Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.22 KB, 9 trang )

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ
giúp pháp lý

Nguyễn Bích Ngọc

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Trần Huy Liệu
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động, hiệu
quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu
quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, phát
hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải
pháp hoàn thiện. Nghiên cứu các quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.
Keywords: Lịch sử nhà nước; Trợ giúp pháp lí; Pháp luật Việt Nam

Content
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, cùng với việc đổi
mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhằm "thực
hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân", "vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [20, tr. 129].
Để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ
đạo "cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa
dạng của các tầng lớp nhân dân cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật
không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật" [39, tr. 1]; "tổ
chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho


người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí" [12, tr. 1].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, hoạt động trợ giúp pháp lý đã được hình thành và phát triển. Công tác trợ giúp
pháp lý sau gần 15 năm hình thành và phát triển công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được
những kết quả quan trọng: mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý ngày càng được củng cố,
kiện toàn đến tận cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm trợ giúp pháp lý của các Trung tâm
đã từng bước được tăng cường về số lượng và năng lực chuyên môn. Trợ giúp pháp lý đã
khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người
nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng
khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đã góp phần
hỗ trợ hoạt động tranh tụng để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và
đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những
bất cập trong giải quyết vụ việc của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống
pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là
công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ ổn
định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp
pháp lý, hoạt động này còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện
như: ở một số địa phương, mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn chậm được
kiện toàn, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động còn thiếu thốn và hạn chế chưa
tương xứng với nhiệm vụ, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố
tụng còn ít, chất lượng một số vụ việc trợ giúp pháp lý chưa cao , từ đó đưa ra các định
hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp nhu cầu trợ
giúp pháp lý rất phong phú đa dạng và ngày một tăng của nhân dân. Xuất phát từ những
yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực hiện cải cách tư pháp,
cải cách hành chính, việc nghiên cứu đề tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý" là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phương diện lý luận và

thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý, góp phần thực
hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến
2030 và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trợ giúp pháp lý là một hoạt động còn tương đối mới mẻ, tuy nhiên đến nay, đã
có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên
đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này.
Về đề tài nghiên cứu cấp Bộ:
Đề tài "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện
trong điều kiện hiện nay" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do Viện Khoa học pháp lý
- Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Thị Minh Lý. Đề tài đã tập trung
nghiên cứu về cơ sở lý luận, mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý; thực trạng
tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện tổ
chức và hoạt động này trong thời gian tới.
"Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý" (Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện,
Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Thị Minh Lý. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để
xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý thông qua việc phân tích, đánh giá, so sánh các vấn
đề có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian qua. Tuy
nhiên, Quốc hội đã cho ý kiến nâng Dự án Pháp lệnh trợ giúp pháp lý lên thành Luật trợ
giúp pháp lý và đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006.
Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ:
Luận án tiến sĩ "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều
kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý. Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý
của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều
chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp
luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới.
Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Đỗ Xuân Lân. Luận văn tập trung nghiên cứu

cơ sở lý luận, thực trạng các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam,
các giải pháp nhằm bảo đảm người nghèo ở Việt Nam luôn được tiếp cận với pháp luật.
Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và
thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, từ đó có các giải pháp xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Luận văn thạc sĩ: "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý " của Phan Thị Thu Hà.
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền được trợ giúp pháp lý
và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
Luận văn thạc sĩ: "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của Đặng Thị Loan. Luận
văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở
và đưa ra các giải pháp để phát triển các mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở.
Có thể nói, các công trình đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của hoạt động
trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, về vấn đề hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý và các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý" là rất cần thiết có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn góp phần tìm ra giải pháp, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tổ
chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện
nay, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động, hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý
ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập

và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện.
- Nghiên cứu các quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về
hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, thực trạng về tổ chức và hiệu quả hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam từ khi thực hiện Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đến nay. Trên cơ
sở đó có các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng về trợ giúp
pháp lý. Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm
2001, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, các báo cáo kết quả hoạt động, các công
trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cũng được tham khảo và kế thừa có chọn
lọc.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Đồng thời, tác giả còn sử
dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn để hoàn chỉnh luận văn.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như phương diện
thực tiễn. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý
về hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý; từ việc phân tích,
đánh giá thực trạng hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời
gian qua, phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động trợ giúp pháp lý, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn có thể phục vụ cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương 3: Các quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian tới.

References
1. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BTP ngày 28/02 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp
pháp lý, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 07/2008/TT-BTP ngày 21/10 hướng dẫn thực hiện
chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-BTP ngày 10/12 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp về việc phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn
2008 - 2010, định hướng đến năm 2015", Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, Hà
Nội.
6. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 8/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp
lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 4414/QĐ-BTP ngày 8/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

ban hành Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp
pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo kết quả 05 năm triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp
lý, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Đề án "Quy hoạch mạng lưới
Trung tâm trợ giúp pháp lý và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định
hướng đến năm 2015", Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo sơ kết 04 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
10/TTLT về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.
11. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Toà án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-
BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.
12. Chính phủ (1997), Quyết định số 734/TTg ngày 06/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.
14. Chính phủ (2008), Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án "Quy hoạch mạng lưới của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và
Chi nhánh của Trung tâm, giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015", Hà
Nội.
15. Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -
2015, Hà Nội.
16. Chính phủ (2011), Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 19/5 về định hướng giảm nghèo
bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội.
18. Huỳnh Văn Chưa (2011), "Tăng cường trợ giúp pháp lý - một trong những nguồn

góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân", ,
ngày 17/5.
19. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt Tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính
trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Minh Đoan (1997), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Lê Khả Kế (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Lân (2000), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Trần Huy Liệu (2010), "Hiệu quả kinh tế của cải cách tư pháp - một số vấn đề về
phương pháp đánh giá", Nghiên cứu lập pháp, (22).
31. Trần Thị Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực
và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà
Nội.
32. Nguyễn Thành Minh (chủ biên) (1998), Từ điển pháp luật Anh - Việt, Nxb Thế giới,

Hà Nội.
33. Hoàng Thị Kim Quế (2011), "Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục
pháp luật ở nước ta hiện nay", Kỷ yếu: Toạ đàm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.
34. Quốc hội (2006), Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.
35. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật, Hà Nội.
36. Quốc hội (2011), Luật Phòng, chống mua bán người, Hà Nội.
37. Lê Thị Kim Thanh (2002), "Mô hình trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới",
Đặc san Trợ giúp pháp lý, (1), tr 46-50.
38. Minh Thu (2003), "Trợ giúp pháp lý ở Trung Quốc", Đặc san trợ giúp pháp lý, (3), tr
59-62.
39. Văn phòng Trung ương Đảng (1995), Thông báo số 485/CV-VPTW ngày 31/5 về ý
kiến chỉ đạo của Ban Bí thư đối với Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật, Hà Nội.
40. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc
xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
41. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Mô hình tổ chức và hoạt
động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
42. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (2011), "Tham luận toạ đàm tiêu chí đánh giá hiệu
quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật", Kỷ yếu: Toạ đàm tiêu chí đánh giá hiệu
quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội.
44. Nguyễn Như Ý, (1999) Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
45. Hải Yến (2010), "Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước: Nâng cao hiệu quả hoạt động
của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, , ngày 15/10.


×