Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất
huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
Phạm Thị Lan Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng quan về sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nguyên tắc và quan điểm sử
dụng đất nông nghiệp bền vững, các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và
Hạ Lang. Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử
dụng đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng. Đề xuất biện pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện trong thời kỳ
tới.
Keywords: Tài nguyên đất; Cao bằng; Đất nông nghiệp
Content
MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là điều kiện tồn tại và phát triển của con người
và tất cả các sinh vật khác trên trái đất. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ
dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng.
Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên
nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi.
Vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng
trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho
các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Tình hình
kinh tế - xã hội của huyện đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tăng nhanh. Trong khi
nguồn tài nguyên đất đai chỉ có hạn lại chưa được khai thác triệt để. Là một trong 62 huyện
nghèo nhất cả nước, lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý tài
nguyên đất nông nghiệp, đảm bảo phát triển đúng theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Do đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng hợp
2
lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng” được tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được
những mục tiêu sau:
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử dụng
đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất của huyện trong thời kỳ tới.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 5 nội dung và sử dụng 4
phương pháp.
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.4. Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và Hạ Lang
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4. Phân hạng thích nghi đất đai
5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
huyện
Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2. Phương pháp điều tra điểm
3. Phương pháp xử lý số liệu
4. Các phương pháp khác
Chương 3: Kết quả và thảo luận
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Hạ Lang
3
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14
đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha
(Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).
- Phía Đông và Đông Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Phía Nam giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi
là những thung lũng tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên địa hình huyện Hạ Lang không phân
chia thành những vùng rõ rệt.
1.1.3. Khí hậu
Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung
bình năm là 21,6
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm.
1.1.4. Thủy văn
Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang, với chiều dài
10km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt - Trung với chiều dài 12km nhưng khả
năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tỷ
trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm xuống và ngành công nghiệp – dịch vụ tăng
lên.
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công
nghiệp. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người
315USD. Thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hạ Lang
- Thuận lợi
4
+ Huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn 45.681,67 ha, đất đai phù hợp với nhiều
loại cây trồng. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh
trưởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng
cây trồng tập trung như: Mía, cây ăn quả, rừng nguyên liệu… Cung cấp nguyên liệu cho chế
biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và
khai thác.
+ Hạ Lang là huyện miền núi biên giới, ba mặt giáp Trung Quốc, có hai cửa khẩu
đang giao lưu (Lý Vạn và Bí Hà), đây là lợi thế so sánh của huyện so với một số huyện khác
trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông nối với thị xã Cao Bằng, các huyện miền Đông và ra
hai cửa khẩu thuận tiện, tạo điều kiện để huyện mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác giữa
huyện với các huyện bạn và với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (đây là thị trường rộng và dễ
tính).
+ Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng cho phép có thể phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nước đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu
năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ
nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2-3 vụ cây trồng cạn trong năm.
+ Quỹ đất đai chưa sử dụng của huyện chỉ còn gần 900 ha, song tiềm năng về tăng vụ
và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những
năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở
ngoài việc khai thác khoảng hơn 700 ha đất đồi chưa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây
có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá (hồi, mác mật, dược liệu) và thực hiện tăng vụ trên
đất cây hàng năm đưa một số cây rau đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lượng cao vào
sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác.
+ Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, bình quân có khoảng 2,3 lao động trên một ha
đất canh tác, 38% lao động nông thôn chưa có đủ việc làm thường xuyên, nếu có hướng đào tạo,
khai thác hợp lý nguồn lao động của huyện sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện trong điều kiện hội nhập.
+ Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện như đường giao thông, cửa khẩu, công
trình thuỷ lợi, cơ sở bưu chính viễn thông, mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục… đã được tăng
cường nhiều hơn trước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
5
+ Chương trình trồng mía xuất khẩu, chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai
đoạn 2006 - 2010 và sự phát triển một số nghề truyền thống như khai thác đá, dệt thổ cẩm,
đan lát… tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện theo hướng phát
triển hàng hoá.
