Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 81 trang )

1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THANG ĐO BERG DỰ ĐOÁN
NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA
LÃO KHOA BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :

TS.BS NGUYỄN TẤN DŨNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

:

NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

MÃ SINH VIÊN

:

1525030002

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH :

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


ĐÀ NẴNG - 2019


2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THANG ĐO BERG
DỰ ĐOÁN NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI KHOA LÃO KHOA BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :

TS.BS NGUYỄN TẤN DŨNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

:

NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

MÃ SINH VIÊN

:

1525030002


NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH :

Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐÀ NẴNG - 2019


3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.Họ và tên sinh viên được giao đề tài: NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Mã SV: 1525030002
Khoa/Bộ môn: VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
2. Tên đề tài: BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THANG ĐO BERG DỰ ĐOÁN
NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO KHOA BỆNH
VIỆN C ĐÀ NẴNG
3. Các dữ liệu ban đầu:

4. Các yêu cầu đặc biệt:

5. Kết quả tối thiểu phải có:

(1).
(2).
(3).
(4). Ngày giao đề tài:
Họ tên GV hướng dẫn:

Ngày nộp báo cáo:
Chữ ký:
Đà Nẵng, ngày …… tháng năm
Trưởng khoa/Bộ môn ký duyệt
(Ký và ghi rõ họ tên)


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài khóa luận nghiên cứu của riêng tơi. Các
tài liệu trích dẫn, các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và tuân theo
đúng yêu cầu của một khóa luận nghiên cứu. Đề tài này chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Thị Trâm Anh


5

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ của tất cả

thầy cô, các bác sĩ, người thân, anh chị và bạn bè thân thương trong suốt 4
năm học 2015-2019. Với tất cả tấm lòng, em xin cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng.
- Phòng Đào tạo Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng.
- Ban chủ nhiệm cùng tồn thể các thầy cơ, các anh chị khoa Phục Hồi
Chức Năng Bệnh viện C Đà Nẵng.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS.Bs Nguyễn Tấn
Dũng đã tận tình, hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt q trình hồn thành
khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm đến tất
cả các thầy cô trong bộ môn Phục Hồi Chức Năng. Đặc biệt xin gửi lời cảm
ơn đến thầy Lê Quang Khanh, cô Nguyễn Thị Xn Trang, cơ Mai Thị Nhạn,
cơ Cao Bích Thủy, Thầy Phạm Minh Tân, cô Nguyễn Thị Kim Cẩm thuộc bộ
môn phục hồi chức năng và cô Nguyễn Thị Ân Nhân – khoa Điều Dưỡng Cơ
Bản, cùng tất cả các anh chị trong nhóm làm khóa luận tốt nghiệp năm 20142018 của lớp đại học phcn 01 cùng những người bạn thân thương đã luôn
động viên, theo sát và giúp đỡ tận tình cho em rất nhiều để hồn thành tốt
chương trình học tập và khóa luận này.
Cuối cùng con xin gửi lòng biết ơn đến Ba Mẹ, người thân đã luôn là
chỗ dựa tinh thần lớn nhất của con trong tất cả mọi thứ.
Đà Nẵng, ngày

tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trâm Anh
MỤC LỤC


6


LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG................................................................................................9
DANH SÁCH HÌNH ẢNH....................................................................................11
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................................12
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................3
1.1 Người cao tuổi và đôi nét về dịch tể học ngã ở người cao tuổi............................3
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về người cao tuổi......................................................3
1.1.2 Một số bệnh lý hay gặp và những biến đổi hệ thống liên quan đến tuổi dưới
cái nhìn của phục hồi chức năng ở người cao tuổi.....................................................3
1.1.3 Đôi nét về dịch tể học ngã ở người cao tuổi.....................................................5
1.2 Thăng bằng..........................................................................................................6
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản..................................................................................6
1.2.2 Hệ thống kiểm soát tư thế và cơ chế kiểm soát thăng bằng..............................6
1.2.2.1 Hệ thống kiểm soát tư thế..............................................................................7
1.2.2.2 Cơ chế kiểm soát thăng bằng.......................................................................11
1.3 Một số yếu tố nguy cơ ngã ở NCT.....................................................................13
1.4 Lịch sử và quy mô hoạt động của thang điểm Berg...........................................14
Chương 2................................................................................................................17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................17
2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................17
2.1.1 Đối tượng........................................................................................................17
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân......................................................................17
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................................17
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................18
2.2.1 Thời gian nghiên cứu......................................................................................18
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................18
2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................18



