Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) nâng cao khả năng vận dụng thực tiễn của học sinh thông qua sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.58 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục
đã có sự thay đổi về mọi mặt và đặc biệt là về PPDH. Giáo dục phổ thông nước ta
đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ chỉ quan tâm đến việc học sinh học
được cái gì đễn chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học [1]
Đối với các môn học trong trường phổ thông nhiệm vụ quan trọng đặt ra là
phải làm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất, bước vào
cuộc sống học sinh có thể vận dụng được kiến thức đã học và nhanh chóng tiếp thu
được cái mới với trình độ hiện đại của khoa học kĩ thuật. Do đó trong giảng dạy các
mơn học trong trường phổ thơng, việc áp dụng các PPDH tích cực nhằm phát triến
tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh là vơ cùng quan trọng.
Đối với bộ mơn vật lí ở trường phổ thơng là một bộ mơn có liên hệ và gắn bó
chặt chẽ với thực tiến cuộc sống và lao động sản xuất. Để nâng cao được hiệu quả
giảng dạy và khả năng ứng dụng thực tiến của học sinh thì việc sử dụng hệ thống
Bài tập vật lí nói chung và nhất là những Bài tập vật lí có nội dung thực tiến nói
riêng vào trong giảng dạy là một việc làm vô cùng cần thiết. Bản thân mỗi bài tập
vật lí đã là một tình huống vận dụng tích cực. Từ đó, giúp các em vận dụng những
kiến thức đã học để giải quyết tốt những nhiệm vụ học tập và những vấn đề mà
thực tiễn đã đặt ra.
Qua việc nghiên cứu các tài liệu và xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản
thân cũng như của các đồng nghiệp trong chương “Dịng điện khơng đổi - Vật lí
11”, tơi nhận thấy rằng: Việc dạy học vật lí ở các trường phổ thơng hiện nay do
điều kiện cơ sở vật chất học sinh rất ít khi được quan sát hay tiến hành các thí
nghiệm, ít được làm các bài thực hành một cách đầy đủ theo yêu cầu. Đồng thời
nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp, truyền đạt những kiến thức lí
thuyết, những bài tập vật lí cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ củng cố kiến thức thiếu
gắn liền với thức tiễn. Trong khi đó nội dung kiến thức trong chương là những nội
dung liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt mà học sinh được tiếp cận hàng ngày. Bên


cạnh đó hiện nay cũng chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bám sâu những
bài tập về “ Dòng điện khơng đổi – Vật lí 11” có những nội dung gắn liền với thực
tiến sử dụng dòng điện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến đại bộ phận học sinh không hứng thú
trong học tập và sau khi học xong chương này khơng có khả năng vận dụng được
các kiến thức đã học vào trong thực tiễn sử dụng điện năng trong gia đình cũng như
trong cuộc sống. Xuất phát từ thực tế đó, tơi nhận thấy việc xây dựng và sử dụng
hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn về dịng điện khơng đổi là vơ cùng cần thiết
đối với cả học sinh và giáo viên. Vì vậy tơi đã chọn đề tài: Nâng cao khả năng vận
dụng thực tiễn của học sinh thông qua sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn trong dạy học chương “Dịng điện khơng đổi - Vật lí 11” làm đề tài nghiên
cứu của mình.

download by :

1


1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập vật lí trong chương “Dịng điện khơng đổi – Vật
lí 11” có nội dung gắn liền với thực tiễn sử dụng điện năng trong gia đình và trong
cuộc sống.
- Vận dụng hệ thống bài tập đã xây dựng vào trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Nội dung kiến thức, kỹ năng và quá trình dạy học Chương “Dịng điện khơng đổi
- Vật lí 11”.
- Xây dựng bài tập định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Các bài tập vật lý có nội dung gẵn với các tình huống và các vấn đề nảy sinh thực
tiễn sử dụng dụng điện năng và thực tiến dạy học.

- Đánh giá hiệu quả của quá trình vận dụng vào trong giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được các nhiệm vụ và mục đích của đề tài, tơi sử dụng phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu sách, báo, tài liệu tham khảo
để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, các căn cứ cho những đề xuất về tiến trình dạy
học.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

download by :

2


II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Quan điểm chung về đổi mới giáo dục Trung học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới
giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn
bản, đặc biệt được thể hiện trong Luật giáo dục, trong văn kiện đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI và XII. Trong đó thể hiện rõ nội dung trọng tâm sau : Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh… [1].
Như vậy có thể nói quan điểm đổi mới giáo dục là : Chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
chỉ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đễn chỗ quan tâm học sinh vận

dụng được cái gì qua việc học [1]. Đồng thời đặt ra cho môi giáo viên cần phải đổi
mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng
lực học sinh” [1].
2.1.2. Các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của mơn Vật lí cấp Trung học
phổ thơng theo định hướng phát triển năng lực.
Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực của người học thì các
năng lực chun biệt trong bộ mơn Vật lí chia thành ba nhóm.
- Nhóm năng lực lực làm chủ và phát triển bản thân , bao gồm: Năng lực tự học ;
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực học sáng tạo.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
- Nhóm năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
phương tiện truyền thông ; Năng lực sử dụng ngơn ngữ; Năng lực tính tốn [1].
Từ các năng lực trên người ta có thể cụ thể hóa hơn bằng cách chia nhỏ ra
các nhóm năng lực thành phần, bao gồm:
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí ( K1, K2…)
- Nhóm năng lực thành phần về phương pháp ( P1, P2, P3, …, P9), trong đó tập
trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mơ hình hóa.
- Nhóm năng lực trao đổi thông tin ( X1, X2, …, X8), trong đó tìm kiếm, lựa
chọn thơng tin, hoạt động nhóm, trao đổi bằng ngơn ngữ vật lí và các cách diễn tả
đặc thù của vật lí.
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến cá nhân ( C1, C2, …, C6), trong đó
tập trung vào khả năng tự đánh giá năng lực bản thân, có kế hoạch học tập vật lí để
nâng cao trình độ bản thân, so sánh đánh gía được các giải pháp kỹ thuật khác nhau
về mặt kính tế, xã hội, môi trường, sử dụng kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh

download by :

3



báo mức độ an tồn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các
công nghệ hiện đại…[1].
2.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của Bài tập Vật lí trong việc phát triển năng lực
học sinh.
Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người
giáo viên cần phải thực hiện. Đối với giáo viên, bài tập là yếu tố để điều khiển quá
trình giáo dục. Đối với học sinh, bài tập là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần
của nội dung học tập [1].
Theo chức năng lý luận dạy học bài tập có thể bao gồm bài tập học và bài tập
đánh giá. Trong bài tập học gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức
mới, bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học. Theo dạng của câu
trả lời của bài tập thì có dạng bài tập “đóng” hay “ mở”. Trong đó bài tập “ mở”
chú trọng đến tính độc lập và sáng tạo của học sinh, nhất là các bài tập mở có nội
dung gắn với thực tiễn [1].
Bài tập định hướng phát triển năng lực của người học có nhiều những ưu
điểm nổi bật là: Trọng tâm khơng phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng
lẻ mà là sự vận dụng phối hợp các thành tích khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới
đối với người học. Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu
tượng mà ln theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo thử thách cuộc
sống, nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn [1].
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng
phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng: Bài tập tái hiện; Bài tập
vận dụng; Bài tập giải quyết vấn đề; Bài tập gắn với bối cảnh và tình huống thực
tiến. Trong đó các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và
tình huống thực tiễn là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều
con đường giải quyết khác nhau [1].
2.1.4. Những nội dung trong tâm của chương “ Dịng điện khơng đổi – Vật lí 11”
cần đạt được theo định hướng phát triển năng lực.
Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh thì mục tiêu trong chương này học sinh cần đạt được là.

