Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân qua “thực tiễn ở huyện mê linh – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.89 KB, 17 trang )

1

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến
đời sống nông dân qua “thực tiễn ở
huyện Mê Linh – Hà Nội”
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 92 tr. +

Quách Thị Kiều Dung


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: GS. TS. Đỗ Thế Tùng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đối
với đời sống của nông dân bị thu hồi đất. Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của việc thu
hồi đất đến đời sống của người nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Mê Linh - Hà Nội, để
minh họa. Đề xuất giải pháp chủ yếu để phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân Mê Linh.

Keywords: Kinh tế chính trị; Thu hồi đất; Đất nông nghiệp; Nông dân

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH ) và đô thị hóa ( ĐTH) tất yếu
phải thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp, đất ở để xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu
đô thị (KĐT), khu chế xuất (KCX), các kết cấu hạ tầng ( KCHT). Những năm qua, công tác thu
hồi đất phục vụ cho những mục đích trên đã diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cả nước.
Quá trình thu hồi đất đã ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân mất đất và cả nông dân
vùng có đất bị thu hồi, trên nhiều mặt.


Một mặt, việc thu hồi đất đã có tác động tích cực như thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông thôn sẽ giảm dần cả tương
đối lẫn tuyệt đối trong quá trình đó, CNH tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhiều cơ hội việc làm
cho người lao động và kéo theo sự phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ của người lao
động, khai thác được tiềm năng kinh tế của các vùng miền, nâng cao đời sống nhân dân.
Mặt khác, việc thu hồi đất nếu thực hiện không tốt cũng gây ra những hệ quả xấu như: không
ít người nông dân mất đất canh tác gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, không có
việc làm, thu nhập bấp bênh. Do số tiền đền bù và hỗ trợ thấp, hơn nữa có một bộ phận nông dân
không biết sử dụng số tiền đền bù, nên sau khi tiêu hết không còn nguồn thu nhập, đời sống không
ổn định, thậm chí rơi vào cảnh nghèo nàn. Có một số người do không có việc làm đã sa đà vào các
con đường kiếm tiền phi pháp, hoặc mắc các tệ nạn xã hội Do quá trình CNH, ĐTH diễn ra ồ ạt,
2

có khi quy hoạch của các KCN và KĐT không hợp lí, đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư trên địa bàn, hoặc chậm triển khai các dự án, để đất
khoang hóa, lãng phí tài nguyên đất.
Tình hình trên đòi hỏi phải nhận thức rõ tác động tích cực và tác động tiêu cực của việc thu
hồi đất đối với đời sống của nông dân, nhất là những nông dân không còn đất canh tác. Từ đó, có
giải pháp thích hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực ấy.
Vì vậy: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân qua “ thực tiễn ở
huyện Mê Linh – Hà Nội” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thu hồi đất để xây dựng KĐT, KCN, KCHT và các tác động của nó đến đời sống nông
dân là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm và đã có
nhiều công trình được công bố:
Sách chuyên khảo “ Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam” do TS.
Nguyễn Bình Giang (Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị thế giới) làm chủ
biên. Cuốn sách đã khái quát sự phát triển các KCN tại Việt Nam, đến năm 2010 cả nước đã có
173 KCN đi vào hoạt động, trung bình mỗi KCN rộng xấp xỉ 253 ha, vùng Đông Nam Bộ có diện

tích KCN lớn nhất cả nước 33.290 ha. Các KCN đã đem đến những tác động tích cực như khoản
đền bù đất cao hơn khi sản xuất nông nghiệp, nếu sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc mỗi năm
nông dân thu được 900 nghìn đồng/ sào, nông dân nhận tiền đền bù đất 30 triệu, bằng 50 vụ lúa,
25 năm canh tác của người nông dân; hoặc nông dân có điều kiện về việc làm trực tiếp và gián
tiếp từ KCN, đem lại thu nhập cao, cải biến đời sống, ví dụ sau thu hồi số nhà mái bằng tăng
31,1%, nhà 2 tầng 5,7%, các tiện nghi tăng từ 2- 3 lần so với trước thu hồi. Nhưng mặt tiêu cực
của việc xây dựng các KCN cũng không nhỏ, tác động đến thu nhập, việc làm và môi trường
sống, môi trường xã hội, vì vậy cần giải quyết vấn đề đó. Cuốn sách mở hướng nhìn rộng hơn khi
tìm hiểu các kinh nghiệm của các nước Đông Á, như: Nhật Bản giải quyết vấn đề thu hút đầu tư
cần đặt KCN ở vị trí thuận lợi, môi trường được cải thiện nhờ cải biến và nâng cao công nghệ, xây
nhiều đường cao tốc để giải quyết việc tắc nghẽn giao thông; hoặc Philippines, khi xây dựng các
KCN, cũng gặp nhiều vấn đề xã hội là việc làm, điều kiện tái định cư cho nông dân không tốt như
trước thu hồi đất, ô nhiễm môi trường tăng nhanh trong giai đoạn 1986 -1996. Hàng loạt các vấn
đề khó giải quyết từ việc xây dựng các KCN ở các nước Đông Á. Các tác giả đã đưa ra một số
khuyến nghị: Cần chuyển mục đích sử dụng đất; giúp nông dân chuyển đổi nghề; phát triển công
nghiệp xanh và cung cấp đủ hàng hóa công cộng.
Công trình khoa học cấp Nhà nước KX.01- 2005 của trường Đại học Kinh tế quốc dân về
“Việc làm, thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH, và ĐTH”. Theo số
liệu điều tra của Đại học Kinh tế quốc dân tốc độ thu hồi đất để xây dựng KCN và đô thị tăng
nhanh, ví dụ đến năm 2003 tổng diện tích đất thu hồi là 18.240 ha, riêng giai đoạn năm 2001 –
3

