Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Lang Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.68 KB, 50 trang )

Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
1
Trư
ờng Đại học Vinh

Khoa kinh tế
********************





NGUYỄN THỊ LAN ANH



BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đơn vị thực tập: NHN
O
&PTNT CHI NHáNH LANG CHáNH
đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn
- chi nhánh Lang Chánh



Ngành: tài chính ngân hàng










Vinh, 03/2012





Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
2
Trường Đại học Vinh
Khoa kinh tế
********************




Báo cáo
thực tập tốt nghiệp
đơn vị thực tập: NHN
O
&PTNT CHI NHáNH LANG CHáNH
đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn

- chi nhánh Lang Chánh


Ngành: tài chính ngân hàng




Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Thanh Bình

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Anh



Lớp : 49B2 – TCNH
MSSV : 0854027221



Vinh, 03 /2012







Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
3

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1: Lý do chọn đề tài 2
2: Mục đích nghiên cứu 3
3: Đối tượng và pham vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT LANG CHÁNH 4
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi
nhánh Lang Chánh. 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn - chi nhánh Lang Chánh 5
1.1.2.1. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn chi nhánh Lang Chánh 5
1.1.2.2. Chức năng của các bộ phận 6
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Lang
Chánh trong 3 năm qua 7
1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 7
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI NHNO& PTNT CHI NHÁNH
LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA 13
2.1. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn – chi nhánh Lang Chánh. 13
2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn 15
2.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 15
2.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 17
2.1.1.3. Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể 19

Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
4
2.2. Thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Lang Chánh 21
2.2.1. Huy động từ tiền gửi dân cư 21
2.2.2. Huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng 23
2.3. Đánh giá chung 23
2.3.1. Về cơ cấu nguồn vốn 23
2.3.2. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn 24
2.3.3. Về khả năng đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn 24
2.3.4. Về lãi suất huy động vốn 25
2.4. Những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lang Chánh 25
2.4.1. Những thành công 25
2.4.2.Những khó khăn 26
2.4.3. Nguyên nhân 27
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 27
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 28
2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Chi nhánh Lang Chánh 30
2.5. Phương hướng phát triển đến năm 2010 35
2.6. Một số kiến nghị 37
2.6.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 37
2.6.2. Kiến nghị đối với chi nhánh 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
5
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


Sơ đồ1.1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Lang Chánh 5
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Lanh Chánh năm
2009-2011 9
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2009-2011 10
Bảng 2.1: Vốn VND và vốn ngoại tệ trong giai đoạn 2009-2011 16
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm giai đoạn
từ năm 2009-2011 17
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn từ năm 2009 – 2011 18
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể 19
Bảng 2.5: Tiền gửi tiết kiệm dân cư tại NHNo&PTNT Lang Chánh 22
Bảng 2.6: Lãi suất huy động VND từ dân cư của một số ngân hàng trên địa
bàn lân cận năm 2011 23


Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

T
Ừ VIẾT TẮT

DI
ỄN GIẢI

NHNN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHTM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
NHNo&PTNT LANG CHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
LANG CHÁNH
TCKT TỔ CHỨC KINH TẾ
UTĐT

ỦỶ THÁC ĐẦU T
Ư




Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
7
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, công tác đổi mới của
nền kinh tế hiện nay, ngành Ngân hàng đã và đang góp phần quan trọng vào
việc giúp nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng hội nhập với
cộng đồng tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới. với vai trò trung
gian tài chính, NHTM đẩy mạnh các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất,
giúp cổ máy kinh tế vận hành trơn tru và liên tục, chứng tỏ vị trí cần thiết
không thể thiếu được của mình trong nền kinh tế.
Là một ngân hàng lớn, cùng với toàn bộ hệ thống, hệ thống ngân hàng
thương mại, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã không
ngừng phát triển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể
thiếu của nền kinh tế. Luôn thực hiện cải cách, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế
hoạch kinh doanh tuy còn nhiều hạn chế do là một chi nhánh đặt tại một

huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa nhưng ngân hàng NNo&PTNT chi
nhánh Lang Chánh đã khẳng định vai trò của mình trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam.
Được sự đồng ý của ban lãnh đạo và sự giúp đỡ của cán bộ trong phòng
kinh doanh, em đã làm quen và tiếp xúc trên thực tế những lí thuyết được học
tại trường em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh
Lang Chánh ” làm chuyên đề báo cáo thực tập cho mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu của bài báo cáo gồm hai phần như
sau:
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- chi nhánh Lang Chánh.
Phần 2: Thực trạng và Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động
vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Lang
Chánh

Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
8
Bài báo cáo thực tập trình bày những điều em tìm hiểu về ngân hàng
trong giai đoạn qua. Do hạn chế về kiến thức và nghiệp vụ nên báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được những đóng góp ý kiến của
các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cám ơn giáo viên Hướng dẫn thực tập:
Ths. Phan Thanh Bình và các cán bộ công tác tại chi nhánh Lang Chánh đã
tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.
1: Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ chức năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam theo điều
1 khoản 1 Pháp lệnh Ngân Hàng , Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
(1990) : “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu mà
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử

dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán”. Bằng lượng vốn huy động được trong xã hội thông qua
nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đã cung cấp
một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một
cách nhanh chóng, kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ đó mà hoạt động
sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một
cách thuận lợi. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của
mình và đồng thời đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như
cho chính bản thân hệ thống ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh
trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các tổ chức tài
chính, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nno&PTNT nói
riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở
trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm
hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Lang Chánh vừa
qua, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động
vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Lang
Chánh” làm bài báo cáo thực tập cho mình.
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
9
2: Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề sau :
-Làm rõ hơn về lý luận huy động vốn tai NHTM
-Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn, nêu những thuận lợi và
khó khăn của ngân hàng công thương và chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong
hoạt động huy động vốn tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và
chi nhánh Lang Chánh nói riêng.
-Trên cơ sở phân tích những tồn tai, yếu kém và mạnh dạn đưa ra một
số yếu tố giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT.

3: Đối tượng và pham vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu thực trạng và từ đó đề ra
những giải pháp thích hợp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế về hoạt động
huy động vốn của NHNo&PTNT và một số NHTM khác từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại hệ thống NHNo&PTNT
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thực tế thông tin, số liệu, phân tích đánh giá các nguồn
thông tin. Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê,
phương pháp luận khoa học gắn với thực tiễn.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh, nhờ sự chỉ đạo tận tình của các
cán bộ nhân viên phòng Kinh doanh đã giúp em hiểu rõ hơn về bộ máy hoạt
động của Chi nhánh Lang Chánh nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung.
Nhưng do còn hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên “Báo Cáo Thực
Tập” của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong các thầy,
cô góp ý kiên để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
10
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT LANG CHÁNH
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- chi nhánh Lang Chánh.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngày 19/06/1998, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động
của NHNo & PTNT Thanh Hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Tổng

giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ký quyết định số 34/NHNo-02 V/v thành
lập đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHN
o
&PTNT
Việt Nam là chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa
trực thuộc NHNo & PTNT Thanh Hóa, địa chỉ giao dịch Phố 1 Thị Trấn -
Lang Chánh- Thanh Hóa
Với tài sản và nguồn vốn ban đầu không đáng kể, qua gần 15 năm hoạt
động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lang Chánh
dã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế địa phương và từng bước mở
rộng quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh của mình.
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng với
những cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng luôn bám sát định
hướng của tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đồng thời được
sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh,sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương
cùng với tính chủ động sáng tạo trong điều hành của ban GĐ và nỗ lực phấn
đấu của toàn Ngân hàng nên hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ngày một
đi lên, xứng đáng là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
11
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn - chi nhánh Lang Chánh
1.1.2.1. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn chi nhánh Lang Chánh
Sơ đồ1.1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Lang
Chánh

Từ mô hình tổ chức cho thấy cơ cấu bộ máy NHNo&PTNT huyện

Lang Chánh, gồm:
- Ban điều hành: gồm 1GĐ và 2 PGĐ phụ trách các mặt hoạt động khác
nhau: 1PGĐ phụ trách TD, 1 PGĐ phụ trách kiểm tra
- Các phòng ban nghiệp vụ: gồm phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng
Kế toán- ngân quỹ và tổ tài chính.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh gồm 6 cán bộ

