Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.63 KB, 23 trang )

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để
phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng


Đào Xuân Kiên


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Ngọc Minh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông
nghiệp. Khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông
nghiệp ở tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.

Keywords. Nông nghiệp; Cơ cấu cây trồng; Vật nuôi; Cao Bằng

Content

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc
biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để
đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh.
Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được
những thành tựu to lớn. Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người,
đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công


nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất
khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống
nhân dân được cải thiện. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được
tháo gỡ, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Đó là thị trường hàng hóa bị thu
hẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp còn
lạc hậu, hiệu quả còn chưa cao, thiếu đồng đều giữa các vùng miền…
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có diện tích đất tự
nhiên 6.690,72 km
2
, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là về trồng trọt và chăn nuôi.
Tính đến năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 734 tỷ đồng (giá so sánh năm
1994); giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực
có hạt đạt trên 230.000 tấn (tăng bình quân 4.600 tấn/năm); tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu
kinh tế chiếm 33,2%; độ che phủ rừng đạt 52%; xây dựng được một số vùng nguyên liệu tập
trung phục vụ công nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn; đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn
mang nặng tính tự cấp, tự túc, trình độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển
mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, chưa thật sự đưa khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đòi hỏi nông nghiệp nói chung và nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nói riêng phải có sự
chuyển biến mạnh mẽ, phát huy những thế mạnh nhằm đạt được năng suất, chất lượng, hiệu
quả cao. Vì vậy, tác giả đã chọn “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển

hàng hóa nông nghiệp nói riêng là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều người quan tâm
nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình được công bố, xuất bản như:
- Lê Quốc Sử (Chủ biên) - “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ
XXI”, NXB Thống Kê - 2001.
- Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc
Trung Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh - 2001.
- Luận án tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp”, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh - 2002.
- Luận văn thạc sỹ - Hà Tiến Thăng “ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2006.
- Nguyễn Sinh Cúc - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm
thực hiện nghị quyết TW5”, Con số và sự kiện số tháng 6 - 2004.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ những đặc điểm, vai trò, thực
trạng và giải pháp của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Nhưng cho đến nay,
vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng. Vì vậy, trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn này góp phần làm sáng
tỏ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
Cao Bằng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp
hàng hóa và khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao Bằng, luận
văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.

- Khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp ở tỉnh
Cao Bằng.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ yếu sự chuyển dich cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao
Bằng từ năm 2000 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp để
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin kết hợp
với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng.
- Luận văn thành công sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch định
chính sách và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương và
7 tiết.
Chương 1: Nông nghiệp hàng hóa và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong
quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp
hàng hóa ở Cao Bằng
Chương 3: Phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng


Chƣơng 1
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG,
VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
1.1. Nông nghiệp hàng hóa - Đặc điểm và tính ƣu việt
1.1.1. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa
Thứ nhất, hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những
đơn vị kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những
ngành kinh tế riêng biệt tăng lên.
Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hóa trở thành phổ
biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh, thị
trường từng bước được mở rộng đưa đến chỗ ngày càng tăng thêm những ngành công nghiệp
riêng biệt tách khỏi nông nghiệp. Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất
mang tính chuyên biệt tạo ra từng sản phẩm riêng mà còn sản xuất bộ phận riêng của sản
phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp
hoặc dịch vụ riêng. Quá trình này cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp làm nảy sinh
những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, dẫn đến sự trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy
sản phẩm công nghiệp, giữa sản phẩm nông nghiệp với nhau.
Thứ hai, sự phân công xã hội ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của thương
nghiệp. Lúc đầu thương nghiệp chỉ đón những sản phẩm thừa ra, về sau nó tác động vào nền
sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp chuyển sang sản xuất
nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành một khâu của quá trình tái sản
xuất và thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình
trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị
trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới.
Theo tiến độ đó xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên sẽ
chuyển thành kinh tế hàng hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa gắn bó mật thiết với nhau
hơn.
Kinh tế hàng hóa phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn
vị kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân; tạo ra cơ chế phân bổ

