Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.28 KB, 19 trang )

1

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về
bảo vệ quyền trẻ em
International Law, foreign law on the protection of children
NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 94 tr. +
Nguyễn Thị Huyền


Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. GVC. Lê Văn Bính
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu một số nét tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em;
Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em; Pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực thi
pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay.

Keywords: Luật Quốc tế; Pháp luật nước ngoài; Quyền trẻ em

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về Trẻ em. Trẻ
em hôm nay là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc
và mỗi gia đình mai sau.
Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan
tâm ở những mức độ khác nhau và ở nhiều mặt như miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho trẻ
dưới 6 tuổi, được khuyến khích đưa trẻ đến trường, phổ cập giáo dục tiểu học, được hỗ trợ tiền
sách vở, được miễn giảm học phí đối với trẻ em con hộ nghèo, ở vùng sâu vùng xa, được tạo điều


kiện vui chơi giải trí nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, ngày tết trung thu. Với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, trẻ vào đời sớm thì xã hội cũng mở rộng vòng tay trong điều kiện có thể như: phát triển,
nâng cấp các mái ấm, nhà nuôi, trường tương lai, viện mồ côi… Điều đó cho thấy đời sống xã hội
ngày càng phát triển, trẻ em cũng có điều kiện được quan tâm, chăm lo nhiều hơn. song do một
vài yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí
thấp… trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn
bị giết hại trong những cuộc chiến, nhiều em bé phải đi lang thang xin ăn, đi đánh giầy, bán báo
.v.v. hoặc phải lao động sớm trong điều kiện nặng nhọc độc hại để duy trì sự sống qua ngày, bị
lạm dụng làm công cụ kiếm tiền cho bọn người xấu, trẻ em bị xâm hại lạm dụng tình dục, trẻ bị
buôn bán, bị bắt cóc.v.v.
2

Ngày 20/11/1989, Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em”
bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20/11/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng
định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi
trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… Trẻ em cần
được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo
tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần
hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết”.
Ngày 26 tháng 1 năm 1990, Việt Nam đã ký Công ước về quyền trẻ em 1989 và phê chuẩn
Công ước ngày ngày 20 tháng 2 năm 1990, mà không kèm theo bảo lưu nào. Việt Nam là quốc gia
thứ hai trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Việc phê
chuẩn Công ước đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng
đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước. Tuy nhiên việc đảm
bảo và thực hiện quyền trẻ cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng xâm hại trẻ em thực sự đáng báo
động, rất nhiều hành vi vi phạm quyền trẻ em mà chưa chịu sự trừng trị của pháp luât. Theo báo
cáo năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội về tình hình trẻ em Việt Nam, thì tình
trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong
hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm) [9.tr1]. Theo
báo cáo của Bộ Công an (12/2009) cũng đưa ra con số hết sức lo ngại: Số vụ xâm hại tình dục trẻ

em có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong ba năm (từ 2005 - 2007), đã có 1.520
trẻ em bị xâm hại tình dục, năm 2008 có 1.427 trẻ em bị xâm hại, 9 tháng đầu năm 2009 có 813
trẻ em bị xâm hại (22 trẻ em bị giết, 246 trẻ em bị hiếp dâm, 267 trẻ em bị xâm hại tình dục ), có
trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một
số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội [8.tr.2]. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô
giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có
hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở
Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ
trong một thời gian dài. Vụ chị Quản Thị Kim Hoa đánh đập nhóm trẻ được bố mẹ gửi tại gia đình
chị (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ”
đánh đập, hành hạ dã man.
Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức
hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào
môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn
đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk [57]
Theo một thống kê của UNICEF, trung bình mỗi ngày thế giới có hơn 24.000 trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong; hàng năm khoảng 500 triệu tới 1,5 tỷ trẻ em bị bạo hành; khoảng 150
triệu trẻ em tuổi từ 5-14 trở thành lao động chính. Ở một số khu vực của châu Á và châu Phi,
số trẻ em không được chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng và đi học lên đến hàng triệu.
3

Trẻ em bị tàn tật, trẻ em thuộc dân tộc thiểu số hoặc sống lang thang, trẻ em vi phạm pháp
luật, trẻ em sống trong các trung tâm giáo dưỡng và trẻ em tị nạn hoặc buộc phải di chuyển
chỗ ở là những nhóm trẻ có nguy cơ bị bạo hành cao. Tại cuộc hội thảo giữa các nước trong
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về phòng chống tình trạng bạo hành trẻ em vào ngày
19/10/2006, ông Laurence Gray, Giám đốc phụ trách Vận động xã hội văn phòng World
Vision khu vực phát biểu: “Trong khi chúng ta luôn cho rằng nạn bạo hành ở trẻ em thường do
những kẻ côn đồ gây ra nhưng trong thực tế trẻ thường bị bạo hành trong gia đình, xã hội và
các tổ chức chính quyền. Việc đánh đập và xúc phạm về tình cảm và tâm lý của trẻ dưới bất
cứ khung cảnh nào đều không thể chấp nhận được”.

