Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

chuyển giao công nghệ việt nam hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.23 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ:
“ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM- HÀN QUỐC”
Giáo viên bộ môn: Phan Thị Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện : Nhóm 6- sáng thứ 2
1.

Đinh Thị Thanh Bình

TCC5A- 5053402569

2.

Phạm Anh Sơn

TCC5A- 5053402052

3.

Nguyễn Doãn Anh Văn TCC5B- 5053402105

4.

Nguyễn Đăng Thị Nga KHPT5A- 5053101037

5.



Nguyễn Thị Diệu Linh QLDT5- 50531010319
Hà nội, 11-2016
1


Mục lục

2


Danh mục từ viết tắt
CGCN
DN
OEM
FDI
ASEAN
XHCN
XK
NK

Chuyển giao công nghệ
Doanh nghiệp
Sản xuất thiết bị gốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Xã hội chủ nghĩa
Xuất khẩu
Nhập khẩu


Danh mục bảng, biểu đồ
Bảng 1: Tỷ trọng và thứ hạng của kim ngạch XK,NK và kim ngạch XNK Việt Nam –
Hàn Quốc trong năm 2014, 2015 và 8T/2016........................................
Biểu đồ 1:Thống kê kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chính của Việt Nam xuất
khẩu sang Hàn Quốc trong 8 tháng/2016 so với 8 tháng/2015
Biểu đồ 2: Tỉ trọng FDI Hàn Quốc tại Việt Nam

3


Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển công nghệ ngày cáng nắm vai trò lớn trong hoạt
động sản xuất. Công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm từ
đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việt Nam được biết đến
là một nước có yếu tố công nghệ còn thấp, lạc hậu. Chính vì thế nhu cầu về công nghệ
của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Trong những năm gần đây Hàn Quốc là một
trong những đối tác thương mại kinh tế lớn của Việt Nam và cũng là nhà đầu tư FDI
lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Là đối tác kinh tế hứa hẹn mang lại nguồn vốn đầu tư
lớn và cùng với đó là công nghệ tiên tiến cho Việt Nam.
Vì vậy, để hiểu rõ vai trò của công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và tìm hiểu quá trình kết nối chuyển giao công nghệ giữa hai nước
Việt Nam-Hàn Quốc. Sau đây, nhóm em xin trình về chủ đề “ chuyển giao công nghệ
Việt Nam- Hàn Quốc”

4


Chương I. Cơ sở lý luận
I. Khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ
- Công nghệ: Theo luật khoa học và công nghệ năm 2000: “ Công nghệ là giải

pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”
- Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một
phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên
nhận công nghệ.
II. Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu về đầu tư
FDI và là đối tác thương mại lớn ở Việt Nam hiện nay. Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015 góp phần đưa mối quan
hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới. Hàn Quốc hiện
là đối tác thương mại lớn thứ ba và là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Bảng 1: Tỷ trọng và thứ hạng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc trong năm 2014, 2015 và 8T/2016
Qua số bảng trên cho ta thấy, trong năm 2015 và 8 tháng đầu năm 2016 Hàn Quốc
là thị trường xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 4 của Việt Nam, ngược lại Việt Nam là
nước nhập khẩu thứ 2 của Hàn Quốc. Như vậy, có thể thấy Hàn Quốc là một trong
những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đứng thứ 3 trong số hơn 200 quốc gia,
vùng lãnh thổ là đối tác thương mại với Việt Nam

5


Biểu đồ 1:Thống kê kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chính của Việt Nam xuất
khẩu sang Hàn Quốc trong 8 tháng/2016 so với 8 tháng/2015
Trong 8 tháng/2016, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
các mặt hàng như: Điện thoại và linh kiện; sản phẩm dệt may; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; thủy sản…
Các mặt hàng nhập khẩu chính mà Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ thị
trường này bao gồm: Máy vi tính và sản phẩm điện tử; máy móc thiết bị, dụng cụ và

phụ tùng; điện thoại và linh kiện, vải các loại;…
Từ mối quan hệ thương mại rất quan trọng giữa Việt Nam – Hàn Quốc ta có thể
thấy doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như Việt Nam đều mong muốn tìm kiếm thị
trường và công nghệ mới để phát triển. Trong mối quan hệ này:
- Việt Nam có lợi thế về thị trường, dân số đông, nguồn lao động giá rẻ, dễ đào tạo.
- Doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mạnh về kỹ thuật – công nghệ.
Điều này dẫn tới nhu cầu kết nối, chuyển giao công nghệ, hợp tác với các
doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển

6


Chương 2. Kết nối CGCN Việt Nam- Hàn Quốc và kết quả đạt được
I. Các hoạt động thúc đẩy CGCN Việt Nam – Hàn Quốc.
1. Hành lang pháp lý.
Luật chuyển giao công nghệ được ban hành năm 2006, sau đó được bổ sung,
sửa đổi, cập nhật các chính sách về chuyển giao công nghệ dựa trên tình hình thực tế.
Ngày 13/9/2016, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho ý kiến dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chuyển giao công nghệ.
Điều 40 Luật Đầu tư quy định: Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn
bằng công nghệ, để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
về chuyển giao công nghệ.

2. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí cho các doanh nghiệp tham
gia hoạt động chuyển giao công nghệ.
Nhằm mục đích phát triển khoa học kỹ thuật, Nhà nước ban hành các quy định
pháp luật mang tính ưu đãi, đặc biệt về lĩnh vực thuế áp dụng đối với những chủ thể
thực hiện chuyển giao công nghệ.

VD:
Từ 1/1/2016, Nhà nước sẽ hỗ trợ đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ cho
các cá nhân, tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục hàng hóa ưu tiên.
Luật Chuyển giao công nghệ còn đưa ra quy định cụ thể đối với các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công
nghệ sẽ được miễnthuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong 4
năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.
Hơn nữa, nếu công nghệ thuộc Danh mục khuyến khích chuyển giao sẽ được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, với điều kiện tổng giá trị miễn thuế
không vượt quá 50% tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ.

7


3. Ưu đãi thuế, phí, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việt Nam dành rất nhiều Ưu đãi thuế, phí, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc
biệt dành rất nhiều ưu đãi cho Hàn Quốc - đối tác đầu tư số 1 tại Việt Nam . Thông
qua FDI, Việt Nam kỳ vọng nhiều vào việc doanh nghiệp FDI Hàn Quốc sẽ chuyển
giao công nghệ sang cho doanh nghiệp nội địa.

Biểu đồ 2: Tỉ trọng FDI Hàn Quốc tại Việt Nam
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy Hàn Quốc hiện đang là đối tác đầu tư số 1 tại Việt
Nam, với rất nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia lớn trên Thế giới như Samsung, LG,
Daewoo, Tai Pyung, ...
4. Thực hiện hội thảo, trao đổi giữa doanh nghiệp trong nước và Hàn Quốc.
Ngoài ra. nhà nước là “bà đỡ” đóng vai trò trung gian, thực hiện các cuộc hội
thảo, trao đổi giữa doanh nghiệp trong nước và Hàn Quốc, thúc đẩy chuyển giao công
nghệ.
II. Kết quả ban đầu trong CGCN Việt Nam – Hàn Quốc.

Từ sau khi đổi mới mở cửa nền kinh tế, đối tác được mở rộng và tập trung chủ
yếu vào các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cho đến nay Nhật Bản,các
nước NICs (các nước công nghiệp mới) trong đó đặc biệt Hàn Quốc vẫn là các đối tác
lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

8


1. Các công nghệ được chuyển giao.
Trong năm 2015, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) công bố danh sách 167
công nghệ sẽ được phía Hàn Quốc chuyển giao cho DN Việt Nam thuộc 4 nhóm :





Cơ khí chế tạo.
Dệt may - da giày.
Ô tô.
Điện - điện tử.

Chương trình này nằm trong khuôn khổ hợp tác về công nghiệp hỗ trợ giữa Bộ Công
Thương và Bộ Thương mại, Năng lượng và Công nghiệp Hàn Quốc. Các Doanh
nghiệp công nghiệp có nhu cầu tiếp thu công nghệ trong số những công nghệ trên
thực hiện đăng ký công nghệ cần chuyển giao với Sở Công thương tại địa bàn tỉnh.
Các công nghệ được chuyển giao đáng chú ý bao gồm như sau:


Về cơ khí chế tạo:


Cụ thể, nhóm cơ khí chế tạo có 53 công nghệ sẽ được Hàn Quốc chuyển giao :


Hệ thống đốt dạng kết hợp.
Hệ thống làm mát tách ẩm Hybrid.
Lò phản ứng bơm nhiệt hóa học.
Sợi cho mặt hàng chống đạn có độ ẩm thấm / khả năng chống thấm.
Các loại vải dệt từ sợi nói trên, và áo khoác chống đạn sử dụng loại vải này..
....
Đối với ngành dệt may, da giày:

Có 51 công nghệ được chuyển giao, các công nghệ chuyển giao đáng chú ý như:
-

Quy trình sản xuất xơ polyeste có chứa thành phần kháng khuẩn thông qua
phương pháp hòa tan nóng chảy trong quá trình kéo sợi.
Phương pháp sản xuất quần áo chống dao đâm.
Nhuộm patten tự nhiên, sử dụng phương pháp in cản màu.
Phương pháp nhuộm ở nhiệt độ thấp cho polyester có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Phát triển quy trình sản xuất giày không sử dụng đường may.
Phát triển công nghệ nhuộm màu tự nhiên, thân thiện với môi trường cho vật
liệu may…
.....

