Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 20 trang )

Bài 5
Máy hút bụi, máy xay sinh tố
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy hút bụi, máy xay sinh tố
- Phân loại được máy hút bụi
- Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
5.1. Máy hút bụi
Động cơ 1 pha
cổ góp

Ống hút

Phích cắm

Cơng tắc

Các loại ống hút, ống nối
dài và đầu hút
Khoang để túi
chứa bụi

Cánh quạt
hút

Hình 5.1: Cấu tạo chung của máy hút bụi

Máy hút bụi là thiết bị điện có sử dụng động cơ điện 1 pha rôto dây quấn.
Chức năng đơn giản của máy hút bụi là hút tất cả bụi bên ngoài cho vào túi đựng
bên trong máy, khi sử dụng một thời gian ngắn thì ngắt điện, đổ túi bụi. Tuy
nhiên, nếu dùng máy hút bụi không đứng cách thì cũng gây lãng phí điện.
Mỗi lần sử dụng, nên chịu khó kiểm tra phần lọc bụi đã được giũ sạch.


Trường hợp túi đựng bụi đã đầy bụi thì sẽ lấp mất đường gió, lực hút giảm khiến
máy gia tăng cơng suất hoạt động, máy mau nóng nên hao tổn điện năng nhiều
hơn.
41


Khi hút bụi, người sử dụng cần kiểm tra đường gió ở đầu chổi hoặc miệng
hút có bị bụi cản trở, tránh hút những vật dụng đang “xù lông” nhiều như thú
nhồi bơng, thảm lơng… có thể gây kẹt đầu hút bụi.
Chú ý thời gian sử dụng máy hút bụi từ 15 – 20 phút thì phải ngưng một
lần, khơng nên hoạt động liên tục, thỉnh thoảng lắng nghe tiếng động cơ hút có
phát ra tiếng động lạ hay khơng. Trường hợp máy kêu rít hoặc tạo âm thanh rọt
rẹt khi chạy có thể là do động cơ đã gặp vấn đề, trục quay bị lỗi và mất độ bôi
trơn, ảnh hưởng đến lực hút của máy. Lâu ngày không sửa chữa sẽ làm lực hút
của máy giảm, công suất tiêu thụ nhiều hơn, hao điện.
Ngoài ra, các loại máy hút bụi dùng trong gia đình đa số là những loại máy
hút bụi khô nên hạn chế hút những vệt nước hoặc ở những nơi tích tụ hơi nước
như nhà tắm, sàn nước… vì có thể làm rị điện, hư hỏng động cơ hoặc nặng hơn
là gây nguy hại cho người sử dụng.

Hình 5.2: Các loại máy hút bụi

42


Bài 6
Máy giặt
Mục tiêu:
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy giặt, các dạng hư
hỏng , nguyên nhân và biện pháp sửa chữa máy giặt

- Vận hành và sửa chữa được máy giặt đúng kỹ thuật
- Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
6.1. Cấu tạo
Máy giặt gia đình được nhiều nước trên thế giới chế tạo, có nhiều kiểu
dáng và tính năng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Các thao tác (giặt, giũ,
vắt) của máy được thực hiện tự động từng phần (full auto) hoặc tự động hoàn
toàn (full automatic) theo chương trình định trước. Về cơ bản, các loại máy giặt
gồm các phần chính như sau:
6.1.1. Phần cơng nghệ
Phần cơng nghệ của máy giặt gồm các bộ phận thực hiện các chức năng
giặt, giũ, vắt như: Thùng chứa nước, thùng giặt, thùng vắt, bàn khuấy, van nạp
nước sạch, van xả nước bẩn
Thùng vắt

Bàn khuấy

Van nạp

Van xả
Thùng chứa nước/
thùng giặt

Hình 6.1: Các bộ phận công nghệ của máy giặt
giặt

43


6.1.2. Phần động lực
Phần động lực của máy giặt gồm các bộ phận cấp năng lượng cho phần

công nghệ làm việc như: động cơ điện, hệ thống puli và dây đai truyền (curoa)
làm bàn khuấy, thùng giặt và thùng vắt quay, điện trở gia nhiệt, phanh hãm

