Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp của tổng phụ trách đội giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS kỳ tân, bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 22 trang )

MỤC LỤC

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Trung học cơ sở: THCS
2. Ngoài giờ lên lớp: NGLL
3. Giáo dục: GD

1

download by :

Trang
1
1
1
1
1
2
3
3
4
18
19
19
20


1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài
Ở bất kỳ quốc gia nào giáo dục (GD) đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng
đầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đại hội khóa XII của Đảng đã đề ra
phương hướng: " giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo
nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tiến bộ khoa học công nghệ trong những
năm tới. Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả giáo dục và đào
tạo. Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực". [4]
Hiện nay Bộ GD và Đào tạo Đang gấp rút thực hiện những khâu cuối cùng trong
việc hoàn thành chương trình và sách giáo khoa mới để thực hiện bắt đầu từ năm
học 2019 – 2020 ở lớp 1 của bậc tiểu học, từ năm học 2020 – 2021 sẽ thực hiện từ
lớp 6 bậc trung học cơ sở (THCS). Chương trình GD THCS giúp học sinh phát
triển các phẩm chất năng lực đã được hình thành và phát triển ở bậc tiểu học, giúp
các em tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng
các phương pháp học tập tích cực để hồn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng;  học
sinh có định hướng nghề nghiệp để xác định con đường tương lai sau này. Điều này
đặt ra yêu cầu đối với mỗi nhà trường là phải tiến hành các hoạt động GD bám sát
phương châm "học đi đôi với hành", song song với dạy kiến thức cơ bản phải gắn
liền với GD kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, vừa dạy chữ vừa dạy người.
Chính vì lẽ đó hoạt động GD ngồi giờ lên lớp (GDNGLL) có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong GD phổ thơng mà theo chương trình và sách giáo khoa mới thì
một số nội dung thuộc hoạt động GDNGLL được đưa vào chương trình chính khóa
ở mơn học hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua các hoạt động GDNGLL các
kỹ năng sẽ được hình thành và phát triển một cách vững chắc hơn, hình thành thành
và củng cố các phẩm chất và năng lực mong muốn trong chương trình GD chính
khóa, từ đó các em có cơ hội, có điều kiện để củng cố mở rộng và khơi sâu các kiến
thức. Tham gia vào các hoạt động GDNGLL thực sự sẽ giúp học sinh cảm nhận

được "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", góp phần vào cơng cuộc xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, hồn thành mục tiêu mà ngành GD đã đề
ra.
Qua các hoạt động, qua thực tiễn cơng tác và sự tìm tịi nghiên cứu triển khai có
hiệu quả các hoạt động GDNGLL tơi đã có sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện
pháp của tổng phụ trách Đội giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động GD ngoài
giờ lên lớp ở trường THCS Kỳ Tân, Bá Thước".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động GDNGLL tại trường trung
học cơ sở Kỳ Tân đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng hiệu
quả cơng tác, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh từ đó góp
phần nâng cao chất lượng GD chung của nhà trường.

2

download by :


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu hoạt động GDNGLL ở trường trung học cơ sở Kỳ Tân, xã Kỳ Tân,
huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu văn bản về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước và quy chế, quy định, nội quy của ngành.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thực trạng hoạt động GDNGLL ở trường trung học
cơ sở Kỳ Tân, Bá Thước, Thanh Hóa.
Sử dụng phương pháp thống kê thu thập xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm:  đề ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL ở trường trung học cơ sở.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo nghĩa hẹp: "Hoạt động GDNGLL là những hoạt động GD được tổ chức
theo các chủ đề GD từng tháng với thời lượng 4 tiết/ tháng". [7] Với quan niệm này
thì hoạt động GDNGLL, hoạt động tự chọn, hoạt động tập thể và các hoạt động của
các tổ chức đoàn thể là những hoạt động GD độc lập với nhau trong nhà trường
không thuộc hoạt động GDNGLL của học sinh.
Theo nghĩa rộng hoạt động GD bao gồm hoạt động GD trong và NGLL nhằm
rèn luyện đạo đức phát triển năng lực bồi dưỡng giá trị sống, hình thành kỹ năng
sống và các phẩm chất năng lực ở học sinh."Hoạt động GDNGLL bao gồm hoạt
động ngoại khóa, hoạt động vui chơi thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu
văn hóa, hoạt động bảo vệ mơi trường, lao động cơng ích và các hoạt động xã hội
khác”. [7] Theo quan niệm này thì ngồi hoạt động dạy học các môn học bắt buộc
và dạy học tự chọn trong chương trình GD thì tất cả các hoạt động khác của học
sinh ở trong và ngồi nhà trường có sự hướng dẫn của thầy cô giáo và cán bộ
chuyên mơn đều là hoạt động GDNGLL.
Có thể kể đến một số hoạt động tại trường của học sinh thuộc hoạt động
GDNGLL như sau:
+ Hoạt động văn hóa, nghệ: Sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt toàn
trường dưới cờ, múa hát sân trường, tập thể dục giữa giờ, các trò chơi dân gian giữa
giờ, diễn văn nghệ, kịch, tiểu phẩm, sinh hoạt câu lạc bộ...
+ Các hoạt động nghi lễ của Đội: phút sinh hoạt truyền thống Đội, kể chuyện
truyền thống, đại hội cháu ngoan Bác Hồ...
+ Các hoạt động phong trào, cuộc thi: Học sinh tham gia các phong trào thi đua
20/11, 22/12, 26/3... tham gia các cuộc thi viết thư UPU, nét đẹp đội viên, thi tìm
hiểu về Đảng, Bác Hồ, tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa, hoạt động nghiên
cứu khoa học; trị chơi dân gian, trị chơi lớn: hành trình khám phá, cuộc đua kỳ
thú…
+ Các hoạt động về nguồn, hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo: Thăm
quan, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử địa phương; chăm sóc, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam
anh hùng, gia đình có cơng với cách mạng; qun góp ủng hộ bạn nghèo, hoạt động

hướng về biển đảo tổ quốc…

3

download by :


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
Trường trung học cơ sở Kỳ Tân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng chính quyền, của phịng GD đào tạo huyện Bá Thước, sự ủng hộ nhiệt tình
của các tầng lớp nhân dân nói chung và của hội cha mẹ học sinh nói riêng. Cơng tác
xã hội hóa GD có nhiều bước tiến triển thuận lợi.
Ban giám hiệu nhà trường có năng lực chun mơn, quản lý tốt và có tâm huyết;
linh hoạt sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo, xây dựng phát và triển nhà
trường. Luôn đặt các hoạt động GD của nhà trường nói chung và hoạt động
GDNGLL nói riêng lên hàng đầu. Nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động GDNGLL đối với học sinh ngày càng được nâng cao. Đặc
biệt Nhà trường luôn đề cao vai trò của tổng phụ trách Đội và các hoạt động của
Đội nói chung.
Chất lượng GD mọi mặt của nhà trường ngày một được nâng cao, từ năm học
2016 – 2016 đến nay liên tiếp đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện.
Hiện nay nhà trường đang trên đà phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia. Đội
ngũ cán bộ giáo viên nhân viên của nhà trường có phẩm chất chính trị vững vàng,
năng lực chun mơn tốt. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường luôn
được chú trọng và thực hiện sôi nổi, nề nếp kỷ cương nhà trường ln được duy trì
và phát huy tốt.
Bản thân tôi đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội và
thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn do phòng GD tổ chức. Năm học 2017
– 2018 tôi đã tham gia thi và được công nhận là giáo viên làm tổng phụ trách Đội