+ Trong nông nghiệp, bước đầu có sự chuyển đổi quan trọng về cơ cấu giống mới,
trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi đã được nâng lên, sản lượng lương thực bình quân đầu
người tăng khá và ổn định, một số nông sản đã trở thành hàng hóa.
+ Hạ Lang có một số ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát…giúp cho
việc đa dạng hóa ngành nghề, phân công lao động và tăng thu nhập cho người dân.
- Khó khăn
+ Là một huyện miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, mạng lưới giao thông chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, mức thu ngân sách còn thấp.
+ Các ngành kinh tế trong huyện phát triển chưa đồng bộ, 70% thu nhập của huyện là
từ kinh tế nông nghiệp; thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ.
+ Hạ Lang là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn chiếm đa
số, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển của địa phương.
+ Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là các xã vùng cao.
Năng suất cây trồng chưa cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp và lâm nghiệp,
giữa trồng trọt và chăn nuôi còn mất cân đối. Sản xuất tự cấp, tự túc, chưa tạo ra động lực
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
+ Hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp. Năng suất các cây trồng chính còn thấp
hơn rất nhiều mức bình quân chung của cả nước: lúa 39,5/48,85 tạ/ha; ngô 35,9/36 tạ/ha; sắn
108/156 tạ/ha; đậu tương 7,69/14,3 tạ/ha; lạc 7,5/18 tạ/ha; thuốc lá 7,5/15,6 tạ/ha. Riêng cây
mía có năng suất cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 599,2/553 tạ/ha.
Huyện Hạ Lang đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn:
+ Nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng đầu tư có hạn.
+ Nguy cơ tụt hậu về kinh tế còn tiềm ẩn do mức thu ngân sách chỉ đáp ứng 100%
nhu cầu chi, kinh phí cho các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu lấy từ ngân sách trợ cấp từ bên
ngoài.
6
+ Nền kinh tế cùng với cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý còn yếu kém của huyện khó
đáp ứng được các yêu cầu của giao lưu thị trường với các huyện, tỉnh và quốc gia xung quanh.
+ Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cùng với những khó khăn gây ra do tập quán sản
xuất còn lạc hậu ở vùng đồi núi huyện Hạ Lang cũng là thách thức to lớn đối với môi trường
sống ở đây và cản trở việc tổ chức, quản lý sử dụng đất bền vững. Cụ thể là phần lớn diện tích
đất đồi núi các xã vùng cao đều nằm ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tỷ lệ che phủ thấp, đất trên
đá vôi chiếm tỷ lệ lớn, canh tác theo phương thức quảng canh, độc canh, trồng cây ngắn ngày
là chính. Đất canh tác ở đây không có công trình chống xói mòn, ít được bón phân và bón
phân không cân đối, không đáp ứng yêu cầu của cây trồng, nhất là các giống mới năng suất
cao. Đất ở đây thường bị khô hạn nặng vào mùa khô, rửa trôi, xói mòn mạnh về mùa mưa nên
đất dần dần bị suy thoái, giảm và mất khả năng sản xuất. Đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đói nghèo của nhiều hộ nông dân các xã vùng cao
huyện Hạ Lang.
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang.
2.1. Đặc điểm tài nguyên đất của huyện
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động sản
xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Hạ Lang đã hình thành và phát triển 7 nhóm đất, 19 đơn
vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng.
Đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang
STT
Tên đất
Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Đất phù sa
P
1.125,14
2,41
2
Đất glây
GL
61,50
0,13
3
Đất tích vôi
V
1.518,30
3,26
4
Đất nâu
N
8.894,02
19,08
5
Đất đỏ
F
297,50
0,64
6
Đất xám
X
19.662,36
42,17
7
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
E
637,65
1,37
Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất
nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng
đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải
7
tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng nước hoặc theo phương thức
đa canh.