Giám đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Phòng
KHKD
Phòng KT
ngân quỹ
Phòng giao
dịch trực thuộc
Tổ hành chính
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
12
+ Phòng kế toán ngân quỹ gồm 4 cán bộ
+ Tổ hành chính gồm 2 cán bộ
- Các đơn vị trực thuộc: gồm phòng giao dịch Yên Thắng
1.1.2.2. Chức năng của các bộ phận
Ban giám đốc
- Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các
phòng giao dịch trực thuộc
- Phó giám đốc: được sự uỷ quyền hàng năm của giám đốc phụ trách

các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc về một số công tác.
Các phòng chức năng
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Thống kê báo cáo nguồn vốn kế hoạch.
+ Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để mở rộng cho vay, đảm nhiệm
các nghiệp vụ tín dụng phát sinh, thực hiện các chủ trương, cơ chế về công tác
tín dụng.
+ Liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp
đồng này cho toàn hệ thống thực hiện.
+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông
tin.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ
bảo lãnh, dịch vụ marketing
- Phòng kế toán ngân quỹ
Đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
Kế toán nội bộ
+ Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
13
+ Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban
giám đốc.
Kế toán giao dịch
+ Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá
nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội.
+ Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi

+ Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động và sử dụng vốn.
+ Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.
+ Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên
ngân hàng cấp trên.
Chi nhánh gồm có 15 cán bộ viên chức trong đó nam 10 người, nữ 5
người. Trình độ đại học: 10 người chiếm 67% CBVC, cao đẳng 1 người
chiếm 7% CBVC, trung cấp 4 người chiếm 26% CBVC. 9 đồng chí là Đảng
viên chiếm 60% CBVC.
Với cơ cấu tổ chức khá đơn giản cho thấy quy mô hoạt động của
NHN
O
&PTNT huyện lang chánh chưa được phát triển rộng, đây sễ là điểm
yếu khi cạnh tranh mở rộng thị phần. tuy nhiên lợi thế đó là cơ cấu tổ chức
gọn nhẹ sẽ là điều kiện quản lý có hiệu quả, tính chuyên môn hóa cao.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT
Lang Chánh trong 3 năm qua
1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời
gian qua
Trong những năm gần đây, mặc dù môi trường kinh doanh còn nhiều
khó khăn nhưng với sự nỗ lực vươn lên đổi mới, hiện đại hóa lại hệ thống
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
14
ngân hàng Nông nghiệp trong cả nước, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh
Hóa nói chung và chi nhánh Lang Chánh nói riêng đã gặt hái được nhiều
thành công và phát triển theo hướng bền vững. Với phương châm vì sự thịnh
vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của
NHNo&PTNT Việt Nam là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại
hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc

tế. Đứng trong đội ngũ NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Lang Chánh
đã nỗ lực và cố gắng hết mình thực hiện mục tiêu chung và phấn đấu với tư
cách độc lập để ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Thực hiên nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ TD với phương châm “ mang
phồn thịnh đến vớikhách hàng”, NHN
O
&PTNT Lang Chánh HĐKD trên các
lĩnh vực:
- Nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức,
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng
- Tiếp nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư từ chính phủ, nhnn và các tổ
chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước cho các chhuwowng trình phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và thực hiện các hình thức huy đông khác.
- Đầu tư vốn TD, cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, cho vay tài trợ theo dự án…
- Kinh doanh ngoại tệ
- Cung ứng các dịch vụ: chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền,
thanh toán, tiền gửi, bảo lãnh,…
Trong những năm qua, chi nhánh đã làm tương đối tốt công tác huy
động vốn. Giai đoạn 2009-2011, công tác huy động vốn nhìn chung tăng
trưởng qua các năm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTN Lanh Chánh giai đoạn
2009-2011 thể hiện qua bảng sau:
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
15
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Lanh Chánh
năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Số dư nguồn vốn 22.000 27.879 35.007
2. Dư nợ tín dụng 68.000 95.864 95.864
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2009-2011
Năm 2009, Số dư nguồn vốn ( nội tệ và ngoại tệ quy đổi, không tính
TGKB&BHXH ) đến 31/12/2009: 22.000 triệu đồng, so với kế hoạch giao
21.500 triệu đạt: 103%
Năm 2010, số dư nguồn vốn ( nội tệ và ngoại tệ quy đổi, không tính
TGKB&BHXH) đến 31/12/2010: 27.879 triệu đồng, so với kế hoạch giao
29.500 triệu đạt: 95%
Năm 2011, số dư nguồn vốn ( nội tệ và ngoại tệ quy đổi, không tính
TGKB&BHXH) đến 31/12/2011: 35.007 triệu đồng, so với kế hoạch giao
36.155 triệu đạt: 96,8%
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
16
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ(%)

