BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo
dục. Phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục và đào
tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người “lao
động, tự chủ, sáng tạo” có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng
lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập
nghiệp và cải thiện đời sống ngày một tốt hơn.
Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ
chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho
học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng
quan trọng.
Đối với nhà trường THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng
hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn hóa học, bởi
hóa học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các nghành khoa học
khác. Góp phần đẩy mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất
nước đang đổi mới.
Trong chương trình hóa học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của
bộ môn thì bài tập hóa học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu
trong giảng dạy bộ môn hóa học. Bài tập hóa học góp phần nâng cao khả năng
tư duy sáng tạo, phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến
thức mà các em được học.
2. Tên sáng kiến:
“Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở
cấp THCS”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ tên: Phùng Thu Thủy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:
Trường THCS Thượng Trưng - Xã Thượng Trưng - Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc.
1
- Số điện thoại: 0983529804
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phùng Thu Thủy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh bậc THCS
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 20 tháng 8 năm 2014
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài ở
năm học 2014 - 2015.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận:
Để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào chủ thể hoạt
động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực
của mình mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ
góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng
cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học
tập là một yêu cầu rất cần thiết. đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng
tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn hóa học ở phổ thông có mục đích trang bị
cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất,
phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham
gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này.
Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng
mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ giúp học sinh
hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức kỹ năng phát triển tư duy. Đây là một
công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức kỹ năng của học sinh. Nó giúp giáo viên
phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học
sinh trong học tập hóa học đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai
lầm và vượt qua khó khăn đó.
Muốn đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ
thống bài tập hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và
2
học hóa học ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng. Bài tập
hóa học giúp người giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học sát với đối tượng. Qua nghiên
cứu bài tập hóa học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy
cũng như trong giáo dục học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Bài tập hóa học là nguồn để hình thành, rèn luyện, củng cố, kiểm tra các
phương thức, kĩ năng cho học sinh.
Bài tập hóa học có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh.
Bài tập hóa học giúp giáo viên rèn luyện nhân cách cho học sinh: Tính chủ
động sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ... ý chí quyết tâm trong học tập.
Đặc biệt bài tập hóa học còn giúp việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học
sinh.
Từ thực tiễn qua quá trình dạy học tôi nhận thấy:
Nếu không chú trọng rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì kiến thức
học sinh tiếp thu rất hạn chế và hời hợt.
Độ bền và nhớ kiến thức không lâu.
Việc tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh trong quá trình học sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Vậy làm thế nào để giảng dạy tốt bộ môn hóa học, làm thế nào để phát huy
được tính tích cực tự lực của học sinh, gây hứng thú học tập cho các em là một
khó khăn, một điều trăn trở rất lớn trong mỗi chúng ta đặc biệt trong tìm kiếm
lời giải bài tập của các em.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình về việc
tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học
sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS, giúp các em tự lực chiếm lĩnh
tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp
học cao hơn. Nên tôi đã chọn tên sáng kiến kinh nghiệm là: “Phát triển năng
lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS ”.
II. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở.
1. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học nói chung.
3
Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị mình đang công tác cùng với sự tìm
hiểu các thông tin trường bạn tôi thấy một thực tế hiện nay: Học sinh sợ học
môn Hóa học hay nói đúng hơn vai trò của môn Hóa học dần dần mờ nhạt. Phụ
huynh và học sinh coi môn Hóa học ở bậc THCS là môn phụ nên rất nhiều học
sinh không thích học, không học và không cần học. Nhiều em còn chưa biết viết
công thức hóa học, không nhớ được hóa trị của các chất, không viết được
phương trình hóa học dẫn đến không vận dụng kiến thức Thầy cô giảng vào làm
các bài tập hóa học, nên đến lớp còn chưa học bài và làm bài tập. Đối với giáo
viên thì đa số giáo viên có kiến thức vững vàng, thường xuyên tìm tòi, nghiên
cứu các phương pháp dạy học.Tuy nhiên, một số ít giáo viên còn chưa thật sự
tâm huyết với nghề. Chất lượng của môn Hóa học còn chưa cao.
