Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương cho lưu vực sông nhuệ đáy trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 28 trang )

Nghiên cứu xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn
thương cho lưu vực sông Nhuệ Đáy trên địa
bàn thành phố Hà Nội

Đặng Đình Đức

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Thủy văn học ; Mã số: 60 44 90
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ngọc Anh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Trình bày đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Nhuệ
Đáy, phần thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Tổng quan về các nghiên cứu tổn
thương và các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt. Giới thiệu mô
hình MIKE FLOOD. Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD mô phỏng ngập lụt lưu
vực sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội: Xây dựng cơ sở dữ liệu mạng
lưới thủy lực một chiều cho MIKE 11; xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới hai chiều
cho MIKE 21; hiệu chỉnh và kiểm định mô hình; xây dựng bản đồ họa lũ, ngập lụt
với tần suất 1%. Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do ngập lụt lưu vực sông
Nhuệ Đáy, trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Keywords: Thủy văn học; Bản đồ; Lưu vực sông; Sông Nhuệ Đáy


Content
M U
Ngập lụt là một trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của
người dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng
nề, hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt, các công trình bị tàn phá, các hoạt động kinh tế - xã hội
bị gián đoạn. Quá trình đô thị hoá mạnh cùng với sự tác động của Biến đổi Khí hậu và tình


hình mưa lớn gây ra ngập úng trên các khu đô thị diễn ra với tần suất lớn dần.
Lưu vực sông Nhuệ Đáy là một tiểu lưu vực thuộc hệ thống sông Hồng – Thái
Bình, phần lớn diện tích thủ đô Hà Nội nằm trên lưu vực này. Đây là một lưu vực sông có
ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, tuy nhiên đây cũng
là một khu vực dễ chịu tác động của ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Khác với nguyên nhân gây
1

lũ lụt miền Trung chủ yếu là do nước tràn bờ, các địa phương đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt
thành phố Hà Nội thường xuyên bị úng ngập gây ra bởi mưa nội đồng, nguyên nhân do đã
có hệ thống đê kiên cố vừa ngăn không cho nước dâng từ sông vào nhưng lại khiến việc
tiêu úng nội đồng gặp nhiều khó khăn. Để tăng cường ứng phó với ngập úng ngoài các biện
pháp công trình (đê kè, hồ chứa thượng lưu, các trạm bơm tiêu ) thì các biện pháp phi
công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững
như các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người
dân. Mặt khác, ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo
vùng ngập, di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn, đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc
hạn chế những thiệt hại về người và tài sản.
Việc nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương gây ra do ngập lụt trên khu vực nghiên
cứu là rất cần thiết. Để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt tác động tới kinh tế -
xã hội thì hướng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai là cần
thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây cũng là lý do dẫn
đến sự hình thành luận văn “Nghiên cu xây dng b tính d b t
vc sông Nhu a bàn thành ph Hà Ni”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở
khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định chiến
lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội.
Cấu trúc luận văn gồm có:
Mở đầu
Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Nhuệ Đáy, phần
thuộc địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 2. Tổng quan về các nghiên cứu tổn thương và các bước đánh giá tính dễ

bị tổn thương do lũ, ngập lụt
Chương 3. Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD mô phỏng ngập lụt lưu vực sông
Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 4. Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do ngập lụt lưu vực sông Nhuệ
Đáy, trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kết luận và giải pháp
Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo
2

1
   SÔNG 
, 


Lưu vực sông Nhuệ Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi từ 20
0
đến
21
0
20' vĩ độ Bắc và từ 105
0
đến 106
0
30' kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 7665
km
2
. Giới hạn của lưu vực như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc được bao bởi đê sông Hồng từ ngã ba Trung Hà tới cửa
Ba Lạt với tổng chiều dài khoảng 242 km.
- Phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài khoảng 33

km.
- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực
sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm
(nơi có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10 km rồi đổ ra
biển tại cửa Càn.
- Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95 km từ cửa Ba
Lạt tới cửa Càn.
Trong đó sông Đáy là dòng sông chính của lưu vực, bắt nguồn từ sông Hồng thông
qua hệ thống phân chứa lũ Vân Cốc thuộc huyện Phúc Thọ chảy qua các tỉnh Hà Nội, Hà
Nam, Ninh Bình và Nam Định trước khi đổ ra biển Đông tại cửa Đáy. Sông Đáy có chiều
dài khoảng 250 km.[3]
Sông Nhuệ là một phụ lưu lớn của sông Đáy, cũng lấy nước từ sông Hồng qua cống
Liên Mạc ở Từ Liêm, Hà Nội chảy qua các các quận: Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm,
Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên rồi đổ vào sông Đáy tại Phủ Lý
(Hình 1).
Phần lớn diện tích thành phố Hà Nội thuộc lưu vực sông Nhuệ Đáy, trừ Quận Gia
Lâm, một phần Quận Long Biên, huyện Mê Linh và Sóc Sơn. Khu vực nghiên cứu nằm
chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ
20
0
34’ đến 21
0
17’ độ vĩ Bắc và 105
0
17’ đến 106
0
00’ kinh độ Đông (Hình 1). Có ranh giới
tự nhiên là sông Hồng ở phía Bắc và Tây. Tổng diện tích thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng là:
3344.7 km
2

, trong đó, diện tích thuộc lưu vực Nhuệ Đáy: 2361 km
2
. Bao gồm: 10 quận, 15
3

huyện, với một vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là trung tâm văn hóa - xã hội, kinh
tế, chính trị, giáo dục - khoa học của cả nước. Do đó, vấn đề ngập lụt và tổn thương do
ngập lụt cần phải được chú trọng nghiên cứu.

Nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, lưu vực Nhuệ Đáy nằm trải dài theo phương vĩ
tuyến từ Hà Nội đến Nam Định chịu ảnh hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau
khiến cho địa hình khu vực nghiên cứu có sự phân hoá tương phản thể hiện rõ nét theo
hướng Tây - Đông và hướng Bắc - Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông
có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành vùng chính như sau:
Vùng đồi núi
Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam và chiếm khoảng 30% diện tích, có
hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Phần
lớn là các dãy núi thấp có độ cao trung bình 400 - 600m được cấu tạo bởi các đá trầm tích
lục nguyên, cacbonat; chỉ một vài khối núi có độ cao trên 1000m được cấu tạo bởi đá trầm
tích. Địa hình núi trong khu vực cũng có sự phân dị và mang những đặc trưng hình thái
khác nhau. [3]
Vùng đồng bằng
Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh thổ, địa hình khá bằng phẳng có
độ cao <20m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bề mặt đồng
bằng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh mương chằng chịt. Có thể chia đồng bằng
thành 4 khu vực có đặc điểm khác nhau: Vùng đồng bằng phía Bắc, Vùng đồng bằng trung
tâm, Vùng đồng bằng phía Nam, Vùng đồng bằng thung lũng.

4



Hình 1: 

Do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất trong khu vực chủ yếu
là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đáy bồi đắp nên Chúng đều là loại đất ít
chua và chua, có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng ở mức độ trung bình đến nghèo.
Những khu vực cao ven sông Hồng, sông Đáy, đất có thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là đất
cát hoặc pha cát khá chua và nghèo chất dinh dưỡng. Các vũng trũng ven sông Nhuệ, đất có
thành phần cơ giới nặng hơn chủ yếu là loại đất thịt nặng và sét nhẹ ít chua và giàu các chất
dinh dưỡng hơn.[3]
5


Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Với một mạng lưới loại
các trạm khí tượng dày đặc trải đều khắp địa bàn Hà Nội.
Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tới 42,8
0
C, thấp nhất tuyệt đối chỉ 2,7
0
C,
trung bình năm dao động trong khoảng 23  24
0
C với cơ chế hoàn lưu gió đã tạo ra sự phân
hóa rõ rệt theo hai mùa:
- Mùa nóng từ tháng V-X, có nhiệt độ trung bình tháng từ 24,0
0
C đến 29,3
0

C. Tháng
có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng VII.
- Mùa lạnh từ tháng XI-IV, có nhiệt độ trung bình tháng từ 16,6
0
C đến 21,6
0
C
Lượng mưa
Khu vực nghiên cứu có lượng mưa khá lớn so với các vùng khác ở xung quanh,
lượng mưa trung bình năm khoảng 1608,19 mm. Do ảnh hưởng của địa hình đô thị nên
vùng nội thành có lượng mưa năm lớn hơn vùng ngoại thành. Lượng mưa năm lớn nhất tại
Hà Nội là 2977,9 mm (2008, đo tại trạm Hà Đông). Lượng mưa năm nhỏ nhất tại Hà Nội là
917,84 mm (1976, đo tại trạm Sóc Sơn). Lượng mưa năm lớn nhất nhiều gấp 3,2 lần lượng
mưa năm nhỏ nhất. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 114 ngày có mưa. Lượng mưa
phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và
khô rất rõ rệt.
Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa
chiếm tới xấp xỉ 85% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất thường là VII hoặc VIII
với lượng mưa chiếm tới trên 34,8% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn
nhất trong năm là VII, VIII, IX. Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng
lượng mưa năm.
Mùa khô thường kéo dài 7 tháng, từ tháng XI đến tháng IV năm sau với tổng lượng
mưa chỉ chiếm khoảng 14,7% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng
XII hoặc tháng I với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1,2% tổng lượng mưa năm. Ba tháng
liên tục mưa ít nhất là các tháng XII, I và II. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm
khoảng 4,1% tổng lượng mưa năm.
Bốc hơi
6

Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng vào gió và phụ thuộc vào lượng

mưa trên địa bàn tỉnh. Lượng bốc hơi trung bình năm ở Hà Nội là 978,9 mm, lượng bốc hơi
trung bình tháng ở Hà Nội từ 82,6 – 98,2 mm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong
năm là các tháng trong mùa hè và đầu mùa đông (V-XII) do có lượng mưa lớn và số giờ
nắng nhiều.
Bng 1: Khí hậu tại Hà Nội (1898-2011) [2]
Tháng
N. độ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Cao
kỷ lục
33,2
33,9
36,8
39,1
42,8
39,9
40,3
36,8