2003 là 6.500 ha, dự kiến sẽ tăng, khi những năm tới các tỉnh thành trong cả nước vẫn tiếp tục kiến
nghị đưa vào quy hoạch xây dựng KCN, khoảng 35.000 ha. Tác phẩm trên đã chỉ ra những bất cập khi
nông dân không còn đất canh tác, do không được đào tạo nên phần lớn không có việc làm và thu nhập.
Cần phải giải quyết vấn đề đó, bằng các chính sách như: chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư và
chính sách tạo việc làm cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong thu hồi đất.
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2010, của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, do TS. Trần Thị
Ngọc Minh làm chủ nhiệm, nghiên cứu về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành
Hà Nội. Các tác giả đã tổng kết 20 năm phát triển KCN với việc giải quyết việc làm cho lao động, trong

đó chỉ rõ tác động của nó đến việc phát triển thị trường lao động. Lao động làm công ăn lương có
khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động, thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành
phố lớn, KCN. Tuy nhiên, thu hồi đất xây dựng KCN, KĐT đã làm cho 2,5 triệu nông dân không có
việc làm. Khu vực ngoại thành Hà Nội đến năm 2009 đã thu hồi 24.400ha đất, số lao động mất việc từ
đó khoảng 40.000 người; Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để nông dân bị thu hồi đất có việc
làm lâu dài, tạo việc làm tại chỗ cho lao động trên 35 tuổi.
Đề tài khoa học cấp cơ sở, của Viện nghiên cứu Quyền con người, do TS. Đặng Dũng Chí
chủ biên, nghiên cứu về bảo đảm quyền lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất ở đồng bằng
Sông Hồng. Qua tìm hiểu thực trạng việc làm cho nông dân mất đất và những khó khăn trong
mưu sinh của những người nông dân không còn đất canh tác, tại các vùng đồng bằng Sông Hồng,
đề tài đã đưa ra những luận cứ về bảo vệ quyền lao động của nông dân bị thu hồi đất. Lao động là
quyền cơ bản nhất của con người, Nhà nước ta, trong quá trình thu hồi đất phải có những chính
sách cụ thể đảm bảo quyền lao động của nông dân không còn đất.
Kỷ yếu khoa học của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, đã tổng hợp những vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó có đề cập ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất đến nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở các khía cạnh rất đa dạng. Thí dụ:
Công trình của GS.TS Chu Văn Cấp về “Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính
sách thu hồi đất đối với nông dân trong quá trình CNH, HĐH”, đã đề cập vấn đề nông dân không
có việc làm khi mất đất, sử dụng đất đai sai mục đích và ô nhiễm môi trường. Tác giả đã nêu lên
thực trạng: có 37,7% số người bị mất đất thu nhập thấp hơn khi còn đất, thất nghiệp tăng từ 5,22%
lên 9,1%, được nhận vào làm ở KCN chỉ có 2,79%. Hơn nữa quản lý đất đai chưa chặt chẽ, đã có
hàng trăm ha đất không sử dụng đúng mục đích, làm cho các khiếu kiện về đất đai chiếm 85%
trong số đơn kiện trình Quốc Hội, vi phạm về bảo vệ môi trường lên tới 12.000 cơ sở trong cả
nước Qua đó cần có giải pháp như: tăng cường đầu tư nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân và
hoàn thiện chích sách thu hồi đất.
Nhóm tác giả Lê Viết Thuận, Phan Thị Ngọc đã nghiên cứu về tác động của chính sách thu
hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai tới việc làm và các quan hệ xã hội (qua
trường hợp thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc ). Công trình đã phân
4


tích những biến động trong đời sống xã hội của một địa phương nhỏ vào thời kỳ đầu thu hồi đất ở
huyện Mê Linh 2001 - 2004. Năm 2001, tại thôn Gia Trung, đã thu hồi 90% diện tích đất nông
nghiệp để xây dựng KCN và KĐT, làm 50% tổng số lao động không có việc làm, các quan hệ xã
hội bị thay đổi không như mong muốn.
Trên các trang báo web congnghiep.com đề tàì này cũng được đề cập nhiều như: “Phát triển
bền vững nông thôn ở Đồng bằng Bắc Bộ”, của Th.s. Nguyễn Song Tùng; “Nhường đất cho các
dự án đô thị, khu công nghiệp mọc lên, nông dân không tránh khỏi những khó khăn khi mà việc tái
định cư và các giải pháp chuyển đổi ngành nghề chưa phù hợp” của Ánh Xuân; và bài của Ngân
Tuyền, “ Mất đất nông nghiệp và những hệ lụy”… Các bài báo trên đều nêu ra vấn để bất cập là
quy hoạch thu hồi đất nhanh chóng làm cho nhiều nông dân mất đất canh tác, không có việc làm,
không được thu hút vào làm việc ở các KCN. Nhưng các tác giả chỉ mới đề cập đến những khó
khăn khi nông dân không có ruộng, nông dân không chuyển được sang các ngành công nghiệp,
chứ chưa đánh giá khách quan các tác động tích cực của thu hồi đất cho CNH, HĐH.
Nhiều luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế và kinh tế chính trị cũng nghiên cứu đề tài này, như:
“Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở Ninh Bình”, luận văn Thạc sỹ của
Tống Thị Lan Hương , năm 2009; “Việc làm và thu nhập cho người có đất bị thu hồi ở Hà Nội”, luận
văn Thạc sỹ, của Lê Anh Tuấn, năm 2007; Luận văn của Phùng Thị Thảo, 2009, “ Giải pháp việc làm
cho người lao động sau thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ ở Vĩnh Phúc”… Các luận
văn ấy, với những góc nhìn khác nhau từ thực trạng cụ thể của các địa phương, đã chỉ rõ nguyên nhân
nông dân không có việc làm, không có thu nhập, đời sống giảm sút.
Nhìn chung các công trình trên đã đề cập ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của
nông dân, trên nhiều mặt như: việc làm, thu nhập, về định giá đền bù, hỗ trợ nông dân mất
đất.v.v Luận văn này kế thừa các kết quả nghiên cứu ấy nhưng nhấn mạnh sự tác động cả hai mặt
tích cực và tiêu cực của quá trình thu hồi đất cho CNH, HĐH và ĐTH đối với đời sống nông dân,
để tìm những giải pháp thích hợp cho việc phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của quá
trình này tại huyện Mê Linh.
Như vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu

Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT, KCHT
đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đối với đời sống
của nông dân bị thu hồi đất.
- Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người nông dân ở
huyện Mê Linh - Hà Nội, để minh họa.
5

- Đề xuất các giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của việc thu hồi đất.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình thu hồi đất đối với
nông dân không còn đất canh tác, qua khảo sát thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1986, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ từ 2010 đến 2012
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về quá trình công nghiệp hóa vào nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp:
Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị; đặc biệt coi trọng các
phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
6.1.Luận văn phân tích tính tất yếu phải thu hồi một phần đất nông nghiệp và đất ở để xây
dựng KCN, KĐT và KCHT. Song việc này đòi hỏi phải rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, phải bảo đảm an ninh lương thực; cần tránh các dự án treo gây
lãng phí đất và gây khó khăn cho cuộc sống nông dân.
6.2.Việc thu hồi đất có tác động tích cực, như tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là
giới trẻ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đồng thời làm biến đổi cơ cấu kinh tế trong vùng từ
thuần nông sang công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp, với KCHT thuận tiện, làm thay đổi cuộc sống

của dân cư.
6.3. Nhưng nếu thực hiện không tốt, không đúng pháp luật, việc thu hồi đất cũng gây ra
những tác động tiêu cực, như dự án treo không những không tạo việc làm mà còn làm cho nông
dân mất đất canh tác, hết kế mưu sinh, rơi vào cảnh bần cùng; không được đào tạo nghề thì ngay
cả thanh niên cũng thất nghiệp; không quản lý nghiêm còn gây ô nhiễm môi trường và nảy sinh
các tệ nạn xã hội .v.v
6.4. Luận văn đã sưu tầm nhiều tư liệu minh họa thực trạng thu hồi đất để xây dựng KCN,
KĐT, KCHT ở Mê Linh, các tác động tích cực và tiêu cực của việc này. Trong đó chỉ rõ nhược
điểm của đô thị hóa ở đây là thiên về xây dựng biệt thự, chậm hoàn thiện KCHT, nên chưa thu hút
được dân cư, tới 90% các KĐT ở Mê Linh đang trong tình trạng dở dang hay bỏ hoang hóa.
6.5. Dự báo đến 2030 diện tích đất thu hồi ở Mê Linh sẽ chiếm 61,09% diện tích đất tự
nhiên và 89,35% đất nông nghiệp của 6 xã và 2 thị trấn nằm trong quy hoạch. Luận văn đề xuất
phương hướng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của
huyện, phối hợp chặt chẽ việc thu hồi đất với việc giải quyết các vấn đề sau khi thu hồi để đảm
bảo đời sống cho nông dân.
Từ đó cần thực hiện tốt các giải pháp: đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi
đất; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước; gắn phát triển đô thị với phát triển khu công nghiệp;
6

khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
phát triển công nghiệp và đô thị; khắc phục ô nhiễm môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thu hồi đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng – tính cấp thiết và
ảnh hưởng của nó đối với đời sống nông dân
Chương 2: Thực trạng của việc thu hồi đất và ảnh hưởng đối với đời sống của nông dân vùng thu
hồi đất ở huyện Mê Linh
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân huyện Mê Linh


CHƢƠNG 1
THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP,
KẾT CẤU HẠ TẦNG - TÍNH CẤP THIẾT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN

1.1 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ, KHU
CÔNG NGHIỆP, KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Ở NƢỚC TA
1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc
xây dựng khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng ở nƣớc ta
Tính đến hết năm 2010 tổng diện tích thu hồi trên cả nước là 192.212 ha, trong đó có
71.300ha đất cho xây dựng KCN; 105.000 ha xây dựng các KĐT mới và cho 15.912ha
1.1.2. Thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị đã đặt ra những vấn đè cấp thiết
Thứ nhất, giảm diện tích đất canh tác, phải rút bớt lao động nông nghiệp để chuyển sang
công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, vấn đề bồi thường và hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất cụ thể:
+ Giá bồi thường chưa sát với giá thị trường là điểm bất cập ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
+ Kết quả việc hỗ trợ cho nông dân mấy năm gần đây chưa cao, nông dân thiếu việc làm,
đời sống bấp bênh, chịu nhiều biến động không mong muốn về mặt xã hội.
Thứ ba, thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của quốc gia và phát
triển bền vững của nông nghiệp.
Thứ tư, tốc độ quy hoạch xây dựng KCN, KĐT trên cả nước diễn ra nhanh chóng mà hiệu
quả sử dụng đất không cao, tỷ lệ lấp đầy các KCN chưa đến 50%, các KĐT mọc lên nhiều mà
công nhân vẫn thiếu nhà ở.