* Về kiến thức: Học sinh cần biết, thông hiểu được các vấn đề sau.
+ Các tác dụng của dòng điện: Tác dụng từ, tác dụng sinh lý, tác dụng nhiệt, …
+ Mỗi quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế . Biểu thức định luật ôm cho các
đoạn mạch.
- Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần:
- Định luật ơm toàn mạch:

và U = E – I.r

download by :

4


- Định luật ơm cho đoạn mạch có máy thu:

.

- Định luật ơm cho đoạn mạch có nguồn và máy thu nối tiếp:

.

+ Công, công suất và hiệu suất.
- Mạch chỉ có điện trở thuần: A = U.I.t = Q = I2.R.t, P = I2R
- Nguồn điện: A = E.I.t = U.I.t + I2.r.t = Acó ích + Ahao phí
P = E.I = U.I + I2.r = Pcó ích + Phao phí,
- Máy thu điện: A = U.I.t = E’.I.t + I2.r’t = Acó ích + Ahao phí.
P = U.I = E’.I + I2.r’ = Pcó ích + Phao phí,
+ Tính chất cơ bản của mạch điện mắc nối tiếp và mắc song song
- Mạch mắc nối tiếp: U = U1 + U2 + … ; I = I1 = I2 =… ; P = P1+ P2 + …

- Mạch mắc song song: U = U1 = U2 = …; I = I1 + I2 + …; P = P1+ P2 + …
+ Tính chất cơ bản mắc nguồn thành bộ
- Mắc nối tiếp: Eb = E1 + E2 + …, rb = r1 + r2 + ….
- Mắc xung đối:
, rb = r 1 + r 2 .
- Mắc song song : Eb = E1 = E2 = … = E,
+ Các dụng cụ đo điện : Vôn kế ( đo hiệu điện thế), Ampe kế ( đo cường độ
dịng điện), t kế ( đo cơng suất), Cơng tơ điện ( đo năng lượng điện tiêu thụ)
+ Các thông số thông thường, thường ghi trên các dụng cụ tiêu thụ điện: U đm,
Iđm, Pđm , f ( tần số đối với điện xoay chiều).
+ Điện trở của dây dẫn đồng chất, tiết diện đều:

. [4], [5].

* Về kỹ năng cơ bản: Học sinh có thể
+ Vận dụng được các kiến thức trên để giải được các bài tập cơ bản.
+ Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện. Biết cách
sử dụng các dụng cụ đo điện Vôn kế, Ampe kế, Oát kê, Công tơ điện. [4], [5].
* Về kỹ năng vận dụng theo định hướng phát triển năng lực. Học sinh có thể
+ Vận dụng được các kiến thức để đảm bảo sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
năng trong quá trình sử dụng điện năng ở gia đình, cơ quan và nơi công cộng.
+ Thiết kế được mạch điện đơn giản và tính tốn được số liệu để mắc được
mạng điện phù hợp trong gia đình, cơ quan và nơi công cộng.
+ Thiết kế được các mạch điện theo u cầu thường gặp ở gia đình, cơ quan,
nơi cơng cộng
2.2. Thực trạng của vấn đề.

download by :

5



Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn giảng dạy có thể khẳng định bài tập vật lí
nói chung và bài tập vật lí có nội dung gắn liền với thực tiễn nói riêng, có một vai
trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh khi học vật lí.
Tuy nhiên thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự
quan tâm, đầu tư đúng mức đến xây dựng hệ thống bài tập và áp dụng vào trong
giảng dạy. Đặc biệt là phần “ Dòng điện” lại gắn liền đến việc sử dụng điện năng
trong sinh hoạt thường ngày và trong cuộc sống của học sinh. Thực trạng này được
biểu hiện ở một số vấn đề cơ bản theo các cấp độ sau:
+ Thứ nhất là: Trong tiết học một bộ phận giáo viên mới chỉ chú trọng đến
giảng dạy những nội dung lý thuyết, kiên thức trong tiết học, ít quan tâm đến việc
sử dụng bài tập có nội dung và mức độ phù hợp để sử dụng trong tiết học trên lớp.
+ Thứ hai là: Chưa chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập.
Việc sử dụng bài tập một bộ phận giáo viên mới chỉ dựng lại ở việc ra bài tập làm
trên lớp trong tiết học, chưa có những bài tập ngoài giờ hợp lý cho học sinh.
+ Thứ ba là: Chưa chú trọng đến nội dung, mức độ của các bài tập vật lí. Nội
dung các bài tập mới chỉ dừng lại ở mức độ củng cố kiến thức, củng cố lý thuyết.
Đặc biệt là các bài tập mang nặng tính lý thuyết, tính hàn lâm, thiếu gắn liền với
tính ứng dụng vào các tình huống thực tiến trong cuộc sống và trong sinh hoạt
thường ngày mà học sinh gặp phải. Trong khi đó đặc thù của bộ mơn vật lí là ln
gắn liền với hiện tượng tự nhiên và thực tiến cuộc sống, nhất là phần “ Dòng điệnSử dụng điện năng” có nội dung gần gũi nhất với cuộc sống thường .
Từ những vấn đề trên dẫn đến những hạn chế cơ bản của hiệu quả giảng dạy
sau khi học sinh học xong phần “ Dòng điện” như sau.
+ Thứ nhất là học sinh chỉ nhớ được những kiến thức một cách máy móc,
khơng phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo.
+ Thứ hai là nội dung bài tập mang nặng tính lí thuyết, tính hàn lâm nên học
sinh có cảm giác nặng nề, khơng hứng thú trong học tập.
+ Thứ ba là hình thức tổ chức học tập chỉ dừng chủ yếu ở trên lớp trong tiết

học nên dẫn đến học sinh không phát huy được năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng
công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn v.v…
+ Thư tư là nội dung bài tập không gắn liền đến các tình huống thực tiến nên
dẫn đến học sinh khơng có khả năng vận dụng các kiến thức vào việc “Sử dụng
điện năng” trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một trong những hạn chế quan trọng
nhất. Biểu hiện của hạn chế này là sau khi học xong phần “ Dịng điện – cấp trung
học” nhiều học sinh khơng nắm vững được những nguyên tắc “ Sử dụng an toàn và
tiết kiệm điện năng”; không thể “thiết kế, lắp đặt” được những mạch điện phù hợp

download by :

6


các yêu cầu thường gặp trong sử dụng ở gia đình, cơ quan…; khơng biết cách sử
dụng các thiết bị điện dân dụng; không nắm vững được các nguyên tắc và cách sử
dụng các đồng hồ đo điện (vôn kế, ampe kế, oát kế…) trong thực nghiệm cũng như
sử dụng điện ở gia đình, cơ quan…
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và nhất là từ thực trạng dẫn đến những hạn chế nêu
trên, tôi đã áp dụng một số các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên theo
hướng “tiếp cận bài tập định hướng phát triển năng lực”. Cụ thể là
+ Giải pháp thứ nhất là: Đa dạng hóa hình thức học tập.
+ Giải pháp thứ hai là: Xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng phát triển
năng lực, tập trung vào những bài tập có nội dung gắn liền với tình huống thực tiến
“ Sử dụng điện năng an tồn, tiết kiệm trong gia đình, trong cơ quan, nơi công
cộng”, để bổ sung vào hệ thống bài tập cơ bản đã có trong Sách giáo khoa và Sách
bài tập Vật lí trong chương “ Dịng điện khơng đổi – Vật lí 11”. Trên cơ sở hệ
thống bài tập đã xây dựng, tiến hành chọn lựa các bài tập để sự dụng phù hợp tương

