Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.09 KB, 18 trang )

1

Giải quyết các vấn đề xã hội trong
quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc
Solving social problems in the process of economic growth in Vinh Phuc
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 94 tr. +

Nguyễn Văn Đoàn


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của các địa
phương khác về việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh
tế. Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng
kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm
của một số địa phương khác đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt hơn các
vấn đề xã hội nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh phúc trong những năm
tiếp theo.

Keywords: Kinh tế chính trị; Vấn đề xã hội; Tăng trưởng kinh tế; Vĩnh Phúc

Content
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay tăng trưởng kinh tế cao là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với hầu hết các nước, chỉ tăng trưởng kinh tế cao mới tạo ra
được nhiều của cải vật chất và tinh thần thỏa mãn nhu cầu nhân dân, do đó nó cũng là tiền đề cho
sự giàu có của một quốc gia. Đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế lại càng có ý


nghĩa cấp thiết hơn vì đó là nhân tố quyết định để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, là
điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và là cơ sở để giải
quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia nhưng không phải vì thế
mà người ta lựa chọn tăng trưởng bằng mọi giá. Tăng trưởng mà làm cho tài nguyên thiên nhiên
cạn kiệt, làm ô nhiễm môi trường, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, gia tăng lạm phát, thất nghiệp,
bất bình đẳng xã hội… thì tăng trưởng như vậy sẽ không bền vững. Vì vậy, việc kết hợp đúng đắn
giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là rất quan trọng, và cần thiết đối với sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mỗi địa phương.
Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chỉ ra rằng, một đất nước cũng như một địa phương muốn
tăng trưởng kinh tế bền vững, có chất lượng thì phải giải quyết tốt được các vấn đề xã hội như tạo
ra nhiều việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển y tế và giáo dục…và ngược lại giải quyết
tốt các vấn đề xã hội sẽ góp phần cho tăng trưởng kinh tế bền vững hơn. Bởi vậy có thể nói tăng
2

trưởng kinh tế và giải quyết đồng thời các vấn đề xã hội có mối quan hệ với nhau và đây là mối
quan hệ qua lại, tác động biện chứng lẫn nhau.
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm thể hiện ở mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển” [5, tr.216] . Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011), được thông qua tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01 – 2011) khẳng định thêm: kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát
triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ năm 1997 (tái lập tỉnh
Vĩnh Phúc) đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc luôn phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân giai đoạn 1998 – 2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001 – 2005 tăng trưởng GDP đạt
15,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt là 18,0%/năm. Nhìn
chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng

sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả
nước. Có được những thành tựu này là do tỉnh đã phát huy tốt lợi thế của mình và có chính sách
thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư FDI vào tỉnh. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhưng ở Vĩnh Phúc các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, việc làm, vấn đề phân phối công
bằng, y tế, giáo dục vẫn còn là những vấn đề nhức nhối như: chênh lệch giữa nhóm người có thu
nhập cao nhất và thấp nhất đang có xu hướng doãng ra (năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần,
cao hơn nhiều so với mức 5,02 lần của năm 2006), công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững,
tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn xã hội ngày càng có xu
hướng tăng. Làm thế nào để giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế
thời gian tới, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xu thế toàn
cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, với những thuận lợi và khó khăn mới để Vĩnh Phúc tăng trưởng
bền vững và trở thành một tỉnh giàu có và phồn vinh nhất miền Bắc như lời chủ tịch Hồ Chí Minh
đã căn dặn thì đó vẫn là vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển của tỉnh cần tiếp tục nghiên
cứu và tìm hiểu.
Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá
trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo,
thất nghiệp, công bằng xã hội…trong quá trình tăng trưởng kinh tế đã và đang thu hút không ít sự
quan tâm của các học giả với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận án, luận văn, các đề
tài khoa học và các công trình dưới dạng tài liệu tham khảo như:
3

Lê Văn Sang, Kim Ngọc “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần
kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới”, NXB, CTQG, 1999.
Lê Bộ Lĩnh “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt
Nam”, NXB, CTQG, 1998.
Đinh Xuân Lý “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25
năm đổi mới (1986 – 2011)”, NXB, ĐHQG Hà Nội, 2011.
“Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay

– kinh nghiệm của các nước Asean”, của tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương); NXB, Hà Nội, 2001.
Phạm Xuân Nam, “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ”, tạp chí cộng sản. 2007.
Nguyễn Quốc Phẩm. “Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội” , Tạp chí cộng sản, 2006.
Vũ Viết Mỹ, Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá’, Tạp chí cộng sản, 2006.
Đề tài KX.07.03: “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do GS. Lê Hữu
Tầng chủ nhiệm.
Luận án tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng: “Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng nó
nghiên cứu mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta”.
Luận án tiến sĩ Nguyễn Duy Thục: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng
cho Bình Định”.
Trong thời gian gần đây cũng có nhiều cuốn sách, bài viết của các học giả khác nhau bàn
về vấn đề này.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến mối quan hệ của tăng
trưởng kinh tế với một vấn đề xã hội cụ thể như công bằng xã hội ở phạm vi quốc gia như cuốn
“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi
mới”, NXB, CTQG, 1999 của tác giả Lê Văn Sang và Kim Ngọc và cuốn “Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam”, NXB, CTQG, 1998 của tác giả Lê Bộ
Lĩnh, hay một số bài báo như “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”, tạp chí cộng sản. 2007 của Phạm Xuân Nam, “Kết hợp hài
hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” , Tạp chí cộng sản, 2006 của
Nguyễn Quốc Phẩm. Còn cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội
trong 25 năm đổi mới (1986 – 2011)” của tác giả Đinh Xuân Lý lại chủ yếu bàn về cơ sở hình
thành, nội dung của những chủ trương, chính sách xã hội của Đảng trong thời kỳ đổi mới, cũng
như đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm của Đảng đối với việc thực hiện các chính sách xã hội.
Riêng đối với tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
một cách đầy đủ và toàn diện về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng

4

trong tỉnh. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu với mong muốn làm rõ
thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội ở tỉnh và đưa ra các giải pháp để giải quyết tốt hơn các
vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở Vĩnh Phúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở chỉ ra một số khía cạnh còn tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở
Vĩnh Phúc, luận văn sẽ đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xử lý tốt hơn các vấn đề xã hội
trong quá trình tăng trưởng ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của các địa phương khác
về việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng
kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay.
- Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm của một số địa phương khác đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo tăng
trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh phúc trong những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề xã hội nảy sinh và việc giải quyết
chúng trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề xã hội có nội dung rất rộng, luận văn chỉ giới hạn khảo cứu, phân tích một số vấn
đề xã hội chủ yếu nảy sinh, gắn bó trực tiếp với quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997
đến nay như là: Vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, vấn đề phân phối công bằng, vấn đề y tế và
giáo dục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài xem chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác – Lênin như cơ sở lý luận

để khảo cứu việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Cùng với nó, đề
tài chú trọng sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn, điều tra xã hội
học…. Các phương pháp này giúp đề tài chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc, những giải pháp
có tính định hướng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
6. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm rõ thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh
tế ở Vĩnh Phúc thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính phương pháp luận nhằm giải quyết tốt hơn các vấn
đề xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
5

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương được trình bày tóm tắt như sau đây

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

1.1. Tăng trƣởng kinh tế bền vững và ý nghĩa của nó
1.1.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế được hiểu một cách phổ quát nhất theo quan điểm của kinh tế học là sự
tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong
thời gian tương đối dài (thường là từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo
vệ môi trường sinh thái. Có thể thấy nội hàm của tăng trưởng kinh tế bền vững gồm 3 nội dung cơ
bản sau.
- Tăng trưởng cao, ổn định, trong một thời gian dài
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội
- Bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái
1.1.2. Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế bền vững đối với việc giải quyết các vấn đề

xã hội
Tăng trưởng kinh tế nhanh và dài hạn là cơ sở, tiền đề quyết định giải quyết các vấn đề xã
hội. Tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp cho người dân.
Tăng trưởng kinh tế làm cho tích lũy xã hội được nâng cao, ngân sách nhà nước được mở rộng,
tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội về giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao
phúc lợi xã hội, quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng kinh tế và ý nghĩa
của nó đối với tăng trƣởng bền vững
1.2.1 Khái lược về các vấn đề xã hội chủ yếu
1.2.1.1 Vấn đề đói nghèo
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, được tổ chức tại Copenhaghen, Đan
Mạch (1995) đã đưa ra một định nghĩa về đói nghèo như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà
thu nhập thấp hơn 1USD/người/ngày, là số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu
để tồn tại.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băngcốc, Thái Lan (9/1998), cho rằng nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng
và thỏa mãn những nhu cầu của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương.
6

