Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Nghệ thuật tạo hình cho cây cảnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.56 KB, 7 trang )

Ngày xuân bàn chuyện phong thuỷ và cây cảnh






KTNT - Thời xưa, tuy khoa học chưa phát triển nhưng bằng linh cảm và trực giác, kết
hợp với quan sát và chiêm nghiệm thực tế, người xưa đã biết được tác dụng của thảo mộc
đối với con người. Vì vậy, việc lựa chọn loài cây và vị trí trồng trong vườn nhà được tiến
hành rất cẩn thận theo đúng những quy luật của thuật phong thuỷ.


Thực vật trong phong thuỷ chia ra âm dương và ngũ hành. Dương tính là những cây cần
nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó
ra hoa kết trái và rất dễ chết. Chẳng hạn như hoa hồng, cúc, thược dược, đỗ quyên, mai
âm tính là những cây có thể đặt ở trong nhà hay bóng râm.

Nói chung, sự tương tác giữa con người và thảo mộc trong không gian kiến trúc bị chi
phối bởi thuộc tính ngũ hành của các loài cây. Việc phân loại thảo mộc theo ngũ hành
chủ yếu căn cứ vào màu sắc. Những cây thuộc hành Thuỷ phần lớn có màu lá xanh thẫm
như tùng, bách, bồ đào Cây thuộc hành Hoả có sắc đỏ như thạch lựu, mộc miên, hồng
thảo, hồng thiết Đối với sức khoẻ, những loài cây này có tác dụng bổ tâm và làm dịu
thần kinh. Những cây thuộc hành Kim, chủ yếu gồm có lá, hoa hay thân màu trắng như
bạch lan, bạch thuỷ tiên, cửu ly hương có tác dụng điều hoà chức năng tạng phế. Những
cây thuộc hành Mộc, gồm những loài cây có màu xanh lục, có chức năng điều hoà tạng
can (gan). Những cây thuộc hành Thổ, bao gồm các giống cây có sắc vàng, có lợi cho
tạng tỳ.

Căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành, người xưa còn đưa ra những
quy định về vị trí trồng và bài trí ở trong nhà. Tựu trung, mỗi loài cây nên trồng ở vị trí


Ngũ hành tương sinh. Ví dụ: cây thuộc hành Thuỷ nên trồng ở phía Tây ngôi nhà (Tây
thuộc hành Kim, hành Kim sinh hành Thuỷ), cây hành Hoả thì trồng ở phía Đông (phía
Đông, hành Mộc sinh hành Hoả) Cũng xuất phát từ quan hệ sinh khắc của ngũ hành,
đối với vị trí trồng của một số loài cây, các nhà phong thuỷ còn đưa ra một lời khuyên cụ
thể. Ví dụ: Cây đào nên trồng ở phía Đông ngôi nhà, phía Nam thì trồng mai và táo, phía
Bắc nên trồng hạnh và lê

Bài trí cây cảnh trong nhà đã có từ lâu đời. Nó không chỉ làm đẹp khung cảnh nhà cửa mà
còn làm cho cuộc sống dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, cây cảnh còn giúp điều tiết nhiệt
độ, có lợi cho sức khoẻ. Ngày nay, việc bài trí cây cảnh trong nhà còn là một nghệ thuật
đòi hỏi óc thẩm mỹ. Căn cứ vào không gian trong phòng lớn hay nhỏ mà chúng ta có thể
sắp xếp sao cho ngăn nắp. Nếu phòng hẹp, trần thấp mà bày cây cao, to là không hợp lý.
Ngược lại, phòng rộng lớn mà bày chậu cây cảnh nhỏ bé thì cũng không gây được sự chú
ý, mặc dù bản thân nó là loại cây đẹp, cây quý.

Thông thường, các màu đỏ, cam, tím và vàng là màu ấm, biểu hiện nhiệt tình ấm áp. Các
màu xanh biển, xanh lục và trắng là những gam màu lạnh, biểu thị sự yên tĩnh. Xanh hoá
nội thất, chủ yếu là thực vật, có thể cân nhắc các mặt sau đây: Căn cứ vào màu sắc của
phòng đó như màu tường, màu trần, các loại đồ vật Nếu phòng có màu nóng thì cây
cảnh nên có màu lạnh, và ngược lại. Cũng tuỳ theo mùa mà sự sắp xếp nên thay đổi,
chẳng hạn mùa xuân thì màu sắc tươi tắn, mùa hạ thì dùng màu thanh, đạm; mùa thu thì
dùng màu hồng, mùa đông thì dùng màu xanh lục.

