Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.92 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh Mã sinh viên: 0854025469


Trường Đại Học Vinh






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh















Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh Mã sinh viên: 0854025469

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH TP HÀ TĨNH 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh. 4
1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà
Tĩnh 5
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh 8
1.3.1. Chức năng 8
1.3.2. Nhiệm vụ 8
1.4. Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh 9
1.4.1. Huy động vốn 9
1.4.2. Các hoạt động tín dụng 9
1.4.3. Dịch vụ kế toán và ngân quỹ 9
1.5. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà
Tĩnh từ năm 2009-2011 10
1.5.1.Hoạt động huy động vốn 10
1.5.2. Hoạt động tín dụng 12
1.5.3. Kết quả hoạt động tài chính 14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TP
HÀ TĨNH 15
2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh

TP Hà Tĩnh 15
2.1.1. Những quy định về cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh
TP Hà Tĩnh 15
2.1.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh trong 3 năm 2009-2011 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh Mã sinh viên: 0854025469

2.1.2.1. Doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ hộ sản xuất 18
2.1.2.2. Nợ quá hạn 28
2.1.2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng hộ sản xuất. 30
2.1.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT
TP Hà Tĩnh. 31
2.1.3.1. Những thành công 31
2.1.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân 32
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo& PTNT
Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh. 34
2.2.1. Định hướng hoạt động và mục tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT
Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh trong thời gian tới. 34
2.2.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh 36
2.2.2.1. Mở rộng khả năng tiếp cận vốn vay đối với hộ sản xuất 36
2.2.2.2. Tăng cường cho vay vốn trung và dài hạn đối với hộ sản xuất 37
2.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, phương án sản
xuất kinh doanh 38
2.2.2.4. Đẩy mạnh hình thức cho vay qua tổ chức hội, tổ vay vốn 38
2.2.2.5. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế xã hội trên địa bàn. 39
2.2.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các món vay hộ sản xuất 40
2.2.2.7. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn

rủi ro và nợ quá hạn mới phát sinh. 40
2.2.2.8. Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán
bộ tín dụng phù hợp với địa bàn. 41
2.2.3. Một số kiến nghị 43
2.2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 43
2.2.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 44
2.2.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 44
2.2.3.4. Đối với UBND các cấp và các sở ban ngành địa phương. 44
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh Mã sinh viên: 0854025469

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNo Ngân hàng Nông nghiệp
TP Thành phố
TCKT Tổ chức kinh tế
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
DNCV Dư nợ cho vay
CNH- HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
CBTD Cán bộ tín dụng
NH Ngân hàng
HSX Hộ sản xuất
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

TPKT Thành phần kinh tế
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
KH Khách hàng
HĐQT Hội đồng quản trị
QĐ-HĐQT-TD Quyết định hội đồng quản trị- tín dụng
PGD Phòng giao dịch
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KT-XH Kinh tế- xã hội




Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh Mã sinh viên: 0854025469


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
qua 3 năm 2009-2011 10
Bảng 1.2: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh TP
Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011 12
Bảng 1.3: Kết quả tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh qua
các năm 2009-2011 14
Bảng 2.1: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ HSX theo ngành kinh tế của Chi
nhánh năm 2009-2011 19
Bảng 2.2: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ HSX phân theo thời gian tại Chi
nhánh qua 3 năm 2009-2011 23

Bảng 2.3: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ HSX phân theo đảm bảo tiền vay
tại Chi nhánh qua 3 năm 2009-2011
26
Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn HSX tại Chi nhánh qua 3 năm 2009-2011 . 28
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2009-2011 29
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011 30



Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 1 Mã sinh viên: 0854025469

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa để hòa nhập vào
sự phát triển chung của kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải không
ngừng phấn đấu đưa đất nước mình phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia có
những cách thực hiện khác nhau do có xuất phát điểm khác nhau.
Việt Nam với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo có hơn
80% dân số là nông dân nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là CNH- HĐH đất
nước để đạt tới tốc độ phát triển nhanh, bền vững hơn. Để thực hiện nhiệm vụ
này đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ Sự phát triển nông nghiệp và kinh
tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan
trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”.
Nhưng việc phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay gặp không ít
khó khăn nhất là vấn đề vốn để sản xuất kinh doanh. Muốn phát triển sản xuất
được đòi hỏi các hộ sản xuất phải có vốn để mua con giống, cây trồng trong

khi năng lực của họ là có hạn thì đòi hỏi phải có các chính sách đúng đắn của
Đảng, nhà nước và nhất là sự hỗ trợ về vốn từ phía các ngân hàng.
NHNo&PTNT là một trong những ngân hàng quốc doanh hàng đầu với nhiệm
vụ cơ bản và lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với tư
cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp nông thôn việt nam ngân hàng
đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất góp phần tạo công
ăn việc làm giúp nông dân làm giàu bằng chính sức lao động của mình.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa, xã hội,
khoa học, kĩ thuật của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố có 10 phường và 6 xã nằm
trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. Mặc dù là đô thị loại III nhưng đời sống
của người dân thành phố còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các xã ở ngoại
thành thì kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Theo chủ trương của Đảng, chính
phủ, thành phố Hà Tĩnh đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông
nghiệp, kết hợp nông lâm ngư nghiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân. Để làm được điều này cần phải có một lượng vốn, một kênh cung
ứng vốn hiệu quả cho sản xuất từ đó mới tập trung cho sản xuất nâng cao hiệu
quả kinh tế hộ, cải thiện đời sống nhân dân đồng thời hoàn thành chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn xây dựng nông thôn mới. Nhận thức
được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn
của tỉnh nhà, NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 2 Mã sinh viên: 0854025469