Phanh
Dẫn động trực
tiếp

Puli

Dây đai

Dẫn động gián
tiếp

Động cơ
điện

Hình 6.2; Các bộ phận động lực của máy giặt

44

Điện trở gia
nhiệt


6.1.3. Phần điều khiển và bảo vệ.
Phần điều khiển và bảo vệ của máy giặt dùng để điều khiển hai phần động
lực và công nghệ của máy thực hiện các thao tác (giặt, giũ, vắt) theo trình tự và
thời gian nhất định của chương trình đã đặt trước và bảo vệ máy làm việc được
an toàn. Phần này gồm các bộ phận: bộ tạo thời gian, hệ thống cam đóng ngắt

các tiếp điểm của mạch điện, các nút ấn và khóa chuyển đổi mạch điện. Trong
các máy thế hệ mới, phần điều khiển thực hiện bằng vi mạch (micro chip) logic.
Mọi thao tác lập trình cho máy hoạt động chỉ cần ấn nhẹ trên các nút điều khiển
trên mặt máy và nội dung chương trình được chỉ thị rõ qua hệ thống đèn báo
sang

Bảng điều khiển

Mạch điện điều khiển và bảo vệ
Hình 6.3: Các bộ phận điều khiển và bảo vệ máy giặt

45


6.1.4. Phần kết cấu.
Phần kết cấu của máy giặt gồm có vỏ máy, bệ máy, nắp máy, hệ thống lị
xo chống rung, các đầu nối nước vào, nước ra, ...

Nắp máy

Vỏ máy
Đường nước vào
Lị xo móc thùng
Bệ máy

Đường nước ra
Thụt chống rung

Hình 6.4: Các bộ phận kết cấu của máy giặt


* Đặc điểm cấu tạo và sơ đồ mạch điện của một số loại máy giặt.
- Máy giặt hai thùng
Loại máy giặt này có hai thùng riêng biệt: thùng giặt, giũ và thùng vắt.
Mỗi thùng được quay bằng một động cơ không đồng bộ 1 pha tụ điện
+ Cấu tạo máy giặt hai thùng.
1. Núm đặt thời gian giặt; 2. Nút chọn chế độ giặt; 3. Núm đóng mở van xả
nước; 4. Núm đóng mở nước vào; 5. Đầu nối với nguồn nước sạch; 6. Núm đặt
mức nước; 7. Núm điều chỉnh chuông báo; 8. Núm đặt thời gian vắt; 9. Nắp
ngoài của thùng vắt; 10. Nắp trong của thùng vắt; 11. Vỏ máy; 12. thùng vắt
ngoài; 13. Thùng vắt trong; 14. Lỗ thốt nước; 15. Đệm lót kín; 16. Ống nối
trục; 17.Hệ thống phanh hãm; 18. Vấu chống rung; 19. Động cơ vắt; 20. Ống xả
nước; 21. Puli và đai truyền; 22. Động cơ giặt; 23. Bệ máy; 24. Đệm lót kín; 25.
Bàn khuấy; 26. Thùng giặt; 27. Lỗ định mức nước; 28. Nắp thùng giặt.
46


Hình 6.5: Cấu tạo máy giặt hai thùng

+ Sơ đồ mạch điện máy giặt hai thùng.
Đặt thời
gian vắt

Bộ điều
khiển giặt

Tiếp điểm nắp
thùng giặt giặt

Cầu chì


Chng
báo

Động cơ giặt

Hình 6.6: Sơ đồ mạch điện máy giặt hai thùng

47


- Máy giặt một thùng trục quay đứng (máy giặt cửa trên).
Loại máy giặt này chỉ có một thùng đứng thực hiện đầy đủ các thao tác.
Máy chỉ dùng một động cơ không đồng bộ một pha tụ điện dẫn động trực tiếp
hoặc gián tiếp qua hệ thống puli và dây đai truyền.

Hình 6.7: Máy giặt một thùng trục quay đứng

+ Cấu tạo của máy giặt một thùng trục quay đứng.

Hình 6.8: Cấu tạo của máy giặt một thùng trục quay đứng
1Núm đặt mức nước; 2. Núm đặt chương trình; 3. Đầu nối với nguồn nước sạch; 4. núm chọn
chương trình và đóng ngắt điện vào máy; 5. Đèn báo; 6. Lị xo treo thùng giặt; 7. Ống xi
phơng đo mức nước; 8. Ống dẫn nước xả; 9. nam châm điện đóng mở van, ly hợp, phanh; 10.
ly hợp; 11. Bộ truyền puli và dây curoa; 12. Động cơ điện; 13. Bàn khuấy (kiểu cột cao); 14.
thùng trong; 15. thùng ngoài; 16. Vỏ máy; 17. Nắp máy.