37,8
36,4
36,3
36,5
42.8
TB tối
cao
19.3
19.9
22.8
27.0
31.5
32.6
32.9
31.9
30.9
28.6
24.3
21.8
26.9
TB tối
thấp
13.6
15.0
18.1
21.4
24.3
25.8
26.1
25.7

24.7
21.9
18.5
15.3
20.8
Thấp
kỷ lục
2,7
6,1
7,2
9,9
15,6
21,1
21,9
20,7
16,6
14,1
7,3
5,4
2.7
Lượng
mưa
18.6
26.2
43.8
90.1
188.5
239.9
288.2
318.0

265.4
130.7
43.4
23.4
1676.2


Lưu vực sông Nhuệ Đáy nằm bên bờ hữu sông Hồng gồm có 2 sông chính là sông
Đáy và sông Nhuệ. Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông
La Khê (qua thành phố Hà Đông), sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v.
Sông Đáy là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, rút nước từ sông Hồng ra vịnh Bắc
Bộ. Sông Đáy chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên
hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km
2
và lưu vực có diện
tích 7665 km
2
chảy trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh
Bình và Nam Định.
Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà
Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông
Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát Môn.
Lưu lượng của sông bất thường, vào mùa mưa lũ thường rất lớn, với đặc điểm dòng
sông quanh co uốn khúc do vậy dễ tạo ra những ghềnh nước lớn. Đến mùa khô thì lòng
sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được.
7

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ dài 74 km, diện tích lưu vực
khoảng 1075 km
2

(phần bị các đê bao bọc) chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng Bắc Tây
Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Điểm bắt đầu của
nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà
Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thành phố Phủ
Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua các quận, huyện, thị gồm quận Cầu Giấy, Hà Đông,
huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và cuối cùng
đổ vào sông Đáy qua cống Lương Cổ ở khu vực thành phố Phủ Lý. Về mùa kiệt, cống
Liêm Mạc luôn mở để lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn về mùa lũ chỉ mở khi mực
nước sông Hồng dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước. Cống Lương Cổ
về mùa lũ luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy.
Nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua thành
phố Hà Đông), sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ và một số sông nhỏ khác
tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy cho hệ thống khi điều kiện cho phép . Sông Duy
Tiên dài 21 km, mặt cắt sông rất rộng có chỗ lên tới gần 100m nhưng lại rất nông do ít
được nạo vét, cao độ đáy hiện nay cao hơn thiết kế từ 2,0m đến 3,0m. Sông Vân Đình dài
11,8 km nối sông Nhuệ với sông Đáy qua cống Vân Đình. Sông La Khê dài 6,8 km được
nối với sông Đáy qua công La Khê.
Khu vực nghiên cứu cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, mang dấu vết
của các con sông cổ. Toàn thành phố có trên 80 hồ và ao (tính kể cả những ao có diện tích
mặt nước từ 1ha trở lên). Trong khu vực nội thành, Hồ Tây, Hồ Trúc. Cùng với Hồ Tây,
trong khu vực Hà Nội còn có các hồ nổi tiếng như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ và
các đầm lớn như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân
Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn (Bảng 4). Các hồ tự nhiên này là nơi trữ nước tạm thời mỗi khi
mưa lớn, có chức năng điều tiết nước bên cạnh các chức năng khác về sinh thái, cảnh quan,
môi trường.
Bảng 2: 

Tên sông

Chiều dài

(km)
Chiều rộng
(m)
Độ sâu
(m)
Hệ số uốn
khúc
S. Tô Lịch
13,7
30 - 40
3 - 4

8

S. Lừ (S. Nam Đồng)
5,8
20 - 30
2 - 4

S. Sét
6,7
20 - 30
3 - 4

S. Kim Ngưu
10,8
20 - 30
3 - 4

S. Nhuệ

29,0


1,53
S. Đáy
250,0



Bảng 3: 
TT
Tên H
Din
tích
(ha)
T
T
Tên H
Din
tích
(ha)
TT
Tên H
Din
tích
(ha)
1
Hồ Hoàn Kiếm
11.9
34

Hồ Quỳnh
0.7
66
Hồ Suối Hai
1000.
0
2
Hồ Bách Thảo
1.0
35
Hồ Tiền
0.5
67
Hồ Thạch Sa
37.9
3
Hồ Trúc Bạch
26.0
36
Hồ Linh Đàm
67.5
68
Đầm Long
50.0
4
Hồ Giảng Võ
6.0
37
Hồ Định Công
17.0

69
Hồ Cẩm Quy
̀

77.2
5
Hồ Thủ Lệ
12.0
38
Hồ Yên Sở
145.6
70
Hồ Yên Thịnh
29.7
6
Hồ Ngọc
Khánh
3.5
39
Hồ Giáp Bát
1.9
71
Hồ Ao Vua
4.9
7
Hồ Láng
Thượng
1.6
40
Hồ Đồng Riêng

