Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.26 KB, 11 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Tiếng Anh, với tư cách là môn tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản,
bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu
của học vấn phổ thông.
Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho Hs một công cụ giao
tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền
văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng
quốc tế.
Môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông góp phần phát triển tư duy
(trước hết là tư duy ngôn ngữ ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt. Với đặc
trưng riêng, môn tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép
và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Tiếng Anh góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của Hs, giúp cho việc thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
*Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
*1. Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của BGH nhà trường, được học hỏi kinh nghiệm của
các anh, các chị bạn đồng nghiệp qua nhiều tiết dự giờ trên lớp, được sự giúp đỡ
của tổ trưởng tổ chuyên môn.
-Đa số học sinh ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô giáo, có nhiều cố gắng
trong học tập, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
*2.Khó khăn:
-Vì là học sinh ở vùng nông thôn, hoàn cảnh kinh tế còn hạn hẹp, đa số
các em vừa học vừa phụ giúp gia đình trong việc nhà, làm ruộng … Ít được sự
quan tâm của PHHS.
-Lớp học khá đông, nhiều học sinh yếu kém lười hoạt động và lười học,
trình độ không đều, mức độ tiếp thu bài học rất chậm và không như nhau, vì vậy
giáo viên phải nắm vững tình hình học tập ở các lớp mới lựa chọn cho mình


phương pháp dạy phù hợp tốt hơn và tích cực hơn.
-Vì có sự chênh lệch về trình độ kiến thức và mức độ tiếp thu cho nên
Giáo viên phải giảng bài kỹ và đi sâu sát vào trọng tâm của bài không nên
giảng quá xa sẽ mất thời gian và không có hiệu quả, ngược lại học sinh sẽ
không hiểu và nắm vững nội dung bài học được.
*3.Số liệu thống kê :
***Đầu năm học 2015 - 2016
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
KÉM
6/1
44
15
15
12
2
0
1


6/7
42
6
10
6/8
41

12
10
6/9
43
10
12
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :

20
15
17

6
4
3

0
0
0

*1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :

-Do cải tiến nội dung SGK theo chương trình cải cách nên giáo viên và học
sinh gặp không ít khó khăn trong việc dạy và học. Vì vậy, là một giáo viên đã
giảng dạy trong 12 năm qua, tôi thấy việc cải cách là một sáng kiến hay về nội
dung lẫn hình thức và bản thân tôi là một giáo viên, tuy chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc giảng dạy như các anh chị đồng nghiệp nhưng tôi vẫn cố
gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp, tìm ra
phương pháp phù hợp nhất để giúp Hs ngày càng thích thú học bộ môn Tiếng
Anh hơn.

-Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh”.
-Khi viết SKKN này, tôi rất hài lòng vì “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh
học tốt bộ môn Tiếng Anh lớp 6” đã bước đầu mang lại hiệu quả khả quan cho
tôi khi sử dụng phưong pháp này trong việc giảng dạy theo hướng đổi mới.
*2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:

-Việc đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo
được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đạo tạo lớp người năng
động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên
thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
-Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”.
Sau đây là một vài phương pháp dạy theo hướng đổi mới:
Ex: Một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới :
1. Dạy học vấn đáp, đàm thoại: là phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi – đáp, đàm thoại
giữa Gv và Hs, rèn cho Hs bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề
trước tập thể.
Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh họa và vấn đáp
tìm tòi.
2


2. Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề: là thông qua quá trình gợi ý,

dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, Gv tạo điều kiện cho Hs tranh luận, tìm
tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề.
3. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ: là phương pháp cùng tham gia,
nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng
Hs với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực
của Hs phải được phát huy và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành
viên trong tổ và nhóm nhỏ. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề
phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu
nhất của đổi mới PPDH, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH
càng đổi mới.
4. Dạy và học theo quan điểm công nghệ thông tin (CNTT):
CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Nếu nội dung bài học chỉ
truyền tới người học dưới dạng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng
thú. Nếu chỉ truyền tin theo một chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin
thu được của người học có thể phiến diện, không đầy đủ hoặc bị biến
dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung.
Theo quan điểm CNTT, để đổi mới PPDH, người ta tìm những “Phương
pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn
và hiệu quả hơn”.
*Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chúng ta có thể sử dụng các
phương tiện dạy học sau đây:
+Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead.
+Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với máy chiếu tin thể
lỏng hay còn gọi là video – projector.
+Phần mềm dạy học giúp Hs học trên lớp và ở nhà.
+Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính.
+Sử dụng mạng Internet để dạy học.
*Ưu thế của việc sử dụng CNTT:
-Gv chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần.
-Các PMDH có thể thực hiện các thí nghiệm ảo.

