Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(SKKN CHẤT 2020) báo cáo chuyên đề xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm (trường MN định trung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.66 KB, 19 trang )

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VĨNH N

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON ĐỊNH TRUNG

Số: ... /BC-MNĐT

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
Định Trung, ngày... tháng... năm 2018

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
“XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” VỚI
CHỦ ĐỀ “TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN” Năm
học 2018- 2019
Căn cứ văn bản số 537/KH-GD ngày 19/9/2018 của Phòng GD&ĐT về Kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018- 2019;
Căn cứ văn bản số 568 /HC-GD ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Yên về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm thứ 3
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên về việc triển
khai thực hiện Hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” với chủ đề “Trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện” trường mầm non
Định Trung báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề của nhà trường như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
-

Có sự định hướng, triển khai tổ chức thực hiện chuyên đề từ Sở GD&ĐT,

Phòng GD&ĐT đến nhà trường.


-

Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới kiên cố, khang trang, đồng

bộ, co sân thống mát, sạch sẽ, co mái vịm, có khu vui chơi vận động cho trẻ, góc

download by :


thiên nhiên, vườn cổ tích, chợ q, mơ hình giao thông, khu vui chơi cát nước,
vườn rau, các mảng tường được trang trí đẹp mắt...
- Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, tích cực học hỏi trau
dồi về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin tốt.
Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, thích khám phá, tìm tịi, tích cực tham gia
các hoạt
động.
2. Khó khăn
- Về môi trường giáo dục:
+

Cơ sở vật chất, các phịng học, sân chơi tại điểm trường thơn Gia Viễn hẹp

nên chưa đủ để tổ chức các hoạt động.
+ Mỗi lớp học chỉ có một phịng; Số trẻ/nhóm, lớp ở lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi
vượt quá so với quy định tại Điều lệ trường mầm non do vậy để dạy trẻ theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm gặp một số khó khăn nhất định;
- Về xây dựng kế hoạch chủ đề: Giáo viên lựa chọn nội dung hoạt động chưa
thực sự đảm bảo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Về giáo viên: Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm nhưng chưa thực sự đổi mới, đầu tư thời gian, trí lực, cơng

sức để thực hiện một cách hiệu quả, vì dạy học theo phương pháp này này
cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị đồ dùng, nội dung và đặc biệt phải dạy theo
khả năng, nhu cầu của trẻ chứ không dạy đồng loạt như trước đây.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ:


download by :


1. Mục đích:
-

Tạo được mơi trường trường học sạch đẹp, thân thiện, an toàn trong mọi

hoạt động của trẻ
-

Giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyên đề, biết vận

dụng quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với chủ đề
trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện vào việc thực hiện chương trình giáo
dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện
phù hợp với từng cá nhân trẻ.
-

Thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ,

kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
-


Thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng

đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng
giai đoạn, trong từng thời kì.
-

Tạo mơi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ

và giữa trẻ với môi trường xung quanh.
- Giáo viên tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở nhóm lớp
mình phụ trách, tơn trọng sự khác biệt của của trẻ.
Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá bằng tất cả
các giác
quan.
2. Yêu cầu


download by :


-

Nhà trường xác định việc thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm với chủ đề trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện là nhiệm vụ trọng
tâm, là việc thực hiện đổi mới trong công tác quản lý và các hoạt động giáo dục mầm
non.

-

Việc thực hiện chuyên đề cần thực chất, bám sát với điều kiện thực tiễn của


nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CHUN ĐỀ
1.

Thiết kế mơi trường học tập an tồn, lành mạnh, thân thiện

- Tạo môi trường học tập vui chơi cho trẻ đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất;
tài liệu, học liệu...
- Mơi trường trong và ngồi lớp học luôn đảm bảo gần gũi với cuộc sống
thực của trẻ, đồ dùng đồ chơi trưng bày đẹp mắt, trẻ được tự lựa chọn đồ
dùng đồ chơi để chơi. Các góc chơi đảm bảo mang tính “mở” chứ khơng
mang tính trưng bày hay trang trí.
Cung cấp cho trẻ địa điểm, thời gian hoạt động và đầy đủ phương tiện
hoạt
động.
2. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu đảm bảo an toàn.
- Đồ dùng, đồ chơi, học liệu phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đảm
bảo: Phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục. Bảo đảm
tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm
mỹ. Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi trẻ mầm non, khơng trái với văn
hóa, lịch sử, địa lí, đạo lí và thuần phong mĩ tục Việt Nam, phù hợp với


xu hướng hội nhập quốc tế. Có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước,
long tự hào dân tộc.