Như vậy, có thể nói quyền trẻ em từ trước đến nay luôn là vấn đề được tất cả các quốc
gia trên thế giới quan tâm. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em luôn diễn ra và ngày càng phức
tạp, Chính phủ các nước phải hành động như thế nào đây để thực hiện nghĩa vụ của mình
trong việc phòng và loại trừ nạn bạo hành đối với trẻ em. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn
đề về bảo vệ Quyền trẻ em trong phạm vi quốc gia và trên thế giới, nên học viên chọn “Pháp
luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền trẻ em cũng được chính thức đề
cập trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đã có khá nhiều sách,
báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu về quyền trẻ em: “Những điều cần biết về quyền trẻ em” – Tác giả
Vũ Ngọc Bình, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996; “Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam” - sách do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1996; …
Những tài liệu này đã góp phần làm sáng tỏ các quy chế pháp lý về quyền trẻ em, tuy nhiên các
nghiên cứu này chỉ mang tính chất chung về quyền trẻ em ở Việt Nam mà chưa nêu nên được cơ
sở pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế, mối liên hệ giữa pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế trong bảo vệ quyền trẻ em.
Chính vì vậy nên tác giả chọn đề tài: “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ
quyền trẻ em” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn về hệ thống pháp luật quốc
tế, pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản như sau:
Một số nét tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em;
Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em;
4

Pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực thi pháp luật về bảo vệ

quyền trẻ em ở nước ta hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin về nhà nước và pháp luật, trên nền tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch
Hồ Chí Minh về con người và sự phát triển của con người. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, làm rõ cơ chế pháp lý
và thực tiễn bảo vệ quyền trẻ em tại pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam.
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
kết cấu làm 3 chương.
- Chương I: Khái quát chung về bảo vệ quyền trẻ em.
- Chương II: Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về Bảo vệ
quyền trẻ em.
- Chương III: Bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm hoàn hiện pháp
luật Việt Nam.

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Giai đoạn trƣớc năm 1989
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về độ tuổi nhất định trong giai
đoạn đầu của sự phát triển con người. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa ở
châu Âu thế kỷ XVI, XVII và XVIII đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách
phổ biến, khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra. Thêm vào đó cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ I (1914 -1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh khốn khổ. Năm 1919,
một tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành lập ở Anh và Thụy Điển. Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) đã ban hành một số công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và
bảo trợ xã hội. Năm 1923, người sáng lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh – bà Eglantuyne
Jebb, khởi thảo hiến chương trẻ em. Đây được coi là mốc quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Năm 1924, tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên thông qua, năm
1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Năm 1959
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn (thứ 2) về quyền trẻ em gồm 10 điểm. Tuyên
ngôn khẳng định “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt nhất”. Điều 24 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ “Các trẻ em … phải được gia đình, xã
5

hội và quốc gia bảo hộ”. Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966 quy định “Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tế và xã
hội”. Một số văn kiện khác như Tuyên ngôn về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp
khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang năm 1974. Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ năm 1979. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc áp dụng pháp luật
với người chưa thành niên năm 1985 cũng quy định nội dung tương tự…
1.1.1.2. Từ năm 1989 đến nay
Sau 10 năm soạn thảo công ước về quyền trẻ em (1979 – 1989) đã hoàn thành, được Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Năm 1990,
tại New York đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em. Năm 2000 Liên Hợp Quốc còn
thông qua hai nghị định bổ sung Công ước quyền trẻ em: Nghị định thư không bắt buộc về việc sử
dụng trẻ em trong xung đột vũ trang; Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm
trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em.
Từ ngày 8/5 đến 10/5/2002, một khóa họp đặc biệt về trẻ em đã được Liên Hợp Quốc tổ
chức tại New York. Hội nghị đã xác định những mục tiêu toàn cầu về trẻ em giai đoạn 2001 -
2010 nhằm “Xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em
1.1.2. Tại Việt Nam
Từ thế kỷ thứ XV, Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông ban hành đã có nhiều điều
khoản quy định trách nhiệm của quan lại và dân chúng địa phương phải giúp đỡ trẻ em tàn tật, trẻ
mồ côi… Đến ngày nay Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn chú trọng đến việc bảo vệ, chăm
sóc trẻ em. Hiến pháp đầu tiêu của Việt Nam năm 1946 và các bản Hiến pháp sau 1959, 1980,
1992 cũng đã khẳng định “Trẻ em được quyền săn sóc giáo dưỡng”
Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tốt và phù hợp với công ước quốc tế về

quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 1991 được sửa đổi năm 2004; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Bộ
luật Lao động năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2005…Các nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản dưới luật
khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành.
1.2. Khái niệm quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về trẻ em
1.2.1.1. Trẻ em theo công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989 và pháp luật nƣớc ngoài
Điều 1, Công ước về quyền trẻ em đã ghi nhận “Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi,
trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Trung quốc: Điều 2, luật Bảo vệ người chưa thành niên quy định, trẻ em còn được gọi là trẻ chưa
thành niên, là công dân dưới 18 tuổi. Nhật Bản: Điều 4, luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 cũng quy
định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Pháp luật tôn trọng và thực thi toàn bộ những quy định để đảm
6