ứng với từng hình thức học tập.
2.3.1. Đa dạng hóa hình thức học tập. Trong giải pháp này tơi chọn lựa hai
hình thức giao nhiệm vụ học tập thông qua sử dụng bài tập Vật lí ở hai thời điểm:
Sử dụng loại bài tập cần giải quyết ngay trong tiết học trên lớp và Sử dụng loại bài
tập cần giải quyết ngoài giờ trên lớp cho các nhóm học sinh. Qua hai hình thức này
sẽ đạt được mục tiêu là cũng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản và phát huy được những
năng lực của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập. Trong giải pháp này tôi đã căn cứ vào
những tình huống nảy sinh từ thực tiến sử dụng điện năng ở gia đình, ở cơ quan …
để xây dựng và sưu tầm những bài tập có nội dung gắn liền với các tình huống.
Đồng thời căn cứ vào mức độ của bài tập và mục tiêu sư phạm tôi đã chia hệ thống
bài tập thành hai nhóm; Nhóm bài tập vận dụng trong các tiết học trên lớp và Nhóm
bài tập vận dụng ngồi giờ trên lớp cho các nhóm học sinh.
2.3.2.1. Nhóm bài tập sử dụng trong các tiết học trên lớp.
* Cơ sở xây dựng: Dựa vào mục tiêu là củng cố các kiến thức cơ bản về mạch
điện nối tiếp, mạch điện song song, công suất tiêu thu, các giá trị định mức của các
thiết bị điện, cách sử dụng các thiết bị đo điện các vấn đề sử dụng an toàn điện
năng để xây dựng nhóm bài tập. Đồng thời nội dung của các bài tập này có điểm
khác với các bài tập trong SGK hiện hành là ở chỗ luôn gắn liền với một tình huống
trong thực tiến.
* Nội dung bài tập:
Bài tập 1. Đầu của phích căm vào ổ điện một đồ điện

download by :

7


gia dung thường có 3 chân, trong đó có một chân dài hơn
hai chân kia, chân dài được nối với vỏ ngồi của đồ dùng.

Vì ổ cắm chỉ có hai lỗ nên một bạn học sinh đề xuất cắt bỏ
chân dài đi. Theo quan điểm của em thì cách làm này có hợp
lý khơng ? Vì sao ? [2]
Hướng dẫn:
- Nhận xét: Cách làm này khơng hợp lý, hay nói cách khác là khơng nên làm.
- Lí do: Nếu sử dụng phích cắm có 3 chân thì chân thứ 3 sẽ giúp loại bỏ nguồn
điện bị rị rỉ đó. Vì trên những ổ cắm điện có 3 lỗ thì sẽ có 2 lỗ kết nối dây nóng và
dây nguội, lỗ thứ 3 có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của cơng trình để đảm
bảo an tồn khi có sự chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị điện. Đồng thời với
phích ba chân này thì chân dài cịn có tác dụng giữ cho phích cắm vào ổ được chắc
chắn, tiếp xúc điện tốt hạn chế tỏa nhiệt ở ổ cắm và không gây ra hiện tượng đánh
tia lửa điện làm cháy ổ.
Bài tập 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không được làm khi sử
dụng an tồn điện ?
A. Dùng kìm cách điện để cắt, nối dây điện khi sửa chữa.
B. Loại dây điện phải có vỏ bọc và phù hợp với thiết bị tiêu thụ điện.
C. Công tắc điện được nối với dây nguội.
D. Dây nóng được nối qua cầu chì . [2]
Hướng dẫn
Cơng tắc điện nên được nối với dây nóng để khi tắt cơng tắt thì ta đã ngắt dây nóng
ra khỏi thiết bị đảm bảo được an toàn hơn. ( Đáp án C)
Bài tập 3. Trong sử dụng điện gia đình bảng điện gồm có một hộp cơng tắc
đơn, một ổ cắm ba lỗ . Yêu cầu : Ổ cắm làm việc độc lập, cơng tắc dùng để tắt, bật
bóng đèn và mạch điện phải đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý. Trong các cách mắc
sau, cách mắc nào hợp lý: [2]
Dây nóng

Dây nóng
Dây nguộn


Dây nguộn



Dây nóng
Dây nguộn




Hình A

Hình B

Hình C

Hướng dẫn
- Theo sơ đồ A thì ổ cắm khơng thể độc lập với bóng đèn.
- Theo sơ đồ B thì ổ cắm độc lập với bóng đèn nhưng khi tắt cơng tắc dây nóng vẫn
được nối với bóng vậy sẽ khơng an tồn khi tắt hay, sửa bóng đèn.
- Theo sơ đồ C thì ta có thể đáp ứng được các yêu cầu ( Đáp án C)

download by :

8


Bài tập 4. Khi sử dụng bếp điện hoặc bàn là dùng dây ma so thì dây ma so
nóng đỏ , cịn dây dẫnn bằng đồng thì khơng nóng đỏ. Đó là vì
A. Dịng điện qua dây đồng nhỏ nên tiêu hao điện năng nhỏ.

B. Điện năng tiêu hao trên dây ma so và dây đồng như nhau nhưng trên dây đồng
tản nhiệt nhanh hơn khơng nóng.
C. Dịng điện qua dây ma so lớn nên điện năng tiêu hao lớn.
D. Điện trở dây đồng khá nhỏ nên tỏa nhiệt trên dây khá nhỏ. [2]
Hướng dẫn
- Vì dây ma so nối tiếp với dây dẫn đồng nên cùng cường độ dòng điện I
- Vì tỏa nhiệt trên dây là Q = I 2Rt nên dây đồng có điện trở nhất nhỏ, nhiệt lượng
tỏa ra rất nhỏ, cịn dây ma so có điện trở rất lớn nên tỏa nhiệt rất lớn ( Đáp án D)
Bài tập 5. Ở gia đình nhà bạn An có sử dụng một ấm nước siêu tốc, trên âm có gắn một bảng táp
lơ thơng số có ghi

Hiệu sản phẩn: Kangaroo – KG343 Tần số: 50Hz
Dung tích: 1,5L
Hiệu điện thế định mức :  220V
Công suất định mức: 1500W
Bạn An dùng âm để đun một lượng nước đúng bằng dung tích, từ 20 0C đên khi sơi
là 1000C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4,2.103 J/(kg.0C)
1) Hãy tính ước lượng thời gian đun sơi nước.
2) Thực tế khi đun thì thời gian lớn hơn so với tính tốn. Ngun nhân do đâu ? [2]
Hướng dẫn
1) Khi ấm hoạt động bình thường và coi tồn bộ nhiệt tỏa ra đều được nước
hấp thụ thì ta có: Qtỏa = P.t = mc.t0 suy ra được t = 336 (s).
2) Thực tế thời gian đun sơi nước có thể do hai nguyên nhân chính.
- Hiệu điện thế khi đun thấp hơn hiệu điện thế định mức.
- Một phần nhiệt bị tỏa ra ngồi mơi trường.
Nhận xét: Để sử dụng có hiệu quả thì khi điện yếu ta hạn chế đun nước và khi
đun nên đậy kín nắp ấm. Vì khi đó thời gian đun nước kéo dài, lượng nhiệt tỏa ra
mơi trường lớn làm hao phí điện năng nhiều hơn. Đồng thời khi đèn báo sơi thì
ngắt điện để hạn chế việc nước bay hơi, tiêu tốn điện năng.
Bài tập 6. Nhà bạn Hoan lắp đặt một bình nước nóng thu năng lượng Mặt trời.