2. Thực trạng việc khai thác bài tập của giáo viên và học sinh hiện nay.
Khi làm bài tập hóa học, các em còn nhầm lẫn hoặc chưa nắm rõ nội dung
yêu cầu của đầu bài, chưa biết phân loại bài tập và cách giải từng dạng bài, còn
ngộ nhận, hiểu sai đề bài.
Giáo viên đều đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn . Đa số các thầy cô có
kiến thức vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt nhưng một số giáo viên khi
giảng dạy còn chưa tích cực nhất là dạy các dạng bài tập cho học sinh.. Bởi vậy
mà kết quả bộ môn chưa đạt kết quả cao.
Ngay đầu năm tôi đã có kế hoạch khảo sát thực trạng học tập môn Hóa học
của học sinh khối 9 để thấy chất lượng học tập bộ môn của học sinh:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm (Năm học: 2014 – 2015; Sĩ số học sinh 93):
Tổng
Khối số
HS
9
93
Giỏi
Số
7
%
Khá
Số
7,5 25
%
T.Bình
Số
26,9 28
%
Yếu
Số
30,1 28
%
Kém
Số
30,1 5
%
T.Bình
trở lên
Số
5,4 60
%
64,5
III . Những nguyên nhân :
Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy một số học sinh không tự giải quyết
được các bài tập tính toán trong SGK, mặc dù trong giảng dạy tôi đã chú ý đến
việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng phần kiến thức có liên quan đến các
dạng bài tập. Thậm trí, có những bài tập đã hướng dẫn chi tiết, nhưng khi gặp lại
4
học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, không làm được. Đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tôi
thấy kết quả bộ môn hóa học chưa cao là do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Về phía học sinh coi môn hóa học là môn học khó, không thi vào trung học
phổ thông khiến các em không chú ý học.
Về phía phụ huynh quan niệm phải học tập trung vào 3 môn chính là văn,
toán, ngoại ngữ để thi vào được trung học phổ thông, chưa cần đầu tư vào môn
hóa học .
Từ kiến thức cơ bản sách giáo khoa nhưng phát triển thành rất nhiều dạng
bài tập khác nhau với mức độ từ cơ bản đến nâng cao mà thời gian trên lớp chỉ
có 2tiết/tuần, nên việc hướng dẫn học sinh làm bài tập có phần hạn chế về thời
gian.
Về phía giáo viên đa số giáo viên nắm chắc kiến thức, biết phân loại bài tập
hóa học và cách giải từng loại bài nhưng trong đó lại có một số ít giáo viên chưa
tìm được phương pháp truyền đạt hiệu quả, còn lúng túng khi hướng dẫn học
sinh giải các loại bài tập khác nhau gây khó hiểu cho học sinh.
IV. Các giải pháp đã tiến hành nhằm phát triển năng lực học sinh
thông qua cách giải bài tập hóa học ở cấp THCS.
1. Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành.
Hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận. Vì vậy người học sinh muốn
giỏi hóa nhất thiết phải có kỹ năng thực hành, có khả năng giải thích những vấn
đề thực tiễn cuộc sống liên quan đến bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức đã
biết vào cuộc sống. Thông qua các thí nghiệm tại phòng bộ môn, thực hiện các
bài thực hành cũng như ý thức quan sát, sự nhạy bén trong việc vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống, những năng lực này của HS được hình thành và
phát triển. Tuy nhiên ngoài các thí nghiệm thực hành thì trong quá trình dạy học
việc sử dụng bài tập để qua đó góp phần hình thành và phát triển kỹ năng thực
hành, khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn còn có ý nghĩa quan trọng. Dưới
góc độ này bài tập hóa học theo tôi có thể sử dụng với các dạng sau đây:
Dạng 1: Các bài tập thực nghiệm
1. Bài tập nhận biết và phân biệt các chất.
5
Cơ sở để giải bài tập này là dựa vào các tính chất khác nhau của từng chất.
Vậy học sinh cần hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất, các
loại hợp chất.
Nguyên tắc: Dùng hóa chất thông qua phản ứng có hiện tượng xuất hiện để
nhận biết các hóa chất đựng trong các bình mất nhãn.
Phản ứng nhận biết: Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng
đặc trưng đơn giản, nhanh nhạy, có dấu hiệu rõ ràng (kết tủa, hòa tan, sủi bọt
khí, mùi, thay đổi màu sắc).