và hoàn thiện cơ chế cho vay đối với hộ nông dân nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu về vốn từng bước đưa sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả góp phần thực
hiện chính sách phát triển kinh tế từng bước nâng cao đời sống của người dân,
giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới làm cho xã hội phát
triển.
Tuy nhiên những khoản tín dụng của các hộ sản xuất thường là những

món vay nhỏ lẻ, có địa bàn hoạt động rộng đòi hỏi chi phí nghiệp vụ cao, thủ
tục vay vốn còn phức tạp, hơn nữa việc sản xuất của các hộ sản xuất phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh… làm cho kết quả sản xuất không lường trước được dẫn đến nhiều hộ
gia đình vay vốn sản xuất đã không có khả năng trả nợ cho ngân hàng ảnh
hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng.
Qua quá trình học tập và quan sát, thu thập các hoạt động tín dụng của
Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh em nhận thấy để Chi nhánh
cần phải chú trọng hơn nữa vào công tác tín dụng hộ sản xuất nên em quyết
định chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh” làm đề tài báo cáo thực tập tốt
nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu một số đặc điểm tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh
Thành phố Hà Tĩnh liên quan đến vấn đề tín dụng hộ sản xuất để làm rõ hơn
bản chất của vấn đề.
- Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011.
- Đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế thông qua quá trình
phân tích, đưa ra các nguyên nhân tồn tại và những khó khăn cần giải quyết
tại Ngân hàng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ
sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ
sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011
thông qua các số liệu thu thập từ bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả kinh
doanh của ngân hàng.



Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 3 Mã sinh viên: 0854025469

4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Nghiên cứu về hoạt động tín dụng với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh trong 3 năm từ 2009-2011.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
phần:
Phần 1: Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
Do thời gian hạn chế cũng như trình độ và kiến thức thực tế của em có
hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề
này.
Em xin cảm ơn thầy giáo Ths. Đặng Thành Cương đã tận tình hướng
dẫn chỉ bảo em trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Ban
giám đốc, các cán bộ của NHNo&PTNT Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh đặc
biệt là các anh, các chị CBTD phòng Kinh doanh đã nhiệt tình tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này.






















Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 4 Mã sinh viên: 0854025469


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH TP HÀ TĨNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà
Tĩnh.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc
chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngày 24/8/1991 Thống
đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 115/NH-QĐ giải thể NHNo Nghệ Tĩnh
thành lập NHNo Nghệ An và NHNo Hà Tĩnh cùng với đó là sự sáp nhập
Ngân hàng công thương thị xã Hà Tĩnh vào NHNo Hà Tĩnh. Năm 1996
NHNo Hà Tĩnh đổi tên thành NNNo&PTNT Hà Tĩnh theo sự thay đổi tên của
NHNo Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển

và mở rộng phạm vi hoạt động mở thêm nhiều Chi nhánh, phòng giao dịch
đưa hoạt động ngân hàng đến gần với đời sống của người dân hơn theo đó
Chi nhánh NNNo&PTNT thị xã Hà Tĩnh ra đời.
NHNo&PTNT Chi nhánh thị xã Hà Tĩnh được thành lập năm 1998 theo
QĐ số 539/NHNo-02 ngày 01/09/1998 của Giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam về việc thành lập NHNo&PTNT Chi nhánh thị xã Hà Tĩnh và chính thức
đi vào hoạt động năm 2001.
Ngày 28/5/2007 thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị
định số 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh trực thuộc tỉnh
Hà Tĩnh. NHNo&PTNT Chi nhánh thị xã Hà Tĩnh đổi tên thành
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh thành phố Hà Tĩnh.
Trụ sở giao dịch tại số 73, đường Đặng Dung, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh
Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng cấp III
trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 2003, ngân hàng vinh dự được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao tặng
danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc.
Đến năm 2008, NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh được đưa vào sử
dụng phần mềm Ngân hàng IPCAS. Đây là bước chuyển đổi quan trọng làm
thay đổi toàn bộ công nghệ từ Poxpro sang IPCAS, từ thủ công đến tự động
hóa toàn bộ, nội mạng thống nhất từ Trung ương đến các Ngân hàng cơ sở.
Việc áp dụng công nghệ tin học hiện đại này giúp kết nối trực tuyến toàn hệ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 5 Mã sinh viên: 0854025469

thống, cho phép triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như Thẻ quốc tế,
Internet Banking, từ đó giúp giải phóng sức lao động, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hiện nay, NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh hoạt động theo cơ chế
thị trường, có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh
tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển với mạng lưới các điểm giao
dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh. Tính đến nay Chi nhánh TP
Hà Tĩnh đã có một trụ sở chính và 4 phòng giao dịch: PGD Số 2, PGD Số 4,
PGD Thạch Trung và PGD Bắc Hà. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là
các hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp. Do được thành
lập muộn hơn so với những Chi nhánh NH khác và phải hòa nhập vào cơ chế
mới nên hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Những ngày đầu,
NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh hoạt động với quy mô nhỏ, vốn chủ
yếu cho vay để phát triển sản xuất hơn nữa kinh tế trên địa bàn chủ yếu là độc
canh về cây lúa, ngành nghề chưa phát triển… vì thế hoạt động kinh doanh,
dịch vụ của ngân hàng chưa được mở rộng. Thế nhưng với việc phát huy
những thuận lợi sẵn có và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ CBCNV mà Chi
nhánh NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh đã từng bước khẳng định vị trí của mình
trong hệ thống NHNo& PTNT và các NH khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với
phương châm làm việc đúng đắn, những kinh nghiệm từ thực tiễn của ban
lãnh đạo cũng như toàn bộ CBCNV Chi nhánh đã đưa Chi nhánh vượt qua
nhiều khó khăn tạo được niềm tin từ khách hàng và thực sự trở thành người
bạn đáng tin cậy của khách hàng trên địa bàn thành phố đặc biệt là người bạn
thân thiết đối với các hộ nông dân.
Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
Do đó toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khóa huận luyện nghiệp
vụ trong nội bộ Ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công
nhân viên, nghiên cứu cải tiến lề lối tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà
Tĩnh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo&PTNT TP Hà

