Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỀ và đáp án đề XUẤT THI học SINH GIỎI TỈNH môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.41 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Môn thi: HOÁ HỌC – LỚP 11 THPT
Thời gian: 180 phút (khơng kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 10 câu, gồm 03 trang

Câu 1: (2,0 điểm)
Một hợp chất ion cấu tạo từ cation M + và anion X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt ( p, n, e) là
140, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 44 hạt . Số khối của ion M + lớn hơn số
khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31.
1. Viết cấu hình e của các ion M+ và X2-.
2. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Sục khí clo qua dung dịch kali iotua một thời gian dài, sau đó người ta cho hồ tinh bột vào thì khơng
thấy xuất hiện màu xanh. Hãy giải thích và viết phương trình hố học minh họa.
2. Để nhận biết ion sunfit, người ta cho vào một ống nghiệm 1 đến 2 giọt dung dịch iot, 3 đến 4 giọt
dung dịch A có chứa ion sunfit (1). Sau đó cho tiếp vào đó 2-3 giọt dung dịch HCl và vài giọt dung
dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa B (2).
(a) Nêu hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn 1, 2 của thí nghiệm và viết phương trình hóa học để
minh họa.
(b) Cho biết tại sao thí nghiệm nhận biết ion sunfit nêu trên thường được tiến hành trong môi trường
axit hoặc mơi trường trung hịa, khơng được tiến hành trong mơi trường bazơ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hịa tan 8,4 gam kim loại M bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, hay hòa tan 52,2 gam muối
cacbonat kim loại này cũng trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu


cùng một lượng brom trong dung dịch. Viết các phương trình hố học và xác định kim loại M, công thức
phân tử muối cacbonat.
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau:
(a) Hòa tan từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3, sau đó thêm HCl vào dung dịch
thu được đến dư.
(b) Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3
2. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung
dịch KHCO3 0,1M.
(a) Tính thế tích khí CO2 (đktc) thốt ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M
vào 100 mL dung dịch A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M.
(b) Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 mL dung dịch Ba(OH) 2 0,1M
vào 150 mL dung dịch C.
(c) Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33.
(d) Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B.

1


Câu 5: (2,0 điểm)
1. Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa. (b) Trong dung môi
amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay lưỡng tính ? Viết các
phương trình phản ứng minh họa.
2. Hịa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua
kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích
bằng nhau trong cùng điều kiện.
(a) Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion.
(b) Xác định kim loại M, cơng thức phân tử muối sunfua.
(c) Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một
ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao?

Câu 6: (2,0 điểm)
Cho hỗn hợp X gồm: CH4, C2H4, C2H2. Chia 13,44 lít X (đo ở đktc) làm 2 phần bằng nhau. Phần 1:
Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 thu được 36 gam kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng với
dung dịch Br2 dư thấy có 64 gam Br2 phản ứng.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 7: (2,0 điểm)
1. Hai hiđrocacbon A, B đều có cơng thức phân tử C9H12. A là sản phẩm chính của phản ứng giữa
benzen với propilen (xt H2SO4). Khi đun nóng B với brom có mặt bột sắt hoặc cho B tác dụng với brom
(askt) thì mỗi trường hợp đều chỉ thu được một sản phẩm monobrom.
Xác định công thức cấu tạo, gọi tên A, B và viết phương trình hóa học (dạng cơng thức cấu tạo).
2. Cho 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng 2ml nước brom (màu vàng nhạt). Thêm vào ống thứ nhất
0,5ml hexan và vào ống thứ hai 0,5 ml hex-2-en, sau đó lắc nhẹ cả hai ống nghiệm, rồi để yên.
Hãy mô tả hiện tượng ở 2 ống nghiệm và giải thích?
Câu 8: (2,0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm Cu2O , FeS2 , Fe và Cu.Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư
được chất rắn A hỗn hợp khí B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C được hỗn hợp muối khan D .Biết các
chất trong A có khối lượng bằng nhau, trong B có thể tích bằng nhau và trong C tỉ lệ mol 2 muối là 1: 8.
Xác định % khối lượng hỗn hợp X.
2. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A.
Nếu cũng m gam hỗn hợp trên đun với dung dịch H2SO4 đ thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. tỉ
khối của B đối với A là 3,6875 . Tính % khối lượng hỗn hợp đầu.
Câu 9: (2,0 điểm)
Cho cân bằng hóa học sau: N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k) (1)
Thực nghiệm cho biết khối lượng mol phân tử trung bình của hai khí trên ở 35 oC bằng 72,45 g/mol và
ở 45oC bằng 66,80 g/mol.
(a)Tính độ phân li của N2O4 ở mỗi nhiệt độ trên?
(b) Tính hằng số cân bằng KP của (1) ở mỗi nhiệt độ trên? Biết P = 1 atm
(c) Cho biết theo chiều nghịch, phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt?