48


+ Sơ đồ mạch điện máy giặt một thùng trục quay đứng:


Hình 6.9: Sơ đồ mạch điện máy giặt một thùng trục quay đứng
C1, ..., C8. Tiếp điểm của các cam đóng ngắt chính; S1, ..., S3. Tiếp điểm của các cam phụ;
RA. Tiếp điểm của rơ le áp suất (pressostat); N. Tiếp điểm của nắp thùng; CT. Tiếp điểm của
núm chương trình; M. Động cơ điện; TM. Động cơ thời gian của bộ điều khiển; VN. Cuộn
dây của van điện từ nạp nước; VX. Cuộn dây của van điện từ xả nước; Đ. Đèn hiệu; CC. Cầu
chì bảo vệ.

- Máy giặt một thùng trục quay ngang (máy giặt cửa trước)

Hình 6.10: Máy giặt một thùng trục quay ngang

Là loại máy giặt một thùng ngang thực hiện đầy đủ các thao tác. Một động cơ
truyền động loại không đồng bộ một pha tụ điện hai tốc độ truyền động trực tiếp hoặc
gián tiếp. Trong thùng khơng có bàn khuấy nhưng lại thường có thanh gia nhiệt.
49


* Cấu tạo của máy giặt một thùng trục quay ngang.

Hình 6.11: Cấu tạo của máy giặt một thùng trục quay ngang
1. Vỏ máy; 2. Nắp máy; 3. Nắp trong suốt; 4. Bản điều khiển; 5. Lò xo treo thùng; 6. Thùng
ngoài; 7. Thùng trong; 8. Đầu nối với nguồn nước sạch; 9. Ống xi phông đo mức nước; 10.
Đối trọng (quả nặng); 11. Bộ truyền động puli, dây đai; 12. Trục quay ngang; 13. Động cơ
điện; 14. Ống xả nước; 15. Bơm nước xả; 16. Thanh gia nhiệt.

+ Sơ đồ mạch điện máy giặt một thùng trục quay đứng.

Hình 6.12: Sơ đồ mạch điện máy giặt một thùng trục quay ngang.


50


SC. Công tắc cửa; MB. Động cơ bơm xả nước; VĐ1. VĐ2. Van điện từ nạp nước; M. Động
cơ giặt; TM. Động cơ thời gian; S1, ..., S12. Cam và tiếp điểm của bộ điều khiển theo chương
trình; RN. Tiếp điểm của rơ le mức nước (pressostat); th. Tiếp điểm của rơ le khống chế nhiệt độ
(Thermostat); R. Điện trở gia nhiệt; C. Tụ điện; SP. Tiếp điểm chuyển chương trình.

Ngồi ba loại máy giặt được sử dụng rộng rãi như đã giới thiệu ở trên,
ngày nay trên thị trường còn xuất hiện một loại máy giặt mới là máy giặt một
thùng trục quay nghiêng

Hình 6.13: Máy giặt một thùng trục quay nghiêng

6.2. Nguyên lý làm việc
Các máy giặt đều có thể thực hiện các cơng việc giặt, giũ và vắt
Nạp nước sạch

Nạp nước sạch
Đồ giặt
Xà phòng

GIẶT

VẮT

GIŨ

Xả nước bẩn


VẮT

Xả nước bẩn
Giũ từ 1 đến 3 lần

Giặt một lần 3 ÷ 18 phút

Mỗi lần giũ 6 ÷ 7 phút
CHƯƠNG TRÌNH GIẶT
Hình 6.14: Trình tự thao tác của máy giặt

* Giặt (Wash):
Sau khi nạp đầy đủ đồ giặt, xà phòng và nước vào thùng của máy
theo mức đã định, bàn quay, bàn khuấy trong thùng (với loại máy quay trục
đứng) hoặc thùng giặt (với loại máy quay trục ngang) sẽ quay với tốc độ khoảng
51