10/09
Tỷ lệ(%)

11/10
Số tiền

Tỷ

trọng
%
Số tiền

Tỷ
trọng
%
Số tiền

Tỷ
trọng
%
Tổng vốn huy động 40.680

100%

51.386

100%

63.971

100%

126.3

124.5

-
Theo đ

ối t
ư
ợng









+TG của TCKT 900

2.2%

1.360

2.7%

2.295

3.6%

151.1

168.7

+TG của dân cư 39.790


97.8%

50.026

97.3%

61.676

96.4%

125.7

123.3

-
Theo ti
ền tệ









+VNĐ 28.900

71%


30.079

58.5%

51.825

81%

104.1

172.3

+ Ngo
ại tệ (quy
VNĐ)
11.780

29%

21.307

41.5%

12.146

19%

180.8

57


-
Theo th
ời gian h
uy
động








+ Ngắn hạn 30.560

75.1%

27.500

53.5%

40.023

62.6%

90

145.5


+Trung và dài hạn 10.120

24.9%

23.868

46.5%

23.948

37.4%

235.8

100.5

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2009-2011
Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ
2009-2011 ta thấy nguồn vốn của chi nhánh tăng qua các năm. Nhờ nguồn
vốn huy động được, Chi nhánh đã tiến hành đa dạng hóa các mặt nghiệp vụ
kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
* Về hoạt động tín dụng:
- Trong năm 2009 tình hình tín dụng trên địa bàn có nhiều biến động
do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, cũng như trong nước làm ảnh hưởng
không ít đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trên địa bàn huyện. Tuy vậy, do
thực hiện đúng sự chỉ đạo của của giám đốc và phòng kế hoạch nguồn vốn
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
17
NHNo Tỉnh, sự nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và CBCNV toàn chi nhánh

đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu giữ vững dư nợ đầu năm. Tổng dư nợ đến
31/12/2009 đạt 68.000 triệu đồng tăng so với đầu năm là 8.498 triệu.
- Trong năm 2010 đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu giữ vững dư nợ đầu
năm. Tổng dư nợ đến 31/12/2011 đạt 95.864 triệu đồng, tăng so với đầu năm
là 13.438 triệu.
 Thị phần hoạt động của chi nhánh trên địa bàn năm 2011:
Tổng số hộ trên địa bàn là: 10.890 cá nhân hộ gia đình. Trong đó: hộ
gia đình là 9.089 hộ, (trong đó số hộ nghèo theo chuẩn mới là 5.057 hộ chiếm
46,43%). Cán bộ CNVC, giáo viên, lực lượng vũ trang: 1852 người.
Tổng số khác hàng có quan hệ với chi nhánh là 7837 khách hàng,
chiếm tỷ trọng 71,9%, trong đó:
- Số khách hàng quan hệ tiền gửi là: 3387 khách hàng, số khách hàng
quan hệ tín dụng là 4450 khách hàng
- Nguồn vốn chiếm 90% thị phần, dư nợ chiếm 39,6% thị phần
Hiện chỉ có Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng có thị
phần đầu tư với tống số dư nợ là 152 triệu, chiếm 60,4% thị phần tín dụng,
nguồn vốn là 2626 triệu, chiếm 6,86% thị phần. Số khách hàng quan hệ với
ngân hàng chính sách xã hội là 5626 hộ, chiếm tỷ trọng 51,66% số hộ.
Nguồn vốn bưu điện huy động có số dư: 1200 triệu, chiếm tỷ lệ 3,14%
thị phần nguồn vốn trên địa bàn huyện.
Là địa bàn miền núi kinh tế phát trieenr chậm, tỷ lệ hộ đói nghèo cao(
chiếm 46,43% tổng số hộ) là điều kiện để ngân hàng chính sách xã hội mở
rộng đầu tư tín dụng tăng sức cạnh tranh với Ngân hàng No&PTNT cơ sở.
Số hộ chưa có quan hệ với 2 ngân hàng là: 814 hộ, chiếm tỷ trọng
7,47% ( chủ yếu là các hộ nghèo thuộc diện chính sách không đủ điều kiện để
ngân hàng No đầu tư cho vay).
Trong những năm qua, với quyết tâm cao, Chi nhánh đã vận dụng kịp
thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sát
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.