7
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................18
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................18
2.3.3. Các biến số nghiên cứu..................................................................................19
2.3.3.1 Biến phụ thuộc.............................................................................................19
2.3.3.2 Biến độc lập.................................................................................................19
2.3.4 Công cụ nghiên cứu........................................................................................20
2.3.5 Nội dung nghiên cứu......................................................................................20
2.3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................20
2.3.6 Quy ước điểm và phương pháp đánh giá........................................................21
2.3.6.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................21
2.3.6.2 Tiền sử ngã của người cao tuổi....................................................................21
2.3.6.3 Thang đo thăng bằng Berg [24]...................................................................21
2.3.7 Phương pháp phân tích số liệu........................................................................27
2.3.8 Đạo đức nghiên cứu........................................................................................27
2.3.9 Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................27
2.3.10 Thế mạnh của nghiên cứu.............................................................................28
2.4 Các thuật toán thống kê được sử dụng...............................................................28
Chương 3................................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................29
3.1 Tình trạng ngã ở NCT........................................................................................29
3.1.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................29
3.1.2 Tình trạng ngã ở người cao tuổi......................................................................32
3.2 Phân tích giá trị của thang đo Berg liên quan đến ngã ở người cao tuổi tại khoa
Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng..............................................................................37
3.2.1 Đánh giá nguy cơ ngã ở NCT theo thang đo Berg......................................37
3.2.2. Phân mức thang đo Berg liên quan đến ngã ở NCT và giá trị của hai
nhiệm vụ thăng bằng trong thang đo Berg với ngã...............................................38
Chương 4................................................................................................................40

BÀN LUẬN............................................................................................................40
4.1 Tình trạng ngã ở NCT........................................................................................40


8
4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.....................................................40
4.1.2 Tình trạng ngã ở người cao tuổi.....................................................................41
4.2. .......................................................................................................................... 47
4.2.1. Đánh giá nguy cơ ngã ở NCT theo thang đo Berg.........................................47
4.2.2. Mối liên quan giữa phân mức thang đo Berg liên quan đến ngã ở NCT và
giá trị của hai nhiệm vụ thăng bằng trong thang đo Berg với ngã.......................50
KẾT LUẬN............................................................................................................52
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................55
PHỤ LỤC 1............................................................................................................60


9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể
Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng bệnh lý
Bảng 3.3 Đặc điểm về trình độ học vấn
Bảng 3.4 Đặc điểm về điều kiện sống
Bảng 3.5 Đặc điểm ngã ở NCT theo BMI
Bảng 3.6 Đặc điểm ngã ở NCT theo bệnh lý
Bảng 3.7 Đặc điểm ngã ở NCT theo trình độ học vấn
Bảng 3.8 Đặc điểm ngã ở NCT theo điều kiện sống
Bảng 3.9 Phân bố mức độ nguy cơ ngã của người cao tuổi thang đo Berg
Bảng 3.10 Mối liên quan phân mức thang đo Berg đến ngã ở NCT
Bảng 3.11 Mối liên quan khả năng đứng trên một đường thẳng, mũi chân này

chạm gót chân kia (30 giây) của thang đo BERG đến ngã ở NCT
Bảng 3.12 Mối liên quan khả năng đứng trên một chân của thang đo Berg đến
ngã ở NCT


10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về độ tuổi
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm về giới
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ ngã ở người cao tuổi
Biểu đồ 3.4 Đặc điểm ngã ở NCT theo tuổi
Biểu đồ 3.5 Đặc điểm ngã theo giới
Biểu đồ 3.6 Lý do ngã của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.7 Hậu quả ngã ở người cao tuổi
Biểu đồ 3.8 Mô tả điểm số 14 nhiệm vụ thăng bằng ở người cao tuổi theo
thang đo Berg


11
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cơ quan tiền đình
Hình 1.2 Các cơ quan thăng bằng gồm các vòng bán khuyên và sỏi tai
Hình 1.3 Chức năng của sỏi tai
Hình 1.4 Sáu điều kiện cảm giác được dùng để thử nghiệm sự định hướng tư
thế dưới những hoàn cảnh cảm giác được biến đổi và giải thích sự thay đổi
cảm giác đầu vào với sự định hướng tư thế.
Hình 1.5 Các chiến lược cử động được dùng để lấy lại thăng bằng do sự nhiễu
động bên ngoài.
A. Chiến lược cổ chân khi sự dịch chuyển nhỏ ở hông.
B. Dịch chuyển lớn hơn tạo ra chiến lược khớp hông.