giỏi cấp tỉnh, điều đó đã giúp tơi có thêm động lực để tiếp tục phấn đấu, nỗ lực
nhiều hơn nữa.
Nhà trường nằm trong xã mục tiêu của dự án Tầm nhìn thế giới nên được sự
quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác cho tổ chức
nhiều hoạt động mang tính GD cao. Hoạt động GD kỹ năng sống giá trị sống, các
cuộc thi và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn được quan tâm tổ chức.
Các em học sinh của nhà trường có truyền thống chăm ngoan, đi học chuyên
cần, rất cần cù chịu khó, ham học hỏi. Phần lớn các em ý thức được vai trò, ý nghĩa
và tầm quan trọng của việc học tập cũng như tham gia các hoạt động GDNGLL. Ý
thức được vai trò của giá trị sống và kỹ năng sống; các phẩm chất và năng lực đối
với cuộc sống sau này. Các phong trào cuộc thi của cán bộ giáo viên và học sinh
của nhà trường luôn đạt kết quả cao và được xếp thứ hạng cao trong huyện.
2.2.2.  Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như trên nhà trường cịn gặp khơng ít khó khăn:
Nhà trường đóng trên địa bàn xã vùng cao, xa xơi và khó khăn nhất huyện. Đội
ngũ giáo viên của trường còn thiếu so với định biên và thường xuyên biến động.
Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa tích cực đổi mới
phương pháp dạy học và phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh. Nhà
trường đang có giáo viên bị bệnh nặng định kỳ phải đi điều trị ở tuyến trung ương.
Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho các hoạt động GDNGLL còn thiếu thốn, eo
hẹp và chưa thực sự chủ động. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cịn rất
khó khăn; khả năng quan tâm của phụ huynh đến GD còn khiêm tốn.
4

download by :


Học sinh là con em dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo rất cao, đời sống vật chất còn
nhiều thiếu thốn nên ảnh hưởng lớn đến học tập và các hoạt động khác.
Cịn nhiều học sinh khơng muốn tham gia hoạt động, các em thường nhút nhát, tỏ

ra ngại ngùng và hay e thẹn. Vẫn cịn có học sinh hiếu động, hay gây gổ, nghịch
phá... nên việc tổ chức các hoạt động  GDNGLL, GD ý thức tự quản, nề nếp gặp
khơng ít khó khăn.
Nhiều học sinh vào các buổi chiều phải tham gia các công việc giúp đỡ gia đình
nên khơng thường xun tham gia được các hoạt động GDNGLL khi nhà trường tổ
chức. Thời gian học bài, chuẩn bị bài và chuẩn bị các điều kiện khác cho các hoạt
động cũng vì thế mà bị thu hẹp lại.
Một bộ phận nhỏ đội viên học sinh có biểu hiện sai lệch về tác phong, lối sống
thích đua địi, sa vào game online và mạng xã hội, có dấu hiệu muốn bỏ học…
2.2.3. Thực trạng Hoạt động GDNGLL trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Qua việc theo dõi hoạt động GDNGLL ở trường trung học cơ sở Kỳ Tân rồi khảo
sát thực tế tôi thu được những kết quả như sau:
Khơng hứng
Tổng
Rất hứng thú
Bình thường
thú
Năm học
số
HS
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016 227
50
22.03

101
44.49
76
33.48
2016-2017 222
53
23.87
98
44.15
71
31.98
2017-2018 220
54
24.55
98
44.54
68
30.91
Đầu năm
217
53
24.42
96
44.24
68
31.34
2018-2019
Bổ ích, được trau dồi Nếu tổ chức thì Mất thời gian,
kiến thức, học hỏi được được tham gia các giành thời gian
nhiều điều hay, trang bị trị chơi nếu khơng để học và làm

Lý do
thêm nhiều kỹ năng tổ chức thì được về việc khác  giúp
sống, hình thành và phát sớm hoặc ở nhà làm đỡ bố mẹ
triển các năng lực...
việc khác...
Từ những số liệu thu thập được có thể thấy vẫn còn nhiều học sinh chưa thực sự
ý thức được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động GDNGLL đối với sự phát
triển toàn diện của bản thân. Nhiều em tham gia nhưng chưa thực sự tích cực vẫn
cịn mang tính chiếu lệ, đối phó, làm qua loa hời hợt vì nhiều lý do như sức ép thi
đua hoặc bị bạn bè chỉ trích, bố mẹ quát mắng... mà không phải xuất phát từ nhu
cầu phát triển của mình. Điều đó đã làm tơi ln băn khoăn trăn trở rằng cần phải
đổi mới và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động GDNGLL để lôi cuốn học sinh
đồng thời làm cho các em hiểu rõ, hiểu đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của các
hoạt động GD này đối với sự phát triển một cách toàn diện ở học sinh đáp ứng yêu
cầu đổi mới và đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề nâng cao hiệu quả trong hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS Kỳ Tân, Bá Thước
5

download by :


2.3.1. Tổng phụ trách đội phải làm tốt vai trò chủ đạo trong các hoạt động
GDNGLL cho học sinh.
Trong mọi hoạt động GDNGLL tổng phụ trách đội vừa là người lập kế hoạch,
triển khai các kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh lại vừa phải là
người kiểm tra giám sát công tác chuẩn bị, tập luyện ở các đơn vị lớp, các nhóm học
sinh; tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động và rút kinh nghiệm. Để thực hiện được
nhiệm vụ khó khăn và nặng nề này thi tổng phụ trách đội cần phải thực hiện tốt

những yêu cầu như sau:
Tham gia đầy đủ nghiêm túc và có chất lượng các lớp các khóa tập huấn do cấp
trên tổ chức. Đây chính là một yêu cầu quan trọng đầu tiên bởi lẽ các lớp, các khóa
tập huấn sẽ trang bị cho tổng phụ trách đội các kiến thức và kỹ năng cần thiết các
yêu cầu nhiệm vụ và đặc biệt là những đổi mới cần phải cập nhật bổ sung để quá
trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động sau này luôn đi đúng hướng và
đạt hiệu quả cao. Khi tổ chức tránh được những sự thiếu sót, tránh những vấp váp
khơng đáng có.
Tích cực học tập nghiên cứu các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước liên quan đến GD. Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo của ngành cho công
tác GD trong năm học cũng như những kế hoạch chiến lược dài hạn và xu hướng
phát triển đổi mới của ngành. Tích cực tìm hiểu học hỏi kỹ năng nghiệp vụ từ các
đồng chí trong ban chấp hành đồn  và hội đồng đội cấp xã. Tích cực học tập trao
đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong "làng" tổng phụ trách Đội, học hỏi kinh
nghiệm ở những giáo viên chủ nhiệm có bề dày thành tích; tích cực dự giờ và trực
tiếp tham gia các tiết hoạt động GDNGLL hàng tháng khi các lớp tổ chức.
Tổng phụ trách đội phải thực sự nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội của địa
phương và thường xuyên cập nhật khi có những biến động để có thể lên và điều
chỉnh kế hoạch một cách phù hợp và sát thực tiễn nhất. Nắm bắt được tình hình học
sinh đặc biệt là những hoàn cảnh éo le những trường hợp cá biệt;  nắm bắt được sự
thay đổi ở học sinh, đặc biệt là nhanh chóng tiếp cận nắm bắt tình hình đối với học
sinh mới vào đầu cấp. Để có thể làm tốt việc này bản thân tơi đã phối kết hợp một
cách chặt chẽ và nhịp nhàng với các tổ chức xã hội ở trong và ngoài nhà
trường; tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức của các bậc phụ huynh trong
hoạt động của mình. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ban chỉ huy liên Đội,
tha gia vào các buổi sinh hoạt 15 phút, các hoạt động vui chơi giữa giờ và các hoạt
động thể thao buổi chiều với các lớp…
2.3.2 Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch hoạt động
Bản kế hoạch chính là khâu chuẩn bị quan trọng cho tất cả các hoạt động xuyên
suốt cũng như hoạt động cụ thể. Sự thành công hay thất bại của mỗi hoạt động chịu