120 ÷ 150vg/ph trong thời gian vài giây, sau đó dừng lại vài dây rồi quay ngược
lại, rồi lại cứ thế tiếp tục. Chu trình trên lặp đi lặp lại trong suốt quá trình giặt.
Trong quá trình này, đồ giặt được quay theo và đảo lộn trong máy, chúng cọ sát
vào nhau trong mơi trường nước, xà phịng và được làm sạch dần dần. Thời gian
giặt có thể kéo dài đến 18 phút. Cuối giai đoạn giặt, nước giặt bẩn được xả ra
ngoài qua cửa van xả ở đáy thùng giặt. Máy chuyển sang chế độ vắt.
* Vắt (Drain Spin):
Máy vắt theo kiểu ly tâm. Thùng giặt được quay theo một chiều vơi stoocs
độ tăng dần đến 600vg/ph (với máy quay trục đứng). Ban đầu, thùng quay trong
thời gian 4 ÷ 5 giây thì động cơ được ngắt điện, sau đó 4 ÷ 5 giây động cơ lại
được cấp điện trở lại. Sau vài lần lặp đi lặp lại như vậy, tốc độ động cơ đạt gần
định mức, động cơ được cấp điện liên tục để làm thùng quay nhanh suốt thời

gian vắt (5 ÷ 7 phút). Dưới tác dụng của lực ly tâm, nước trong đồ giặt chỉ còn
hơi ẩm, phơi hoặc là ủi sẽ nhanh khô. Thao tác vắt được thực hiện như vậy để
tránh quá tải gây cháy động cơ điện và đồ giặt được dàn đều ra mọi phía, khi
thùng vắt quay nhanh máy đỡ bị rung và ồn.
* Giũ (Rinse):
Trong quá trình giũ, máy làm việc như giai đoạn giặt. Giũ có tác dụng làm
sạch đồ giặt trong nước sạch. Do vậy thời gian mỗi lần giũ khơng dài (khoảng 6
÷ 7 phút), máy thường thao tác từ 1 đến 3 lần giũ là đồ giặt đã sạch.
Trình tự thao tác của máy giặt mơ tả ở hình 14.
6.3. Một số hư hỏng thường gặp
Ở đây chỉ nêu ra một số hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy giặt (xem
bảng). Việc tìm ra nhanh tróng và chính xác ngun nhân hư hỏng và tiến hành
tốt các cơng việc sửa chữa cần phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn
HIỆN TƯỢNG
Đèn báo không
sáng.

NGUYÊN NHÂN

CÁCH XỬ LÍ

- Nguồn cấp điện ở ổ cắm
bị mất.

- Kiểm tra sửa chữa hoặc
thay thế ổ cắm.

- Tiếp xúc xấu giữa phích
cắm và ổ cắm.


- Làm sạch phích cắm, sửa
chữa tiếp điểm ổ cắm.

- Đứt ngầm dây dẫn nối
nguồn của máy.

- Kiểm tra tìm điểm đứt, nối
lại hoặc thay dây mới.

- Mối nối dây nguồn với
máy bị hở mạch.

- Kiểm tra hàn lại mối nối
vào máy.

52


Có điện vào
máy, đèn báo
sáng, các đèn tín
hiệu báo sáng,
khơng có hiện
tượng nước nạp
vào thùng, chờ
lấu máy khơng
hoạt động.

- Mất nước nguồn cấp.


- Kiểm tra xử lí nguồn nước.

- Van nguồn nước chưa
mở.

- Kiểm tra van nguồn nước.

- Van điện từ nạp nước bị
kẹt.

- Kiểm tra sửa chữa van nạp.

Mức nước vào
thùng không
đúng theo yêu
cầu.

Rơ le đo mức nước bị sai
lệch.

Điều chỉnh lại rơ le hoặc thay
thế.

Nạp nước đủ,
máy hoạt động
nhưng mâm
khuấy quay khó,
có hiện tượng
kẹt hoặc khơng
quay được.


- Tụ điện của động cơ bị
hỏng.

- Kiểm tra, thay thế tụ điện.

- Kiểm tra làm vệ sinh lưới
- Lưới lọc nước bị bẩn quá. lọc

- Cuộn dây van nạp nước
bị đứt hoặc bị cháy.
- Khơng có điện cấp cho
cuộn dây van.