download by :



3. Vai trò của giáo viên khi thực hiện chuyên đề
-

Giáo viên cần tôn trọng sự khác biệt; không kỳ thị, phân biệt đối xử về đặc

điểm cá nhân, giới tính và hồn cảnh gia đình đối với trẻ và các thành viên khác
trong nhà trường .
-

Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên cần trang bị kiến thức và kỹ

năng về phịng, chống tai nạn, thương tích; phịng, chống cháy, nổ; phòng, chống
thảm họa, thiên tai; được bảo vệ, giáo dục về quyền và bổn phận của mình; được
khuyến khích chủ động tham gia các hoạt động giáo dục; được lắng nghe và phản
hồi ý kiến theo quan điểm của mình; tự tin, thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè,
cô giáo và người thân.
-

Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn

của giáo viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch; tạo cơ hội cho trẻ được chơi
một mình và chơi cùng các bạn khác.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV
-

Trước hết phải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của

chuyên đề đối với chất lượng chăm sóc, giáo dục đồng thời nắm được các yêu cầu
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để tổ chức thực hiện các

hoạt động của lớp mình theo yêu cầu.
-

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận thống nhất

phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung giáo dục

download by :


lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng là chính.
Chú ý đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm phát triển năng lực cá nhân. Tổ chức
các hoạt động giao lưu tập thể nhằm rèn luyện cho trẻ tính tự lập, có kỹ năng sống,
giáo dục lịng nhân ái...
-

Ngoài bồi dưỡng về tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì

nhà trường cịn bồi dưỡng về nội dung, yêu cầu, các thành tố của trường học an
toàn, lành mạnh, thân thiện để giáo viên căn cứ vào đó mà đưa ra những mục tiêu,
nội dung, hình thức giáo dục phù hợp.
-

Nhà trường đã xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích, động viên kịp thời

những tấm gương tốt, trong sáng nhằm đề cao tính nhân văn trong mối quan hệ
giữa đồng nghiệp với nhau, mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên và
phụ huynh...nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp.

2. Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp
- Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu
tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình.
Trong ngơi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức
ảnh, đồ dùng đồ chơi phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì
vậy khi xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động BGH nhà trường
chỉ đạo giáo viên cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Không gian của lớp

download by :


-

+

Mục đích tổ chức các hoạt động

+

An tồn đối với trẻ

+

Các nhu cầu của trẻ đặc biệt (khuyết tật)

+

Linh hoạt, dễ thay đổi theo mục đích giáo dục và theo chủ đề.


BGH tư vấn hướng dẫn giáo viên bố trí các trang thiết bị, đồ dùng học

liệu, giá, tủ phải dễ dàng di chuyển, có khơng gian để trẻ hoạt động cá nhân hoặc
hoạt động nhóm, cả lớp. Đảm bảo khơng gian bố trí cho việc ăn và ngủ trưa. Với
những phòng học nhỏ (Khu Gia Viễn) nhà trường chỉ đạo giáo viên bố trí tồn bộ
bàn ghế, phản ngủ, tủ tư trang của trẻ ngoài hiên lớp để tạo nhiều diện tích cho trẻ
hoạt động.
-

Ngồi ra nhà trường cũng yêu cầu giáo viên bố trí đồ dùng, đồ chơi ở các

góc đảm bảo thẩm mỹ, mang tính mở, trang trí những hình ảnh gần gũi với cuộc
sống của trẻ. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận
động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động bằng việc sử dụng giá dựng đồ
chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc khơng che tầm
nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Thay đổi vị trí các góc sau
mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
3. Xây dựng mơi trường hoạt động ngồi lớp học
-