Cách trình bày bài tập nhận biết:
Bước 1: Trích mẫu thử
Bước 2: Chọn thuốc thử
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được
(mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh họa.
Dấu hiệu nhận biết một số chất thường gặp:
- Quỳ tím làm chuyển màu đỏ trong môi trường axit, màu xanh trong môi
trường kiềm.
- Phenolphtalein không màu trong nước và trong axit nhưng có màu đỏ
trong môi trường kiềm.
- Thuốc thử của axit HCl và các muối clorua tan là muối AgNO 3, bởi có
phản ứng tạo ra chất không tan, màu trắng là AgCl.
- Thuốc thử của axit H2SO4 và các muối sunfat tan là muối BaCl 2, bởi có
phản ứng tạo ra chất rắn, trắng không tan ngay cả trong axit là muối BaSO4.
- Thuốc thử của khí CO2 là dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2).
* Dạng toán không giới hạn thuốc thử
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H 2SO4,
HNO3, H2O bị mất nhãn.
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các lọ chứa các chất lỏng, trong đó có một
lọ không làm giấy quỳ đổi màu, nhận được lọ chứa nước.
6
- Các lọ còn lại, trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử. Sau đó dùng thuốc thử
AgNO3 nhỏ vào các mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng nhận được
HCl.
HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
- Dùng dung dịch BaCl2 nhỏ vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất
hiện kết tủa trắng nhận được axit H2SO4.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Bài 2: Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận
biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình
hóa học để nhận biết.
GV cần hướng dẫn để học sinh biết dựa vào tính chất riêng của từng chất
để nhận biết chúng. Như trong bài này chỉ có Al tác dụng với NaOH (nhận ra
Al), còn Fe phản ứng được với HCl (nhận ra Fe), còn lại là Ag không phản ứng
được với HCl. HDHS viết PTPƯ.
Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, H2SO4,
NaOH
Học sinh dựa vào tính chất hóa học của axit, bazơ nhận biết gốc =SO 4, - Cl
để nhận biết. Dùng quỳ tím nhận ra NaOH (làm quỳ tím hóa xanh). Dùng dung
dịch BaCl2 phân biệt HCl với H2SO4 ( có kết tủa trắng BaSO4).
Bài 4: Có 5 chất lỏng : rượu etylic, axit axetic, glucozơ, benzen, etyl axeta . Nêu
phương pháp hóa học để phân biệt 5 chất đó.
- Nhận ra CH3COOH bằng Na2CO3 (tạo khí CO2)
- Nhận ra glucozơ bằng phản ứng với AgNO 3/NH3 (phản ứng tráng gương)
tạo ra Ag ↓
- Nhận ra etyl axetat bằng dung dịch NaOH loãng màu hồng (có sẵn
phenolphtalein) → mất màu
- Phân biệt C6H6 và C2H5OH bằng tác dụng với Na (benzen không phản
ứng) (hướng dẫn học sinh viết ptpư).
* Dạng toán có giới hạn thuốc thử
7
Nguyên tắc: Dạng bài tập này dùng thuốc thử đã cho nhận biết được một
trong vài chất cần nhận biết. sau đó dùng lọ vừa tìm được cho phản ứng với các
lọ còn lại để nhận biết các chất cần tìm.
Bài 5: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ
tím làm thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các loại hóa chất trên.
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên ta thấy có một lọ làm
đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh nhận được lọ chứa dung dịch NaOH, một
lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ nhận được lọ chứa dung dịch HCl.
- Hai lọ còn lại trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch
HCl vừa nhận được nhỏ vào các mẫu thử ta thấy có một lọ xuất hiện kết tủa
trắng nhận được dung dịch AgNO3, một lọ xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận
được lọ chứa dung dịch Na2S.
- Các phương trình phản ứng:
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S ↑
Bài 6: Chỉ được dùng phenolphtalein, hãy nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn
sau: KOH, KCl, H2SO4.
- Dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein.
- Khi cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 2 dung dịch còn lại nhận
ra dung dịch H2SO4 làm mất màu hồng.
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
Còn lại là KCl.
Bài 7: Có 5 lọ hóa chất mất nhãn là MgCl2, FeCl2, NH4NO3, Al(NO3)3 và
Fe2(SO4)3. Hãy dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt được cả 5 loại hóa
chất trên.
Trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch NaOH cho vào
các mẫu thử. Ta thấy:
- Có một mẫu thử xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận được lọ chứa
NH4NO3.
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 ↑ + H2O
- Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng lọ chứa MgCl2.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
8
- Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa đỏ nâu trong không khí nhận
được lọ chứa FeCl2.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
- Có một lọ xuất hiện kết tủa đỏ nâu nhận lọ chứa Fe2(SO4)3.
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
- Có một mẫu thử xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan khi dd NaOH dư
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
* Dạng toán không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác.
Nguyên tắc: Dạng bài tập này bắt buộc phải lấy lần lượt từng lọ cho phản
ứng với các lọ còn lại. Để tiện so sánh, ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với
mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân
biệt từng lọ.
Bài 8: Hãy phân biệt các dung dịch CaCl 2, HCl, Na2CO3, NaCl mà không dùng
thuốc thử nào khác.
Lấy các mẫu thử và đánh số thứ tự. Cho lần lượt mỗi mẫu thử vào các mẫu
thử còn lại, các hiện tượng được ghi trong bảng sau:
CaCl2
HCl
Na2CO3
NaCl
CaCl2
-
-
↓
-
HCl
-
-
↑
-
Na2CO3
↓
↑
-
-
NaCl
-
-
-
-
Mẫu nào cho khí thoát ra là dung dịch HCl:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Mẫu nào cho kết tủa trắng là dung dịch CaCl2:
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
9
Mẫu nào 1 lần cho khí thoát ra và 1 lần cho kết tủa trắng là Na2CO3.
Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.
Bài 9: Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy
phân biệt các dung dịch sau: NaCl, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, và Ba(HCO3)2.
Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, rồi lần lượt cho mẫu thử nàyphản ứng với
các mẫu thử còn lại ta được kết quả theo bảng sau:
NaCl
(NH4)2SO4
Ba(OH)2
Ba(HCO3)2
NaCl
-
-
-
-
(NH4)2SO4
-
-
↓ BaSO4 và
↓ BaSO4
NH3 ↑
Ba(OH)2
-
↓ BaSO4 và
-
↓ BaCO3
↓ BaCO3
-
NH3 ↑
Ba(HCO3)2
-
-
Như vậy:
- Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà không có hiện tượng gì
thì mẫu thử đó là NaCl.
- Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại vừa xuất hiện kết tủa vừa có
chất khí bay lên trong một ống nghiệm nhận được NH4)2SO4 và Ba(OH)2.
- Mẫu thử nào phản ứng với các mẫu thử còn lại chỉ xuất hiện một kết tủa
đó là Ba(HCO3)2.
Các phương trình phản ứng:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 ↓ + 2NH4HCO3
Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 → 2BaCO3 ↓ + 2H2O
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 10: Chỉ được dùng thêm một chất thử khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất
nhãn chứa 4 dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, HCl và Ba(NO3)2.
10
Bài 11: Hãy phân biệt các dung dịch NaHCO 3, HCl, Ba(HCO3)2, NaCl, mà
không dùng thuốc thử nào khác.
Bài 12: Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất
nhãn chứa 4 dung dịch: MgCl2, BaCl2, H2SO4 và K2CO3.
Bài 13: Có 2 lọ đựng dung dịch không có nhãn là dd NaOH và dd AlCl 3 đều
không màu. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để biết lọ nào đựng
dung dịch gì?
Bài 14: Có 3 bình đựng chất khí là CH 4, C2H4, C2H2. Chỉ dùng dung dịch brom
có thể phân biệt được 3 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành?
2. Tách hỗn hợp - Tinh chế các chất.
Dùng phản ứng đặc trưng đối với từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp,
sau đó dùng các phản ứng thích hợp để tái tạo các chất ban đầu từ các sản phẩm
tạo thành ở trên.
Bài 1: Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2.
Để thu được AlCl3 tinh khiết ta cho hỗn hợp phản ứng NaOH với lượng dư
để các phản ứng xảy ra hoàn toàn:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc cho phản ứng với CO2 ta thu được Al(OH)3
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + Na2CO3
Lọc lấy Al(OH)3 cho phản ứng với HCl ta thu được AlCl 3 sau khi làm bốc
hơi nước.
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm
CO2, SO2, N2.