Cây xanh trưng bày trong nhà cần thống nhất với các đồ vật khác để đạt được vẻ đẹp
hoàn chỉnh. Nếu bài trí tốt càng tăng thêm thẩm mỹ. Căn cứ theo cách chơi của nghệ
nhân thì có chừng 10 loại cây, chia ra làm ba bộ là thông dụng nhất. Bộ tứ linh thực vật
gồm: Đa, sung, si, sanh; bộ tứ quý gồm tùng, cúc, trúc, mai (ứng với tứ bình, tứ thời); bộ
tam đa gồm vạn tuế, lộc vừng, sung đang ra quả (ứng với Phúc - Lộc - Thọ); bộ tứ quý
bày trong nhà, mặt trước là nam quân tử: tùng, trúc, mặt sau là nữ khuê phòng: cúc, mai.
Ngoài ra, còn có thể điểm xuyết các loại cây thiết mộc lan, vạn niên thanh, trúc Nhật…

Làm như vậy, chúng ta sẽ đưa thiên nhiên bao la vào nhà, tạo nên vẻ đẹp và sự ấm cúng
cho căn phòng.

Tạo vườn trên sân thượng đẹp






Không gian nhà ống chật hẹp hiện nay khiến mảng xanh ngày càng trở nên hiếm hoi. Tìm
kiếm vị trí thích hợp và tạo lập khoảng xanh thư giãn, đặc biệt trên sân thượng là xu
hướng nổi bật hiện nay trong nhà phố.

vườn trên sân thượng nên làm theo kiểu vườn "treo", tức là các phần đổ đất trồng cây
hoặc hồ nước không bám trực tiếp lên sàn sân thượng mà được làm cách khoảng với sàn
hai lớp, có bố trí thoát nước để chống thấm và xử lý kỹ thuật dễ dàng.
Góc sân thượng cũng có thể bố trí gạch thẻ, đổ đất trồng hoa dừa và mười giờ cùng với
cây lá sáng làm nền. Thêm vào một bụi trúc và dừa Hawaii, ta có thể có ngay một trốn
thư giãn nhiệt đới ấm áp mà không cần quá tốn kém. Tính toán trước khoảng lam để treo
vài giỏ hoa, phần nền chỉ thuần trồng cỏ xanh ngắt. Cách dùng cây cối có chọn lọc và
không cần sắp đặt cầu kỳ khiến khoảng vườn nhỏ này luôn nhẹ nhàng và tĩnh lặng, hợp
cho những gia chủ có lối sống hướng nội.




tiểu cảnh bằng đá







Đây là một bộ trang trí đắt tiền, tất cả dều bằng đá cẩm thạch, một cái khay nhỏ bằng
thủy tinh, núi non, cây cối, nhà cửa, người, thú đều bằng đá cẩm thạch, gắn dính lại với
nhau, trong như ngọc trắng như ngà, ẩn chứa một cảnh thiên nhiên hư thực, động tĩnh,
mang một tính chất đặc thù riêng biệt, chứa đựng một ý nghĩa triết lý sâu xa. . .

Tiểu cảnh Tam Tạng thỉnh kinh.






Đây là hình ảnh của bốn thầy trò Đường Tăng : Tam Tạng, Tôn Hành Giả (ông Tê), Sa
Tăng, Trữ Bát Giới đi xuyên qua rừng núi từ bên Trung Quốc đến Thiên Trúc ân Độ
thỉnh kinh Phật. Cảnh này cho thấy bốn thầy trò đi trên một đồi núi quanh co, bốn hình
bóng nổi lên trên đường chân trời, giữa rừng cây thưa, rất đẹp Trong một cái khay hình
chữ nhật, sắp xếp đá đất thành đường dốc, trồng ít cây cổ thụ hai bên, thêm vào một núi
cao, một khe suối Đặt bốn thầy trò Đường Tăng vào khung cảnh, ông Tê đứng trên chóp
núi đá tay che mắt ngắm nhìn địa thế đường đi, Tam Tạng cỡi ngựa đi đầu, Bát Giới vác
bồ cào đi kế còn Sa Tăng gồng gánh đi sau. . . Những hình tượng này có bán rất nhiều đủ
kích cỡ bằng đất nung, bằng men màu rất đẹp. tùy theo sự khéo léo của mình mà sắp xếp
vào tiểu cảnh rất hay