Tĩnh được thể hiện ở sơ đồ sau:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 6 Mã sinh viên: 0854025469


Hiện nay, NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh có 47 cán bộ nhân
viên gồm 36 nữ và 11 nam trong đó số có trình độ đại học chiếm 70%, trình
độ cao đẳng chiếm 30% và các cán bộ đều được bố trí vào vị trí hợp lý và
luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban:
- Ban lãnh đạo gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành
hoặc phân công, uỷ quyền cho các phó giám đốc để thực hiện công tác nghiệp
vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính
sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của NH trước giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh,
chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý.
+ Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ
đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác cho vay thu nợ trên địa bàn thành
phố, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tín dụng thông
qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng:
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết
định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do
ngân hàng và khách hàng cùng lập.

Giám đốc


P. Giám
đốc phụ
trách tín
d
ụng

Phòng
giao dịch
trực thuộc

Phòng
kinh
doanh
P. Giám
đốc phụ
trách kế
toán
-

NQ

Phòng
kế toán-
ngân quỹ
Phòng
giao dịch
Số 2
Phòng
giao dịch

Số 4

Phòng
giao dịch
Bắc Hà

Phòng giao
dịch Thạch

Trung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 7 Mã sinh viên: 0854025469

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển
nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
+ Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ giúp giám
đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác kế toán kho quỹ, huy động
vốn.
- Các phòng ban:
+ Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh
doanh của phòng tín dụng).
- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.
- Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng
thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu
nội bộ.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để

phòng tín dụng đôn đốc thu hồi.
- Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ.
- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ
bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: rút, gửi tiền tiết
kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy
định.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn.
- Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các
vấn đề khác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo
cáo chuyên đề về tín dụng, thẩm định các dự án tín dụng, lập hồ sơ cho vay,
phòng ngừa xử lý rủi ro tín dụng.
Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng:
 Phó phòng tín dụng:
- Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các cán bộ tín dụng.
- Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề
án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị,
và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công.
 Cán bộ tín dụng:
- Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay
vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi
thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 8 Mã sinh viên: 0854025469

- Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết
định cho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc. Đồng thời
đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi phạm tín

dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
+ Phòng giao dịch trực thuộc: các phòng giao dịch gồm 1 giám đốc, 1
phó giám đốc và các nhân viên có đầy đủ các nghiệp vụ như ở trụ sở chính:
huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra kiểm soát, chấp
hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực chi theo yêu cầu của ban lãnh đạo của
Chi nhánh.
Giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên có sự liên
kết chặt chẽ luôn luôn hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh của ngân hàng làm cho hoạt động của Chi nhánh được tiến hành một
cách liên tục, có hệ thống để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
1.3.1. Chức năng
- Kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay vốn đến các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển các nguồn vốn dài hạn,
trung hạn của các tổ chức KT- XH, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn.
- Phát hành các giấy nhận nợ nhằm huy động vốn để cho vay.
- Chức năng trung gian trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-
XH của địa phương.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tổ chức và hoạt động theo
luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng.
- Nhận các khoản tiền gửi của dân chúng từ các tổ chức kinh tế.
- Cung cấp các dịch vụ cho KH.
- Tiến hành các hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại
tệ đối với các hoạt động SXKD và dịch vụ với mục tiêu hiệu quả.
- Thực hiện dự trữ theo tỷ lệ bắt buộc, định mức tồn quỹ về tiền mặt và
ngoại tệ. NH có nhiệm vụ công bố, niêm yết và thực hiện đúng các quy định
về mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và phí các dịch vụ cho vay…

- Xây dựng một chính sách khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý phù
hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng,
phục vụ đầu tư phát triển, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính sách tiền
tệ, thúc đẩy kinh tế của của Thành phố ngày càng phát triển.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 9 Mã sinh viên: 0854025469

1.4. Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
1.4.1. Huy động vốn
Là viêc tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức,
tổ chức kinh tế để tăng nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn cho nền kinh tế bao gồm:
- Huy động tiền gửi của mọi đơn vị, tổ chức kinh tế cá nhân và các
thành phần kinh tế dưới các hình thức như: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng cả VNĐ và ngoại tệ
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân trong nước, nước
ngoài, đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Đổi mới và đa dạng
hoá các hình thức huy động vốn, tìm mọi biện pháp để huy động vốn tại chỗ
đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn vay của
khách hàng.
- Từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch
vụ, mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
trong khâu thanh toán.
1.4.2. Các hoạt động tín dụng
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các
thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt chú trọng cho vay sản xuất
nông nghiệp.