-Gv trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với
sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
-HS không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy
nghĩ…
*Có rất nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực và đổi mới. Tuy nhiên
là một giáo viên khi giảng dạy trên lớp, tùy theo trình độ của học sinh từng khối
lớp mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng của mình để nâng
cao chất lượng giờ học và mang lại kết quả khả quan hơn. Bên cạnh đó cũng
nhằm giúp cho học sinh của mình ngày càng thích thú học bộ môn Tiếng Anh
hơn.
EX: Dạy Tiếng Anh lớp 6
1/ Dạy sử dụng Phương pháp thay thế:
3


* Điển hình về một bài dạy đàm thoại:
-Sau khi qua các bước nghe, đọc, viết từ mới và giải thích từ, đến phần thực
hành bài đàm thoại:
- Gv tiến hành chia 2 nhóm đóng vai, đến từng cặp học sinh đóng vai. Khi
học sinh đóng vai, giáo viên phải chú ý sữa cách phát âm và cách nối vần trong
câu (nếu có) cho học sinh để các em nhận biết lỗi sai của chính mình và có
hướng sữa đổi lại cách phát âm chính xác hơn, như vậy các em mới nhớ lâu.
- Điều quan trọng trong bài đàm thoại giáo viên nên chú ý đến ngữ điệu
của bài, và khi học sinh đã thực hành thành thạo, giáo viên nên tập cho học sinh
quen với phưong pháp thay thế:
EX1a: Look at the picture
Hoa: There’s a new girl in my class
Huong: What’s her name?
Hoa: Her name is Mai.
Huong: How old is she, Hoa?

Hoa: She’s eleven.
-Chúng ta đưa ra tình huống (hoặc nếu như ở lớp dạy có một bạn mới
chuyển trường vào học thì chúng ta áp dụng thực tế tại lớp). Tùy theo nội dung
mỗi bài và điều quan trọng là giáo viên phải có sáng tạo, chuẩn bị sẵn các tình
huống tương tự như nội dung của bài học để gợi ý. Nhằm phát huy trí tưởng
tựơng ở học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh rất nhiều khi chúng ta dùng
phương pháp này:
EX1b:

= he
Huong: There’s a new boy in my class.
m
Thu: What’s his name?
eleven
Huong: His name is Tam.
Thu: How old is he, Huong?
Huong: He’s eleven.
EX2a: Lan: How many students are there in your class?
Mai: There are thirty.
Lan: How many boys and how many girls?
Mai: Fourteen boys and sixteen girls.
Lan: Oh, there are many girls in your class.
-Áp dụng thay thế số học sinh thực tế ở trong lớp mình đang dạy.
EX2b: Huong: How many students are there in your class?
Thao: There are thirty-five.
Huong: How many boys and how many girls?
Thao: Eighteen boys and seventeen girls
Huong: Oh, there are many boys in your class.
-Tuy nhiên không phải lúc nào giáo viên cũng dùng phương pháp này, tùy theo
bài, tùy theo nội dung dài hay ngắn mà sắp xếp thời gian dạy cho hợp lý ,chủ