Cho hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư, khí CO 2 và SO2 sẽ bị
giữ lại. Khí thoát ra là N2.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
11
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Cho dung dịch H2SO3 vào dung dịch vừa thu được ở trên cho đến dư ta sẽ
thu được CO2 do phản ứng:
H2SO3 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O
Cho tiếp vào dung dịch vừa tạo thành ở trên một lượng dung dịch HCl ta sẽ
thu được SO2 do phản ứng:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O.
Bài 3: Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp tinh chế Cu.
Hòa tan bằng axit để loại bỏ Fe:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Đốt trong oxi để loại bỏ S:
2Cu + O2 → 2CuO
S + O2 → SO2
Chất rắn thu được là CuO và Ag đem hòa tan bằng axit:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Cuối cùng từ CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu.
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 4: Nêu phương pháp tách các hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO ở thể rắn.
Bài 5: Chất lỏng C2H5OH có lẫn benzen. Nêu phương pháp tinh chế C2H5OH.
Bài 6: Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, Ca(HCO3)2, Na2SO4. Hãy trình bày
phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.
3. Điều chế các chất
- Nắm được các phương pháp điều chế các hợp chất như oxit, axit, bazơ,
muối.
- Xác định các thành phần chính của chất cần điều chế mà lập sơ đồ tìm các
chất liên quanđến nguyên liệu đã cho và chất cần điều chế.
Nguyên liệu → A → B → C (chất cần điều chế).
3.1: Điều chế các chất có sử dụng hóa chất ngoài
12
Bài 1: Từ FeS2 viết phương trình điều chế H2SO4.
(Trong trường hợp này từ nguyên liệu ban đầu là FeS 2 ta cần sử dụng thêm hóa
chất ngoài như O2 không khí, nước để có thể điều chế H2SO4)
0
t
4 FeS2 + 11O2 →
2Fe2O3 + 8SO2
0
O
2SO2 + O2 t,V
→ 2SO3
2
5
SO3 + H2O → H2SO4
Bài 2: Viết các phản ứng trực tiếp điều chế FeCl2 từ Fe, từ FeSO4 và từ FeCl3.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
3.2: Điều chế các chất chỉ sử dụng hóa chất trong bài
Bài 3: Có một hỗn hợp gồm CuO và Fe 2O3, Al và HCl. Hãy điều chế Cu nguyên
chất bằng nhiều cách khác nhau.
Cách 1: Dùng Al khử 2 oxit:
0
t
2Al + Fe2O3 →
Al2O3 + 2Fe
0
t
2Al + 3CuO →
Al2O3 + 3Cu
Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong
axit, lọc thu được Cu tinh khiết.
Cách 2: Dùng Al + HCl → AlCl3 + H2
Dùng H2 khử:
0
t
CuO + H2 →
Cu + H2O
0
t
Fe2O3 + H2 →
2Fe + 3H2O
Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong
axit, lọc thu được Cu tinh khiết.
Cách 3: Hòa tan hỗn hợp oxit vào dung dịch axit HCl
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
13
Điện phân hỗn hợp dung dịch, thu được Cu trước (Vì FeCl 3 → FeCl2 + Cl2)
(ở giai đoạn đầu).
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 4: Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O và các dung dịch CuCl2,
FeCl3.Hãy viết các phương trình hóa học điều chế:
a. Các dung dịch bazơ.
b. Các bazơ không tan.
Bài 5: Viết phương trình phản ứng điều chế MgO bằng 4 cách.
Dạng 2: Bài tập giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên, các kinh
nghiệm dân gian.
Có những vấn đề hóa học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa
học hóa học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể
ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất
phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ
động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hóa học không khô khan, bớt
đi tính đặc thù và phức tạp.
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử,
phương trình hóa học, dung dịch…đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều
hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…đều
liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo
hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy
được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng
loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do
khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau nên bị hút mạnh yếu khác nhau, khí
oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập
trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H 2, ..ít
khí oxi nên không khí loãng.
Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết
chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy
còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các
tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn
phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn.
14
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các
hiện tượng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn
lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là
hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
Khi dạy chương trình hóa học 9 chúng ta có thể sử dụng một số câu hỏi áp
dụng để giải thích các hiện tượng hóa học thực tế như:
Câu 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính
mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi
tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo
cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra
nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố
vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2:
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Câu 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô,
xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy)
hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
- Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của
mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng
15
đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là
CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta
đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ
tích hợp môi trường trong: bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG, bài 29: AXIT
CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT.
