Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 trường tiểu học vân du đọc diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.21 KB, 17 trang )

A.MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ bao đời nay, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn
hóa, khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì
con người khơng thể tiếp thu nền văn minh của lồi người, khơng thể sống một
cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội
hiện đại.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ
biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư
duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ
bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thơng hiểu tư
tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con
người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động tình cảm, nảy
nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức sáng tạo cũng
như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ khơng có điều kiện
hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một
nhân cách tồn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thơng tin, đọc càng quan
trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thơng tin. Hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và
học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội,
tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và của nước ngồi.
Bồi dưỡng tình u tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Ở lớp 5 mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến
thức và kĩ năng đối với học sinh như. Nghe: Nhận biết được thái độ tình cảm,
chủ đích của người nói trong giao tiếp. Nghe và nắm được nội dung chủ đích
của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình


bạn,...phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét, đánh giá được một số thông tin
đã nghe. Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc các trích đoạn)
văn xi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá
trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm. Biết dùng
lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và nơi
cơng cộng. Biết giải thích thêm vấn đề đang trao đổi, tán thành, hay bác bỏ một
ý kiến. Biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp, biết cách giới thiệu về lịch
sử, văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,... của địa phương với khách, thuật lại
được câu chuyện đã học hoặc một sự kiện đã biết, bước đầu có kĩ năng thay đổi
ngơi kể.

download by :

1


Đối với lớp 5 tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng/ phút, biết đọc phù hợp
với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật,hành chính, khoa hoc, báo chí,...)
biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân
vật và tình hng kịch, biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một bài văn
đã học. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên trong thực tế, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc bên cạnh những
thành cơng cịn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong
muốn. Kết quả học đọc của các em cơ bản mới dừng lại ở đọc to, rõ ràng mà
chưa diễn cảm. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri
thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc.
Giáo viên tiểu học cũng còn một số lúng túng khi dạy tập đọc như: cần đọc bài
tập đọc với giọng như thế nào? Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh?
Làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn? Làm thế nào để
các em hiểu văn bản được đọc? Làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc

hiểu ? Làm sao để những gì được đọc tác động vào chính cuộc sống của các
em ? … Đó là những trăn trở của tơi trong mỗi giờ tập đọc nói riêng và trong
dạy học nói chung. Tơi đã tìm tịi, học hỏi đưa ra một số biện pháp áp dụng vào
thực tế và đã mang lại kết quả vì thế tôi mạnh dạn chia sẻ với bạn bè, đồng
“Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đưa ra các biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 5 đọc diễn cảm.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Tìm hiểu thực trạng đọc diễn cảm của học sinh.
-Nguyên nhân cơ bản khiến cho học sinh chưa đọc được diễn cảm.
- Đề ra những biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm
- Rút ra những kinh nghiệm trong dạy học tập đọc đối với học sinh lớp 5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
-Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận.
- Phương pháp quan sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích kết quả, so sánh tổng hợp.
B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Dạy học Tập đọc được dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào
những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lí ngữ
học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Để tổ chức dạy đọc
cho học sinh, cần hiểu rõ quá trình đọc đã diễn ra như thế nào. Đọc là biến hình
thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe
hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là một hoạt động trí tuệ
phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động

download by :

2



của cơ quan thị giác. Đọc gồm có đọc thành tiếng và đọc hiểu. Mục đích của đọc
thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành
kí hiệu âm thanh. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các kí
tự, làm rõ nội dung và mục đích thơng báo của văn bản. Lúc này q trình đọc
khơng chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà cịn là sự
vận động của trí tuệ. Vì vậy , đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc,
trở thành một kĩ năng của đọc.
Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ
nó khơng chỉ là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà cịn là hoạt động nhằm
làm cho người khác cũng tiếp nhận được văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc
thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá trình tái sản sinh văn bản. Lúc này
người đọc cịn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà mình đã tiếp nhận
được đến người nghe. Chính vì vậy, diễn cảm ( có người gọi là truyền cảm ) là
một phẩm chất cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu của kĩ năng
đọc. Vì thế việc rèn cho học sinh đọc diễn cảm nhất là đọc diễn cảm một bài
văn, bài thơ là việc làm cần thiết trong mỗi giờ Tập đọc.
II: THỰC TRẠNG
1.Nghiên cứu tình hình thực trạng:
Thực trạng hiện nay của học sinh trường tiểu học Vân Du, học sinh các
lớp 5 nói chung và lớp 5A nói riêng là khi đọc các bài văn, bài thơ, hoặc các văn
bản chưa thực sự thể hiện đúng sắc thái của bài mặc dù đây là lớp được đánh giá
là một lớp học xuất sắc của năm học 2014-2015, hầu hết các em học sinh của
lớp có ý thức học tập tốt, chăm chỉ. Tuy nhiên với một thời gian nhận lớp và
trực tiếp giảng dạy học sinh của lớp bản thân tôi nhận thấy giọng đọc của các em
chưa thể hiện được diễn cảm.
Với yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng của học sinh lớp 5, nhiệm vụ quan
trọng của tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được
tạo từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc ” : đọc

đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay. Tơi luôn ý thức được rằng, việc rèn
đọc cho học sinh không những giúp các em thông hiểu được nội dung của bài
văn, bài thơ đó mà cịn giáo dục lịng ham đọc sách, hình thành phương pháp và
thói quen làm việc với sách cho học sinh. Thông qua việc dạy đọc làm cho học
sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho các em trong cả
cuộc đời. Chính vì vậy, tơi nghĩ rằng các em không chỉ biết đọc một cách đơn
thuần mà cần phải biết đọc hay, đọc làm sao để biến tâm trạng của các nhân vật
thành tâm trạng của mình. Có hóa thân như vậy thì tác phẩm mà các em đang
đọc mới đi vào lòng người một cách sâu sắc. Và khi các em đã biết đọc diễn
cảm cũng là lúc các em hiểu được tác phẩm một cách thấu đáo. Tôi nghĩ rằng,
việc giúp phần lớn các em học sinh lớp 5 đọc diễn cảm được một bài văn, bài
thơ đó chính là một thành cơng lớn của giáo viên khi dạy phân môn Tập

download by :

3


đọc.Nhưng để đạt được yêu cầu đó đối với thực trạng lớp thì có cả những thuận
lợi và khó khăn cụ thể:
* Thuận lợi:
- Về địa phương: địa phương rất quan tâm đến cơ ở vật chất của
trường,tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có một điều kiện thuận lợi nhất để
giảng dạy và học tập.
-Về nhà trường: Trường Tiểu học Vân Du là trường chuẩn quốc gia,
là một trong những trường điểm của huyện Thạch Thành,cơ sở vật chất tương
đối tốt và đầy đủ so với phần lớn các trường trong huyện.Ban giám hiệu nhà
trường là những người có năng lực quản lí tốt.lại là trường học buổi 2/ngày nên
có nhiều thời gian để rèn các em.
-Về học sinh: Học sinh đa số ham học, chịu khó đọc bài ở nhà trước

khi đến lớp.Tất cả học sinh trong lớp đều đã đọc thông thạo.Các em được trang
bị cho đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt tập1,tập2 và một số sách tham khảo.
Học sinh rất hứng thú khi học những điều mới lạ trong từng bài văn, bài
thơ.Các em rất chăm chú khi nghe giáo viên đọc mẫu bài tập đọc.
-Về giáo viên: Đội ngũ giáo viên vững vàng về chun mơn,nhiệt
tình với nghề nghiệp đều có trình độ đào tạo chuẩn trở lên,có kinh nghiệm dày
dặn trong giảng dạy.Bản thân tơi vốn có niềm say mê đọc sách, ham tìm tịi
những bí ẩn trong các tác phẩm nên đứng trước những đôi mắt thơ ngây của các
em tôi luôn tâm niệm là phải học hỏi đồng nghiệp từ phương pháp lên lớp, cách
truyền thụ cùng với vốn hiểu biết rất nhỏ của mình để gieo vào lịng các em
niềm say mê học tập. Vì thế tơi ln tập phát âm giọng nói, giọng đọc của mình
thật chuẩn để các em được nghe bài đọc mẫu thật hay tạo cảm giác thoải mái,
nhẹ nhàng và hứng thú đối với mỗi bài tập đọc.
-Về phụ huynh: Đa số các phụ huynh là các gia đình cơng chức và bn
bán nên rất quan tâm đến việc học của các em, bên cạnh đó chủ yếu là gần
trường nên các em được tạo điều kiện để có nhiều thời gian trong việc học hơn.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên cịn có những khó khăn khơng phải dễ khắc
phục.
- Học sinh Vân Du là con em của nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hố
nên giọng nói khơng đồng đều, có những lỗi phổ biến về phương ngữ.
- Học sinh phát âm tiếng phổ thông không chuẩn, mang bản sắc địa
phương quá nhiều. Ví dụ: các em phát âm những tiếng có âm a, i thì thường đai
giọng hoặc các tiếng có ngun âm đơi iê,,uơ …Thường khuyết âm. Phát âm
sai các tiếng có phụ âm đầu ch - tr, x - s, r - d, đọc chưa đúng ( chưa phân biệt )

download by :

