Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp nhằm tạo hứng thú để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí 9 ở trường THCS lâm xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 25 trang )

1. Mở đầu
1. 1.Lí do chọn đề tài.
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người
dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng
được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tiễn, nghiên cứu một cách
có hiệu quả. Do vậy càng ngày càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách
quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học nỗ lực phấn đấu vươn lên
chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa
vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ
trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau. Nhưng làm thế nào để kế thừa và
phát triển được? Đây là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra và có nhiều câu trả lời
cho vấn đề đó. Ở đây tôi chỉ xin đưa một số vấn đề về giải pháp giảng dạy vì
đây chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụ
trọng tâm của mình.
Như chúng ta đã biết Trong chương trình giáo dục Địa lý là mơn học
quan trọng nhằm mục đích trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức cơ bản
về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để
biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp
ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế tất yếu của thời đại. Chính việc
giảng dạy Địa lý tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm
năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã
hội của địa phương, vùng miền, đất nước từ đó giúp họ định hướng nghề
nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.Vì vậy, làm
thế nào để cho học sinh hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý
thuyết và cảm thấy hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo
của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn là một câu hỏi lớn mà tơi ln ln mong muốn có lời giải đáp hồn
chỉnh. Xuất phát từ những vấn đề trên và một số kinh nghiệm trong giảng dạy


bộ mơn Địa lí, tơi đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú để
nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 9 ở trường THCS Lâm Xa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích được thực trạng giảng dạy bộ mơn Địa lí 9 hiện nay tại trường
THCS Lâm Xa và đưa ra một số giải pháp giảng dạy bộ môn, phù hợp với điều
kiện thực tiễn nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hướng
tới mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn

download by :


diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Qua sáng kiến hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức kiến thức Địa lí 9
vào thực tiễn đáp ứng ngun lí giáo dục học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học mơn Địa lí 9 cho học
sinh khối 9 trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
- Mức độ hứng thú, khả năng tích cực học tập của học sinh khối 9 trường
THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nghiên cứu
SGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ mơn Địa lí.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú và sự tích cực
học tập của học sinh qua mơn Địa lí 9 ở trường THCS Lâm Xa.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy

trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý, tham gia các buổi tập
huấn sinh hoạt chun mơn đầy đủ.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong 
nghị quyết TW 4 khóa VII (tháng1/1993), Nghị quyết TW2 khóa VIII 
(tháng12/1996), được cụ thể hóa trong Luật giáo dục đào tạo, đặc biệt trong 
chỉ thị số 15 (tháng 4/1999), điều 24:2 luật giáo dục ghi: “Phương pháp 
giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng 
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác 
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học khơng chỉ nhằm
cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lí thuyết do nội dung chương
trình và sách giáo khoa đã quy định, mà phải tổ chức các hoạt động tổ chức cho
học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực chủ động, độc lập để phát triển năng
lực cũng như phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thơng minh, óc sáng tạo,
2

download by :


suy nghĩ linh hoạt và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả. Đó là
những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo
của nhà trường, của cấp học.
Đối với mơn Địa lí nói chung và mơn Địa lí 9 nói riêng, việc dạy học gây
được hứng thú, sự hấp dẫn trong tiết học sẽ giúp các em nhận thấy kiến thức
mơn Địa lí thật gần gũi và bổ ích. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề

Địa lí, được hướng dẫn cách vận dụng vào thực tiễn các em trở nên yêu thích
Địa lí hơn, hứng thú với mơn Địa lí, thấy được tầm quan trọng của Địa lí, cũng
như các giá trị thực tiễn của Địa lí mang lại. Những yếu tố trên sẽ là cở sở, là
tiền đề cho việc nâng cao thành tích học tập mơn học của học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục chung trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua q trình dạy học mơn Địa lí 9 tại trường THCS
Lâm Xa một phần chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người học do một số
nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau:
Thứ nhất, là do người dạy dành phần lớn cho việc nghiên cứu lý thuyết,
phần kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
Thứ hai, do giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa
đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, dạy học chưa vận dụng
vào thực tiễn. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng cho
nhiều lớp, nhiều thế hệ học trị là khơng ít ở một số giáo viên.
Thứ ba, với phương pháp không tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành
người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, đánh giá kiểm tra học sinh một
chiều, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nên các tiết học trở nên gị
bó. Khi gặp các tình huống thực tế học sinh chưa áp dụng giải thích được hoặc
cịn lúng túng trước các hiện tượng đó nên khơng khắc sâu được kiến thức mơn
học, vậy nên chất lượng môn học cũng chưa cao.
Thứ tư, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giảng dạy
Địa lí trở nên sinh động hơn, phong phú hơn với nhiều hình thức tổ chức sinh
động, nhưng thực tế thì việc sử dụng cơng nghệ thơng tin còn rất hạn chế chủ
yếu mới áp dụng cho các tiết thao giảng nên chưa hấp dẫn được học sinh dẫn
đến chất lượng dạy và học cũng không được nâng lên.
Thứ năm, cịn rất nhiều phụ huynh học sinh có phần ít quan tâm đầu tư
cho con em mình khi học các mơn mang tính xã hội. Trong khi đó: Mơn Địa lí
khơng phải là mơn học dễ, nó kết hợp kiến thức của nhiều mơn học có tự nhiên
có xã hội, có Tốn học, Sinh học, Lịch sử, GDCD; Vì vậy nếu khơng sắp xếp

thời gian học tập hợp lí thì chắc chắn học sinh khơng hiểu bài và dẫn đến chán
học. 
Kết quả khảo sát thực tế nhà trường ở hai năm học 2015 – 2016 và 20162017- về sự hứng thú đối với mơn Địa lí 9 và chất lượng giáo dục như sau:
3

download by :


KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỨNG THÚ BỘ MƠN ĐỊA LÍ 9 HAI NĂM HỌC
Bảng I
Năm học