10.0
72
Hồ Khoang
Sanh
5.9
8
Hồ Thành
Công
6.8
41
Hồ Đồng
Khuyến
2.7
73
Hồ Cua
11.6
9
Hồ Ngọc Hà
0.4
42
Đầm Bông
1.2
74
Đầm Dương
124.1
10
Hồ Đầm
0.7
43
Đầm Đỗi

14.3
75
Hồ Tân Xã
58.2
11
Hồ Nghĩa Đô
5.2
44
Hồ sinh thái
Vĩnh Hưng
5.0
76
Hồ Lụa
26.3
12
Ao Cầu
0.2
45
Hồ Đền Lư
̀

4.8
77
Hồ Suối Ngọc
10.4
9

13
Hồ Ba Mẫu
4.5

46
Hồ Không Lư
̣
c
1
78
Hồ Hòa Lạc
32.1
14
Hồ Đống Đa
18.6
47
Hồ Đi
̣
nh Công
17.5
79
Hồ Hưng
Thịnh
13.9
15
Hồ Xa
̃
Đa
̀
n
4.5
48
Hồ Tây
567.0

80
Hồ Kỳ Viên
11.3
16
Hồ Thiền
Quang Tĩnh
0.6
49
Hồ Quảng Bá
6.1
81
Hồ Dương Kỳ
6.2
17
Hồ Linh
Quang
3.0
50
Hồ Bải Tảo
5.8
82
Hồ Tiên Sa
20.0
18
Hồ Huy Văn
1.3
51
Hồ Bụng Cá
3.4
83

Hồ Văn Sơn
167.0
19
Hồ Xã Đàn
4.5
52
Hồ Lấn lớn
8.3
84
Hồ Đồng
Sương
203.0
20
Hồ Giám
1.1
53
Hồ Lấn nhỏ
1.2
85
Hồ Miễu
17.2
21
Hồ Khương
Thượng
0.3
54
Hồ Rẻ Quạt
4.4
86
Hồ Quan Sơn

và Tuy Lai
850.0
22
Hồ Kim Liên
5.0
55
Hồ Mễ Trì
4.5
87
Hồ Cửa Khâu
15.8
23
Hồ Hào Nam
1.3
56
Hồ Hình Thang
4.2
88
Hồ Long Trì
2.2
24
Hồ Lấn
1.7
57
Đầm Sót
1.2
89
Hồ Văn Quán
5.7
25

Hồ Hố Mẻ
1.3
58
Đầm Chuối
3.3
90
Đầm Khê
4.5
26
Hồ Phương
Liệt 1
0.9
59
Hồ Sắp Lấp
0.8
91
Hồ Văn Yên
0.9
27
Hồ Phương
Liệt 2
0.8
60
Hồ Lấn Đoa
̀
i
0.8





5587.
3
28
Hồ Bảy Mẫu
23.1
61
Đầm Đông Trạch
3.1
29
Hồ Thiền
Quang
5.0
62
Đầm Lớn
79.3
30
Hồ Hai Bà
1.3
63
Hồ Vĩnh Ninh
3.0
10

  
- 
Khu vực nghiên
cứu là phần lớn thành
phố Hà Nội, trung tâm
chính trị, hành chính,

kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế của cả nước nên tập trung các cơ quan đầu não của Chính phủ, các sứ quán nước
ngoài và các tổ chức quốc tế; có nhiều đầu mối giao thông, dễ thông thương với bên ngoài.
Có nguồn và chất lượng lao động khá tốt và đồng đều, có tiềm lực khoa học kỹ thuật
lớn mạnh, có nền tảng và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt cùng với nguồn tài nguyên du
lịch dồi dào, có khả năng thu hút và hấp dẫn lượng khác du lịch trong và ngoài nước.
1.
Khu vực nghiên cứu có diện tích: 2361 km
2
, dân số khoảng 5,7 triệu người. Mật độ
dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 38.936 người/km
2
, trong khi đó, ở những huyện
như ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km
2
.[2]
- 
Hiện nay, nền kinh tế cả nước nói chung, ở lưu vực sông Nhuệ Đáy nói riêng phát
triển khá mạnh mẽ Trong lưu vực này đã hình thành một mạng lưới đô thị phát triển với thủ
đô Hà Nội (đô thị loại đặc biệt), thị xã Sơn Tây, và nhiều các quận, huyện khác.
Khu vực kinh tế: dịch vụ, công nghiệp và xây dựng là điểm mạnh của vùng. Tổng
sản phẩm nội địa của vùng (GRDP) năm 2011 đạt khoảng 280 nghìn tỷ đồng, trong đó dịch
vụ chiếm 52,6%; công nghiệp và xây dựng chiếm 41,8% còn lại là nông - lâm nghiệp, thủy
sản chiếm 5,6% [2].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo xu thế hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đã hình thành rõ nét. Nền công nghiệp và dịch vụ tăng
trưởng nhanh với chất lượng và trình độ càng ngày càng được nâng cao. Quan hệ giữa các
ngành kinh tế bước đầu có sự thay đổi về chất.
Ngày 22/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1878/QĐ-TTG phê
duyệt: Nhiệm vụ đề án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng đến năm 2030

và tầm nhìn đến năm 2050.
Trưng
31
Hồ Thanh
Nhàn 1
16.0
64
Hồ Đồng Mô -
Ngải Sơn
1450.
0
32
Hồ Thanh
Nhàn 2
2.0
65
Hồ Xuân Khanh
104.0
33
Hồ Dần Mất
0.5