- Thực hiện cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với
nhiều khách hàng, cho vay tiêu dùng, chiết khấu các giấy tờ có giá…
- Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn và đầu tư tiền tệ tín dụng
1.4.3. Dịch vụ kế toán và ngân quỹ
- Thanh toán- chuyến tiền và dịch vụ ngân hàng khác
- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ
- Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển tiền và thanh toán
chuyển tiền điện tử.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 10 Mã sinh viên: 0854025469

1.5. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TP
Hà Tĩnh từ năm 2009-2011
1.5.1.Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng
lưới giao dịch giải quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh
lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư. Công tác huy đông vốn
được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin
tưởng của người gửi tiền.
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà
Tĩnh qua 3 năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
Số tiền

% Số tiền


%
Tổng vốn huy động 329.200 393.517

465.833

64.137 19,54 72.316 18,38
Theo đối tượng
- Tiền gửi dân cư 274.825 326.228

410.118

51.403 18,7 83.890 25,72
- Tiền gửi từ TCKT 50.377 62.196 52.584 11.819 23,46 -9.612 -15,45

- Tiền gửi khác 3.998 5.095 3.231 1.097 27,44 -1.864 -36,58

Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn

36.556 42.135 35.425 5.579 15,26 -6.710 -15,93

- tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng
231.140 290.082

391.384

58.942 25,5 101.302


34,92
- Tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng
61.504 61.300 39.024 -204 -0,33 -22.276 -36,34

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009- 2011)
Qua số liệu bảng 1.1 ở trên ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư
không ngừng tăng lên, năm 2009: 274.825 triệu đồng, năm 2010: 326.228
triệu đồng, năm 2011: 410.118 triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ dân cư
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009
nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 83,48%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 82,9% và
năm 2011 chiếm tỷ trọng 88,04%. Năm 2011 nguồn tiền gửi từ dân cư tăng
mạnh là do kinh tế khó khăn, các kênh đầu tư khác như vàng, bất động
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 11 Mã sinh viên: 0854025469

sản…không ổn địn h nên người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng vừa
lợi nhuận cao vừa an toàn, mặt khác do NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh
đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn tiết kiệm linh hoạt cùng với việc
tuyên truyền, quảng cáo, tư vấn tận tình cho khách, chủ động tiếp cận các
khách hàng.
Cùng với việc huy động vốn trong dân cư, Chi nhánh đã chú trọng đến
việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2010, tiền gửi TCKT là
50.377 triệu đồng, tăng 11.819 triệu đồng tức 23,46% so với năm 2009, năm
2011 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 52.584 triệu đồng giảm 9.612 triệu
đồng tương ứng giảm 15,45% so với năm 2010. Lý do tiền gửi của TCKT
giảm là do tiền gửi của TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán, các TCKT gửi
vào ngân hàng để được hưởng các dịch vụ thanh toán mà thực tế hiện nay trên
địa bàn thành phố Hà Tĩnh có sự xuất hiện của nhiều NHTMCP lớn như:
ACB, Oceanbank, Sacombank, Teachcombank…và họ rất chú trọng đến dịch

vụ khách hàng nên lượng khách hàng TCKT của ngân hàng có giảm hơn. Do
vậy NH cần phải đổi mới hơn nữa đến dịch vụ để thu hút nguồn vốn từ các tổ
chức kinh tế và các khoản tiền gửi khác.
Theo thời hạn huy động ta thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu
hướng tăng mạnh, cụ thể năm 2011 đạt 290.082 triệu đồng tăng 58.942 triệu
đồng so với năm 2009, sang năm 2011 tiền gửi này đã đạt con số 391.384
triệu đồng tăng 101.302 triệu đồng so với năm 2010. Có được kết quả này là
do trong những năm vừa qua Chi nhánh đã đưa ra nhiều loại hình sản phẩm
huy động vốn hấp dẫn: tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau, đặc biệt ngân
hàng liên tục tổ chức các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với giải thưởng
giá trị hàng trăm triệu đồng,… cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ.
Bên cạnh sự tăng lên của tiền gửi dưới 12 tháng thì nguồn tiền gửi không kỳ
hạn và tiền gửi trên 12 tháng lại có xu hướng giảm tương đối. Điều này cũng
là dễ hiểu vì năm 2010, 2011 kinh tế biến động, tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền
mất giá… làm cho tâm lý của người dân không được ổn định họ có xu hướng
gửi kỳ hạn ngắn để theo dõi biến động của thị trường do đó làm cho tỷ lệ tiền
gửi trên 12 tháng giảm sút. Do đó, Chi nhánh cần có các biện pháp để thu hút
hơn nữa nguồn tiền này giúp Chi nhánh chủ động được nguồn vốn để đầu tư
trung và dài hạn. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng nên chú trọng vào nguồn tiền
gửi không kỳ hạn mặc dù nguồn tiền này không ổn định nhưng nó sẽ giúp Chi
nhánh tiết kiệm chi phí và tránh được rủi ro về lãi suất.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 12 Mã sinh viên: 0854025469

1.5.2. Hoạt động tín dụng
Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả thì
việc sử dụng vốn luôn là mối quan tâm của Ngân hàng.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh
TP Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền (%) Số tiền

(%)
1. DSCV 434.793 545.499 611.177 110.706 25,46

65.678 12,04

a. Ngắn hạn 313.050 387.608 427.824 74.558 23,82

40.216 10,38

b. Trung hạn 121.743 157.891 183.353 36.148 29,69


25.462 16,13

2. DSTN 404.676 482.650 520.550 77.974 19,27

37.900 7,85
a. Ngắn hạn 331.834 376.467 404.884 44.633 13,45

28.147 7,55
b. Trung hạn 72.842 106.183 115.666 33.341 45,77

9.483 8,93
3. Dư nợ 518.109 580.958 671.585 62.849 12,13

90.627 15,60

Theo kỳ hạn
a. Ngắn hạn 402.415 439.204 492.480 36.789 9,14 53.276 12,13

b. Trung hạn 115.694 141.754 179.105 26.060 22,52

37.351 26,35

Theo TPKT
a. DNNN 600 600 0 0 0 -600 -100
b.DNNQD 280.542 285.544 290.341 5.002 1,78 4.797 1,68
c.Hộ sản xuất 216.967 271.604 343.205 54.637 25,18