Diện tích đất huyện Hạ Lang phân theo các cấp độ dốc như sau:
Diện tích đất phân bố theo các cấp độ dốc huyện Hạ Lang
Độ dốc
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) DTTN
% DT điều tra
<3
0
4064,18
8,71
12,62
3-8
0
2432,49
5,22
7,55
8-15
0
1377,91
2,95
4,28
15-20
0
1771,63
3,80
5,50
20-25
0
6289,25
13,50
19,56
>25
0
16235,01
34,85
50,49
Diện tích đất phân theo độ dày tầng đất mịn như sau:
- Tầng đất mỏng và rất mỏng (<50cm): 5262,88ha, chiếm 16,34% DTĐT
- Tầng đất trung bình (50-100cm): 17932,77ha, chiếm 55,70% DTĐT
- Tầng đất dày (>100cm): 9000,82ha, chiếm 27,96% DTĐT
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là:
45.681,67 ha. Với cơ cấu sử dụng đất của huyện như sau:
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Tổng số
Cơ cấu
(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Tổng diện tích tự nhiên
45681.67
100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP
42903.01
93.92
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
7638.74
16.72
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
7479.10
16.37
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
2940.65
6.44
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
776.30
1.70
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
3762.15
8.24
8
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Tổng số
Cơ cấu
(%)
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
159.64
0.35
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
35244.76
77.15
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
29.50
0.06
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
35215.26
77.09
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
0.00
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
19.51
0.04
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.00
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
1881.76
4.12
2.1
Đất ở
OTC
360.33
0.79
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
320.08
0.70
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
40.25
0.09
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
915.62
2.00
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS
11.37
0.02
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
35.33
0.08
2.2.3
Đất an ninh
CAN
0.62
0.00
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
CSK
26.04
0.06
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
842.26
1.84
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
3.27
0.01
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
28.58
0.06
2.5
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN
573.96
1.26
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0.00
3
Đất chưa sử dụng
CSD
896.90
1.96
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
223.11
0.49
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
673.79
1.47
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Đất nông nghiệp chiếm 93,92%
Đất phi nông nghiệp chiếm 4,18%
Đất chưa sử dụng chiếm 1,96%
9
Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích nhỏ, đất chưa sử dụng còn nhiều song lại nằm ở
những vị trí khó khai thác.
Trong nội bộ đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp lại chiếm tỷ lệ lớn, tới 85,12% và hầu
hết lại là rừng phòng hộ, không mang lại sinh kế cho người dân vùng sâu vùng xa sống dựa
vào rừng.
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm lại chiếm đại đa số,
tới 97,91 %. Trong khi có nhiều vùng do điều kiện tưới kém chủ động nên năng suất và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp không cao.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
3.1. Những căn cứ và tiêu chuẩn để đánh giá
Đối chiếu với các mục tiêu sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp theo quan điểm bền
vững ở Hạ Lang, các tiêu chuẩn kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sau đây được sử dụng
để lựa chọn các hệ thống sử dụng đất tiên tiến:
- Giúp gia tăng sản lượng lương thực
- Đa dạng hóa cây trồng
- Giúp tăng thu nhập cho người nông dân
- Tạo được việc làm cho người lao động
- Bảo vệ môi trường tự nhiên
3.2. Đánh giá các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
Dựa trên tình hình sản xuất nông nghiệp cụ thể trên địa bàn huyện Hạ Lang đề tài tiến
hành điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện.
Kết quả thu được như sau:
Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính của huyện
STT
Cây trồng
Tính trên 1 ha
LĐ*
GTSX
CPTG
GTGT
1
Lúa xuân
28.795.000
12.972.250
15.822.750
312
2
Lúa mùa
22.945.000
12388600
10.556.400
307
3
Ngô
25.130.000
8.815.000
16.315.000
270
4
Đỗ tương
10.766.000
5.311.800
5.454.200
302
5
Lạc
22.500.000
11.355.000
11.145.000
292
6
Thuốc lá
14.250.000
11.282.610
2.967.390
252
10
7
Mía
64.157.200
29.610.000
34.547.200
350
8
Quýt
35805000
8784870
27020130
420
Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
STT
Kiểu sử dụng đất
Tính trên 1 ha
LĐ*
GTSX
CPTG
GTGT
LUT chuyên lúa
1
2 vụ lúa
51.740.000
25.360.850
26.379.150
619
LUT lúa - màu
1
Ngô - lúa
48.075.000
21.203.600
26.871.400
577
2
Lúa - Đỗ tương
39.561.000
18.284.050
21.276.950
614
LUT chuyên màu
và cây CNNN
1
Ngô – đậu tương
35.896.000
14.126.800
21.769.200
572
2
Mía
64.157.200
29.610.000
34.547.200
350
LUT cây lâu năm
1
Quýt
35.805.000
8.784.870
27.020.130
420
4. Phân hạng thích nghi đất đai
Toàn bộ đất đai của huyện Hạ Lang đã xác định được 21 kiểu thích nghi. Mỗi kiểu thích
nghi có thể thích hợp với một hoặc vài loại hình sử dụng.