bảo mọi phúc lợi cho trẻ em. Theo Điều 1 Luật liên bang Nga số 124-FZ ngày 21/7/1998 (sửa
đổi), thì trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18.
1.2.1.2. Trẻ em theo pháp luật Việt Nam
Từ những quy định về độ tuổi của người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Hôn nhân gia đình; Bộ luật Lao động 1994 …
trên chúng ta có thể hiểu và đưa ra một khái niệm về trẻ em như sau “Trẻ em là người dưới 18
tuổi”, khái niện này phù hợp với Công ước quốc tế quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam.
1.2.2. Quyền trẻ em
Quyền trẻ em chính là quyền của con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc
trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em.
1.2.2.1. Quyền trẻ em theo công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ
em, bao gồm: Quyền sống còn; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia
và một số biện pháp bảo vệ dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.2.2.2. Quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam

Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã nói rõ quyền cơ
bản và bổn phận của trẻ em. Bộ luật Dân sự năm 2005 có những quy định riêng nhằm xác định địa
vị pháp lý của trẻ em trong lĩnh vực dân sự, gồm quyền, nghĩa vụ và những đảm bảo pháp lý. Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2005 đã có những quy định trẻ em như là một thành viên đặc biệt của
gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 xác định trẻ em
với tư cách là một cá nhân, nên quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng
liêng nhất của trẻ em.
1.3. Đặc điểm các quan hệ pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em.
1.3.1. Đặc điểm các quan hệ pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
Quan hệ pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, về bản chất thì đó chính là các quan hệ pháp
luật điều chỉnh các quyền con người. Nguyên tắc chung của việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền trẻ
em là nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sutservanda) đòi hỏi các quốc gia có
nghĩa vụ thực thi các điều ước quốc tế một các tự nhiên và nghiêm chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của các
thỏa thuận đó là các quyền trẻ em bao gồm quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và
quyền được tham gia. Công ước về quyền trẻ em ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia đã phê chuẩn hoặc
gia nhập trong việc thực hiện các quyền trẻ em.
1.3.2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em.
Quyền trẻ em được ghi nhận là các quyền cơ bản của công dân (chương V Hiến pháp
1992) mà nội dung của quyền này chủ yếu là các quyền dân sự, bao gồm: quyền sống còn, quyền
được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia.
Chế định quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng được ghi nhận trong Hiến
pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do các cơ quan có thẩm quyền
7

của quốc gia ban hành như: Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
và các văn bản pháp luật khác bảo gồm cả văn bản luật và văn bản dưới luật.
Việt Nam đã xây dựng một bộ máy các cơ quan Nhà nước để đảm bảo việc thực hiện
quyền trẻ em.
1.4. Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ
quyền trẻ em.

Pháp luật Việt Nam có ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật
quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông
qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế. Ý
chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia. Vì vậy lợi ích
quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế. Việc nội luật hoá
các quy định của pháp luật quốc tế ở quốc gia thành viên chính là sự thực thi và nơi kiểm chứng
cho pháp luật quốc tế.
Việc thực hiện pháp luật quốc tế trên lãnh thổ quốc gia chính là nơi kiểm chứng tính phù
hợp của pháp luật quốc tế với thực tiễn, từ đó chỉ ra những khiếm khuyết nhằm hoàn thiện pháp
luật quốc tế.
Pháp luật quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền trẻ em.
Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi
nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể: Sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế của chính quốc gia đó.
Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay đều thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam
trong việc nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam kết quốc tế mà Việt
Nam chính thức ràng buộc, trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển.
1.5. Các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền trẻ em
1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Mọi trẻ em đều có quyền giống nhau, tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công
ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
1.5.2. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi công dân, gia đình,
nhà nƣớc và toàn xã hội
Mọi công dân, gia đình, Nhà nước và toàn xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ,
chăm sóc trẻ em bởi trẻ em là công dân đặc biệt, điểm nổi bật nhất là bản thân chưa tự thực hiện
được một số quyền để bảo vệ mình và phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ, người lớn tuổi.




8

1.5.3. Nguyên tắc dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em
Nguyên tắc này được ghi nhận rất rõ ràng tại điều 3 Công ước về quyền trẻ em 1989
“Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em…thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối
quan tâm hàng đầu”. Điều 5, luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.
1.5.4. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được giúp đỡ để hòa nhập với gia đình, cộng đồng
Công ước về quyền trẻ em 1989, không chỉ quy định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em nói chung mà còn quy định về từng loại trẻ như trẻ em tị nạn (điều 22), trẻ em tàn tật (điều
23), trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang (điều 38), trẻ em bị bỏ mặc, bị bóc lột hay lạm
dụng (điều 39)… đây chính là nguyên tắc thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối
với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ.

CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
2.1. Pháp luật quốc tế, pháp luật ngƣớc ngoài về bảo vệ quyền trẻ em
Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc cho rằng Công ước về quyền trẻ em bao trùm các quyền
rộng lớn và tổ chức này chia quyền trẻ em thành bốn nhóm: Quyền sống còn, quyền được bảo vệ,
quyền được phát triển và quyền được tham gia.
2.1.1. Quyền sống còn của trẻ em
Quyền sống còn bao gồm quyền được sống và quyền được sống cuộc sống bình thường,
được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất.
2.1.2. Quyền đƣợc bảo vệ
Bảo vệ quyền khai sinh, có họ tên và có quốc tịch của trẻ em.
Công ước quyền trẻ em khẳng định lại một lần nữa “Trẻ em phải được đăng ký khai sinh
ngay lập tức sau khi sinh và phải có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch (điều 7). Quy định này
đã khẳng định trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một công dân có mọi quyền chủ thể độc lập, bình
đẳng như bất kỳ công dân nào.

Bảo đảm trẻ em không bị cách ly khỏi gia đình. Điều 9, 10, 20 công ước về quyền trẻ
em quy định: “Các quốc gia thành viên phải bảo vệ quyền được sống cùng cha mẹ của trẻ em, các
quốc gia phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái ý muốn của họ, trừ khi việc cách
ly là cần thiết nhưng tất cả phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.”
Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hình sự: Công ước về quyền dân sự và chính trị ghi nhận:
Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp (khoản 5 điều 6);
Các bị cáo thiếu nhi, các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, phải
được đối xử tùy theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của các em và phải được xét xử trong thời hạn
sớm nhất (khoản 2, điều 10).
9

Bảo vệ quyền trẻ em chống lại sự bóc lột và lạm dụng: Theo điều 34 công ước về
quyền trẻ em các quốc gia phải bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình
dục, phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc
trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào.
Luật phòng chống lạm dụng trẻ em Nhật Bản năm 2004; Luật Hình sự Trung Quốc năm
1997 Luật Phúc lợi trẻ em Nhật Bản năm 1947.
Bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn ma tuý: Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả những
biện pháp thích hợp bao gồm những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ
trẻ em chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý, các chất hướng thân và để ngăn ngừa
việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất đó. (điều 33 Công ước về
quyền trẻ em).
Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực lao động: Trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về
kinh tế và không phải làm bất cứ công việc nào nguy hiểm, có hại đối với sức khỏe hay sự phát
triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, xã hội hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em
(điều 32 công ướ về quyền trẻ em). Luật Tiêu chuẩn Lao động Nhật Bản năm 1947 (sửa đổi năm
1995) quy định trẻ em dưới 15 tuổi không được làm việc như công nhân. Tuy nhiên trẻ em trên 12
tuổi có thể được nhận làm việc tại một số doanh nghiệp với những công việc làm ban ngày, không
hại sức khỏe và phúc lợi trẻ em.
Bảo vệ trẻ em tàn tật: Trẻ em tàn tật về tinh thần hay thể chất được sóc đặc biệt, Các trẻ

em được tạo điều kiện để hoà nhập xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ nhất bao gồm cả sự phát
triển văn hoá và tinh thần (điều 23, công ước về quyền trẻ em).
Luật giáo dục của Nhật Bản năm 1947, đã quy định bắt buộc Chính phủ Nhật Bản phải có
biện pháp để đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật có thể nhận được giáo dục đầy đủ, tùy thuộc vào
mức độ khuyết tật của trẻ.
Bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang: Các quốc gia thành việc phải thi hành
tất cả các biện pháp có thể thực hiện được nhằm đảm bảo rằng những người chưa đến tuổi 15
không trực tiếp tham gia chiến sự. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn thông qua Nghị định thư về việc
sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang bổ sung cho công ước về quyền trẻ em.
Bảo vệ trẻ em bản địa, thuộc một nhóm thiểu số: Các trẻ em này cũng hưởng đầy đủ
các quyền của trẻ em, ngoài ra các em còn có quyền được hưởng nền văn hoá của mình, tuyền bố
và sử dụng tiếng nói của mình cùng với các thành viên khác trong cộng đồng của mình (điều 30,
công ước về quyền trẻ em).
2.1.3.Quyền đƣợc phát triển
Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục, quyền có một mức sống đầy
đủ cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội.