C. Chuyển động của trọng tâm ra khỏi mặt chân đế đòi hỏi bước tới để lấy lại
sự ổn định.
Hình 1.6 Sự ổn định tư thế. Đối tượng đang kéo một lò xo gắn vào tường. Sự
gập khuỷu trong khi co cơ nhị đầu có khuynh hướng kéo thân ra trước (mũi
tên)
Hình 1.7 Sự cố định tư thế. Đối tượng được yêu cầu thực hiện duỗi cổ tay đột
ngột và giữ lại trong một thời gian ngắn ở thế duỗi. EMG cho thấy các cơ gập
cổ tay hoạt động trước khi cử động hoàn tất. Ở tư thế “giữ” có sự hoạt động
điện luân phiên giữa cơ chủ vận và cơ đối kháng. Hoạt động EMG đối kháng
yếu hơn nhiều, được ghi nhận qua thước đo ở bên trái
1.8: Hình ảnh các nhiệm vụ thăng bằng Berg


12
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NB

Người bệnh

NCT

Người cao tuổi

VLTL

Vật lý trị liệu

PHCN


Phục hồi chức năng

CĐ/ĐH/SĐH

Cao đẳng/đại học/sau đại học

n

Số bệnh nhân

X

Trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

TĐHV

Trình độ học vấn

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tiếng Anh
BMI

Body Mass Index


CDC

Centers for Disease Control and Prevention's

WHO

World Health Organization

BBS

Berg Balance Scale

OR

Odds ratio


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề ưu tư hàng đầu của người cao tuổi, dù nói ra hay khơng vẫn là
đối diện với cái chết.[11] Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết ở người
cao tuổi và ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bên
cạnh đó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương não, gãy xương
bong gân,… Đặc biệt, ở những người có tiền sử ngã và mất thăng bằng là yếu
tố làm dễ dẫn đến các đợt ngã khác trong tương lai.[51],18,25,31,20,35].
Ngã là rơi một cách vô ý từ vị thế cao xuống thấp mà không do các bệnh
lý nặng nề như đột quỵ, động kinh.[29],[51].
Ngã là một hiện tượng phổ biến, thường để lại hậu quả nghiêm trọng và
rất tốn kém[2]. Ở Canada, trong số những người ngã thì có 35% gãy xương,

30% là bong gân, 19% bỏng, bầm tím, 6% ra các vết cắt, đâm, 3% trật khớp
và 2% chấn động và tổn thương não, 5% còn lại là dẫn đến các loại chấn
thương khác[39]. Theo Trung tâm kiểm soát, có 45,4% trường hợp tử vong do
thương tích ở người cao tuổi và các chấn thương do ngã nằm trong số 20 điều
kiện y tế đắt nhất trong năm 2015 tổng chi phí y tế là hơn 50 tỷ đơ la[27],[49]
Dân số của chúng ta đang thay đổi, người Việt Nam đang sống lâu hơn,
và dân số già đang tăng nhanh hơn dân số trẻ[52]. Ngân hàng Thế giới dự báo
đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước “siêu già” trên thế giới. Xu hướng
già hóa dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đông
đảo người cao tuổi trong cộng đồng là một thách thức lớn đối với toàn nhân
loại trong thế kỉ [30]. Do đó, việc có những hiểu biết về ngã và thăng bằng,
dự đốn người có nguy cơ ngã để dự phòng và cải thiện thăng bằng là hết sức
cần thiết và quan trọng hàng đầu trong chuyên nghành vật lý trị liệu[49],[26],
[36],[35].Mục đích là để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu áp lực và thách thức
cho hệ thống y tế Việt Nam, đồng thời góp phần quyết định tương lai của
quốc gia dân tộc[2],[17].


2
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người cao tuổi có khiếm khuyết về mặt
thăng bằng và có tiền sử ngã là yếu tố nguy cơ hàng đầu phổ biến gây ngã.
[33],[35],[48],[23],[20]. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự đóng
góp độc lập của thăng bằng để dự đốn nguy cơ ngã ở người cao tuổi trong
tương lai dựa vào tiền sử ngã. Hiện tại, có rất nhiều thang đo thăng bằng và
dự đoán nguy cơ ngã trên lâm sàng, có ưu điểm là dễ áp dụng, chi phí thấp và
có giá trị sử dụng cao. Trong đó, các thang đo được sử dụng rộng rãi nhất như
là: thang đo thăng bằng Berg (BBS), thử nghiệm tích hợp và cân bằng cảm
giác (CTSIB), thử nghiệm tiếp cận chức năng, thang đo thăng bằng Tinetti và
thử nghiệm đứng dậy và đi (TUGT). Mỗi thử nghiệm có ưu nhược điểm
riêng. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu nghiên cứu, thang đo Berg được xem