11
Diện tích các kiểu thích nghi đất đai huyện Hạ Lang – Cao Bằng [9]
Kiểu
TN
Số đơn vị
đất đai
Diện tích
(ha)
Mức độ thích nghi đất đai
Lúa
Màu
CCNNN
Cây
ăn
quả
Chè
đắng
Cây
lâu
năm
Rừng
1
1
1760,00
S1
S3
S3
S3
S3
2
2
174,10
S3
S2
S2
S2
S2
S1
3
2, 3, 17
179,22
S3
S2
S1
S2
S2
S1
4
5
1030,77
S2D
N
N
N
N
N
5
6
173,90
S3
N
N
N
N
N
6
3, 11, 20
3092,95
N
S3
S3
S3
S3
S2
7
4
913,40
S1
S3
N
N
N
N
8
7, 8
324,06
S2N
S2
N
N
N
N
9
9
1525,08
S3
S2
S3
N
S3
S3
10
10
447,26
S3
S2
S3
S3
S3
S3
11
12
392,40
N
N
S3
S3
S3
S3
12
13, 14,
15, 16
2382,94
N
S3
N
N
N
S3
13
21, 22
845,00
N
S1
S1
S1
S1
S1
14
23
4510,00
N
N
S3
S3
S3
S3
15
19
190,00
N
S2
S2
S2
S2
S2
16
18, 20, 28
369,02
S3i
S2
S2
S2
S2
S2
17
24
73,50
S3
S3
S3
S3
S3
S3
18
25, 26
899,36
N
S3
S3
S3
S3
S3
19
31
8858,35
N
N
N
S3
N
S3
20
27, 32,
33, 34
1733,55
N
N
N
N
N
S3
21
30
2321,61
N
S3
S3
S3
S3
S2
Tổng
DT
32.196,47
32.196,47
Trong 21 kiểu thích hợp đã được xác định cho thấy:
+ Đất chuyên lúa:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
- Đất rất thích hợp: 913,40 ha
- Đất thích hợp: 1.354,83 ha
- Đất ít thích hợp: 4.702,08 ha
- Đất không thích hợp: 25.226,16 ha
+ Đất màu và CCNNN:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
12
- Đất rất thích hợp: 2.605,00 ha
- Đất thích hợp: 3.208,74 ha
- Đất ít thích hợp: 9.683,76 ha
- Đất không thích hợp: 16.698,97 ha
+ Đất cây ăn quả:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
- Đất rất thích hợp: 179,22 ha
- Đất thích hợp: 1.578,12 ha
- Đất ít thích hợp: 15.022,16 ha
- Đất không thích hợp: 15.416,97 ha
+ Đất trồng hồi hoặc chè đắng:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
- Đất rất thích hợp: 845,00 ha
- Đất thích hợp: 912,34 ha
- Đất ít thích hợp: 22.355,43 ha
- Đất không thích hợp: 8.083,70 ha
+ Đất cây lâu năm khác:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
- Đất rất thích hợp: 845,00 ha
- Đất thích hợp: 912,34 ha
- Đất ít thích hợp: 15.022,16 ha
- Đất không thích hợp: 15.416,97 ha
+ Đất rừng:
Diện tích đánh giá là 32.196,47 ha. Trong đó:
- Đất rất thích hợp: 1.198,32 ha
- Đất thích hợp: 5.973,57 ha
- Đất ít thích hợp: 22.552,44 ha
- Đất không thích hợp: 2.442,13 ha
5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Hạ Lang
5.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn.
Định hướng sử dụng đất đai của huyện Hạ Lang đến năm 2020 và
xa hơn phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng
13
đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng và phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh.
- Đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững quỹ đất đai của huyện, phục vụ cho phát triển
kinh tế (đất nông, lâm nghiệp, đất công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh…), ổn định
chính trị, an ninh quốc phòng (đất an ninh quốc phòng) và phát triển xã hội (đất phát triển hạ
tầng, đất tôn giáo tín ngưỡng…) đặc biệt là các xã biên giới.
- Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đất của các ngành để thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, trên quan điểm sử dụng toàn bộ quỹ đất của huyện
một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội; mở rộng giao lưu giữa các xã trong toàn huyện. Xây dựng bộ mặt nông thôn mới hiện
đại, tươi đẹp.
- Đảm bảo ưu tiên bố trí đất đai cho việc giải quyết an ninh lương thực trên địa bàn
huyện và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời phải ưu tiên đất cho khai thác khoáng
sản, vật liệu xây dựng, mở rộng đô thị, xây dựng các khu dịch vụ, mậu dịch đường biên… để
phát triển kinh tế nhanh và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện.
- Đảm bảo sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tỷ lệ che phủ thảm thực vật đảm bảo mức cân
bằng sinh thái ở một huyện miền núi. Đồng thời chú ý hạn chế tối thiểu tác động xấu đến môi
trường trong sử dụng đất, nhất là ở khu vực khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
- Đảm bảo bố trí đủ đất cho phát triển dân cư, đất để làm các tuyến đường biên giới và
xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu thương mại - dịch vụ ở các khu cửa khẩu, tạo điều
kiện cho 8 xã biên giới phát triển nhanh, giảm chênh lệch với các xã nội huyện.
5.2. Dự báo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hạ Lang
Trên cơ sở định hướng sử dụng đất dài hạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đề
tài đã tiến hành điều tra, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, các ngành trên địa
bàn huyện. Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên đất, phân hạng thích nghi đất đai và nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của huyện để cân đối diện tích đất cho các mục đích sử dụng, đề tài dự báo
diện tích phân bổ cho các mục đích sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hạ Lang như sau:
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Tổng số
Cơ cấu
(%)
Tăng (+),
giảm (-)
So với 2011
14
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Tổng số
Cơ cấu
(%)
Tăng (+),
giảm (-)
So với 2011
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Tổng diện tích tự nhiên
45681.67
100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP
43.413,75
95.04
510.74
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
7.654,35
16.76
15.61
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
6.751,59
14.78
-727.51
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
2.935,43
6.43
-5.22
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
776,30
1.70
0.00
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK
3.039,86
6.65
-722.29
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
902,76
1.98
743.12
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
35.739,89
78.24
495.13
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
12.579,3
27.54
12549.80
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
23.160,59
50.70
-12054.67
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
0.00
0.00
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
19.51
0.04
0.00
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
0.00
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.00
0.00
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2.092,45
4.58
210.69
2.1
Đất ở
OTC
385,24
0.84
24.91
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
338,84
0.74
18.76
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
46,40
0.10
6.15
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
1.103,96
2.42
188.34
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
CTS
24,91
0.05
13.54
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
50.33
0.11
15.00
2.2.3
Đất an ninh
CAN
3,12
0.01
2.50
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp
CSK
51,77
0.11
25.73
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
973,83
2.13
131.57
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
3.27
0.01
0.00
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
36,81
0.08
8.23
15
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Tổng số
Cơ cấu
(%)
Tăng (+),
giảm (-)
So với 2011
2.5
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN
557,11
1.22
-16.85
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
6,06
0.01
6.06
3
Đất chưa sử dụng
CSD
175,47
0.38
-721.43
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
118,49
0.26
-104.62
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
56,98
0.12
-616.81
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
- Đất nông nghiệp chiếm 95,04%
- Đất phi nông nghiệp chiếm 4,58%
- Đất chưa sử dụng còn lại có 0,38%, đã đưa vào sử dụng được 721,43 ha, chủ yếu sử
dụng vào mục đích lâm nghiệp
Trong nhóm đất nông nghiệp thì đất rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất
12.028,87 ha, nhằm làm tăng quyền sử dụng đất rừng cho người dân, tăng sinh kế cho người
dân sống dựa vào rừng.