10

Quyền đƣợc giáo dục
Tại điều 28, 29 Công ước quyền trẻ em khẳng định trẻ em có quyền được học hành. Hiến
pháp Nhật Bản đảm bảo trẻ em có quyền được giáo dục “Tất cả mẹ có nghĩa vụ để cho con của
mình ở độ tuổi 6 đến 15 tuổi đi học tại các trường tiểu học và trung học, các giáo viên đều bị cấm
gây nhục hình đối với học sinh. Điều 3 Luật bảo vệ người chưa thành niên của Trung Quốc năm
1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2006) quy định “Người chưa thành niên được hưởng quyền được giáo
dục. Nhà nước, xã hội, nhà trường, gia đình có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền đó”.
Quyền đƣợc thông tin.
Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em được tiếp cận thông tin và tư liệu từ
nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ

biến những thông tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em, khuyến khích hợp tác quốc
tế trong việc sản xuất và phổ biến sách cho trẻ em.
Quyền đƣợc vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa
Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi và những hoạt động
giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và văn nghệ (điều 31
Công ước quyền trẻ em).
Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (điều 14 Công ước về quyền
trẻ em).
Quyền đƣợc phát triển sức khỏe và thể lực
Điều 24 Công ước nghi nhận trẻ em có quyền hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất, đảm
bảo cho trẻ em được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
2.1.4. Quyền đƣợc tham gia
Quyền được tham gia là một quyền cơ bản của trẻ em, liên quan đến quyền sống còn,
quyền được bảo vệ và quyền được phát triển.
Quyền đƣợc tự do ngôn luận
Tại điều 13 Công ước về quyền trẻ em đã quy định: Trẻ có quyền tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới hoặc qua truyền miệng,
bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiền truyền thông nào khác
mà trẻ em lựa chọn.
Quyền đƣợc tiếp nhận các thông tin thích hợp
Điều 17 Công ước nêu rõ “Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận thông tin và
các tài liệu từ những nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau ” Trách nhiệm của người lớn và toàn
xã hội là phải đưa đến cho trẻ em những thông tin lành mạnh.


11

Quyền đƣợc tự do bày tỏ ý kiến

“Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm
riêng mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng
đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ
trưởng thành của trẻ em. (điều 12 Công ước về quyền trẻ em)
Quyền tự do hiệp hội
“Trẻ em có quyền tự do giao kết và tự do hội họp hòa bình”. Nhà nước không được đặt ra
những hạn chế với việc thực hiện các quyền này, trừ khi vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn
công cộng (điều 15 Công ước quyền trẻ em).
2.2. Bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam
Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có quyền trẻ em.
2.2.1 Quyền sống còn
Điều 32, 37 Bộ luật Dân sự năm 2005: Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính
mạng, sức khoẻ, thân thể. Danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhâ được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ. Bộ luật Hình sự cũng đã góp phần bảo vệ quyền sống còn của trẻ em. Luật Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: “1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; 2.
Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải
trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.”
2.2.2. Quyền đƣợc bảo vệ
Trong pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ bao gồm các quyền: Trong lĩnh vực Dân
sự; Hành chính; Hình sự; Lao động; Bảo vệ khỏi bị xâm hại tình dục, tệ nạn ma tuý, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
2.2.3. Quyền đƣợc phát triển
Nhóm quyền được phát triển nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ em có thể đạt được khả năng
phát triển tối đa, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển của trẻ em là dự kết hợp của hai yếu tố cá
nhân và môi trường, do đó pháp luật Việt Nam quy định khá rõ nét những vấn đề liên quan đến
quyền phát triển của trẻ em: Quyền được giáo dục; Quyền được vui chơi, giải trí; Quyền được thu
nhận thông tin;
2.2.4. Quyền đƣợc tham gia
Trẻ em cần có một môi trường thuận lợi để thực hiện quyền được tham gia một cách đầy

đủ. Người lớn có nghĩa vụ tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền tham gia: Quyền được bày tỏ
ý kiến; Quyền tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động; Quyền khiếu nại tố cáo
2.3. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em
2.3.1. Các thiết chế quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em
2.3.1.1. Liên Hiệp Quốc bao gồm các cơ quan như: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; Hội
đồng kinh tế - xã hội; Uỷ ban quyền con người: Có chức năng, nhiệm vụ xem xét mọi vấn đề
12

thuộc phạm vi của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong đó có vấn đề quyền con người, quyền trẻ
em. Đại hội đồng đã thông qua Công ước về quyền trẻ em ngày 20/11/1989
2.3.1.2. Các tổ chức chuyên môn, các chƣơng trình và Quỹ của Liên Hợp Quốc.
Các tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc, các chương trình và Quỹ của Liên Hợp Quốc có
vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền trẻ em, trong đó không thể không nhắc tới tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.
2.3.1.3. Uỷ ban về quyền trẻ em
Uỷ ban về quyền trẻ em được thành lập theo điều 43 Công ước về Quyền trẻ em năm
1989. Uỷ ban có chức năng theo dõi sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện
Công ước về quyền trẻ em;
2.3.1.4. Các tổ chức phi chính phủ
Các tổ chức phi chính phủ là một lực lượng tích cực trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Các
tổ chức này góp phần xây dựng Công ước về quyền trẻ em, Hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn ở nhiều
giai đoạn như: Soạn thảo, thông qua, phê chuẩn công ước…
2.3.2. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
2.3.2.1. Nhà nƣớc
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ
quyền trẻ em. Trách nhiệm đó bao gồm ban hành pháp luật, hình thành các thiết chế xây dựng các
chủ trương chính sách và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Bao gồm các cơ quan Quốc hội; Chính
phủ; Bộ Lao động - Thương binh xã hội; Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan toà án
2.3.2.2. Nhà trƣờng
Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong điều