18
từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực nên hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng trong thời gian qua đã có những bước tiến tốt cả trong công tác
huy động vốn và công tác tín dụng. Điều đó cho thấy dù rất nhiều khó khăn và
hạn chế do là một chi nhánh ở huyện miền núi nghèo, nhưng chi nhánh cũng
đạt được nhiều thành công, hiệu quả huy động vốn của chi nhánh được nâng
cao và cũng nói lên sự cố gắng của chi nhánh trong việc nâng cao các loại
hình sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Chi nhánh cũng tích cực
mở rộng các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu như dịch vụ chuyển tiền và
thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ đều đang ngày càng được
phát triển. Năm 2012, tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả và
mở rộng các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền nhanh, dịch vụ bảo lãnh, thu hộ
chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ Phonebanking, ATM, thẻ tín dụng
Visacard, chi trả lương qua tài khoản tới tất cả các phòng giao dịch. Mặc dù
vậy, so với tiềm năng của chi nhánh và của thị trường thì công tác dịch vụ của
chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu. Chi nhánh chưa tiếp cận được với các cửa
hàng đại lý, các doanh nghiệp trên địa bàn do địa bàn huyện Lang Chánh
tương đối nhỏ hẹp và kinh tế chưa phát triển mạnh.
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh song không thể
phủ nhận những kết quả mà toàn thể cán bộ NHNo&PTNT Lang Chánh đã nỗ
lực phấn đấu đạt được. Trong năm 2012, trên cơ sở phát huy những thành tích
đã có chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động công tác phát triển về quy mô,
tăng trưởng về chất lượng hiệu quả hơn nữa.

Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
19
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI NHNO& PTNT
CHI NHÁNH LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA

2.1. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn – chi nhánh Lang Chánh.
* Khái niệm hoạt động huy động vốn
Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và thiếu vốn, ngân
hàng thương mại đã biết điều hoà mâu thuẫn này bằng việc sử dụng các công
cụ, và các nghiệp vụ của mình huy động các nguồn vốn trong xã hội. Thực
chất, nghiệp vụ huy động vốn là các hoạt động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác, tạo nên một nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh
sinh lời và trả lại một phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi
suất. Muốn thực hiện tốt công tác này thì ngân hàng cần có những bước phân
tích hai chủ thể chính trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất hình thành
nên nghiệp vụ này là ngân hàng và khách hàng. Trong hoạt động huy động
vốn quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể có liên quan được quy định như sau:
 Về phía ngân hàng
Quyền mà ngân hàng có được khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở
ngân hàng mình là được phép chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với số dư
tiền gửi mà khách hàng đã chuyển vào tài khoản.
Nghĩa vụ của khách hàng phát sinh cùng với việc thực hiện nghiệp vụ
này là phải đảm bảo an ninh cho số tiền đó. Khi đến hạn ngân hàng phải trả
gốc và lãi cho chủ tài khoản đó. Ngân hàng sẵn sàng trả lãi cho số dư tiền gửi
của khách hàng mà không hề lấy chi phí đảm bảo vì mục đích của ngân hàng
không phải là thu tiền dịch vụ gửi giữ mà là thực hiện các mục tiêu kinh
doanh của mình.
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
20
 Về phía khách hàng
Việc mở tài khoản tiền gửi sẽ làm phát sinh tư cách chủ tài khoản, số