Bên cạnh đó diện tích đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất trồng cây lâu năm là
715,00 ha, tại những vị trí trồng cây hàng năm không mang lại hiệu quả, đất đai thích hợp với
cây lâu năm hơn.
5.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Trên thực tế đã có rất nhiều giải pháp được đề xuất để sử dụng tài nguyên đất hợp lý,
và nhiều giải pháp đã và đang thực hiện như các chính sách về giao đất, khoán rừng cho các
hộ gia đình; trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên đất dốc; áp dụng các
biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học…) và đầu tư thâm canh sử
dụng đất theo chiều sâu….Tuy nhiên, đối với huyện Hạ Lang nói riêng tác giả xin đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm sử dụng tài nguyên đất hợp lý trên địa bàn huyện.
Giải pháp quy hoạch
Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất thì quy hoạch sử dụng đất được xem như một giải
pháp quan trọng hàng đầu. Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội. Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến
cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch,
chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị trường đòi hỏi.
16
Các dự án, công trình khai thác tài nguyên đất cần bám sát quy hoạch được đặt ra để
tránh đi chệch hướng phát triển chung của toàn huyện
Giải pháp chính sách, quản lý.
Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Xác định rõ, công khai và tăng quyền
sử dụng đất. Đây là khâu đột phá, là vấn đề trung tâm then chốt và cũng là biện pháp về kinh
tế, quản lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất giao rừng cần kết hợp chặt chẽ
với quy hoạch sử dụng đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến sau thu hoạch. Có thể nói, chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nước ta là
“đòn bẩy” cho mọi thành công của nước ta trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả và bền vững tài
nguyên đất.
Có chính sách quan tâm đến mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản
phẩm nông sản như mắc mật, chè đắng (bởi dự án trồng mắc mật và chè đắng đang đi dần vào
thất bại bởi không có đầu ra cho sản phẩm).
Có chính sách hỗ trợ về vốn, giống cây trồng cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng như hỗ trợ về cây giống cho Dẻ ăn quả, giống cây hồi
Giải pháp kỹ thuật
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
+ Biện pháp khai hoang, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ;
Hoàn thiện các công trình thuỷ lợi, thường xuyên nạo vét, tu sửa, kiên cố hoá kênh
mương để đảm bảo nước tưới tiêu;
Cải tạo tính chất lý hoá của đất theo quy trình canh tác đặc biệt làm đất theo hướng
vuông góc với sườn đồi, tăng tỷ lệ cây trồng có khả năng giữ đất trong cơ cấu diện tích cây
trồng, trồng xen canh, gối vụ, áp dụng chế độ cây trồng và phân bón hợp lý;
Tổ chức sử dụng biện pháp nông - lâm kết hợp, trồng rừng ở những nơi có độ dốc lớn,
trồng xen cây ăn quả trong các khu vực có độ dốc < 30
o
khuyến khích phát triển mô hình kinh
tế hộ, kinh tế trang trại;
+ Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các công nghệ, quy trình tiên tiến vào sản xuất,
đưa các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng các quy
trình thâm canh cao sản, cho hiệu quả kinh tế cao theo hướng chuyên môn hoá, sản xuất hàng
hoá;
17
Tìm nguồn vốn cho dân vay để đầu tư ban đầu hai ngành chủ yếu là nông nghiệp và
lâm nghiệp;
+ Hỗ trợ khuyến khích các ngành nghề phát triển, nhất là ngành công nghiệp, tăng
cường kinh doanh dịch vụ, kết hợp hài hoà giữa sản xuất hàng hoá và kinh doanh hàng hoá,
kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi.
+ Thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân sản
xuất, đặc biệt khi áp dụng các giống mới để đạt được năng suất, hiệu quả cao.
Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên đất. Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật
sử dụng và quản lý đất. Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng
các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất.
Tình trạng chung của nhân dân các dân tộc miền núi là trình độ dân trí thấp bởi vậy
cần thiết phải mở các lớp tập huấn nhằm trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về kỹ
thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất trong gia đình.