Ngày quang mây thì khơng cần sử dụng điện, cịn ngày âm u thì phải sử dụng điện
để hỗ trợ. Mác đề trên bình có ghi các thơng số
Dung tích: 1000L
(220V -1650W – 50Hz)
1) Khi bình chứa đầy nước thì nhiệt lượng cần thiết đề nhiệt độ của bình từ 20 0C
lên đến 500C là bao nhiêu ?
2) Nếu gia nhiệt hỗ trợ bằng cách sử dụng điện thì dịng điện để bình làm việc bình
thường là bao nhiêu ?

download by :

9


3) Vì thời tiết âm u nên năng lượng Mặt trời chỉ đủ cung cấp 45% nhiệt lượng cần
thiết nên ta phải sử dụng điện để hỗ trợ. Hãy tính thời gian cần thiết để gia nhiệt
cho bình bằng dịng điện.[2]
Hướng dẫn
1) Tính nhiệt lượng cần thiết: Ta có: Qht = mct0 = 1,26.107 J.
2) Khi hoạt động bình thường thì: I = P/U = 7,5 A.
3) Vì có 45% là năng lượng từ Mặt trời nên năng lượng điện cần cung cấp thêm
là 55%, do đo ta có : P.t = 0,55.Qht suy ra t = 4,2.103s.
Nhận xét: Thực tế thì giá trị số liệu sẽ khác với giá trị tính tốn vì có sự tỏa
nhiệt ra mơi trường ngồi.
Bài tập 7. Một bàn là điện có ghi điện áp định mức 220V và có điện trở thay
đổi khơng đáng kể theo nhiệt độ. Khi sử dụng vào giờ cao điểm hiệu điện thế chỉ
đạt 110V. Khi đó cơng suất của bàn là tăng hay giảm bao nhiêu lần ? Qua đây em
cần có lưu ý gì khi sử dụng ?
Hướng dần
- Công suất tỏa nhiệt của bàn là: P = I2R = U2/R nên khi đó cơng suất tỏa nhiệt sẽ

giảm đi 4 lần.
- Điều cần lưu ý: Không nên sử dụng bàn là vào các giờ cao điểm. Vì lúc đó cơng
suất tỏa nhiệt của bàn là nhỏ, bàn là lâu nóng nên thời gia là quần, áo sẽ lâu hơn,
nhiệt lượng tỏa ra môi trường nhiều hơn dẫn đến hao phí nhiều điện năng.
Bài tập 8. Nhà bạn Bình có một bếp điện ghi (220V - 1000W). Trong một lần
kiểm tra bạn phát hiện phần dây bếp tỏa nhiệt bị đứt. Bạn Bình đã thay đoạn dây
đứt bằng một đoạn dây khác cùng vật liệu, cùng chiều dài nhưng nhỏ hơn một chút
so với dây cũ. Hãy cho biết sau khi thay công suất thay đổi thế nào và có nhận xét
gì về cách làm này ?
Hưỡng dẫn
- Công suất tỏa nhiệt trên bếp là: P = U2/R.
- Điện trở của dây dẫn là : R = l/S tăng lên so với trước khi thay dẫn đến công
suất tỏa nhiệt sẽ giảm.
- Nhận xét: Nên thay đúng loại dây thi tốt hơn
Bài tập 9. Nhà bạn Hùng có sử dụng một quạt điện, vào mùa mát không cần
dùng nên cất quạt đi. Vào đầu mùa hè bạn Hùng đem ra dùng, khi cắm điện thấy
quạt quay một số vịng thì dừng lại, sau một lúc bạn nhận thấy vỏ quạt rất nóng và
có mùi khét ? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó ? Qua đây em cần
có lưu ý gì khi sử dụng quạt ?
Hướng dẫn
- Nguyên nhân : Có thể động cơ lâu ngày ổ trục bị khô dầu hoặc tụ điện đã khơng
cịn tốt nên động cơ bị bó máy dẫn đến quạt không quay. Về nguyên lý năng lượng

download by :

10


thì quạt có nhiệm vụ biến điện năng thành cơ năng (A điện = UIt = Acơ + I2r.t) nên
khi quạt khơng quay thì dịng điện tăng rất nhanh, tồn bộ điện năng chuyển thành

nhiệt năng nên làm quạt nóng lên, các cuộn dây bị cháy rất nguy hiểm.
- Lưu ý khi sử dụng: Cần bảo dưỡng quạt thường xuyên, thường xuyên tra dầu, mỡ
vào ổ trục, để quạt nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt. Khi cất đi cũng phải tra
dầu, mỡ, lau chùi sạch sẽ, bọc túi bóng cẩn thận.
Bài tập 10. Nhà bạn cường có sử dụng 4 bóng đèn có gi (220V - 40W), một ti
vị có ghi (220V - 60W), một quạt cây có ghi (220V - 60W), một tủ lạnh có ghi
(220V - 100W). Nếu bình qn mỗi ngày bóng đèn, ti vi, quat điện làm việc trong 3
giờ, tủ lạnh làm việc trong 5 giờ thì trong một tháng ( 30 ngày) nhà bạn Cường phải
trả khoảng bao nhiêu tiền. Có nhận xét gì về kết quả tính được ? Biết một số điện
của công tơ số tiền phải trả là 1.500 đ. [2].
Hướng dần
Tổng điện năng sử dụng trong một tháng là:
A = {3( 4.40 + 60 +60) + 5.100 }x 30 = 40200 W.h
Số chỉ của công tơ là: n = A/ 1kW.h = 40,2 (số).
Số tiền phải trả là: 40,2 x 1.500 = 60300 đ ( sáu mươi nghìn, ba trăm đồng)
Nhận xét: Thực tế số tiền phải trả có thể khác với tính tốn vì có sự hao phí trên
đường dây, hiệu điện thể khơng ơn định đúng định mức và sử dụng tủ lạnh, bật tắt
ti vi khơng đúng cách.
Bài tập 11. Trong gia đình, bình nóng lạnh dùng vịi tắm hoa sen có hai loại là
loại bình trữ nước và bình khơng trữ nước. Loại bình trữ nước cần một thời gian
tương đối dài để nước tăng nhiệt độ, đợi đến khi nhiệt độ trong bình đủ nóng theo
u cầu thì mới dùng. Loại bình khơng trữ nước thì để cho nước lạnh trực tiếp đi
qua bộ nhiệt điện, khi đạt tới nhiệt độ theo yêu cầu thì nước sẽ lập tức phun ra khỏi
vịi. Người ta khuyến cáo khơng nên dùng loại bình này. Cho biết nhiệt độ nước
lạnh là 160, nhiệt dung riêng của nước là 4,2.103 J/(kh.0C), nhiệt độ nước nóng để
vịi phun hoạt động là 380, lưu lượng nước nóng chảy qua vòi phun là 4.10 -3
( m3/phút) và mạng điện gia đình cho phép dịng điện chay qua khoảng 5A. Từ các
số liệu nêu trên bạn hãy tính tốn để giải thích khuyến cáo trên là đúng ? [2]
Hướng dẫn
Tính tốn:

- Khi sử dụng bình khơng trữ nước ta có lượng nước sử dụng trong 1 giây là
m = 1000(kg/m3).4.10-3(m3) : 60s = 6,67.10-2 kg.
- Nhiệt lượng cần cung cấp trong 1 giây Q = mct0 = 6163,08 J
- Công suất điện tiêu thụ sẽ là: P = Q/t = 6163,08 W = U.I
Suy ra dòng điện chạy trong mạch: I = 28 A >> 5A.

download by :

11


Nhận xét: Trong cách dùng này dòng điện quá lớn nên dễ gây ra quá tải đường
dây, dẫn đến chập cháy, gây hỏa hoạn . Đồng lời khi nước chảy thì vẫn phải có
dịng điện trực tiếp đun nóng nước nên khi bị rị điện thì rất nguy hiểm. Cịn đối với
loại bình trữ nước thì có thời gian dài hơn nên khơng cần dịng điện q lớn nước
vẫn đủ độ nóng , khi cho nước chảy ra ta có thể cắt nguồn điện nên đảm bảo an
toàn.
Bài tập 12. Trong sử dụng điện năng
0
0
6
0
3
7
0 kW.h
Trong gia đình bạn Thành có một Cơng tơ
EMIC
điện được dùng để đo điện năng tiêu thụ.
Trên bề mặt đồng hồ có ghi các thơng số
CV 140N0 :

và có dãy số chỉ điện năng đã sử dụng
076205220V5(20)A50Hz1950r/k
( hình bên). Vì trên acquy khơng khi cơng
W.h270C2009
suất tiêu thụ nên bạn Thành tiến hành xác
định ước lượng giá trị công suất tiêu thụ bằng cách rút tất cả các thiết bị điện tiêu
thụ, cắm acquy vào bộ nạp và cắm điện 220V đề nạp điện, đồng thời đếm số vịng
quay của cơng tơ và xem đồng hồ để đo thời gian. Kết quả bạn thành đếm được
trong 4 phút, cơng tơ quay hết 13 vịng.
1) Tính cơng suất tiêu thụ của acquy.[2]
2) Biết trên acquy có ghi ( 12V - 150A.h). Hãy tính thời gian no điện ( đủ điện)
cho acquy và có nhận xét gì về kết quả tìm được.
Hướng dẫn.
1) Tính cơng suất:
- Theo số liệu ghi 1950r/kW.h nghĩa là 1950 vòng tương ứng 1 kW.h
- Đồng sồ quay 13 vòng tương ứng năng lượng điện: A = 24000 J
Vậy công suất tiêu thụ của ác quy: P = A/t = 100 W.
2) Tính thời gian nạp điện.
- Theo số liệu ghi (12V - 150A.h) nghĩa là suất điện động (= suất phản điện) của
acquy 12V và dung lượng C = 150A.h = 540000(C).
- Để nạp đủ điện cho acquy thì ta cần cung cấp một năng lượng:
A’ = Q.U = E.C = 648.104J Vậy thời gian nạp là: t = A’/P =64800(s) = 18h.
Nhận xét: Thực tế thời gian nạp điện có thể hơn vì có sự hao phí ở bộ nạp, acquy
có điện trở trong tăng dần trong qus trình nạp và hiệu điện thế có thể khơng ổn định
trong q trình nạp…
Bài tập 13. Trong một giờ thực hành có một bóng đèn sợi đốt trên bóng đèn
có gi 2,5V nhưng khơng ghi công suất. Để xác định ước lượng giá trị của cơng suất
khi đèn hoạt động bình thường bạn Đức học sinh lớp 11A sử dụng các dụng cụ:
Nguồn Acquy 6V, ampe kế hai thang đo ( 0 – 0,6A; 0 – 3A), vôn kế hai thang đo
( 0 -3V; 0 – 15V), một biến trở con chạy ghi ( 50; 1,5A), các dây nối và công tắc.


download by :

12


1) Để phù hợp với thí nghiệm và hạn chế sai số thì theo em bạn Đức nên chọn vơn
kế và ampe kế ở thang đo nào cho thích hợp.
2) Với các dụng cụ trên theo em bạn Đức sẽ tiễn hành lắp mạch và tiến hành đo
như thế nào ?[2]
Hướng dẫn
1) Sử dụng vơn kế:
- Vì bóng đèn có ghi 2,5 V nên ta nên để thang đo vôn kế là ( 0 – 3 V).
- Vì biến trở có ghi ( 50; 1,5A) nên ta nên để thang đo ampe kế là( 0 – 0,6A)
2) Cách lắp mạch – Tiến hành đo:
V
Tiến hành đo: Để biến trở ở vị trí có giá trị lớn nhất

A
50. Sau đó đóng công tắc K dịch chuyển con chạy đến
khi vôn kế chỉ khoảng 2,5 V = Uv ( đèn sáng bình thường),
K
rồi đọc số chỉ của ampe kế I = IA.
Tính tốn: Từ số liệu đó suy ra P = UV. IA.
R
Lưu ý: Khi tiến hành ta phải để biến trở ở giá trị lớn
E ,r
nhất rồi mới đóng khóa K để đảm bảo an tồn cho bóng. Số liệu đo được có thể sẽ
sai lệch so với thực tế vì vơn kế, amp kế khơng phải là lí tưởng .
Bài tập 14. Bạn Minh đèn nhỏ sợi đốt, trên bóng đèn có ghi hiệu điện thế định

mức 3V, nhưng số ghi công suất định mức bị mờ không rõ. Bạn đó sử dụng một
nguồn điện một chiều là các cột pin có ghi 1,5 V và sử dụng đồng hồ đo điện V – A
để xác định ước lượng công suất định mức của bóng đèn và điện trở của bóng đèn.
Theo em thì bạn đó sẽ tiến hành đo như thế nào ? Có nhận xét gì về kết quả đo
được và cần lưu ý gì khi đo ? [2]
Hướng dẫn:
Cách đo:
B1. Bạn đó mắc hai cột pin nối tiếp với nhau.
B2. Nối dây bóng đèn với nguồn đề bóng đèn sáng.
B3. Điều chỉnh đồng hồ đo sang thang đo DC –V và mắc hai đầu dây đồng hồ
song song với bóng đèn, khi đó đồng hồ sẽ chỉ giá trị của hiệu điện thế U.
B4. Điều chỉ đồng hồ sang thang đo DC – A và mắc nối tiếp với bóng đèn, rồi
mắc với nguồn cho đèn sáng, khi đó số chỉ của đồng hồ đo sẽ chỉ giá trị I.
B5. Từ hai số liệu đo được ta tính ước lượng được cơng suất định mức P = U.I
và điện trở R = U/I.
Nhận xét: Giá trị đo được thực tế có sai khác với giá trị thực tế vì nguồn điện có
điện trở trong, bản thân đồng hồ đo cũng có điện trở và dây dẫn cũng có điện trở.
Lưu ý khi đo: Suất điện động của nguồn tương ứng với hiệu điện thế định mức,
nếu lớn quá bóng đèn sẽ bị hỏng . Khi dùng đồng hồ phải đấu đúng cực, đúng thang
đo nếu không đồng hồ sẽ bị hòng và sai số lớn.

download by :

13


Bài tập 15. Khi ở nhà bạn Hòa cần đo cường độ dịng điện chạy qua một
bóng đèn nhỏ sợi đốt. Bạn đó dùng một ampe kế có hai thang đo ( 0 – 1mA; 0 –
3mA) mắc nối tiếp với bóng đèn với ampe kế. Khi để ở thang đo (0 – 1mA) thì số
chỉ của ampe kế là 1mA. Khi để ở thang đo ( 0 -3 mA) thì số chỉ của ampe kế là 1,5

mA. Thực tế dịng điện qua bóng đèn khi khơng mắc ampe kế là bao nhiêu ? (Coi
hiệu điện thế hai đầu mạch khơng đổi). [2]
Hướng dẫn.
Phân tích: Bản chất cấu tạo của ampe kế có nhiều thang đo chính là ta đã mắc “
Sơn – Rs ” cho ampe kế. Khi thay đổi giá trị của Rs thì ta đã thay đổi giới hạn đo
của ampe kế :

. Trong đó Ig dịng điện qua điện kế , I dịng

điện trong mạch chính ( số chỉ ampe kế trên thang đo), Rg là điện trở của điện kế.
Tính tốn:
- Ban đầu ở thang đó ( 0 – 1mA) thì ta có giới hạn đo I1max = 1 mA và Rs1
Suy ra

; số chỉ ampe kế

và U = Ig1.Rg +

I1.Rđ
- Khi thay đổi tahng đo (0 – 3 mA) thì ta có giới hạn đo I2max = 2 mA và Rs2
Suy ra

; số chỉ ampe kế

và U = Ig2.Rg + I2.Rđ
- Từ các hệ thức trên ta có được: Ig2 = 0.5Ig1 và U = 2I2Rđ –I1Rđ.
- Khi bỏ ampe kế chỉ có đèn thì ta có: U = I.Rđ
Vậy ta có được dịng điện thực tế là : I = 2I2 – I1 = 2 mA.
Bài tập 16. Khi dùng mỏ hàn điện cần có thời
Mỏ hàn

gian chờ để mỏ hàn nóng lên. Do đó khi cắm mỏ hàn
K
vào ổ điện mà chưa dùng thì sẽ tốn điện và đầu bỏ hàn
bị nung nóng nhiều dễ bị oxy hóa khó khăn khi xử lý
thiếc hàn. Để khắc phục tình trạng này người ta thiết kế
220V
với một bóng đèn báo theo sơ đồ mạch như hình vẽ.
Khi ở trạng thái chờ cơng tắc K mở thì bóng đèn báo sẽ sáng. Khi cần hàn cơng tắc
K đóng bóng đèn báo sẽ tắt. Biết mỏ hàn hiện dùng có ghi ( 220V – 25W) và đèn
báo có điện trở khoảng 800. Hãy tính cơng suất tiêu thụ điện năng của khi mỏ
hàn ở chế độ chờ theo mạch điện và so sánh với với công suất tiêu thụ của mỏ hàn
khi không sử dụng đèn báo [2]
Hướng dẫn
- Theo số ghi của mỏ hàn thì điện trở mỏ hàn là : R1 = P1/U = 1936 
- Khi ở chế độ chờ thì tổng trở của mạch là: R = R1 + R2 = 2736 

download by :

14


Và dòng điện trong mạch là I = U/R = 0,08 A.
- Công suất tiêu thụ của mỏ hàn khi chờ là : P’1 = I.R1 = 12,4 W.
Tổng công suất của cả mạch khi chờ là: P = I.R = 17,6 W.
- Tỉ số công suất tiêu thụ của mỏ hàn ở chế độ chờ so với trường hợp không sử
dụng đèn báo là:  = (P/P1). 100% = 70,4 %
Nhận xét: Với sơ đồ mạch thiết kế kiểu trên thì ta có được hai ưu điểm sau khi mỏ
hàn ở chế độ chờ.
Nếu theo số đồ mạch thì mỏ hàn chỉ tiêu thụ một công suất là 12,4 W, trong
khi mỏ hàn khơng có đèn báo phải tiêu thụ một công suất là 25 W. Như vậy trong

thời gian chờ mỏ hàn khơng q nóng.
Nếu theo sơ đồ mạch thì cơng suất tiêu thu của cả mạch chỉ là 17,6 W mỏ hàn
khơng có đèn báo phải tiêu thụ một công suất 25 W . Như vậy ta đã tiết kiệm được
điện năng hao phí.
Bài tập 17. Cho 3 bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 giống nhau, 2 cơng tắc đảo chiều ( 3
chân), một nguồn điện và các dây dẫn cần thiết. Hãy thiết cách mắc mạch điện để
khi ta bật các cơng tắc ở vị trí khác nhau thì thỏa mãn các yêu sử dụng là
1) Chỉ đèn 1 sáng 2) Chỉ đèn 2 sáng. 3) Chỉ đèn 3 sáng. 4) Cả ba đèn sáng.[2]
Hướng dẫn
Phân tích: - Vì chỉ có hai cơng tắc đảo chiều nên ta khơng thể mắc đồng thời ba
A1`
B1
bóng đèn song song với nhau.
K1
- Vì có thời điểm cần cả ba đèn đều sáng nên ba bóng
phải có thời điểm dịng điện phải đi qua ba đèn
Đ2
Đ1
Đ3



- Vì cơng tắc đảo chiều nên khi ở vị trí thơng mạch đối
K2
với bóng đèn này thì phải ngắt mạch đối với đèn khác.
A2
B2
Mạch điện có thể được lắp:
Nhận xét:
- Khi khóa K1 ở vị trí B1 và K2 ở vị trí A2 thì chỉ có đèn Đ1 sáng.

- Khi khóa K1 ở vị trí B1 và K2 ở vị trí B2 thì chỉ có đèn Đ2 sáng.
- Khi khóa K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí A2 thì chỉ có đèn Đ3 sáng.
- Khi khóa K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí B2 thì cả ba đèn sáng.
Bài tập 18. Từ cửa hàng mua về một cái chăn nhiệt điện, trên chăn chỉ có ghi
số thơng số hiệu điện thế 220V. Khi sử dụng người ta cảm thấy có lúc nhiệt độ quá
cao. Ngươi ta sử dụng một công tắc, một điện trở và dây dẫn mắc thêm vào để có
thể khi cần thiết chỉ dùng chăn điện với công suất bằng một nửa công suất ban đầu.
Bạn háy thiết kế một phương án để cải biến loại chăn điện này với yêu cầu:
1) Vẽ sơ đồ mạch điện.
2) Tính giá trị của điện trở cần sử dụng.
3) Nêu lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn.[2]
Hướng dẫn

download by :

15


1) Sơ đồ mạch điện:
Phân tích: Bản chất cấu tạo của chăn điện chính là một điện trở thuần R. Khi có
dịng điện chạy qua thì có cơng suất tỏa nhiệt: P= I 2R. Do đó để làm giảm cơng suất
tỏa nhiệt trên chăn điện thì ta nên làm giảm cường độ dòng điện qua R. Đồng thời
phải đảm bảo khi cân nóng lên thì ta lại làm tăng cường độ dịng điện qua R.
Mạch điện theo u câu:
K
2) Tính giá trị R’ cần mắc thêm.
R’
R
- Khi khóa K đóng thì chỉ có dịng qua chăn điện
Nên cơng suất tỏa nhiệt là: P =