4



các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Việc phát âm sai này của học sinh đã gây
khơng ít khó khăn trong các tiết dạy của tôi. Làm thế nào đây ? Đó là điều trăn
trở lớn nhất của tơi trong mỗi tiết dạy phân môn Tập đọc.
- 100% học sinh đọc thông thạo nhưng số em đọc đúng ngữ điệu, trọng
âm dẫn đến đọc diễn cảm bài văn, bài thơ q ít khơng đáp ứng được u cầu về
kĩ năng đọc của học sinh lớp 5.
- Khi đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở
những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Ví dụ như những câu “ Có lẽ bắt
đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trơng
thấy màu trời có vàng hơn thường khi ” ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tiếng Việt 5 tập 1)… Học sinh có thể mắc lỗi ngay ở câu ngắn do các em chưa
nắm được quan hệ ngữ pháp của các từ. Lúc này, các em thường ngắt giọng để
lấy hơi một cách tùy tiện mà khơng tính đến nghĩa tạo ra, ví dụ như: “Mấy học
trò/ cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý” ( Nghĩa thầy trò -Tiếng
Việt 5 tập 2 ).
- Khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do khơng tính đến nghĩa mà
chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Ví dụ:
Em yêu / màu xanh
Đồng bằng, rừng núi
Biển đầy / cá tôm
Bầu trời / cao vợi.
( Sắc màu em yêu -Tiếng Việt 5 tập 1 )
- Khi đọc, giọng đọc của nhiều học sinh chưa đảm bảo trường độ và cao
độ.
- Lớp tôi phụ trách là lớp 5A, gồm 26 học sinh, đọc thông thạo 100%.
Đọc diễn cảm trong tổng số 26 em:
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc diễn cảm
6

23%
Chưa đọc được diễn cảm
20
77%
2.Nguyên nhân và kết quả của thực trạng:
Khi tiếp xúc với lớp, tôi đã phát hiện những khó khăn nêu trên, tơi rất băn
khoăn: Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh mắc những lỗi ấy ? Qua q trình tìm
hiểu tơi đã tìm ra được một số nguyên nhân:
- Trước hết phải nói đến giáo viên:
+ Giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc dạy cho học sinh đọc một cách
thông thạo chứ không cần biết đến việc học sinh có đọc diễn cảm hay không.
Đôi khi giáo viên chỉ đơn thuần nghĩ rằng ở tiểu học việc đọc diễn cảm một bài
văn, bài thơ là khơng cần thiết mà khơng biết rằng chính những bài văn, bài thơ
bậc tiểu học mới là những bài nhớ nhất, đáng yêu nhất tác động đến tâm hồn thơ

download by :

5


ngây của các em học sinh một cách sâu sắc nhất bằng việc được nghe hay được
đọc bài văn, bài thơ đó với tất cả cảm xúc của mình.
+ Mặt khác, giáo viên có thể cịn lúng túng khi hướng dẫn đọc cho học
sinh. Đôi khi chỉ thụ động hướng dẫn học sinh đọc như sách giáo khoa đã hướng
dẫn mà khơng tính đến những u cầu khác cao hơn.
+ Giáo viên chưa chú trọng việc đọc diễn cảm ở trường tiểu học mà lại đi
quá sâu vào việc tìm hiểu bài tập đọc, biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn tạo
cảm giác nhàm chán cho học sinh. Trong giờ học, số học sinh được đọc bài ít,
chính vì thế giáo viên không chữa được những lỗi mà học sinh thường mắc
phải.

- Về phía học sinh : Phần lớn các em đọc chưa đúng và chưa diễn cảm.
Các em đọc tác phẩm một cách định tính, ngắt dấu câu, ngắt câu theo thói quen
chứ khơng để ý đến ý nghĩa. Hoặc các em đọc to, rõ ràng nhưng lại đọc với
giọng đều đều khơng có trọng âm.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
Giải pháp 2: Tìm hiểu ngun nhân dẫn đến học sinh đọc khơng hay, không
diễn cảm.
Giải pháp 3: Phân loại giọng đọc của học sinh.
Giải pháp 4: Kích thích, gây hứng thú cho học sinh học tập.
Giải pháp 5: Đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
Giải pháp 6:Kịp thời khen thưởng, khích lệ học sinh.
Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục.
Giải pháp 8: Tham mưu cho nhà trường, tổng phụ trách tổ chức hoạt động
ngồi giờ lên lớp có những nội dung để các em được thi đọc diễn cảm.
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
Tổng số lớp có 26 em trong đó có 20 em chưa đọc được diễn cảm nên tôi đã
phân loại các đối tượng ra, cụ thể:
+ 7 em không biết đọc ngắt ở các câu dài.Gồm: Quỳnh,Trâm, Giang,
Huyền, Thảo, Nam, Phương.
+ 6 em chưa biết đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Gồm:
Nguyên, Thành, Toàn, Trần Ly, Yến Ly, Kim Chi.
+ 7 em chưa biết đọc ngắt nhịp các bài thơ theo từng thể loại.Gồm:
Dũng, Ngọc, Vân Ly, Kiên, Ánh, Dung, Hùng.
Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc không hay,
không diễn cảm.
Qua các giờ tập đọc, tôi thấy học sinh đọc không hay, không diễn cảm là
do các nguyên nhân sau:

- Trước hết do các em đọc chưa đúng, phát âm chưa chuẩn, còn đọc theo tiếng
địa phương, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, đọc chưa lưu loát. Ví dụ: Các em đọc còn

download by :