Câu 3: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ
axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Giải thích: Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh
báo người đọc: “Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit
sunfuric đậm đặc, mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao
vậy?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng
thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn
trong nước. Nếu ta cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra
phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi ta cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric
đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước,
sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra,
nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ
không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric chúng ta luôn luôn nhớ là
“phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì
thủy tinh sẽ dễ vỡ vì tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những
tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H 2SO4 đặc thì rất
nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha
16
loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài 4:
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
Câu 4: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử
C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO 2 (trong không khí), hiđro (từ
nước trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng
lá người ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân
nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ?
Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat
(NH4)2SO4 vì 2 loại phân này có Mg và N cung cấp cho cây.
Câu 5: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng
khí CO2 ?
Giải thích: Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được
trong khí CO2
0
t
Mg + CO2
→ MgO + C
Câu 6: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Giải thích: Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già.
Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão
hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế
bào thần kinh trong não người già mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm
Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm
xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng
đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên
dùng đồ nhôm để đựng rau trộn và giấm…
Câu 7: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây
dựng không? Hãy giải thích?
Giải thích: Nếu dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa
xây dựng thì các dụng cụ này sẽ nhanh bị hư hỏng vì trong vôi, nước vôi hoặc
vữa đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al2O3 (vỏ bọc
ngoài các đồ dùng bằng nhôm), sau đó đến Al bị ăn mòn
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(OH)2 + H2O
17
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong
bài 18: NHÔM ( Bài tập 3/SGK –Trang 58)
Câu 8: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm (Zn)
ở phía sau đuôi tàu ?
Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp
kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc
thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư
hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang
thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác
động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ.
Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn
sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ.
Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây
tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng
tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa (dùng
Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng răi.
Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài 21: ĂN MÒN KIM LOẠI...để
cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để
giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 9: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng
photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin
PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó
mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa
nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
18
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng
của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên.
Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện
tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống
thêm lành mạnh. Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài 25: TÍNH CHẤT
CỦA PHI KIM
2. Sử dụng bài tập để phát hiện vấn đề nhận thức từ việc đọc đề bài toán.
Đây là giai đoạn nghiên cứu đề bài trong quá trình giải bài toán hóa học.
Khi đọc đề bài, trước hết học sinh phải hiểu biết từ ngữ, thấy được lôgíc của bài
toán, hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được tiến trình luận giải và phát
hiện những chổ có vấn đề của bài toán. Theo tôi nên hướng dẫn học sinh nhận
thức phân tích đề bài theo các bước sau:
Bước 1: Giai đoạn định hướng:
Đọc kỹ đề bài nắm vững các dữ kiện của bài toán hóa học: Những điều đã
biết, những điều cần tìm.
Tóm tắt đề bài.
Phân tích đề để tìm ra đâu là nội dung hóa học, đâu là nội dung toán học.
Bước 2: Giai đoạn hành động:
Vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng để giải bài tập.
Bước 3: Giai đoạn kiểm tra:
Kiểm tra và đánh giá việc giải, biện luận và khẳng định đáp án.
Một số dạng bài toán định lượng cụ thể:
Dạng 1: Bài tập tính theo PTHH .
Đây là dạng bài xuyên suốt quá trình học ở bậc THCS và là dạng bài cơ bản,
quan trọng.
1.1.Dựa vào lượng chất tham gia phản ứng.
+ Viết PTHH.
+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
19
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm theo tỷ lệ trong PTHH.
+ Tính lượng chất m hoặc V theo đề bài yêu cầu. Cần tìm theo tỷ lệ trong
PTHH.
Ví dụ 1: Cho 2,24 lit khí Hiđro (đktc) cháy trong khí Oxi.
a.
Tính thể tích khí oxi đã dùng.
b.
Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Giải
0
t
PTHH: 2H2 + O2 →
a. Theo đề bài ta có:
Theo PTHH:
n
H
2
nO2 =
=
2H2O
2,24
=0,1(mol)
22,4
1
nH = 0,05(mol )
2 2
Thể tích khí oxi đã dùng
VO2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit.
b. Theo PTHH:
nH 2O = nH 2 = 0,1(mol )
Khối lượng sản phẩm tạo thành:
m H 2O = 0,1 . 18 = 1,8 gam.