7

1.2. Ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân
vùng thu hồi đất

1.2.1. Tác động tích cực của việc thu hồi dất đối với nông dân ở vùng bị thu hồi đất
Thứ nhất, một bộ phận nông dân chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nâng cao
mức thu nhập, cải thiện đời sống.
Trong 2,5 triệu người có nhu cầu việc làm có hơn 1,5 triệu lao động nông nghiệp bị thu hồi
đất đã được chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp ( làm việc trong các KCN và ngoài KCN ).
Nông dân còn có thể có việc làm trong các loại hình thương mại nhỏ, dịch vụ sinh hoạt,
phục vụ xây dựng, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… Các nguồn thu nhập khác mà nông dân có
được khi phát triển công nghiệp và đô thị như phí bồi thường đất, tiền chuyển nhượng thổ cư…
Thứ hai, khi xây dựng các KCN, KĐT Nhà nước đã đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông,
thông tin, trường sở, các loại hình dịch vụ điện nước .v.v…Nhờ đó đời sống tinh thần vật chất của
dân chúng được chuyển biến.
1.2.2. Tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với nông dân
Thứ nhất là, những dự án triển khai chậm để đất thu hồi bị bỏ hoang hóa không những
không tạo điều kiện cho nông dân chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, mà còn biến họ
thành những người thất nghiệp và thu nhập bất ổn định.
Nông dân mất đất không có việc làm, thiếu việc làm không phải từ nguyên nhân chính khi
thu hồi đất xây dựng các KCN. Minh chứng là hoạt động của các KCN đã tạo ra số việc làm đáng
kể, khoảng 2,6 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT và KCHT ước tính số dân bị tác động là: nhường đất
cho KCN có khoảng 1,5 triệu người; cho KĐT có khoảng 2,23 triệu người và cho KCHT khoảng
339 nghìn người ( căn cứ chỉ tiêu giao đất 1,3 sào/ người
Thứ hai là, các khu công nghiệp và đô thị đòi hỏi lao động trẻ tuổi, có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, mà phần lớn nông dân các vùng thu hồi đất không đáp ứng được
Các doanh nghiệp thường chỉ tuyển dụng lao động trẻ đã tốt nghiệp trung học phổ thông,
và có trình độ đào tạo chuyên môn, tức là khoảng 17,8 % số lao động.
Thứ ba, một số khu công nghiệp và đô thị chưa xử lý tốt việc bảo vệ môi trường. Việc xây
dựng ồ ạt các khu công nghiệp, khu đô thị mà thiếu các giải pháp về bảo vệ môi trường một cách
thích đáng, đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân, giảm chất
lượng cuộc sống, tổn hại sức khỏe, lây lan bệnh tật.
Theo số liệu thống kê, trong số các KCN trên cả nước, chỉ có 131 KCN đã xây dựng xong

hệ thống xử lý nước thải tập trung và đi vào hoạt động, 10 KCN đang xây dựng hệ thống này, còn
lại các KCN khác chưa xây dựng [40].
Thứ tư, không gian cư trú và không gian văn hóa bị tác động. CNH, ĐTH đã đặt ra những
thách thức lớn đối với nông dân vùng có đất bị thu hồi.

8

1.3. Kinh nghiệm xử lý ảnh hƣởng của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân ở
một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Năm 2010 Bắc Ninh thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước có công nghệ tiên tiến
Bắc Ninh đã giành 6 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
là các doanh nghiệp đào tạo và sử dụng lao động.
Bắc Ninh đã mở nhiều lớp học nghề, hàng trăm lớp huấn luyện nghề, thực hiện đào tạo
theo công tác chuyển giao khoa học công nghệ…
Ngoài ra Bắc Ninh còn làm tốt các vấn đề về thu hút đầu tư, nâng cao nguồn ngân sách để
cải thiện đời sống cho nông dân.
1.3.2 Kinh nghiệm thu hồi đất của dự án An Sơn, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dƣơng
Dự án này được dân chúng ủng hộ vì làm tốt các vấn đề:
Thư nhất, khi có quy hoạch đã công bố công khai và nhân dân được họp bàn về chủ trương
phát triển của dự án.
Thứ hai, được bồi thường theo giá thị trường năm 2008, và tùy thuộc vào vị trí của từng
mảnh vườn, từ 500 nghìn đồng đến 630 nghìn đồng/m2 ( giá chuyển nhượng đất nhà ở là 1 triệu
đồng/1m2). Đất ở được đền bù bằng lô đất tương đương ở nơi tái định cư.
1.3.3. Kinh nghiệm thu hồi đất của dự án KCN Tân Tạo, Thành phố Hồ Chí Minh
KCN Tân Tạo là KCN đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích là 443 ha. Qua 9
năm hình thành và phát triển, dự án được phê duyệt mở rộng thêm 262 ha vào tháng 5/ năm 2000.
Công ty đã xin thành phố, cắt một phần đất dự án là 49,7 ha, thành khu hoán đổi thổ cư và
khu tái định cư cho nông dân bị thu hồi đất.
Nhà đầu tư Tân Tạo đã tích cực hỗ trợ các dự án bằng cách miễn phí các dịch vụ tư vấn

đầu tư, xuất nhập khẩu, ngân hàng, tài chính. Ngoài ra, Công ty còn tích cực đầu tư kết cấu hạ
tầng KCN

CHƢƠ NG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT VÀ ẢNH HƢỞNG ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN VÙNG THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN MÊ LINH
2.1 Tình hình thu hồi đất ở huyện Mê Linh từ năm 1986 đến năm 2012
2.1.1. Đất nông nghiệp bị thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng
Thu hồi đất để xây dựng KCN, ĐT và KCHT ở Mê Linh trong thời gian qua như sau:
- Một là, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN, CCN (gọi chung là KCN). Để xây
dựng KCN trong toàn huyện tính đến tháng 12/2011 là 1202,81 ha ( chiếm 13,28% đất nông
nghiệp năm 2000), tháng 6/ 2012 lên tới 1444,259 ha, chiếm 15,95% đất nông nghiệp của huyện.
- Hai là, thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị: quy hoạch phát triển đô thị đến 2012 trên
toàn huyện có tổng diện tích cần thu hồi là 1.590,85 ha, đã thu hồi được 487,48 ha.[ 29].
9