Lớp

2015-2016

9A
9B

2016-2017

9A
9B

Tổng
số HS
23
23
46
23

25
48

Rất hứng thú
SL
%
2
8,7
1
4,3
3
6,5
2
8,7
2
8,0
4
8,3

Bình thường
SL
%
13
56,5
10
43,8
23
50,0
10
43,8

12
48,0
22
45,8

Khơng hứng thú
SL
%
8
34,8
12
51,9
20
43,5
11
47,5
11
44,0
22
45,9

KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỘ MÔN ĐỊA LÍ 9 HAI NĂM HỌC
Bảng II

Năm
học
20152016

Lớp


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém
S
L

HS

SL

9A

23

1

4,3

3

13,1

17


73,9

1

4,4

1

4,3

9B

23

0

0

4

17,4

15

65,2

3

13,1


1

4,3

46

1

2,2

7

15,2

32

69,6

4

8,6

2

4,4

9A

23


1

4,3

4

17,4

17

74,0

1

4,3

0

0

9B

25

1

4,0

5


20,0

17

68,0

1

4,0

1

4,0

48

2

4,2

9

18,7

34

70,8

2


4,2

1

2,1

Tổng số
20162017

TS

Tổng số

%

SL

%

SL

%

SL

%

%

Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh cịn thờ ơ với

mơn Địa lí, khơng hứng thú với bộ mơn, số học sinh u thích Địa lí, ham tìm
hiểu kiến thức mơn Địa lí cịn hạn chế. Các em chưa tích cực phát biểu trong giờ
học nên việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao. Để tạo hứng thú
trong giờ học cho học sinh khi học mơn Địa lí, tạo động lực cho nâng cao chất
lượng giáo dục, tôi mạnh đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học mơn
Địa lí 9 ở trường THCS Lâm Xa.
2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. [1]
Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu được
đối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thời
phải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến mơn học, có nghiệp vụ
sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạy
học và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy.
4

download by :


2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng cách dạy
học thông qua các trị chơi địa lí.
Ở mỗi bài học tuỳ theo nội dung kiến thức giáo viên cần lựa chọn và liệt
kê các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, soạn sẵn cách thức tổ chức, khéo
léo lồng ghép đưa vào các giờ học vì thời gian giành cho vấn đề này khơng
nhiều. Trong nội dung trị chơi có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận
thức, đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã học và
phải vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất cũng tạo cho học sinh
nhu cầu háo hức chờ đón lời giải đáp. Điều đó giúp các em húng thú hơn với
mơn học, u thích mơn học hơn và chất lượng giáo dục mơn học cũng cao hơn.
Để tiến hành một số trò chơi đạt hiệu quả cao, cả giáo viên và học sinh

cần có sự chuẩn bị chu đáo:
Về lựa chọn nội dung: phần này do giáo viên nghiên cứu và lựa chọn
nhưng không phải tất cả các mục trong bài đều vận dụng trò chơi được mà tùy
theo từng nội dung, từng đơn vị kiến thức .
Chuẩn bị:
*Giáo viên: Có kế hoạch gặp gỡ học sinh trước 2-3 ngày để phổ biến nội
dung mà các em cần nghiên cứu và chuẩn bị. Đồng thời cung cấp cho các em tài
liệu có liên quan đến câu hỏi, bài học và cách tìm kiếm thông tin.
*Học sinh: Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đọc, nghiên cứu
bài, câu hỏi, tài liệu để hiểu và trả lời câu hỏi (theo định hướng của giáo viên).
Có tinh thần tốt, tự tin để trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
Tiến hành thực hiện:
Trong quá trình giảng các bài, mục, những đơn vị kiến thức có liên quan sẽ
tiến hành tổ chức trị chơi cho học sinh, tùy từng đơn vị kiến thức mà tiến hành
những trị chơi khác nhau.
Một số ví dụ cụ thể để vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa Lý 9 tại
trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
* Trị chơi kể tên: Bài 23+24. Vùng Bắc Trung Bộ
Lựa chọn nội dung:Trong bài này có nội dung cần tổ chức trị chơi: I. Vị trí địa
lý và giới hạn lãnh thổ; II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Mục
3.Dịch vụ trong mục IV. Tình hình phát triển kinh tế.
Chuẩn bị:
*Giáo viên: + Đồ dùng: Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ; Lược đồ
Biển - Đảo Việt Nam; Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ; Hình ảnh về một số
lồi thủy sản ở vùng biển Bắc Trung Bộ; Máy chiếu
+ Nội dung: Câu hỏi chung cho cả lớp: Về nhà các em tìm hiểu vùng Bắc
trung Bộ có những tỉnh nào giáp biển, kể tên một số đảo, một số cảng biển, bãi
biển, một số loài thủy sản (tất cả học sinh phải tìm hiểu các nội dung đó mới có
cơ sở để nhận xét lẫn nhau).
+ Hình thức chơi: Khi dạy lớp 9A thiếu học sinh thì tơi sẽ lấy thêm học

sinh ở 9B sang cho đủ và ngược lại. Cụ thể yêu cầu nội dung:
Nhóm 1: Yêu cầu: hãy kể tên các tỉnh giáp biển của vùng Bắc Trung Bộ?
Nhóm 2: Yêu cầu: hãy kể tên một số đảo của vùng Bắc Trung Bộ?
Nhóm 3: Yêu cầu: hãy kể tên các cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ?
5

download by :


Nhóm 4: Yêu cầu: hãy kể tên các bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ thuận
lợi cho phát triển du lịch?
Nhóm 5: u cầu: hãy kể tên một số lồi thủy sản của vùng Bắc Trung
Bộ?
*Học sinh: Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao; tất cả các học sinh
phải tự tìm tịi về các nội dung GV giao; Các nhóm phải có trách nhiệm về
nhiệm vụ cụ thể của mình. bầu trưởng nhóm và trưởng nhóm phải phân chia
nhiệm vụ cho từng cá nhân trong tổ để tránh sự trùng lặp.
Tiến hành thực hiện: Mục I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát Lược đồ tự nhiên vùng Bắc
Trung Bộ; yêu cầu hãy kể tên các tỉnh giáp biển của vùng?
- Học sinh của nhóm 1 lần lượt đứng lên kể :Tỉnh Thanh Hóa; Tỉnh
Quảng Bình; Tỉnh Nghệ An; Tỉnh Quảng Trị; Tỉnh Hà Tĩnh; Tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Giáo viên xác định lại trên lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận
xét, kết luận.
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số đảo của vùng
Bắc Trung Bộ?
- Nhóm 2 lần lượt đứng lên kể: Một số đảo của vùng Bắc Trung Bộ bao
gồm: đảo Hịn Nẹ, Hịn Mê (Thanh Hóa); đảo Hịn Ngư (Nghệ An); đảo Hải Âu
(Quảng Bình); đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Cù lao Hàn

