐDSH và đa dạng HST với mục tiêu là: duy trì và phát
huy tốt nhất các dịch vụ sinh thái mà nó đem lại cho các cá nhân và cộng đồng. Điều này
cũng có nghĩa là: cần phát triển các giá trị kinh tế xã hội mà nó có thể đem lại cho cộng
đồng một cách bền vững.
+ Để bảo vệ và duy trì hoạt động của các hệ sinh thái, không ảnh hƣởng đến sự tồn
tại và phát triển của các loài sinh vật, cần phải quan tâm đến chất lƣợng nƣớc và đất trên
toàn lƣu vực. Các hoạt động trong khu vực phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến lƣu lƣợng

nƣớc, giảm đƣợc lƣợng xói mòn và sự bồi lắng, không gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.
+ Dựa vào bản đồ sinh thái cảnh quan để đánh giá sự phù hợp giữa bảo tồn ĐDSH
và HST đối với các hoạt động sản xuất, hiện trạng sử dụng đất và khai thác tài nguyên
thiên nhiên của con ngƣời.
- Các giải pháp bảo tồn, quản lý ĐDSH và các HST lưu vực sông Đa Dâng
Lƣu vực sông Đa Dâng có thành phần loài khá phong phú và đa dạng, với tổng số
1.202 loài sinh vật tồn tại trong 10 kiểu HST, trong đó có nhiều loài động thực vật có tên
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ của IUCN (2011), đồng thời cũng có
nhiều loài có giá trị trị kinh tế cao. Do vậy, cần sớm có những giải pháp cụ thể để quản
lý, bảo tồn ĐDSH và đa dạng HST trên toàn lƣu vực. Các giải pháp chính cần thực hiện
nhƣ sau:
+ Bảo vệ, phục hồi và gia tăng độ che phủ rừng
+ Bảo tồn các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế trong lƣu vực sông
+ Bảo tồn các giống vật nuôi, cây trồng và bảo vệ các HST nhân tác
3.3.2. Định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
Lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng là một trong 2 lƣu vực chính thuộc thƣợng
nguồn của hệ thống sông Đồng Nai, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì ĐDSH,
đảm bảo sự cân bằng nƣớc và cân bằng sinh thái toàn bộ hệ thống sông, đồng thời có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội trong toàn lƣu vực của hệ thống sông
Đồng Nai. Tuy nhiên, các huyện, các xã và tỉnh lại chƣa có sự quan tâm thích đáng, chƣa
có kế hoạch hay chƣơng trình cụ thể, chƣa có sự phối hợp giữa các huyện, các xã nhằm
đƣa ra giải pháp quy hoạch và bảo tồn ĐDSH trên toàn lƣu vực sông Đa Dâng. Vì thế,
hiện trạng ĐDSH và các hệ sinh thái trên lƣu vực đang bị suy giảm bởi các nguyên nhân
khác nhau.
3.3.2.1. Xây dựng các kịch bản định hướng quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng
Định hƣớng quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở kết
hợp hài hòa giữa bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, đồng thời đề xuất các
phƣơng án sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, làm cơ sở cho nhà ra quyết định lựa
chọn phƣơng án tối ƣu. Luận án đã lựa chọn 2 kịch bản khác nhau dựa trên kịch bản gốc
là bản đồ hiện trạng phân bố của các hệ sinh thái và bản đồ sinh thái cảnh quan. Sau khi