Mơi trường ngồi lớp học trước đây giáo viên chưa thật sự quan tâm và chú

trọng nhưng từ năm học năm học 2016 - 2017 với việc chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu nhà trường về việc xây dựng mơi trường phát huy tính tích cực của trẻ

download by :


giáo viên đã biết bố trí cây xanh, các hình ảnh tuyên truyền về nề nếp, lễ giáo của
trẻ ở những mảng tường, hành lang lớp học...tạo sự thân thiện, đẹp mắt và gần gũi

với thiên nhiên.
-

Nhà trường chỉ đạo giáo viên bố trí góc thiên nhiên ngồi trời, tận dụng

khoảng hiên sau (trước) ngoài lớp học với chậu hoa, cây cảnh, đồ dùng dụng cụ
chăm sóc cây...cho tre hoat đông thoai mai tranh sư ôn ao cho cac goc chơi khac.
-

BGH nhà trường luôn trú trọng công tác tham mưu với các cấp đầu tư khu

sân chơi ngoài trời với nhiều loại đồ chơi có quy mơ lớn như: Khu vui chơi liên
hồn, xích đu chữ A cộng đồng, cầu trượt máy bay, bộ liên hoàn lâu đài cầu vượt 2
xích đu, bệp bênh…
- Ln trú trọng cơng tác xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với
chủ đề trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện BGH nhà trường đã phối
kết hợp với các đơn vị bộ đội kết nghĩa, đoàn thanh niên xã Định Trung, ban
đại diện cha mẹ học sinh cùng tập thể CB-GV-NV nhà trường tích cực tham
gia cải tạo mơi trường sân chơi ngoài trời với nhiều khu vực chơi như khu
vui chơi vận động, khu cát nước, chợ quê, vườn rau, vườn cổ tích...ở mỗi
khu vực đều được sắp xếp bố trí đẹp mắt, hấp dẫn trẻ, có đầy đủ đồ dùng,
dụng cụ cho trẻ tham gia hoạt động.
-

Ngoài ra nhà trường cũng tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục trang bị

một số ghế đá để trẻ có thể ngồi nghỉ ngơi trị chuyện với nhau, ơn lại những bài
hát, điệu múa đã học, chơi các trò chơi theo ý thích… tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ,
thư giãn, thoải mái, trẻ được hít thở bầu khơng khí trong lành, được hịa mình vào
thiên nhiên, chăm sóc cây cối.



download by :


4. Đẩy mạnh cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích, bạo lực học đường

-

Để duy trì mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, nhà trường

ln trú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự; an tồn vệ sinh thực phẩm; cơng
tác phịng, chống tai nạn, thương tích; cơng tác phịng, chống cháy, nổ; cơng tác
phịng, chống thảm họa, thiên tai.
-

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tăng cường tổ chức các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo, các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thơng qua các hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động ngoại khóa an tồn, lành mạnh, thân
thiện, bình đẳng, phù hợp với đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ từng độ tuổi.
-

Tuy nhà trường chưa có nhân viên y tế nhưng hàng năm BGH đều xây dựng

kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công
tác sơ cứu một số tình huống bệnh thơng thường. Thường xun trao đổi thơng tin về
việc đảm bảo an tồn về sức khỏe cho trẻ với gia đình trẻ và cộng đồng dân cư nhằm
nâng cao hiểu biết về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo đảm an tồn
tính mạng, thân thể, phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em.


-

Tích cực nâng cao các biện pháp phịng ngừa bạo lực học đường bằng các

hình thức tun truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường, gia đình trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu
quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi
bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực
học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

download by :


-

Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung trang bị kiến

thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại đối với trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan
đến bạo lực học đường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, tuyệt đối
khơng để xảy ra bạo lực đối với trẻ trong nhà trường.
4. Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu phế thải
-

Hàng năm nhà trường phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi

tự tạo từ phế liệu phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt
động khác nhau. Đồ chơi tự tạo phải đảm bảo thẩm mỹ, an toàn, bền đẹp.
-


Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thảo luận về kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng

đồ chơi cho 100% giáo viên đứng lớp
-

Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh đóng

góp, tặng những đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu đã qua sử dụng song có thể tái
chế làm đồ chơi, đồ dùng học tập phục vụ hoạt động của trẻ tại trường.
-

Chỉ đạo các giáo viên các lớp tự nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh, cách làm

đồ dùng dồ chơi trên các báo, tạp chí, sách hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi và
khai thác trên mạng Intenet.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
a. Việc xây dựng va ban hanh kế hoạch thực hiện chuyên đề:

download by :