sự chi phối ngay từ  khi lập kế hoạch. Có kế hoạch tốt là đã đảm bảo tới 50% thắng
lợi.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng được các kế hoạch  xuyên suốt cho cả năm
một cách phù hợp và khoa học để trình và tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường
về các hoạt động GDNGLL. Bản kế hoạch dài hạn cả năm được xem là xương
sống cho các hoạt động trong năm học, chính vì vậy cần xác định và vạch ra những
phong trào, hoạt động, cuộc thi thể hiện rõ mục tiêu phương hướng cho cả một năm
học. Bản kế hoạch này cần được đầu tư nghiên cứu kỹ và có sự thống nhất cao độ
6

download by :


giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường đặc biệt là sự đồng ý phê duyệt
của  chi bộ và ban giám hiệu.
Ở mỗi giai đoạn, mỗi phong trào, cuộc thi hoặc mỗi hoạt động cần phải có kế
hoạch chi tiết cụ thể riêng và được triển khai sâu rộng đến tồn thể học sinh và
những người có liên quan trong quá trình tổ chức một cách kịp thời. Với bản kế
hoạch chi tiết cụ thể cần xác định một cách chính xác mục tiêu, thời gian, nội dung
khối lượng công việc, số người tham gia và các hạng mục, u cầu cần chuẩn bị.
Lường trước những tình huống có thể xảy ra, những khó khăn mà người tổ chức và
người tham gia có thể gặp phải. Đặc biệt khơng thể thiếu các phương án dự phịng
như khi có kế hoạch đột xuất của cấp trên hoặc do thời tiết xấu khơng thể tổ chức
ngồi trời được…  Bản kế hoạch này cần làm rõ nội dung, thể lệ, các yêu cầu khi
tham gia; phải có cơ cấu giải thưởng hoặc phần quà cho người chơi một cách hợp lý
và dự trù kinh phí để tổ chức. Cần kịp thời nắm bắt những vướng mắc, băn khoăn
của các thành viên và có phương án giải quyết một cách hợp lý.
Song song với quá trình lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động tổng phụ trách
đội phải chủ động tham mưu cho ban giám hiệu cũng như các tổ chức trong và
ngoài nhà trường để nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và sự phối hợp cần thiết. Đặc

biệt nhà trường vùng dự án của tổ chức Tầm nhìn thế giới nên từ khi xây dựng kế
hoạch cho các hoạt động, tôi đã liên hệ chặt chẽ với tổ chức này để nhận được sự
giúp đỡ cần thiết, nhất là các trang thiết bị và kinh phí để tổ chức các hoạt động.
Tổng phụ trách đội phải thể hiện rõ vai trị trách nhiệm của người cán bộ chun
mơn trong hoạt động GDNGLL nói chung và cơng tác phong trào nói riêng.
2.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức một cách phù hợp và khoa học.
Nếu các hình thức tổ chức khơng được đa dạng hóa, các phong trào cuộc thi
luôn lặp đi lặp lại trong năm hoặc qua các năm chắc chắn sẽ tạo nên sự nhàm chán
đối với học sinh và không mang lại hiệu quả cao đối với việc GD các kỹ năng cần
thiết cũng như các phẩm chất và năng lực mong muốn ở người học. Chính vì vậy

Hoạt động "hành qn thần tốc" trong trị chơi cuộc đua kỳ thú

tổng phụ trách Đội phải thật sự năng động nhiệt tình, phải hi sinh thời gian và cơng
sức để khơng ngừng tìm tịi và nghiên cứu các phương pháp mới, cách làm hay từ
7

download by :


nhiều kênh thông tin khác nhau như qua các lớp tập huấn qua trao đổi với đồng
nghiệp và học thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…
Qua học hỏi nghiên cứu tơi đã tìm ra và có thể vận dụng một cách hiệu quả
nhiều hoạt động bổ ích để tổ chức đồng thời có thể thu hút, lơi cuốn nhiều học sinh
tham gia như:
- Các trị chơi: Đường lên đỉnh Olympia, Tìm kiếm tài năng, Đuổi hình bắt chữ,
rung chuông vàng, Âm vang xứ Thanh, Trẻ em ln đúng, Hành trình khám phá,
Cuộc đua kỳ thú, bịt mắt đánh chiêng…

Học sinh biểu diễn văn nghệ trong hội thi phòng chống bạo lực học đường


- Hoạt động hội vui học tập, câu lạc bộ kỹ năng, phút sinh hoạt truyền thống Đội,
hái hoa dân chủ, múa hát sân trường…
- Các hội thi vẽ tranh, văn hóa văn nghệ, nét đẹp đội viên, thi kéo tay hay làm,
thi kĩ năng trại…
- Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian đậm nét
truyền thống của địa phương như: Kéo co, ném còn, đẩy gậy, bịt mắt bắt dê, chơi
khăng, nhảy dây, chơi ô ăn quan, chơi đánh mằng, rồng rắn lên mây...
2.3.4. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
Tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần đóng một vai trị hết sức quan trọng. Đây là giờ
sinh hoạt tập thể với quy mơ tồn trường nên cần được chuẩn bị chu đáo và thực
hiện một cách nghiêm túc bài bản, đúng quy định theo các văn bản hướng dẫn.
Trong tiết sinh hoạt này tôi thực hiện các công việc đánh giá nhận xét hoạt động của
các lớp - chi Đội trong tuần vừa qua đồng thời đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt
động trong tuần mới. Trong quá trình đánh giá nhận xét cần phải nghiêm túc chỉ ra
những điểm hạn chế tồn tại, những việc chưa làm được, chỉ ra những lỗi mà học
sinh thường vi phạm. Tuy nhiên cách đánh giá nhận xét mới là điều quan trọng,
giáo viên tổng phụ trách cần lựa chọn cách đánh giá nhận xét sao cho khéo léo; vừa
chỉ ra được những hạn chế, bất cập, những lỗi vi phạm của học sinh lại vừa không
làm cho các em thiếu tự tin chán nản, tự ti hoặc có tâm lý bng xi… Đặc biệt hết
sức lưu ý không được dùng lời lẽ, ngôn ngữ, và giọng điệu mang tính chất chì chiết,
lăng mạ, xúc phạm đến học sinh. Ngược lại cần phải nhắc nhở một cách nhẹ nhàng
8

download by :


khéo léo thể hiện sự tôn trọng đối với các em; quan trọng là giúp học sinh nhận ra
được khuyết điểm, vi phạm, những mặt chưa tốt của mình để khắc phục. Chẳng hạn
như khi nhắc nhở, đánh giá những em vi phạm thì tơi có thể dùng các câu như: Điều