6


chưa đúng các âm vần dễ lẫn: ch - tr, s - x, r - d, uôi - ui, ươi - ưi ..., thường sai
các tiếng có thanh hỏi - thanh ngã, đọc còn ê a.
- Các em chưa hiểu, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung bài
văn, bài thơ.
- Các em chưa có ý thức để tự rèn luyện, tự khắc phục cách đọc diễn cảm của
bản thân.
Tìm hiểu được những điểm yếu và nguyên nhân, trách nhiệm của người giáo
viên tiểu học là phải ra sức học tập để có kiến thức chuẩn bị tốt cho các em hành
trang để các em bước vào bậc học tiếp theo và cuộc sống sau này. Tôi đã lập ra
hướng khắc phục nhằm nâng cao khả năng đọc diễn cảm cho học sinh.
Để giúp cho học sinh địa phương đọc đúng tiếng phổ thông, phát âm
chuẩn những tiếng có âm, vần, dấu thanh mà địa phương các em phát âm sai,
trước hết giáo viên phải nói tiếng phổ thơng, phát âm chuẩn tất cả các tiếng. Sau
đó qua từng bài tập đọc kiểm tra từng em, sửa chữa cho từng em, tập cho các em
một thói quen tự sửa sai cho mình. Tơi ln tự động viên mình hãy cố gắng và
ln nghĩ rằng khơng có việc gì khó, chỉ cần lịng kiên trì rồi sẽ dẫn đến thành
công.
Biện pháp 3: Phân loại giọng đọc của học sinh.
Trong giờ tập đọc tôi đã theo dõi sát việc đọc của học sinh nhất là lúc các
em đọc thành tiếng để phân loại giọng đọc của từng học sinh: giọng khỏe, thì
phân cơng các em đọc với những nhân vật mạnh mẽ hoặc các câu dài có cường
độ cao. Giọng yếu thì cho các em đọc đọc lời những nhân vật nhẹ nhàng hoặc

đọc những câu có cường độ thấp,như vậy cần lập ra kế hoạch hướng dẫn cách
đọc cho từng loại giọng. Trong giờ học, giáo viên cần động viên, khuyến khích
các em để các em thấy rằng việc đọc là nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Luôn
gần gũi, giúp đỡ để các em cảm thấy tự tin hơn khi được thầy cô gọi đọc bài.
Biện pháp 4: Kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập đọc, trước hết là việc đọc
mẫu của giáo viên. Giáo viên phải có khả năng đọc diễn cảm tốt, đọc hay vì qua
việc giáo viên đọc mẫu sẽ gây hứng thú ban đầu cho học sinh đối với bài tập đọc
và thôi thúc các em rèn luyện để có khả năng đọc hay, đọc diễn cảm bài văn, bài
thơ đó.
Bên cạnh đó, trong từng bài dạy tập đọc tôi rất quan tâm đến việc đọc
của học sinh và công việc này là cơng việc chính được xun suốt tồn bộ tiết
dạy. Hôm nào hầu hết các em cũng được đọc bài, sửa chữa một cách cẩn thận,
nhưng tôi luôn cố gắng khơng gây cảm giác gị bó cho học sinh:
- Tơi thường tổ chức các hình thức đọc thành tiếng như học sinh đọc
trước lớp, trong nhóm, tổ (có trao đổi về cách đọc cá nhân), đọc theo cặp (1 học
sinh đọc, 1 học sinh nghe và góp ý).
- Kích thích hứng thú đọc của học sinh thơng qua các trò chơi luyện đọc,
thi đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc nhớ… Mỗi hình thức đọc, trị chơi đều
có quy định rõ ràng, nếu ai phát âm tiếng địa phương, đọc không diễn cảm bị trừ
điểm. Nếu đọc một cách xuất sắc giáo viên sẽ có phần thưởng, thưởng ngay.

download by :

7


Biện pháp 5: Áp dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Để có được kết quả, điều quan trọng là người giáo viên phải nghiên cứu
sách, đọc bài trước nhiều lần để tìm ra giọng đọc của bài văn, bài thơ. Ứng với