1.2.1.2 Vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập
Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác nhau
của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những thước
đo chủ yếu đối với công bằng xã hội bao gồm: hệ số GINI, đường cong Lorenz, chỉ số Theil L, so
sánh phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư, mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người;
hay tiêu chuẩn “40” của WB…
1.2.1.3 Vấn đề việc làm
Theo quan điểm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm việc
trong các lĩnh vực, ngành nghề đem lại một lợi ích nào đó cho xã hội không bị pháp luật ngăn cấm
đem lại thu nhập để nuôi sống bản than và gia đình.

1.2.1.4 Vấn đề phát triển giáo dục, y tế
Giáo dục theo cách hiểu rộng là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát
triển và rèn luyện năng lực (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) và phẩm chất (niềm tin, đạo đức, thái độ…) ở
con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Đào tạo là quá trình phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ, tư
cách… đòi hỏi ở mỗi cá nhân để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định.
Y tế là lĩnh vực việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, nâng cao thể lực cũng như kéo dài
tuổi thọ, và chất lượng dân số cho mọi người trong xã hội.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề xã hội
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là khi xóa được đói, giảm được nghèo, tạo ra nhiều việc
làm, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, phát triển giáo dục, y tế… thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Ngược lại, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được
giải quyết như thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, giáo
dục, y tế không được phát triển… sẽ tạo nên sự bất ổn định về mặt xã hội, nên kinh tế không sử
dụng được một cách hiệu quả lực lượng lao động, từ đó sẽ trở thành những lực cản đối với tăng
trưởng kinh tế bền vững.
1.2.3. Nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội trên
+ Đối với vấn đề đói nghèo thì nội dung giải quyết là xóa đói giảm nghèo
+ Với vấn đề việc làm, nội dung giải quyết lại là tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp.
+ Về nội dung phát triển giáo dục, y tế.
1.3. Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trƣởng kinh tế ở
một số tỉnh khác
1.3.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
1.3.2. Kinh nghiệm của Bình Dương
1.3.3. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng và Bình Dương về giải quyết các vấn đề xã hội trong quá
trình tăng trưởng kinh tế ta có thể rút ra một số bài học.
7

Về vấn đề nhận thức, phải luôn coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm

nghèo, phát triển y tế, giáo dục, tạo việc làm cho người lao động… trong quá trình tăng trưởng
kinh tế. Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Về các biện pháp thực hiện có thể kể đến một số biện pháp như:
Triển khai các chính sách trợ cấp cho người nghèo, các đối tượng khó khăn, dễ bị tổn
thương để đảm bảo công bằng xã hội.
Thực hiện chương trình xây nhà ở cho những người có thu nhập thấp, xây kí túc xá cho
học sinh, sinh viên và công nhân.
Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các đối tượng là
người nghèo, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện bị thu hồi
đất sản xuất, di dời giải tỏa.
Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế từ cơ sở. Xây dựng phát triển hệ
thống giáo dục, y tế công cộng đồng thời khuyến khích tư nhân tham gia vào phát triển y tế, giáo
dục theo định hướng của nhà nước.
Thực hiện xã hội hóa trong giải quyết các vấn đề xã hội. Kêu gọi, huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội như hỗ trợ người nghèo, người tàn tật.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VĨNH PHÚC TỪ 1997 ĐẾN NAY
2.1. Khái quát về quá trình tăng trƣởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay
2.1.1. Giai đoạn từ 1997 – 2000
Trong giai đoạn 1997 – 2000, tốc độ tăng GDP của Vĩnh Phúc đạt 17,8%/năm (mục tiêu
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là 18 – 20%) trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng
42,55%/năm, dịch vụ tăng 11,85%, nông nghiệp tăng 5,7%/năm.
2.1.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay
Tính chung cả giai đoạn 2001 – 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm,
trong đó: nông, lâm thủy sản tăng 60%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ
tăng 17,1%/năm.
Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế Vĩnh Phúc từ 2001 – 2011 Đơn vị tính: %
Năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Mức TTKT của
Vĩnh Phúc