KẾT LUẬN
Kết luận
1. Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Tình
hình kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể xong vẫn
còn đó rất nhiều những khó khăn thách thức mà huyện đã và đang phải đối mặt. Hiện trạng sử
dụng đất năm 2011, huyện Hạ Lang có 42.903,01 ha đất nông nghiệp, trong đó đất lâm nghiệp
chiếm diện tích đa số (35.244,76 ha), cấu trúc lâm phần lại nghèo nàn, khả năng bảo vệ đất
của lớp phủ thực vật thấp. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý: Phần lớn diện tích
đất của huyện là đất dốc, nhưng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha) thì có tới
97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha), diện tích trồng cây lâu năm không
đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
2. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động sản
xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Hạ Lang đã hình thành và phát triển 7 nhóm đất, 19 đơn
vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng.
Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất
nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng
18
đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải
tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng nước hoặc theo phương thức
đa canh.
Toàn bộ đất đai huyện Hạ Lang được xác định 21 kiểu thích nghi, mỗi kiểu thích nghi
được xác định cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất.
3. Trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên địa bàn huyện được lựa chọn để đánh
giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cach tác
lúa nước mang tính truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ được đất,
giải quyết được nhiều lao động.
4. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ
Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất được đề
xuất phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm
95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21
% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm 11,79%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
5. Một số giải pháp định hướng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất được đề tài đưa ra
là: giải pháp quy hoạch, giải pháp chính sách quản lý, giải pháp kỹ thuật, và giải pháp về
tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
Kiến nghị
- Mạnh dạn chuyển đổi các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, tích cực chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho người dân.
- Có chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn, hỗ trợ giống cây trồng, mạnh dạn đầu tư
cho sản xuất, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tích cực học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ
gia đình từ các địa phương khác áp dụng cho các hộ gia đình tại địa phương, tạo việc làm cho
lao động trong gia đình khi nông nhàn.
- Người lao động cần cố gắng học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao trình độ, hội nhập
nền kinh tế hàng hóa đã và đang trở thành xu thế của thời đại.
References
1. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2010), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010.
2. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính
sách trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5.
19
3. Tôn Thất Chiểu và nnk (1986), Đánh giá phân hạng đất toàn quốc.
4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
5. Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức (2003), Bài giảng phân hạng và đánh giá đất đai.
6. Lê Hải Đường (2007) , “chống thoái hoá đất sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm
phát triển bền vững”, Tạp chí lý luận của của uỷ ban dân tộc
7. Quyền Đình Hà (2005), Bài giảng kinh tế đất, Trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang-tỉnh Bắc Giang, Luận văn
thạc sĩ nông nghiệp, trường đại học nông nghiệp I, Hà Nội.
9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
10. Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Báo cáo kèm theo bản đồ đánh giá phân hạng đất
đai huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
11. Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Tập ATLAS cảnh quan và hình thái phẫu diện đất
huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
12. Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Báo cáo thuyết minh hình thái phẫu diện đất
huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
13. Luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị quốc gia
14. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông
lâm Huế.
15. Thái Phiên (2000), Sử dụng, quản lý đất bền vững, NXB Nông nghiệp.
16. Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng
dụng, NXB Thanh Hoá.
17. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Thành (2001), “ Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông
thôn, (4), trang 199-200.
19. Bùi Quang Toản và nnk (1985), Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam.
20. Tổng cục quản lý đất đai (2009), Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, NXB Bản đồ.
21. UBND huyện Hạ Lang (2007), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2020.
20
22. UBND huyện Hạ Lang (2009), Đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo
nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020.
23. Phòng thống kê huyện Hạ Lang, Niên giám thống kê qua các năm từ 2001 đến 2011.
24. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam,
(20/9/2007)“Sử dụng đất”
25. Bộ Xây dựng, Anh Thư (25/5/2006)“Đừng từ bỏ các vùng đất
khô cằn”.
26. http:///vneconomy.vn Nguyễn Quốc Vọng (13/6/2006).
27. Đài tiếng nói Việt Nam, (10/11/2007) “Thận trọng khi
sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp”