Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 6 tháng tuổi, bé gây chú ý như nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.38 KB, 5 trang )

6 tháng tuổi, bé gây chú
ý như nào?

Tiết mục gây chú ý của bé ngày càng phong phú. Giờ bé không chỉ khóc
ré lên, mà còn ngọ nguậy, uốn éo đủ kiểu.

1. Chụp, lắc và nắm

Rất dễ dàng để nhận ra những chuyển động của bé như khi bé ngồi và đưa
tay đòi bế. Bé đang học cách sử dụng các ngón tay riêng lẻ và cùng lúc. Bé
nhận thức được rằng có thể chạm tay vào đồ vật và nắm lấy đồ chơi bỏ vào
miệng. Quan sát cách bé 'gặm nhấm' đồ chơi, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều
ngạc nhiên thú vị đấy!



Bé có thể nhận ra cả món đồ dù mới chỉ nhìn thấy một phần của nó

Bước vào giai đoạn này, mắt của bé đã tinh tường hơn rất nhiều. Bé ngày
càng giỏi trong việc định vị các món đồ nhỏ và nhìn theo các vật chuyển
động. Bé có thể nhận ra cả món đồ dù mới chỉ nhìn thấy một phần của nó –
chẳng hạn như bé có thể nhận ra món đồ chơi yêu thích đang lấp ló dưới đi-
văng. Đây cũng là một kỹ năng chuẩn bị cho trò chơi trốn tìm mà bạn sẽ
chơi với bé trong vài tháng tới.

Ngoài ra, bạn có thể thấy, khi muốn cầm một vật nhỏ lên, bé dùng ngón cái,
ngón trỏ và ngón giữa nhón đồ vật. Để hoàn thiện kỹ năng này, hầu hết các
bé phải mất vài tháng nữa, nhưng từ độ tuổi này, bạn đã cần đặc biệt quan
tâm đến sự an toàn của bé. 'Cẩn tắc vô ưu', nhớ đề phòng trường hợp bé bị
hóc hạt.


Bé ở độ tuổi này, nhiều phụ huynh thường có tâm lý so sánh con. Khi một số
bé đã có thể di chuyển bằng cách trườn thì bé khác lại chỉ thích ngồi một chỗ
và nhìn ngắm mọi thứ. Dù là vận động nhiều hay ít thì tất cả các bé đều đang
khám phá khả năng của cơ thể theo những cách khác nhau. Do đó, bạn đừng
quá lo lắng khi thấy con có vẻ chậm hơn một chút.

2. Lăn, lăn và lăn

Tay và cổ bé cứng cáp hơn nên bé có thể tập lăn về một phía – đây có thể là
một cột mốc làm bạn rất ngạc nhiên và thích thú. Bé có thể dùng cách lăn
như là phương thức di chuyển chính của mình trong một khoảng thời gian,
hoặc cũng có thể bé bỏ qua giai đoạn này và chuyển qua ngồi, trườn, và bò
luôn. Bạn đừng lo nếu bé không chịu lăn, miễn là bé tiếp tục học các kỹ
năng mới và tỏ ra thích thú với việc di chuyển và khám phá xung quanh.

Bé biết lăn có thể là niềm vui của bé nhưng đồng thời là nỗi lo của bạn. Bạn
hãy giữ bé cẩn thận trong lúc thay tã và không bao giờ để bé một mình trên
giường hoặc trên bất cứ chỗ nào cách xa mặt đất mà không để mắt đến bé.



Bé có thể làm những trò rất tinh nghịch để thử xem bạn phản ứng

3. Tiếng bập bẹ đầu tiên

Nhiều bé bắt đầu bập bẹ từ khi 6 tháng tuổi. Có thể bạn sẽ nghe thấy bé nói
“mamamama” hay “babababa” – những từ mà bạn đã mong đợi từ rất lâu.
Thông thường bé sẽ nói “babababa” trước. Điều đó không có nghĩa là bé
muốn nhận ba trước. Bé sẽ bi bô rất nhiều âm khác nhau và có thể lần lượt
hết âm này rồi mới đến âm khác.


Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết bé chỉ tình cờ phát âm “ba”, “ma”
thôi hay là bé muốn gọi ba mẹ. Có thể bé chỉ tình cờ mà thôi nhưng bạn vẫn
hãy đáp lại lời bé và lặp lại những âm thanh này. Bé sẽ sớm gọi đúng ba và
mẹ thôi.

4. Chuyên gia gây chú ý

Ở tuổi này, bé không chỉ chấp nhận sự chú ý từ những người khác mà còn
rất quan tâm đến người xung quanh. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ thấy bé bắt
đầu e dè với người lạ nhưng hiện tại bé vẫn chưa biết phân biệt. Chỉ cần cười
với bé, nhìn bé với ánh mắt trìu mến là có thể trở thành bạn của bé ngay.
Nhưng bạn cũng đừng lo, bé vẫn rất cần và tha thiết tình yêu và sự quan tâm
của bạn.

Bé cũng biết rằng những việc bé làm, cả những điều bạn thích lẫn không
thích, đều làm bạn chú ý đến bé nên từ giờ trở đi bé sẽ làm tất cả mọi thứ để
gây chú ý với bạn. Lúc này hầu như mọi thứ bé làm đều rất đáng yêu nhưng
khi bé lớn hơn, bé có thể làm những trò rất tinh nghịch để thử xem bạn phản
ứng thế nào. Khi bé ngoan bạn đừng quên khen bé nhé. Đó là cách rất tốt để
bắt đầu dạy bé ngay từ những hành vi sai trái của mình.

Có một điều sẽ trở nên dễ nhận ra, đó là bé đang bắt đầu mở rộng các “tiết
mục” gây chú ý của mình. Không chỉ bằng cách dùng tiếng khóc mà bé còn
có thể ngọ nguậy, gây ra tiếng ồn, thổi phì phì, v.v… Trong ba tháng sắp tới,
bé sẽ có những cách rất riêng để cho bạn biết bé nghĩ gì, muốn gì và cần gì.

×