71.601 26,36

b. Dư nợ khác 20.000 23.210 38.039 3.210 16,05


14.829 63,89

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009-2011)
Cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động tín dụng là hoạt động mang
lại nguồn thu nhập chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Xác định được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng Chi nhánh đã
từng bước mở rộng thị phần và đối tượng cho vay, từng bước tăng tổng dư nợ
cho vay. Chi nhánh đã đưa nguồn vốn tới mọi thành phần kinh tế, sử dụng
trong mọi lĩnh vực hoạt động trên địa bàn thành phố, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển, mở rộng SXKD của các hộ này.
Trong quy trình cho vay tại Chi nhánh các món vay đều được áp dụng
các quy trình nghiệp vụ của ngành một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả và
chất lượng tín dụng. Hiện nay, NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh tiến
hành những hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu trong đó
hoạt động cho vay đóng vai trò chính yếu. Những vấn đề liên quan đến nghiệp
vụ cho vay của Chi nhánh được cụ thể hóa trong Quy định cho vay đối với
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 13 Mã sinh viên: 0854025469

khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TD ngày
15/6/2010 thay thế Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của
Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam.
Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu do vậy Chi
nhánh đã tích cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay
không ngừng hoàn thiện việc thực hiện quy trình tín dụng kết hợp với nâng
cao trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định, đảm bảo hiệu quả các
dự án cho vay. Do làm tốt công tác thẩm định, giám sát quá trình sử dụng vốn
vay của khách hàng nên việc thu hồi nợ của Chi nhánh có nhiều thuận lợi.
Doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng liên tục tăng lên qua từng năm. Tạo

được sự tin tưởng của khách hàng, Chi nhánh đã khẳng định vị trí và tầm
quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế của thành phố.
Qua bảng 1.2, ta có thể thấy rõ tình hình chung về hoạt động cho vay
của Chi nhánh qua 3 năm 2009-2011. Do trong những năm gần đây, nền kinh
tế thành phố có những đổi mới và liên tục phát triển, các thành phần kinh tế
trên địa bàn luôn được khuyến khích, tạo điều kiện trong việc vay vốn để phát
triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ đó, DSCV tăng lên qua
các năm. Năm 2009, DSCV của Chi nhánh là 434.793 trđ, năm 2010 là
545.499 triệu đồng, tăng 110.706 triệu đồng hay 25,46% so với năm 2009.
Năm 2011, DSCV tiếp tục tăng, đạt 611.177 triệu đồng, tăng 65.678 triệu
đồng hay 12,04% so với năm 2010.
DSTN cũng tăng lên hàng năm. Năm 2010 DSTN là 482.650 triệu đồng
tăng 77.974 triệu đồng tức là tăng 19,27% so với năm 2009. Tới năm 2011
tiếp tục tăng lên 520.550 triệu đồng, tăng 37.900 triệu đồng hay 7,85% so với
năm 2010. Có được điều này là do vốn vay được sử dụng có hiệu quả, sự nổ
lực của đội ngũ cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ tốt của KH nên hầu hết KH
đều trả nợ đúng hạn.
Dư nợ là chỉ tiêu phán ánh tổng số tiền vay khách hàng còn nợ ngân
hàng. Nó đánh giá được tình hình cho vay của Chi nhánh NH trong năm tăng
trưởng như thế nào. Năm 2009, dư nợ là 518.109 triệu đồng. Năm 2010, dư
nợ là 580.958 triệu đồng tăng 62.849 triệu đồng hay 12,13 % so với năm
2009. Năm 2011, dư nợ đạt mức 671.585 triệu đồng, tăng 90.627 triệu đồng
hay 15,6% so với năm 2010. Nhìn chung, mức dư nợ hộ sản xuất có tốc độ
tăng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng cao, mức dư nợ của DNNN ổn định và năm
2011 thì không còn dư nợ nữa vì DNNN đã được cổ phần hóa. Mức dư nợ
DNNQD có xu hướng tăng dần nhưng tỷ lệ tăng không cao.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 14 Mã sinh viên: 0854025469


1.5.3. Kết quả hoạt động tài chính
Bảng 1.3: Kết quả tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh qua
các năm 2009-2011
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch

2010/2009
Chênh lệch

2011/2010
I.Tổng thu
nhập
69.095 83.302 110.936
14.207 27.634
II.Tổng chi
phí
53.344 66.269 90.070
12.925 23.801
III.Chênh lệch
Thu – Chi
15.751 17.033 20.866
1.282 3.833
(Nguồn:Báo cáo kết quả tài chính năm 2009- 2011)