2


Câu 10: (2,0 điểm)

Hình 1

Hình 2

Hình phía trên mơ tả các phương pháp chưng cất hay dùng trong hóa học.
1. Em hãy cho biết tên của các phương pháp chưng cất ứng với các hình 1; 2.
2. Các phương pháp này áp dụng trong trường hợp nào.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C=12; O=16; N=14; Na=23; Mg=24; Al=27;
S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
------ Hết----Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.

3


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Mơn thi: HỐ HỌC – LỚP 11 THPT
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)


CÂU
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 1. Gọi số p, số n, số e trong M lần lượt : ZM , NM , EM
(2 điểm)
Gọi số p, số n, số e trong X lần lượt : ZX , NX , EX
Trong nguyên tử số p = số e ZM = EM và ZX = EX
Ta có : 4ZM + 2NM + 2ZX+ NX =140
(1)
(4ZM + 2 ZX) – (2NM + NX) = 44
(2)
(ZM + NM) – (ZX + NX) = 23
(3)
(2ZM + NM – 1) – (2ZX + NX + 2) = 31
(4)
ZM = 19, NM = 20 M là Kali (K)
Z X = 8 , NX = 8
X là oxi (O)
Cấu hình e: M+: 1s22s22p63s23p6
X2- : 1s22s22p6
.
2. Vị trí: K thuộc chu kì 4, nhóm IA ; O thuộc chu kì 2, nhóm VIA .
Câu 2 1.
(2 điểm)

ĐIỂM
.

0,5
.


0,5
0,5
0,5

2KI + Cl2 I2 + 2KCl
Sau một thời gian có xảy ra phản ứng:
I2 + 5Cl2 + 6H2O 2HIO3 + 10HCl
Sau phản ứng khơng có I2 tự do nên hồ tinh bột không chuyển sang màu xanh

2 (a) Ở giai đoạn (1) màu đỏ nâu của dung dịch iot sẽ nhạt dần do xảy ra sự oxi hoá
ion sunfit thành ion sunfat theo phương trình:
SO32- + I2 + H2O  SO42- + 2H+ + 2I-

Câu 3
(2 điểm)

0,5
0,5
0,25

Ở giai đoan (2) xuất hiện kết tủa màu trắng do sự hình thành kết tủa BaSO 4
không tan trong axit:
SO42- + Ba2+  BaSO4

0,25

(b) Khơng thực hiện trong mơi trường kiềm vì trong mơi trường kiềm sẽ xảy ra
phản ứng tự oxi hoá khử của I2: 3I2 + 6OH-  5I- + IO3- + 3H2O


0,5

Các phương trình phản ứng:
2M + 2mH2SO4  M2(SO4)m + mSO2 + 2mH2O
M2(CO3)n + (2m-n)H2SO4  M2(SO4)m + (m-n) SO2 + nCO2 + (2m-n)H2O
SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr
Theo giả thiết


n = 1, m = 2  M = 14,23 (loại)
n = 1, m = 3  M = 9,5 (loại)
n = 2, m = 3  M = 56 (hợp lý)
Vậy M là Fe và công thức muối là FeCO3.

(1)
(2)
(3)

0,5
0,5
0,25

0,25
0,25
0,25

4


Câu 4 1(a) Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng keo,

(2 điểm) sau đó tan lại:
Al3+ + 3OH-  Al(OH)3
Al(OH)3 + OH-  Al(OH)4Thêm HCl vào dung dịch thu được lại thấy xuất hiện kết tủa trắng
keo, sau đó tan lại:
Al(OH)4- + H+  Al(OH)3 + H2O
Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O
1(b) Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy xuất hiện kết tủa đỏ
nâu và sủi bọt khí khơng màu: 2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O  2Fe(OH)3 + 3CO2
2 (a) Cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch
Na2CO3 0,1M
CO32- +
H+  HCO30,01
0,005
0,005
0,005
0,005
0
Do CO32- dư nên khơng có giai đoạn tạo CO2,

0,25

0,25

0,5

Cho hết 100 mL dung dịch Na 2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M vào 200 ml dung
dịch HCl 0,1M:
CO32- + 2H+  H2O + CO2
(1)
+