9




Trong lĩnh vực ô tô:


Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam 35 công nghệ :

-

Thiết bị loại bỏ nếp gấp trên bảng, có thể loại bỏ nếp gấp tạo ra trên bảng trong
quá trình tạo khuôn ấm.
Ghế làm mát và sưởi nhiệt cho xe có thể giảm diện tích bằng kết cấu đơn giản.
Phát triển công nghệ hệ thống điều hoàn không khí lưu động dioxit các-bon...
.....
Ở lĩnh vực điện - điện tử:
Hàn Quốc sẽ chuyển giao cho Việt Nam 28 công nghệ như:
Năng lực đầu cuối di động của quá trình tự động các tín hiệu phát sóng và
phương pháp kèm theo không bị tạo lỗi.
Phương pháp điều khiển độ ồn audio có khả năng cân bằng tiếng ồn tốt giữa bộ
phận audio và thiết bị kèm theo
Thiết bị tạo khung đồng bộ của bộ thu tín hiệu phát sóng có khả năng giảm các
lỗi khung đồng bộ và phương pháp đi kèm.
Lò ấp cấy tế bào có khả năng điều khiển tự động môi trường của nhiệt độ , độ
ẩm và cô đặc CO2.
....

2. Các cuộc hội thảo kèm theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ.
Ngày 28/03/2014: Ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Trung tâm
NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) của Bộ KH&CN với Tập đoàn phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (SBC): hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao
công nghệ, tổ chức các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo về công nghệ và kỹ năng quản
lý công nghệ.
Ngày 27/7/2016, tại Hà Nội: Tổ chức hội thảo “Kết nối, chuyển giao công nghệ
Việt Nam – Hàn Quốc”. Bao gồm Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ

KH&CN) phối hợp với Khu công nghệ cao Daegu (Daegu Technopark) Hàn Quốc,
Viện Đổi mới công nghệ Hàn Quốc (KIAT) .
- Đã có 32 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng chuyển giao công
nghệ Việt Nam đến làm việc, trao đổi, đàm phán trực tiếp.
- Đã có 6 doanh nghiệp Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác liên doanh phát triển sản
phẩm công nghệ tại Việt Nam.
Ngày 5/5/2016 tại Tp.HCM: Trao đổi thông tin, triển khai các hoạt động hợp
tác quốc tế, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Buổi làm việc diễn
10


ra giữa Cục Công tác phía Nam – Bộ KH&CN và Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn
Quốc (KITECH) và đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc.
Gần đây nhất là chiều 18/8/2016, tại Hà Nội: Tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kết
nối và chuyển giao công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc”. Do Cục Ứng dụng và Phát
triển Công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đổi mới Hàn
Quốc (Innobiz).
Hai bên đã kết nối được 96 doanh nghiệp Hàn Quốc có nhu cầu hợp tác.
Chuyển giao công nghệ tới gần 400 doanh nghiệp Việt Nam.
42 bản ghi nhớ chuyển giao công nghệ, thành lập công ty liên doanh, đồng tiếp thị...
đã được doanh nghiệp hai bên ký kết.
3. Một số dự án của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam kèm theo
kỳ vọng chuyển giao công nghệ:
Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (VIDAMCO) có trụ sở tại xã Tứ Hiệp, huyện
Thanh Trì, Hà Nội. Nhà máy được trang bị dây chuyền công nghệ lắp ráp hiện đại
được chuyển giao từ nhà máy Daewoo Hàn Quốc. Năm 2006, để thực hiện chương
trình nội địa hoá, Công ty Vidamco (Daewoo Vietnam) đã mời 4 nhà cung cấp linh
kiện phụ tùng ôtô Hàn Quốc vào Việt Nam đầu tư để làm tăng tỉ lệ nội địa hoá sản
phẩm của Vidamco và để phục vụ kế hoạch xuất khẩu các linh kiện phụ tùng sang các
nước ASEAN.