11,93

12,9

17,50

14

17,50

19,76

21,86

17,77


8,34

19,1

14,83
Tốc độ TTKT
của cả nước

6,89

7,08

7,34

7,79

8,44

8,23

8,48

6,23

5,32

6,78

5,89
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc

8

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh
cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (tính theo giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu
đồng, nhưng đến năm 2007 GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng cao hơn mức trung bình
Đồng bằng sông Hồng (14,5 triệu đồng) và mức bình quân của cả nước (13,421 triệu đồng).
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ năm 2008
Tỉnh, thành phố
GDP/ngƣời
(Tr.đ, giá hh)
Tỷ lệ đô
thị hóa
(%)
Tỷ lệ lao động
qua đào tạo
(%)
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
Vĩnh Phúc
22,2
21,0
42,9
10,4
Hà Nội
28,1
42,0
45,0
5,2
Hải Phòng

23,3
40,8
50,0
5,7
Bắc Ninh
19,7
17,9
37,8
7,7
Hải Dương
13,5
16,4
34,3
8,1
Hưng Yên
12,9
11,2
35,0
8,0
Quảng Ninh
19,9
44,6
42,5
22,2
Cả nƣớc
17,2
28,1
37,5
12,8
Vùng KTTĐ Bắc Bộ

20,7
33,2
42,0
6,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Viện Chiến lược phát triển Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69%
vào năm 2005.
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Giai đoạn 2001-2010 ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được
những kết quả khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân cả thời
kỳ 2001 – 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%).
Ngành công nghiệp – xây dựng.
Trong giai đoạn 2001 – 2010 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển rất mạnh, giá trị sản
xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá cố định 1994) tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên
43.817 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,9%/năm (vượt mục tiêu kế hoạch 2006-
2010 đề ra là 18,5-20%/năm).
Dịch vụ.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Từ năm
2001 đến nay giá trị gia tăng ngành dịch vụ luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn
2006 – 2010.
2.2. Thực trạng các vấn đề xã hội và việc giải quyết chúng ở Vĩnh Phúc từ 1997
đến nay
9

2.2.1 Xóa đói giảm nghèo
Khi mới tái lập, Vĩnh Phúc còn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập tính bình quân đầu người còn rất thấp so với bình quân
của cả nước. Cùng với các chính sách phát triển kinh tế Vĩnh Phúc cũng đã triển khai nhiều chính

sách phát triển các lĩnh vực xã hội, trong đó có các chính sách về xóa đói giảm nghèo như cho
người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, xóa nhà tranh tre dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết…Tính
đến năm 2000 Vĩnh Phúc cơ bản đã giải quyết xong vấn đề đói, đồng thời tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
9,2% (theo tiêu chí cũ).
Bảng 2.6: Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2005
Số hộ/năm
2001
2002
2003
2004
2005
Số hộ nghèo
26531
21672
17810
15102
12602
Số hộ nghèo giảm
2832
4859
3862
2708
2500
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
10,91
9,65
8,7
6,6
5,6
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 của sở

Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong 5 năm (2001 – 2005) tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm được
17.161 hộ nghèo, tương đương 1,33%, đạt 133% kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 –
2005 của tỉnh.
Trong 2 năm 2007 – 2008, thực hiện nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND Tỉnh đã giải quyết
cho 12.000 hộ nghèo và 18.600 hộ gia đình, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sử dụng
vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với 296.000 triệu đồng.
2.2.2 Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập
Thành tựu về giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và tiến bộ
trong giáo dục, y tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua phản ánh được quá trình tăng trưởng kinh tế
của tỉnh đã trải rộng khắp các khu vực trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, phân hóa giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng.
2.2.3 Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là điểm cốt lõi của giải quyết các vấn đề xã hội.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ khi tái lập tỉnh đến nay (giai đoạn 1997 – 2011 tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 17,2%/năm) và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực, Vĩnh Phúc đã có những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho người lao
động.
Trong giai đoạn 1997 – 2000, hàng năm Vĩnh Phúc giải quyết việc làm mới cho khoảng
14 – 15 nghìn lao động; giai đoạn 2001 – 2005 bình quân hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho
19,2 nghìn lao động.