-

Ban giám hiệu nhà trường căn cứ các tiêu chí xây dựng trường mầm non

LTLTT và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng
nội dung cần triển khai trong mỗi tháng, nội dung kế hoạch xác định rõ mục tiêu
thực hiện chuyên đề, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thời gian, kinh phí thực hiện.

b. Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ thựự̣c hiệự̣n chuyên đềề
-

Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các giáo viên,

tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trường học an toàn, lành mạnh, thân
thiện, nâng cao năng lực tổ chức hoat đông LTLTT cho giáo viên thông qua dự giờ,
nhân rộng các điển hình tiên tiến, tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị
bạn....
-

Tổ chức kiểm tra, rà soát và xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung cơ sở vật

chất, xây dựng mơi trường học tập trong và ngồi lớp học như: Khu vui chơi vận
động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ
chơi tự tạo…
2.
-

Giáo viên

Xây dựng trường mầm non an toàn, lành mạnh, thân thiện được thể hiện

trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như
lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục …. Mọi hoạt động đều hướng tới từng
trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập
trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.

download by :



-

Giáo viên xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo

cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có
kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo tinh thần đổi mới.
II.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Đối với đội ngũ giáo viên
- 100% giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp và các thành tố của
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với chủ đề “Trường học an toàn,
lành mạnh, thân thiện” trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch giáo dục theo
chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường và địa
phương.
-

Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng

với giáo viên trong việc xây dựng mơi trường cho trẻ, đóng góp cơng sức, kinh phí
đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
-

Đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình

thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự
tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết

quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ
chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích,
kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
2. Đối với trẻ:

download by :


-

Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tịi, biết quan sát và lắng nghe,

biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích
thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng
của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các
hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được phát triển.
-

Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú với các hoạt động giáo dục thể chất tại

trường, lớp, có kỹ năng vận động trong các hoạt động vui chơi, sinh hoạt.
3. Đối với mơi trường trong và ngồi lớp học
-

Tạo cảnh quan mơi trường sạch đẹp: Góc thiên nhiên, khu khám phá khoa

học với các trò chơi với cát, sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ
tranh cát, đong đo nước, khu chợ quê, khu chơi vận động…..tạo mơi trường an
tồn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà
trường.

-

Tạo môi trường giáo dục trong và ngồi lớp phù hợp, kích thích sự sáng tạo

và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động khám
phá, trải nghiệm mọi lúc mọi nơi bằng tất cả các giác quan.
-

100% nhóm lớp thiết kế mơi trường đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp

lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt đáp ứng
nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên
vật liệu sẵn có tại địa phương.
3. Đối với phụ huynh và các ban ngành đoàn thể

download by :


- Huy động được các nguồn lực của các ban ngành đoàn thể, phụ huynh tập
trung hỗ trợ về nhân lực, kinh phí, ngun vật liệu để xây dựng mơi trường
hoạt động giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG
1. Đối với nhà trường
- Tiếp tục thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh,
cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng mơi trường hoạt động giáo dục an
tồn, lành mạnh, thân thiện.
- Hàng năm có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời,
đầy đủ cho giáo viên.Tiếp tục tổ chức triển khai cho giáo viên học tập bồi
dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện chuyên đề.

- Tổ chức các buổi hội thảo, thi làm đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ,
truyện phục vụ chuyên đề...
- Tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt
động ngoài trời và các lớp.
2. Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT
- Tiếp tục tổ chức sinh hoạt chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm với chủ đề trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện cho các
trường tham gia học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Trên đây là báo cáo kết quả quá trình thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với chủ đề “Trường học an toàn, lành mạnh, thân
thiện” của trường mầm non Định Trung năm học 2018- 2019; chúng tôi đã áp dụng

download by :


việc lựa chọn nội dung, biện pháp theo lý thuyết đã hướng dẫn ở trên để áp dụng
vào tổ chức thực hiện chuyên đề ở trường mình rất hiệu quả. Tại buổi hội thảo hôm
nay nhà trường rất mong được tiếp thu ý kiến đóng góp để nhà trường tổ chức
chuyên đề tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD& ĐT TPVY;
- Lưu: VT, CM. Hiệu trưởng

Lê Thị Hồng Phượng


download by :



×