11

2
           



Định nghĩa được tính dễ bị tổn thương sẽ giúp ta biết được cách tốt nhất để giảm
thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp cho các nhà
ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của
những mối nguy hiểm do lũ lụt [10]. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương là để đưa ra những
hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Sự cần thiết của
việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã được trình bày trong nhiều tài liệu khoa
học [11, 14 - 17] với các khái niệm bao gồm: tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn
thương xã hội và những tổn thương kinh tế.
Năm 1996, SAR [26] đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến đổi
khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của
hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu
mới. Được xem như những tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi các biện pháp
thích ứng được thực hiện (Downing, 2005) [12]. Định nghĩa này bao gồm: sự lộ diện, tính
nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.
IPCC TAR (2001) [15] đã giải thích khái niệm tính dễ bị tổn thương như mức độ
dễ bị ảnh hưởng của hệ thống hoặc khả năng không thể đối phó được với các tác động của
biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là một hàm đặc trưng của cường độ, tốc độ biến
đổi khí hậu khi hệ thống bị lộ diện, bao gồm cả độ nhạy và khả năng thích ứng.
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển, với định nghĩa của SAR và TAR đã
bao gồm các thành phần xã hội để giải thích tính dễ bị tổn thương. Trong những năm 1980
và đặc biệt là những năm 1990, thì những nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động
con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn thương kinh tế xã hội đã tăng lên.
Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần được cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn
diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống.
Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đề cập ở trên, có những định nghĩa
được đưa ra cho những hiện tượng thiên tai nhất định như: biến đổi khí hậu, (IPCC, 1992,
12

1996, 2001) hay các hiểm họa môi trường (ISDR, 2004), nhưng trong nghiên cứu này tác

giả đi sâu vào hướng nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt.
Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO-ihe:
“Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong những những điều
kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi”.[32]
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong
chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) [16] đã đưa ra một
khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho biết vị trí các vùng nơi
mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm hoạ có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm môi trường”.

Gần đây, đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu quản lý thiên tai
sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt gây ra với một tần suất
nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn
thương lũ cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng trong quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá
thiệt hại, tổn thương lũ đang đạt được những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đưa ra
các quyết định trong quản lý rủi ro lũ thông qua các bước sau:
Đánh giá tổn thương lũ: Các đối tượng trong vùng lũ như nhà ở, cộng đồng, công
trình vv…bị tổn thương một cách biến động không chỉ theo không gian, thời gian mà còn
phụ thuộc vào khả năng chống chịu của người dân tại đó.
Bản đồ hóa tổn thương lũ: Bản đồ tổn thương lũ là một phần quan trọng trong quản
lý rủi ro lũ, cung cấp những thông tin về đối tượng, thể hiện một cách trực quan về những
rủi ro tiềm tàng trong vùng có nguy cơ lũ.
Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ: An toàn lũ và giảm thiểu tổn
thương lũ là mục đích của bài toán, do vậy việc lựa chọn các phương án giảm thiểu tổn
thương lũ phải được xác định, và những lợi ích, chi phí cho các lựa chọn khác phải được
định lượng và so sánh.
Đánh giá tài chính ngay sau lũ được thực hiện khi lũ xảy ra, Cơ quan quản lý thiên
tai và Chính phủ cần đánh giá nhanh những thiệt hại, tổn thương do lũ, để dự thảo ngân
sách và đưa ra các quyết định về bồi thường thiệt hại cho các đối tượng trong vùng bị lũ
lụt.

13


Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong
những năm gần đây theo các cách tiếp cận khác nhau như:
Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC [29] đã đưa ra mối quan hệ giữa tính dễ tổn
thương lũ, sự lộ diện, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức:

Trong khi đó UNESCO – ihe lại đưa ra một cách tính khác:
Tổn thương lũ = Sự lộ diện + Tính nhạy - Khả năng phục hồi (2.2)
Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng phục hồi
và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do vậy những khía cạnh đó có
thể được kết hợp thành khả năng chống chịu, trong một nghiên cứu gần đây [4] đã đưa ra
một công thức tính tổn thương gây ra bởi lũ, ngập lụt như sau:
Tổn thương = Sự lộ diện - Khả năng chống chịu (2.3)
Nếu như sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của tài sản, con người trước nguy cơ lũ thì
khả năng chống chịu lại đặc trưng cho các biện pháp mà con người sử dụng trước thiên tai
nhằm chống lại những thương tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu phụ thuộc vào sự
nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức
năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ.
Trong nghiên cứu mới đây của tác giả Đặng Đình Khá (2011) [5], thì tổn thương lũ
được xác định qua khả năng phục hồi, tính nhạy và sự lộ diện của các đối tượng trước nguy
cơ lũ, tuy nhiên việc rạch ròi giữa tính nhạy và khả năng phục hồi trong thực tế thường gặp
nhiều khó khăn. Do vậy [5] đã kết hợp tính nhạy và khả năng phục hồi thành khả năng
chống chịu của người dân, với công thức tính tổn thương như sau:
Tổn thương = Sự lộ diện – Khả năng chống chịu (2.4)
Qua việc phân tích các đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình ngập lụt
trên lưu vực sông Nhuệ Đáy, nghiên cứu thấy rằng công thức (2.4) khá phù hợp với điều
kiện vùng nghiên cứu.
(2.1)