dư trên tài khoản thực chất là khoản có phải đòi của khách hàng đối với khách
hàng, đồng thời là khoản nợ phải trả của ngân hàng đối với khách hàng. Nếu
khách hàng chấp nhận tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, điều đó có nghĩa là với
tư cách chủ nợ của ngân hàng, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn
trả toàn bộ số tiền đã gửi kèm theo lãi đã thỏa thuận.
Như vậy, trong nghiệp vụ huy động vốn khách hàng và ngân hàng luôn
có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Quyền lợi của đối tượng
này chính là nghĩa vụ phải thực hiện của đối tượng kia.
Là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng
NNo&PTNT Lang Chánh luôn quan tâm đến vấn đề huy đọng vốn nhàn rỗi,
của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt chú ý đến việc huy
động các nguồn vốn có lãi suất thấp và ổn định. Mục tiêu nhằm đạt được:
“Khôi phục và ổn định tình hình kinh tế xã hội, chuyển một bước mạnh
hơn trong sản xuất hàng hóa – tạo cục diện mới về cơ cấu kinh tế nông –
lâm – ngư nghiệp, chế biến dịch vụ và du lịch"
Theo mục tiêu đó kinh tế đã biến động mạnh, tài nguyên, đất đai, sức
lao động đã và đang được khai thác tốt, đã hình thành một số vùng sản xuất
tập trung như vùng cây ăn quả (nhãn, mận, mơ, táo ), vùng chè, vùng nguyên
liệu mía đường và chăn nuôi đại gia súc.
Với tài nguyên đất đai, mặt nước ao, hồ, sức lao động dồi dào chưa
được khai thác. Để khơi rộng tiềm năng đó điều quan trọng là phải có kiến
thức và vốn đầu tư đay chính là hai yếu tố rất quan trọng, do đó chức năng
nhiệm vụ của ngân hàng là phải lo vốn, tiền vốn còn nằm trong dân cư, trong
các tổ chức kinh tế
Ý thức được điều đó Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Lang Chánh
trước hết đã chấn chỉnh lại tác phong làm việc, tinh thần phục vụ tất cả đều
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
21
lấy chữ tín làm đầu. Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới phục vụ, mạnh dạn

ápdungj khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng,
nhằm tạo những thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán, nộp, lĩnh tiền
gửi tiết kiệm được nhanh chóng, chính xác. Với các biện pháp huy động vốn
linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng, đồng
thời xây dựng được các dự án phát triển kinh tế thu hút vốn của các tổ chức
nước ngoài.
2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn
2.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Là một ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông thôn nên
nguồn vốn chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng, là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả cỏc doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua
ngân hàng đó khụng ngừng đẩy mạnh các hoạt động về huy động, quản lý và
sử dụng vốn và đó đạt được kết quả khả quan: tổng nguồn nói chung và vốn
nội tệ nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm.

Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
22
Bảng 2.1: Vốn VND và vốn ngoại tệ trong giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2009 Năm2010 Năm2011
Số tiền
Tỷ
trọng(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Nguồn nội tệ 22.000 38,6 27.079 40 34.436 55,8
Nguồn ngoại tệ 35.000 61,4 40.631 60 27.231 44,2
Tổng 57.000 100 67.710 100 61.667 100
Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nno & PTNT Lang Chánh
Trong giai đoạn này, nguồn nội tệ của các năm tăng trưởng không đồng
đều. Cụ thể là năm 2009 đạt 22.000 triệu đồng đạt 38,6% trong tổng nguồn
vốn. Đặc biệt vào năm 2010 đạt 27.079 triệu đồng, tăng 5.079 triệu đồng so
với năm 2009, đạt 40% trong tổng nguồn vốn, tăng 4.268 triệu đồng so với
đầu năm đạt tỷ lệ 95%.
Năm 2011 đạt 34.436 triệu đồng, tăng 7.357 triệu đồng so với năm
2010, đạt tỷ lệ 98,4%.
Đạt được mục tiêu này là sự cố gắng nỗ lực đẩy mạnh và thu hút huy
động vốn của ngân hàng và trong khi tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới
có nhiều biến động.
Tăng trưởng vốn VND khá mạnh là kết quả sự chuyển biến tích cực của
ngân hàng kết hợp sử dụng đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn như: làm tốt công
tác khách hàng, tăng cường tính chặt chẽ trong công tác điều hành, quản trị vốn và
lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng công nghệ mới trong hoạt động
của ngân hàng.
Vì ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
23

hàng còn khá hạn chế. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến
trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tê của đất nước, ngân hàng đã mở rộng
hoạt động, dịch vụ kinh doanh đối ngoại của mình, kết quả là ngân hàng đã
thu hút được nguồn ngoại tệ tăng trưởng theo các năm Nhìn chung, nguồn
ngoại tệ tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Do vậy trong thời
gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ
thanh toán nhằm tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ và hạ lãi suất đầu vào phục vụ
cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.
2.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm giai
đoạn từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST
(trđ)
TT
(%)
ST
(trđ)
TT
(%)
ST
(trđ)
TT
(%)
Tiền gửi tiết kiệm
22.155