như là “Tiêu chuẩn vàng” bởi độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 82% và độ tin cậy
98% được sử dụng rộng rãi trên thế giới.[30][40],[19][35]. Ở Việt Nam, người
cao tuổi ngã tăng cao nhưng tỷ lệ đến gặp chuyên viên y tế để tư vấn và điều
trị lại vô cùng hiếm, và hiện tại cũng chưa có một thang đo nào được sử dụng
rộng rãi để đánh giá thăng bằng và lượng giá nguy cơ té ngã. Nắm được tình
hình đó tơi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Bước đầu sử dụng thang đo
Berg dự đoán nguy cơ ngã ở người cao tuổi tại khoa Lão Khoa bệnh viện C
Đà Nẵng năm 2019” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát ngã ở người cao tuổi tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà
Nẵng.
2. Phân tích giá trị của thang đo Berg liên quan đến ngã ở người cao
tuổi tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Người cao tuổi và đôi nét về dịch tể học ngã ở người cao tuổi
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi.
- Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hoá
gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
- Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định:
Người cao tuổi là ” Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
- Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 60 tuổi trở lên. Một số nước phát
triển như Đức, Hoa Kỳ,... lại quy định người cao tuổi là người từ 65 tuổi trở
lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có
biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau[11],[51],[52].
1.1.2 Một số bệnh lý hay gặp và những biến đổi hệ thống liên quan đến
tuổi dưới cái nhìn của phục hồi chức năng ở người cao tuổi

Người cao tuổi có sự thay đổi về diện mạo bề ngồi như: da nhăn, tóc
bạc, lưng khòm, đi đứng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng, sức yếu và có các biểu
hiện như phản ứng chậm, sự đi đứng chậm chạp và hay quên, dễ mắc bệnh
hơn người trẻ và hay ngã. Muốn được chăm sóc và để ý nhiều hơn, sợ cô đơn,
hay lo âu hơn trước, dễ mủi lịng, tủi thân khó tính và hay gắt gỏng.[11],[57]
Các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như: Trong các bệnh tim mạch,
thường gặp cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng
huyết áp, vữa xơ động mạch. Bệnh hô hấp: viêm phế quản mãn tính, giãn phế
nang, ung thư phổi. Bệnh tiêu hóa: ung thư gan, xơ gan, viêm túi mật, viêm
loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng mạn, táo bón. Bệnh thận và tiết niệu :
viêm thận mạn, viêm bể thận mạn, sỏi tiết niệu, u tuyến tiền liệt nhất là đái
khơng tự chủ. Bệnh nội tiết chuyển hóa: đái tháo đường, suy tuyến giáp, suy


4
sinh dục, tăng cholesterol máu, tăng axit uric máu. Bệnh xương và khớp:
lỗng xương, thối khớp, gout, gãy xương do lỗng xương[17]
Dưới cái nhìn của phục hồi chức năng liên quan đến tuổi có sự biến đổi
của các hệ thống trong cơ thể như:
- Sự lão hoá của xương: Trên 60 tuổi, quá trình hình thành xương vẫn
tiếp tục nhưng chậm lại, các mô sợi đề kháng kém hơn, sụn khớp mòn đi dẫn
đến viêm xương-khớp và gù tăng làm cho chiều dài của cơ thể giảm đi.
- Sự lão hố của cơ: Tổng khối lượng cơ ước tính bị mất có thể lên tới
33% khi trên 50 tuổi, trong đó 15% lượng cơ mất xảy ra ở độ tuổi từ khoảng
70 đến 80 tuổi. Nam giới mất 10% khối lượng cơ ở độ tuổi khoảng 54 đến 70
tuổi. Kích thước sợi cơ giảm, cho tới 60 – 70 tuổi thì sự thay đổi này xảy ra ở
tất cả các loại cơ. Suy giảm sức mạnh cơ là do sự giảm khối lượng và số sợi
cơ. Sức mạnh cơ giảm có thể dẫn đến sự ổn định giảm, vì thế có thể thấy được
sự gia tăng trong sự đồng co cơ của những cơ quanh khớp, nhưng sự đồng co
cơ có thể xảy ra để thích ứng với sự giảm cảm giác, gia tăng tính chậm đáp