4


yếu là làm sao cho học sinh thực hành thật nhiều, khi hiểu và nắm vững nội
dung bài học thì giáo viên mới chuyển sang phương pháp thay thế ngắn gọn.
EX3a: Hoa: What’s this, Lan?
Lan: It’s an eraser.
EX3b: Mai: What’s this, Nam?
Nam: It’s an ink-pot.
OR: Hoa: What’s this, Hai?
Hai: It’s a book (a ruler, a pencil, a pen,a notebook…)
-Có thể dùng vật thật (đồ dùng học tập ) để thực hành , thay thế càng nhiều
càng tốt , Học sinh nhớ nhiều từ hơn.
-Mở rộng hơn(tùy vào sự tiếp thu của lớp ở mức độ chậm hay nhanh )
EX3c: Mai: What are these, Nam?
Nam: They are books.
2/ Dạy ngữ pháp:
Việc dạy cấu trúc ngữ pháp có thể thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và
quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên Hs được cung cấp một qui tắc cấu trúc
ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh họa. Sau đó Hs luyện tập cách
sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên Hs được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ
các ví dụ này Hs phải khái quát hóa thành các quy tắc với sự gợi ý của Gv. Việc
lựa chọn một trong hai cách này tùy thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực
của Hs cũng như ý thích của Gv.
EX: Cấu trúc “HOW MANY: có bao nhiêu?”
How many + Pl.N+ are there + 1 cụm từ chỉ nơi chốn?
Answer: => There are/is + tính từ chỉ số lượng.
-Giáo Viên giải thích cấu trúc:
Theo sau “How many” là danh từ đếm được viết ở số nhiều tiếp theo ta cộng
“are there”; và sau “are there” là “một cụm từ chỉ nơi chốn”.

*Lưu ý: phải đặt (?) ở cuối câu vì là câu hỏi.
.Câu trả lời cho cấu trúc này có 2 cách:
There are/is+ tính từ chỉ số lượng.
-Giáo Viên nhấn mạnh: - Khi tính từ chỉ số lượng là 1 người hay 1 vật, ta dùng
“There is” cho câu trả lời .
- Khi tính từ chỉ số lượng từ 2 người hay 2 vật trở
lên ta dùng “There are” cho câu trả lời.
Trong cấu trúc câu hỏi với “How many”: Giáo viên nên dùng đồ dùng trực quan
để giúp học sinh khi nào dùng giới từ: “In” hay “On”.
*EX: 1số cụm từ chỉ nơi chốn:
.In the book, In the desk, In the class….
.On the table, On the chair, On the ceiling…
-Giáo viên gợi ý và dùng đồ dùng học tập:
(Để 2 cây bút chì trong hộp)
-Chỉ một tấm bảng trong lớp.
5


-Ss practice: -How many pencils are there in the box?
.There are two. (có 2)
-How many blackboards are there in the class?
.There is one. (có 1)
-Giáo viên: -Để 4 quyển sách trên bàn.
-Chỉ 2 bóng đèn trên trần nhà.
-Ss practice: -How many books are there on the table?
.There are four. (có 4)
-How many lights are there on the ceiling?
.There are two. (có 2)
-Như vậy học sinh sẽ dễ tiếp thu bài, hiểu bài, nắm vững bài và áp dụng có hiệu
quả. Ngoài việc thực hành mẫu câu trong SGK, giáo viên nên cho học sinh

thực hành theo từng cặp , lấy những đồ vật thực tế sẵn có trong lớp để yêu cầu
học sinh hỏi và trả lời cấu trúc vừa học.
**EX: Để dạy về cấp so sánh hơn đối với các tính từ, Gv có thể vẽ lên bảng
hoặc có thể trình chiếu trên powerpoint rồi từ đó trình bày cấu trúc.
long

expensive

tall

Các loại hình bài tập khi dạy cấu trúc ngữ pháp: Repetition, substitution,
conversion or transformation, matching, rearrangement, question and
answer, completion, making true sentences.
3/Dạy từ vựng :
a. Dùng giáo cụ trực quan trong khi dạy nghĩa từ:
-Gv có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh,
biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng.

6


building

truck

river

-Gv có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. Bản thân Gv và Hs luôn là
nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Ex: Unit 4: Big or small ?