27/3/2015: Tổ hợp công nghệ LG – Hải Phòng được chính thức khai trương tại
KCN Tràng Duệ được ông Phạm Đông Phong – Giám đốc nhà máy 1 tại tổ hợp – xác
nhận là có qui mô lớn nhất thế giới của LG Electronics. LG sẽ đẩy mạnh việc chuyển
giao công nghệ, thúc đẩy quá trình phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp điện
tử Việt Nam, tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại nhà máy dự kiến đạt 50%
trong giai đoạn I đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, LG cam kết sẽ tư vấn, chuyển giao
công nghệ và các quy trình quản lý sản xuất hiện đại cho các nhà máy sản xuất phụ
trợ, nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên phụ liệu, thiết bị
phụ trợ cho nhà máy của LG, qua đó thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt
Nam phát triển.
Và rất nhiều dự án của các doanh nghiệp FDI với kỳ vọng chuyển giao công nghệ, nội
địa hóa, thúc đẩy nền công nghiệp trong nước.

11


Bên cạnh việc chuyển giao máy móc, kỹ thuật, từ các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc,
chúng ta còn được:
-

Đào tạo nhân lực, kỹ năng
Kinh nghiệm quản lý.
Kinh nghiệm vận hành.
Cơ hội phát triển chuỗi cung ứng phụ trợ.

Chương 3: Những hạn chế trong CGCN Việt Nam- Hàn Quốc.
I. Công nghệ chuyển giao chưa được đánh giá cao.
Công nghệ được chuyển giao chưa phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, tiêu
tốn nhiều nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường và tác hại xấu đến sức khỏe người
lao động.

VD: Việc Hàn Quốc chuyển giao thêm một số công nghệ sản xuất ôtô mới vẫn chưa
thể đánh giá được tác động bao nhiêu % tới tỷ lệ nội địa hoá, bởi những công nghệ
như ghế sưởi nhiệt ít được trang bị trên xe lắp do giá thành cao.
Công nghệ được chuyển giao còn chắp vá, không đồng bộ, công nghệ chủ yếu
chỉ ở dạng trung bình so với các nước trong khu vực và hầu như không thể tái chuyển
giao.
Chưa đáp ứng được mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Chưa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một số ngành kinh tế trọng
điểm mà chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực nhỏ hẹp.
Chưa tạo nên sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế.
II. Hoạt động chuyển giao công nghệ chưa hiệu quả.
Công nghệ tiên tiến chủ yếu được chuyển giao vào các doanh nghiệp 100% vốn
từ Hàn Quốc hoặc doanh nghiệp liên doanh phía Hàn Quốc chiếm đa số vốn. Điều
này chỉ làm tăng các nguồn lực công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam chứ không làm tăng
năng lực công nghệ của các công ty Việt Nam và công dân Việt Nam.

12


III. Bất cân bằng lợi ích chuyển giao công nghệ.
Giá của công nghệ được Hàn Quốc chuyển giao thường cao hơn rất nhiều so
với giá trị thực có của công nghệ, gây thua thiệt không nhỏ cho Việt Nam. Trong
nhiều trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ chỉ có nhập khẩu máy móc thiết
bị mà không tính đến yếu tố phần mềm như đào tạo, bí quyết sản xuất, nghiên cứu thị
trường. Điều này làm cho công nghệ được chuyển giao không phát huy được tác
dụng, thậm chí gây tốn kém về chi phí chuyển giao, chi phí loại bỏ công nghệ.
IV. Tỉ lệ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI thấp.
Trong các doanh nghiệp làm ăn với doanh nghiệp FDI, chỉ 11% doanh nghiệp
Việt được chuyển giao công nghệ
DN trong nước nhận được ít ưu đãi khó cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI

nhận được nhiều ưu đãi, nên các doanh nghiệp FDI thường chơi với nhau. Do đó,
chính sách cần tạo sân chơi sòng phẳng giữa các doanh nghiệp.
VD: Trường hợp của Samsung Việt Nam. Ngoài ưu đãi cho Samsung, cả doanh
nghiệp con đi kèm cũng được ưu đãi lớn, như về đất đai, miễn giảm thuế…
Trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn phải thuê đất giá cao, thuế thu nhập doanh
nghiệp 22%, khiến giá sản phẩm cao. “Như vậy doanh nghiệp FDI chơi với doanh
nghiệp trong nước làm gì?
Chương 4: Đánh giá chủ quan về hoạt động chuyển giao công nghệ Việt NamHàn Quốc và đưa ra giải pháp
I. Đánh giá chủ quan hoạt động CGCN Việt Nam- Hàn Quốc
Sau đây là đánh giá của nhóm 6 về CGCN Việt Nam – Hàn Quốc:
Thứ nhất, sự chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc có khuynh hướng nội bộ hoá
mạnh mẽ, nhưng kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao lại không nằm trong tay người
Việt Nam.
Thứ hai, sự chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc có xu hướng bản địa hoá. “Bản địa
hoá” là chỉ các công ty nước ngoài lợi dụng nguồn tài nguyên của nước bản địa như
năng lực nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, vật lực
v.v… để làm giàu cho các công ty xuyên quốc gia.
Thứ ba, trong quan hệ chuyển giao công nghệ với Hàn Quốc, Việt Nam vẫn ở thế bị
động, chiếm ít ưu thế. Đối với các doanh nghiệp FDI, dù đã dành rất nhiều ưu đãi
nhưng việc chuyển giao công nghệ là rất khiêm tốn.
13