28 Công ước về quyền trẻ em, điều 59 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, điều 16 luật bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em, điều 10 luật Giáo dục năm 2005.
2.3.2.3. Gia đình
Gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của
tất cả thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc
bảo vệ trẻ em. Điều 65 Hiến pháp 1992 quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục” Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình” lại một lần khẳng định một cách cụ
thể nhiệm vụ này, đây là tư tưởng xuyên suốt, là một nguyên tắc căn bản của pháp luật Việt Nam
trong bảo vệ quyền trẻ em.
2.3.2.4. Các tổ chức xã hội
Theo quy định tạo điều 34 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách
nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em.

13

2.3.2.5 Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, thành
lập nhằm mục đích đẩy mạnh xã hội hoá vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qũy có chức
năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.

CHƢƠNG 3
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. Tình hình bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
3.1.1. Ƣu điểm đạt đƣợc trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
3.1.1.1. Hệ thống pháp luật
Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, quốc hội Việt Nam đã ban

hành luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi và bổ sung năm 2004); Bộ
luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, luật Giáo
dục…Các văn bản luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các
văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành, đến các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần
quan trọng vào thành tựu thực hiện bảo vệ quyền trẻ em
3.1.1.2. Quyền đƣợc bảo vệ
Hệ thống các thiết chế: Bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được thành lập để
huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân vào việc thực hiện
và bảo vệ quyền trẻ em. Đăng ký khai sinh cho trẻ em: Từ năm 2005 đến nay, cán bộ bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em các cấp phối hợp với cán bộ tư pháp hộ tịch để tiến hành đăng ký khai sinh
trước khi câp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tính đến tháng 5/2007,
trên toàn quốc đã có 97 % trẻ em dưới 6 tuổi được nhận thẻ khám, chữa bệnh và tất cả các em này
đã được đăng ký khai sịnh.
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước và toàn xã
hội quan tâm giúp đỡ.
3.1.1.3. Quyền đƣợc sống còn
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2008, tỉ lệ trẻ em tử
vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 53 trẻ xuống còn 17 trẻ trong 1000 trẻ đẻ sống trong khoảng
thời gian từ năm 1990 đến 2006. Tiêm chủng trẻ em được duy trì và đạt tỷ lệ cao, đã thanh toán
bệnh bại liệt vào năm 2002, loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2005, giảm được 95 %
các ca bệnh sởi tính từ năm 1990.



14

3.1.1.4. Quyền đƣợc phát triển
Hệ thống giáo dục: Có khoảng 97 % trẻ em hiện đang được theo học ở cấp tiểu học. Đây là
một tỉ lệ cao so với thế giới và khu vực. Dưới đây là số liệu về số trường học, lớp học tính đến
thời điểm 30/12/2011 của Tổng cục Thống kê (đơn vị tính: nghìn) [55]

Biểu 3.1
Năm
2007 -2008
2008- 2009
2009-2010
2010-2011
Trƣờng học
27.900
28.114
28.413
28.593
Tiểu học
14.939
15.051
15.172
15.242
Trung học cơ sở
10.485
10.576
10.680
10.744
Trung học phổ thông
2.476
2.487
2.561
2.607
Lớp học
495.2
514.7
528.3

548.4
Tiểu học
266.4
272.2
281.5
291.7
Trung học cơ sở
160.2
164.3
168.2
172.5
Trung học phổ thông
68.6
78.2
78.6
84.2

Vui chơi giải trí: Nhiều công trìm dành cho thiếu nhi như nhà thiếu nhi, nhà trẻ, trường
học, khu vui chơi giải trí…được xây dựng, đưa vào hoạt động tạo điều kiện cho trẻ em em phát
triển một cách toàn diện.
3.1.1.5. Quyền đƣợc tham gia
Trên toàn quốc hiện nay đã có gần 700 báo và tạp chí, phần lớn đều có chuyên mục dành riêng
cho trẻ em. Nhà nước và xã hội đã tạo nhiều cơ hội để trẻ em tham gia phát triển nâng cao nhận thức, mở
rộng tầm hiểu biết thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu văn hoá, thể thao, các diễn đàn…
3.1.2. Hạn chế trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
3.1.2.1. Quyền sống còn
Tỷ lệ trẻ em tử vong nhìn chung có chiều hướng giảm nhưng Việt Nam lại chưa có sự tiến
bộ rõ rệt trong việc cứu sống trẻ sơ sinh. [37.tr.1] do tình trạng nạo phá thai đáng báo động; Sự
chên lệch giữa các vùng; Tiến bộ trong việc tiếp cận với điều kiện vệ sinh phù hợp tiến triển rất
chậm, dẫn đến tỷ lệ trẻ em tử vong cao.[37.tr.2]