C. Getting ready for school
*Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dùng cử chỉ hoặc điệu bộ để diễn tả một số
hoạt động của mình trước khi đến trường như: thức dậy, mặc quần áo, đánh
răng, rửa mặt, ăn sáng và đi học…

get up

get dressed

have breakfast
go to school
-Để phát huy tính tích cực ở Hs và dạy học theo hướng đổi mới, Gv phải biết
sáng tạo đưa ra tình huống để học sinh áp dụng và thực hành tùy theo nội dung
của từng bài mà đưa ra tình huống cho phù hợp.
b. Dùng tình huống:
-Gv có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa
của từ.
EX: Gv có thể chỉ vào 1 nam Hs ngồi giữa 2 nữ Hs để giới thiệu ý nghĩa của từ
between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.
7


c. Dùng ngôn ngữ lời nói:
-Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ.
*Ex: vẽ ngôi nhà, con sông, cái hồ, hoa…
-Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó.
*Ex: There is a rice paddy behind my school.
There are trees and flowers in the park.
*Các loại hình bài tập khi dạy từ: Substitution, matching, arrangement, oddone-out, grouping, blank filling, replacement, sentences making.
-Giáo viên nên dùng tranh minh họa cho bài: khi dạy đàm thoại hoặc đoạn văn

để giới thiệu bài và khi giới thiệu từ mới, sử dụng CNTT lồng ghép vào tiết dạy
càng sinh động hơn, học sinh sẽ chú ý tập trung và hứng thú khi học bộ môn
tiếng Anh:
.Dùng vật thật càng tốt (nếu có).
.Thuận lợi ở lớp 6: môn Tiếng Anh khi dạy, dùng vật thật có sẵn trong lớp
rất nhiều cho việc dạy từ vựng.
*EX: Một số đồ dùng học tập như: ruler, eraser ,pen, pencil, box….Ngoài ra
còn có: book, notebook, board, chair, table, shirt, trousers, watch, light, bench…
bên cạnh đó giáo viên có thể dùng thêm tranh vẽ minh họa, điệu bộ, cử chỉ, áp
dụng trong lúc dạy nhằm thu hút, gây sự say mê thích thú ở học sinh trong tiết
học ,tiết dạy sẽ thành công và đạt hiệu quả.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
-Sau khi tôi áp dụng các phương pháp này cho học sinh khối 6 và 7, tôi nhận
thấy một điều trong lớp học các em hoạt động nhiều hơn, không còn rụt rè và
nhút nhát như trước nhất là những học sinh yếu cũng bắt đầu tự tin và tham gia
học tập tích cực hơn. Tuy là kết quả ban đầu chưa được như ý nhưng cũng góp
một phần nâng cao chất lượng giờ học và đạt được kết quả tương đối khả quan.
Qua kết quả trên, tôi hy vọng với phương pháp này sẽ giúp cho học sinh chúng
ta tiến bộ hơn, tự tin hơn và thích thú hơn khi học bộ môn Tiếng Anh.
-Dưới đây là kết quả sau thời gian ứng dụng:
*Giữa kì I -Năm học 2015 -2016: Giảm được 11 học sinh yếu.
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
KÉM
6/1
44

17
16
11
0
0
6/7
42
8
12
20
2
0
6/8
41
13
12
15
1
0
6/9
43
13
10
19
1
0
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
-Gv nên lồng ghép CNTT vào tiết học để tạo thêm sự hứng thú trong học tập
của Hs.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sách giáo khoa, sách Gv và sách bài tập Tiếng Anh lớp 6,7,8,9 của nhà
xuất bản giáo dục.
2. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS
của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
8


3. Bài tập Tiếng Anh dùng kèm.
-Tác giả :Nguyễn Trùng Dương - Nguyễn Hữu Dự.
-Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố HCM.
4. 36 Đề trắc nghiệm kiểm tra Tiếng Anh Trung Học Cơ Sở.
-Tác giả :Nguyễn Thị Kim Phượng-Lê Thị Mai Phương.
-Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Thạnh Phú ngày 03/12/2015
NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Thị Phương Anh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị : Trường THCS Thạnh Phú
Thạnh Phú, ngày 03 tháng12
năm2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2015-2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm : MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 6.
Họ và tên tác giả : Phạm Thị Phương Anh
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THCS Thạnh Phú

Lĩnh vực : (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
-Quản lý giáo dục
-Phương pháp dạy học bộ môn : Tiếng Anh
-Phương pháp giáo dục
-Lĩnh vực khác : ………………………….
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng :Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới : (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả : (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ nhửng giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
9


3. Khả năng áp dụng : (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
-Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách :
Tốt
Khá
Đạt
-Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt
Khá
Đạt

-Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên và ghi rõ họ tên)
(ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

10


11



×