Từ kết quả tài chính trên cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Đầu tiên ta thấy thu nhập của nhi nhánh không ngừng tăng
trưởng, cụ thể năm 2009 tổng thu là 69.095 triệu đồng, năm 2010 đạt 83.302
triệu đồng tăng 14.207 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 thu nhập là
120.936 triệu đồng tăng 37.634 triệu đồng so với năm 2010. Tổng thu của Chi
nhánh có sự tăng lên liên tục như vậy là do sự tăng lên của thu nhập từ hoạt
động tín dụng, từ phí dịch vụ. Để có được điều này là nhờ sự nỗ lực không
ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong công tác tổ chức tín dụng, công tác
thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu qua mỗi năm. Trong những năm gần đây
NHNo&PTNT Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh đã cố gắng giảm tối đa chi phí
trên cơ sở lợi nhuận hợp lý bằng các biện pháp thích hợp ta thấy chi phí hằng
năm tăng do việc trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, các hoạt động dịch vụ… nhưng
tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho lợi nhuận
của ngân hàng tăng qua các năm. Từ bảng số liệu ta nhận thấy lợi nhuận tăng
đều qua các năm. So với năm 2009 lợi nhuận năm 2010 tăng từ 15.751 Triệu
đồng lên 17.033 Triệu đồng tăng 1.282 Triệu đồng tức là tăng 8,14%. Năm
2011 lợi nhuận của Ngân hàng là 20.866 Triệu đồng tăng 3.833 Triệu đồng
hay 22,5% so với năm 2010.
Giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn đầy biến động và khó khăn đối với
toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, qua
phân tích trên ta thấy Chi nhánh NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh vẫn hoạt động
hiệu quả và kinh doanh có lợi nhuận trong giai đoạn khó khăn này và lợi
nhuận tăng đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ những định hướng và chính
sách của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 15 Mã sinh viên: 0854025469


PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH
TP HÀ TĨNH
2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi
nhánh TP Hà Tĩnh
2.1.1. Những quy định về cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi
nhánh TP Hà Tĩnh
Cho vay hộ sản xuất là hoạt động cung ứng vốn tín dụng chủ yếu của
NHNo&PTNT Việt Nam ở địa bàn nông thôn. Loại cho vay này là cho vay cả
hộ gia đình để làm kinh tế chung của hộ, loại cho cho vay này có đặc trưng cơ
bản về mục đích sử dụng tiền vay, điều kiện vay, hình thức cho vay và hồ sơ
vay vốn khác với các loại cho vay khác .
Về mục đích cho vay
Trong hộ sản xuất có thể có nhiều hoạt động kinh tế, nhiều mục đích sử
dụng tiền vay khác nhau của các thành viên trong hộ. Vì vậy, xác định rõ nội
dung kinh tế của cho vay hộ sản xuất có ý nghĩa quan trọng tránh trường hợp
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nâng cao chất lượng và bảo đảm an
toàn vốn trong lĩnh vực này. Như trên đã nói mục đích cho vay là cho vay cả
hộ gia đình làm kinh tế.
Điều kiện vay vốn
Hiện tại Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh thực hiện
quy chế cho vay hộ sản xuất theo quyết định số 666/QĐ-HĐQT ngày
15/06/2010 của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, riêng đối với các
hộ sản xuất vay vốn sản xuất lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, Chi nhánh thực
hiện theo chính sách hỗ trợ của nhà nước trước đây là Quyết định 67 và từ
tháng 6 năm 2010 là Nghị định 41, cụ thể hộ sản xuất phải có các điều kiện
sau:
Thứ nhất: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
+ Phải thường trú tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, trường hợp hộ chỉ có
đăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường cho

phép hoạt động kinh doanh.
+ Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ,
người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự
theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ Đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì phải được
cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 16 Mã sinh viên: 0854025469

+ Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép kinh doanh.
+ Đối với hộ làm kinh tế gia đình phải được Uỷ ban nhân dân xã xác
nhận cho phép kinh doanh hoặc làm kinh tế gia đình.
Thứ hai: Phải có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam
kết, cụ thể là:
+ Kết quả kinh doanh có hiệu quả, không có nợ quá hạn trên 6 tháng
với Ngân hàng (trừ các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý của hộ sản xuất nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp gặp rủi ro bất khả kháng).
+ Đối với khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có nguồn thu
nhập ổn định để chi trả cho Ngân hàng.
Thứ ba: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Không vi phạm
pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
giao hợp với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng mặt đất, mặt
nước.
Thứ tư: Phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định
của Ngân hàng.
Các hình thức cho vay hộ sản xuất
Nhìn chung Ngân hàng đã áp dụng 2 hình thức cho vay trực tiếp và cho
vay qua tổ vay vốn đến hộ sản xuất và được Ngân hàng thực hiện như sau:
+ Cho vay trực tiếp tại Ngân hàng:

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi đơn xin vay và
phương án vay vốn đến Ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhận đơn và tiến hành
thẩm định và xác định mức cho vay.
- Nếu vay đến 10 triệu không phải thế chấp thì hồ sơ cho vay đơn giản.
Gồm bộ hồ sơ cho vay và giấy đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành
hướng dẫn hộ vay lập sổ vay vốn. Khi hồ sơ đã đầy đủ tính pháp lý theo quy
định gửi đến Ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ ghi ý
kiến cho vay, trình trưởng phòng ghi ý kiến cho vay hoặc tái thẩm định, ghi
thẩm định, ghi ý kiến nếu đồng ý thì trình Giám đốc phê duyệt, giám đốc phê
duyệt xong chuyển sang bộ phận kế toán làm thủ tục giải ngân.
- Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp tài sản thì khách hàng cùng
cán bộ tín dụng xác lập hồ sơ pháp lý - hồ sơ thế chấp tài sản và hồ sơ vay
vốn - khi hồ sơ đã được hoàn chỉnh đầy đủ tính pháp lý gửi đến Ngân hàng.
Cán bộ tín dụng tiến hành viết báo cáo thẩm định ghi ý kiến cho vay trình
trưởng phòng. Trưởng phòng tiến hành kiểm tra hồ sơ và tái thẩm định. Khi
tái thẩm định sẽ ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Nếu đồng ý cho vay thì
trình Giám đốc phê duyệt, Giám đốc phê duyệt xong sẽ chuyển sang bộ phận
kế toán để làm thủ tục giải ngân.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 17 Mã sinh viên: 0854025469