chạy mô hình SWAT với 2 kịch bản khác nhau, kết quả tính toán về lƣợng bồi lắng và
lƣu lƣợng nƣớc sẽ đƣợc đánh giá và so sánh với kịch bản gốc. Qua so sánh kết quả của 3
kịch bản (kịch bản gốc và 2 kịch bản lựa chọn), có thể đề xuất những định hƣớng quy
hoạch sinh thái một cách tối ƣu nhất cho lƣu vực sông.
Kịch bản 1: Là kịch bản phản ánh giữ nguyên hiện trạng diện tích các HST. Chính
bản đồ sử dụng đất năm 2010 và bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân bố các HST
đƣợc thiết lập trƣớc khi tiến hành các kịch bản về thay đổi diện tích các HST đã cung
cấp cơ sở cho việc so sánh tác động của các kịch bản. Giai đoạn 6 năm từ 2005 đến
2010 đƣợc sử dụng cho hiệu đính và kiểm định đồng thời cũng đƣợc dùng làm thời đoạn
tính toán cho kịch bản 1 trong luận án.
Kịch bản 2: Dựa vào những vấn đề ƣu tiên trong quy hoạch sinh thái lƣu vực sông
Đa Dâng với mục đích đảm bảo phát triển kinh tế cho địa phƣơng nhƣng vẫn bảo tồn
đƣợc ĐDSH, hạn chế suy thoái các HST tự nhiên. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng phân bố
các HST và bản đồ sinh thái cảnh quan, luận án đã đƣa ra các phƣơng án:
- Trồng và khoanh nuôi phục hồi các HST rừng: Theo phƣơng án này, kịch bản 2
đƣợc lựa chọn với ƣu tiên giữ nguyên diện tích các loại rừng của HST rừng nguyên
sinh, HST rừng trồng và HST rừng thứ sinh.
- Đảm bảo lợi ích kinh tế và lợi nhuận từ các dịch vụ sinh thái: Theo phƣơng án này
thì diện tích các HST khu dân cƣ, HST ao hồ, HST ruộng lúa và HST sông suối để
nguyên hiện trạng.
- Quỹ đất chƣa sử dụng (HST trảng cỏ, cây bụi) sẽ đƣợc đƣa vào khai thác với mục
đích khác nhau: NT50 chuyển thành HST rừng Thông; NT33 và NT5 chuyển thành
đất có HST rừng trồng (Keo lá tràm); NT9, NT20, NT25 chuyển thành HST rừng
phòng hộ.
Một phần diện tích HST cây hoa màu, cây cảnh (NT46, NT56 và 50% diện tích NT61
thuộc phƣờng 7) chuyển thành đất có HST rừng Thông và HST cây trồng lâu năm gồm
NT57 (Mê Linh), NT38 (Đạ Đờn, Tà Nung) đƣợc chuyển đổi thành đất HST rừng trồng.
Phân bố các loại cây trồng theo không gian trong kịch bản này dựa trên bản đồ
sinh thái cảnh quan, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến đặc tính của đất, địa hình và
loại hình sử dụng đất. Cụ thể nhƣ sau:

 Nhóm đất phù sa địa hình bằng và thấp: thích hợp trồng lúa hoặc luân canh cây
trồng ngắn ngày.
 Đất glay sử dụng trồng lúa nƣớc.
 Đất xám feralit trên các loại địa hình có các cấp độ độ dốc khác nhau, nên việc lựa
chọn cây trồng phù hợp cũng sẽ khác nhau: Đất có độ dốc thấp thích hợp trồng cây
lƣơng thực ngắn ngày; Đất có độ dốc trung bình thích hợp với cây công nghiệp
lâu năm và cây ăn quả; Đối với đất có độ dốc cao chủ yếu dành cho cây rừng hoặc
nông lâm kết hợp.
 Nhóm đất đỏ ƣu thế thích hợp trồng cây lâu năm, đặc biệt là đất đỏ bazan cần ƣu
tiên trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.
Kịch bản 3:
Trong kịch bản 3 này, luận án không dựa vào bản đồ sinh thái cảnh quan mà chỉ
quan tâm đến mục tiêu tăng tổng diện tích rừng càng nhiều càng tốt mà không cần quan
tâm đến vùng đất đó có phù hợp với loại cây trồng đƣợc sử dụng hay không, đồng thời
duy trì diện tích của các HST không giảm cũng không tăng lên hoặc chỉ hoán đổi cho
nhau hoặc chỉ chuyển đổi đất chƣa sử dụng. Cụ thể nhƣ sau:
- Giữ nguyên các HST rừng, bao gồm: HST rừng nguyên sinh, HST rừng trồng; HST
rừng thứ sinh.
- Giữ nguyên các HST đem lại lợi ích hàng ngày cho con ngƣời, bao gồm: HST khu
dân cƣ; HST ao, hồ; HST sông suối; HST ruộng lúa và HST hoa màu, cây cảnh.
- Khai thác hết quỹ đất chƣa sử dụng, bằng cách chuyển diện tích HST trảng cỏ, cây
bụi thành đất có HST rừng trồng.
- Hoán đổi diện tích các HST cho nhau, bằng cách chuyển HST rừng trồng thành HST
cây trồng lâu năm và HST cây trồng lâu năm thành HST rừng trồng.
3.3.2.2. Đánh giá lưu lượng nước và lượng bồi lắng lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm
Đồng theo các kịch bản
3.3.2.3. Định hướng quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
Qua kết quả đánh giá về lƣu lƣợng nƣớc và lƣợng bồi lắng tại kịch bản 2 và kịch bản 3
so với kịch bản 1 (kịch bản hiện trạng phân bố các hệ sinh thái) cho thấy, kịch bản 2 là
kịch bản phù hợp nhất với lƣu vực sông Đa Dâng. Kịch bản 2 đáp ứng đƣợc mục tiêu

