SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỰ GIÁC HỌC TẬP BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 6
Đặt vấn đề:
Trong thời đại ngày nay, Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với
tất cả mọi người. Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai, là cơng cụ để mọi người có thể
hịa chung với sự phát triển của thời đại. Đối với học sinh lớp 6, đặc biệt là những
vùng nông thôn thư chúng ta, Tiếng Anh là cái gì đó rất xa lạ đối với các em.
Một tiết học Tiếng Anh thật là nặng nề đối với các em . Cùng với sự đổi mới
của chương trình và sự thiếu ý thức tự giác, độc lập, Tiếng Anh đến với các em thật
không dể dàng , vì đây là lần đầu tiên các em tiếp xúc với bộ mơn này. Thêm vào đó
là sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh và thiếu thời gian học tập, điều kiện học
tập ở nhà. Phần lớn các em là con nhà nơng, ngồi thời gian ở trên lớp, các em còn
phải giúp bố mẹ trong cơng việc gia đình. Có nhiều em cịn phải giúp bố mẹ với
nhiều công việc nặng nhọc, cho n ên ảnh hưởng đến việc học ở nhà. Đa số gia đình
các em cịn khó khăn, nên việc tạo điều kiện cho các em một góc học tập đầy đủ thật
khó. Ngồi ra một số các em chưa có ý thức tốt trong việc học. Coi việc học là đối
phó với việc lấy điểm, lên lớp. Tất cả những yếu tố đó đã làm giảm đi khả năng tư
duy, sáng tạo của các em.
Nói như vậy khơng có nghiã rằng những học sinh lớp 6 bắt đầu học T iếng Anh
không thể học được Tiếng Anh dể dàng như tiếng mẹ đẻ. Với vai trị là người dìu dắt,
hướng dẫn bước đầu, bản thân giáo viên bộ mơn phải tìm ra giải pháp tốt nhất để thầy
và trò cùng đạt kết quả tốt trong môn học này.
I. Mục đích của việc tự giác học tập bộ mơn Tiếng Anh lớp 6.
Rèn cho các em tính tích cực, độc lập, cần cù, sáng tạo trong học tập, trong
cuộc sống.
Cũng cố, đào sâu tri thức.
Tạo được sự tự tin, sôi nổi và hiệu quả cho tiết học Tiếng Anh ở trên lớp.
II.Thuận lợi và khó khăn của việc tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh lớp 6.
1. Thuận lợi:
* Thời gian không hạn chế. Việc tự giác học tập của các em không quy định
thời gian.Các em có thể đề ra thời gian biểu cho mơn học và học một cách tự nguyện.
* Việc tự giác học tập giúp các em cõng cố, đào sâu tri thức, phát huy được
tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
* Tiết kiệm được thời gian và tạo được sự sôi nổi ở trên lớp vì đă có sự chuẩn
bị của các em.
* Tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tri thức, phát triển hứng thú và năng
lực riêng của mỗi học sinh.
2. Khó khăn:
* Điều kiện phương tiện học tập còn hạn chế do điều kiện kinh tế gia đình.
*
Khó thành cơng nếu khơng chiến thắng được bản thân. Việc tự giác trong học
tập là tự mình quán xuyến mình, nếu khơng đề ra ngun tắc và thực hiện theo đúng
nguyên tắc thì sẽ thất bại.
*
Mang tính đối phó và chủ quan: đa số các em chưa có ý thức tự giác học
tập cao, phần lớn các em học để đối phó với việc gọi lên bảng đọc bài cũ, lấy điểm.
Một số em có tính chủ quan cậy nhờ vào bạn, điều này cịn mang tính chất may rủi.
III. Các phương tiện và phương pháp phù hợp cho việc học tập bộ
môn Tiếng Anh lớp 6.
1. Giáo viên:
Với vai trị là người hướng dẫn, dìu dắt các em, người giáo viên phải tạo
điều kiện giúp đỡ các em về các phương tiện và phương pháp gián tiếp khác.