(Thừa Thiên huế)
- Giáo viên chiếu lược đồ Biển – Đảo Việt Nam, nhận xét, kết luận.
Mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số loài thủy sản của vùng Bắc
Trung Bộ?
- Nhóm 5 lần lượt đứng lên kể: Một số loài thủy sản của vùng Bắc Trung
Bộ bao gồm: Cá Trình, Tơm càng xanh; Cá Mịi, Tơm Hùm; Cá Nhồng, Mực.
Các nhóm khác nhận xét và cổ vũ tinh thần nhóm 5.
- Giáo viên chiếu hình ảnh về một số loài thủy sản ở vùng biển Bắc Trung
Bộ, nhận xét, kết luận.
Muc 3. Dịch vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số bãi biển của vùng Bắc
Trung Bộ?
- Nhóm 4 lần lượt đứng lên kể: Một số bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ
thuận lợi cho phát triển du lịch bao gồm: bãi biển Sầm Sơn; bãi biển Nhật Lệ;
bãi biển Cửa Lò; bãi biển Lăng Cơ; bãi biển Thiên Cầm
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần nhóm 4.
Giáo viên chiếu Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét, kết luận.
-Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số cảng biển của
vùng Bắc Trung Bộ?
- Nhóm 3 lần lượt đứng lên kể: Một số cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ
bao gồm: cảng Nghi Sơn, cảng Chân Mây; cảng Cửa Lò, cảng Thuận An
cảng Cửa Hội, cảng Cửa Việt; cảng Vũng Áng, cảng Hòn La; cảng Sơn Dương;
cảng Cửa Gianh.
6

download by :


Các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần nhóm 3.

Giáo viên chiếu Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét, kết luận.
Trò chơi dán hình và chữ: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và
bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển -Đảo.
Lựa chọn nội dung: Trong bài này có nội dung cần tổ chức trị chơi mục 4. Phát
triển tổng hợp giao thơng vận tải biển.
Chuẩn bị:
*Giáo viên: Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển (hình 39.2 SGK
phóng to); Băng dính 2 mặt: Lược đồ trống Việt Nam.
*Học sinh: Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao; Bút dạ đen, giấy
trắng, kéo cắt giấy.
Tiến hành thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1. dán tên các cảng biển Bắc Bộ.
Nhóm 2. dán tên các cảng biển Trung Bộ
Nhóm 3. dán tên các cảng biển Nam Bộ
Khi tổng kết mục 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. Giáo viên
treo lược đồ trống lên bảng và yêu cầu các nhóm đồng thời lên dán tên các cảng
biển ở nước ta theo nhiệm vụ được giao. Các nhóm đã dán đúng tên, đúng vị trí
của các cảng biển lớn từ Bắc vào Nam gồm: Cảng Hải Phòng – Hải Phòng;
Cảng Đà Nẵng –Đà Nẵng; Cảng Quy Nhơn –Quy Nhơn; Cảng Sài Gịn (Thành
phố Hồ Chí Minh) –Thành phố Hồ Chí Minh; Cảng Cái mép – Vũng Tàu.
Qua các hoạt động vui chơi và giải trí bằng các trị chơi được lồng ghép
vào bài học tôi thấy: HS thi đua học tập một cách tự giác, sáng tạo và khơng khí
lớp học sôi động; tài năng của HS được phá huy. Thực tế cho thấy HS không chỉ
nắm nội dung bài học một cách chủ động, mà còn cảm nhận được cái đẹp của
thiên nhiên, giá trị của các hoạt động sản xuất và lao động của con người, yêu
đất nước, có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ
tổ quốc.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích hợp liên mơn vào dạy học Địa lí 9 nhằm tạo
sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời phát huy năng lực học
sinh. [2]

Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự
nhiên hay xã hội, bao giờ cũng có sự hỗ trợ kiến thức cho nhau. Nội dung của
mơn học này cũng có trong mơn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt
hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, việc dạy học kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa. Còn học sinh có hội kết hợp kiến thức của nhiều bộ
mơn có liên quan đến giải quyết các vấn đề đựợc đặt ra trong bài học, có như
vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Từ đó, bài dạy
sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tịi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, giúp các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
7

download by :


hiệu quả nhất, giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong mơn học đó.
Từ đó vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và áp dụng vào
cuộc giúp yêu cuộc sống hơn và có ý thức bảo vệ mơi trường sống hơn.
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, 
vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa
lồng ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang hiệu quả
như mong muốn, tôi đưa ra một số giải pháp sau: 
Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học: trước tiên Giáo viên cần
xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua từng bài học (xác định địa chỉ
tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định hình thức
tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ toàn phần, mức độ bộ phận,
hay chỉ dừng lại ở mức đợ liên hệ). 
Một số ví dụ cụ thể linh hoạt dạy học tích hợp trong dạy học Địa Lý 9 tại trường
THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.

Ví dụ 1. Khi dạy bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ, GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức
môn liên môn để nâng cao chất lượng bài học:
*Môn Giáo dục công dân: Lớp 7- bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên”  Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ rừng; Lớp 9 – bài 7 “ Kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.
Tuy điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và lịch sử, xã hội khó khăn là thế nhưng
con người nơi đây rất hiếu học, lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai. Truyền thống đó thể hiện qua tỉ
người lớn biết chữ cao hơn mức trung bình cả nước và đứng thứ 3 sau vùng
Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Đây là quê hương của nhiều vị
lãnh tụ kiệt xuất, nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân văn hóa, nhiều nhà
thơ, nhạc sĩ nổi tiếng của đất nước Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Võ Ngun
Giáp...
+ Giáo dục lịng yêu quê hương, đất nước: Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp.
+ Giáo dục tình u thương con người, biết “nhường cơm sẻ áo” cho những
người gặp khó khăn hoạn nạn nhất là đồng bào miền Trung - nơi mà người dân
thường xuyên phải nằm trong cảnh “màn trời chiếu đất” bởi thiên tai.
*Văn học: Nguyễn Du (Truyện Kiều), Xuân Diệu (Thơ Duyên, Đây mùa thu
tới), Thanh Hải (Mùa xuân nho nhỏ)...
*Âm nhạc: Trịnh Công Sơn “nhạc sĩ tài hoa” (Cát Bụi, Diễm Xưa,...), An
Thuyên (nhiều bài hát viết về Huế - Huế thương)  Giáo dục ý thức vượt khó
vươn lên trong học tập.
Ví dụ 2. Khi dạy bài: 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo. Mục I. Biển và đảo Việt Nam, GV sử dụng kiến thức lịch sử để
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

8

download by :



Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái
tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (giữa) do Vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838 có
thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa
Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí
Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền
Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các
Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đơng và việc Nhà nước cử
đội Hồng Sa ra khai thác các quần đảo này.

Khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Ba là, trong các bản đồ của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 thể hiện
lãnh thổ Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam Trung Quốc, khơng có quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa. Trong số đó có tấm bản đồ Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa
Dư Toàn Đồ do Triều Thanh xuất bản năm 1904 mà Tiến sĩ Mai Hồng đã trao
tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt sử Việt Nam năm 2012.
9

download by :


Hoàng triều trực tỉnh địa dư bản đồ
Như vậy, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đơng, trong đó có hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thế giới và cả người Trung Quốc từ xưa
khẳng định qua các bản đồ hàng trăm năm trước. Điều này phản ánh sự thật là
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.

Ví dụ 3. Khi dạy bài 2: “Dân số và sự gia tăng dân số” giáo viên có thể 
tích hợp ở mức độ liên hệ giáo dục ý thức về sinh đẻ có kế hoạch, kết hôn và 
sinh đẻ đúng độ tuổi…Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh
tự tìm tòi, giải  quyết (đặc biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính
toàn cầu của nhân loại)  
Ví dụ 4. Khi dạy bài: 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển đảo. Mục III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
Sau khi tìm hiểu hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển giáo viên hỏi: Nêu
những khó khăn trong việc khai thác tài nguyên biển? Hiểu biết của em về ô
nhiễm môi trường biển - đảo?
Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức:
+ Những khó khăn: thiên tai trên biển Đông như bão, lốc, bão cát, sự xâm
nhập của thủy triều; ô nhiễm biển, thiếu vốn để trang bị tàu đánh cá lớn, hiện đại
hóa các cá và các nhà máy chế biến, phát triển nuôi trồng thủy sản theo cơng
nghệ cao;Tranh chấp trên Biển Đơng gây khó khăn trong việc khai thác tài
nguyên.
+ Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển: Nguyên nhân chủ quan là do
con ý thức của con người: như nguồn nước thải không qua xử lí từ ao hồ, sơng,
suối ở đất liền đổ ra biển; rác thải, chất thải của tàu thuyền; từ tai nạn tàu,
thuyền bè trên biển sự cố tràn dầu; Nguyên nhân khách quan: do thiên tai: bão,
lũ; Hậu quả: làm cho mức độ ô nhiễm của môi trường biển ngày càng gia tăng
làm suy giảm nhanh chóng tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch biển.
Giáo viên hỏi: Người ta đã xử lí sự cố tràn dầu trên biển bằng cách nào?
Học sinh: Liên mơn với mơn Vật lí để giải thích: Dùng phao để ngăn chặn
dầu loang, vì khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn khối lượng riêng của nước, nên
người ta thường dùng phao để ngăn không cho dầu loang trên biển theo sự lan
truyền của sóng.
10

download by :



2.3.4. Tạo kịch tính trong giờ học giúp các em khắc sâu kiến thức và cảm nhận
sự bổ ích của kiến thức Địa lí 9.
Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo là những ấn tượng
khó quên, lưu lại lâu bền trong trí nhớ mỗi HS. Vì vây, khi học bài Đại lí, cần
chú ý tạo ra các ấn tượng sâu sắc về kiến thức. Các ấn tượng có thể bắt nguồn từ
việc sử dụng phương tiện trực quan trong bài học; việc kết hợp nghe và nhìn; từ
việc làm. Vì vậy, để tăng cường khả năng ghi nhớ cho HS bài học nên chọn các
biện pháp học tập đề cao vai trò trao đổi thảo luận, thực hành và tạo kịch tính
trong giờ học là một biện pháp như vậy.
Thay vì gảng dạy theo một trình tự bình thường, giáo viên có thể biến tiết
dạy của mình thành một vở kịch hay hay một đoạn kịch ngắn, âm nhạc, vào bài
dạy Địa lí với những hình ảnh, tình huống sống động khiến HS cảm thấy sảng
khối, muốn được học và qn cả giờ ra chơi.
Ví dụ: khi dạy bài 15 Thương mại và Du lịch.
Vào đầu tiết học, giáo viên tiến hành bài học bình thường sau khi kết thúc
phần I. Thương mại, giáo viên mở bài hát: “Bốn phương trời” và bắt nhịp cho
HS hát tập thể bài hát này vừa để HS xả strees vừa khẳng định tịnh thần đa
phương hóa trong ngoại giao và buôn bán quốc tế.
Sang phần II: Du lịch, giao viên chọn 2 hoặc 3 HS có khả năng dẫn
chương trình (HS xung phong hiệu quả hơn) làm hướng dẫn viên du lịch để giới
thiệu về tuyến du lịch xuyên Việt (lưu ý nên chọn trước để HS chuẩn bị được bài
giới thiệu và hình ảnh về tuyến du lịch). Số HS cịn lại là du khách (nơi địa và
quốc tế) sẽ đánh giá bài giới thiệu thông qua số lượng khách đăng ký tham ra
theo đoàn của mỗi hướng dẫn viên.
Sau khi HS “hướng dẫn viên” làm xong nhiệm vụ giới thiệu về tuyến du
lịch xuyên Việt với nội dung chủ yếu là giới thiệu về tài nguyên du lịch và các
trung tâm du lịch trên tuyến, giáo viên đánh giá bài thuyết trình bằng số lượng
khách tham ra ủng hộ mỗi đoàn, nhận xét nội dung bài thuyết trình, củng cố lại

nội dung, mở video ca khúc “Việt nam q hương tơi” hoặc “một thống q
hương” để kết thúc bài học.
2.3.5. Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí 9 tạo sự sinh động, hấp dẫn hơn
cho học sinh khi học tập. [3]
Việc phát triển tư duy cho HS luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu
của mục tiêu GD . Để hướng HS có cách học tích cực và tự chủ, chúng ta không
chỉ cần giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống
được những kiến thức đó. Việc xây dựng một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ
giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về mặt: ghi nhớ,
phát triển, nhận thức tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Một trong
những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là bản đồ tư
duy.
11

download by :