trong quy hoạc sinh thái lƣu vực là: đảm bảo lƣu lƣợng dòng chảy và điều tiết dòng chảy
trên toàn lƣu vực, đồng thời giảm lƣợng bồi lắng nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến lợi
ích kinh tế của cộng đồng. Sự tăng dòng chảy ra khỏi lƣu vực trong tháng XII và thời
đoạn từ tháng I đến tháng VI là do đóng góp của nƣớc ngầm. Lƣợng nƣớc ngầm tăng
làm tăng dòng chảy nhập lƣu, đồng thời dòng chảy mặt đổ vào sông giảm so với tính
toán dựa trên kịch bản cơ sở. Sự thay đổi này là do nƣớc mặt di chuyển vào trong đất sau
khi bốc thoát hơi.
Kết quả đánh giá kịch bản 2 chứng minh khả năng điều tiết dòng chảy theo mùa của
HST rừng. Điều này rất cần thiết đối với quy hoạch sinh thái dài hạn có liên quan đến
các phƣơng án sử dụng đất hay khai thác tài nguyên đất, không chỉ để bảo vệ nguồn
nƣớc mà còn quản lý hiệu quả lũ cũng nhƣ hạn hán. Tính toán với các HST cây trồng
hoa màu, cây cảnh hay HST cây trồng lâu năm lại cho thấy, dòng chảy năm hầu nhƣ
thay đổi rất ít, chỉ dao động từ 3,2 cho đến 4%. Trong khi đó, đất có HST rừng trồng,
nhất là HST rừng thông, có khả năng điều tiết dòng chảy tốt nhất, sinh dòng chảy mặt
nhỏ và lƣợng nƣớc ngầm lớn. Kịch bản 2 cũng đáp ứng đƣợc mục tiêu góp phần bảo vệ
ĐDSH, nhất là việc giảm suy thoái các HST ao hồ và HST sông suối, do đã làm giảm
đƣợc lƣợng bồi lắng (Hình 3.17).
Nhƣ vậy, có thể ứng dụng mô hình SWAT để đánh giá tác động tiềm năng của các
phƣơng án quy hoạch sinh thái trên lƣu vực thông qua lƣu lƣợng dòng chảy và lƣợng bồi
lắng từ số liệu thực tế về lƣợng mƣa. Kết quả trong luận án giúp các nhà ra quyết định,
nhà hoạch định chính sách dựa vào các đặc điểm của lƣu vực và mục tiêu phát triển bền
vững của địa phƣơng để có thể lập kế hoạch, xây dựng phƣơng án tối ƣu trong sử dụng
đất hợp lý, nhằm điều tiết đƣợc dòng chảy, giảm lƣợng bồi lắng, đồng thời lựa chọn
đƣợc loại cây trồng phù hợp để góp phần đáng kể vào sự phân phối dòng chảy mùa. Kết
quả tính toán từ mô hình SWAT còn cho thấy, đối với những vùng đất có HST cây hoa
màu, HST cây trồng lâu năm không mang lại giá trị kinh tế cao, cũng nhƣ những vùng
ven sông suối hay các khu vực có HST trảng cỏ và cây bụi đang tồn tại, nếu muốn điều
kiện tốt hơn cho lƣu vực, cần thay vào đó là các HST rừng thông, bởi vì Thông là loại
cây có khả năng điều tiết dòng chảy khá mạnh, giảm sự hình thành dòng chảy mặt và
tăng khả năng giữ nƣớc của đất























Hình 3.17. Bản đồ quy hoạch sinh thái lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng (Kịch bản
2)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Lƣu vực sông Đa Dâng đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái. Kết hợp với các
kết quả đã có, Luận án đã thống kê đƣợc ở lƣu vực sông Đa Dâng có 664 loài thực vật
bậc cao có mạch, 61 loài và phân loài thú, 161 loài chim, 34 loài bò sát, 23 loài ếch
nhái, 56 loài thực vật nổi, 59 loài động vật nổi, 63 loài động vật đáy và 81 loài cá.