ứng, hay yếu cơ.
- Sự thay đổi của hệ thống tim mạch và hô hấp: Những thay đổi liên
quan đến tuổi của hệ tim phổi bắt đầu tác động xấu đến chức năng từ tuổi
ngồi 60. Các yếu tố góp phần vào q trình này bao gồm: trạng thái suy sụp
do phong cách sống, giảm nhịp tim tối đa, giảm hiệu quả trao đổi oxy từ máu,
giảm độ đàn hồi đốt sống ngực dẫn đến giảm độ co giãn lồng ngực, giảm đàn
hồi phổi, yếu cơ hơ hấp. Thể tích oxy nhận vào giảm 25% vào tuổi 65 và 50%
vào tuổi 75.
- Những thay đổi của hệ thần kinh ở người cao tuổi: Có sự thay đổi về trí
nhớ ngắn hạn xuất hiện ở hồi hải mã. Sự vận động giảm do sự giảm trong
những đường dẫn truyền thần kinh và các tế bào thần kinh vận động.[3]
- Những thay đổi về cảm giác: Thị lực bắt đầu giảm từ tuổi 45 và ngày
càng giảm sau đó. Giảm thị lực liên quan tới hạn chế khả năng tập trung v à


5
giảm tế bào thần kinh thị giác. Trong số những người trên 80 tuổi, ít hơn 15%
đạt được thị lực 20/20. Nhận thức chiều sâu giảm mạnh ở tuổi 75 (Williams,
1990). Khả năng nghe giảm, ước tính khoảng 66% người già bị giảm thính
giác. Ngồi ra cịn giảm cảm giác xúc giác và rung.[5]
Những sự thay đổi tinh tế nếu khơng lưu tâm như tình trạng đa bệnh lý
hay sự lão hóa ở người cao tuổi thì dễ dẫn đến sự thiếu sót trong việc chăm
sóc người cao tuổi, nhiều khi đưa tới những hậu quả tai hại nghiêm trọng.[15],
[11] Do đó, PHCN là mục đích, phương pháp, đồng thời cũng là một thái độ
triết học với mục đích cuối cùng của cuộc sống là có thể đặt lại bệnh nhân già
trong khung cảnh xã hội khiến cho cuộc sống của họ đáng sống hơn. “Sức
sống cho năm tháng hơn là thêm năm tháng cho cuộc sống”. [10]Thực tế đã
chứng minh là người cao tuổi nếu được tập luyện, phục hồi chức năng vẫn thu
được kết quả tốt, điều mà riêng thuốc không thể đạt được. Mặc khác, cơ thể
con người là một hệ thống nhất, hồn chỉnh có khả năng tự điều chỉnh phù

hợp được nên phục hồi chức năng là cơ sở để định hướng lập lại thăng bằng
cần thiết cho người cao tuổi.[17],[52]
1.1.3 Đôi nét về dịch tể học ngã ở người cao tuổi
Tại Việt Nam, hằng năm ước tính khoảng 2 triệu người cao tuổi ngã có
độ tuổi từ 65 tuổi trở lên[1]. Uớc tính mỗi năm ở các nước đang phát triển
một phần ba số người từ 65 tuổi trở lên bị ngã [47][36]. Tuổi càng cao thì
nguy cơ ngã sẽ càng tăng. Theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch
bệnh 2009 báo cáo rằng tỷ lệ người cao tuổi trên 80 tuổi có số lần ngã gấp 4
lần so với nhóm từ 65-74 tuổi.[49],[20] Theo Tinetti ME (1988) bào cáo rằng
có khoảng hơn 30-40% NCT trên 65 tuổi té ngã ngoài cộng đồng, trong đó
50% có chấn thương và 10 % là chấn thương nghiêm trọng. Còn đối với
những NCT trên 75 tuổi và khơng có các yếu tố nguy cơ gây ngã thì 10% là
ngã trong một năm, chi phí y khoa cho số lượng người bệnh này là 30 tỷ đồ la
trên năm. Một báo cáo thống kê của hiệp hội phòng ngừa té ngã của Úc và


6
New Zealand 2017 rằng có 30% NCT trên 65 tuổi té ngã ít nhất một lần trên
năm. Chi phí phịng ngừa té ngã này tăng từ 1.4 tỷ đô la đến 2.27 tỷ đô la từ
năm 2017 đến năm 2017.
1.2 Thăng bằng
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Thăng bằng hay còn gọi là sự ổn định tư thế là khả năng giữ vững tư thế
ổn định bằng việc điều hòa phân đoạn này trên phân đoạn khác và cuối cùng
là điều hịa thăng bằng di chuyển.[7] Có hai thế cân bằng gồm cân bằng động
và cân bằng tĩnh. Thăng bằng lớn nhất khi trọng tâm của cơ thể được duy trì ở
mặt chân đế của nó.
- Thăng bằng tĩnh là cơ thể được duy trì ổn định kháng trọng lực trong
khi nghỉ như là khi đứng và khi ngồi.
- Thăng bằng động là ổn định cơ thể khi mặt nâng đỡ chuyển động hoặc