từng khổ, từng đoạn phải đọc với giọng như thế nào thì mới có thể hướng dẫn
cho học sinh của mình đọc đúng và đọc hay. Các bước hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm một bài văn, bài thơ:
Bước 1: Hướng dẫn đọc đúng:
Mỗi bài tập đọc, giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc đúng, phát âm chính xác
tiếng phở thơng để có biện pháp sửa chữa thích hợp nếu các em đọc sai. Học
sinh phải tìm được ở trong bài các tiếng, từ, cụm từ có các âm, vần hay dấu
thanh mà các em hay đọc sai để sửa chữa.
Bước 2: Hướng dẫn đọc rõ ràng, mạch lạc:
Đọc rõ từng từ, cụm từ, ngắt hơi đúng chỗ, đúng dấu câu, cường độ vừa phải
( không to quá hoặc nhỏ quá ), tốc độ đọc vừa phải. Ví dụ khổ thơ sau đây:
“ Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cơ gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng ”.
( Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà - Tiếng Việt 5 tập1)
Khi đọc không ngắt phách mạnh mà dùng trường độ : hơi kéo dài giọng
để tạo đường ranh giới ngắt nhịp đồng thời phải đọc với giọng chậm rãi, ngân
nga để thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm
trăng.
Bước 3: Hướng dẫn đọc lưu loát:
Giáo viên cần giúp học sinh đọc với tốc độ nhanh vừa phải, phát âm rõ ràng,
mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng dấu câu : dấu chấm hỏi đọc cao; dấu chấm than
đọc mạnh, gọn, ví dụ như các câu mang tính mệnh lệnh; dấu chấm lửng đọc
chậm; dấu ngoặc đơn đọc nhanh nhẹ; dấu ngoặc kép đánh dấu những lời trích
dẫn của lãnh tụ đọc trang trọng, đánh dấu những lời trích dẫn của kẻ thù đọc mỉa
mai, châm biếm. Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một cơng việc dồn dập,
khẩn trương phải đọc nhịp nhanh, cảm xúc vui cũng đi với nhịp nhanh. Ví dụ:
Trong đoạn cuối bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( Tiếng Việt 5-tập 1 ) “

Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà
chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông
bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay ” phải đọc với nhịp điệu khá
nhanh mặc dù giọng chung của toàn bài là chậm rãi, dàn trải, dịu dàng.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách ngắt, nghỉ của từng loại dấu
câu. Cụ thể: Ngắt hơi ở dấu phẩy; nghỉ hơi ở dấu chấm; nghỉ ở dấu chấm xuống
dòng lâu hơn nghỉ ở dấu chấm; nghỉ ở dấu hai chấm lâu hơn nghỉ ở dấu chấm.
- Trong bài tập đọc, chỗ nào đọc nhanh gạch dưới, chỗ nào đọc cao giọng
mũi tên lên, chỗ nào đọc thấp giọng mũi tên xuống, chỗ nào đọc chậm gạch nối

download by :

8


các từ ngang nhau … Có quy định như vậy, học sinh sẽ chú ý diễn đạt ngữ điệu
khi đọc hơn.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh đọc thể hiện được giọng đọc phù hợp từng
thể loại văn học.
Mỗi thể loại văn học khác nhau sẽ có cách đọc khác nhau. Cụ thể:
a) Các bài thuộc thể loại thơ thường được đọc lắng sâu, đậm đà, đúng
nhịp điệu, đúng tiết tấu từng khổ thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản
ánh con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ giàu chất trữ tình, khi đọc thơ
cần thể hiện được tình cảm mà tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ,
nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
Đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái tình cảm. Song
thơ dài ngắn khác nhau, có dịng đủ ý, có dòng ý trải dài sang dòng sau ( thơ vắt
dòng ) phải chú ý tính liền mạch của dịng thơ. Ví dụ : Trong bài thơ Hạt gạo
làng ta ( Tiếng Việt 5-tập 1 ) chú ý đọc liền mạch các dịng 2-3:
Có vị phù sa

Của sơng Kinh Thầy
Dịng 12-13-14:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ ) v v …
Có nhịp ngắn thể hiện sự dồn dập cần đọc nhanh; có nhịp dài thể hiện tình
cảm sâu lắng, trầm tĩnh cần đọc chậm. Vần thơ là sự phối hợp các tiếng cùng
vần, âm thanh tạo nên sự hài hòa, nhịp nhàng. Khi đọc thơ cần nhấn giọng ở các
vần hiệp với nhau.
Thể thơ có nhiều thể khác nhau : bốn tiếng, năm tiếng, lục bát, thơ tự do,
… Mỗi thể có một cách tổ chức ngơn ngữ riêng, một cách đọc riêng.
Giáo viên cần chú ý tập cho học sinh đọc diễn cảm trong thơ vì thơ có
tính truyền cảm rất sâu, vì nó vừa có hình, vừa có nhạc, vừa lắng đọng, vừa ngân
vang nên khi đọc phải làm cho mỗi tiếng trong thơ sáng hết hình và ngân hết
nhạc. Cần đọc rõ tính cách điệu của thơ mà giữ được tính tự nhiên của giọng
đọc, tránh lên bổng xuống trầm máy móc. Cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ, có
thể giọng vui tươi, hồn nhiên ví dụ bài Bài ca về trái đất ( Tiếng Việt 5 -tập 1 ) ;
có thể giọng nhẹ nhàng, tình cảm như bài Về ngơi nhà đang xây( TV 5-tập 1 );
giọng trải dài, tha thiết như bài Hành trình của bầy ong ( TV 5-tập 1 ).
- Giáo viên có thể dạy cho học sinh cách ngắt giọng biểu cảm, ngắt
giọng biểu cảm được thể hiện ở sự lựa chọn trong những cách ngắt nhịp đúng,
một cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn, ví dụ khổ thơ thứ 2 bài Tiếng
đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà chọn cách ngắt:
“ Cả cơng trường/ say ngủ cạnh dịng sông
Những tháp khoan/ nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben/ sóng vai nhau nằm nghỉ ”

download by :