- Động cơ điện chính bị
hỏng.
- Phanh li hợp khơng nhả.
- Dây dai truyền bị dão,
trượt, đứt.
- Có vật lạ, cứng làm kẹt
mâm khuấy.

- Tìm điểm đứt nối lại. Nếu
bị cháy phải quấn lại.
- Kiểm tra xử lí đường nguồn
điện cấp cho cuộn dây van.

- Kiểm tra sửa chữa động cơ
điện. Nếu cháy phải quấn lại.
- Kiểm tra sửa chữa phanh.

- Kiểm tra thay thế dây đai
truyền.
- Kiểm tra loại bỏ vật lạ,
cứng ra khỏi thùng giặt.

Mâm khuấy chỉ
quay một chiều
liên tục.

- Có hư hỏng trong bộ điều - Kiểm tra sửa chữa hoặc thay
khiển. Bộ thời gian không thế bộ phận bị hỏng.
hoạt động, tiếp điểm điều
khiển bị dính chập.
- Kiểm tra sửa chữa hoặc thay
- Bánh xe cam bị hỏng.
thế bánh xe cam.

Sau thao tác giặt
hoặc giũ, máy
không xả nước,
khơng thực hiện
thao tác vắt.

- Nắp máy chưa đậy kín.

- Đậy lại nắp máy.

- Tiếp điểm nắp máy không - Kiểm tra sửa chữa tiếp
tiếp xúc.
điểm. hoặc đậy lại nắp máy.

- Van xả nước bị hỏng,
không mở.

- Sửa chữa hoặc thay thế van
xả.

- Khơng có nguồn điện cấp - Kiểm tra sửa chữa đường
cho van xả.
nguồn của van xả.
53


Máy hoạt động
bình thường
nhưng nhanh có
mùi khét, mâm
khuấy quay yếu,
chậm. Đèn lưới
điện giảm độ
sáng.

- Động cơ điện bị cháy
chập.

- Kiểm tra quấn lại động cơ.

Chạm điện ra
vỏ.

Có dây dẫn bị hở chạm vào Kiểm tra tìm điểm hở, bọc

vỏ
cách điện điểm hở.

- Kiểm tra thay thế tụ điện.

- Tụ điện của động cơ bị
chập hỏng.

Các thao tác của - Hỏng mạch điều khiển.
máy không thực
hiện được theo
- Một số dây dẫn của mạch
chương trình.
điều khiển bị đứt.

- Kiểm tra thay thế linh kiện
của mạch điều khiển.
- Kiểm tra nối kại các dây bị
đứt.

Bài thực hành: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa máy giặt
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng và sửa chữa được các pan đơn giản của máy giặt gia đình
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: máy giặt
c.Nội dung thực hành
Bước 1. Quan sát
Bước 2. Sửa chữa các hư hỏng

Bước 3. Cấp điện , chạy thử
Bước 4. Viết báo cáo trình tự thực hiện
Câu hỏi ơn tập
Câu 1: Trình bày cấu tạo, ngun lý làm việc của máy giặt?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, hư hỏng và biện pháp sửa chữa máy giặt?
Câu 3: Theo em, thông số kỹ thuật cơ bản nào mà người tiêu dùng chú ý
nhất về máy giặt? giải thích vì sao?

54


Bài 7
Bình nước nóng
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, ngun lý làm việc của máy bình nước nóng.
- Tháo, lắp được bình nước nóng theo đúng qui trình kỹ thuật.
- Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
7.1. Cấu tạo

Hình 7.1:Cấu tạo bình nước nóng
1. Ống dẫn nước lạnh vào
2. Nắp đậy
3. Xốp cách điện
4. Vỏ nhựa
5. Vỏ bình nhơm
6. Ống dẫn nước nóng ra
7. Thanh gia nhiệt
8. Rơle điều chỉnh nhiệt độ
9. Zơle bảo vệ quá nhiệt
10.Thanh cation

11.Van một chiều và van an tồn

* Bình chứa nước: Thường được chế tạo bằng nhơm dày 1 ÷ 2 mm được
hàn kín, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được
đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp.
* Thanh gia nhiệt: Được chế tạo bằng dây may so cỡ 0,2mm đặt trong ống
inox hoặc nhôm,cách điện giữa dây may so và ống bằng cát thạch anh. Cát này
55