- Khi khóa K mở thì dịng điện qua R’ và qua chăn điện R nên công suất tỏa nhiệt
trên chăn điện là: P’ =
- Vì cơng suất bây giờ chỉ bằng một nửa nên P’ = 0,5P suy ra:
3) Lưu ý: Khi sử dụng để đảm bảo an tồn thì R’ cần cho vào hộp cách điện để cô
lập với chăn điện.
Bài tập 19. Trong sử dụng điện gia đình hiện nay khi dùng đèn chiếu sáng L 1
cùng với cơng tắc người ta cịn thiết kế thêm một bóng đèn báo( đèn chỉ thị) L 2 với
mục đích chính là để người sử dụng biết được đang có điện hay mất điện, cơng tắc
đang bật, hay tắt. Để đáp ứng điều đó thì u cầu đặt ra thường thì đèn báo L 2 có
điện trở rất lớn so với đèn sáng L1, khi đèn chiếu L1 sáng thì đèn báo L2 tắt và
ngược lại. Bạn hãy thiết kế mạch điện đáp ứng yêu cầu trên ? [2]
Hướng dẫn.
Phân tích: Với u cầu trên ta khơng thể mắc hai bóng song song, hoặc hai bóng
nối tiếp với cơng tắc. Vì nếu song song thì bóng đèn
K
L2 hồn tồn độc lập với L1 nên ln sáng hoặc cùng
sáng, cùng tắt. Cịn nếu mắc hai đèn và cơng tắc nối
L2
L2
tiếp thì hai đèn sẽ cùng sáng và cùng tắt.
Mạch điện theo yêu cầu
Bài tập 20. Phòng trực ban của một bệnh viện có ba giường bệnh nhân.
Nhiệm vụ của người trực ban là phải chính xác thơng tin gọi của các bệnh nhân ở
một giường bệnh nào đó mà không làm ảnh hưởng đến bệnh nhân khác. Để giải
quyết được vấn đề đó người ta sử dụng một chng điện, 3 bóng đèn, một nguồn
điện acquy, ba cơng tác đơn và các dường bệnh và các dây dẫn cần thiết. Em hãy
giúp người trực ban thiết kế mạch điện để đáp ứng được yêu cầu khi bện nhân ở
dường bệnh nào cần gọi thì người trực ban sẽ nhận được thơng tin từ người đó. [2]
Hướng dẫn.
Phân tích: - Vì các bệnh nhân là độc lập nên rõ rang ta không thể mắc các đèn và


download by :

16


công tắc nối tiếp được với
nhau mà phải mắc song song.
- Vì chỉ có một chng nên
các bóng đèn phải nối tiếp
đến chng. Vị trí cơng tắc
phải đặt ở các dường bệnh
nhân, vị trí chng và bóng
đèn phải đặt ở phịng trực ban.
Mạch điện được thiết kế:

Phịng trực

Phịng bệnh

2.3.2.2. Nhóm bài tập sử dụng ngoài giờ trên lớp.
* Cơ sở xây dựng: Dựa vào mục tiêu là tạo điều kiện để học sinh vận dụng các
kiến thức, kỹ năng cơ bản đã biết vào thực tiễn cuộc sống.. . Nội dung của các bài
tập này có điểm mới là các nội dung trong bài tập đều xuất phát từ những tình
huống nảy sinh trong thực tế sử dụng điện năng ở gia đình, cơ quan… mà học sinh
đã gặp và sẽ gặp nhưng chưa có hướng giải quyết. Đồng thời các bài tập trong
nhóm này là những bài tập mở nên có thể có nhiều phương án giải quyết khác nhau.
* Nội dung bài tập:
Bài tập 1. Nêu các nguyên tắc, biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng điện.[3]
Bài tập 2. Nếu các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng trong gia đình.[3]

Bài tập 3. Từ thực tế các thiết bị điện hiện có trong gia đình bạn ( bóng đèn chiếu
sáng, quạt điện, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện, ấm điện, lị vi
sóng, máy sưởi v.v…), Bạn hãy đọc các thơng số cơ bản ghi trên các thiết và giải
thích ý nghĩa của các thơng số đó.
Bài tập 4. Dựa trên kiên thức đã học về các loại mạch điện và sự quan sát của bạn
về mạng điện ở gia đình, Bạn hãy vẽ sơ đồ tổng quát về mạch điện gia đình theo
các yêu cầu.
1. Từ mạng điện lưới ngồi đường vào cơng tơ và đến vị trí đầu nhà.
2. Từ vị trí đầu nhà đến các thiết bị tiêu thụ điện gia đình, bao gồm: Bảng điện
có bóng đèn chiếu sáng, quạt trần, ổ cắm chờ cho các thiết bị tại phịng khách;
Bảng điện có bóng đèn chiếu sáng, ổ cắm chờ cho các thiết bị….[3]
Bài tập 5. Căn cứ vào thực tế sử dụng các thiết bị điện trong gia đình bạn và dựa
vào việc tra cứu thơng số của các loại dây điện, hãy tính tốn loại dây phù hợp
( đảm bảo an toàn, tiết kiệm cần lắp đặt cho mạng điện gia đình ( loại dây sử dụng
mạch điện chính, sử dụng đến các bảng điện, sử đến các loại thiết bị…)[3]
Bài tập 6. Thiết kế các mạch điện đảm bảo các yêu cầu sử dụng thường gặp trong
gia đình. Trong mối mạch thiết kế cần nêu rõ nguyên lý hoạt động, đánh giá ưu
điểm, nhược điểm, độ an toàn khi sử dụng và mục đích sử dụng của mạch điện.

download by :

17


1) Thiết kế mạch điện để thay đổi cường độ sáng của bóng đèn bàn học hoặc
thay đổi độ nóng của bàn là điện theo yêu cầu khi cần thiết.[2], [3]
2) Thiết kế mạch điện cho máy bơm nước lên bể tự động hoạt động ( với yêu
cầu khi nước trên bể cạn đến một mức nào đó thì máy bơm tự hoạt động, khi mức
nước trên bể đầy thì máy bơn tự ngắt để chống tràn nước hoặc khi nước cạn đến
một mức nào đó thì có đèn, chng báo và khi nước đầy thì có đèn, chng báo)[4]

