Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 12 trang )



Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi
hành tại thành phố Hà Nội)

Nguyễn Duy Thạch

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trách nhiệm về bồi thường oan sai trong
lĩnh vực pháp luật hình sự, trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động.
Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn TP Hà Nội, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Đưa
ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi
thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất

Keywords: Bồi thường, Luật kinh tế, Pháp luật Việt Nam, Đất đai


Content
mở đầu
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt;


là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đúng như Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản suất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn
của đất nước; quyền SDĐ là hàng hóa đặc biệt”.


Sau 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, kế hoạch
hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,
đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt: Kinh tế phát triển; chính
trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước có phần đóng góp không nhỏ của mảng pháp luật
về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người SDĐ khi Nhà
nước thu hồi đất nói riêng (sau đây gọi chung là pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất); bởi lẽ, đất đai được xác định là một trong những yếu tố mang tính chất “đầu vào”
của quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp không thể tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nếu không
tiếp cận được vấn đề đất đai. Tuy nhiên, do quỹ đất công hiện nay hầu như đã được giao cho
người SDĐ sử dụng ổn định lâu dài; vì vậy, để giải quyết “bài toán” đất đai cho các mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội thì không thể tránh khỏi việc Nhà nước thu hồi đất của người SDĐ
có bồi thường.
Hơn nữa, đất đai cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở nước ta là có
hạn; trong khi đó, với sự phát triển năng động và nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì
nhu cầu SDĐ cho phát triển ngày càng tăng, vì vậy áp lực của việc giải quyết hài hòa giữa lợi
ích của người SDĐ, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư đang là một vấn đề nhậy
cảm và mang tính thời sự. Nhận thức rõ vấn đề này, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, tạo
cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thu hồi đất.
Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, phức tạp: Nhà nước,
người SDĐ, nhà đầu tư dường như chưa tìm được “tiếng nói” chung về lợi ích; người bị thu

hồi đất đưa ra những đòi hỏi về bồi thường vượt quá khả năng đáp ứng của Nhà nước; chưa
giải quyết tốt vấn đề đảm bảo công ăn, việc làm cho người bị mất đất sản xuất.v.v. Đây là
một trong những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp về đất
đai và là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để
phát huy những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh” thì việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại
khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện là một việc làm rất cần thiết
hiện nay.
Hà Nội với vị trí địa, chính trị đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã


hội Chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển lớn mạnh của Hà Nội có ý nghĩa quan trọng và tác
động rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được vinh dự to lớn và trách
nhiệm nặng nề này, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu
xây dựng Thủ đô phát triển về mọi mặt, với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà
Nội”. Để giải quyết nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển, trong thời gian 7 năm (2000-
2006), Thành phố Hà Nội đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.867 dự án, với số
diện tích đất đã thu hồi là 5.901ha, liên quan đến 162.231 hộ gia đình và đã bố trí tái định cư
cho 12.013 hộ đến nơi ở mới [21, tr.15]. Theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm
2010 của Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng năm Thành phố
Hà Nội sẽ phải thu hồi 1.500 đến 2.000 ha đất để triển khai thực hiện các dự án phát triển
kinh tế - xã hội. Với khối lượng diện tích đất phải thu hồi lớn như vậy thì trong những năm
tới, công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội là rất nặng
nề; không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
Thủ đô mà còn tác động lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Nếu TP Hà Nội không
có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế, chính sách hợp lý, không xây dựng được phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, thích hợp thì vấn đề thu hồi đất dễ trở thành “điểm
nóng”, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Xuất phát từ nhận thức và cách tiếp cận vấn đề như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp

luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Qua thực tiễn thi
hành tại Thành phố Hà Nội)” để nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, với
mong muốn đóng góp “một tiếng nói” vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, thực thi có
hiệu quả pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng dựng hệ thống pháp luật
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất so với trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại, trách nhiệm về bồi thường vật
chất trong lĩnh vực pháp luật lao động, trách nhiệm về bồi thường trong lĩnh vực pháp luật tố
tụng hình sự;