là khi cơ thể chuyển động trên một mặt nâng đỡ ổn định như khi ngồi sang
đứng hoặc khi đi.
- Trọng tâm là điểm mà qua đó khối lượng vật thể được phân phối đều
tương đương với trung tâm của toàn bộ khối lượng cơ thể, qua đó cơ thể ở thế
cân bằng lý tưởng.
- Mặt chân đế là chu vi của vùng tiếp xúc giữa cơ thế và bề mặt nâng đỡ
của nó. Một vật thể có thế cân bằng khi trọng tâm của vật thể rơi vào bên
trong mặt chân đế.
1.2.2 Hệ thống kiểm soát tư thế và cơ chế kiểm soát thăng bằng
Hệ thống kiểm soát tư thế liên quan đến sự liên kết chủ động của thân và
đầu với trọng lực, các bề mặt hỗ trợ và các tham chiếu bên trong bao
gồm thông tin cảm giác từ hệ thống thần kinh cảm giác, tiền đình và thị giác
được tích hợp phụ thuộc vào mục tiêu của nhiệm vụ chuyển động và bối cảnh
mơi trường. Cơ chế kiếm sốt thăng bằng liên quan đến việc phối hợp các
chiến lược vận động để ổn định trung tâm khối lượng cơ thể trong cả hai rối


7
loạn bên trong và bên ngoài gây ra sự mất ổn định. Chiến lược đáp ứng cụ thể
được lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của dịch chuyển tư thế bên
ngồi mà cịn phụ thuộc vào mục tiêu và kinh nghiệm trước đó của từng cá
nhân. Điều chỉnh tư thế dự đoán, trước khi vận động chân tay tự ý mục đích
để duy trì sự ổn định tư thế bằng cách bù đắp cho các lực bất ổn. Lượng xử lý
nhận thức cần thiết cho kiểm soát tư thế phụ thuộc cả vào mức độ phức tạp
của nhiệm vụ và khả năng của hệ thống kiểm soát tư thế. Việc kiểm soát tư
thế liên quan đến nhiều hệ thống sinh lý cơ bản khác nhau có thể bị ảnh
hưởng bởi các hạn chế bệnh lý. [6]
1.2.2.1 Hệ thống kiểm soát tư thế
Như vậy, hệ thống kiểm soát tư thế đòi hỏi sự tương tác của 3 thành
phần hệ thống gồm hệ thống thần kinh, cơ xương và những hiệu quả theo bối

cảnh. Nếu một trong ba thành phần của hệ thống bị khiếm khuyết thì có thể
dẫn đến mất khả năng kiểm sốt tư thế. Hay nói cách khác, đó là sự khiếm
khuyết của một trong ba giai đoạn của tiến trình xử lý thơng tin – gồm thơng
tin đi vào cảm giác, sự tích hợp cảm giác-vận động, sự sản sinh thông tin đầu
ra vận động tương ứng với bối cảnh.[6]
Giải phẫu chức năng hệ thống thần kinh tiền đình
Giải phẫu cơ quan tiền đình:
Cơ quan tiền đình nằm trong xương thái dương, liền kề với bộ máy thính
giác (ốc tai). Cơ quan tiền đình bao gồm một mê cung màng trong mê cung
xương. Mê cung màng bao gồm ba ống bán khun vng góc nhau (ngang,
trên và sau) và hai cơ quan sỏi tai (xoang nang và cầu nang). Các ống bán
khuyên và các cơ quan sỏi tai có chứa nội nhủ và được bao quanh bởi nhũ
xung quanh.[6]


8

Hình 1.1 Cơ quan tiền đình
(Nguồn:Alice Roberts

(2015), Atlat giải phẫu cơ
thể người, NXB Y Học)

Giải phẫu chức năng của các vòng bán khuyên:
Các vòng bán khuyên chứa nội dịch, mỗi vịng đều nằm vng góc với hai
ống cịn lại. Khi quay đầu nôi dịch di chuyển ngược chiều với quay đầu, kích
thích vào tế bào lơng đài mào báo sự di chuyển gia tốc góc của quay đầu.hình
Giải phẫu chức năng sỏi tai:
Soan nang và cầu nang có một
mảng tế bào có lơng gọi là vết,