- Khi nợ đến hạn hoặc kỳ hạn trả lãi trước 10 ngày, Ngân hàng thông
báo cho khách hàng biết và thu xếp trả nợ gốc lãi tại Ngân hàng.
+ Cho vay qua tổ vay vốn:
Tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh, khi tổ vay vốn được hoàn
thiện đi vào hoạt động - tổ trực tiếp nhận đơn xin vay vốn của tổ viên, tổ chức
họp bình xét cho vay, lập danh sách thành viên gửi ngân hàng. CBTD cùng tổ
tiến hành thẩm định cho vay. CBTD cùng tổ viên lập hồ sơ vay vốn. Khi hồ
sơ hoàn chỉnh CBTD mang về trình trưởng phòng và giám đốc phê duyệt.

Đồng thời CBTD thông báo cho tổ biết lịch giải ngân, địa điểm giải ngân, tổ
thông báo lại cho tổ viên biết lịch và địa điểm. Khi giải ngân, Ngân hàng tiến
hành giải ngân theo tổ cho vay thu nợ lưu động ( tổ gồm 3 người: 1 cán bộ
làm tổ trưởng, 1 cán bộ làm kế toán, 1 cán bộ làm thủ quỹ). Tổ chứng kiến
nhận tiền vay giữa Ngân hàng và tổ viên.
Đến kỳ hạn trả lãi tổ thông báo cho tổ viên biết ngày, địa điểm trả,
Ngân hàng trực tiếp thu nợ lãi theo tổ cho vay thu nợ lưu động. Nếu tổ viên có
nhu cầu trả trước kỳ hạn thì trả tại buổi thường trực tại xã của tổ lưu động.
Nếu không thì trực tiếp giao dịch với Ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn
Để thực hiện vay vốn của Ngân hàng, hộ sản xuất phải lập và cung cấp
cho Ngân hàng các bộ hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất: Hồ sơ pháp lý.
Bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự và hành vi
dân sự ( giấy chứng minh thư, sổ hộ khẩu của hộ gia đình), Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh ( đối với hộ kinh doanh); Giấy tờ hợp pháp hợp lệ được
giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước ( đối với hộ làm nông
nghiệp, ngư nghiệp).
Thứ hai: Hồ sơ vay vốn:
- Đối với hộ vay không phải thế chấp, cầm cố (NHNo& PTNT Chi
nhánh TP Hà Tĩnh thực hiện việc cho vay không cần tài sản đảm bảo với
những khoản vay dưới 10 triệu đồng): Khi vay vốn chỉ phải nộp giấy đề nghị
vay vốn (kiêm phương án SX-KD đơn giản ) kèm giấy tờ chứng minh quyền
sử dụng đất, hoặc chưa có thì UBND xã (phường) xác nhận đất không có
tranh chấp.
- Đối với hộ phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: Cần có giấy đề
nghị vay vốn, dự án phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ bảo đảm tiền vay
và các giấy tờ khác có liên quan.
- Đối với hộ sản xuất vay vốn thông qua tổ vay vốn, ngoài các hồ sơ đã
quy điinh trên các hộ phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách

thành viên có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 18 Mã sinh viên: 0854025469

2.1.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh trong 3 năm 2009-2011.
2.1.2.1. Doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ hộ sản xuất
 Doanh số cho vay, dư nơ, thu nợ hộ sản xuất theo ngành kinh tế
Có thể nói rằng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi thì
điều kiện tiên quyết trước nhất đó là phải có vốn. Tùy theo mỗi ngành nghể,
tùy theo quy mô sản xuất mà nhu cầu về vốn khác nhau. Thành phố Hà Tĩnh
là một khu vực trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích đất tự nhiên là 56,19
km2 có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển đa dạng
các ngành nghề kinh tế, vì vậy việc vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất
là một việc rất quan trọng. Kinh tế hộ sản xuất từ chỗ đầu tư cho phát triển
nông nghiệp là chủ yếu đã từng bước mở rộng đầu tư cho việc phát triển
ngành nghề và làm dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Để
thấy được quy mô và cơ cấu cho vay của Chi nhánh đối với ngành kinh tế
trong thành phố như thế nào ta đi vào phân tích bảng 2.1:
Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành kinh tế
Nông nghiệp là ngành tạo thu nhập chính của các hộ sản xuất, vì vậy
DSCV đối với ngành này luôn có xu hướng biến động tăng. Năm 2010 đạt
94.369 triệu đồng tăng 20.691 triệu đồng tương ứng 28,08% so với năm 2009,
năm 2011 đạt 117.926 triệu đồng, tăng 23.557 triệu đồng hay 24,96% so với
năm 2010. Các món vay nông nghiệp chủ yếu là cho chăn nuôi gia súc , gia
cầm, trồng trọt cũng chú ý vào những cây trồng có giá trị cao. Từ quy mô nhỏ
trong gia đình nhiều hộ đã trở thành những trang trại lớn.
Với vị trí địa hình thuận lợi cho nhu cầu giao dịch buôn bán trên địa
bàn, ngành thương nghiệp và dịch vụ ở thành phố tương đối phát triển. Đây là

ngành kinh tế có lượng vay vốn nhiều nhất, DSCV của ngành này tăng dần
qua các năm . Năm 2010 đạt 122.492 triệu đồng tăng 22.820 triệu đồng tương
ứng 22,89% so với năm 2009 . Năm 2011 đạt 160.510 triệu đồng tăng 38.018
triệu đồng (31,04%) so với năm 2010. Thương nghiệp và dịch vụ làm cho
kinh tế hộ sản xuất ở thành phố Hà Tĩnh trở nên năng động hơn thị trường,
vừa cân đối phát triển các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ các ngành khác phát
triển.
Ngoài các ngành trên, hộ sản xuất còn vay phục vụ mục đích khác như
nuôi, đánh bắt thủy hải sản, phục vụ đời sống… và ngành này cũng có xu
hướng gia tăng về doanh số. Nếu như năm 2009, DSCV chỉ có 34.301 triệu
đồng thì đến năm 2011 DSCV này đã đạt 49.136 triệu đồng tăng 14.835 triệu
đồng so với năm 2009.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 19 Mã sinh viên: 0854025469