và sử dụng các nguồn lực của xã hội. Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng giao
lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và giữa các quốc gia trên thế giới trên
cở sở tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng phát triển.
1.1.2. Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa
Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, không ngừng tăng năng suất
lao động.
Hai là, nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất.
Ba là, nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc
đẩy mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất.
1.2. Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông
nghiệp hàng hóa
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu
hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh
trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được bố trí theo
không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi
về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một phận của cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật nuôi cũ
sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế,
phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao.
1.2.2. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra tùy tình hình cụ thể của từng
vùng, từng nước, nhưng theo đà phát triển của nông nghiệp hàng hóa, xu hướng chủ yếu nói
chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra như sau:
Thứ nhất, tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao động
nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu ngành nông nghiệp biến đổi phải nằm trong xu hướng phát triển kinh tế nông
thôn tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Phân công lao động ở nông thôn diễn ra theo hướng giảm lao động trồng lúa chuyển
sang trồng các cây khác và phát triển chăn nuôi, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ, với việc mở rộng lao động ra thành thị phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp,
thương nghiệp và các dịch vụ khác.
Thứ hai, tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt giảm xuống và tỷ trọng giá trị sản phẩm
chăn nuôi tăng lên.
Việc hình thành một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các
nguồn lực tạo ra sức bật mới trong nông thôn. Xu hướng chung là phải phát triển cả nông
nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; phải phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi,
đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính.
Thứ ba, tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực giảm (nhưng sản lượng tuyệt đối thì
tăng lên do năng suất lao động cây trồng tăng cao); tỷ trọng các loại cây công nghiệp và rau
quả tăng lên.
Xu hướng chung ở nước ta hiện nay là giảm tỷ trọng cây lương thực tăng giá trị cây
thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp; giảm tỷ trọng và giá trị sản phẩm thô, tăng tỷ trọng
giá trị sản phẩm chế biến… trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Điều đó cho phép khai
thác tiềm năng và lợi thế các vùng khác nhau, kết hợp hợp lý nông - lâm - ngư nghiệp đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp
Một là, năng suất lao động trong nông nghiệp, nhất là năng suất lao động trong trồng
cây lương thực
Hai là, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu
Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là giao thông vận tải
Bốn là, sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản
1.2.4. Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta
Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các tỉnh mặc dù điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội còn có những điểm khác nhau, nhưng cái chung nhất là dựa trên
tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển theo cơ chế thị trường, mỗi tỉnh từng bước xác định
cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi các tỉnh đều xác định
ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư, nhằm mang lại hiệu quả cao.
Ba là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân
lực bằng mọi nguồn vốn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.
Bốn là, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khi bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý
luôn chú ý tới các vùng miền lãnh thổ, vùng sâu vùng xa phù hợp với điều kiện sinh thái thổ
những của từng vùng.
Năm là, cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, chương
trình và biện pháp cụ thể, rõ ràng, phối hợp giữa các ngành, địa phương.


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG
2.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng tới phát triển nông
nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa trung
tâm thương mại nên gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng nông sản
Về vị trí địa lý, Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc của tổ
quốc.
Về khí hậu, Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa
miền núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất là mùa
hè và mùa đông, biên độ nhiệt thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều.
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều mặt không thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là
những sông suối ngắn, thung lũng hẹp độ dốc lớn, vực sâu, hay xảy ra thiên tai, dịch bệnh,
thời tiết lại khắc nghiệt, ở các vùng cao của tỉnh thường xuất hiện sương muối, băng giá gây
ra tình trạng rét đậm rét hại kéo dài, mưa to, lũ lụt diễn ra trên diện rộng cho nên với nền sản
xuất nông nghiệp là chính như Cao Bằng đã gặp rất nhiều khó khăn…
Vốn là tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước (Thị xã

Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3) và không nằm trong vùng ảnh hưởng
của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ
thống giao thông, chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ còn rất yếu kém, vì
vậy giao thương giữa Cao Bằng với ngoài nước (Trung Quốc), với thủ đô Hà Nội cùng các
tỉnh, thành trong cả nước và ngay trong nội bộ tỉnh còn rất khó khăn, nhất là ở nông thôn,
vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là giao thông nông thôn (ô tô chưa đi được bốn mùa) nên
ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mức độ phát triển chỉ trong một
chừng mực nhất định.
2.1.2. Chất lượng đất để canh tác ở Cao Bằng không đồng đều
Tài nguyên đất ở Cao Bằng nhìn chung đa dạng, phức tạp. Đất đai ở Cao Bằng được
chia ra làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau: Nhóm đất núi; Nhóm đất đồi (đất đỏ
vàng); Nhóm đất bằng - thung lũng.
2.1.3. Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Cao Bằng có nguồn nước tương đối dồi dào, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất
nông nghiệp, dịch vụ và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Mạng lưới sông suối và hồ của Cao
Bằng phong phú và đa dạng. Sông, suối Cao Bằng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc
tưới các cây nông nghiệp và phát triển thủy điện cỡ nhỏ và trung bình.
2.1.4. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao nhưng phần lớn là lao động
giản đơn
Năm 2010 dân số tỉnh Cao Bằng là 513.108 người, trong đó dân số lao động trong độ
tuổi là 324.028 người chiếm 63,15% tổng dân số trong toàn tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh
chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông nghiệp, cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp
năm 2010 chiếm tới 80,4% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành
công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 6,6%, dịch vụ chiếm 13%. Trình độ học vấn và số lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo thấp.
2.1.5. Đường bộ nội tỉnh phát triển chậm, không có đường sắt và cảng biển nên
gặp nhiều khó khăn về vận tải ra ngoài tỉnh
So với các tỉnh khác trong cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
còn thiếu và yếu, nhất là giao thông. Chất lượng đường bộ nội tỉnh Cao Bằng còn rất thấp,
đường cấp phối, đường đá dăm chiếm 24,6%, đường nhựa chỉ chiếm 9,3%, còn lại là đường