Trên thực tế nhìn từ tỉnh Bắc Ninh - địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp
FDI, đặc biệt là Samsung . Chỉ tính riêng trong năm 2014 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận
đầu tư cho 139 doanh nghiệp FDI. Đến nay chỉ có khoảng 22 hợp đồng chuyển giao
công nghệ được thực hiện bởi 15 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh. Các hợp đồng
này đều được thực hiện dưới dạng chuyển giao từ công ty mẹ sang công ty con tại
Việt Nam, chưa có hợp đồng nào chuyển giao từ DN FDI sang các DN trong nước.
II. Đưa ra những giải pháp.

Từ những hạn chế trên, nhóm 6 xin đưa ra các giải pháp như sau:
1. Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ:
- Điều tiết, bảo hộ, cân bằng lợi ích giữa các bên chuyển giao công nghệ.
- Cân bằng lợi ích giữa FDI và ưu đãi bỏ ra.
- Chuyển giao công nghệ có quy hoạch, có chọn lọc, tránh thất thoát lãng phí.
2. Đối với các công nghệ đã được chuyển giao:
- Cần điều chỉnh và quy hoạch đồng bộ các thành quả khoa học công nghệ được
chuyển giao.
- Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư vốn, thương mại hóa các thành quả khoa học
công nghệ đã được chuyển giao.
- Nhập khẩu công nghệ, sau đó cần sáng tạo, phát huy năng lực khai thác, phát
triển tránh ỷ lại vào công nghệ của nước ngoài.
3. Những giải pháp có thể học hỏi được từ Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng:
- Cùng thể chế XHCN, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước..
- Có chung điểm mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, vật lực, thị trường,
được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý.
- Nhiều nét tương đồng trong lịch sử phát triển kinh tế.
- Trung Quốc cải cách trước Việt Nam 8 năm (1978 và 1986) và hiện nay vươn
lên thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.
Từ đó, ta cũng có thể thấy Trung Quốc cũng đã đã trải qua những hạn chế, khó khăn
của Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ.


Những giải pháp có thể học hỏi từ Trung Quốc.
14


- Chấp nhận tiếp nhận công nghệ theo hình thức OEM (sản xuất thiết bị gốc) để
học hỏi công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh của các công ty đa quốc gia.

- Đẩy mạnh học hỏi, mô phỏng, sao chép công nghệ, máy móc có cải tiến của các
nhà đầu tư nước ngoài. Tuy chất lượng thấp và chấp nhận mức giá rẻ nhưng bước đầu





III. Kết luận.
Hoạt động CGCN giữa Việt Nam- Hàn Quốc đã và đang phát triển, mang lại
một số kết quả, chủ yếu CGCN trong 4 lĩnh vực chính:
Cơ khí chế tạo.
 Dệt may - da giày.
 Ô tô.
 Điện - điện tử.
Tuy nhiên quá trình CGCN vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
 Công nghệ chuyển giao không được đánh giá cao: chủ yếu là công nghệ lạc
hậu, năng suất thấp.
 Hoạt động CGCN chưa mang lại hiệu quả
 Bất cân bằng lợi ích giữa hai nước CGCN
 Tỉ lệ các DN FDI chuyển giao

o

15


Nguồn tham khảo
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Giáo trình kinh tế quốc tế - Học viện Chính sách & Phát triển.
Luật chuyển giao công nghệ 2006, luật đầu tư 2014.
Website Hải Quan Việt Nam:
/>Website Bộ Công Thương Việt Nam
/>Báo điện tử chính phủ:
/>Tạp chí Khu CN Việt Nam:
/>Báo đầu tư:
/>Báo diễn đàn doanh nghiệp:
/> ...
xedoisong.vn, cafef.vn, ...

16



×