1.2. Dựa vào lượng chất tạo thành sau phản ứng:
+ Viết PTHH.
+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm theo tỷ lệ trong PTHH.
+ Tính lượng chất m hoặc V theo đề bài yêu cầu.
Ví dụ 2: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản
ứng xong thu được 3,36 lit khí (đktc).
a. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
b. Tính nồng độ mol của HCl đã dùng?
Giải:
nH 2 =
3,36
= 0,15(mol )
22,4
20
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
PTHH:
a. Theo PTHH: n Fe = n H 2 = 0,15(mol )
Vậy khối lượng mạt sắt cần dùng là:
mFe = 0,15 . 56 = 8,4 gam.
b. Theo PTHH: n HCl = 2n H 2 = 0,3(mol )
⇒
C M ( HCl ) =
0,3
= 6M
0,05
1.3.Bài tập về lượng chất dư:
Phương pháp:
Nếu bài toán cho biết lượng của cả hai chất phản ứng và yêu cầu tính lượng
chất mới sinh ra. Trong số 2 chất phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia
có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất mới sinh ra tính theo lượng chất nào
phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong 2 chất cho biêt, chất nào phản ứng hết.
Ví dụ phương trình: A + B
C + D
Cách giải: Lập tỉ số:
Số mol chất A( theo đề bài)
và
Số mol chất B( theo đề bài)
SốSomol
chất
(theo
Sốdư,
molchất
chấtkia
A phản
(theo ứng
phương
trình)
sánh
2 tỉAsố,
tỉ sốphương
nào lớntrình)
hơn, chất đó
hết. Tính
So sánh 2 tỉ số, tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia phản ứng hết. Tính toán
(theo yêu cầu của đề bài) theo chất phản ứng hết.
Ví dụ 3: Cho 60 g Al2O3 tác dụng với 49g H2SO4 nguyên chất. Tính khối
lượng Al2SO4 được tạo thành? Sau phản ứng chất nào dư? Khối lượng chất dư
bằng bao nhiêu?
Giải:
n
Al O
2 3
=
60
= 0,59(mol )
102
49
= 0,5 mol
98
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
n H 2 SO4
n Al 2 O3
0,5
0,59
=
=
Ta có :
>
1
1
3
3
nH 2SO4 =
Vậy Al2O3 dư sau phản ứng.
1
0,5
Theo PTHH: n Al O = n Al ( SO ) = 3 nH SO = 3 mol
2 3
2
4 3
2
4
21
- Khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành là:
0,5
.342 = 57 gam
3
- Khối lượng Al2O3 dư là: m Al2 (SO4 )3 dư = ( n AL2O3 trước phản ứng- n AL2O3 phản ứng). M AL2O3
m Al2 ( SO4 )3 =
m Al2O3 dư = (0,59 -
0,5
).102 = 43 g.
3
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng
kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại
sau phản ứng?
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch
B?
Bài 2: Hòa tan 35,25 gam K2O vào nước được 0,75 lít dung dịch A.
a. Tính CM của dung dịch A.
b. Dẫn từ từ 8,4 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A. Hãy tính khối lượng
muối thu được sau phản ứng.
Bài 3: Hòa tan 16g oxit kim loại hóa trị III cần 300ml dung dịch HCl 2M.
Xác định công thức hóa học của oxit ?
Dạng 2: Bài toán liên quan đến nồng độ mol, nồng độ %, thể tích.
Phương pháp
Các bước tiến hành cũng giống như dạng bài tập tính theo phương trình hóa
học. Chỉ khác ở chỗ số mol các chất cho được tính từ nồng độ của dung dịch và
tìm nồng độ của các chất trong sản phẩm.
+Viết PTHH.
+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
+ Dựa vào các điều kiện liên quan lập phương trình toán học, suy ra các đại
lượng cần tìm.
+ Tính lượng chất m hoặc V... theo đề bài yêu cầu.
Vận dụng
22
Ví dụ 1: Cho 150 ml dung dịch NaOH tác dụng vừa đủ với 50 ml dung
dịch HCl 2M.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đem phản ứng.
b. Tính nồng độ của các chất trong sản phẩm.