đầu của những sợi lơng này đặt
vào một màng mang các tinh thể
khoáng. Lực kéo của trọng lực
lên màng tùy thuộc vào tư thế của
đầu. Ở đầu bên kia của mỗi ống
Hình 1.2 Các cơ quan thăng bằng gồm các
vòng bán khuyên và sỏi tai

bán khuyên là một vùng rộng, gọi

(Nguồn:Alice Roberts (2015), Atlat giải
phẫu cơ thể người, NXB Y Học)

trong quả đấu. Khi nằm ngang thì

là bóng với các tế bào lơng đặt vào
trọng lực dàn đều trên màng. Khi

đầu cúi xuống thì trọng lực kéo mạnh màng và làm biến dạng các sợi lơng,
các tế bào lơng sẽ phát sinh ra tín hiệu thần kinh .


9

Hình 1.3 Chức năng thăng bằng của sỏi tai
(Nguồn: Alice Roberts (2015), Atlat giải phẫu cơ thể người, NXB Y Học)

Giải phẫu chức năng hệ thống tiền đình:
Hệ thống tiền đình cung cấp thơng tin về vị thế và chuyển động của đầu
đối với trọng lực và lực quán tính. Các cơ quan thụ cảm ở những ống bán

khuyên phát hiện gia tốc góc của đầu, ngược lại những thụ cảm ở sỏi tai phát
hiện gia tốc thẳng và vị thế của đầu đối với trọng lực. Những ống bán khuyên
nhạy cảm với những chuyển động nhanh của đầu như khi đi lại hay trong giai
đoạn bị mất thăng bằng (trượt chân, vấp té), trong khi đó sỏi tai đáp ứng với
chuyển động chậm của đầu, như khi đu đưa tư thế.[6],[7],[8]
Giải phẫu chức năng hệ thống thị giác
Hệ thống thị giác cung cấp những thông tin
(1) Về tư thế của đầu đối với môi trường
(2) Sự định hướng của đầu để duy trì sự nhìn cố định
(3) Hướng và tốc độ của những chuyển động của đầu, vì khi đầu di
chuyển những vật xung quanh sẽ di chuyển theo hướng ngược lại.


10
Các kích thích thị giác có thể được dùng để cải thiện sự ổn định của con
người, khi các thông tin bản thể và tiền đình khơng đáng tin cậy. Ví dụ: (hình
1.4)

Hình 1.4 Sáu điều kiện cảm giác được dùng để thử nghiệm sự định
hướng tư thế dưới những hồn cảnh cảm giác được biến đổi và giải thích sự
thay đổi cảm giác đầu vào với sự định hướng tư thế. (Nguồn: Shumway-Cook
A, Horak F. Assessing the influence of sensory interaction on balance. Phys
Ther 1986; 66: 1549)
Kết quả ở mơ hình 1.4 cho thấy có sự gia tăng số lượng về đu đưa hay
mất thăng bằng trong những điều kiện 2, 3, 5, và 6 được cho là phụ thuộc thị
giác– đó là phụ thuộc nhiều về thị giác cho việc kiểm sốt tư thế. Những bệnh
nhân có vấn đề ở điều kiện 4, 5, và 6 được cho là phụ thuộc bề mặt, nghĩa là
phụ thuộc chủ yếu và những thông tin cảm giác-thân thể từ hai bàn chân tiếp
xúc với mặt nền để kiểm soát tư thế. Những bệnh nhân đu đưa nhiều, hoặc
ngã, trong những điều kiện 5 và 6 của mơ hình biểu thị mẫu mất tiền đình, gợi

ý sự mất khả năng chọn lọc những thơng tin tiền đình để kiểm sốt tư thế khi
khơng cịn những tín hiệu hữu ích từ thị giác và cảm giác-thân thể. Cuối cùng,
những bệnh nhân bị mất thăng bằng trong điều kiện 3, 4, 5, và 6 được nói là
có vấn đề chọn lọc cảm giác – được định nghĩa là sự mất khả năng để thích
ứng một cách hiệu quả những thông tin cảm giác cho việc kiểm soát tư thế.