- Đánh giá, bình luận pháp luật hiện hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nói chung và các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội
nói riêng;
- Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn TP Hà Nội; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
này;
- Xác lập những định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng (Qua thực
tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội).
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

nói chung và các quy định của TP Hà Nội về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng;
- Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
(Qua thực tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội).
3. Phạm vi nghiên cứu.
Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, luận văn không có tham vọng đi sâu
nghiên cứu, lý giải một cách có hệ thống, cặn kẽ, thấu đáo và toàn diện các nội dung của
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong khuôn khổ có
hạn của một bản luận văn thạc sỹ luật học, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định về bồi
thường, hỗ trợ về đất và tài sản; hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước
thu hồi đất. Những nội dung khác của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất, tác giả hy vọng sẽ được đi sâu, tìm hiểu ở các công trình nghiên cứu tiếp
theo.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất được ban hành từ năm 1987 đến nay; với lý do, đây là mốc thời gian Quốc hội ban hành


đạo luật đầu tiên về đất đai ở nước ta: Luật Đất đai năm 1987, trong đó đề cập đến vấn đề bồi
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN;
- Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
và Pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường;
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương
pháp phân tích, so sánh luật học; phương pháp đánh giá, bình luận, diễn giải, quy nạp;
phương pháp thống kê, điều tra xã hội học.v.v.
IV. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.

Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những chế
định cơ bản của pháp luật đất đai. Do tính chất phức tạp, nhậy cảm và phạm vi tác động trên
nhiều phương diện đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội, nên mảng pháp luật này đã thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới luật học nước ta.
Thời gian vừa qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về pháp luật
về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là
các công trình nghiên cứu của các tác giả: Chế định pháp luật đền bù thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất - Luận văn Thạc sỹ luật học của Trịnh Thị Hằng Nga - năm 1999; Bàn về giá đất
khi bồi thường - Nên cao hay thấp? của tác giả Đặng Anh Quân - Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường số 8, tháng 8/2005; Thực tế đáng giật mình - Giá đền bù cho việc thu hồi đất nông
nghiệp rất rẻ mạt của tác giả Hưng Bình - Báo Đầu tư số 118, ngày 03/10/2005; Dự án khu
đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA): Từ những bất thường trong đền bù GPMB của nhóm
phóng viên thời sự - Báo Pháp luật Việt Nam số 285, ngày 29/11/2005; Nông dân góp vốn
bằng…đất - Giải pháp đột phá trong đền bù giải tỏa của tác giả Hoàng Lộc - Thời báo Kinh
tế Việt Nam số 253, ngày 21/12/2005; Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất - Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Vinh Diện - năm 2006…Các công trình này đã


góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này ở những khía cạnh và mức độ khác nhau,
mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất nói chung ở nước ta hoặc ở một địa phương cụ thể; chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện thực trạng thi hành
pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nơi
đang phải giải quyết bài toán thu hồi đất cho nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng Thủ đô
cho tương xứng với tầm vóc Thủ đô của một nước Việt Nam với dân số 100 triệu, trẻ trung
và phát triển năng động trong tương lai.
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những
khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; làm rõ đặc điểm và
bản chất của việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất so với việc bồi thường trong
các trách nhiệm pháp lý khác như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
pháp luật dân sự; trách nhiệm bồi thường oan, sai do hành vi của các cơ quan tố tụng gây ra
trong pháp luật hình sự; đánh giá ý nghĩa, tác động của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất.v.v.
Thứ hai, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất và việc thực thi mảng pháp luật này trên địa bàn TP Hà Nội; trên cơ sở đó chỉ ra
những tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế này trong các quy định hiện hành
về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, cũng như những bất cập về cơ chế, chính sách thực
thi mảng pháp luật này trên địa bàn TP Hà Nội;
Thứ ba, đề xuất những định hướng và các giải pháp cụ thể để góp phần tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và hoàn thiện cơ
chế, chính sách thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà
Nội nói riêng.
V. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được bố cục bao gồm 3 chương:


Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại Thành phố Hà Nội).
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

References
Văn kiện của Đảng (Xếp theo thứ tự thời gian ban hành)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB

Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2 (1930), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII,
IX) Về phát triển kinh tế - xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII, Website: WWW.CPV.ORG.VN, Chủ nhật, ngày 09/4/2005.
Tài liệu của các cơ quan Đảng (Xếp theo thứ tự thời gian ban hành)
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Ban chỉ đạo Trung ương chuẩn bị đề án chính sách đất


đai (Ban Kinh tế Trung ương), Báo cáo của Đoàn nghiên cứu, khảo sát về chính sách,
pháp luật đất đai của Trung Quốc, tháng 8/2002, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Ban chỉ đạo Trung ương chuẩn bị đề án chính sách đất
đai (Ban Kinh tế Trung ương), Báo cáo của Đoàn nghiên cứu, khảo sát về chính sách,
pháp luật đất đai của Đài Loan, tháng 9/2002.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn phòng Trung ương Đảng, Một số vấn đề trong
pháp luật, chính sách đất đai của Trung Quốc, thông tin chuyên đề, số 40, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Ban Kinh tế Trung ương, Báo cáo của Đoàn nghiên
cứu, khảo sát tại Trung Quốc về cải cách Xí nghiệp quốc hữu; xây dựng và quản lý thị
trường bất động sản; đền bù, giải toả mặt bằng và tổ chức tái định cư cho người có đất
bị thu hồi, tháng 4/2004, Hà Nội.