em (các em) thể hiện là chưa thực sự cố gắng, kết quả này chưa đúng với khả năng
và năng lực của em (các em), việc làm của em (các em) đã ảnh hưởng xấu đến
phong trào của lớp, hành động của em (các em) đã làm tổn hại đến bạn...
Phải  kích thích được tinh thần phấn đấu ý chí vươn lên để thực hiện phong trào
chung, mục tiêu chung cuối cùng của tập thể lớp và nhà trường. nhấn mạnh việc
động viên, khích lệ hoặc khen thưởng đối với học sinh khi các em thực hiện tốt yêu
cầu về nề nếp, học tập, lao động, rèn luyện đạo đức hay có việc làm tốt cũng như
khi có thành tích... Phải xem đây là biện pháp thúc đẩy các phong trào, cuộc vận
động, tạo động lực tiếp tục cố gắng ở các em. Cần chú ý rằng khen chê phải đúng
lúc đúng chỗ và có chừng mực tránh làm các em hiểu sai vấn đề dẫn đến tự ti hoặc
tự cao. Kết quả của việc khen chê, thưởng phạt phải tạo động lực cho những hoạt
động lần sau trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn.
Việc tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần cần đan xen các nội dung văn nghệ,
trò chơi, đặc biệt là kể chuyện truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt và gắn với
chủ đề chủ điểm của tháng theo hướng dẫn của hội đồng đội các cấp. Để làm tốt
được việc này khi chuẩn bị đến một lớp nào đó sẽ trực vào tuần tới, tôi đã xát sao
theo dõi và hướng dẫn sự chuẩn bị của lớp cho các tiết mục biểu diễn dưới cờ. Yêu
cầu các tiết mục phải có chất lượng, mang lại sự thoải mái, vui tươi, sự phấn khích
để tạo động lực cho một tuần mới hiệu quả. Tuyệt đối tránh làm đối phó, làm cho có
làm theo hình thức, chạy theo thành tích và chiếu lệ. Để thực hiện tốt tiết sinh hoạt
dưới cờ tổng phụ trách cần làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu về việc
phân bổ thời gian cho các hoạt động chính: Nhận xét đánh giá của đội, nhận xét
đánh giá và phổ biến kế hoạch của nhà trường, sinh hoạt truyền thống Đội và các
hoạt động văn hóa văn nghệ.
2.3.5. Thành lập và rèn luyện nhóm trẻ nịng cốt.
Trong nhà trường và liên Đội thường thành lập được các câu lạc bộ, nhóm sở
thích như: Câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn học
nghệ thuật, câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ khéo tay…  Việc thành lập một nhóm trẻ
nịng cốt sẽ khơng có gì q khó khăn khi bám sát các câu lạc bộ này bởi lẽ ở câu
lạc bộ là tập hợp những trẻ có kiến thức kĩ năng và phẩm chất nhất định; các em lại

được thường xuyên rèn giũa qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của mình.

9

download by :


Thực tế ở nhà trường tôi đã thành lập một nhóm trẻ nịng cốt và hằng năm lại bổ
sung thêm các thành viên mới với vai trò tiên phong trong các phong trào, cuộc vận
động, cuộc thi... ở lớp hoặc ở trường. Với  những thành viên thuộc câu lạc bộ Phát
thanh măng non các em có nhiệm vụ tiếp tục phổ biến kế hoạch đến lớp, thậm chí
đến từng học sinh. Các em cũng có thể tham gia hoặc trở thành người dẫn chương
trình chính thức, người quản trị tài ba trong các trò chơi. Câu lạc bộ văn học nghệ
thuật có thể đảm nhận trách nhiệm biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm, hài
kịch. Câu lạc bộ Thể dục thể thao có thể tổ chức các trị chơi vận động, tập các bài
múa hát sân trường phức tạp, tham gia làm trọng tài…
Khi thành lập được nhóm trẻ nòng cốt này bản thân giáo viên tổng phụ trách

Học sinh làm dẫn trình viên giúp hoạt động hấp dẫn hơn

không những không tăng thêm công việc mà phần nào đó cịn giảm đi áp lực cho
mình. Bởi lẽ những cơng việc giao cho các em chính là những sở thích, là niềm đam
mê mà các em đang theo đuổi. Các em rất chủ động trong việc chuẩn bị, luyện tập
và rèn giũa trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình. Khi được giao tổ chức một sự
kiện, diễn đàn hay chương trình nào đó, bản thân tơi khơng còn bị động, phải gấp
gáp chuẩn bị như trước đây mà đã có ngay những tiết mục, những hoạt động với
chất lượng tốt đã được chuẩn bị từ lâu. Bản thân học sinh tham gia dẫn chương trình
hoặc làm quản trị cho một số hoạt động nhất định cũng góp phần tăng thêm sự lôi
cuốn, sự mới mẻ với người tham gia.
2.3.6. Tổ chức lồng ghép các hoạt động.

Như đã nói ở trên hoạt động GDNGLL rất đa dạng và phong phú về hình thức
nội dung, cách tổ chức cũng như không gian và thời gian. Để đảm bảo tổ chức được
nhiều hoạt động GDNGLL mà không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động học tập
trên lớp của học sinh thì việc biết lồng ghép, kết hợp các hoạt động sẽ là yếu tố, là
điều kiện đủ tạo nên sự thành công.
10

download by :


- Lồng ghép trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu buổi học:  Lâu nay trong giờ sinh
hoạt 15 phút các lớp thường tổ chức hát tập thể, đọc báo hoặc chữa bài tập lặp đi lặp
lại hàng tuần nên không tạo được động lực và sự hào hứng ở các em. Trong giờ sinh
hoạt 15 phút này tôi đã cho các em kết hợp kể chuyện, diễn kịch, tổ chức trò chơi…
vừa để tạo khơng khí, sự tươi mới, vừa để tập dượt trước khi biểu diễn ở buổi sinh
hoạt dưới cờ hoặc các buổi lễ khác.
- Lồng ghép trong các giờ ra chơi: Trong giờ ra chơi 15 phút sau khi tập thể dục
hoặc múa hát sân trường, khoảng thời gian còn lại tương đương với thời lượng  ra
chơi giữa các tiết khác. Với khoảng 5 phút các em vẫn hoàn tồn có thể thực hiện
các hoạt động bổ ích như chơi nhảy dây, chơi nhảy bước dài, đá cầu, chơi đánh
mằng, đặc biệt là chơi cờ nhanh hay chơi ô ăn quan nhanh theo nhóm… Các hoạt
động này đã tạo cho các em sự hứng thú, vui vẻ, tạo được sự đoàn kết, tinh thần tập
thể, đặc biệt là sự nhanh nhạy, sáng tạo. Các hoạt động này cũng góp phần thu hút
sự tham gia của các thầy cô giáo trong trường, Qua đó tạo được sự gắn kết, gần gũi
giữa thầy cô và học sinh; các em được phát triển các kỹ năng, tự bồi dưỡng phẩm
chất và năng lực cho mình. Để tiện cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi trong
khoảng thời gian ngắn, tôi đã bố trí đồ dùng, vật liệu, dụng cụ cần thiết và sắp xếp
một cách khoa học để tránh làm mất thời gian chuẩn bị của các em như: Cho các em
chuẩn bị sẵn dây nhảy, quân cờ, que tre… và để tại lớp. Sơn sẵn các ơ để các em
chơi trị chơi ô ăn quan… Để tránh mất thời gian trong hoạt động tập thể dục - múa

hát sân trường tôi đã bố trí cho mỗi em đứng ở vị trí cố định. Khi ở một vị trí nào
đó có học sinh vắng thì học sinh ở vị trí kế tiếp sẽ tự động thế vào. Các lớp có nhiều
học sinh sẽ được bố trí đứng sang lớp khác để đảm bảo hàng lối được đều đẹp.
- Lồng ghép trong các
tiết sinh hoạt cuối tuần:
Bình thường các tiết sinh
hoạt cuối tuần có thể trở
thành nỗi ám ảnh với một số
học sinh hay mắc lỗi hoặc
có điểm kém…  Khi được
hướng dẫn kết hợp các hoạt
động văn hóa, văn nghệ thì
sự nặng nề của những tiết
sinh hoạt cuối tuần đã giảm
hẳn. Các em được rèn kĩ
năng trình bày một phút, nói
Học sinh vẽ tranh trong giờ sinh hoạt cuối tuần
đúng trọng tâm, có chừng
mực để khơng lãng phí thời gian. Việc lồng ghép, đan xen thêm các hoạt động đã
góp phần thay đổi suy nghĩ ở một số học sinh còn chậm tiến. Các em đã dần bớt lỗi
để có thể kéo dài thời gian tổ chức các trò chơi khác. Mặt khác có những học sinh
cá biệt lại tỏ ra có năng lực trong một số trò chơi vận động, phản ứng nhanh; các em
đã phần nào nhận ra được giá trị của mình qua một số hoạt động này.