9



nhằm tạo ra khung cảnh cả công trường rộng lớn đang chìm trong giấc ngủ sau
một ngày hăng say lao động và để đối lập với “ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga ” tiếng đàn đang “ thức ”.
Mà khơng ngắt
“ Cả cơng trường say ngủ/ cạnh dịng sơng
Những tháp khoan nhô lên trời/ ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau/ nằm nghỉ ”
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy đọc và cũng là một trong những
phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc.
b) Đối với các bài tập đọc thuộc thể loại văn tả cảnh, văn kể chuyện.
Ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ tự sự, miêu tả, ngôn ngữ của nhân vật,
ngôn ngữ của tác giả. Khi đọc cần phân biệt ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân
vật. Ngôn ngữ tác giả thường là những lời dẫn chuyện, kể, tả… khi đọc cần nhấn
giọng và các từ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng cuối câu kể. Ngôn ngữ
nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, phải đọc với giọng đối thoại.
Đọc diễn cảm bài văn xuôi như tả cảnh, kể chuyện giáo viên phải giúp
học sinh hịa cảm xúc của mình vào bài văn, phải hóa thân vào tác giả, vào các
nhân vật để suy nghĩ, rung cảm và truyền cảm đến người nghe nên khi đọc chú
ý giúp học sinh:
+ Ngắt giọng biểu cảm thiên về tình cảm và rung động nội tâm mà
không phụ thuộc vào dấu câu.
+ Chọn ngữ điệu đọc thích hợp biểu hiện sắc thái giọng đọc vui buồn,
trang trọng, dịu dàng, nhẹ nhàng, hồn nhiên, ngây thơ. Đó là tốc độ đọc, cách
ngắt giọng, độ mạnh, độ dài của giọng khi đọc.
+ Cần dùng nét mặt, ánh mắt trong sáng, nụ cười tươi vui khi đọc để
phù hợp với từng nhân vật có như vậy mới tác động đến người nghe một cách
có hồn.
Cơng việc rèn luyện cho học sinh đọc một bài văn, bài thơ một cách
diễn cảm không phải chỉ một ngày, hai ngày mà là cả một quá trình lâu dài.Tất

nhiên để đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ thì phải kết hợp cả đọc hiểu mới
cho kết quả cao. Thực sự tôi đã áp dụng những điều nêu trên trong suốt thời gian
gần một năm qua đối với lớp thực dạy và kết quả đọc diễn cảm được nâng lên
một cách rõ rệt.
MINH HỌA
Khi dạy bài tập đọc “ Đất nước ” của Nguyễn Đình Thi - Tiếng Việt 5
tập 2 tơi đã chỉ ra giọng đọc của bài thơ như sau:
Đây là bài thơ rất giàu nhạc điệu. Hai khổ thơ đầu: đọc với giọng tha thiết,
bâng khuâng để diễn tả về những ngày thu đẹp và buồn.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tơi nhớ những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

download by :

10


Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Năm câu tiếp theo :
“ Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha ”.
Rất thiết tha, bay bổng: giọng đọc của toàn đoạn thơ hơi cao và hơi ngân ở hai
câu:

- Gió thổi rừng tre phấp phới
- Trong biếc nói cười thiết tha
đồng thời hơi nhấn vào một số từ khác: đứng, nghe, phấp phới, mới, trong biếc,
thiết tha. Ở hai câu tiếp theo:
“ Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ”.
cần đọc với một âm lượng mạnh. Trong SGK hướng dẫn ngắt nhịp 3/4 tôi nghĩ
như vậy cũng không sai, nhưng tôi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp 2/1/4 nhằm
ngụ ý để “đây” sẽ được đứng một mình một nhịp tạo ra điệp chủ ngữ làm cho
câu thơ thắt lại, giọng đọc mạnh lên, nhấn mạnh hơn, khẳng định hơn quyền sở
hữu đất, trời, càng làm tăng thêm cảm xúc tự hào. Nhờ kết thúc bằng 2 thanh
sắc mà 2 câu tiếp theo:
“ Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát ”
được kết thúc ở một âm vực cao. Cần đọc hai câu thơ này với giọng vang to, cao
giọng, tạo cho câu thơ bay lên hết chiều cao của đất nước. Và ngay tiếp đó, câu
thơ “Những dịng sơng đỏ nặng phù sa” được tăng thêm độ dài làm cho cách
đọc phải chậm lại, dãn nhịp ra, trải hết chiều dài của đất nước với biết bao nhiêu
cảm xúc yêu mến, tự hào.
Bốn câu cuối:
“ Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về ”.
giọng đọc lại chuyển xuống âm vực thấp, sâu lắng nhưng từng tiếng lại được
nhấn mạnh, tạo cho các câu thơ có âm lượng mạnh. Dường như tác giả dùng
cung bậc trầm lắng của âm thanh để lắng cho hết chiều sâu của đất nước, để nói
về bao thế hệ cha anh, những người không bao giờ biết khuất phục, những con
người không bao giờ mất.
Giáo viên phải giúp học sinh thấy được trong bài thơ này nhờ nhạc điệu