3.1.2.2. Quyền đƣợc bảo vệ
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, số vụ xâm hại trẻ em bị phát
hiện có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ
đặc biệt. Bảo vệ trẻ em trước đại dịch HIV/AIDS. [37.tr.2]
3.1.2.3. Quyền đƣợc phát triển
Giáo dục toàn diện vẫn chưa thể đến với tất cả trẻ em, các em ngày càng bị tước mất cơ
hội chơi đùa vì nhiều lý do khác nhau. Một thực trạng trẻ em Việt Nam hiện thiếu cả về thời gian
vui chơi và chất lượng vui chơi.
15

3.1.2.4. Quyền đƣợc tham gia
Quyền được tự do bày tỏ ý kiến của trẻ em vẫn còn rất hạn chế, chỉ một số ít trẻ em tham
gia vào các câu lạc bộ viết báo, tham gia vào việc phát thanh trên các báo, đài tiếng nói, đài truyền
hình địa phương cũng như đài truyền hình Trung ương.
3.1.3 Nguyên nhân của việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam còn hạn chế
Hệ thống pháo luật còn tản mạn dẫn tới những quy định không thống nhất. Tình trạng buông
lỏng giáo dục từ trong đời sống gia đình. Nền giáo dục còn nhiều hạn chế. Các cơ quan chuyên trách,
tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em chưa phát huy được vai trò của mình. Nhận
thức của cộng đồng xã hội về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em chưa được nâng cao.
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật
3.2.1. Đối với hệ thống pháp luật quốc tế
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Quốc tế về Bảo vệ quyền trẻ em
Cần ban hành quy định cụ thể về công tác làm Báo cáo quốc gia về quyền trẻ em, yêu cầu
các quốc gia thành viên phải được thực hiện đúng và đầy đủ các công việc để thống nhất và có
báo cáo trung thực, chính xác nhất về tình hình trẻ em ở mỗi nước.
3.2.1.2. Kiện toàn hệ thống thực thi các quyền trẻ em
Cần đẩy mạnh và kiện toàn cơ chế về bảo vệ và phát triển quyền trẻ em. Công tác giám sát, đánh
giá, điều tra việc thực hiện quyền trẻ em ở các quốc gia luôn phải kiện toàn để thực hiện tốt nhiệm vụ
bảo vệ quyền trẻ em một cách thường xuyên và đồng đều ở các quốc gia trên thế giới.
3.2.2. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em
Phải rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật có quy định về quyền trẻ em. Hoạt
động này nhằm phát hiện những nội dung văn bản pháp luật mẫu thuẫn, chồng chéo, không phù
hợp với thực tiễn. Tiến hành ban hành các văn bản pháp luật mới, luật hóa quyền tiếp cận thông
tin của công dân. Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về quyền trẻ em cần
phải được tiến hành ngay nhưng về lâu dài có thể nghiên cứu để xây dựng Luật về bảo vệ quyền
trẻ em một cách chi tiết, cụ thể hơn.Các quy phạm pháp luật quy định về quyền được bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em còn tản mạn ở nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
3.2.2.2. Tuyên truyền giáo dục về tôn trọng quyền trẻ em
Việc tuyên truyền, giáo dục đóng góp rất lớp vào việc thực hiện, tuân thủ pháp luật, nâng
cao ý thức pháp luật của người dân.
3.2.2.3. Tăng cƣờng vai trò Nhà nƣớc
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, Nhà nước phải
xác định mục tiêu trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em luôn được đặt trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, cần tăng cường hơn nữa vai tro trò của Nhà nước với những giải pháp thiết thực.


16

3.2.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình
Đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện tốt ngay từ trong mái
ấm gia đình.
3.2.2.5. Xây dựng hệ thống nhà trƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
3.2.2.6 Kiện toàn hệ thống cơ quan tổ chức, tăng cƣờng hơn nữa việc đào tạo cán bộ
chuyên môn
3.2.2.7. Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội
3.2.2.8. Thành lập Toà án vị thành niên
pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện nay có quy định một số thủ tục tố tụng riêng
dành cho những người phạm tội là người chưa thành niên nhưng thực tế cho thấy nhiều toà án đã
xem nhẹ các quy định này. Vì thế cùng với quá trình cải cách tư pháp cần thiết phải thành lập Toà

án vị thành niên và quan trọng hơn là tạo điều kiện tốt nhất, giáo dục các em trở thành những công
dân có ích.