Với HS: Học được phương pháp học tập ngắn gọn, tăng tính chủ động sáng
tạo và phát triển tư duy, đồng thời phát huy tối đa tính sáng tạo, lơi cuốn HS
tham gia vào bài giảng tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của
HS từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú học
tập hơn.
Với GV: Sử dụng BĐTD để hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học
được thể hiện một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý, ngồi ra sử dụng BDTD
giúp GV tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị cần thiết góp phần đổi mới phương
pháp dạy học.
Ví dụ 1: Trước khi học bài 14. Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng.
Giáo viên u cầu 1 học sinh lên bảng điền các thơng tin cịn thiếu để hoàn
thiện BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (nội dung phần 1 - Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát

triển và phân bố của dịch vụ).
Việc hồn thiện thơng tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản,
không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ khơng điền được
thơng tin hoặc điền khơng chính xác.

Cơ cấu ngành dịch vụ (thiếu thơng tin)

Cơ cấu ngành dịch vụ ( đủ thông tin)
12

download by :


Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu
ngành dịch vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh
thơng tin với từ khố trung tâm.
Ví dụ 2. Bài 6, Mục II. Nề kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Để xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi và các trung tâm kinh
tế lớn của vùng là phần kiến thức khơng khó nhưng không dễ nhớ đối với học
sinh. Việc thể hiện tất cả các vùng kinh tế trên BĐTD xung quanh từ khóa đã
mang lại cái nhìn tổng thể về sự phân chia các vùng kinh tế của nước ta, học
sinh nhìn vào bản đồ sẽ nhận biết được ngay từng vùng kinh tế và có thể ghi nhớ
một cách dễ dàng khơng máy móc.

Bản đồ tư duy các vùng kinh tế.
BĐTD là một cơng cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập chúng giúp giáo
viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ
sáng tạo, tích cực và độc lập. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng
tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời
gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm

được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri
thức.
2.3.6. Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm tạo niềm vui
cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát thực tế, mở rộng kiến thức
đời sống xã hội. [4]
Ngoại khố là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng quy định bắt
buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia, hứng thú
u thích và sự ham muốn tìm tịi sáng tạo của học sinh thơng qua các nội dung
học chính khố. Khơng những tăng cường hứng thú học tập mà cịn góp phần
rèn luyện các kĩ năng Địa lý, giáo dục lịng u thiên nhiên, đất nước. Đó là một
13

download by :


trong những con đường gần gũi để thực hiện đổi mới PPDH Địa lý theo định
hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 24.2 - Luật giáo dục).
Có nhiều hình thức khác nhau của hoạt động câu lạc bộ: Đọc và kể
chuyện Địa lý, như chuyện lạ đó đây chẳng hạn; Báo cáo chuyên đề, có thể GV
nói chuyện cho HS với các nội dung như: “Dầu mỏ Việt Nam”, “Các di sản văn
hoá”, “Cà phê Việt Nam”; Thi hùng biện: về các vấn đề thời sự như bảo vệ
rừng, sự gia tăng dân số ở Việt Nam; Liên hoan văn nghệ về Địa lý như: hát,
ngâm thơ, đóng kịch, đóng vai; Thi sáng tác về một đề tài Địa lý như: Địa danh
du lịch Việt Nam (có thể dành cho HS lớp 9 là thích hợp nhất); Đố vui Địa lý:
Dùng kiến thức Địa lý để giải đáp các câu hỏi xuất phát từ thực tế mơi trường
sống; Trị chơi Địa lý: Tổ chức các trò chơi Địa lý giúp HS mở rộng, đào sâu các
kiến thức chính khố;Hái hoa dân chủ: Việc tổ chức các CLB Địa lý yêu cầu

người GV phải luôn nghĩ ra các đề tài và cùng HS trao đổi, bàn bạc, đánh giá.
Một số mẫu hoạt động ngoại khóa cụ thể:
*Trị chơi nghe đặc điểm địa danh các tỉnh trong các vùng kinh tế
(tổ chức ở trong lớp học cho một khối lớp).
Bước 1: GV treo bản đồ hành chính Việt Nam phía dưới có ghi tên tỉnh nhưng
che kín bằng băng giấy.
Bước 2: Lần lượt các học sinh nêu đặc điểm của từng địa danh.
Bước 3: Dưới lớp, HS nào nhận định đúng, tự nguyện lên chỉ vào tỉnh đó.
*Đóng vai: Chủ đề 1: Sinh con trai hay con gái.
Bước 1. Bối cảnh:
- Ông bà nội khuyên nhủ (có cả áp chế) hai vợ chồng trẻ (đã có hai con
gái) sinh thêm một con nữa.
- Căp vợ chồng trẻ dùng lí lẻ và hiểu biết giải thích là khơng nên sinh
thêm con nữa, con trai hay con gái đều như nhau cả.
- Láng giềng có hai luồng ý kiến trái ngược nhau, nhóm đồng ý với ý
kiến ơng bà - nhóm ủng hộ đơi vợ chồng trẻ.
Bước 2. Các vai diễn xuất: Ông bà, đôi vợ chồng trẻ, láng giềng (thành 2 phe).
Chủ đề 2: Phát triển bền vững. (vai trò của việc bảo vệ rừng ngập mặn).
Bước 1. Bối cảnh:
- Rừng ngập mặn với cây họ Đước là chủ yếu phân bố vùng cửa sơng,
dọc 3260 km ven biển nước ta, điển hình ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Vấn đề phát triển kinh tế đã đặt rừng trước thách thức: “tồn tai hay diệt
vong?”. Hàng ngàn ha Tôm đã được thế chỗ rừng ngập mặn. Mất rừng có thể đe
doạ đến hệ sinh thái trong tương lai. Vấn đề này giải quyết thế nào?
14

download by :