- Ba là, thu hồi đất để xây dựng KCHT, từ năm 2000 đến năm 2011, đất cho KCHT chiếm
diện tích 43,991 ha.
Tổng diện tích đất đã thu hồi trên toàn huyện đến tháng 6 năm 2012 là 1.937,159 ha tác
động tới 18.427 hộ nông dân với 41.276 nhân khẩu[29].
2.1.2. Kết quả triển khai các dự án theo quy hoạch thu hồi đất cho công nghiệp, đô
thị và kết cấu hạ tầng
Thứ nhất, các KCN
Đến 2012, hình thành 01 KCN lớn ( KCN Quang Minh), các cụm công nghiệp Tiền
Phong, Kim Hoa, Thanh Lâm.
Thứ hai, xây dựng đô thị: năm 2011, trong 35 dự án: 05 dự án chưa triển khai; 8 dự án đã
xong và 22 dự án đang triển khai dang dở. Trong số đó có 8 dự án đang triển khai nhưng cần điều
chỉnh quy hoạch, 8 dự án tạm dừng chờ quy hoạch chung của Hà Nội mở rộng.
Thứ ba, KCHT giao thông và các công trình công cộng của Mê Linh đang hoàn thiện,
chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3. Số dân bị ảnh hƣởng trong quá trình thu hồi đất ở Mê Linh
Mê Linh trước đây là một huyện thuần nông, năm 1985 có đến 89% lao động làm nông
nghiệp[ 33], trình độ lao động không cao.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của huyện Mê Linh năm 2011 so với năm 2004[37]

Năm
Số lao
động
(người)
Lao động nông nghiệp
Lao động phi nông nghiệp
Số lao
động
(người)
Tỷ lệ %
Số lao động
công nghiệp
(người)
Số lao
động dịch
vụ(người)
Tỷ lệ %
2004
104.153
80.198
77,0
12.707
11.248
23,0
2011

125.784
83.561
66,4
23.113
19.110
33,6

2.2. Ảnh hƣởng tích cực của việc thu hồi đất với ngƣời dân Mê Linh
2.2.1. Phát triển KCN tạo cơ hội việc làm và tăng thu thập cho nông dân
Thứ nhất, những lao động trẻ, đã qua đào tạo được tuyển dụng vào các KCN
Tổng số lao động đáp ứng cho KCN khoảng 24.700 người, lao động của địa phương được
vào làm trong KCN khoảng 35%, khoảng 8.645 người (ở các trình độ và độ tuổi).
Nhưng, cơ hội việc làm chỉ mở ra cho lao động trẻ từ 18 đến 35 tuổi, có trình độ trung học
phổ thông trở lên, có các kỹ năng nghề nghiệp.
Thứ hai, các ngành nghề mới xuất hiện
Các loại hình dịch vụ thương mại nhỏ được hình thành và thu hút số lượng không nhỏ lao
động vùng bị thu hồi đất.
10

Theo điều tra ở thị trấn Quang Minh năm 2012, tổng số hộ gia đình là 3.090 hộ, trong đó
có 2060 hộ gia đình sửa hoặc xây dựng lại nhà khang trang ( chiếm 66%).
Thứ ba, khoản bồi thường cho nông dân mất đất là điều kiện cho họ chuyển đổi ngành nghề.
Thứ tư, phát triển các KCN và CCN tạo điều kiện vật chất để nâng cao đời sống kinh tế xã
hội cho nông dân.
2.2.2. Tác động tích cực của đô thị hóa đến thu nhập và việc làm cho nông dân vùng thu
hồi đất còn rất hạn chế
Việc thu hồi đất cho đô thị có những tác động sau: mức phí hỗ trợ và bồi thường đất bị thu hồi
cao hơn từ 190 triệu đồng đến 310 triệu đồng/1sào; việc thực hiện các dự án đô thị, đã làm cho bộ
mặt nông thôn thay đổi.
2.2.3. Duy trì và phát triển một số ngành nghề truyền thống

Các ngành nghề truyền thống, như sản xuất các loại bánh gia truyền, các xưởng thủ công
phục vụ xây dựng; các loại hình vận chuyển hàng hóa…cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu
phát triển dân cư tại KCN và đô thị. Ước tính có 5-7% số dân tham gia vào lĩnh vực này, chuyển
dịch cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng công nghiệp và, dịch vụ.
2.3. Ảnh hƣởng tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân Mê Linh
Thứ nhất, làm mất đi một vùng đất thuận lợi cho một số nghề nông có hiệu quả. Ở Tiền
Phong, cây rau hành tây, hành củ, các lọai bí, mướp đắng đem lại năng suất cao, chất lượng tốt.
Thứ ba, còn nhiều dự án treo, dự án chậm triển khai, nên chưa đạt được những mục tiêu
đặt ra trong quy hoạch.
Đối với đô thị, có 8 dự án đô thị đã hoàn thành, nhưng chưa có người ở, ví dụ khu biệt thự
vườn Quang Minh, Chi Đông, Hà Phong chỉ có 01 dự án khu nhà chung cư Locogi 18 có dân cư trú.
Thứ tư, thiếu việc làm và nguồn thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân không còn đất
canh tác.
Bảng 2.13. Tổng hợp việc làm vùng thu hồi đất thị trấn Quang Minh và Chi Đông năm
2011 ( nguồn thống kê thị trấn Quang Minh và Chi Đông)
Đơn vị: %
Nhóm lao động
Tỷ lệ có
việc làm
Tỷ lệ có việc
tại KCN địa
phương
Tỷ lệ lao động
làm ngoài địa
phương
Tỷ lệ lao
động tự do
Tỷ lệ thất
nghiệp
Nhóm từ

15 – 35 tuổi
91,8%
43,2%
20,3%
28,3%
8,2%
Nhóm
>35 – 55 tuổi
63,4%
21,4%
7,0%
35,0%
36,6%
Nhóm
> 55 tuổi
0
0
2,0%
13,2%
0
11

Thứ năm, ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp và đô thị
Tại KCN Quang Minh đã có những cảnh báo đáng lo ngại về sự ô nhiễm. Có 58 doanh
nghiệp xả trực tiếp ra sông Cà Lồ và Đầm Và, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng dân cư thôn Ấp
Tre, xã Tiền Phong.

CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC,
KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT

ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NỒNG DÂN MÊ LINH

3.1. Dự báo nhu cầu đất cho xây dựng đô thị mới, khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng
ở Mê Linh đến năm 2030
Trong những năm tới nhu cầu đất nông nghiệp thu hồi cho xây dựng KCN thêm 100ha; thu
hồi cho xây dựng đô thị là 1800ha, thu hồi cho kết cấu hạ tầng giao thông là 117ha. Như vậy đất
bị thu hồi sẽ chiếm 61,09% diện tích tự nhiên, 89,35% đất nông nghiệp của 6 xã đã kể trên.
Với dự kiến quy hoạch đó, số dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất là rất lớn, khoảng 92.307
nhân khẩu.
3.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát huy ảnh hƣởng tích cực và khắc phục ảnh
hƣởng tiêu cực đến đời sống nông dân địa phƣơng.
3.3. Những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt quy hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã
hội và nâng cao đời sống của nhân dân ở Mê Linh
3.3.1. Đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân khi thu hồi đất
Ví dụ: Năm 2001, đất nông nghiệp nếu cho thuê 1 sào mỗi năm, người đi thuê phải trả cho
người chiếm hữu ruộng đất là 2 nồi thóc ( bằng 32 kg gạo), giá gạo lúc đó là 4000 đồng/1kg. Lãi
suất ngân hàng trong thời kỳ đó là 14% một năm. Vậy giá đền bù phải là:
( 32kg x 4000 đồng x 50 x 100 )/ 14 = 45.714.285 đồng /1sào (doanh nghiệp sử dụng
trong 50 năm ).
Việc đền bù và hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất để xây dựng đô thị cũng tính toán như
trên. Tuy nhiên, Nhà nước phải là người đứng ra thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, rồi sau đó mới
thu hút các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng.
3.3.2. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về quy hoạch và thu hồi đất, giảm thiểu
các dự án treo, hoang hóa, sử dụng đất sai mục đích
- Với dự án sản xuất công nghiệp triển khai không đúng quy hoạch, kém hiệu quả, cần tạo
điều kiện chuyển giao dự án. Với dự án chậm triển khai quá thời hạn quy định của pháp luật cần
nghiêm khắc thu hồi lại, có bồi thường cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới vào
khu đất đó.

12


3.3.3. Phát triển đô thị gắn với phát triển khu công nghiệp
Để giải quyết khó khăn huyện phải tập trung 2 nhiệm vụ song song là thu hút dân cư, thu
hút các nguồn đầu tư cho hệ thống các loại hình dịch vụ như thương mại, giáo dục, y tế, công
nghệ
3.3.4. Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động địa phương sau thu hồi đất
Một là, chọn lọc ưu tiên những dự án có tính khả thi cao, kịp thời phát hiện và thu hồi đất
của những dự án quá thời hạn quy định mà vẫn chậm triển khai.
Hai là, có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thâm dụng lao động và tiếp tục thu
hút những doanh nghiệp có công nghệ cao, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Ba là, hỗ trợ những người cao tuổi, chưa được đào tạo ( hay chính xác hơn là không có cơ
hội đào tạo.
Hoặc có thể hoán đổi diện tích đất nông nghiệp thu hồi bằng đất tái định cư trong KCN
cho nông dân có điều kiện kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân.
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp và đô thị
3.3.6. Khắc phục ô nhiễm môi trƣờng và giám sát việc thực thi nghiêm các quy định
về bảo vệ môi trƣờng
Trước tiên cần phải có chiến lược phát triển khu công nghiệp và đô thị theo hướng bền
vững, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ mội trường – nghĩa là tăng trưởng xanh.
Cần thiết phải có những giải pháp cho hiện tại:
Thứ nhất, cần phải quy định những điều kiện bắt buộc về kỹ thuật khi xây dựng kết cấu hạ
tầng KCN và KĐT, nhằm đảm bảo tính ổn định khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, các cơ quan giám sát và cơ quan quản lý cần phải quản lý nghiêm các hoạt động
bảo vệ môi trường, coi trọng phòng ngừa cao hơn xử lý vi phạm.
Thứ ba, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp,
làm cho mọi người thấy rõ sự phát triển ổn định và bền vững đòi hỏi cấp bách phải bảo vệ môi
trường.
Thư tư, dần định hướng cho sự phát triển công nghiệp và đô thị theo cách thức công nghệ
xanh, gần gũi với môi trường.


KẾT LUẬN
1. Trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân tất yếu phải thu hồi một phần đất
nông nghiệp và đất ở để xây dựng KCN, KĐT và KCHT.
Việc thu hồi đất đặt ra một số vấn đề cấp thiết, như phải rút bớt lao động nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ; phải bồi thường và hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất; phải bảo đảm an
ninh lương thực; cần tránh quy hoạch treo để lãng phí đất đai, gây khó khăn cho những nông dân
không còn đất canh tác, hết kế mưu sinh.
13

2. Việc thu hồi đất có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống của nông dân.
Tác động tích cực trên nhiều mặt, như một bộ phận nông dân được chuyển sang lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống.
Tác động tiêu cực của việc thu hồi đất xảy ra khi thực hiện không tốt các chính sách đã ban
hành, như những dự án chậm triển khai hay dự án treo, không những không tạo việc làm cho nông
dân mà còn biến họ thành người thất nghiệp, không còn kế sinh nhai, đời sống khó khăn; một số KCN
chưa chấp hành tốt về xử ký nước thải, khí thải và chất thải rắn đã gây ô nhiễm môi trường.
3. Kinh nghiệm một số địa phương ở nước ta thực hiện tốt việc thu hồi đất để xây dựng
KCN, KĐT và KCHT đã cải thiện được đời sống của nông dân. Thí dụ: Bắc Ninh đã quan tâm
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN, KĐT.
Dự án An Sơn, thị xã thuận An, tỉnh Bình Dương, thu hồi 47 ha gồm toàn bộ là thổ cư của
nông dân, nhờ làm tốt các quy trình, tức công bố công khai quy hoạch, giải quyết tốt việc đền bù, và
hỗ trợ, đến bố trí tái định cư chu đáo, nên được mọi người đồng thuận, giải phóng mặt bằng nhanh.
Hay là kinh nghiệm thu hồi đất để xây dựng KCN Tân Tạo, Thành phố Hồ Chí Minh, với
diện tích 443 ha. Công ty Tân Tạo đã xin phép thành phố cắt một phần đất của dự án là 49,7 ha
thành khu tái định cư để hoán đổi đất ở của nông dân, tạo điều kiện cho nông dân làm các dịch vụ
ngay trong KCN, đảm bảo thu nhập ổn định sau khi thu hồi đất. Công ty còn tích cực đầu tư xây
dựng KCHT, hỗ trợ các doanh nghiệp xây xưởng hoặc công ty tự xây dựng nhà xưởng đạt tiêu
chuẩn để cho thuê, hay bán trả góp cho nhà đầu tư.
4. Việc xây dựng KCN, CCN ở Mê Linh tập trung vào 6 xã, 2 thị trấn. Đến tháng 12/ 2011

diện tích đất thu hồi để xây dựng KCN là 1.202,81 ha (chiếm 13,28% đất nông nghiệp), để xây
dựng đô thị là 202,878 ha; sau đó điều chỉnh bổ sung, đến 2012, toàn huyện sẽ có 35 dự án KĐT
với tổng diện tích cần thu hồi là 1.590,85 ha, đã thu hồi thêm 487,48 ha. Như vậy đất cho đô thị
lên tới 680,358 ha, tác động đến 11.062 hộ nông dân. Đất để xây dựng KCHT từ 2000 đến 2011
chiếm 43,991ha. Theo quy hoạch, trong những năm tới sẽ thu hồi thêm đất cho giao thông là
117,17 ha, cho các công trình khác là 40,417 ha. Đến tháng 6/ 2012, tổng diện tích đất thu hồi là
1.937,159 ha, tác động tới 18.427 hộ gia đình với 41.276 nhân khẩu.
KCN Quang Minh đã thu hút được 138 dự án, trong đó 2/3 đã hoàn thiện hạ tầng đi vào
hoạt động, nhưng thực sự mới có 84 doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh. Còn một số dự
án chậm tiến độ hoặc xây dựng trụ sở rồi bỏ trống.
Hơn 90% các KĐT ở Mê Linh còn đang xây dựng dở dang hoặc bỏ hoang hóa, không thu
hút được dân cư.
KCHT cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các KCN và KĐT, một số dự án cũng
chậm tiến độ.
Các KCN và KCHT đã làm bỉến đổi cơ cấu lao động của huyện. Năm 2004 nông nghiệp
chiếm 77%, công nghiệp là 12,5%; dịch vụ 10,5%, đến năm 2011 số liệu tương ứng là 66,5%,
18,3%, 15,2%. Tổng số lao động được thu hút vào các KCN khoảng 24.700 người, nhưng lao
14

động địa phương chỉ chiếm khoảng 35%; ước tính đã có 14,1% tổng số lao động ở các xã, thị trấn
bị thu hồi đất, nhưng cơ hội việc làm chỉ mở ra cho giới trẻ từ 18 -35 tuổi có trình độ trung học
phổ thông trở lên, hơn nữa một số người chỉ được tuyển dụng theo thời vụ. Thu nhập của công
nhân từ 2,5 đến 5 triệu đồng/ tháng, công nhân kỹ thuật từ 5 – 10 triệu đồng/tháng. Mức sống cao
hơn những người nông dân trồng lúa. Một bộ phận nông dân trên 35 tuổi cũng nhận được việc làm
phi nông nghiệp, là các loại hình phục vụ, dịch vụ cho KCN.
Tác động tích cực của các KĐT đến đời sống của nông dân rất hạn chế. Phí hỗ trợ bồi thường
cao hơn đất giành cho KCN và KCHT cho KCN cũng làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Nhưng do
phần lớn các dự án còn dở dang hoặc chưa triển khai nên triển vọng vẫn còn ở phía trước.
5. Việc thu hồi đất ở Mê Linh cũng có những tác động tiêu cực, như thu hẹp vùng chuyên
canh hoa, rau, củ quả đạt hiệu quả kinh tế cao với thương hiệu nổi tiếng. Mức hỗ trợ, đền bù trong

nhiều dự án chưa thỏa đáng, chưa tạo điều kiện cho nông dân mất đất chuyển nghề, ổn định cuộc
sống. Còn nhiều dự án treo hoặc chậm triển khai, gây lãng phí đất và gây khó khăn cho nông dân.
Một bộ phận nông dân nhất là nhứng lớp người cao tuổi và không có trình độ chuyên môn, không
tìm được việc làm, đời sống bấp bênh. Một số người không biết sử dụng tiền đền bù vào việc tìm
kiếm việc làm, tăng thu nhập đã rơi vào khó khăn khi không còn khoản tiền đó. Phần lớn các
doanh nghiệp trong KCN chưa chấp hành nghiêm chỉnh việc bảo vệ môi trường, trực tiếp xả nước
thải ra sông gây ô nhiễm.
6. Theo quy hoạch đến 2030 Mê Linh cần từ 1.800 – 2.600 ha cho KĐT, thêm 100 ha cho
KCN và cho KCHT là 117 ha. Đất thu hồi sẽ chiếm 61,09% diện tích đất tự nhiên và 89,35% đất
nông nghiệp của 6 xã, 2 thị trấn trong quy hoạch, ảnh hưởng tới 92.307 nhân khẩu.
Phương hướng hoàn thiện quy hoạch của huyện là không để lãng phí đất, thực hiện tốt các
mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện; phối hợp chặt chẽ việc thu hồi đất, thu hút các dự án đầu tư
với việc giải quyết các vấn đề sau thu hồi đất để nâng cao đời sống của nông dân.
Theo phương hướng trên cần thực thi các giải pháp sau:
- Đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi đất;
- Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với việc quy hoạch và thu hồi đất;
- Gắn phát triển đô thị với phát triển KCN;
- Khuyến khích các dự án đầu tư tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương;
- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN và
KĐT;
- Khắc phục ô nhiễm môi trường và giám sát nghiêm việc thực hiện các quy định về bảo
vệ môi trường.