10

Bảng 2.8: Số lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm từ 2004 - 2011
Năm
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
Số lao
động được
GQVL
22.000
21.500
23.700
24.234
23.578
21.464
24.584
27.557
XKLĐ
2410
1320
1536
1634
1036
650
922
806
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác Lao động – Thương binh và Xã hội,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc
Song song với thành tựu giải quyết việc làm cho người lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị của tỉnh cũng giảm theo từng năm. Ở thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị vẫn còn ở trên mức 6%, thì đến năm 1999 tỷ lệ này là 4,30%, , năm 2007 là
2,02%, năm 2008 và 2009 cũng do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp

thành thị tăng lên lần lượt là 2,90% và 2,98%, nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống chỉ
còn 1,06% và năm 2011 là 1,50%.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng tăng lên cùng với quá trình tăng trưởng
kinh tế và số việc làm mới được tạo ra. Ở năm 1997 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
là 72%; năm 2001 là 75,28%; năm 2003 là 81%; năm 2004 là 83,9%; năm 2005 là 85%; năm
2010 là 91%. Có được những kết quả trên là do có sự đóng góp của các chương trình, chính sách
tạo việc làm như quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Hội chợ việc làm….
2.2.4 Phát triển y tế, giáo dục
- Y tế
Cùng với sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh, ngành y tế Vĩnh Phúc đã phấn
đấu đạt được nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khỏe của nhân dân.
- Giáo dục
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, giáo dục mầm non và phổ thông trên toàn tỉnh tiếp
tục được củng cố, hoàn thiện về mạng lưới, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
theo hướng tập trung vào đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, nhu cầu học tập của nhân dân và
nâng cao chất lượng giáo dục trong tất cả các cấp.
Giáo dục mầm non
Trong thời kỳ 2001-2010, quy mô giáo dục mầm non có xu hướng tăng với tốc độ cao hơn
so với các cấp phổ thông, đặc biệt là về số cháu đi nhà trẻ. Số trẻ em đi nhà trẻ đã liên tục tăng và
tăng khá nhanh trong 5 năm gần đây (tăng trên 3,0%/năm) song tỷ lệ huy động ra lớp còn thấp.
Năm 2010 toàn tỉnh có 3.254 nhóm trẻ (trong đó có 2.856 nhóm trẻ gia đình) thu hút 20.273 cháu
ra nhóm trẻ, đạt tỷ lệ huy động khoảng 48,7% số cháu trong độ tuổi.



11

Giáo dục tiểu học
Toàn tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng tuổi từ năm 2002, đến nay
tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,4%. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2010 đạt

gần 100,0% và tỷ lệ trẻ khuyết tật học hoà nhập đạt 95,3%.
Giáo dục trung học cơ sở
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở từ năm 2002 và thực hiện
mục tiêu phổ cập THCS đúng tuổi vào năm 2008.
Giáo dục trung học phổ thông
Tổng số học sinh PTTH năm 2010 có 37.510 em. Tỷ lệ học sinh tốt nghịêp THCS được
vào học lớp 10 tăng từ 75% năm 2000 lên 91,8% năm 2010 (trong đó vào THPT là 76,8% và bổ
túc THPT là 15,0%.
Giáo dục thường xuyên
Toàn tỉnh có 19 đơn vị tổ chức bổ túc THPT với 185 lớp và 6.852 học viên (trong đó tỷ lệ
học sinh học trung cấp nghề là 99,5%). Trong đó có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 7 Trung tâm giáo dục thường xuyên của Thành phố, Thị xã và
các huỵên) với 63 lớp, 114 giáo viên, 4.590 học viờn. Toàn tỉnh có 135 Trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động, bước đầu có hiệu quả.
Đào tạo và dạy nghề
Trên địa bàn tỉnh có 73 cơ sở đào tạo gồm: 5 Trường đại học (2 trường Trung ương quản
lý, 2 trường thuộc quân đội và 1 trường thuộc địa phương), 12 Trường Cao đẳng và Trung cấp
chuyên nghiệp (không kể các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề); trong đó địa phương có 2
trường cao đẳng và 5 trường TCCN) và 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ ngành Trung ương, tỉnh,
huỵên, doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng-xã hội và các thành phần khác. Hàng năm các cơ sở
này đào tạo cho trên 25.000 học sinh, sinh viên, trong đó học sinh có hộ khẩu Vĩnh Phúc chiếm
khoảng 35%.
2.3. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Vĩnh
Phúc trong thời gian qua
2.3.1. Thành tựu đạt được
Trong những năm qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (bình quân giai đoạn 1997 –
2011 đạt 17,2%/năm), Vĩnh Phúc cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội.
Sau 15 năm tái lập tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của Vĩnh Phúc liên tục giảm, trung bình mỗi năm
giảm 1,5 – 2%. Chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được thực hiện, phong trào vận động