HCO3 + H  H2O + CO2
(2)
+
Vì nên H phản ứng hết.
Giả sử (1) xảy ra trước thì ta có
Giả sử (2) xảy ra trước thì từ (1) và (2) ta có
Thực tế (1) và (2) đồng thời xảy ra nên:
(b) Thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch KHCO3 0,1M
HCO3- +
OH- 
CO32- + H2O
0,015
0,02
0,015
0,015
0
0,005
0,015
2+
2Ba
+
CO3 
BaCO3
0,01
0,015
0,01
0,01
0
0,005
Dung dịch còn 0,005 mol KOH và 0,005 mol K2CO3

(c)

Dung dịch A có các cân bằng:
CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OHKb1 = 10-3,67
HCO3 + H2O ⇌ H2O + CO2 + OH Kb2 = 10-7,65
H2O ⇌ H+ + OH-14
KN = 10
Vì Kb1 >> Kb2 >> KN nên cân bằng (1) là chủ yếu:
pH = 14 - (pKb1 + pC) = 14 - (3,67 + 1) = 11,67
Dung dịch C là dung dịch lưỡng tính nên:
pH = (pK1 + pK2) =(6,35 + 10,33) = 8,34
(d)
Trích mẫu thử, thêm BaCl2 dư vào mẫu thử thấy xuất hiện kết tủa trắng (tan
trong axit), như vậy mẫu thử có CO32-.
Ba2+ + CO32-  BaCO3
Lọc tách kết tủa, thêm HCl vào dung dịch nước lọc thấy sủi bọt khí khơng màu
(làm đục nước vơi trong), vậy dung dịch có HCO3-

5

0.25

0.5


HCO3- + H+  H2O + CO2.

0,25

0.25

Câu 5

1 (a) NH3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử :
Tính oxi hóa: K + NH3 (l)  KNH2 + 1/2H2
Tính khử: 2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O
(b) KNH2 là một bazơ, NH4Cl là axit và Al(NH2)3 có tính lưỡng tính.
Phản ứng trung hịa: KNH2 + NH4Cl  KCl + 2NH3
Phản ứng của chất lưỡng tính với axit: Al(NH2)3 + 3NH4Cl  AlCl3 + 6NH3
Phản ứng của chất lưỡng tính với bazơ: Al(NH2)3 + KNH2  K[Al(NH2)4]
2(a) Phương trình phản ứng:
M + 2mH+ + mNO3-  Mm+ + mNO2 + mH2O
(1)
+
m+
2M2Sn+ 4(m+n)H +(2m+6n)NO3  2M + nSO4 +(2m+6n)NO2 +2(m+n)H2O (2)

0,25

0,25

0,5

(b) Vì số mol NO2 ở hai trường hợp là bằng nhau nên ta có:
 , nghiệm thích hợp là n = 1, m = 2 và M = 64.
Vậy M là Cu và công thức muối là Cu2S.
(c)

Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

 đã xảy ra vừa đủ phản ứng:

2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O
Dung dịch thu được có màu hồng do NO2- tạo môi trường bazơ:
NO2- + H2O ⇌ HNO2 + OH-

Câu 6
Số mol X trong mỗi phần = ½.13.44/2 = 0,3 mol; nBr2 =64/160 = 0,4 mol
(2 điểm) Các phương trình:
C2H2 + 2AgNO3 +2NH3 → C2Ag2 +2NH4NO3 (1)
0,15 36/240 =0,15 mol
.
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 ( 2)
0,15 0,3 mol
C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (3)
0,1 0,4-0,3 = 0,1 mol
nCH4 = 0,3 – 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
.
Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X:
mCH4 = 2.0,05.16 = 1,6 gam; mC2H4 = 2.0,1.28 = 5,6 gam;
mC2H2 = 2.0,15.26 =7,8 gam.
.

6

0,5

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25


1,0


Câu 7 1.
(2 điểm) A là C6H5-CH(CH3)2: isopropylbenzen hoặc cumen
H 2 SO 4
PTHH: C6H6 + CH2=CH-CH3 ���� C6H5-CH(CH3)2
B là C6H3(CH3)3: 1,3,5-trimetylbenzen
Fe , t 0
� C6H2Br(CH3)3 + HBr
C6H3(CH3)3 + Br2 ���
a.s
C6H3(CH3)3 + Br2 ��� (CH3)2C6H3-CH2Br + HBr
2.
- Ống thứ nhất có lớp chất lỏng phía trên màu vàng và lớp chất lỏng phía dưới
khơng màu. Do brom tan trong hexan tốt hơn trong nước nên tách toàn bộ brom từ
nước.
- Ống thứ hai có lớp chất lỏng phía trên khơng màu và lớp chất lỏng phía dưới cũng
khơng màu. Do có phản ứng của hex-2-en với brom tạo sản phẩm là chất lỏng không
màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
� CH3-CHBr-CHBr-[CH2]3-CH3
CH3-CH=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 ��
Câu 8 1.Gọi x,y,z,t lần lượt là số mol Cu2O , FeS2 , Fe ,Cu trong hỗn hợp.
(2 điểm) Phương trình phản ứng:
Cu2O + H2SO4 = CuSO4 + Cu + H2O
x
x
x
FeS2 + H2SO4 = FeSO4 + H2S + S