100

27.019

100

34.436

100

Nguồn không kỳ hạn 6.375

28,9

3.515

12,9

6.288

18,2

Nguồn có kỳ hạn 15.780

71,1

23.564

87,1


28.148

81,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2009-2011)
Cũng như các chi nhánh của NHTM đặc biệt là NHNo&PTNT VN là
thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định
và do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các
dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng ngân hàng đang đi đúng
hướng đã đề ra. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
24
(>70%). Đây là kết quả công tác huy động vốn bằng việc liên tục tăng lãi
suất.
Cũng qua bảng trên có thể thấy rằng nguồn tiền không kỳ hạn không
nhiều như tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng nhưng nguồn vốn này có đóng
góp rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đây là nguồn có chi phí
trả lãi thấp nhất, mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với
lượng khách hàng tương đối ổn định thì sự rút gửi thường xuyên không gây
quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng cũng đã có
biện pháp tích cực để phũng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn luôn duy trì, đảm
bảo khả năng thanh khoản.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn từ năm 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Năm


Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST
(Trđ)
TT
(%)
ST
(Trđ)
TT
(%)

ST
(Trđ)
TT
(%)
Nguồn có kỳ hạn 15.780

100

23.564

100

28.148

100

Dưới 12 tháng 12.484

79,11


20.611

87,5

26.446

94

Từ12 tháng đến 24 tháng 2720

17,24

2519

10,7

1569

5,5

Trên 24 tháng 576

3,65

434

1,8

43


0,5

(Nguồn báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2009-2011)
Nguồn tiền có kỳ hạn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của tổ
chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công cụ nợ (kỳ phiếu,
trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong
hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu hút nguồn vốn có kỳ hạn đòi hỏi
chi phí rất lớn nhưng nguồn vốn này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong
kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn.
Báo cáo thực tập - GVHD: ThS. Phan Thanh Bình
Nguyễn Thị Lan Anh -0854027221 Lớp: 49B2-TCNH.
25
Nhìn chung, nguồn vốn có kỳ hạn tăng đều qua các năm và tăng mạnh
nhất vào năm 2011 mà kết quả này có được chủ yếu là do sự tăng lên của
nguồn ngắn hạn (dưới 12 tháng), chiếm 90% trong tổng vốn có kỳ hạn. Để
duy trì sự tăng trưởng này, ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu đặc
điểm của đối tượng khách hàng để phát triển các sản phẩm và các phương
thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.
2.1.1.3. Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn 40.680

51.386

63.971


Dân cư 39.790

50.026

61.676

Tổ chức kinh tế 900

1.360

2.295

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2009-2011)
Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ
dân cư là rất lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguồn vốn huy
động từ tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện chủ yếu các
hoạt động thanh toán bù trừ ngân hàng. Sức tăng trưởng của nguồn vốn tổ
chức kinh tế đạt mức cao nhất vào năm 2011, hứa hẹn sẽ cũng tăng trưởng
vào năm 2012 do ngân hàng đang tích cực mở rộng mối quan hệ với doanh
nghiệp cả trong và ngoài tỉnh thông qua việc cho ra đời những sản phẩm mới
và hiện đại.Tuy nhiên nguồn huy động này là nhỏ do Lang Chánh là một
huyện miền núi với diện tích đất Lâm nghiệp chiếm 71,4%, đát nông nghiệp
chiếm 9%, không có các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn, do đó đầu tư
chủ yếu là cho vay trực tiếp hộ sản xuất kinh doanh. Ngành nghề sản xuất
chính là lâm, nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và phất
triển kinh tế vườn rừng, khoanh nuôi cải tạo vườn tạp kết hợp với chăn nuôi

×