Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.77 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LA

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ
HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI
ĐẤT LẦN ĐẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH
TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LA

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ
HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI
ĐẤT LẦN ĐẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH
TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU THÙY



Thái Nguyên - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2018 - 2020” là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân tơi, cơng
trình được thực hiện theo đúng thời gian quy định. Số liệu và kết quả nghiên
cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ
một bài luận văn nào.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2021

Tác giả

Bùi Thị La


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Văn phòng
đăng ký đất đai huyện Thanh Trì em đã có cơ hội học hỏi và có thêm nhiều
kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hoàn thành

đề tài của mình. Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo- bộ phận Sau đại học, Trường Đại học
Nông lâm - Thái Nguyên và đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thu
Thùy và tồn thể các thầy cô giáo trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độ có
hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy cơ giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Bùi Thị La


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 7
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai .................................................. 11
1.2.2. Quyền chung của người sử dụng đất ..................................................... 12
1.3. Một số quy định chung về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất................................ 13
1.3.1. Đăng ký quyền sử dụng đất................................................................... 13
1.3.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................... 17
1.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
......................................................................................................................... 20
1.4.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mỹ ................... 20
1.4.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Pháp ................ 21
1.4.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thái Lan .......... 21
1.4.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam ........ 22


iv
1.4.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội
......................................................................................................................... 27
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 28
1.6. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu ............................................... 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất lần đầu cho các đối tượng sử dụng đất. .................. 31

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 31
2.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất
lần đầu của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội .............................................. 31
2.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................... 32
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì .............................................. 32
2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện
tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa
bàn huyện được tốt hơn ................................................................................... 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 32
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 33
2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu ................................ 34


v
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội .......................................................................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì .......................................... 38
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ............... 42
3.1.4.Tình hình biến động đất đai huyện Thanh Trì ....................................... 43
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác đăng ký cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất lần đầu huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn
2018-2020........................................................................................................ 45
3.2.1. Đánh giá kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần
đầu cho hộ gia đình, cá nhân huyện Thanh Trì qua các năm .......................... 45
3.2.2. Đánh giá kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp lần đầu huyện Thanh Trì qua các năm ................................................ 51
3.2.3. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại
huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 ............................................................ 56
3.2.4. Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần
đầu tại huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 ................................................ 57
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì .............................................. 60
3.3.1. Ý kiến của người sử dụng đất về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lần đầu.......................................................................................... 60
3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu. .............................................................................. 63
3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện
tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa
bàn huyện được tốt hơn ................................................................................... 64
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 64
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 65


vi
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện được tốt hơn ....... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72



vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

BCH

Ban chấp hành

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐKQSDĐ

Đăng ký quyền sử dụng đất

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC


Hồ sơ địa chính

HTX

Hợp tác xã

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2020 ....................... 42
Bảng 3.2. Biến động đất đai huyện Thanh Trì ................................................ 44
Bảng 3.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2018 .................................. 45
Bảng 3.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2019 .................................. 48
Bảng 3.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2020 .................................. 49
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2018 - 2020
......................................................................................................................... 50
Bảng 3.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Trì năm 2018 ................................................................ 52
Bảng 3.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lần
đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2019 .................................................. 54
Bảng 3.9. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp lần
đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2020 .................................................. 54
Bảng 3.10. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lần
đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2018-2020 ....................... 55
Bảng 3.11. Tổng hợp tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địa
bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 ..................................................... 59
Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến người sử dụng đất về công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì ...................... 60
Bảng 3.13. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCN quyền
sử dụng đất lần đầu qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai ....... 63


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ huyện Thanh Trì ................................................................... 35