y
y
y
y
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2
z
z
z
Cu + H2SO4 .
Theo giả thiết và phương trình phản ứng ta có:
Khối lượng mS = mCu 
32y = 64(x+t)
 y = 2x + 2t
(1)
V H2S = V H2 
y= z
(2)
Tư (1) y > x  tỉ lệ mol 2 muối = chỉ thoả với:  8x = y +z (3) . .
Từ (1) (2) (3)  y = z = 4x và t = x
mCu2O = 144x ;
mFeS2 = 480x ;
mFe = 224x ;
mCu = 64x ;
mhh = 912x .
 %Cu2O = 15,79(%) ;
%FeS2 = 52,63(%)
%Fe = 24,56(%)
;
%Cu = 7,02(%) .


0,25
0,25
0,25
0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25
2. Gọi x,y là số mol Fe và MgCO3 trong hỗn hợp:
Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
x
x
MgCO3 + 2HCl = MgCl2 + H2O + CO2
y
y
2Fe + 6H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
x
1,5x
MgCO3 + H2SO4 = MgSO4 + CO2 + H2O
y
y

Theo gt và phương trình phản ứng:
dB/A = = 3,6875
.
2
2
 96x + 96xy +44xy +44y = 11,0625x2 +243,375xy + 7,375xy + 162,25y2

84,9375x2 - 118,25y2 - 110,75xy = 0

Giải được

(loại)

%KLFe
= 57,14 (%)
%KLMgCO3 = 42,86 (%) .

7

0,25

0,25


0,25

0,25
Câu 9
(2 điểm)


Xét cân bằng: N2O4 (k)⇌ 2NO2 (k) (1)
(a) Gọi a là số mol của N2O4 có trong 1 mol hỗn hợp số mol NO 2 trong 1 mol
hỗn hợp là (1 - a) mol
Ở 350C có = 72,45 g/mol = 92a + 46(1 - a)
a = 0,575 mol = nN2O4 và nNO2 = 0,425 mol
N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k)
Ban đầu
x
0
Phản ứng
0,2125
0,425
Cân bằng
x - 0,2125 0,425
x - 0,2125 = 0,575 x = 0,7875 mol , vậy 26,98%
Ở 450C có = 66,80 g/mol = 92a + 46(1 - a)
a = 0,4521mol = nN2O4 và nNO2 = 0,5479 mol
N2O4(k)⇌ 2NO2(k)
Ban đầu
x
0
Phản ứng
0,27395
0,5479
Cân bằng
x - 0,27395 0,5479
x - 0,27395 = 0,4521 x = 0,72605 mol , vậy 37,73%
(b), và P = 1 atm
Ở 350C
0,314

Ở 450C0,664

0,25

0,25

0,25

0,25

(c) Từ kết quả thực nghiệm ta thấy, khi nhiệt độ tăng từ 35 0C lên 450C thì tăng. Có
nghĩa khi nhiệt độ tăng cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. Vậy theo chiều
thuận phản ứng thu nhiệt, nên theo chiều nghịch phản ứng tỏa nhiệt.

0,5

0,5
Câu 10 Thực hành thí nghiệm lớp 10,11.
(2 điểm) 1. Tên của các phương pháp chưng cất:
Hình 1: Chưng cất thường.
Hình 2: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
2. Phạm vi áp dụng:
- Chưng cất thường: áp dụng khi tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều,
hay áp dụng cho các q trình chiết thơ,..
- Chưng cất lơi cuốn hơi nước: áp dụng cho các quá trình tách tinh dầu thực vật,…

0,5
0,5
0,5
0,5


Chú ý khi chấm:
- Trong các pthh nếu viết sai cơng thức hố học thì khơng cho điểm. Nếu khơng viết điều kiện
(theo yêu cầu của đề) hoặc không cân bằng pt hoặc cả hai thì cho 1/2 số điểm của phương trình đó.
- Nếu làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm ứng với các phần tưong đương.

8



×