Bước 2. Nhập vai: Ông, cha, con, con út. Một số đóng chính phủ, số cịn lại

đóng vai cộng đồng.
Bước 3. Diễn xuất: Khơng khí trong gia đình sau bữa cơm chiều. Lôgic mạch
tranh luận như sau (số thứ tự chỉ sự nối tiếp ý kiến): Người ông; Người cha;
Người con; Người con út.
Ý kiến nhập vai: 1. Hồi ức lại tuổi thơ sống trong một thiên nhiên hoang
dã, nhiều rừng.Than phiền: hiện nay chim cá ngày càng hiếm, rừng mất dần,
nhiều động vật bị diệt vong; 2. Lý giải: vì người đơng, của khó phải thi nhau vào
rừng lấy gỗ, củi, săn bắt động vật; 3. Nói về lợi ích của rừng ngập mặn và khi
phá đi thì gặp nhiều nguy hại đến đa dạng sinh học, kinh tế, mơi trường; 4. Phân
trần: khơng làm vậy thì lấy tiền đâu nuôi sống cả nhà và nuôi con ăn học?; 5.
Mơ ước và hỏi ơng ngoại: Bao giờ mới có lại được nhiều chim cá, muông thú,
giàu rừng như ông ngày xưa?; 6. Đề xuất: cần phải khai thác nhưng có mức độ
để cho các lồi có điều kiện sinh sôi nảy nở; 7.Tán thành với ông, thêm: cần
phải để dành rừng cây, chim cá muông thú cho con cháu sau này; 8. Tại sao đã
nói khai thác mà cịn phải bảo vệ, phải có mức độ, phải để dành...???; 9. Chính
phủ, cộng đồng cùng với các thành viên trong gia đình trao đổi, bàn bạc về các
giải pháp vừa khai thác được rừng ngập mặn phục vụ cuộc sống, vừa bảo vệ
phát triển rừng (có thể trình diễn kết hợp một số tranh ảnh, mơ hình).
2.3.7. Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh khối 9 trường
THCS Lâm Xa qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề mơn Địa lí 9. [5]
Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà
người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức
được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá
trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trị, phát huy tối đa tính tích cực của học
sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Xây dựng tình huống có vấn đề:
Trong một tiết lên lớp để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần:
tìm hiểu vấn đề, sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả
thiết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu
quả nhất.

Ví dụ 1: Khi dạy mục IV. 2. Nơng nghiệp bài 32. “Vùng Đông Nam Bộ” Đây là
vùng trọng điểm cây công nghiệp của cả nước. Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao
Đơng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp trọng điểm của cả
nước?
Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự
nhiên đã học ở lớp 8 và phần kiến thức tự nhiên - xã hội của vùng Đông Nam Bộ
để hồn thành nội dung theo u cầu.
Ví dụ 2: Khi dạy mục IV. 1. Nông nghiệp bài 36.“Vùng đồng bằng Sông Cửu
Long” Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất
khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu
15

download by :


cầu học sinh giải quyết là: Vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng sản
xuất lương thực lớn nhất nước ta?
Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự
nhiên - xã hội đã học ở lớp 8 và phần đầu của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long
để hồn thành nội dung theo yêu cầu.
Bước 2. Giải quyết vấn đề:
Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh
tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp
dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau:
Mức độ 1: + Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết.
+ Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV
+ Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy phần địa hình Duyên Hải Nam Trung Bộ giáo viên nêu vấn đề
cần giải quyết như sau: Em hãy nhận xét dịa hình từ tây sang đơng của vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Đây là nội dung không phải học sinh nào cũng biết, vì vậy giáo viên
phải hướng dẫn và nêu cách giải quyết vấn đề theo các bước sau: Gợi ý bằng các
câu hỏi: Dựa vào sự bố trí màu sắc trên bản đồ từ đó suy ra địa hình phân bố từ
tây sang đơng như thế nào? Học sinh dựa vào đó sẽ nhận biết từ tây sang đơng
địa hình sẽ là núi, gị đồ, đồng bằng và thếm lục địa. Với phần này, giáo viên tự
đánh giá kết quả trả lời của học sinh để khẳng định kiến thức.
Mức độ 2: + Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.
+ Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
+ Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Ví dụ 2: Khi dạy Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, giáo viên nêu vấn đề: Vì sao
diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người ở Đồng bằng Sơng Hồng thấp
hơn nhiều so với trung bình cả nước? Để giải quyết vấn đề này giáo viên cần gợi
ý cho học sinh các vấn đề như diện tích đất tự nhiên của vùng, số dân của vùng,
từ đó học sinh sẽ nhận ra đây là vùng có diện tích đất tự nhiên nhỏ, trong khi
dân số đơng và tăng nhanh nên bình qn đất nơng nghiệp bình qn theo đầu
người thấp.
Mức độ 3: + Giáo viên cung cấp thơng tin tạo tình huống.
+ Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các
giả thiết và lựa chọn giải pháp.
+ HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần.
+ Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Ví dụ 3: Khi dạy về các ngành kinh tế biển. Phần Phát triển tổng hợp kinh tế và
bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Trong mục khai thác và chế biến khoáng
sản biển, giáo viên cung cấp cho học sinh một số thơng tin về ngành dầu khí như
sau: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, nước ta đã xây
16

download by :