References
1. Phương Anh (2007), “Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở đồng bằng
sông Hồng: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và dự báo
15

2. Ban kinh tế thị trấn Quang Minh (2011), Hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư tại khu công
nghiệp Quang Minh.

3. Ban thống kê xã Tiền Phong (2009; 2010; 211), Lao động, việc làm và thu nhập.
4. GS, TS. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. TS. Nguyễn Gia Bình (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam, sách
chuyên khảo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), Sự phát triển các khu công nghiệp trên cả nước.
7. Chính phủ (1997), Nghị định 36CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ Việt Nam.
8. Cục thống kê Hà Nội (2010), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2010.
9. TS. Đặng Dũng Chí (2011), “Bảo đảm quyền lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất phục
vụ phát triển kinh tế, xã hội, khu vực đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học cấp cơ sở năm
2011, Viện nghiên cứu quyền con người.
10. Mai Ngọc Cường (2002), Chính sách xã hội nông thôn, kinh nghiệm cộng hòa liên bang Đức
và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
11. TS. Nguyễn Hữu Dũng, Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị
thu hồi, chuyên đề nghiên cứu.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Dũng Hiếu (2005), “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đăng trên”, Thời báo kinh
tế Việt Nam số ra ngày 20/4/2005
15. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và pháp triển, Nxb
Lao động, Hà Nội.
16. Tống Thị Lan Hương (2009), Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Việc làm
cho nông dân khi thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ.
17. PGS, TS Nguyễn Đình Kháng (2006), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Lý luận
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về ruộng đất và vận dụng nó vào hoàn thiện luật đất đai ở
Việt Nam”, Đề tài khoa họa cấp bộ, Hà Nội.
18. Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, “Quan điểm Mác – xít về vấn đề ruộng đất ở Châu Âu và ở
Nga”, Nhà xuất bản Tiến bộ Mát –xcơ –va.

19. Nguyễn Thái Long (2005), “10 năm phát triển các khu và cụm công nghiệp ở Hà Nội: thành
tựu và một số vấn đề về quản lý”, Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam.
20. Quang Minh, Tiến Đạt (2011), “Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam những mốc son lịch sử”,
Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội.
21. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003), Luật đất Đất đai 2003
16

22. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kỷ hiếu hội thảo khoa học.
23. Nguyễn Minh Phong, Phạm Thị Uyên (2009), Đào tạo nghề và việc làm cho nông dân - vấn
đề bức xúc của hậu quả giải phóng mặt bằng, kinh tế và dự báo số 13/7/2009/453.
24. Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Mê Linh (2009, 2010, 2011), Số liệu giải phóng mặt
bằng của huyện Mê Linh.
25. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Mê Linh (2009, 2010, 2011), Số liệu thu nhập
và việc làm của huyện Mê Linh.
26. Phòng thống kê huyện Mê Linh (2011), Số liệu dân số và cơ cấu dân số của huyện Mê Linh.
27. Phòng lao động thương binh và xã hội (2010; 2011), Số liệu dân số và việc làm, thu nhập
các xã Quang Minh, Chi Đông, Tiền Phong, Thanh Lâm, Mê Linh.
28. Phòng thống kê huyện Mê Linh (2010, 2011), Số liệu về sản xuất kinh doanh công nghiệp,
nông nghiệp của Mê Linh.
29. Phùng Thị Thảo (2009), Giải pháp việc làm cho người lao động sau khi thu hồi đất để phát
triển các khu công nghiệp, dịch vụ ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ.
30. PGS, TS. Nguyễn Khắc Thanh (2012), “Từ lý luận địa tô của C.Mác nhìn lại vấn đề quản lý
đất đai ở nước ta”, Tạp chí thông tin khoa học chính trị - Hành chính số 3, tr.9, 2012.
31. Lê Anh Tuấn (2007), Thạc sỹ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Việc làm và thu
nhập cho của người có đất bị thu hồi ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ.
32. GS, TS. Đỗ Thế Tùng (2011), Tìm hiểu quan điểm của Ph. Ăngghen về sự ra đời, biến đổi, thủ
tiêu chế độ tư hữu và nhìn lại cách ứng xử với sở hữu tư nhân ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số
829 tháng 11/ 2011.
33. GS, TS. Đỗ Thế Tùng (2011), Quan điểm của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn

kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 823 tháng 5/2011.
34. Nguyễn thị Hải Vân (2005), Việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất, Thời báo kinh tế
Việt Nam số ra ngày 13/7/2005.
35. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2008; 2009; 2010; 2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
các năm 2008; 2009; 2010; 2011.
36. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2007), Mê Linh trên con đường lớn, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin – công ty văn hóa trí tuệ Việt.
Websites:
37. . Bài toán nhân lực cho KCN.
38. . Chất lượng lao động thấp là thách thức của các doanh nghiệp trong các
KCN, KCX. Ngày 3/3/2012.
39. . Số liệu đánh giá của Ngân hàng thế giới phát triển công nghiệp.
40. . Thanh tra chính phủ thu hồi đất ở Bắc Ninh năm 2010.
41. htenongthon. Quy hoạch đất đai đến năm 2010
17

42. . KCN bỏ hoang
43. . Hình mẫu thu hồi đất ở An Sơn, 4/6/2012.
44.. Khu công nghiệp là khâu đột phá.
45. . Gía đẩt đền bù không sát với gía thị trường.
46. http://thoibaokinhte.v.n. Trần Lê, “Lợi ích” của người dân bị thu hồi đất, cập nhật 6/10/2010.
47. . Số liệu quan trắc môi trường, 10/9/2006.
48. . Thu hồi đất nông nghiệp ngày, 12/10/2010
49. . Các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.
50. . Các khu công nghiệp của Hưng Yên
51. . Các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

×