và sự phối hợp được cao độ, cường độ, trường độ, cách ngắt nhịp mà khi đọc
học sinh phải bộc lộ hết cảm xúc bay bổng, thiết tha, tự hào về một đất nước

download by :

11


đang nhìn thấy trong tầm mắt cùng với cảm xúc sâu lắng, trầm hùng về một đất
nước chỉ có thể nhìn thấy khi biết xuyên suốt chiều dài hào hùng của lịch sử
dân tộc Việt Nam trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của bao thế
hệ cha ông ta.
Kết quả của bài tập đọc này là hầu hết các em học sinh đọc rất tốt, rất
truyền cảm mang lại cảm giác rất ấm áp cho cả cô và trị.
Biện pháp 6: Kịp thời khen thưởng, khích lệ học sinh.
Trong khi luyện đọc cũng như trong mọi tiết học nếu có những văn bản
đọc mà các em đọc tốt có sự tiến bộ giáo viên phải kịp thời khen thưởng cho
các em, nhất là những em chưa thực sự tốt cần động viên khuyến khích để các
em có động lực hơn khi đọc.
Ví dụ: Em Ngọc Anh lúc đầu đọc rất nhỏ,lời nhân vật không thể hiện
được nhưng tơi đã khuyến khích, động viên em đã có nhiều tiến bộ hơn, tôi đã
khen em trước lớp và thường xuyên khen khi em đọc ở bất cứ nơi nào, vì vậy
em đã thích đọc nhiều hơn và mạnh dạn hơn, đọc to hơn và đã thể hiện được
giọng đọc.
Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục.
Để giúp học sinh thực hiện đọc diễn cảm, ngồi việc vận dụng các biện pháp
trên, tơi chủ động phối hợp với phụ huynh để gây hứng thú học tập cho học sinh.
Tôi thực hiện như sau:
- Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh cách đọc, biết vận dụng các kiến
thức về đọc các loại văn bản, thơ vào thực tế. Từ đó, các em sẽ u thích đọc

diễn cảm hơn. Tơi hướng dẫn học sinh trao đổi với người thân để biết cách đọc
diễn cảm ứng dụng trong cuộc sống.
VD: Khi học sinh đọc chuyện, xem ti vi hay đọc bất cứ một văn bản nào đó phụ
huynh nhắc nhở cách đọc.
Tơi khuyến khích các em hỏi người thân cách đọc diễn cảm trong thực tế để
các em thấy sự thú vị khi vận dụng đọc bất cứ một văn bản nào.
- Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh biết cách đọc các tình huống
trong cuộc sống. Phụ huynh cần chỉ rõ cho con mình khi thực hiện bất cứ một
việc làm cụ thể nào đó mà có liên quan đến đọc diễn cảm.Từ đó, HS liên hệ
thực tế tốt hơn, nên tơi khuyến khích phụ huynh cần khen kịp thời những tiến bộ
dù rất nhỏ của HS. Qua đó giúp gọc sinh hứng thú học tập.
Phối hợp với phụ huynh khích lệ HS học tập là một việc cần thiết để nâng
cao chất lượng đọc diễn cảm.
Biện pháp 8: Tham mưu cho nhà trường, tổng phụ trách tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp có những nội dung để các em được thi đọc diễn cảm.
Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh,tôi đã tham mưu cho
nhà trường thường xuyên thi các nội dung đọc diễn cảm trong các tiết hoạt động
tập thể dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Tổ chức thi kể chuyện cũng là một hình thức đọc diễn cảm. Thi giao
lưu các bài thơ hay mà em yêu thích. Tổ chức đọc diễn cảm giữa các lớp.

download by :

12


Đó cũng chính là những hình thức để rèn thêm cho các em đọc diễn cảm
được tốt hơn.
IV.HIỆU QUẢ:
Qua quá trình gần một năm rèn luyện cho học sinh cách đọc diễn cảm,

vào cuối tháng tư tôi đã thu được kết quả như sau:
Đặc biệt đã có 1 em được chọn để tham gia thi đọc diễn cảm trong giao
lưu trí tuệ câu lạc bộ tuổi thơ mà phịng Giáo dục tổ chức.
Đọc diễn cảm
Chưa đọc được diễn cảm