14


Dựa trên công thức (2.3) luận văn đã xây dựng khung tính toán tính tổn thương lũ
gồm 4 bước:
Bước 1: Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt
Bước 2: Xây dựng bản đồ độ lô diện của các đối tượng trước lũ, ngập lụt
Bước 3: Xây dựng bản đồ khả năng chống chịu của người dân
Bước 4: Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt
Nội dung công việc của từng bước được cụ thể hóa và minh họa trong Hình 2.
Để đánh giá được nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn đã sử dụng bộ mô
hình MIKE FLOOD để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định
mô hình và qua đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phương pháp chồng
xếp bản đồ độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE
FLOOD) theo trọng số nghiên cứu đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%.


MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do DHI (Viện Thuỷ lực Đan
Mạch) xây dựng và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, được ứng dụng để mô
phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới,
kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác. MIKE 11 bao gồm nhiều mô-đun có các khả
năng và nhiệm vụ khác nhau như:
- Mô đun thuỷ lực (HD)
- Mô đun mưa dòng chảy (RR)
- Mô đun tải - khuyếch tán (AD)
- Mô đun chất lượng nước (WQ) và một số các mô đun khác.
Trong mô hình MIKE 11 thì mô đun thuỷ lực (HD) là phần trung tâm của mô hình,
tuy nhiên, tuỳ theo mục đích mà chúng ta kết hợp sử dụng với các mô đun khác một cách
hợp lý và khoa học.


Hệ phương trình cơ bản sử dụng trong mô hình MIKE 21 bao gồm 1 phương trình
liên tục và 2 phương trình chuyển động:
15

Để giải hệ phương trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp ADI (Alternating
Direction Implicit) để sai phân hoá theo lưới không gian - thời gian. Hệ phương trình theo
từng phương và tại mỗi điểm trong lưới được giải theo phương pháp Double Sweep (DS).
rong MIKE FLOOD
Kết nối tiêu chuẩn (Standard link)
Kết nối bên (Lateral link)
Kết nối công trình (Structure link)
Kết nối khô (Zero link)
Các lựa chọn này sẽ được người sử dụng dễ dàng lựa chọn thông qua các hộp thoại
trong mô hình.

3
NG DNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD MÔ PHNG NGP LT
C SÔNG NHU  A BÀN THÀNH PH HÀ NI
Các giá trị tính toán mưa thiết kế tại trạm Láng (bảng 5, hình 2) sẽ được sử dụng để
mô phỏng ngập lụt khu vực nghiên cứu theo các kịch bản tần suất.
Bảng 4: 
Đặc trưng
Lượng mưa ứng với tần suất
P=1%
P=2%
P=5%
P=10%
X
2MAX


501,0
441,1
351,3
293,9
16


Hình 2
Năm 2008 là một năm mưa lớn điển hình gây ra đợt ngập lụt diện rộng trên toàn
thành phố Hà Nội. Diện tích ngập lớn nhất tính toán được là 791 km
2
(chiếm 34% diện tích
vùng nghiên cứu). Các điểm ngập sâu phổ biến từ 0-1m, có khá nhiều điểm ngập trên 1m cá
biệt có những nơi hiện tượng ngập xảy ra hết sức nghiêm trọng trên 2m nước.
17



Hình 3: B  ngp l  c sông
Nhu n thuc thành ph Hà Ni)
ng vn sut 1% ti trm Láng
Hình 4: B  ngp l  vc sông
Nhu n thuc thành ph Hà Ni)
ng vn sut 2% ti trm Láng


Hình 5: B  ngp l  c sông
Nhu n thuc thành ph Hà Ni)
ng vn sut 5% ti trm Láng
Hình 6: B  ngp l  c sông

Nhu n thuc thành ph Hà Ni)
ng vn sut 10% ti trm Láng
XÂY DNG B HIM HP LT VI TN SUT 1%
18

Các mối nguy hiểm trong lũ bao gồm: độ sâu ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt
được tích hợp trong bản đồ hiểm họa lũ dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. .
Kết quả bản đồ nguy cơ lũ:


Hình 7: B thi gian ngp lc
sông Nhu n thuc thành ph Hà
Ni) ng v n sut 1% ti trm
Láng
Hình 8: B him h p l 
vc sông Nhu n thuc thành ph
Hà Ni) ng vn sut 1% ti trm
Láng
Bảng 5: 
C
 sâu ngp
Thi gian ngp
Vn t
Trng s
0.0974
0.5695
0.3331

(m)
Trọng số

(days)
Trọng số
(m/s)
Trọng số
1
0.5
0.0282
1
0.0425
0.0-1.0
0.0286
2
0.5-1.2
0.0596
1-5
0.0853
1.0-2.0
0.0633
3
1.2-2.0
0.1588
5-10
0.2241
2.0-3.8
0.1174
4
2.0-3.0
0.2744
>10
0.6482

3.8-5.8
0.2344
5
>3.0
0.4800


>5.8
0.5563
19

4
 
, 
4.1.              

