Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Năm giải pháp “phá băng” bất động sản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 3 trang )

Năm giải pháp “phá băng” bất động sản
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, đây có thể coi là
giải pháp đòn bẩy đã bước đầu khích lệ tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp.
Nhưng đây chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ sẽ phụ thuộc vào quyết tâm của các
bộ, ngành, địa phương. Nhằm góp phần vực dậy thị trường bất động sản, VAFI
đưa ra 5 đề xuất.

Giải pháp thứ nhất, hỗ trợ cho người thu nhập thấp và trung bình được hưởng lãi
suất ưu đãi đầu tư khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại như cơ chế lãi suất
của Ngân hàng Phát triển dành cho các dự án ưu đãi đầu tư.

Theo đó, người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay với lãi suất ưu đãi là
7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng từ 5%/năm - 3%/năm.
Nhà nước sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 3 năm (2013, 2014,
2015), với số tiền này sẽ thu hút số vốn đầu tư khoảng 120.000 tỷ đồng tương ứng
với khoảng 120.000 căn hộ chung cư.

VAFI cho rằng, cần có cơ chế cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại tham
gia vào chương trình kích cầu sẽ tương tự như cơ chế của năm 2008 khi Chính phủ
dành 1 tỷ USD để cấp bù lãi suất cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong thời
hạn 1 năm. Để chương trình kích cầu được thành công thì việc đăng ký lãi suất ưu
đãi chỉ có thời hạn trong năm đầu tiên.

Giải pháp thứ hai, hiện tại giá bất động sản đã giảm mạnh từ 30 - 60%, đây là cơ
hội để chính quyền địa phương, nhất là các đô thị lớn xây dựng cho quỹ nhà tái
định cư giá rẻ và chất lượng cho giai đoạn 2013 -2020.

Với tình hình thị trường bất động sản như hiện nay và với nhu cầu xây dựng Quỹ
nhà ở tái định cư lớn phục vụ cho quy hoạch phát triển đô thị trong tương lai gần
thì các địa phương lớn cần có kế hoạch mua tổng cộng khoảng 25.000 căn hộ
tương ứng với số tiền khoảng 25.000 tỷ đồng. Nguồn tiền này lấy từ đâu?



Theo VAFI, nếu các địa phương khó năng động sáng tạo thì có thể khai thác thêm
nhiều nguồn bổ sung và hoàn toàn có khả năng mua đầu tư 10.000 căn hộ. Bên
cạnh đó, cần huy động từ nguồn tài chính sẵn có từ nguồn vốn của SCIC và Quỹ
sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Nếu sử dụng nguồn tài chính từ SCIC sẽ dễ dàng
mua được 15.000 căn hộ, đây là khoản đầu tư tốt đồng thời góp phần giải quyết
đầu ra cho thị trường bất động sản và ngành vật liệu xây dựng.

Để bù đắp nguồn vốn cho Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Chính phủ nên chỉ đạo các
bộ ngành và SCIC bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đã có
sẵn các đối tác chiến lược sẵn sàng bỏ tiền mua ngay.

Giải pháp thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nên hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống
mức 1%/năm, sau đó là 0%/năm. Đây là giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vị thế
đồng nội tệ, chống đô la hóa và hỗ trợ rất nhiều cho việc giảm nhanh mặt bằng lãi
suất tiền gửi nội tệ.

Trong 2 năm qua chủ trương khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ đã thành công
ngoài mong đợi. Từ thành công này cần tiếp tục hạ lãi suất huy động ngoại tệ để
kéo lãi suất huy động VNĐ xuống mức thấp nhất có thể.

Giải pháp thứ tư, cần áp thuế giá trị gia tăng cho hoạt động mua vàng miếng và
vàng trang sức ở mức 10% trên giá trị mua. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân
sở hữu vàng trước đó thì không thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho
hoạt động bán vàng miếng, vàng trang sức.

Ngân hàng Nhà nước cam kết mua vàng miếng, vàng trang sức của dân (thông qua
hệ thống đại lý được cấp phép) tại bất kỳ thời điểm nào với giá mua theo giá quốc
tế (có chiết khấu chi phí đại lý).


“Nếu áp dụng giải pháp thứ ba và thứ tư sẽ kết thúc tình trạng vàng hóa, đô la
hóa”, VAFI khẳng định. Bởi lẽ, khi áp dụng những giải pháp trên, Ngân hàng Nhà
nước dễ dàng hạ được lãi suất cho vay xuống dưới mức 10%/năm, lãi suất cho vay
ngắn hạn chỉ còn khoảng 8%/năm, tức là lãi suất huy động VNĐ sẽ ở mức
5%/năm vào thời điểm trước 30/6/2013. Những giải pháp này không chỉ giúp
nhanh chóng phá băng bất động sản mà còn hỗ trợ cho tiến trình xử lý nhanh nợ
xấu.

Giải pháp thứ năm, hình thành các “Đội cứu hỏa” từ trung ương đến địa phương
để nhanh chóng cứu thị trường bất động sản. Chính phủ, một vài bộ ngành và địa
phương quyết tâm phá băng thị trường bất động sản trong năm 2013. Tuy nhiên để
hoạch định chính sách cụ thể, nhanh chóng triển khai rất cần sự phối hợp chặt chẽ,
khẩn trương từ các bộ ngành, sở ban ngành trong một địa phương

×