toàn dân tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 2000 Vĩnh
Phúc cơ bản đã giải quyết xong vấn đề hộ đói, năm 2008 tỉnh đã cơ bản xóa xong nhà tạm cho hộ
nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010).
12

Hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm cho trên 10 nghìn lao động mỗi năm.
Trong 15 năm từ 1997 – 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 307.224 lượt lao động.
Tính đến nay Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có thành tích giáo dục cao của cả
nước. Tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung
học cơ sở từ năm 2002. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 52,1% (tăng nhanh so với 33,6%
của năm 2006). Số học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong
cả nước tăng nhanh (năm 2005 có 3.900 em-gấp 2 lần năm 2001.
Hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được nâng cấp và mở rộng, công tác
xã hội hóa y tế có chiều hướng tích cực, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu
của nhân dân được nâng cao.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Vĩnh Phúc còn một số hạn chế, yếu kém khi giải
quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, quy
mô kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng và chủ yếu dựa vào nguồn vốn
đầu tư FDI.
Xóa đói giảm nghèo tuy đạt được những kết quả nhưng chưa thật sự bền vững, nhất là ở
các địa phương vùng núi như Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch. Chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo giữa
các huyện miền núi với các huyện đồng bằng và thị xã, thành phố còn cao. Tỷ lệ hộ nghèo cuối
năm 2007 của Tam Đảo là 30,98%, Tam Dương là 22,01%, Lập Thạch là 16,9%, nhưng Phúc Yên
chỉ có 5,89% và Vĩnh Yên là 4,08%.
Chênh lệch thu nhập, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp dân cư có xu
hướng ngày càng dãn ra, các tệ nạn xã hội cũng ngày càng phát triển và phức tạp hơn. Các giá trị
lối sống văn hóa đang bị xói mòn xen vào đó là lối văn hóa lai căng đang ảnh hưởng không nhỏ
đến tầng lớp trẻ.

Vấn đề giải quyết việc làm tuy đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu của
người lao động. Vấn đề việc làm cho người dân nhất là ở những nơi Nhà nước thu hồi đất để phục
vụ phát triển khu công nghiệp đang là vấn đề bức xúc.

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI,
THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu tăng trƣởng
kinh tế bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở những điều kiện phát triển của mình cùng với những thành tựu đã đạt được
13

Vĩnh Phúc đã đề ra phương hướng phát triển tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
XV là đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh
công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm
công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước.
3.1.2. Quan điểm về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh
tế của tỉnh Vĩnh Phúc
- Luôn chú trọng giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế, phải
gắn liền các chính sách phát triển kinh tế với các chính sách xã hội.
- Chú trọng hơn nữa vấn đề đảm bảo công bằng xã hội, coi đó là một trong những khâu
trọng yếu cần quan tâm để xử lý các vấn đề xã hội khác.
- Phát huy hiệu quả vai trò nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội mà thị trường
không giải quyết được, mà phải có bàn tay của nhà nước.
- Thực hiện xã hội hóa một cách hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, khai thác
và phát huy sức mạnh của xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
- Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh.
Chú ý phát triển khu vực nông thôn, khu vực kém phát triển, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa

các khu vực dân cư, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội.
- Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an
ninh xã hội.
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới
3.2.1. Hoàn thiện thể chế và chính sách
Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
phát triển giáo dục, y tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc thì việc tạo lập một cơ
sở hành lang pháp lý là rất quan trọng và cần tập trung vào các vấn đề sau: Hoàn thiện tổ chức bộ
máy các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm, làm
rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, của các cá nhân, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ
quan quản lý nhà nước. Tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy quản lý nhà nước. Đào tạo, tuyển dụng
cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy với công việc và
nhân dân. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; khắc phục và đẩy lùi hiệu quả tình
trạng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt quy chế dân
chủ ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính ở các cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2.2. Thực hiện các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế gắn chặt với việc giải
quyết các vấn đề xã hội
Có tăng trưởng kinh tế mới có cơ sở, nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội. Để tăng
trưởng bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội, hướng vào hỗ trợ giải
14

quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, thực hiện các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế
gắn chặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội là biện pháp cần thiết (để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế bền vững) và cần tập trung vào một số vấn đề sau: Ưu tiên phát triển những ngành nghề có sử
dụng nhiều lao động, những công nghệ thâm dụng lao động để tạo ra nhiều việc làm cho người
dân. Khuyến khích xuất khẩu lao động, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề và học tiếng cho các đối tượng
lao động nông thôn nằm trong diện bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách.
Tạo điều kiện và hướng dẫn các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát

triển. Hỗ trợ về vốn, công nghệ và thị trường cho các doanh nhiệp tư nhân, các cửa hàng sản xuất
nhỏ, nhất là ở khu vực nông thôn để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo ra thu nhập, việc làm cho
người dân.
3.2.3. Thực hiện xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội
Xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội là một công việc hết sức cần thiết để mang lại
hiệu quả cao giúp tạo việc làm, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ủy quyền cho các tổ chức xã hội hay các công ty tư nhân cung ứng một số dịch vụ xã hội
mà tỉnh có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách (giáo dục, y tế, vệ sinh
môi trường, hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải ). Các tổ chức và công ty được ủy
quyền phải tuân thủ những quy định của nhà nước và được tỉnh cấp kinh phí và hoạt động theo
định hướng của tỉnh. Chuyển giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụ xã hội cho một số tổ chức
ngoài nhà nước có điều kiện thực hiện có hiệu quả (đào tạo, khám chữa bệnh, tư vấn, giám định).
Các tổ chức ngoài nhà nước (như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội) này được khuyến
khích hoạt động theo cả 2 cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận.
Tạo điều kiện để tất cả mọi người có điều kiện có thể dễ dàng tham gia vào việc giải quyết,
phát triển các vấn đề xã hội, mở rộng các hình thức tổ chức xã hội hóa .
3.2.4. Tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động
Muốn giải quyết triệt để vấn đề đói nghèo, phát triển giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội
thì điểm mấu chốt là phải tạo ra việc làm cho người lao động.
Giải quyết việc làm gắn với nông nghiệp, nông thôn
Giải quyết việc làm trong công nghiệp, giao thông, xây dựng Giải quyết việc làm trong
thương mại, du lịch, dịch vụ
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động.
Để người lao động dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm và có thu nhập thì
cần hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Để hỗ trợ dạy nghề cho người lao động tỉnh cần tập
trung vào một số vấn đề sau.
Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của
HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 – 2015.

15

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của
tỉnh về phát triển đào tạo nghề đến người lao động để có nhận thức đầy đủ đúng đắn về học nghề
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng theo quy định của Luật Dạy nghề; Đa dạng hoá
loại hình đào tạo.
3.2.5. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa
tạo điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội
Để phát triển kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội thì việc phát triển cơ sở hạ tầng
được coi là một biện pháp nền tảng.
Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến đường, đảm bảo nâng cao năng lực thông qua,
tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống. Quản lý và tổ chức tốt, nâng
cấp giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Xây dựng chương trình đồng bộ hóa giao
thông theo khu vực lãnh thổ, trước mắt tập trung vào những khu vực tập trung phát triển công
nghiệp, các khu vực đô thị mới.
Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn vào cuối giai đoạn đến năm 2020 và những
năm tiếp theo hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn… thúc đẩy quá trình đô
thị hóa khu vực nông thôn.
Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp (đặc biệt là các khu
công nghiệp). Mở rộng và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu sản
xuất kinh doanh của nhân dân. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc đến cho
mọi người dân. Ưu tiên phát triển đến các vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và trang bị các thiết bị hiện đại cho hệ thống trường học,
trạm y tế xã, phường nhất là ở các vùng nông thôn, vùng núi.

KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một quốc gia, liên quan đến sự

thịnh suy, tồn vong của quốc gia. Bởi vậy, chính phủ bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn nền
kinh tế của nước mình tăng trưởng thật nhanh.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu quốc gia nào đó đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá hay
chỉ quan tâm đến mặt lượng của tăng trưởng, chỉ quan tâm đến những con số mà bỏ qua, không
chú trọng và đầu tư cho các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tăng trưởng như: vấn đề đói
nghèo, vấn đề việc làm, vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập, vấn đề phát triển y tế, giáo
dục…Vì làm như vậy nền kinh tế sẽ không tăng trưởng bền vững, chỉ tăng trưởng trong ngắn hạn,
hoặc sẽ tăng trưởng nhưng sẽ đem lại hậu quả to lớn về mặt xã hội như làm gia tăng bất bình đẳng
xã hội, nghèo đói, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường…
16

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đã nhận ra rằng tăng trưởng là quan trọng nhưng thế
là chưa đủ mà còn phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh cùng với quá trình phát triển đất
nước nữa, vì có như vậy quốc gia đó mới thực sự đạt được sự phát triển. Ở Việt Nam, việc giải
quyết các vấn đề xã hội luôn được coi trọng trong quá trình phát triển đất nước, và nó cũng được
thể hiện rất rõ ràng trong các Văn kiện của Đảng là giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bước
đi và trong từng giai đoạn phát triển.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến
nay, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhưng ở Vĩnh Phúc các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, việc làm, vấn đề phân
phối công bằng, chênh lệch giàu nghèo, y tế, giáo dục vẫn còn là những vấn đề nhức nhối và chưa
tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã đạt được rất nhiều thành
tựu trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: giải quyết cho hàng nghìn lao động mỗi năm, xây
hàng trăm ngôi nhà đại đoàn kết mỗi năm, và đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển giáo dục
và y tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn chế cần khắc phục
để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vũng trong tỉnh. Trong giới hạn của luận văn, tác giả
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội trong thời gian
tới như:
- Tỉnh cần có những biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thu hút nguồn lực
của cả xã hội vào giải quyết các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…

- Tỉnh cần xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, làm giàu bất chính, gây thiệt hại cho
người lao động.
- Tạo việc làm và đào tạo nghề cho người lao động nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương
trong xã hội.
Tuy nhiên do khả năng nghiên cứu có hạn của tác giả nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn, bổ xung của các nhà khoa học để luận
văn được hoàn thiện hơn, đem lại ý nghĩa thiết thực hơn.

References
1. Vũ Đình Bách (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng
kinh tế bền vững, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
17

5. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Trí (2001), Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam
trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay – kinh nghiệm của các nước Asean, Nxb. Lao
động, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
9. PGS. TS Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế học phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đinh Xuân Lý (2011), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25
năm đổi mới (1986 – 2011), Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Nga (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. Ngân hàng Thế giới (2005), Công bằng và phát triển, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Lê Văn Sang, Kim Ngọc (1999), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai
đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường (2009), Tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa
tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa – xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
17. GS. TS Hoàng Đức Thân – TS. Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Thục (2005), Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình
Định, Luận án tiến sĩ Kinh tế.
19. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Văn Nam (2005), Tăng trưởng bền vững kinh tế Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
20. GS. TS Nguyễn Văn Thường, TS Trần khánh Hưng (2010), Giáo trình kinh tế Việt Nam,
Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
21. Vũ Hồng Tiến, Bùi Thị Thảo (2005), Giáo trình kinh tế học dân số, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
22. PGS. TS Vũ Hồng Tiến (2003), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
23. Đỗ Phú Trần Tình (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, lý thuyết và thực tiễn ở
thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.
18

24. Trần Văn Tùng, Nguyễn Trọng Hậu (2002), Mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb. Đại học quốc
gia, Hà Nội.
25. Tạp chí Cộng sản (1996), (19)

26. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (1995), (7)
27. Tạp chí Xã hội học (2001), (2)
28. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005.
29. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
30. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
31. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
32. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
33. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
34. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
35. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo kết quả công
tác Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
36. www.vinhphuc.gov.vn
37. www.vietnamnet.vn
38. www.vneconomy.com.vn
39. www.tapchicongsan.org.vn

×