KẾT LUẬN
Trong thế giới ngày nay, khi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thì việc bảo vệ quyền
trẻ em ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại của chính
cộng đồng trong mọi lĩnh vực. Hệ thống các văn kiện quốc tế với sự tham gia bởi nhiều quốc gia
trên thế giới đã trở thành nền tảng vững chắc trong việc bảo vệ quyền trẻ em, cùng với nó là
những thiết chế quốc tế bao gồm các tổ chức Chính phủ, Phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế
giám sát về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đã đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thực hiện các
quyền trẻ em.
Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như là sự đảm bảo về mặt
pháp lý của Nhà nước đối với quyền trẻ em. Hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt
Nam góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây cũng chính là sự cam kết mạnh mẽ
của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ quyền trẻ em. Sau gần 20 năm phê chuẩn
Công ước về quyền trẻ em, cùng với sự phát triển nền kinh tế mạnh mẽ thì trẻ em ở Việt Nam đã
được hưởng các quyền của mình đầy đủ hơn. Tuy nhiên việc bảo vệ quyền trẻ em không phải là
vấn đề đơn giản, chỉ cần sự một cá nhân hay một tổ chức cụ thể thì có thể thực hiện việc này một
cách toàn diện, mà việc bảo vệ quyền trẻ em đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội vì nó liên quan
đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có nhiều vấn đề nảy sinh và cần phải hoàn thiện cả hệ
thống pháp luật lẫn các thiết chế để đảm bảo tốt nhất các quyền trẻ em.
Việt Nam đã và đang làm một quốc gia đang phát triển, trong tiến trình hội nhập và tiến
lên xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu bảo vệ trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu, bởi trẻ em là những chủ
nhân tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là con đường chắc chắn nhất đưa đất nước đến một
tương lai tốt đẹp hơn. Quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ ở Việt Nam chính là đã cùng toàn thế
giới xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em.
17

References
I

Tiếng việt
1.
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
Việt Nam (2006), NXB.TP.
2.
Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), NXB.GD.
3.
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
4.
Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999.
5.
Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002.
6.
Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003.
7.
Bộ luật Tố tụng Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
8.
Bộ Công an (2009), Báo cáo 5 năm về tình hình xâm hại trẻ em.
9.
Bộ Lao động – TBXH (2009), Báo cáo tình hình trẻ em Việt Nam.
10.
Bộ Lao động – TBXH, Quỹ Nhi đồng Liên Hơp Quốc (2002) vấn đề phụ nữ và trẻ em
thời kỳ (2001-2010), Hà Nội.
11
Lê Văn Bính (2008), Tiệm cận các quy phạm luật quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-
Luật 24(99).
12.
Vũ Ngọc Bình (1996), Những điều cần biết về quyền trẻ em, NXB.CTQG.
13.
Vũ Ngọc Bình (2007), Giới thiệu Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em,

NXB.CTQG.
14
Mai Huy Bích (2010), Quyền trẻ em và yếu tố văn hoá, Tạp chí Nghiên cứu con người 4(49).
15
Công ước về quyền trẻ em 1989.
16
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966.
17
Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hoá và xã hội 1966.
18
Công ước số 138 về tuổi tối thiểu được đi làm việc của tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
19
Công ước 182 nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất của ILO.
20.
Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945.
21.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
22.
Chu Mạnh Hùng (2004), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
23.
Chu Mạnh Hùng (2003), Công ước về quyền trẻ em 1989 – cơ sở cho việc bảo vệ
quyền trẻ em, Tạp chí Luật học (3).
24.
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.
25.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000.
26.
Luật Giáo dục Việt Nam 2005.

27.
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
18

28.
Luật Phổ cập giáp dục tiểu học Việt Nam 1991.
29.
Luật Nuôi con nuôi Việt Nam 2010.
30.
Hoàng Thế Liên (2000) Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở
Việt Nam, NXB.CTQG.
31.
Lê Thị Nga (2007), Quyền trẻ em trong pháp luật, Báo điện tử của Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình (5).
32.
Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang bổ sung cho Công ước
quyền trẻ em 2000.
33.
Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em
bổ sung cho Công ước quyền trẻ em 2000.
34.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 Về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội.
35.
Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
36.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.
37.
Quốc triều Hình luật (1995), NXB.CTQG.

38.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2008), Báo cáo tình hình trẻ em ở Việt Nam.
39.
Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (2005), NXB.TP.
40.
Tổ chức Save the children (2008), Báo cáo tình trạng bóc lột lao động trẻ em.
41.
Tuyên bố Giơnevơ 1924.
42.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1959.
43.
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc 1948.
44.
Trung tâm nghiên cứu quyền con người, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (2002), Quyền trẻ em, Hà Nội.
45.
UBDS&GĐ, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2002), Những điều cần biết về trẻ em. Hà Nội.
46.
Văn phòng Quốc Hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2003), Quyền Phụ nữ và trẻ em trong
các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB.CTQG.
II.
Tiếng anh
47.
Child Welfare Act of Japan, No. 164 of December 12, 1947.
48.
Labor Standards Law of Japan 1995.
49.
The Criminal Code of Thailand 2003.
50.
The Law prevention abuse children of Japan 2004.

51.
The Law banned child labor in China 2002.
52.
The People's Republic of China Crimal law 1997.
53
The People's Republic of China law on the protection of minors 2006.
54
Juvenile law of Japan 2000.
19

III.
Các trang wed
55.
http:/hvcsnd.edu.vn.
57.
www.unicef.org/vietnam.
58.
www.gso.gov.vn.
59.
/>2010/27264.
60.
/>thach-thuc-ve-mat-can-bang-gioi-tinh-o-trung-quoc.htm.

61

62

63
www.rg.ru/2012/02/08
64


65




×