Số lượng
24
2

Tỉ lệ
92,3%
7,7%

C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I.KẾT LUẬN:
Qua quá trình hướng dẫn học sinh đọc như vậy, tơi thấy dần dần các em
thích học tập đọc hơn. Trong giờ học, học sinh chú ý hơn, các em cố gắng rất
nhiều trong khi đọc bài. Các em có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận :
tự tin hơn; phát âm tiếng phổ thông chuẩn hơn; đọc rõ ràng, mạch lạc và truyền
cảm hơn trước; các em tự tìm thấy cách đọc bài sau nhanh hơn khi chỉ dựa vào
cách tổ chức, gợi mở của giáo viên.
Thông qua việc rèn cách đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã giúp các em
thấy được tầm quan trọng của việc đọc: đọc là để lĩnh hội tri thức. Các em ý
thức được rằng không chỉ đọc đúng mà cịn phải đọc hay. Qua đó giáo dục các
em lịng ham đọc sách và hình thành phương pháp, thói quen làm việc với sách.
II. Kiến nghị:
1. Đối với nhà trường: Ban GH nhà trường Tiểu học Vân Du cần tổ
chức, triển khai những sáng kiến kinh nghiệm hay để tất cả GV trong trường
tham gia trao đổi, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy.


download by :

13


- Cuối mỗi học kỳ nhà trường có tổ chức hái hoa dân chủ, thi đọc diễn cảm giữa
khối 4 và khối 5.
2. Đối với phụ huynh: Cần bồi dưỡng thêm vốn sống cho các em bằng
nhiều hình thức. Cần hướng dẫn thêm cho các em biết những tình huống phong
phú trong cuộc sống liên quan đến đọc diễn cảm.
3. Đối với giáo viên: Để nâng cao hiệu quả giáo dục, mỗi giáo viên cần tự
học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn. Cần tích cực đọc tài liệu tham
khảo, mạnh dạn áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm của mình vào thực tiễn.
- Giáo viên phải hiểu biết về các quy định chung khi đọc một bài văn, bài
thơ theo yêu cầu cần đạt được.
- Giáo viên phải rèn luyện cho mình một giọng đọc tốt thì mới có thể
dạy học sinh đọc tốt.
- Ln ln tạo cảm giác hứng thú, thoải mái trong mỗi giờ tập đọc cho
học sinh. Cần kích thích sự tị mị say mê đọc sách của học sinh bằng cách ln
tìm sự khác biệt khi đưa các em đến với mỗi tác phẩm, giáo viên phải giới thiệu
bài một cách hấp dẫn, gần gũi, tránh việc giới thiệu bài chung chung, nhàm
chán.
- Gắn việc đọc thành tiếng, đọc diễn cảm với việc đọc hiểu vì chỉ khi
biết cách hiểu, hiểu sâu sắc thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có
cơng cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác
chứa đựng trong văn bản, có cơng cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học
khác của nhà trường.
- Phân công học sinh có giọng đọc tốt giúp đỡ học sinh có giọng đọc
chưa tốt. Những lỗi phát âm sai của học sinh cũng rất khó sửa, nhưng khi tất cả

các em đều cùng có ý thức thì cũng rất dễ bắt chước các bạn phát âm thật đúng.
- Tập cho học sinh có ý thức, thói quen tự sửa chữa, tự rèn luyện cách
đọc, cách ngắt hơi của mình.
- Tổ chức các trò chơi, luyện thi đọc diễn cảm giữa các cá nhân, các tổ
trong mỗi tiết dạy có phần ôn tập, học thuộc lòng.
* Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và mang lại kết quả
góp phần giúp các em học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để những
người giáo viên chúng tơi làm trịn con đường sự nghiệp của mình./.
Tơi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 6 tháng 6 năm2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Trần Thị Chúc

download by :

14


VI.Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2.
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2.
3. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2.
4. Để học tốt Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2.
5. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học ( Lê Phương Nga )

6. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
7. Tập san giáo dục tiểu học ra hàng tháng.
8. Báo giáo dục thời đại.
9. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng lớp 5.
10. Chuẩn kiến thức và kĩ năng lớp 5
11. Các tài liệu chuyên đề mới.
12. Những kinh nghiệm rút ra từ các bài dạy của đồng nghiệp. Tham gia tập
huấn chuyên đề do Phòng tổ chức và dự thi Giáo viên giỏi cấp trường, cấp
huyện.

download by :

15


MỤC LỤC

Trang

A : MỞ ĐẦU

1
2
2
2
2
2
2
3
3

5
6
6
6
13
13
13
13
15

I.
II.
III.
V.

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
B : NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng vấn đề.
1. Nghiên cứu thực trạng
2. Nguyên nhân kết quả thực trạng.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
IV. Các giải pháp thực hiện
Các biện pháp thực hiện
V. Hiệu quả.
C.KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
I. Kết luận

II. Kiến nghị.
III. Tài liệu tham khảo
IV Phụ lục

download by :

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
VÂN DU ĐỌC DIỄN CẢM

Người thực hiện: Trần Thị Chúc
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Vân Du
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM 2016

download by :

17




×