11

download by :


- Lồng ghép trong các phong trào cuộc thi: Các phong trào, cuộc thi đã có bản

chất là hoạt động NGLL. Tuy nhiên mỗi phong trào cuộc thi nếu tổ chức riêng lẻ thì
sẽ rất khơ khan và căng thẳng. Muốn giải quyết hiệu quả vấn đề này thì lại là trị
chơi, các loại hình văn hóa, văn nghệ như:  Đuổi hình bắt chữ, thử tài đốn vật, hiểu
ý đồng đội, nhảy bao bố, kiến tha mồi, "xe bánh xích"; múa hát tập thể, diễn văn
nghệ, diễn kịch, tiểu phẩm, biểu diễn tài năng…

Trị chơi bịt mắt đánh chiêng

Vì thời gian và không gian khá rộng nên đây là dịp để lồng ghép được nhiều hoạt
động khác một cách hiệu quả nhất. Đối tượng để được chọn tham gia biểu diễn có
thể đã được luyện tập chuẩn bị từ trước, cũng có thể xuất phát từ những khán giả
tích cực. Những hoạt động xuất phát từ khán giả thường tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn
đặc biệt kể cả với người tổ chức.
- Lồng ghép trong các nghi lễ của đội:  Hàng năm tổ chức đội phải tiến hành rất
nhiều các nghi lễ của mình như: Đại hội đội, cơng nhận chương trình rèn luyện đội
viên, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, trưởng thành đội... để cho các nghi lễ này thêm
trang trọng, tạo khơng khí vui tươi thoải mái  không thể thiếu được các tiết mục văn
nghệ, sự tham gia của đội nghi lễ, nghi thức. Nếu tổ chức ngồi trời có thể lồng
ghép các trị chơi, các hoạt động văn hóa văn nghệ. Trong các nghi lễ của đội không
thể thiếu được hoạt động phút sinh hoạt truyền thống, đây vừa là dịp để các em bày
tỏ sự kính u, lịng biết ơn với Bác Hồ và những thế hệ đi trước, lại là dịp để các
em ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của dân tộc, bồi đắp thêm cho các em lý
tưởng cao đẹp và ý chí quyết tâm cao trong phấn đấu rèn luyện, học tập và lao động
sao cho xứng đáng với những hi  sinh cao cả để đổi lấy hịa bình độc lập tự do hơm
nay.
Lồng ghép trong thực hiện chương trình rèn luyện đội viên: Đây là hoạt động
thường xuyên và bắt buộc của Đội, Để tránh nhàm chán và cứng nhắc thì cần phải
có sự lồng ghép các hoạt động vui chơi, lồng ghép với các phong trào, cuộc thi…
Trong năm học tơi đã kết hợp chun hiệu an tồn giao thông với cuộc thi giao
thông học đường; chuyên hiệu tài năng nhỏ tuổi với phong trào 20/11 và 26/3;

chuyên hiệu hữu nghị quốc tế với cuộc thi viết thư quốc tế UPU…
12

download by :


2.3.7.  Coi trọng công tác tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm.
Công việc này được tiến hành sau khi đã tổ chức xong một buổi hoạt động,
nghĩa là nó không ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của hoạt động vừa diễn ra.
Tuy nhiên tầm quan trọng của nó lại là tác động đến sự thành cơng hay thất bại cho
những hoạt động sau này. Bởi lẽ có tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm một cách
nghiêm túc thì mới rút ra được những bài học quý, những gì cần tránh, những điểm
cần phát huy… Chính vì vậy không thể xem nhẹ công tác tổng kết đánh giá và rút
kinh nghiệm mà làm một cách hời hợt qua loa hay theo kiểu: Thành cơng thì làm
ầm ĩ, rầm rộ; Cịn khi thất bại, yếu kém thì lại thôi.  
Khi tổ chức hoạt động này một mặt tôi thẳng thắn chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu; chỉ ra những nguyên nhân thành công hay thất bại, những chỗ cịn tồn tại thiếu
sót... dẫn đến kết quả khơng cao như mục tiêu đề ra. Mặt khác tôi xin ý kiến đánh
giá nhận xét từ các thành viên trong ban tổ chức, các vị khách mời, ban giám hiệu...
để có cái nhìn một cách khách quan đồng thời rút ra được những kinh nghiệm qúi,
bài học hay cho bản thân mình.
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhanh thí sinh, những người chơi cả ở đội Thắng
cuộc và đội thua cuộc để có sự chia sẻ một cách thẳng thắn, cởi mở trước tất cả mọi
người. Cần nhấn mạnh cho các em trả lời xem mình đã học được gì qua hội thi, qua
phần chơi này; mong muốn của các em khi tổ chức phong trào, trò chơi, hội thi lần
sau là gì... Ở những hơm tiếp theo tơi tiếp tục trao đổi, phỏng vấn với các em một
mặt để hiểu được suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của các em; mặt khác để tiếp tục
rút kinh nghiệm đặc biệt là với những hội thi sẽ tổ chức tiếp ở cấp trên.
Để  cụ thể hóa và rõ ràng hơn các hoạt động từ kinh nghiệm của mình tơi xin
được trích đoạn một số kế hoạch, kịch bản tiêu biểu mà bản thân đã xây dựng và

thực hiện tại đơn vị mình dưới đây:
Ví dụ 1:
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” mừng kỷ niệm
74 năm Cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9.
Căn cứ kế hoạch Số: ...
I. Mục đích, ý nghĩa
1.1. Tuyên truyền phổ biến GD cho học sinh về truyền thống vẻ vang của dân
tộc, công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ đi trước.
1.2. Nâng cao tinh thần, thay đổi thái độ và ý thức học tập của học sinh theo
hướng tính cực qua đó góp phần củng cố các kiến thức các mơn học văn, tốn, các
kiến thức lịch sử, văn hóa – xã hội tổng hợp, vệ sinh cá nhân, môi trường. Nâng cao
kết quả học tập đồng thời rèn luyện các kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
1.3. Thông qua cuộc thi tạo hứng thú đến trường cho học sinh, hạn chế khả
năng bỏ học; xây dựng khối đoàn kết, thân thiết, gắn bó giữa các em.
II. Đối tượng số lượng tham gia
- Học sinh trường THCS Kỳ Tân, tổng số 100 em:
Khối 9: 11 em/lớp Khối 8: 12 em/lớp Khối 7: 13 em/lớp Khối 6: 14 em/lớp
- Mỗi lớp chọn 6 học sinh (3 nam – 3 nữ) để tham gia phần cứu trợ.
- Các học sinh khác chuẩn bị để tham gia phần chơi dành cho khán giả.
13

download by :


III. Thời gian, địa điểm
IV. Nội dung chương trình
4.1. Nội dung:
- Có tất cả 30 câu hỏi chính thức cho cuộc thi. Các câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Vệ
sinh cá nhân và mơi trường, hiểu biết chung, Tốn, Văn, Lịch sử, Đồn – Đội, khoa

học…
4.2. Hình thức, thể lệ:
- Tổ chức hội thi bằng hình thức trả lời nhanh các câu hỏi trên trên máy chiếu
theo hình thức trắc nghiệm lựa chọn các đáp án hoặc điền từ còn thiếu.
- Thời gian suy nghĩ và đưa ra đáp án cho mỗi câu hỏi là 15 giây.
- Đáp án được ghi ra bảng cá nhân, có kích thước 30 x 40 cm do học sinh tự
chuẩn bị.
- Mỗi học sinh chuẩn bị 01 số báo danh kèm tên để gắn vào ngực áo bên trái
(tên học sinh có thể ghi trực tiếp trên bảng đáp án); khuyến khích các hình thức
trang trí đa dạng, sinh động, đồng thời cần đảm bảo tính thẩm mỹ và chuẩn mực học
sinh. Số báo danh được đánh bắt đầu từ 001 đến 100, bắt đầu từ lớp 9A đến lớp 6B.
- Trong trường hợp tất cả thí sinh đều trả lời sai từ câu 30 trở xuống sẽ được
cứu trợ tối đa 02 lần.
+ Lần 1: Chơi trị chơi "đi bóng lắt léo" để xếp thứ tự và đưa học sinh trở lại
cuộc thi.
Luật chơi:
- Mỗi lượt chơi mỗi lớp sẽ cử 01 cầu thủ dẫn bóng từ vạch xuất phát chéo qua các
cột đến vạch đích rồi vịng trở về vạch xuất phát và được tính 01 lần đi bóng thành
cơng đồng thời giành được 01 điểm.
- Khi cầu thủ đầu tiên về đến vạch xuất phát sẽ giao bóng cho cầu thủ tiếp theo để
lần lượt thực hiện phần thi.
- Các trường hợp phạm quy bao gồm: Dùng tay chơi bóng, làm đổ cột, chạm bàn
tay vào cột, hay có người khác trong đội mình chạm vào bóng.
- Khi cả 6 cầu thủ chơi hết lượt thứ nhất mới được tiến hành lượt chơi tiếp theo.
Đường bóng phải chéo qua tất cả các cột, bất kì cột nào bị bỏ sót đều khơng được
tính kết quả và thí sinh đó phải thực hiện lại. Khoảng cách từ vạch xuất phát đến
vạch đích là 10m với khối 9 (các khối sau giảm dần mỗi khối 0.5m), thời gian để
thực hiện phần chơi là 5 phút. Nếu chạy sang đường chạy và cản trở cầu thủ lớp
khác (va phải cầu thủ hoặc chạm phải bóng người khác) thì bị trừ điểm, mỗi lần trừ
01 điểm. Số điểm đạt được của đội là căn cứ để xếp thứ tự các lớp và đưa thí sinh

trở lại sàn thi đấu.
Số đạt được là căn cứ để xếp thứ tự các lớp và quyết định thí sinh quay trở lại
sàn thi đấu sau phần cứu trợ với số lượng như sau:
Lớp xếp thứ nhất được đưa 100 % thí sinh trở lại cuộc thi. Các lớp xếp thứ tự
tiếp theo sẽ trừ lùi 10% số thí sinh tốt đa được quay trở lại sàn thi đấu.
+ Lần 2: Phao cứu trợ (phao cứu trợ không được trực tiếp đưa cho thí sinh).
Chỉ có thí sinh vừa trả lời sai mới được cứu trợ để thi tiếp.
- Những học sinh trả lời đúng ở câu 30 xem như đạt danh hiệu “học sinh rung
chuông vàng”.
14

download by :


- Trong trường hợp có nhiều học sinh cùng trả lời đúng câu hỏi thứ 30 thì sẽ
có câu hỏi phụ (trắc nghiệm hoặc tự luận, tối đa là 05 câu) để chọn thí sinh đạt giải
nhất.

Trong trường hợp khơng còn học sinh nào trả lời đúng mà đã hết cứu trợ thì trị chơi
kết thúc và học sinh trả lời đúng ở câu cuối cùng được xếp giải nhất.
- Khi có hiệu lệnh học sinh phải đồng loạt giơ bảng đáp án dù khơng có kết
quả. Học sinh giơ chậm hoặc không giơ đáp án đều coi như trả lời sai.
- Thí sinh tham dự thi phải tuân thủ nội quy học sinh và nội quy, quy định về
thi cử; khơng được có hành động gây rối, q khích hoặc cản trở cuộc thi… nếu
không tuôn thủ đều xem như phạm quy và bị loại khỏi cuộc thi vĩnh viễn.
V. Cơ cấu giải thưởng
VI. Dự trù kinh phí
VII. Cơng tác chuẩn bị

Ví dụ 2:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI
VUI TẾT TRUNG THU (Trích kế hoạch)
+ Thi tâng bóng:
Luật chơi: Mỗi lần chỉ được phép 1 học sinh chuyển bóng, khi học sinh đó
quay về đến vạch xuất phát thì học sinh tiếp theo mới được phép thực hiện phần thi
của mình. Khi tồn bộ thành viên của đội vận chuyển hết một lượt thì mới chuyển
sang lượt tiếp theo để đảm bảo số lượt chuyển bóng của các thành viên tương đương
nhau.
Khi bắt đầu học sinh được cầm bóng tung cao lên đầu, sau đó dùng đầu
(chân, vai…) để chuyển bóng sao cho khơng được để bóng chạm tay hoặc chạm đất,
nếu vi phạm sẽ phải về vạch xuất phát để thực hiện lượt khác.
Những thành viên trong đội chưa chuyển bóng hoặc đã chuyển xong đều
được chuẩn bị bóng cho mình và cho các thành viên khác trong đội. Chỉ được phép
thổi bóng sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của trò chơi. Trong đội phải cử ra những
thành viên ln phiên chờ ở đích để cầm bóng cho vào thùng của đội mình.

15

download by :


Thời gian cho toàn bộ phần chơi là 06 phút. Khoảng cách từ vạch xuất phát
đến đích là 8m đối với khối 9, mỗi khối tiếp theo được giảm 0,5m.
Số lượng bóng trong thùng là căn cứ để xếp thứ tự các lớp để tính điểm:
Lớp xếp thứ nhất được 20 điểm, các lớp kế tiếp mỗi lớp trừ 2 điểm
+ Phần thi làm đèn ông sao và bày cỗ trung thu:
     Hình thức: Ráp đèn ơng sao từ ngun vật liệu hoàn chỉnh đã chuẩn bị trước
và bày một mâm cỗ trung thu.
     Thời gian: 45 phút
.  Đối với đèn ông sao:

Khuyến khích có bóng đèn led, bóng nháy… Đường kính đèn ơng sao từ 40 - 60
cm, có cán cầm cân đối với đèn. Tiêu chí đánh giá: Chắc chắn: 10đ, cân đối: 5đ,
tính thẩm mỹ: 15đ.
(Sản phẩm tham gia dự thi bản quyền thuộc về ban tổ chức – ban tổ chức sẽ trao
cho những bạn có hồn cảnh khó khăn)
.  Đối với mâm cỗ trơng trăng:
     Hình thức: Bày một mâm quả, bánh kẹo… trung thu. Các loại hoa, quả và vật
trang trí khác khơng được cắt tỉa hay chế biến trước. Tiêu chí đánh giá: Tính thẩm
mỹ của mâm cỗ theo quan điểm của mâm ngũ quả, phù hợp với tết trung thu 30
điểm.
.  Hùng biện:
Các đội cử học sinh tham gia phần hùng biện cho đèn trung thu và mâm ngũ quả
của đội mình (Giáo viên và những học sinh khác trong đội có thể tham gia phần phụ
họa), thời gian tối đa để thể hiện cho phần thi hùng biện là 5 phút (quá mỗi phút trừ
0,5 đ). Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm.
Chú ý: Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ tham gia làm trọng tài trong phần chơi tâng
bóng.
Ví dụ 3:
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi hành trình khám phá (trích kế hoạch)
- Căn cứ kế hoạch số …
I. Mục đích, ý nghĩa.
16

download by :


II. Yêu cầu
III. Hình thức
Thi đấu song song giữa 4 đội, mỗi đội đều phải vượt qua tất cả 6 trạm để về

đích. Tại mỗi trạm, mỗi đội phải thực hiện hoàn thành 01 yêu cầu để nhận mật thư.
Đội chơi phải tiến hành giải thật nhanh mật thư của mình và thực hiện theo u cầu
của mật thư đó. Sau khi thực hiện xong sẽ được quản trạm cấp giấy thơng hành để
đến trạm kế tiếp.
Vị trí các trạm được thiết kế trong khuân viên của nhà trường. Các thành viên
thực hiện theo trang phục học sinh (đi giày bata hoặc dép có quai hậu).
Khuyến khích các đội sáng tạo logo – phù hiệu đặc trưng cho đội mình.
IV. Nội dung, thể lệ
Trạm Chặng

Nội dung

Yêu cầu

1

Khởi - Khi có hiệu lệnh, tất cả các thành viên của
động đội đi tìm mật thư tại khu vực được chỉ
định.
- Khi đã tìm thấy mật thư, các thành viên
của đội nhóm lại để giải mật thư.
- Giải xong mật thư chạy về trạm chỉ huy
để trả lời, nếu đúng sẽ được nhận giấy
thông hành để biết nhiệm vụ tiếp theo, nếu
sai quay về giải lại.

- Nếu không phải mật
thư lại quay lại tìm tiếp
- Giải sai mật thư quay
về đội giải lại


2

- Thành viên: 10
- Nhận giấy báo, băng dính.
- Dán các tờ giấy báo thành vịng trịn như
vịng xích của xe tăng (đủ cho 7 thành viên
đứng ở trong)
- 7 thành viên của đội đứng trong vịng
"xích xe tăng" dùng tay đẩy vịng xích để di
Cỗ xe chuyển.
tăng - 3 thành viên còn lại làm đội cứu hộ ở tại
xưởng sửa chữa (vạch xuất phát). Nếu vịng
xích của đội mình bị đứt rời thì mang băng
dính đến để dán lại.
- Chỉ các thành viên trong đội cứu hộ mới
được tiến hành sửa chữa, các thành viên
trong nhóm di chuyển phải giữ nguyên vị
trí.

- Trong tất cả quãng
thời gian thực hiện của
chặng bàn tay, bàn
chân khơng được vượt
ra ngồi vịng xích.
Nếu có từ 01 thành
viên vi phạm thì cả đội
phải quay lại vạch xuất
phát để thực hiện lại.
- Di chuyển từ vạch

xuất phát, vịng qua trụ
mục tiêu (cách 10m)
khơng để chạm làm đổ
trụ mục tiêu rồi quay
trở về chạm vạch xuất
phát.

3

Bóng - Mỗi đội được nhận 15 quả bóng nước.
nước - Mỗi thành viên đứng cách nhau 2m.
- Thành viên đầu tiên lấy bóng nước, tung
và bắt các quả bóng nước để chuyền đến
thành viên cuối cùng.
- Thành viên đứng cuối tung bóng nước

- Yêu cầu đủ 10 túi
trong chậu.
- Thiếu mỗi túi phải
chờ 05 phút.

17

download by :


vào chậu cách 1m.
4

- Mỗi đội được phát 9 ống hút loại lớn cho

9 bạn cầm để nối đường dẫn nước vào chai.
- Một bạn dùng tay bốc nước trong chậu
Sáng
của đội mình (trạm 3) đổ vào ống hút cho
kiến
đầy chai.
của
- Nhận 05 đoạn dây, mỗi thành viên cầm 1
em
đầu dây, đan chéo nhau lồng vào cổ chai.
- Di chuyển, mang chai nước vượt qua bậc
thang đến vị trí yêu cầu (15m).

- Thiếu nước phải đi
bốc tại "nguồn nước"
cách 50m.
- Khơng được buộc nút
hay vịng thịng lọng.
- Khơng được chạm tay
vào chai nước.
- Làm rơi chai nước
phải quay lại vị trí xuất
phát để thực hiện lại.

5

- Mỗi đội được phát 11 tờ giấy bìa làm cầu
Cứu để mang chai nước di chuyển qua đoạn
hỏa đường 20m, khi di chuyển không được để
chân chạm đất.


- Nếu có thành viên để
chân chạm đất phải
quay trở về vạch xuất
phát làm lại.

6

- Cử 01 thành viên không bị bịt mắt làm
hướng dẫn
Vượt - Lần lượt từng thành viên còn lại bị bịt mắt
qua di chuyển qua khu vực có các chướng ngại
mê vật (những chiếc cốc).
cung - Tất các các thành viên vượt qua hết chặng
đường chướng ngại vật sẽ nhận được mật
thư đến với thử thách tiếp theo để về đích.

- Thành viên nào chạm
phải chướng ngại vật
phải quay về thực hiện
lại.
- Giải xong và trả lời
đúng yêu cầu mật thư
là hoàn thành phần thi
của mình.

Đội nào về đích trước sẽ là đội thắng cuộc.
* Phần chơi dành cho khán giả
- Phần chơi dành cho khán giả được chọn từ 1 trong 5 trạm mà các đội đã thi đấu.
- Chọn tối đa 04 nhóm với 40 học sinh để thực hiện

- Mỗi nhóm tham gia sẽ vận dụng kĩ năng của mình kết hợp với việc quan sát, phân
tích phần thi của các đội để thực hiện.
- Các thầy cô giáo và thành viên trong các đội thi không được nhắc hay hướng dẫn.
Mỗi đội sẽ nhận được phần quà trị giá tương đương 100.000đ.

18

download by :


V. Cơ cấu giải thưởng
VI. Dự trù kinh phí
VII. Cơng tác chuẩn bị
……
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động GD, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động GD
Sau khi áp dụng các Biện pháp và giải pháp nêu sáng kiến đã nêu tơi nhận thấy
có sự thay đổi rõ rệt trong tinh thần thái độ và ý thức tham gia ở các em.  nhiều học
sinh với bản tính nhút nhát vụng về nay đã trở nên hoạt bát và mạnh dạn, những
học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy của đội của nhà trường nay đã trở nên
ngoan ngoãn, một vài em còn trở thành nòng cốt trong một số trị chơi, hoạt động.
Một điều tích cực thấy rõ nhất đó là hiện tượng học sinh trốn học, bỏ tiết khơng cịn
các em đi học đầy đủ hơn, đúng giờ và chuyên cần hơn.
Sau khí áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và đánh giá tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh trong việc tham gia
các hoạt động GDNGLL ở trường THCS Kỳ Tân:
Khơng hứng
Tổng
Rất hứng thú

Bình thường
thú
Năm học
số
HS
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016 227
50
22.03
101
44.49
76
33.48
2016-2017 222
53
23.87
98
44.15
71
31.98
2017-2018 220
54
24.55
98
44.54

68
30.91
Đầu năm
217
53
24.42
96
44.24
68
31.34
2018-2019
Bổ ích, được trau dồi Nếu tổ chức thì Mất thời gian,
kiến thức, học hỏi được được tham gia các giành thời gian
nhiều điều hay, trang bị trị chơi nếu khơng để học và làm
Lý do
thêm nhiều kỹ năng tổ chức thì được về việc khác  giúp
sống, hình thành và phát sớm hoặc ở nhà làm đỡ bố mẹ
triển các năng lực...
việc khác...
19

download by :


Bảng 2: Kết quả khảo sát cuối năm học 2018 - 2019 về mức độ hứng thú của học
sinh trong việc tham gia các hoạt động GDNGLL ở trường THCS Kỳ Tân:
Tổng
Khơng hứng
Năm học
Rất hứng thú

Bình thường
số HS
thú
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối năm
217
2018-2019
118
54.38
86
39.63
13
5.99
Lý do
Bổ ích, được trau dồi Nếu tổ chức thì Mất thời gian,
kiến thức, học hỏi được được tham gia các giành thời gian
nhiều điều hay, trang bị trị chơi nếu khơng để học và làm
thêm nhiều kỹ năng tổ chức thì được về việc khác  giúp
sống, hình thành và phát sớm hoặc ở nhà đỡ bố mẹ
triển các năng lực...
làm việc khác...
Qua so sánh bảng thống kê kết quả tôi thấy hiệu quả của hoạt động GDNGLL ở
trường THCS Kỳ tân có nhiều chuyển biến tích cực ở cuối năm học 2018 - 2019. Cụ
thể: Tỉ lệ học sinh rất hứng thú rất thấp chỉ từ 22,03 - 24,55%; tăng lên đạt 54,38%.
Trong khi đó tỉ lệ khơng hứng thú đã giảm đi đáng kể, từ 29,08% - 33,48% còn

5.99%. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến tích cực một cách rõ rệt trong nhận
thức cũng như hành động ở học sinh. Các em khơng chỉ làm tốt để có thành tích cho
cá nhân, cho lớp hay cho nhà trường mà còn thực hiện với tinh thần tự giác cao,
xuất phát từ nhu cầu được tham gia, mong muốn tiến bộ và hồn thiện bản thân
mình. Kết quả thi giao thông học đường đạt giải nhất tỉnh là một minh chứng rõ nét
về tính hiệu quả của các biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thực tế tại nhà trường ở
năm học này
2.4.2. Đối với bản thân
Khi vận dụng sáng kiến này bản thân tôi tự tin hơn trong tổ chức hoạt động GD
GNLL cho học sinh. Khơng cịn phải lo học sinh sẽ tham gia không đầy đủ nhiệt
tình, học sinh đi muộn hay kết quả hoạt động không cao… Bản thân tôi cũng được
nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng để giao phó trong tổ chức các hoạt động, sự
kiện quan trọng.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp
Các đồng chí giáo viên trong nhà trường cũng đã ghi nhận và học hỏi từ phương
pháp, sáng kiến của tôi trong tổ chức hoạt động GDNGLL ở đơn vị lớp mình với
hiệu quả và sự thay đổi tích cực một cách rõ rệt ở học sinh.
2.3.4. Đối với nhà trường
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp học sinh tích cực trong các hoạt
động của nhà trường. Giảm thiểu hiện tượng học sinh nghỉ học, trốn học, tăng tính
đồn kết, gắn bó, đẩy lùi bạo lực học đường và góp phần nâng co chất lượng GD
NDLL cũng như chất lượng GD chung của nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Việc đổi mới hoạt động GDNGLL ở trường trung học cơ sở Kỳ Tân đã bước
đầu mang lại những hiệu quả tích cực một cách rõ rệt. Đây là những dấu hiệu rất
khả quan cho thấy hoạt động GDNGLL đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
hệ thống GD nhà trường. Việc thường xuyên tổ chức các hoạt động GDNGLL một
cách khoa học có kế hoạch, có mục tiêu rõ ràng khơng những khơng gây khó khăn,
20


download by :


cản trở cho hoạt động dạy học chính khóa mà ngược lại nó cịn góp phần thúc đẩy
kết quả học tập ở học sinh.
Việc tổ chức đa dạng, phong phú và sinh động các hoạt động ngoại khóa, NGLL
cũng giúp cho việc duy trì sĩ số học sinh một cách hiệu quả, góp phần làm giảm tỷ
lệ học sinh bỏ học hay trốn học sau các kỳ nghỉ lễ tết. Các em trở nên ngoan hơn, tự
giác thực hiện và chấp hành các nội quy một cách tốt hơn. Không cịn hiện tượng
học sinh gây gổ, xích mích, hoặc đánh nhau, đánh bạn…
Một đóng góp to lớn khác của hoạt động GDNGLL ở trường trung học cơ sở Kỳ
Tân trong thời gian qua đó chính là giúp cho việc dạy học tích hợp và dạy học theo
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thuận lợi và hiệu quả.
Với những kết quả nêu trên bản thân tôi nhận thấy hoạt động GDNGLL là một
hoạt động không thể thiếu ở nhà trường. Theo tôi điều này cũng góp phần củng cố
thêm quan điểm đúng đắn trong xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới khi
đưa hoạt động GD kỹ năng sống trở thành một môn học chính thức.
3.2. Kiến nghị.
Đối với phịng GD: Cần thường xun tổ chức các phong trào, cuộc thi bám sát
những nội dung hoạt động NGLL ở quy mô cấp huyện cho tất cả các trường tham
gia một cách thường xuyên. Đây chắc chắn sẽ là một hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy
việc tổ chức các hoạt động GDNGLL ở các trường một cách đồng bộ, thường xuyên
và có chất lượng hơn. Thông qua các hội thi, giáo viên và học sinh cũng có cơ hội
được giao lưu học hỏi các kinh nghiệm để từ đó góp phần đưa các phong trào ở
trường mình ngày một phát triển.
Trên đây là tồn bộ nội dung về sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện thành
công tại đơn vị trường trung học cơ sở Kỳ Tân xin được đem ra để cùng trao đổi với
các đồng nghiệp. Đây cũng mới chỉ là những kinh nghiệm và ý kiến mang tính chất
cá nhân của mình điều này có thể sẽ khơng tránh được những thiếu sót nhất định.

Chính vì vậy tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ các đồng
chí, đồng nghiệp và ban giám khảo để tơi có thể tích lũy thêm kinh nghiệm trong
việc tổ chức hoạt động GDNGLL tại đơn vị mình ngày càng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kỳ Tân, ngày 05 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Thanh Tùng

21

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo chương trình GD phổ thơng
2. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
3. Kĩ năng tổ chức trị chơi
4. Nghị quyết Đại hội khóa XII của Đảng.
5. Tài liệu hướng dẫn các mơ hình, hoạt động tiêu biểu của Đội
6. Tài liệu hướng dẫn kĩ năng tổ chức sự kiện
7. Tài liệu hướng dẫn đổi mới hoạt động GDNGLL
8. Tuyển tập các trò chơi dân gian Việt Nam
9. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên giai đoạn 2018
- 2022
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT,
Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.

Tên đề tài, Sáng kiến

Năm Xếp
cấp loại

Một số kinh dạy học tích hợp theo
định hướng phát triển năng lực cho
2018
học sinh trong môn sinh học lớp 8
tại trường THCS Kỳ Tân

C

Số, ngày, tháng, năm của
quyết định công nhận, cơ
quan ban hành QĐ
QĐ số 1133/QĐ-UBND
ngày 07/5/2018 của chủ
tịch UBND huyện Bá
Thước

22

download by :




×