Bản đồ hiểm họa lũ, ngập lụt chỉ cho ta thấy những vị trí có mức độ nguy hiểm cao khi
xuất hiện mưa lớn gây nên các hiện tượng trên, Còn sự lộ diện của các đối tượng trước hiểm họa
lũ, ngập lụt được xác định bằng cách xem xét vị trí các đối tượng trước hiểm họa lũ, ngập lụt.
Với lý luận đó, bản đồ độ lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ được xây dựng dựa trên
việc chồng ghép bản đồ hiểm họa lũ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên khu vực nghiên cứu.
Bng 6: Tính dễ bị tác động của nhóm sử dụng đất
TT
Nhóm sử dụng đất
Diện tích
(km
2
)
Mức độ thiệt hại
1

Đất công cộng và an ninh
quốc phòng
97.62
Rất cao
2
Đất ở đô thị và cơ sở sản xuất
kinh doanh
457.07
Cao
3
Đất ở nông thôn
33.87
Trung bình
4
Đất nông nghiệp
1237.70
Thấp
5
Đất trồng rừng và cây công
nghiệp
153.99
Rất thấp
6
Đất trống, đất thủy lợi và
sông ngòi
381.2
Không bị tổn thương

Độ lộ diện của một đối tượng trước lũ, ngập lụt tại một vị trí nhất định không chỉ phụ
thuộc vào giá trị của đối tượng tại nơi đó mà còn phụ thuộc vào mức độ ngập lụt, vận tốc dòng lũ

và thời gian ngập. Do vậy, việc kết hợp giữa bản đồ sử dụng đất và bản đồ hiểm họa lũ, ngập lụt
sẽ cho ta bản đồ thể hiện sự lộ diện, phơi bày của các đối tượng trước khi có lũ, ngập lụt. Phương
20

pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận sử dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ sự lộ diện của các
đối tượng trước lũ, ngập lụt từ bản đồ sử dụng đất và bản đồ hiểm họa lũ, ngập lụt.


Hình 9: Nhóm s d t vùng nghiên
cu
Hình 10: B   l di c him
h  p lt c   ng trên
 c sông Nhu  n thuc
thành ph Hà Ni)
4.2. 
Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con người sử
dụng trước, trong và sau thiên tai đề ứng phó, thích nghi với những hậu quả bất lợi và là một
hàm của nhiều yếu tố xã hội.
Khu vực nghiên cứu là một vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt mỗi khi có mưa lớn, trình
độ dân trí nhìn chung là khá cao so với các khu vực khác, thông tin về ngập lụt và lũ cũng tương
đối đầy đủ, kịp thời, do vậy sự thích ứng của cư dân địa phương khá tốt. Tuy vậy, vẫn có sự phân
hóa giữa các cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư khu vực ngoại thành, vùng ngoài
đê, vùng ven sông.
4.3.   

Mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng hiểm họa lũ sẽ ở mức cao nhất, bằng
với độ lộ diện nếu như đối tượng đó không có khả năng chống chịu, tuy nhiên trong thực tế con
21

người luôn có những biện pháp nhằm giảm thiểu những tổn thương do lũ gây ra. Do đó để thể

hiện được mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng, nghiên cứu đã tiến hành kết hợp bản
đồ sự lộ diện lũ với bản đồ khả năng chống chịu của cộng đồng để đưa ra bản đồ tổn thương lũ
cho khu vực nghiên cứu.



Hình 11: B th hin kh ng
chu ca cng
Hình 12: B tính d b t
 p lt c     
vc sông Nhu  n thuc thành
ph Hà Ni)

VÀ 
Luận văn đã tổng quan các nghiên cứu trước đây về vấn đề tổn thương gây ra do ngập lụt.
Từ đó lựa chọn công thức tính toán tổn thương và xây dựng phương pháp tính toán tổn thương
do ngập lụt cho lưu vực sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn đã mô phỏng ngập lụt thành phố Hà Nội, tái hiện lại sự kiện mưa lớn gây ngập
lụt lịch sử năm 2008 cũng như mô phỏng ngập lụt với các tần suất thiết kế khác nhau, đã xét tới
tính cực đoan của hiện tượng biến đổi khí hậu
Luận văn đã xây dựng thành công bản đồ tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt cho lưu
vực sông Nhuệ Đáy. Căn cứ trên bộ các bản đồ ngập lụt và bản đồ tính dễ bị tổn thương đối với
ngập lụt đã xây dựng cũng như các bản đồ trung gian, có thể nhận thấy rằng trên lưu vực sông
22