Giải
Ta có PTHH sau:
NaOH + HCl → NaCl
+
H2O
Theo đề ta có: nHCl = 0,05. 2 = 0,1 mol.
a. Nồng độ mol của dd NaOH phản ứng
Theo PTHH : nNaOH = nHCl = 0,1 mol.
CM NaOH =
0,1
= 0,67 M
0,15
b. Theo PTHH: nNaCl = nHCl = 0,1 mol.
Vdd = 0,15 + 0,05 = 0,2 lit.
CM NaCl =
0,1
= 0,5M
0,2
Ví dụ 2: Hòa tan 5,4 g nhôm kim loại trong H 2SO4 đặc, nóng có nồng độ 98%
(D = 1,84g/ml). Khí SO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH
1M.
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần lấy, biết lượng dung dịch lấy dư 20%
so với lượng cần cho phản ứng ?
b. Tính thể tích dung dịch NaOH cần lấy để hấp thụ hoàn toàn lượng SO 2
trên tạo thành muối trung hòa ?
Giải :
n Al =
0
t
2Al+6H2SO4 →
Al2(S
5,4
= 0,2(mol )
27
O4)3+3SO2+6H2O(1)
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (2)
a. Theo PTHH(1) :
3
nSO2 = n Al = 0,3(mol )
2
nH 2SO4 = 3n Al = 0,6(mol )
23
Vây :
mdd H 2 SO4 =
0,6.98.100
= 60( g )
98
Vì lượng dung dịch lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng, nên thể
tích H2SO4 cần dùng là :
Vdd H 2SO4 =
60.120
= 39,1(ml )
1,84.100
b.Theo PTHH (2) :
nNaOH = 2nSO2 = 0,6(mol )
0,6
Vậy : V NaOH = 1 = 0,6(lít ) .
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Cho 8g CuO tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric 24,5%
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng
kết thúc?
Bài 2: Hòa tan 16g SO3 với nước ta được 250ml dung dịch axit H2SO4.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4?
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 7,5% có khối lượng riêng 1,04g/ml cần
để trung hòa dung dịch H2SO4 nói trên?
Dạng 3: Bài tập xác định khối lượng, thành phần % của hỗn hợp.
Phương pháp
Các bước giải bài toán cũng giống như các bài toán giải theo PTHH. Tuy
nhiên, ở trường hợp này chúng ta cần đặt ẩn số để lập phương trình hoặc hệ
phương trình tùy vào dữ kiện của bài toán.
+ Viết PTHH.
+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm theo tỷ lệ trong PTHH.
+ Tính các đại lượng theo đề bài yêu cầu.
Vận dụng
Ví dụ 1:(Bài 3/T9 - SGK 9) Cho 200 ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hoà tan
vừa hết 20 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 .
24
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Giải
2 HCl + CuO → CuCl2 + H2O (1)
a. PTHH:
6 HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 +3 H2O (2)
b. Theo đề: nHCl = 0,2 . 3,5 = 0,7 mol.
n H 2 SO4 = 3n Al = 0,6(mol )
Đặt x là số mol của CuO, y là số mol của Fe2O3.
Theo đề ra ta có: 80x + 160y = 20 (I).
TheoPTPƯ :(1) và (2) : nHCl(1)=2 nCuO = 2x (mol).
nHCl (2)= 6 n Fe O = 6y (mol).
2
∑n
HCl
3
= nHCl (1) + nHCl (2) = 0,7 mol.
Hay : 2x + 6y = 0,7 (II).
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình sau:
80x + 160y = 20
x + 6y = 0,7
Giải hệ này ta được : x = 0,05( mol) ; y = 0,1(mol).
mCuO = 80.0,05 = 4g ; m Fe2 O3 = 20 - 4 = 16 g
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3. Hòa tan hoàn toàn một lượng A
bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B và 10,08 lít khí CO 2 (đktc).
Cô cạn dung dịch B thu được 66,6g muối khan.
a. Xác định % khối lượng hỗn hợp A?
b. Tính nồng độ mol của 200ml dung dịch HCl (D = 1,05g/ml) đã dùng.
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11,52g hỗn hợp Al 2O3 và CaO cần 200ml dung
dịch H2SO4 1,5M.
a. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
25