đất; sông, suối Cao Bằng là loại sông, suối nhỏ nhiều ghềnh thác nên khả năng giao thông
đường thủy rất hạn chế, chủ yếu vận chuyển theo phương tiện thô sơ là bè, mảng; giao thông
Cao Bằng là không có đường sắt và cảng biển nên việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh chỉ
duy nhất bằng đường bộ, điều này gây ra hạn chế lớn trong việc giao lưu, buôn bán hàng hóa
với các tỉnh khác trong cả nước.
2.1.6. Hệ thống thủy lợi được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
nông nghiệp hàng hóa
Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất luôn được ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn quan tâm nhằm chủ động tưới chống hạn và tiêu úng trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều
công trình thủy lợi đã được xây dựng, nâng cấp. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn và so
với các tỉnh, thành khác trong cả nước thì hệ thống thủy lợi của Cao Bằng phát triển với tốc
độ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nguyên nhân là
do phần lớn các công trình xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp chưa được đầu tư lại. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng từ năm
2000 đến nay
2.2.1. Diện tích trồng lúa giảm, diện tích nuôi trồng các cây, con khác tăng
Bảng 2.3: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản
[8, tr.20-22]

m
Tổn
g
diện
tích
Lúa
Cây hoa
màu
Cây công
nghiệp

Cây
ăn
quả
Thủy sản
ha
%
ha
%
ha
%
ha
%
ha
%
20
01
7629
3
29
18
1
38,
2
32
96
1
43,
2
1211
8

15,
9
18
06
2
,
4
227
0,29
20
02
7675
2
29
04
4
37,
8
32
86
9
42,
8
1247
3
16,
3
20
72
2

,
7
294
0,38
20
03
7800
6
29
00
4
37,
2
33
92
2
43,
5
1256
2
16,
1
20
92
2
,
7
426
0,54
20

04
7843
4
28
89
36,
8
35
21
44,
9
1233
8
15,
7
15
50
2
,
442
0,56
0
4
0
20
05
8069
3
30
09

4
37,
3
35
68
1
44,
2
1226
1
15,
2
23
11
2
,
9
346
0,4
20
06
8096
9
30
59
5
37,
8
35
79

8
44,
2
1183
6
14,
6
23
92
3
,
0
348
0,4
20
07
8331
4
30
58
0
36,
7
37
58
5
45,
1
1234
2

14,
8
24
45
2
,
9
362
0,4
20
08
8549
0
29
89
2
35,
0
38
88
9
45,
5
1363
2
15,
9
25
15
2

,
9
408
0,47
20
09
8613
3
29
84
0
34,
6
39
16
0
45,
5
1405
5
16,
3
25
45
3
,
0
533
0,61
20

10
8787
1
29
76
5
33,
9
40
25
0
45,
8

4555
16,
6
27
25
3
,
1
576
0,65
20
11
9318
5
29
42

0
31,
6
45
52
5
48,
9
1465
0
15,
7
30
05
3
,
2
585
0,63

Bảng 2.3 cho thấy: diện tích của cây lúa trong từng năm đều chiếm tỷ trọng lớn so với
các loại cây trồng khác nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm dần, cụ thể
năm 2001 tỷ trọng về diện tích gieo trồng cây lúa chiếm 38,2% trong tổng diện tích gieo
trồng của toàn tỉnh thì trong các năm tiếp theo lại có xu hướng giảm dần và đến năm 2011 đã
giảm xuống còn 31,6%. Như vậy, tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh trong những năm
vừa qua diễn biến theo xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng. Đồng thời,
tỷ trọng và diện tích cây hoa màu, cây ăn qủa, cây công nghiệp đều tăng.
2.2.2. Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh

Bảng 2.4: Sản lƣợng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 2001 - 2010 [8, tr.103 - 106]


m
Trâu

Lợn
Gia cầm
Số
lƣợn
g
(con
)
Chỉ số
phát
triển
(%)
Số
lƣợn
g
(con
)
Chỉ số
phát
triển
(%)
Số
lƣợn
g
(con
)
Chỉ số

phát
triển
(%)
Số
lƣợn
g
(con
)
Chỉ
số
phát
triển
(%)
200
1
1061
91
97,66
1100
73
105,59
2628
94
107,3
1
1508
569
97,39
200
2

1074
93
101,23
1114
10
101,21
2695
89
102,5
5
1590
201
105,4
1
200
3
1088
11
101,23
1145
67
102,83
2841
35
105,4
0
1845
235
116,0
4

200
4
1111
75
102,17
1179
01
102,91
2959
41
104,1
6
1909
731
103,5
0
200
5
1125
96
101,28
1244
16
105,53
3087
96
104,3
4
1967
323

103,0
2
200
6
1147
39
101,90
1242
63
99,88
3021
58
97,85
2157
819
109,6
8
200
7
1173
36
102,26
1294
80
104,20
3107
71
102,8
5
2088

707
96,80
200
8
1075
31
91,64
1247
45
96,33
3246
61
104,4
6
2004
698
95,97
200
9
1078
37
100,28
1548
92
124,16
3315
37
102,1
1
2134

906
106,4
9
201
0
1072
88
99,49
1761
02
113,69
3407
99
102,7
9
2388
240
111,8
6

Trong chăn nuôi, do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như bệnh lở mồm long móng,
bệnh cúm gia cầm nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của ngành chăn
nuôi. Nhưng nhờ triển khai các biện pháp phòng, chống có hiệu quả nên tổng đàn bò, lợn và
gia cầm khá ổn định. Riêng đàn trâu là có xu hướng giảm do ảnh hưởng bởi thời tiết khắc
nghiệt rét đậm rét hại và đặc biệt là do quá trình chọn lọc ngược (giữ con xấu bán con tốt)
nên ngày càng thoái hóa.

2.2.3. Sản lượng và giá trị sản lượng của trồng trọt tăng, chăn nuôi lúc tăng lúc
giảm
Bảng 2.5: Sản lƣợng và giá trị sản lƣợng trồng trọt và chăn nuôi [8, tr. 103 - 115]


Năm
Tổng
sản
lƣợng
(tấn)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(triệu
đồng)

cấu
(%)
Chỉ số
phát
triển
(%)
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(triệu
đồng)

cấu
(%)

Chỉ số
phát
triển
(%)
2003
570184
354769
448974
62,22
102,05
215415
236462
37,73
110,25
2004
593681
370101
463626
62,34
103,26
223580
255585
37,65
108,09
2005
508768
369264
487659
72,58
105,18

139504
202076
27,41
79,06
2006
532988
371120
470314
69,63
96,44
161868
211126
30,36
104,48
2007
633457
441393
533237
69,68
113,38
192064
176548
30,31
83,62
2008
701050
485688
555710
69,28
104,21

215362
159527
30,71
90,36
2009
666644
442252
545286
66,34
98,12
224392
182025
33,65
114,10
2010
709387
484086
600760
68,24
110,17
225301
191675
31,75
105,30

Sản lượng và giá trị của trồng trọt diễn ra theo xu hướng ngày càng tăng. Thực hiện
chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ, xây dựng cánh đồng 30 - 50 triệu
đồng/ha/năm, toàn tỉnh đã tiến hành nâng cao hệ số sử dụng đất. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trên một
đơn vị diện tích đã tăng lên, góp phần tăng thu nhập, sản xuất hàng hóa có giá trị cao.
Chăn nuôi ở Cao Bằng giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp và có tốc độ