dựng nhà máy Khí - Điện - Đạm ở Vũng Tàu, bước đầu chế biến dầu khí phục
vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm.
Sau khi cung cấp cho học sinh những thông tin trên, giáo viên yêu cầu
học sinh nhận xét về triển vọng của ngành dầu khí ở nước ta. Học sinh dựa vào
những hiểu biết thực tế về ngành dầu khí, nêu được triển vọng của ngành như
sau: Từ năm 1999 dầu thô khai thác được là 15,2 triệu tấn; Năm 2000 là 16,2
triệu tấn; Năm 2002 là 16,9 triệu tấn. Qua các số liệu đó, học sinh kết luận được:
lượng dầu thô khai thác của nước ta tăng liên tục từ năm 1999 đến năm 2002 và
triển vọng sẽ tăng cao hơn nữa khi tiến hành khai thác ở khu vực Dung Quất Quảng Ngãi.
Như vậy, trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh
vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. Bằng
cách đó, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới
kiến thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng
tri thức vào giải quyết tình huống mới.
2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức đồng thời với kết hợp
đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học tạo động lực cho học
sinh có ý thức vươn lên trong học tập. [6]
Vấn đề kiểm tra-đánh giá là một khâu không thể thiếu của q trình dạy
học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh q trình dạy, cịn người học tự điều
chỉnh q trình học của bản thân từ đó mở ra một chu trình dạy học tiếp theo.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra là phương tiện để đánh giá.Theo cách
dạy học truyền thống, người dạy giữ độc quyền đánh giá người học. Điều này
dẫn đến, nhiều khi các em không hiểu tại sao mình được điểm số như vậy. Ý
nghĩa giáo dục trong đánh giá bị giảm sút đáng kể.
Theo lý thuyết của phương pháp dạy học tích cực, người dạy tổ chức
hướng dẫn cho người học phát triển các kĩ năng tự đánh giá; tự điều chỉnh hoạt
động học. Do đó, trong q trình dạy tơi cũng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau.Tự đánh giá đúng bản thân để từ đó
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình và có động lực phấn đấu học tốt hơn.

Ngồi ra, ngồi các bài kiểm tra theo quy định của bộ giáo dục, tơi cịn
kiểm tra - đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp của học sinh; đánh
giá qua vở ghi, đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện một nhiệm vụ học tập,
báo cáo kết quả thực hành, điều này cũng giúp phát huy năng lực học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng mơn học.
2.3.9. Sử dụng một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong mơn địa lí tạo
động lực cho học sinh tích cực chủ động hơn trong học tập, vui vẻ đến lớp và
gần gũi với bạn bè thầy cô hơn. [7]
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin và tồn
cầu hóa ở thế kỷ 21, vai trò của người học và người dạy đã có những thay đổi
căn bản, chuyển từ vai trị thụ động của người học, vai trò uy quyền của người
17

download by :


dạy, sang vai trị tích cực bình đẳng, hợp tác; từ chỗ giáo viên là trung tâm sang
người học là trung tâm. Sự thay đổi này địi hỏi phải có những thay đổi trong
mối quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng phát huy vai trị chủ thể, tích cực
của người học.
Có nhiều giải pháp kỉ luật tích cực, qua lớp tập huấn, quá trình học tập,
giảng dạy tại thực tế ở trường THCS Lâm Xa, bản thân nhận thấy một số giải
pháp kỉ luật tích cực giúp học sinh tiến bộ sau học sinh khi mắc lỗi:
Thứ nhất: Chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt
với nó và tìm cách giúp các em xóa đi các lỗi lầm bằng sự bao dung và tha thứ
vì lứa tuổi các em “đủ lớn nhưng chưa đủ khôn”.
Thứ hai: Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân trước khi
đưa ra một hình thức xử phạt; các em phải biết các em đã mắc lỗi gì trước khi
các em nhận một hình thức xử phạt do tập thể quy định; các hình thức xử phạt
phải nhất qn, cơng bằng và khơng làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của các

em.
Thứ ba: Xử lí kỉ luật học sinh trên cơ sở vì sự tiến bộ,sự phát triển của trẻ và
phải xuất phát từ tình yêu thương các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua một năm học 2017-2018 và học kì I năm học 2018-2019 áp dụng
SKKN tơi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy
những năm trước. Học sinh đã khá hứng thú trong học tập, u thích mơn Địa lí,
đồng thời các em cũng tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh tri
thức chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ BỘ MƠN ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2017-2018 VÀ HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018-2019.
Bảng III

Năm học

2017-2018

Lớp

Tổng
số HS

Bình thường

Khơng hứng thú

SL


%

SL

%

SL

%

9A

26

19

73,1

5

19,2

2

7,7

9B

22


16

72,7

5

22,7

1

4,6

31

64,5

10

20,8

3

14,7

48
KỲ I 2018-

Rất hứng
thú


9A

23

18

78,3

5

21,7

0

0

9B

23

19

82,6

4

17,4

0


0

18

download by :


2019
46

37

80,4

9

19,6

0

0

KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỘ MƠN ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2017-2018 VÀ HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018-2019.
Bảng IV
Năm

Lớp

học


TS

Giỏi

HS SL

Khá
%

SL

TB
%

SL

Yếu
%

SL

Kém
%

SL

%

2017-


9A

26

2

7,7

5

19,2

18

69,3

1

3,8

0

0

2018

9B

22


1

4,5

3

13,6

18

81,9

0

0

0

0

48

3

6,3

8

16,7


36

74,9

1

2,1

0

0

9A

23

2

8,7

5

21,7

16

69,6

0


0

0

0

9B

23

1

4,3

5

21,7

17

74,0

0

0

0

0


46

3

6,5

10

21,7

33

71,8

0

0

0

0

Tổng số
Kỳ

I

20182019


Tổng số

So sánh bảng thực trạng ban đầu (bảng I, bảng II) ta thấy mức độ hứng
thú cũng như chất lượng giáo dục bộ môn được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá, giỏi đã cao hơn, (năm học 2016-2017 so với năm học 20172018 và kỳ I năm học 2018-2019): giỏi từ: 4,2%; tăng lên: 6,5%; khá từ: 18,7%
tăng lên: 21,7%; điểm dưới trung bình từ: 6,3% giảm cịn: 5,9% ; đặc biệt kết
quả học kì I: 2018-2019 học sinh có học lực yếu, kém bộ mơn đã khơng cịn.
Điều đó chứng tỏ việc vận dụng các giải pháp trong sáng kiến vào dạy học có
hiệu quả tốt. Học sinh nắm kiến thức sâu hơn, nhiều học sinh nhớ bài được
ngay tại lớp và vận dụng tốt vào thực tiễn đời sống. Đồng thời qua so sánh bảng
mức hứng thú học tập của học sinh các năm học 2017-2018, 2018-2019 với năm
học 2016-2017 tôi nhận thấy rằng số học sinh hứng thú tích cực, chủ động trong
các hoạt động học tập đã tăng lên rõ rệt (từ 8,3%; tăng lên 65,4%; 80,4%), số
học sinh khơng tích cực đã giảm đi đáng kể (Từ 43,5%; 45,9% giảm xuống cịn
19,6%) từ đó làm tăng tính sáng tạo và khẳ năng tiếp thu bài tốt hơn giúp nâng
cao chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.4.2. Đới với bản thân.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học mơn Địa lí 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa kết hợp với
các phương pháp dạy học tích cực khác khác, bản thân tôi thấy tự tin khi đứng
lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức sinh học cho học sinh, thấy được
19