Trong số này, có 50 loài quí hiếm đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; 29
loài thuộc IUCN năm 2011 và 15 loài đặc hữu.
2. Đã xác định đƣợc trong toàn lƣu vực sông Đa Dâng có 10 hệ sinh thái điển hình, đó
là: HST rừng nguyên sinh; HST rừng thứ sinh; HST rừng trồng; HST ruộng lúa; HST
cây hoa màu, cây cảnh; HST cây trồng lâu năm; HST trảng cỏ, cây bụi; HST khu dân
cƣ; HST thủy sinh sông, suối và HST ao, hồ. Mỗi HST có những nét đặc trƣng riêng

về cấu trúc thành phần và chức năng, đồng thời có vai trò xác định trong quy hoạch
sinh thái.
3. Tác giả đã thành lập đƣợc các bản đồ thành phần (bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đất,
địa chất, hiện trạng rừng) làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ quy hoạch sinh thái
trên toàn lƣu vực sông Đa Dâng.
4. Luận án đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ sinh thái cảnh quan của
vùng nghiên cứu, bao gồm 65 loại cảnh quan tại 105 khoanh vi, phân bố ở 2 phụ lớp
cảnh quan và 1 lớp cảnh quan. Mỗi đơn vị cảnh quan đƣợc đề xuất mục đích sử dụng
cụ thể, phù hợp với mục tiêu quy hoạch sinh thái học.
5. Bằng công cụ mô hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định, Luận án đã thiết lập đƣợc
mối quan hệ giữa lƣu lƣợng nƣớc và lƣợng bồi lắng với các kiểu hệ sinh thái trong
khu vực nghiên cứu cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa chúng với ĐDSH. Từ các kết quả
áp dụng mô hình SWAT dựa trên 3 kịch bản chọn lựa, Luận án đã xây dựng đƣợc 3
bản đồ định hƣớng quy hoạch sinh thái cho lƣu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
trên cơ sở các mục tiêu quy hoạch cụ thể và đã xác định đƣợc kịch bản 2 là phù hợp
nhất và tối ƣu nhất đối với lƣu vực sông Đa Dâng (Kịch bản 2 đáp ứng đƣợc mục tiêu
trong quy hoạc sinh thái lƣu vực là: bảo tồn ĐDSH, duy trì và nâng cao đời sống
ngƣời dân).
KIẾN NGHỊ
1. Cần nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT trong hệ hỗ trợ quyết định cho các lƣu vực
sông hoặc các vùng nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đất và nƣớc.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đầy đủ hơn hiện trạng tài nguyên sinh vật trong
toàn lƣu vực thƣợng nguồn của hệ thống sông Đồng Nai để từ đó có những biện pháp

cụ thể và hiệu quả trong quản lý và bảo tồn ĐDSH trên toàn lƣu vực.
3. Kết quả tính toán từ mô hình SWAT cho thấy, lƣợng bồi lắng phụ thuộc rất nhiều vào
thảm thực vật (diện tích và loại thảm thực vật cũng nhƣ tính chất đất và địa hình). Do
vậy, khi tiến hành quy hoạch để giảm nhẹ lƣợng bồi lắng ở các lƣu vực, cần có sự
khảo sát và đánh giá cả về tính chất đất, địa hình để lựa chọn loại thảm thực vật phù
hợp.
4. Với kết quả đã thu đƣợc của Luận án có thể làm cơ sở khoa học giúp những ngƣời ra
quyết định lựa chọn phƣơng án thích hợp trong điều chỉnh sử dụng đất theo các tiểu
lƣu vực cụ thể hoặc theo các đơn vị cảnh quan.


References
Tiếng Việt
1. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Thị Thăng Long (1996), “Danh
sách các loài thú (Mammalia) trong bộ sƣu tập mẫu động vật của Phân viện Sinh học Đà
Lạt”, Tạp chí sinh học, 18(1), tr. 18 - 22.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách
Đỏ Việt Nam, phần I. Động vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Kiên Dũng (2005), “Ứng dụng mô hình SWAT tính
toán dòng chảy và lƣợng bùn cát lƣu vực sông Sê San”, Hội thảo khoa học lần thứ 9,
Viện Khí tƣợng Thủy văn, tr. 247-253.
4. Đoàn Văn Cánh (2005), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải
pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc vùng Tây Nguyên, Trƣờng Đại học Mỏ -
Địa chất, Hà Nội.
5. Vũ Văn Cần (1996), Một số loài cây bản địa có triển vọng trồng rừng ở Tây
Nguyên, Công trình Khoa học Kỹ thuật Điều tra Quy hoạch rừng 1991-1995, Viện Điều
tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp.
6. Lê Văn Chẩm (1996), Một số đặc điểm lâm học 2 loại rừng kín thƣờng xanh ở Tây
Nguyên, Công trình Khoa học Kỹ thuật Điều tra Quy hoạch rừng 1991-1995, Viện Điều
tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp.

7. Nguyễn Văn Chiển (1985), Tây nguyên – Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, NXB KH & KT.
8. Cục thống kê Lâm Đồng (2008), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2008, NXB
Thống kê.
9. Cục thống kê Lâm Đồng (2009), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2009, NXB
Thống kê.
10. Nguyễn Duy Chuyên (1996), Đặc trƣng lâm học và hiện trạng tài nguyên rừng Pơ
mu Lâm Đồng, Công trình Khoa học Kỹ thuật Điều tra Quy hoạch rừng 1991-1995, Viện
Điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp.
11. Lâm Công Định (1992), Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm nghiệp ở Việt Nam,
NXB KH&KT, Hà Nội.
12. Nguyễn Trƣờng Giang (1996), Môi trƣờng và luật quốc tế về môi trƣờng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển
bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở
cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trƣờng lãnh thổ
Việt Nam, NXB Giáo dục.
15. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập 6 quyển, Montréal.
16. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Đặng Huy Huỳnh (1997), Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật
rừng Việt Nam, NXB giáo dục.
19. Đặng Huy Huỳnh, Võ Qúi (1981), Khu hệ và tài nguyên động vật Tây Nguyên,
Sách chuyên khảo thiên nhiên.
20. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên (1981), Nghiên cứu bộ có guốc chẵn
(Artiodactyla) ở Tây Nguyên, Tuyển tập nghiên cứu động vật Việt Nam.
21. Đặng Huy Huỳnh et al (1981), “Nguồn lợi thú ở Lâm Đồng”, Tập san Sinh vật -
Địa học, (4), tr. 217-223.

22. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Cao Văn Sung (1988), “Kết quả điều tra
khu hệ thú tỉnh Lâm Đồng”, Tập san Sinh vật - Địa học, 4(2), tr. 27-30.
23. Đặng Huy Huỳnh và nnk (1994), Danh lục thú Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội.
24. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, (1998), Động vật chí Việt Nam, NXB KH&KT, Hà
Nội.
25. Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Thị Thăng Long (1996), “Bảo tàng động vật thiên
nhiên Tây Nguyên”, TTKH&CN Lâm Đồng, (3), tr. 19-20.
26. John Morrison R. (2000), Phát triển bền vững sinh thái học: sự thay đổi, trọng
trách hay mâu thuẫn đối với các nƣớc đang phát triển, Báo cáo Hội nghị Sinh thái học
toàn quốc năm 2000, Hà Nội.
27. Vũ Xuân Khôi (2001), Báo cáo tổng quan các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh
học và tình trạng hiện hữu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Miền nam Viêt Nam từ 1988-2001,
Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.
28. Phạm Đức Lân (1996), Phân tích đánh giá biến động diện tích rừng vùng Tây
Nguyên 1976-1990, Công trình Khoa học Kỹ thuật Điều tra Quy hoạch rừng 1991-1995,
Viện Điều tra Quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp.
29. Đoàn Hƣơng Mai (2007), Qui hoạch sinh thái học phát triển bền vững đa dạng
sinh học và các hệ sinh thái cho một huyện miền núi (ví dụ: huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa
Bình), Luận án Tiến sỹ Sinh học, Trƣờng Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Hoàng Phƣơng Nga, Nhữ Thị Xuân (2004), Phƣơng pháp nghiên cứu bằng bản đồ,
Sách biên dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Ý Nhƣ, Nguyễn Thanh Sơn (2009), “Ứng dụng mô hình SWAT khảo sát
ảnh hƣởng của các kịch bản sử dụng đất đối với dòng chảy lƣu vực sông Bến Hải” Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 25, (3S), tr. 492-498.
32. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
33. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2004), Luận chứng khoa học về việc
chuyển hạng KBTTN Bidoup Núi Bà thành Vƣờn quốc gia Bioup Núi Bà, UBND tỉnh
Lâm Đồng.
34. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo tổng hợp “Điều
chỉnh qui hoạch sử dụng đất huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Lạc Dƣơng và thành phố Đà Lạt
thời kỳ 2006 – 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng.
36. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi
trƣờng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng.
37. Vũ Trung Tạng và nnk (2005), Quy hoạch định hƣớng cho một số hệ sinh thái đất
ngập nƣớc ven biển Bắc bộ cho phát triển bền vững, Tổng kết chƣơng trình, 270 tr.
38. Đinh Văn Thanh (2005), Qui hoạch vùng (Lý luận và phƣơng pháp qui hoạch),
NXB Nông nghiệp.
39. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trƣờng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
40. Vũ Quyết Thắng (2000), Quy hoạch môi trƣờng vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở
tiếp cận sinh thái (lấy Thanh Trì làm ví dụ), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
41. Phạm Trọng Thịnh, (1996), Dự án xây dựng rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan môi
trƣờng thành phố Đà Lạt, Công trình Khoa học Kỹ thuật Điều tra Quy hoạch rừng 1991-
1995, Viện Điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp.
42. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trƣờng phát triển bền vững, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
43. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam (trên quan điểm hệ sinh
thái), in lần thứ 2 có sửa chữa, NXB KH&KT, Hà Nội.
44. Vũ Anh Tuân (2004), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh
hƣởng của nó tới quá trình xói mòn lƣu vực sông Trà Khúc bằng phƣơng pháp viễn thám
và Hệ thông tin địa lý, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
45. Hoàng Minh Tuyển và các cộng tác viên (2007), “Khung hỗ trợ ra quyết định
trong quản lý tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Cả (CA DSF)”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo
khoa học lần thứ 10, Viện KHKTTV&MT, tr. 477-486.
46. Viện Môi trƣờng và Tài nguyên (2001), Tài nguyên Môi trƣờng nƣớc mặt vùng
Đông Nam Bộ, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
47. Trần Hồng Việt, (1994), “Danh sách các loài thú hiện biết ở Tây Nguyên Việt

Nam”, Tạp chí Sinh học, 16 (4), tr. 1-8.
48. WWF (2003), Sổ tay hƣớng dẫn Điều tra và giám sát Đa dạng sinh học, NXB
Giao thông vận tải.
49. Mai Đình Yên (1976), “Quy hoạch sinh thái học và các dự án phát triển kinh tế”,
Tạp chí tin tức hoạt động khoa học, (2), UB KHNN, tr. 54-59.
50. Mai Đình Yên (chủ biên) và cộng sự (1992), Định loại cá nƣớc ngọt Nam Bộ,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
51. Mai Đình Yên (1994), Dẫn liệu về các hệ sinh thái và thử quy hoạch sinh thái học
cho 1 xã vùng trung du Bắc Việt Nam (Xã Khải Xuân, huyện Sông Lô, Vĩnh Phú), Báo
cáo trình bày tại Hội nghị Sinh thái học Quốc tế ở Anh.
Tiếng Anh
52. Almo Farina (1998), Principles and Methods in Landscape Ecology, Chapman &
Hall.
53. Andrew Blower (1997), Planning for a sustainable environment, A report by the
Town and Country planning Association.
54. Aspinall R.J. (1995), “GIS: their use for environmental and nature conservation”,
Parks 5(1), pp. 20-31.
55. Auweele W.Vanden, N.Vogels (2003), A Decision Support System for fruit
grower (apple and pear), EFITA conference 5-9 July 2003, Hungary.
56. Baker, W. L. and Cai, Y. (1992), “The role programs for multiscale analysis of
landscape structure using the GRASS geographical information system”, Landscape
Ecology 7, pp. 291-302.
57. Berihhun A.T (2004), Modelling Water Quality using Soil and Water Assessment
Tool (SWAT): A case study in lake Naivasha basin, Kenya, Master, The International
Institute for Geo-information Science and Earth Observation.
58. Berlekamp, J., Lautenbach, S., Graf, N. and M.Matthies (2008 ), A Decision
Support System For Integrated River Basin Management Of The German Elbe,
University of Osnabrck, Germany.
59. Burrough, P. A. (1986), Principles of geographical information systems for land
resources assessment, Oxford University Press, Oxford, UK.

60. Calkin, H.W. & Tomlinson, R.F. (1977), Geographic Information Systems:
methods and equipment for land use planning, U.S. Geological Survey, Reston, Va.
61. Chang Kang-tsung (2006), Introduction to Geographic Information Systems, Third
edition, McGraw-Hill International Edition 2006.
62. Compton, P. (1993), Environmental Management, Dupuis Publishing House,
Belgium.
63. Cousins, S.H., Haines-Young, R. & Green, D. (eds) (1993), Landscape Ecology
and Geographic Information Systems, Taylor & Francis, London.
64. David A. Christenson (2001), Agricultural Decision Support System (AgDSS),
USDA Natural Resources Conservation Service.
65. Edington John M. & M.Anne Edington (1979), Ecology and Environmental
Planning, London, Chapman & Hall; John Wiley & Sons, New York.
66. Eschmeyer, W. N. (1998), Catalog of Fishes. Academy of Sciences, California,
USA.
67. Goossen, R., D'Haluin, E., Larnoe G. (1991), “Satellite image interpretation
(SPOT) for the survey of the ecological infrastructure in a small scaled landscape
(Kempenland, Belgium)”, Landscape Ecology, (5), pp. 175-182.
68. Greg Lindsey (1997), Environmental Planning, Lecture Notes, CRES-VNU.
69. Griffths, G.H., J.M. Smith, N. Veitch, and R. Aspinall (1993), “The ecological
inter-pretation of satellite imagery with special reference to bird habitats”, Landscape
Ecology and Geographic Information Systems, pp. 253-272.
70. Haber, W. (1990), “Using landscape ecology in planning and management In:
Zonneveld, I.S. and Forman, R.T.T. (eds.)”, Changing landscapes: an ecological
perspective, Springer-Verlag, New York, pp. 217-232.
71. Hahn, B. and G. Engelen (2000), Concepts of DSS Systems, in: German Federal
Institute of Hydrology. Decision Support Systems (DSS) for river basin management,
Koblenz, Germany.
72. IUCN (2011), IUCN Red list Categogies and Citeria, Gland, Switzerland.
73. Le Bao Trung (2005), An application of Soil and Water analysis tool (SWAT) for
Water Quality of Upper Cong watershed, Vietnam, Master, Asian Institute of

Technology.
74. Lyle John Tillman (1999), Design for Human Ecosystems, Island Press.
75. Michener, W. K., Brunt, J.W. & Stafford, S.G. (eds) (1994), Environmental
Information Management and Analysis: Ecosystem to Global Scales, Taylor & Francis,
London.
76. Moses, E., and Finn, J.T. (1977), “Using Geographic Information systems to
predict North Atlantic Right Whale (Eubalanea glacialis) habitat”, Journal of Northw.,
Atl, Fish, Sci, (22), pp. 37-46.
77. Naveh Zev & Arthur S.Lieberman (1984), Landscape Ecology, Theory and
Application, Springer-Verlag, New York.
78. Naveh, Zev (1991), “Some remarks on recent developments in landscape ecology
as a transdisciplinarity ecological and geographical science”, Landscape Ecology, 5(2)
pp. 65-73.
79. NCGIA (1996), Proceedings, Third International Conference/Workshop on
Integrating GIS and Enviromental Modelling, Santa Fe, NM, National Center for
Geographic Information and Analysis, Santa Barbara, CA.
80. Neitsch S.L, J.G.Arnold, J.R.Kiniry, J.R.Williams (2001), Soil and water
assessment tool theoretical documentatio, USDA_ARS Publications.
81. Neitsch S.L., Arnold, J.G., Kiniry, J.R., Srinivasan, R. and Williams, J.R. (2002),
Soil and Water Assessment Tool, User’s Manual, Version 2000, GSWRL Report 02-02,
BRC Report 2-06, Temple, Texas, USA.
82. Neitsch S.L., Arnold, J.G., Kiniry, J.R., Srinivasan, R. and Williams, J.R. (2005),
Soil and Water Assessment Tool theoretical documentation, Version 2005, Grassland,
Soil and Water research laboratory (Agricultural Research Service) Texas; Blackland
research center (Texas Agricultural Experiment Station).
83. Neitsch S.L.(2004), Input/ Output file documentation version 2005, USDA_ARS
Publications.
84. Neitsch Susan L. et al., (2009), “Overview of Soil and Water Assessment Tool
(SWAT) Model”, In: Arnold, J et al., eds, Soil and Water Assessment Tool (SWAT):
Global Applications, Special Publication (4), “World Associatiom of Soil and Water

Conservation, Bangkok”, Funny Publishing, pp. 3-23.
85. Nguyen Kim Loi et al., (2011), Application of SWAT for Nghia Trung sub-
watershed in Bu Dang district, Binh Phuoc province, Vietnam, In: Dang Thanh Ha et al
(eds) 2011, Vegetable Agroforestry and Cashew-Cacao Systems in Vietnam”, Special
Publication (6a), World Associatiom of Soil and Water Conservation (WASWAC),
Beijing, China and the World Agroforestry Center (ICRAF), Nairobi, Kenya, pp. 207-
219.
86. Philip W. Gassman et al., (2009), “The Soil and Water Assessment Tool:
Historical Development, Applications, and Future Research Directions”, In: Arnold, J et
al., eds, Soil and Water Assessment Tool (SWAT): Global Applications, Special
Publication, (4), “World Associatiom of Soil and Water Conservation, Bangkok”, Funny
Publishing, pp. 25-93.
87. Prato,T. (1999), “Multiple attribute decision analysis for ecosystem
management”, Ecological Economics (30), pp. 207-222.
88. Power, DJ (1997), “What is a DSS?” The On-Line Executive Journal for Data-
Intensive Decision Support 1(3).
89. Ramaswami, N. and John, J. (2000), "Ecotourism, A Sustainable Option Need For
Effective Planning", Published as report on AICTE Short Term Training Programme
Through on Emerging Trends in Planning, (2000), Kollam, pp. A2.1-A2.8.
90. Rauscher, H.M. (1999), “Ecosystem management decision support for Federal
forests in the United States: A review”, Forest Ecology and Management, (114), pp. 173-
197.
91. Richard A. Carpenter (ed.)., (1983), “Natural systems for development: What
planners need to know”, East - West environment and policy Institute, MacMillan
Publishing Company.
92. Sharifi M. A. (2002), “Integrated Planning and Decision Support Systems For
Sustainable Watershed”, Asian Productivity Organization & The Iranian Ministry of
Agriculture 12-17 October 2002, Tehran, Islamic Republic of Iran.
93. Sirinivasan R. (2005), ArcSWAT, ArcGIS interface for Soil and Water
Assessment Tool, Blackland Research Center Texas Agricultural Experiment Station 720

East Blackland road - Temple, Texas 76502.
94. Steyaert, L.T. and Goodchild, M.F. (1994), “Integrating geographic information
systems and environmental simulation models: a status review”, Environmental
information management and analysis: ecosystem to global scales, Ed. Michener et al.,
Taylor & Francis, pp. 333-355.
95. Stow, D.A. (1993), “The role of geographical information systems for landscape
ecological studies”, Landscape ecology and GIS, Ed. Haines-Young et al., Taylor &
Francis, pp. 11-21.
96. Wang, W., Fang, C., Li, H. (2005), “Landscape ecological planning of Jiaozuo
city”, In: Ying Yong Sheng Tai Xue Bao (= The Journal of applied Ecology), 2005 Sep,
16(9), pp. 1724-1728.
97. Weddle, A.E. (1978), “Landscape planning”, (5), Elsevier Scientific Publishing
Company, pp. 267-276.
98. Wherrett, J.R. (1996), Decision support systems, environmental models,
visualization systems and GIS.
Web si chap5.html.
99. Winchell M., (2007), ArcSWAT Interface for SWAT 2005 (User’s Guide),
Blackland Research Center Texas Agricultural, Texas.
Trang Web
100.
101. .
102. (Unit 127: Spatial Decision Support
System, Department of Geography, University of Western Ontario, Canada).
103. urewater. nl/downloads/2007_Droogers_FW66.pdf

×