tăng trưởng chậm, nhưng vị trí, tầm quan trọng của chăn nuôi cũng từng bước được tăng
cường, những sản phẩm chăn nuôi đã góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện nâng cao
đời sống nhân dân.
2.2.4. Kinh tế trang trại phát triển theo chiều hướng tăng cả về số lượng và quy mô
Theo số liệu thống kê, năm 2001 toàn tỉnh mới có 20 trang trại thì đến hết năm 2010
toàn tỉnh đã có 259 trang trại các loại đủ tiêu chí quy định, vượt 159% so với chỉ tiêu đề ra.
Ngoài ra còn có hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh giỏi cũng đang dần đạt tới tiêu chí quy
định trong những năm tới. Tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại trên địa bàn toàn tỉnh
là 1.499,04 ha. Bước đầu tạo ra hàng hóa nông sản, thực phẩm cung cấp thị trường, tổng sản
lượng hàng hóa và dịch vụ của các trang trại hiện có đạt trên 16.000 triệu đồng/năm.
2.2.5. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và có
xu hướng tăng
Tiềm năng lâm nghiệp Cao Bằng rất lớn và có ưu thế so với các tỉnh khác. Lâm
nghiệp là một trong những ngành có đóng góp tương đối lớn cho sự tăng trưởng GDP của
tỉnh Cao Bằng. Trong những năm gần đây, lâm nghiệp Cao Bằng đang trên đà phát triển.
2.2.6. Dịch vụ phục vụ sản xuất chuyển biến tích cực
Năm 2011, giá trị dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt 30.330 triệu
đồng (theo giá hiện hành) với tỷ trọng 1,21% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhìn
chung, cùng với những chuyển biến tích cực nói chung trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh
nhà, dịch vụ phục vụ sản xuất đã có những đóng góp đáng kể thúc đẩy ngành nông nghiệp
của tỉnh đạt được những thành tựu lớn trên con đường phát triển trong những năm gần đây.
2.2.7. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Cao Bằng chuyển dịch
theo hướng tiến bộ
Cơ cấu kinh tế của Cao Bằng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng GDP khu
vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng GDP trong khu vực công nghiệp và dịch
vụ tăng lên. Đồng thời cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của cơ
cấu GDP ở cả 3 khu vực nông- lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
2.3. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng
trong những năm qua
* Thành tựu:

Thứ nhất, từ 2006 đến nay, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh đã có những
chuyển biến hết sức quan trọng, tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp đạt 2,8%, giá trị
sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt
trên 240 nghìn tấn, tăng 10,15% so với năm 2005, không những đủ lương thực cho người mà
còn dành cho phát triển chăn nuôi. Thứ hai, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có chuyển biến tích
cực từ sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang hình thành và phát triển sản xuất hàng hóa.
Thứ ba, các sản phẩm hàng hóa, vùng sản xuất hàng hóa đã cơ bản giải quyết những
vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là giúp nông dân giảm nghèo, nâng cao và ổn
định thu nhập của người sản xuất và cho người nông dân kiến thức sản xuất gắn với thị
trường.
* Khó khăn:
Thứ nhất, trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chính, chăn nuôi, dịch
vụ chưa phát triển tương xứng, giá trị cơ cấu của lâm sản và thủy sản còn rất nhỏ. Chuyển đổi
cây trồng, vật nuôi ở một số vùng chưa rõ nét, sản xuất ở nhiều vùng còn mang tính tự cung
tự cấp.
Thứ hai, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết,
khí hậu, điều kiện đất đai thổ nhưỡng.
Thứ ba, trình độ công nghệ trong nhiều lĩnh vực lạc hậu, một số sản phẩm chất lượng
kém, mẫu mã và quy cách chưa thu hút thị hiếu người tiêu dùng. Khả năng cạnh tranh hàng
hóa thấp, sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu ít.
Thứ tư, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng. Dịch vụ nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, vì vậy việc mở rộng diện tích nuôi
trồng thủy sản còn nhiều khó khăn.
Thứ năm, cán bộ cơ sở và nông dân nhận thức về chuyển đổi kinh tế nông thôn và áp
dụng kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế,
Thứ sáu, tập quán sản xuất của bà con vẫn còn manh mún, còn mang tư tưởng sản
xuất nhỏ, thủ công.
Thứ bảy, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đất đai, tín dụng còn có những bất
cập.
Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT
NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG
3.1. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng trong thời gian tới
3.1.1. Thâm canh tăng năng suất cây trồng để giảm diện tích cây lúa chuyển sang
cây, con có giá trị cao
Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh
lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng
thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất để giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đạt
năng suất cao và đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản
xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp,
cây rau quả, cây dược liệu và các cây đặc sản khác. Những vùng có cây chủ lực phải được lựa
chọn và tập trung sản xuất lớn ngay từ đầu, nếu khả năng phát triển hàng hóa còn lớn và có
điều kiện thì cần có dự án và chính sách khuyến khích mở rộng, gắn với quy hoạch xây dựng
cơ sở chế biến tương ứng.
3.1.2. Coi trọng các cây hoa màu, rau, quả và cây công nghiệp ngắn ngày
Bên cạnh lúa, các loại cây hoa màu, rau quả và cây công nghiệp ngắn ngày đóng một
vai trò rất quan trọng trong phát triển, sản xuất nông nghiệp của Cao Bằng. Vì vậy, các loại
cây này cũng được quan tâm phát triển ngày càng lớn, trong đó tập trung vào một số loại cây
như: ngô, thuốc lá, mía, trúc sào, các loại cây rau quả thực phẩm, cây ăn quả và các loại cây
đặc sản, sắn, chè, keo lai, bạch đàn lai.
3.1.3. Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và đẩy
mạnh nuôi trồng thủy sản
Cho tới nay, chăn nuôi vẫn giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (khoảng
30%) và có tốc độ tăng trưởng chậm. Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xây dựng
và phát triển vùng chăn nuôi tập trung tại các xã, phường; chăn nuôi theo quy mô trang trại
đang dần hình thành.
Ngành chăn nuôi của Cao Bằng đang chủ trương tập trung vào các loại gia súc lớn
như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê và các loại gia cầm. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy

sản, khai thác tốt diện tích mặt nước có để phát triển nuôi trồng thủy sản.
3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên
liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến
Tỉnh đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng và chế biến lâm sản giai đoạn
2010 - 2020 với mục tiêu đến 2015 trồng mới trên 50.000 ha rừng sản xuất. Đến năm 2020,
dự kiến Cao Bằng sẽ đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 60%, nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt
507,3 tỷ đồng, chiếm 27% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản.
Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phần, đảm bảo cân đối giữa diện tích,
chất lượng của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sang phát triển
diện tích rừng sản xuất để chế biến ra các loại sản phẩm chủ lực như chiếu trúc, đồ mộc gia
dụng, ván nhân tạo, giấy các loại và các loại hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác, đưa giá trị
khai thác lâm sản lên 460,0 tỷ đồng.
3.1.5. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
Trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2015,
Cao Bằng vẫn chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường. Định hướng này được khẳng định trong chương
trình “Phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm - nghiệp giai đoạn 2011 - 2015”.
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để
phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng
3.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật
nuôi tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất xuất. Coi
đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi.
3.2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêu thụ
nông sản cho bà con nông dân. Vì vậy, trong hệ thống giải pháp đồng bộ để chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi không thể thiếu giải pháp này.

3.2.3. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại
Thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ tạo ra điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung theo
vùng, theo điều kiện nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần chú ý đến giải pháp dồn
điền đổi thửa, tiếp tục vận động nông dân tự nguyện thực hiện dồn điền đổi thửa và thành lập
các tổ hợp tác hay hợp tác xã khuyến khích tập trung ruộng đất để hình thành trang trại.
3.2.4. Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cần nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng, mở
rộng các dịch vụ ngân hàng mới. Các tổ chức tín dụng tích cực huy động vốn, chủ động cùng
với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cho vay vốn phát triển
sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt việc cho vay để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và
chính sách cho vay đối với hộ nghèo.
3.2.5. Xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà
máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt
Khi xây dựng nhà máy chế biến cần tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác
thời vụ để tận dụng công suất máy. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, kết hợp chế biến các
nông sản thực phẩm khác nhằm tận dụng trang thiết bị, nhân lực, tiết kiệm vốn đầu tư, hạ giá
thành sản phẩm. Nâng cấp hệ thống chuyên chở và bảo quản, áp dụng các kỹ thuật mới.
3.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp
Kết cấu hạ tầng tốt vừa tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông vừa nâng cao đời sống ở
nông thôn, làm giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, tạo điều diện thuận lợi
cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng. Tỉnh Cao Bằng đã xác định tăng cường đầu tư xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn với chương trình xây dựng
nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng
thời có chính sách ưu đãi thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành nông
nghiệp.
3.2.7. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào
tạo với sử dụng nguồn nhân lực
Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông
nghiệp Cao Bằng hiện nay đã trở thành yêu cầu cấp bách, mở ra điều kiện thuận lợi cho

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Để làm được như
vậy cần có chính sách thỏa đáng để bồi dưỡng, đào tạo lại và hỗ trợ sử dụng thật tốt nguồn
nhân lực hiện có, tổ chức đào tạo lại cho cán bộ kỹ thuật trung tuổi bằng các hình thức bồi
dưỡng ngắn hạn, tập huấn theo chuyên ngành ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, cập
nhật các thông tin khoa học. Đồng thời, phấn đấu đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn cho
lao động nông nghiệp bằng nhiều hình thức.

KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa nói riêng là một trong những nội dung và định hướng chủ yếu của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong những năm đầu của thế kỷ 21.
Là một trong những tỉnh nghèo nhất trong cả nước, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
xuất phát điểm đi lên của kinh tế Cao Bằng rất thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu,
chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh
cũng như quốc tế. Sản xuất hàng hóa phát triển chưa mạnh, chất lượng thấp, giá thành sản
phẩm còn cao, khối lượng hàng hóa nhỏ bé, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Vì thế,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp một cách hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường
để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu cho các hộ nông dân trong tỉnh là mối quan
tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đó cũng là yêu cầu khách
quan cần phải được giải quyết để mở đường cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho nền
kinh tế tỉnh nhà, hòa vào nhịp độ phát triển chung của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp,
hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi nhờ đó đã đạt được những thành công nhất định trên mặt trận sản xuất
nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Cao Bằng đã có sự chuyển dịch mạnh theo
hướng giảm tỷ lệ trồng trọt tăng tỷ lệ chăn nuôi, năng suất và sản lượng lúa tăng, việc bố trí,
sấp xếp, thay đổi cơ cấu diện tích cây trồng, mùa vụ hợp lý, nuôi trồng và khai thác thủy sản
cũng có những bước phát triển; Cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu lao động theo ngành kinh
tế của tỉnh cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ; Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đã tạo

nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến đi vào sản xuất ổn định, tăng nguồn thu nhập trên
địa bàn, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp được gắn
kết chặt chẽ hơn, tạo động lực cho nhau cùng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa ở Cao Bằng còn tồn tại nhiều yếu kém như: Việc sử dụng đất
nông - lâm nghiệp chưa hợp lý, đất nông nghiệp còn bị bỏ hóa nhiều trong vụ sản xuất đông
xuân, hệ số quay vòng đất thấp, khai thác chưa đạt hiệu quả cao các tiểu vùng có khí hậu á
nhiệt đới; đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp (độ dốc dưới 20%) đang bị khai thác sai
mục đích - trồng rừng theo hướng phòng hộ qua việc thực hiện các dự án trồng rừng. Cơ cấu
nông - lâm nghiệp chưa cân đối, nông nghiệp vẫn đã và đang là ngành sản xuất chiếm tỷ
trọng lớn (70 - 80%) trong đó chủ yếu là sản xuất lương thực, lâm nghiệp là ngành sản xuất
còn chiếm tỷ trọng ở mức thấp (15 - 20%) và thủy sản chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (dưới
1%) so với toàn ngành nông - lâm nghiệp nói chung. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi còn chậm. Tuy đã có sự đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhưng sản lượng ít, chất lượng
thấp, chủ yếu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, chưa hình thành được những vùng
sản xuất hàng hóa trọng điểm với khối lượng lớn, có giá cao, chưa xác định rõ ngành nghề
mũi nhọn và đâu là bước đột phá. Năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp, sức
cạnh tranh thấp, năng lực chế biến yếu kém, nông dân phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm ở dạng
nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng không cao và sản phẩm hàng hóa chưa vươn ra được thị
trường ngoài tỉnh và nước ngoài một cách bền vũng. Một số nhà máy chế biến sản phẩm nông
nghiệp còn thiếu nguyên liệu, song về mặt quản lý giá cả lại chưa có cơ chế chính sách phù
hợp nên dẫn tới sự không ổn định về giá cả, vì vậy giá cả phụ thuộc vào mức độ cung cầu là
chủ yếu, khi được mùa sản phẩm nhiều thì giá cả lại hạ, nhiều khi còn bị ép giá, gây tâm lý
chán nản, mất niềm tin ở người sản xuất. Chăn nuôi chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, quy mô
nhỏ, chưa hình thành được những khu chăn nuôi tập trung, giá thành sản phẩm cao. Nhu cầu
thức ăn chăn nuôi gia súc lớn nhưng việc sản xuất thức ăn dành cho gia súc của tỉnh vãn còn
hạn chế, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, giá cao, việc dùng thức ăn gia súc công nghiệp chưa
phổ biến. Do đó, tỷ trọng giá trị sản phẩm trong nông nghiệp còn thấp. Việc ứng dụng chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Công
tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn, thú y, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực

phẩm còn yếu, thiếu lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật. Hoạt động khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư còn ít, tập huấn kỹ thuật chưa nhiều, chưa chú ý đến huấn luyện kỹ năng
quản lý kinh doanh cho các hộ và các chủ trang trại.
Từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi những năm qua cho thấy, để đạt được
mục tiêu của các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới, đặc
biệt là chương trình “Phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015” -
một trong sáu chương trình trọng tâm của tỉnh ủy theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cao Bằng
khóa XVII đòi hỏi Cao Bằng cần tập trung chủ yếu vào những giải pháp như: đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản
xuất, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp;
xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà máy, vùng nguyên
liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và
kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực.
Những giải pháp quan trọng trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, nâng cao giá trị
kinh tế, từng bước xóa được đói, giảm được nghèo nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng
Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vũng, cùng cả nước thực hiện
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


References

1. Nguyễn Thị Song An (1997), Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế.
2. Nguyễn Đăng Bằng (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo
hướng công nghiệp, hiện đại hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Khái quát về thực trạng nông nghiệp
nông thôn sau 10 năm đổi mới và biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

toàn diện, bảo đảm ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện công
nghiệp, hiện đại hóa. Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu NQTW 6.
4. Nguyễn Sinh Cúc (6 - 2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau
2 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5, Con số và sự kiện.
5. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(
2005), số 1 - Tạp chí Lịch sử Đảng.
6. Chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ đổi mới, 2005 - số 11 - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: các giải pháp hoàn thiện cơ chế
tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, 2005 - số 12 - Tạp chí Tài chính.
8. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê, Hà
Nội.
9. Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng
lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các
nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng
lần thứ XIV.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng
lần thứ XV.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 5, BCHTW (khóa IX),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ 9, BCHTW (khóa IX),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. “Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế”(2005), số 7 - Tạp chí

Lịch sử Đảng.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng
lần thứ XVI.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ 7, BCHTW (khóa X),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng
lần thứ VXII.
23. Lê Mạnh Hùng - Nguyễn Sinh Cúc (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Kiên - Ninh Văn Hiệp (2004), Hỏi đáp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nxb
Thanh Niên.
25. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
26. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
27. “Lạng Sơn qua 20 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế”( 2005), số 11 - Tạp chí Lịch sử
Đảng.
28. Hồ Chí Minh (1990), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. C.Mác (1964), Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
30. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 24, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
31. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 25, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
32. Nghị quyết Bộ Chính trị (1998), Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Nghị quyết Bộ chính trị (1998), Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành mũi
nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Chu Tấn Nhạ (1999), Khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản.
36. Nghị quyết trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Lê Quốc Sử (Chủ biên, 2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ thế kỷ XX đến
thế kỷ XXI, Luận án tiến sĩ, Nxb Thống Kê.
38. Tạp chí thông tin công tác tư tuởng (1998), “Những chủ trương giải pháp lớn phát
triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
39. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2010), Địa chí Cao Bằng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Tiêm (2002), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện
ngay từ hộ gia đình nông dân”, Tạp chí Nông thôn mới.
41. Dương Mạc Thăng (2002), Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cao Bằng.
42. Nguyễn Thị Minh Tâm (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn,
Tạp chí Tài chính.
43. Tỉnh ủy Cao Bằng (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng khóa XV về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn giai đoạn 2003 - 2010.
44. Tỉnh ủy Cao Bằng (2006), Chương trình phát triển giao thông nông thôn Cao Bằng
giai đoạn 2006 – 2010.
45. Hà Tiến Thăng (2006), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Thái Bình, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
46. Tỉnh ủy Cao Bằng (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban chấp
hành Trung ương lần thứ bảy (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, giai
đoạn 2008 - 2010, tầm nhìn 2020.
47. Tỉnh ủy Cao Bằng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ XVII Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVI về mục tiêu và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2009.
48. Theo TCBTGTW - ĐT(09/08/2010), “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
hiện nay”.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Sở NN và PTNT (2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực

hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XV về phát triển
kinh tế trang trại giai đoạn 2002 - 2006, phương hướng 2007 - 2010.
50. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết trung ương
7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Chiến lược
phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
52. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Sở NN và PTNT (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện
nghị quyết 09 - NQ/TU về phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2002 - 2010.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Báo cáo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011.
54. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và
phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 và mục tiêu kế hoạch đến năm 2015.
55. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cao
Bằng thời kỳ 2011 - 2020.
56.
57. http:// www.nhandan.org.vn
58. http:// www.baomoi.com.vn



×