Văn bản, tài liệu của các cơ quan Nhà nước (Xếp theo thứ tự về hiệu lực và thời gian
ban hành)
13. Chính phủ (2003), Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Đất Đai sửa đổi, số 398/CP-PC ngày
07/4/2003, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Báo cáo Quốc hội Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất Đai năm 2003,
số 165/CP-NN ngày 21/11/2005.
15. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật mới về đất đai, nhà ở và thuế nhà đất,
NXB Tài chính năm 2004, Hà Nội.
16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo tình hình công tác quản lý đất đai (2003-
2006), ngày 20/02/2007, Hà Nội.
17. Viện Nghiên cứu địa chính - Tổng cục địa chính (2000), Báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đề tài độc lập cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính
sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Hà Nội.
18. Hội Khoa học Kỹ thuật xây dựng Việt Nam (2002), Kỷ yếu hội thảo đền bù và giải
phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, tháng 9/2002
19. UBND TP Hà Nội (2004), Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất đai (2003-2004)
trên địa bàn Thành phố, Hà Nội.


20. UBND TP Hà Nội (2004), Tờ trình HĐND Thành phố về những nguyên tắc cơ bản để
xây dựng khung giá đất, số 86/TTr-UB ngày 06/12/2004.
21. UBND TP Hà Nội (2006), Tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU của
Thành uỷ Hà Nội và Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ của HĐND Thành phố Hà Nội về
công tác GPMB trên địa bàn Thành phố (2000-2006), Hà Nội .
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất Đai, NXB Tư pháp, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả (Xếp theo thứ tự chữ cái của tên
tác giả)
24. TS. Nguyễn Đình Bồng, “Gắn kết quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô
thị”, Báo điện tử Việt NamNet, số ra ngày 20/9/2006.

25. TS. Đinh Sỹ Dũng (2003), “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng
đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(10).
26. Nguyễn Vinh Diện (2006), Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất,
Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
27. TS. Đặng Đức Đạm (2004), “Luật Đất Đai năm 2003 làm gì để phát huy nguồn lực đất
đai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6).
28. Nguyên Đào (2007), “Giá đất chưa hợp lý là kẽ hở cơ chế xin - cho”, Báo Kinh tế và Đô
thị, số ra ngày 27/02/2007.
29. GS.TS. Nguyễn Điền (2000), “Vấn đề sở hữu và sử dụng ruộng đất ở nước ta”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, (271).
30. PGS.TS Lại Ngọc Hải (2006), “Về giải quyết việc làm cho nông dân ở những nơi thu hồi
đất”, Báo Nhân dân, số ra ngày 05/3/2006.
31. Phạm Xuân Hoàng (2004), “Bàn về giá đất theo quy định của Luật Đất Đai năm 2003”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).
32. Th.S. Trần Quang Huy (2003), “Các vấn đề pháp lý về tài chính đất đai và giá đất”, Đặc


san Luật Đất Đai năm 2003 - Tạp chí Luật học.
33. Nguyễn Xuân Kinh (2004), “Chống đầu cơ nhà đất”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6).
34. Nguyễn Ký (2004), “Những vấn đề cần quan tâm trong quản lý Nhà nước về đất đai”,
Tạp chí quản lý Nhà nước, (98).
35. Hoàng Lộc (2005), “Nông dân góp vốn bằng … đất: Giải pháp đột phá trong đền bù giải
toả”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 21/12/2005.
36. GS.TS. Võ Đại Lược (2002), “Một số ý kiến về chính sách đất đai”, Hội thảo lần thứ
nhất về đánh giá tình hình và kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách luật pháp đất đai do
Ban kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ngày 14-15/5/2002.
37. Trịnh Thị Hằng Nga (1999), Chế định pháp luật đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
38. Nguyến Thị Kim Ngân (2002), “Một số kiến nghị chính sách tài chính đất đai”, Hội thảo