được nèn chặt để định vị dây may so ở giữa ống, ngăn khơng cho khơng khí tiếp
xúc với dây may so làm oxi hóa, gây rỉ hỏng dây may so và đảm bảo truyền
nhiệt tốt từ dây may so qua cát ra ngồi ống làm nóng nước.
* Ống dẫn nước lạnh vào ống dẫn nước nóng ra
Ống đặt phía dưới đáy bình, ở phần bên trong bình, miệng ống nước lạnh
đặt thấp hơn miệng ống nước nóng ra để đảm bảo bình ln có nước ngập thanh
gia nhiệt và bình khơng bị cạn. Ống dẫn nước lạnh vào thường được đánh dấu
màu xanh hoặc mũi tên đi vào bình. Ống dẫn nước nóng thường được đánh dấu
màu đỏ hoặc mũi tên đi ra khỏi bình.
* Thanh cation (thanh làm mềm nước hoặc thanh lọc nước).
Thanh thường dày khoảng 23cm dùng để làm mềm nước trong bình, tránh
hiện tượng muối canxi, magiê có trong nước kết tủa tạo thành lớp cặn vơi bám
trên bề mặt trong của bình và đường ống làm giảm lưu lượng nước thoát qua
đường ống.
* Van một chiều và van an toàn
Thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do
nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an tồn dùng để xả hơi và nước trong trường
hợp zơle nhiệt bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho
bình khỏi bị nổ. Van một chiều có tác dụng ngăn khơng cho nước nóng trong
bình chảy ngược về đường ống dẫn nước lạnh khi áp suất nước nóng trong bình

do hơi nước nóng trong bình gây ra lớn hơn áp suất trên đường ống nước lạnh.
* Rơle điều chỉnh nhiệt độ
Dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt
độ môi trường đến khoảng 850C. Rơle có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao
và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp. Hiện nay
thường sử dụng các kiểu zơle điều chỉnh nhiệt độ sau:
+ Kiểu kim loại kép:
1. Núm điều chỉnh nhiệt độ
2. Vỏ hộp nhựa chịu nhiệt
3. Thanh dẫn nối điện và tiếp điểm tĩnh.
4. Tấm kim loại
5. Tấm kim loại kép có mang tiếp điểm động.
+ Kiểu khí nén
56


Hình 7.2: Rơle điều chỉnh nhiệt độ
1. Bầu khí nén; 2. ống dẫn 3. Vỏ hộp; 4. Buồng xếp dãn nở; 5. Tiếp điểm tĩnh; 6. Tiếp điểm
động; 7. Lò so ; 8.Núm điều chỉnh nhiệt độ

7.2. Nguyên lý làm việc
Ngun lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước
bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở. Khi cấp nguồn cho bình, thanh
gia nhiệt sẽ có điện và tỏa nhiệt làm nước nóng dần lên. Khi nước nóng đến
nhiệt độ cài đặt, rơle nhiệt độ sẽ cắt nguồn cấp cho thanh gia nhiệt và ngược lại.
Khi xảy ra sự cố rị điện, cầu chì chống rị sẽ cắt nguồn cấp cho bình nước nóng
đảm bảo an tồn cho người sử dụng.
* Qui trình và phương pháp lắp đặt
Thông thường người ta hay lắp đặt bình ngay trong phịng cơng trình phụ,
trên góc cao, khuất của phòng để đảm bảo mỹ quan, sử dụng, sửa chữa thuận

tiện, vị trí núm điều chỉnh nhiệt độ và đèn hiệu quay ra hướng thao tác và thao
tác dễ dàng.
- Lấy dấu khoan, gắn tắc kê và giá đỡ bình, treo máy chắc chắn lên tường
(khoảng cách của máy nước nóng cách sàn nhà tắm 1,5m và cách bồn tắm từ 2m
trở lên).
- Gắn van một chiều trên đường nước vào, quay hướng lỗ xả về phía góc
khuất của phịng (có kèm theo máy).
- Kết nối đường nước nóng, nước lạnh. Trên đường ống cấp nước lạnh vào
bình nên lắp một van chặn để tiện tháo lắp bình khi cần sửa chữa. Đường ống từ
bình đến vịi dùng nước nóng tốt nhất khơng nên q dài vì sẽ làm tăng tổn thất
nhiệt trên đường ống. Trường hợp cần thiết có thể lắp thêm lớp cách điện cho
đường ống này.
- Kết nối đường điện cho bình: Đóng ngắt điện và bảo vệ sự cố cho bình
bằng áptơmát loại 15-20A. Dây cung cấp điện cho bình nên dùng loại dây có hai
lớp cách điện, loại dây tiết diện lớn 2,5- 4 mm2. Lắp đặt dây tiếp đất (có thể làm
57