download by :


sự hứng thú và tiến bộ của học sinh rõ mệt thì sự tâm huyết và đam mê nghề
nghiệp của tôi cũng tăng theo.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng dạy và học mơn Địa lí cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa là một
cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao được đồng nghiệp ủng hộ và áp dụng
linh hoạt trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đới với nhà trường.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học mơn Địa lí 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa làm cho
chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Đồng thời tạo phong trào lan
tỏa sang các mơn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đại trà chung
của nhà trường.
3.Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tơi đã đề cập đến một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Địa lí 9 cho học sinh ở trường THCS
Lâm Xa với mong muốn là làm cho học sinh thấy được sự hấp dẫn của bộ mơn,
hứng thú và ham thích nghiên cứu từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học mơn Địa lí.
Qua kết quả kiểm nghiệm của sáng kiến, cùng với việc theo dõi học sinh
trong tiến trình áp dụng, tuy rằng thời gian áp dụng chưa nhiều nhưng so với
những năm chưa áp dụng sáng kiến thì mức độ hứng thú và tích cực của học
sinh với mơn Địa lí đã tăng lên nhiều, thể hiện ở số học sinh hăng say phát biểu
trong các tiết học tăng lên, tơi thấy được sự u thích và háo hức chờ đón kiến
thức mới của các em trong từng tiết học, các em đã biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn đời sống một các hữu ích. Đây chính là nguồn động lực cho người thầy
luôn cố gắng vươn lên trong sự nghiệp giáo dục của bản thân.
3.2. Kiến nghị.
Đối với đồng nghiệp tùy theo từng tiết dạy, chú ý đến đối tượng học sinh
và điều kiện trường lớp nhà trường mà vận dụng một cách linh hoạt để nâng cao
chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Khi viết sáng kiến này tơi đã rất cố gắng để làm tốt và mong muốn đem
lại tính khả thi cao nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự

góp ý của q thầy cơ cho SKKN của tơi hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Bá Thước, ngày 15 tháng 05năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
20

download by :


Quách Thị Mười
Lê Thị Oanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu BDTX modul18 ban hành kèm theo thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT
ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.
2. Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc
Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương
pháp dạy học tích cực khác; Cơng văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm
2013 về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường
phổ thông; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về
việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá;
3. SKKN: “Cách xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lí trường
THCS Lâm Xa, Bá Thước” của Lê Thị Oanh GV trường THCS Lâm Xa, Bá
Thước, Thanh Hóa.
4. Điều 24.2 - Luật Giáo dục.

5. Chuyên đề bồi dưỡng GV về dạy học tích cực THCS của Sở GD & ĐT Thanh
Hóa năm 2018.
6. Những vấn đề đổi mới giáo dục THCS mơn Địa lí của Nhà xuất bản giáo dục.
7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về giáo dục kỉ luật tích cực của Bộ GD&ĐT
trong Dự án phát triển giáo dục giai đoạn II, năm 2018

21

download by :


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Oanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa

TT
1.

Tên đề tài SKKN
“Một số kinh nghiệm trong
khai thác kiến thức trong

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Ngành GD cấp
huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Ngành GD cấp
huyện

C

2010

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2013

Hội đồng khoa
học sáng kiến
Tỉnh.

B


2016

Năm học
đánh giá
xếp loại
2006

SGK Địa lí 7 ở trường THCS
Lâm Xa - Bá Thước - Thanh
Hoá”
2.

“Rèn luyện kỹ năng thực
hành địa lí cho HS khối 9
trường THCS Lâm Xa, Bá
Thước, Thanh Hóa”

3.

4.

“Cách xây dựng và sử dụng
sơ đồ tư duy trong dạy học
địa lí trường THCS Lâm Xa,
Bá Thước”
“Tích hợp kiến thức địa lý tự
nhiên địa phương (tỉnh Thanh
Hóa) vào dạy học địa lý lớp 8
(phần tự nhiên Việt Nam)”


22

download by :


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1. Mở đầu
.

1.1. Lí do chọn đề tài .
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học mơn
Địa lí 9 ở trường THCS Lâm Xa.
2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm ...
2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng
cách dạy học thơng qua các trị chơi địa lí.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích hợp liên mơn vào dạy học Địa lí 9
nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh ...
2.3.4. Tạo kịch tính trong giờ học giúp các em khắc sâu kiến thức và

1

1
2
2
2
3
4
4
5
7
11

cảm nhận sự bổ ích của kiến thức Địa lí 9.
2.3.5. Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí 9 tạo sự sinh động,

11

hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập
2.3.6. Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm tạo
niềm vui cho học sinh khi đến trường ...
2.3.7. Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh khối
9 trường THCS Lâm Xa qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ...
2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức đồng thời với
kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học ...
2.3.9. Sử dụng một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong mơn
địa lí tạo động lực cho học sinh tích cực chủ động hơn trong học tập,
vui vẻ đến lớp và gần gũi với bạn bè thầy cô hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với động nghiệp


13
15
17
17
18
18
19
20
23

download by :


2.4.4. Đối với nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

20
20
20

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MƠN ĐỊA LÍ 9

Ở TRƯỜNG THCS LÂM XA

Người thực hiện: Lê Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa
SKKN thuộc môn: Địa Lí

THANH HĨA NĂM 2019

download by :

24


25

download by :


×