lần thứ nhất về đánh giá tình hình và kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách pháp luật
đất đai do Ban kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ngày 14-15/5/2002.
39. Nguyễn Thị Kim Ngân (2002), “Tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị về chủ trương
sửa đổi Luật Đất Đai (Phần tài chính đối với đất đai và đền bù thu hồi đất)”, Hội thảo lần
thứ nhất về đánh giá tình hình và kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách pháp luật đất
đai do Ban kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ngày 14-15/5/2002.
40. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (2001), “Luật Đất Đai năm 1993 qua hai lần sửa đổi, bổ sung”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).
41. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (2004), “Về những điểm mới của Luật Đất Đai năm 2003 qua hai
lần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).
42. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Vai trò của pháp luật đất đai trong việc kiềm chế
những cơn sốt đất”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5).
43. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Quyền tài sản trong cải cách kinh tế: quan niệm, một
vài bài học nước ngoài và kiến nghị”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (11).
44. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), “Một số bình luận về Luật Đất Đai năm 2003 dưới khía
cạnh chính sách pháp luật”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6).


45. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
46. Tân Mai (2006), “Các lợi ích “choảng nhau” qua khung giá đất”, Báo Dân Trí, số ra
ngày 12/11/2006.
47. Nông Đức Mạnh (2003), “Đổi mới chính sách đất đai đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà
nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất”, trích bài phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7, lần 2, khoá IX, Báo Tiền
phong, số ra ngày 22/01/2003.
48. Kiều Minh (2006), “Làm gì khi quy hoạch sử dụng đất còn nhiều khuyết tật”, Báo điện
tử Việt NamNet, số ra ngày 15/5/2006.
49. TS. Đinh Trọng Thắng (2002), “Sở hữu tư nhân về đất đai hay về quyền sử dụng đất đai:
Kinh nghiệm quốc tế và một vài liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (7).

50. PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Hữu Đạt (đồng chủ biên - 2004), Một số vấn đề về
sở hữu ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Vĩnh Thịnh (2005), “Cấu kết rút tiền Nhà nước: Những khuất tất trong GPMB nút giao
thông Ngã Tư Sở, Hà Nội”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 16/12/2005.
52. Hồ Khánh Thiện (2006), “Nông dân đối mặt với thất nghiệp”, Thời báo Kinh tế Việt
Nam, số ra ngày 08/02/2006.
53. TS. Nguyễn Dũng Tiến (2006), “Đánh thức thị trường bất động sản: Bắt đầu từ xác định
lại giá đất”, Báo Tiền phong, số ra ngày 24/3/2006.
54. Th.S. Đào Xuân Tiến (2004), “Luật Đất Đai năm 2003 và các vấn đề đặt ra trong việc
thực hiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (5).
55. Vũ Quốc Tuấn (2005), “Đất đai: Những vấn đề thể chế - Bảo thủ trong tư duy, thiếu
minh bạch về quản lý”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 01/9/2005.
56. TS. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao
dịch thương mại về đất đai, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.
57. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Lê Văn Sự (2005), “Sự tiếp cận một số vấn đề lí luận về vai
trò can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với thị trường bất động sản theo Luật Đất Đai


năm 2003”, Tạp chí Luật học, (5).
58. TS. Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai trong Luật
Đất Đai năm 2003”, Đặc san Luật Đất Đai năm 2003, Tạp chí Luật học.
59. Đoan Trang, “Nhà đất, chuyện dài đầy bức xúc của dân”, Lược ghi tại buổi giao lưu trực
tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường với dân, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 07/02/2006.
60. Th.S. Đặng Anh Quân (2005), “Bàn về giá đất khi bồi thường nên cao hay nên thấp”,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8).
61. Hoàng Vân (2006), “Dân lãnh đủ vì dự án treo!”, Báo pháp luật Việt Nam, số 49, ra ngày
26/02/2006.
62. GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, “Vào WTO, đất đai có còn là sở hữu toàn dân?”, Báo điện
tử Việt NamNet, số ra ngày 23/5/2006.
63. GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, “Giải phóng mặt bằng, còn nhiều khiếu kiện”, Báo Kinh tế

và Đô thị, số ra ngày 09/10/2006.
64. Phạm Văn Võ (2003), “Về mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và sự thể
hiện mối quan hệ này trong dự thảo Luật Đất Đai”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).
65. Một số vụ việc tác giả luận văn trực tiếp tham gia giải quyết trong quá trình công tác về
GPMB tại TP Hà Nội.




×