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân
của huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 ...................................................... 50
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp lần đầu của huyện
Thanh Trì giai đoạn 2018-2020........................................................................ 55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mọi nơi, đất đai luôn là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không
những là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, an ninh và quốc phịng mà đất đai cịn là yếu tố khơng thể thiếu được
trong tiến trình phát triển của đất nước, có vai trị cực kỳ quan trọng đối với
đời sống xã hội. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai khơng chỉ có ý
nghĩa kinh tế mà cịn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát
triển xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để tạo nên môi trường
pháp lý đảm bảo việc điều tiết quan hệ thị trường lành mạnh trong việc sử
dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai, trong đó có đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây thực chất là thủ tục hành chính
nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước
và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt tồn bộ
diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật.
Trong điều kiện địa hình đất đai khá phức tạp như vậy, công với sự
phát triển không ngừng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tốc độ đơ thị hóa
của Hà Nội ngày càng tăng cao khơng những, kéo theo những vấn đề về quản
lý và sử dụng đất. Người dân ngày càng có nhiều nhu cầu thực hiện quyền của
người sử dụng đất như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế. Trong khi đó, việc

san lấp, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vi phạm
trong lĩnh vực đất đai, để hoang hóa dẫn đến những khó khăn, phức tạp trong
việc quản lý đất đai. Các chế tài trong việc xử lý các vi phạm trong quản lý
đất đai chưa rõ ràng, cụ thể hóa càng làm cho quản lý khó khăn thêm. Do vậy,
để làm tốt tác quản lý đất đai và tạo điều kiện cho người dân được thực hiện


2

các quyền hợp pháp của mình, nhà nước phải thực hiện tốt việc cấp GCN
quyền sử dụng đất lần đầu và các tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính.
Việc cấp GCNQSDĐ lần đầu (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là
một trong 10 năm quản lý tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về đất
đai. Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức,
nhân dân, gia đình sử dụng ổn định lâu dài: Mục đích của việc cấp
GCNQSDĐ lần đầu là tạo lập và bảo vệ quyền sử dụng, đầu tư và cải tạo lại.
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền trong việc giao đất, sử
dụng đất hợp lý, có hiệu quả, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh ... Nhà nước cũng nắm chắc tài nguyên đất làm
cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ đất đai thông qua việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đất đai được nhà nước quản lý nhất quán theo quy
định của pháp luật về đất đai. Nỗ lực này là đặc biệt cần thiết hiện nay, khi
nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng và đất đai trở nên quý giá
hơn. Dù đã được cấp uỷ, chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo sát
sao, nhưng tuy nhiên cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn Thành
phố vẫn chưa đạt yêu cầu so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân do thủ tục cấp
GCN quyền sử dụng đất lần đầu còn rườm rà, phức tạp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
TS. Nguyễn Thu Thùy - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần
đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần
đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.


3
- Xác định những tồn tại, khó khăn và đề xuất 1 số giải pháp nhằm hỗ
trợ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn
huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo được tốt hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu những quy định của pháp luật về công tác quản lý của Nhà
nước về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: đăng ký thực hiện
đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chỉ ra được các kết quả đã đạt được trong cấp giấy chứng nhận của
huyện. Nêu ra được các mặt hạn chế cũng như tồn động trong công tác cấp
giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản

lý nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý, đem lại hiệu
quả cao nhất. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Người sử dụng có quyền lợi và phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử
dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 4, Luật đất đai năm 2013 đã xác định rõ, cụ thể nội hàm của
sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở hữu tồn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này (Luật Đất đai, 2013).
Theo khoản 15 điều 3 Luật đất đai 2013 thì Đăng ký đất đai, nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu là điều kiện đảm bảo để Nhà nước
quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo việc sử
dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và
phát hiện kịp thời những sai sót trong q trình sử dụng, quản lý nhà đất. Đối
tượng để Nhà nước thực hiện quản lý đất đai là toàn bộ quỹ đất trong phạm vi
lãnh thổ của từng đơn vị hành chính. Vì vậy Nhà nước muốn quản lý tốt thì
phải nắm chắc tồn bộ thông tin về nhà đất như: Tên chủ sử dụng, vị trí, kích
thước, diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng
buộc về quyền sử dụng, những thay đổi biến động trong quá trình sử dụng đất.
Những thông tin về nhà đất phải được thể hiện chi tiết, chính xác cho
từng thửa đất, từng ngôi nhà theo một hệ thống. Với những yêu cầu này việc













×