tiểu cảnh Trúc lâm thất tiên







Trong một cái khay nhỏ hình bầu dục trồng thưa rừng trúc đùi gà, với mắt thắt lại, lóng
phình to vàng tươi bóng láng, tàn nhánh xanh tươi, nhưng thông thoáng, có bảy ông hiền
đời nhà Tấn đang ngồi nằm đàm đạo uống rượu ngâm thơ, đánh cờ, không màng đến thế
sự . Thất hiền Ở Trúc Lâm là Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đài, Hướng Tú, Lưu Linh,
Nguyễn Hàm, Vương Nhung, đặc biệt có ông Lưu Linh nổi tiếng với bài thơ "Tửu đức
tụng" đức uống rượu và Nguyễn Tịch là "Cuồng túy nghèo mà cứ uống rượu ngâm thơ
ngạo đời

Tiểu cảnh Cây đa đâu làng






Là một phong cảnh trang nhã, là một hình ảnh quê hương mà ai cũng đã thấy qua lúc còn
thơ ấu, như cây đa quán nước, gốc gạo dầu làng, lũy tre xanh, hàng bên sông Trong một
cái khay hình chữ nhật, tháng một cây đa có dáng vóc cổ thụ, tàn lá xum xuê cho một
vùng bóng mát rộng lớn, dưới gốc cây có một cái miếu nhỏ xinh xắn, có con đường đi
ngang qua, có một con sông nhỏ chảy quanh co, trên cây cầu lủi bấc xuống sông có ông
già ngồi câu cá, xa xa bên kia sông có căn nhà tranh nho nhỏ dưới chòm cau, khóm trúc
xanh tươi. Cây đa gốc to lớn, cây rễ ngoằn ngoèo lồi lõm, có nhiều rễ phụ lòng thòng
xuống tới đất, thường có một quán nước nhỏ để cho người . đi đường nghỉ chân khi trời
nấng, có vài ba trẻ con tụ tập nô đùa, bãi cỏ bên ngoài có vài con trâu đứng gặm cỏ, với
chú mục đồng ngồi vắt vắt vẻo trên lưng thổi sáo Hình ảnh này là hương thôn tiểu cảnh
mến yêu, không ai có thể quên được.


Non Bộ tiểu cảnh






Thú chơi cây cảnh không chỉ có trồng kiểng thôi, mà phải biết ngắm nhìn, phải có bạn bè
nghệ nhân uống trà trò chuyện thưởng thức một vài tiểu cảnh. Tiểu cảnh là một cảnh
thiên nhiên thu gọn hài hòa đẹp đẽ trong một cái khay, một cái chậu nhỏ: bao gồm cây
kiểng, núi đá sông ngòi và nhà cửa, người, thú bằng đất nung nhỏ bé theo tỷ lệ vừa phải,
để trang trí làm đẹp môi trường. Từ bồn tài biến ra bồn cảnh có thêm trang trí như mộc
bồn cảnh, thạch bồn cảnh, thủy bồn cảnh, sơn bồn cảnh, thạch thủy bồn cảnh, quải bồn
cảnh chúng tôi đều gợi chung là tiểu cảnh, như cảnh hòn vọng phu, cảnh vịnh Hạ Long,
cảnh chùa một cột, cảnh hòn phu tử hoặc thu gọn trong một cái khay nhỏ một phong cảnh
đặc sắc của thiên nhiên. Cách xắp xếp cũng như trồng kiểng tuân thú luật âm dương,
động tĩnh, tối sáng hài hòa màu sắc, phối hợp ba chiều sâu rộng cao, chủ khách phân
minh, bao la trời mây nước Quan trọng nhất là cho hợp lý, gần như thật, đừng xáo trộn
trật tự của thiên nhiên. Một tiểu cảnh vừa là một tác phẩm công phu của hội họa và điêu
khắc đây thẩm mỹ có thể trang trí trong phòng khách.

×