11
Giải phẫu chức năng hệ thống cảm giác thân thể
Hệ thống cảm giác thân thể cung cấp những thông tin về vị trí và chuyển
động của cơ thể, tương quan giữa phân đoạn này với phân đoạn khác của cơ
thể và với mặt nâng đỡ. Bao gồm các cơ quan cảm thụ bản thể cơ (thoi cơ và
cơ quan Golgi gân), các cơ quan cảm thụ khớp (gồm sự chuyển động và sự
nén ép) và các thụ cảm cơ học da (gồm sự rung động, sự sờ mó nhẹ, ấn mạnh
và kéo căng da). Cả ba cơ quan trên cung cấp thơng tin vượt trội để duy trì
thăng bằng khi mặt nâng đỡ vững chắc, cố định và phẳng. Tuy nhiên, khi
đứng trên bề mặt đang chuyển động, thì các thong tin trên là khơng phù hợp
để duy trì thăng bằng. Do vậy, con người phải tin vào những thông tin cảm
giác khác để giữ ổn định trong những điều kiện này.[6],[7],[8],[9]
Hệ thống cơ xương: Bao gồm sự gióng thẳng tư thế, sự toàn vẹn và linh
động của khớp, sức mạnh cơ và một số cảm giác khác.
Hiệu quả theo bối cảnh: Đó là sự tương tác của một số yếu tố môi
trường như mặt nâng đỡ, lượng chiếu sáng, tác động của trọng lực, lực quán
tính và những bối cảnh có thể dự đốn trước và khơng thể dự đốn được.
1.2.2.2 Cơ chế kiểm sốt thăng bằng
Sự tích hợp cảm giác-vận động
Thông tin cảm giác đi vào gồm tiền đình, thị giác và cảm giác thân thể
được tích hợp và xử lý ở tiểu não, các hạch nền và các vùng vận động bổ
sung. Tại đây, có sự chọn lọc những thông tin đầu vào bằng cách loại bỏ
những thơng tin khơng chính xác do điều kiện mơi trường và chọn lọc những

thông tin cảm giác từ hệ thống. Khi đã xử lý xong thông tin cảm giác, các
xung tín hiệu phát ra từ hệ thống thần kinh trung ương theo bó vỏ - gai, tiền
đình – gai,… đến hệ thống cơ xương khớp để tạo ra đáp ứng phù hợp.
 Cơ chế dự đoán trước của tiểu não
Tiểu não có một chức năng tinh vi liên quan đến cơ chế co cơ đoán trước
để tạo ra sự ổn định tư thế và sự cố định tư thế sẽ được trình bày bằng các thí
dụ dưới đây:


12
Sự ổn định tư thế để duy trọng tâm vào giữa hai chân như sự co cơ đoán
trước của cơ bắp chân trước khi có sự co cơ kháng lại lực kéo của lò xo đối
với cơ nhị đầu cánh tay (Hình 1.5).
Sự cố định tư thế do sự đóng góp của cơ đối kháng nhằm ngăn ngừa
momen quay tự phát như sự co đối kháng của nhóm cơ gập cổ tay trước khi
cử động duỗi cổ tay hoàn tất (Hình 1.6).

Hình 1.5 Sự ổn định tư thế. Đối tượng đang kéo một lò xo gắn vào
tường. Sự gập khuỷu trong khi co cơ nhị đầu có khuynh hướng kéo thân ra
trước (mũi tên) [7].


13

Hình 1.6 Sự cố định tư thế. Đối tượng được yêu cầu thực hiện duỗi cổ
tay đột ngột và giữ lại trong một thời gian ngắn ở thế duỗi. EMG cho thấy các
cơ gập cổ tay hoạt động trước khi cử động hồn tất. Ở tư thế “giữ” có sự hoạt
động điện luân phiên giữa cơ chủ vận và cơ đối kháng [7].
1.3 Một số yếu tố nguy cơ ngã ở NCT
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ngã ở người cao tuổi và nó là một vấn

đề khá phức tạp, bao gồm yếu tố nội tại và môi trường. Khi hai yếu tố thay
đổi sẽ là nguyên nhân dẫn đến ngã. Theo nghiên cứu của Rubenstein và cộng
sự xác định nguyên nhân chính gây ngã ở người cao tuổi do tai nạn hoặc liên
quan đến môi trường (31%), rối loạn dáng đi hoặc thăng bằng (17%), chóng
mặt (13%), giảm đáp ứng (9%) và sự bối rối (5%), hạ huyết áp tư thế (3%),
rối loạn thị giác (2%) và ngất (0,3%) chiếm tỷ lệ rất thấp[56]. Một đánh giá hệ
thống gần đây hơn của sở y tế phục hồi chức năng Mount Sinai School of
Medicine, Hoa Kỳ cho thấy rằng tiền sử ngã, và suy yếu về sức mạnh chi
dưới, dáng đi và sự cân bằng là các yếu tố nguy cơ gây ngã cao nhất.[20]
- Các yếu tố nội tại bao gồm:


×