Ví dụ như cách tra từ điển, cách đọc các phiên âm trong từ điển, cách sử
dụng băng nghe, …
2. Từ điển:
Học Tiếng Anh , phương tiện đầu tiên là từ điển. Khi gặp một từ mới, người
học cần biết nghĩa và cách đọc của nó.Người học có tính tích cực đến đâu cũng
khơng tự mày mị ra được. Lúc này người học cần sự giúp đỡ của từ điển.
3. Đài, băng:
Đây cũng là phương tiện cần thiết không kém. Các em có thể trang bị cho
mình một chiếc casette và băng thu chương trình mơn học Tiếng Anh . Các em có thể
mở băng, nghe cách đọc nhiều lần để nắm cách đọc. Phương pháp này giúp các em
học cách phát âm một cách chuẩn xác nhất của một từ, một câu hay một đoạn văn
trong Tiếng Anh .
4. Giấy nháp và bút:
Người học Tiếng Anh có thể dùng bút để ghi nhớ một từ Tiếng Anh và nghĩa
của nó. Miệng các em thì đọc, tay sẽ ghi ra giấy nháp, động tác này lặp đi lặp lại rất
nhiều lần thì mới khắc sâu và có hiệu quả.
5. Đọc:
Người học có thể đọc thuộc lịng các từ Tiếng Anh như học thuộc lịng các
mơn Sử, Địa…
Ví dụ: eat đọc là /i:t/ : ăn.
Phương pháp này rèn cho các em kỷ năng nói chứ khơng khắc sâu được như
kỷ năng viết.
6. Ôn bài cũ trước khi sang bài mới:
Phương pháp ôn bài cũ trước khi sang bài mới phải được thực hiện đều đặn
và theo một nguyên tắc nhất định. Tự kiển tra, đánh giá chính mình cho nên nếu
khơng theo quy tắc sẽ không thành công.
7. Vận dụng thực tế:
Trong cuộc sống thường ngày, cái gì đập vào mắt mình phải liên tưởng ngay
cái đó trong Tiếng Anh gọi là gì? Khơng nhớ hoặc chưa biết phải dị từ điển. Phương
pháp này rất thiết thực và khắc sâu người học.
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thực hiện những giải pháp đó ở nhà.
Về phần trên lớp, giáo viên có thể đưa ra một số trị chơi, có thể là đầu giờ hoặc đan
xen trong giờ học.
Với kiến thức cũ, cho các em tình nghuyện tham gia trị chơi theo nhóm,
theo đội như một cuộc thi. Sau cuộc thi đội chiến thắng được tuyên dương bằng sự
cổ vũ của cả lớp và giáo viên ghi điểm cho các thành viên vùa tham gia trị chơi.
Giáo viên có thể cộng điểm khuyến khích lồng vào đó để lơi cuốn những học
sinh khác tham gia vào những lần sau. Đây là hình thức kiểm tra bài cũ khơng
mang tính áp đặt và là động lực lôi cuốn, thúc đẩy các em tự giác học tập bộ mơn
này có hiệu quả.
IV. Kết luận:
Việc tự giác học tập môn Tiếng Anh lớp 6 sẽ mang lại cho học sinh tất cả các
kỹ năng cần thiết của bộ môn này trong suốt quá trình học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi xin đưa ra để tham khảo. Mong
rằng tất cả các em học sinh lớp 6 sẽ vận dụng có hiệu quả phương pháp tự học mơn
Tiếng Anh. Và các em nhận ra được vai trò thiết thực của Tiếng Anh hơn may để có
thái độ nghiêm túc, đúng đắn với môn học này.
V. Đề xuất:
Ngồi sự chuẩn bị của thầy và trị đối với môn học, tôi mong nhà trường
cũng tạo điều kiện về phương tiện dạy học đầy đủ hơn cho bộ mơn Tiếng Anh như:
trang bị thêm phịng Lap, tranh ảnh ; sửa chửa và mua sắm lại các băng đĩa đã bị hư
hỏng…để tiết học Tiếng Anh được lôi cuốn, sôi nỗi và đạt hiệu quả cao hơn.