Nhuệ Đáy thuộc địa phận thành phố Hà Nội, một số khu vực có độ lộ diện và dễ bi tổn thương
cao là các xã (phường): Ngọc Tảo, Hát Môn, Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ), Cần Kiệm, Bình Phú,
Chàng Sơn, Hương Ngải, Hữu Bằng (huyện Thạch Thất), Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Tuyết
Nghĩa, Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai), Duyên Thái, Ninh Sở, Liên Phương, Hồng Vân (huyện
Thường Tín), Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì), Đại Kim, Yên Sở, Trần Phú

(quận Hoàng Mai), La Khê, Dương Nội, Hà Cầu, Vạn Phúc (quận Hà Đông), Mễ Trì, Trung
Văn, Tây Mỗ, Xuân Phương, Tân Lập (huyện Từ Liêm), Nam Phong, Nam Triều, Quang Lãng
(huyện Phú Xuyên), và phần lớn các huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức.
Dựa trên nghiên cứu tính dễ bị tổn thương, đánh giá các điều kiện về hạ tầng cơ sở hiện
có (chủ yếu là hạ tầng cơ sở giao thông), đề tài đề xuất một số các giải pháp thích ứng như sau:
1. 
 Xây dựng mới và củng cố hệ thống bơm tiêu u
́
ng : theo các nghiên cứu trên mô hình thủy
lực, nhận thấy đối với phần trung lưu của lưu vực, khả năng thoát nước từ nội đồng ra hệ
thống các sông chính (sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy) gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
do có hệ thống đê cao. Mặt khác, trên lưu vực sông Nhuệ Đáy, lũ xảy ra khi có mưa lớn
trên diện rộng, do vậy khi nội đồng ngập úng cũng thuờng trùng thời điểm với lũ dâng
cao trong các hệ thống sông dẫn đến khả năng tiêu thoát tự chảy gặp nhiều khó khăn.
 Nghiên cứu hệ thống hồ điều hòa trên cơ sở kết hợp với các khu đô thị, dân cư mới.
2. 




 Bên cạnh các giải pháp công trình Thủ đô đang thực hiện cần kêu gọi sự chung tay của
toàn cộng đồng. Hà Nội cần có chính sách khuyến khích người dân và các nhà đầu tư áp
dụng các giải pháp điều hòa nước mưa như xây dựng các bể chứa nước mưa, giếng chìm
phục vụ sinh hoạt, tăng cường khả năng thấm của nước mưa xuống đất (nên có các quy
định bắt buộc về kết cấu vỉa hè, đường nội bộ khu dân cư theo hướng tăng khả năng thấm
nước mưa xuống đất, giảm tải cho hệ thống thoát nước trong mùa mưa bão).
 Tăng cường công tác dự báo thời tiết, tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để thông tin đến được
nhanh nhất với các cộng đồng dân cư.
 Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, cần có quy hoạch, xây

dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh tế) xây nhà
kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương,
23

vùng có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di
chuyển đến nơi cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt có cường độ lớn.
 Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và phòng
tránh thiên tai, xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và
thiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển.
 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư
vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.
24



Nghiên cứu này là bước đầu tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc hơn về
vấn đề tổn thương gây ra bởi ngập lụt trên lưu vực sông Nhuệ Đáy (phần thuộc thành phố Hà
Nội). Do khuôn khổ luận văn còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kinh phí nên độ chính xác
của các kết quả tính toán mới chỉ dừng lại ở cấp độ quy hoạch. Luận văn đưa ra một số hướng
nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực nghiên cứu tổn thương như sau:
Các trận mưa gây lũ lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt trong khu vực nội thành,
ngoài việc tính toán các đặc trưng thủy lực trong kênh hở thì không thể bỏ qua việc tính toán
thủy lực trong hệ thống đường ống, cống, việc vận hành các trạm bơm Mô hình MIKE FLOOD
cần tích hợp thêm mô hình 1D đô thị (MIKE URBAN) để làm được điều đó. Đây là hướng
nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn rất cao, nếu thành công thì sẽ là một công cụ tốt cho cuộc
sống.
Mức độ tổn thương do ngập lụt trong nghiên cứu mới phản ảnh hiện tượng ngay sau lũ,
chưa tính đến sự tổn thương lâu dài của các cộng đồng dân cư như vấn đề môi trường sinh thái,
bệnh tật. Do vậy cần nghiên cứu xã hội học đầy đủ hơn.



References
Ting Vit
1. Trần Ngọc Anh (2011), “Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh
Quảng Trị”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 27, số 1S, tr.
1-8.
2. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2012), “Niên giám thống kê” 2011.
3. Nguyễn Văn Cư và nnk (2003), “Báo cáo kết quả dự án KHCN cấp nhà nước: môi trường sông
Nhuệ Đáy, phần I”.
4. Đặng Đình Đức, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Ý Như, Nguyễn Thanh Sơn (2011), “Ứng dụng mô
hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S, 37-43.
5. Đặng Đình Khá (2011), “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh
Quảng Trị”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

×