tiếp đất bổ sung cho bình bằng cách đóng một cột sắt, nối cọc này tới vít bắt tiếp
đất của bình bằng dây điện 2mm2).
- Kiểm tra, chạy thử: Trước khi đóng điện cho bình làm việc lần đầu phải
kiểm tra hệ thống cấp nước qua bình có thơng tốt khơng (mở van nước nóng,
nước thải chảy mạnh bình thường), phải đảm bảo khơng có rị rỉ ở các mối nối.
7.3. Một số hư hỏng thường gặp
Hiện tượng

Nguyên nhân - Khắc phục

1. Vịi nước lạnh chảy
mạnh, vịi nóng chảy

yếu.

- Nguồn nước có muối canxi tạo thành cặn.

2. Đèn hiệu sáng liên
tục, khơng có nước
nóng.

Thanh gia nhiệt bị đứt, thay mới

- Van đường nóng khơng mở hết
- Khắc phục: Vệ sinh lại bình hoặc làm sạch van.

- Khơng có điện vào bình do:
- Tiếp điểm của rơ le khơng tiếp xúc do bẩn
3. Đèn hiệu không sáng - Các mối nối tiếp xúc kém
nước khơng nóng
- áp tơ mát đã ngắt. Cần kiểm tra đường dây cấp
điện cho bình và phần điện của bình có bị chạm
chập khơng.
4. Bình đóng ngắt điện
đun bình thường, nước
khơng đủ nóng.

- Rơ le điều chỉnh để ở vị trí nhiệt độ thấp hoặc tác
động sai lệch. Điều chỉnh lại rơ le.

5. Đèn hiệu sáng liên
tục, nước nóng q
mức cho phép có thể

van an tồn xả.

- Tiếp điểm của RN bị hàn dính khơng ngắt được
mạch điện.

6. aptomat tự động
ngắt, khơng đóng điện
trở lại bằng áp tô mát
được.

- Đường dây dẫn điện cho ATM bị chập dính do
tiết diện q nhỏ.

- Các rơ le hỏng khơng ngắt mạch điện

- Các dây nối điện bình bị chạm chập.
- Thanh gia nhiệt bị chập may xo với vỏ ống ở
phần đầu cực dây lửa. Thay thanh gia nhiệt khác.

Bài thực hành: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa bình nước nóng
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được bình nước nóng
58


b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: Bình nước nóng
c.Nội dung thực hành

Bước 1. Quan sát
Bước 2. Mở vít
Bước 3. Sửa chữa các hư hỏng
Bước 4. Cấp điện , chạy thử
Bước 5. Viết báo cáo trình tự thực hiện
Câu hỏi ơn tập
Câu 1: Trình bầy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bình nước nóng?
Câu 2: Trình bày một số hư hỏng, ngun nhân và biện pháp khắc phục
của bình nước nóng?

59


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Tiến - Tủ lạnh gia đình và máy điều hịa nhiệt độ, NXB Khoa học và
Kỹ thuật - 1984.
[2] Nguyễn Trọng Thắng - Công nghệ chế tạo và tính tốn sửa chữa máy điện 1,2,3,
NXB Giáo Dục - 1995.
[3] Trần Khánh Hà - Máy điện 1,2, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997.
[4] Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay
chiều và một chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997.
[5] Đặng Văn Đào - Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo Dục - 1999.
[6] Trần Thế San, Nguyễn Đức Phấn - Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh, NXB Đà Nẵng - 2001.
[7] Basic Electronic Practices (2001, Human Resources Development Service of

Korea, Bak Jonggap)
[8] Basic Electronic Practices (2009, Human Resources Development Service of
Korea, Bak Jonggap)
[9] Electrical Basic Practice(2012, Human Resources Development Service of
Korea, Gwon Hyeokdae)


60



×