3) Thiết kế mạch điện cho cầu thang đối với nhà nhiều tầng ( với yêu cầu có
thể bật, tắt ở các vị trí khác nhau hoặc đèn tự động sáng và tự động tắt khi cần thiết)
[3]
4) Đối với nhà nhiều phòng hãy thiết kế mạch điện để kiểm tra các phịng đã
đóng cửa chính hay chưa đóng cửa chính.
* Hưỡng dẫn giải:
Vì bài tập trong nhóm này thuộc loại bài tập mở nên tôi xin được không đưa ra
lời giải ở đây. Lời giải sẽ được thể hiện ở các bản báo cáo của các nhóm học sinh
trong phần Phụ lục (kèm theo).
2.4. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp.
Trên cơ sở đề xuất các giải pháp và đã trực tiếp áp dụng vào quá trình giảng
dạy có thể đánh giá được những hiệu quả nổi bật sau đây.
2.4.1. Hiệu quả đổi với nâng cao chất lượng giảng dạy theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh.
Từ thực tiễn áp dụng hệ thống bài tập có nối dung gắn liền với tính huống thực
tiến đã thực sự nâng cao được hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là đã tạo điều kiện phát
huy được các năng lực của học sinh . Cụ thể là
* Đối với Nhóm bài tập sử dụng trong các tiết học trên lớp thì hiệu
quả thể hiện ở các ưu điểm đạt được là
+ Thư nhất về nội dung và mức độ của các bài tâp: Mức độ của bài tập chủ yếu tập
trung ở mức độ tái hiện, củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản và một phần đòi hỏi
dựa vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản để suy luận, lựa chọn các cách, các giải pháp
giải quyết bài toán theo các yêu cầu. Điểm mới ở đây là nội dung mỗi bài tập gắn
liền với tình huống thực tiễn.
+ Thứ hai khi áp dụng . Đối với học sinh: Vì nội dung bài tập là những tình huống
gắn với thực tiễn nên sẽ tạo được sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh
tham gia giải quyết các bài tập. Giúp học sinh củng cố được kiến thức, kỹ năng cơ
bản ngay trong giờ học. Đồng thời bước đầu gợi cho học sinh các hướng vận dụng,
tầm quan trọng của kiến thức vật trong thực tiễn và từ đó bước đầu phát huy năng
lực giải quyết vận đề; Đối với giáo viên: Thông qua hệ thống bài tập có thể kiểm

tra, đánh giá được mức độ tiếp thu, nắm bắt kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh

download by :

18


trong giờ học. Đồng thời thơng qua đó để củng cố và hoàn thiện kiễn thức, kỹ năng
cơ bản cho học sinh. Và điểm mới ở đây là nội dung có gắn liền với thực tiễn nên
Giáo viên cũng sẽ nắm bắt được mức độ hiểu biết thực tiễn cuộc sống hàng ngày
của đối tượng học sinh.
* Đối với Nhóm bài tập sử dụng ngồi giờ trên lớp thì hiệu quả thể
hiện ở các ưu điểm đạt được “theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”là
+ Thư nhất về nội dung và mức độ của các bài tâp: Nội dung và mức độ của nhóm
bài tập này khơng chỉ dừng lại ở củng cố kiến thức kỹ năng mà chính là ở mức độ
vận dụng và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
+ Thứ hai khi vận dụng: Với Nhóm bài tập có nội dung là tính huống thực tiễn và
hình thức tổ chức học tập ngồi giờ trên lớp, theo nhóm học sinh sẽ góp phát huy
tối đa năng lực của học sinh.
- Vì hoạt động theo nhóm nên các nhóm phải thống nhất xây dựng kế hoạch,
các thành viên trong nhóm phải trao đổi, tranh luận để thống nhất phương án. Như
vậy sẽ phát huy được Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực ngôn ngữ;
Năng lực tự học;…
- Vì nội dung bài tập là tình huống này sinh trong thực tiễn, nên phát huy được
Năng lực giải quyết vấn đề ( năng lực thực nghiệm), Năng lực quan sát. Bài tập có
hướng mở nên có thể có nhiều phương án giải quyết khác nhau nên phát huy được
Năng lực sáng tạo.
- Vì các thiết bị điện yêu cầu rất khắt khe về các thơng số do đó để đảm bảo
tính chính xác học sinh phải biết tra cứu, tìm kiếm thơng tin để lấy số liệu tin cậy
và phải tính tốn, xử lí số liệu … nên phát huy được Năng lực sử dụng công nghệ

thông tin và truyền thơng; Năng lực tính tốn….
2.4.1. Hiệu quả đổi với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường.
Từ hiệu quả thực tiễn bản thân đã áp dụng có thể đánh giá hiệu quả của Sáng
kiến đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường được thể hiện ở điểm nổi bật là
- Với hệ thống bài tập đã xây dựng sẽ là nguồn tài liệu bổ ích, cần thiết cho bản
thân và các đồng nghiệp sử dụng trong quá trình giảng dạy.
- Hệ thống bài tập có nội dung phong phú, đa dạng và ở nhiều các mức độ khác
nhau nên giúp cho Giáo viên vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng thời
điểm, từng đối tượng học sinh.
- Bản thân và đồng nghiệp có thể đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh. Nhất là hình thức tổ chức ngồi giờ trên lớp theo các nhóm học sinh
sẽ phát huy được hầu hết các năng lực của học sinh “ theo định hướng phát triển
năng lực”.
- Đối với nhà trường Sáng kiến góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp
và nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy.

download by :

19


III. KẾT LUẬN
Theo xu hướng phát triển của đất nước và thời đại thì đổi mới Giáo dục “ theo
định hướng phát triển năng lực học sinh” [1] là một điều tất yếu.
Đối với bộ môn Vật lý với bản chất là bộ môn thực nghiệm, nội dung kiến
thức được ứng dụng rộng rãi trong thực tiến cuộc sống nên càng đóng một vai trị
quan trọng trong việc đổi mới.
Từ việc đề xuất giải pháp, thực hiện Sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn trong dạy học chương “Dịng điện khơng đổi - Vật lí 11” và từ kết quả thu
được khi áp dụng Sáng kiến tôi rút ra được những cơ bản sau:

- Sáng kiến đã thể hiện đa dạng hóa hình thức học tập, tạo ra không gian và thời
gian để học sinh chủ động trong học tập, lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng.
- Với bài tập có nội dung gẵn liền với các tình huống thực tiễn cần giải quyết hàng
ngày đã tạo ra được được sự hứng thú trong học sinh, bổ trợ cho học sinh các yếu
tố thí nghiệm, thực hành mà hiện nay nhiều trường chưa thực hiện được đầy đủ.
- Với nội dung gắn với thực tiễn và hình thức học tập theo nhóm ngồi giờ đã tạo
được cho học sinh phát huy đầy đủ các năng lực “ theo định hướng phát triển năng
lực”. Đây chính là ưu điểm nổi bật sáng kiến này .
- Với hệ thống bài tập đã xây dựng có thể là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho
đồng nghiệp trong giảng dạy.
- Từ cách áp dụng nay không chỉ dừng lại ở phần “ Dịng điện” mà ta có thể áp
dụng và phát triển chó nhiều phần khác trong day học chương trình vật lý ở trường
phổ thơng cũng như các mơn học khác.
- Ngồi những ưu điểm trên thì khi áp dụng giải pháp này chắc chắn sẽ gặp một số
khó khăn nhất định. Đó là tình huống thực tiễn thì rất phong phú và đang dạng nên
để lựa chọn những tính huống phù hợp với nội dung chương trình địi hỏi rất cơng
phu, đồng thời nhóm học tập ngồi giờ trên lớp nên việc điều chỉnh q trình học
tập của học sinh sẽ rất khó khăn nếu học sinh thiếu tự giác.
Tóm lại: Tuy qua trình thực hiện giải pháp cịn gặp nhưng khó khăn, đồng
thời đây là phương pháp mới nên quá trình xây dựng hệ thống bài tập và áp dụng sẽ
cịn nhiều vần đề có thể chưa hợp lý. Nhưng từ những kết quả đạt được khi thực
hiện, cũng như các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp tôi tin tưởng rằng Sáng kiến
sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong những năm học tới.
Rất mong được sự góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệp

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày ... tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

những nội dung sao chép có trích dẫn đầy đủ.
Người viết SKKN

download by :

20


download by :

21



×