Bảng 2.1: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ HSX theo ngành kinh tế của Chi nhánh năm 2009-2011 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
I.DSCV 207.651 259.359 327.572 51.708 24,90 68.213 26,30
1. Nông nghiệp 73.678 94.369 117.926 20.691 28,08 23.557 24,96
2. Thương nghiệp và dich vụ 99.672 122.492 160.510 22.820 22,89 38.018 31,04
3. Ngành khác 34.301 42.498 49.136 8.197 23,9 6.638 15,62
II. DSTN 184.086 204.722 255.971 20.636 11,21 51.249 25,03
1. Nông nghiệp 69.547 77.962 94.339 8.415 12,10 16.377 21,01
2. Thương nghiệp và dịch vụ 81.412 90.474 124.396 9.062 11,13 33.922 37,49
3. Ngành khác 33.127 36.286 37.236 3.159 9,54 950 2,62
III. Dư nợ 216.967 271.604 343.205 54.637 25,19 51.249 26,36
1. Nông nghiệp 75.938 92.345 115.932 16.407 21,61 23.587 25,54
2. Thương nghiệp và dịch vụ 97.636 129.654 165.768 32.018 32,79 36.114 27,85
3. Ngành khác 43.393 49.605 61.505 6.212 14,32 11.900 23,99

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh giai đoạn năm 2009-2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại học Vinh
Hoàng Thị Thùy Linh 20 Mã sinh viên: 0854025469

Tóm lại doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế gia tăng
ở tất cả các ngành và tăng mạnh ở ngành nông nghiệp, thương nghiệp và dịch
vụ. Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
thể hiện nổ lực của toàn Chi nhánh trong quan hệ với khách hàng, trong việc
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng của đảng đề ra.
Song ngân hàng cần phải xem xét là làm sao có sự đầu tư vốn thích hợp cân
đối ở các nghành kinh tế để có thể khai thác triệt để tiềm năng của địa
phương, phát huy được thế mạnh của ngành trên địa bàn thành phố. Tránh
hiện tượng đầu tư lệch hướng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế một cách ổn
định và hợp lý ở trên địa bàn thành phố.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo ngành kinh tế
Như đã phân tích ở trên ngành nông nghiệp là ngành có DSCV chiếm
tỷ trọng tương đối lớn, vì vậy DSTN của ngành này luôn được NHNo&PTNT
Chi nhánh TP Hà Tĩnh quan tâm. Năm 2009 DSTN ngành này đạt 69.547
triệu đồng chiếm 37,78% sang năm 2010 đạt 77.962 triệu đồng chiếm 38,08%
tăng 8.415 triệu đồng (12,10%) so với n ăm 2009. Đến năm 2011 đạt 94.339
triệu đồng, tăng 16.377 triệu đồng tương ứng tăng 21,01% so với năm 2010.
DSTN ngành nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ
trọng do DSTN ngành thương nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn.
Thương nghiệp và dịch vụ là ngành được chú trọng phát triển trên địa
bàn thành phố nên DSTN của ngành này trong những năm qua không ngừng
tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của tất cả các
ngành. Nếu năm 2009 DSTN của ngành này đạt 81.412 triệu đồng, thì sang
năm 2010 đạt 90.474 triệu đồng tăng 9.062 triệu đồng hay 11,13% so với năm
2009. Đến năm 2011, DSTN của ngành thương nghiệp và dịch vụ là 124.396
triệu đồng tăng 33.922 triệu đồng so với năm 2010.

DSTN của ngành nghề khác cũng tăng lên hàng năm. Năm 2010 là
36.286 triệu đồng tăng 3.159 triệu đồng hay 9,54% so với năm 2009. Năm
2011 đạt 37.236 triệu đồng tăng 950 triệu đồng tương ứng 2,62% so với năm
2010. Do đặc thù của ngành này cần nhiều vốn và thời gian vay vốn dài nên
rủi ro của ngành này cao hơn so với các ngành khác đặc biệt là cho vay phục
vụ đời sống vì cho vay này không tạo ra sản phẩm. Vì vậy Chi nhánh cần cố
gắng hơn nữa trong công tác đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Như vậy DSTN không thiên về bất cứ ngành kinh tế nào, tất cả đều có
xu hướng tăng lên, nhưng ngành nông nghiệp và thương nghiệp- dịch vụ vẫn
là chủ đạo. Có được điều này do ý thức tự giác chấp hành của các hộ sản xuất
ngoài ra cũng phải nói tới các biện pháp của Chi nhánh, đó là đã phối kết hợp
với các cấp chính quyền trong thành phố tích cực đòi nợ các hộ cố ý làm sai.
Trong thời gian tới Chi nhánh cần coi trọng công tác thu hồi nợ hơn nữa để
giải quyết những vấn đề khó khăn của ngân hàng, đảm bảo vấn đề cho vay

×